THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

19 November 2013

VIDEOS - Một thanh niên mặt be bét máu nghi do "chạy chốt 141”







Một số trang mạng xã hội đang chia sẻ thông tin về vụ việc một thanh niên bị thương, máu me đầy mặt, nghi do “chạy chốt 141” khi đi xe máy không đội mũ bảo hiểm.

Chiều 19/11, một số trang mạng xã hội đăng tải và chia sẻ clip, hình ảnh về vụ việc một nam thanh niên “máu me đầy mặt do chạy chốt 141”. Sự việc được cho là vừa xảy ra chiều 19/11 tại khu vực đường Nguyễn Văn  Cừ (Hà Nội).

Theo nội dung các hình ảnh trên, một nam thanh niên còn rất trẻ đang ngồi trên ghế ở vỉa hè với thương tích ở vùng mặt, máu chảy rất nhiều trên mặt và vương đầy quần áo.


Một thanh niên mặt be bét máu nghi do "chạy chốt 141” 1
Một số hình ảnh "nam thanh niên mặt be bét máu". Nguồn: Facebook.

Xung quanh là đám đông người dân đang tranh cãi với một số người mặc sắc phục giống cảnh sát giao thông, cảnh sát cơ động về vụ việc thanh niên trên bị thương tích.

Một người đàn ông mặc sắc phục giống cảnh sát giao thông đề nghị đưa nam thanh niên đi sơ cứu nhưng người dân không đồng ý, yêu cầu giữ nguyên hiện trường để “gọi nhà báo đến ghi nhận”.

Một số nguồn tin cho rằng, nguyên nhân khiến thanh niên trên bị thương tích là do anh này bị ngã khi cố tháo chạy sau khi bị tổ công tác đặc biệt 141 chặn vì vi phạm luật giao thông, không đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy.

36 người thiệt mạng vì lũ ở miền Trung Việt Nam

36 người thiệt mạng vì lũ ở miền Trung Việt Nam

Gần 250.000 nhà cửa bị nước lũ nhận chìm và gần 3.000 hecta hoa màu bị phá hủy.

 Thứ ba, 19/11/2013 - Trà Mi-VOA - Cập nhật: 18.11.2013 09:23 -


                   

Số tử vong trong lũ tại miền Trung Việt Nam đã lên tới 36 người trong khi 80.000 người khác buộc phải rời bỏ nhà cửa chạy lên các vùng cao để tránh lũ, theo số liệu từ giới hữu trách Việt Nam. Hiện còn gần chục người đang bị mất tích.

Ban Chỉ đạo Phòng chống Lụt bão Trung ương cho biết gần 250.000 nhà cửa bị nước lũ nhận chìm và gần 3.000 hecta hoa màu bị phá hủy.

Trong số các tỉnh bị thiệt hại nặng nề có Quảng Ngãi, Quảng Nam, Bình Định, Kon Tum, và Gia Lai. Bình Định được xem là nơi bị ảnh hưởng nhiều nhất, với 18 nạn nhân tử vong.

Một người tham gia công tác cứu trợ khẩn cấp tại địa phương liên tục mấy ngày nay, ông Hồ Đắc Hưng, Phó Trưởng Ban Từ thiện Giáo hội Phật giáo Bình Định, cho VOA Việt ngữ biết tình hình lũ năm nay nghiêm trọng hơn các năm trước rất nhiều.

Ông Hồ Đắc Hưng: 10 huyện thuộc tỉnh Bình Định trong đó có Tuy Phước, Phù Cát, An Nhơn, An Lão, Hoài Nhơn…bị rất nặng do người ta xả lũ từ mấy đập thủy điện. Mưa làm nước trên thượng nguồn nhiều quá, mấy hồ chứa nước thủy điện nước nhiều quá, họ sợ vỡ nên xả ào ào xuống. Nặng nhất là vùng Tuy Phước. Có mấy người chết. 

VOA: Nhà cửa, đường sá, hoa màu ra sao?

Ông Hồ Đắc Hưng: Hoa màu mùa này ở đây người ta cũng gặt hái hết rồi. Nhà cửa bị ngập.

VOA: Hiện giờ nước lũ đã rút bớt chưa, độ cao khoảng bao nhiêu?

Ông Hồ Đắc Hưng: Vẫn còn cao, ngập tới mái nhà luôn. Dân leo lên mái nhà ngồi rất nhiều, nước ngập sâu quá mà. Ngay cả vùng núi mà cũng bị ngập nào giờ đâu có vụ đó. Mấy vùng trũng gần biển bị ngập thì đương nhiên, nhưng giờ như huyện An Lão là huyện miền núi mà cũng bị ngập chạy không kịp. Như huyện An Khê trên núi cao mà nước lũ cũng chảy xiết, người ta chỉ kịp chạy thoát thân thôi, không lấy được đồ đạc gì cả.

VOA: Theo ghi nhận của anh, địa phương cứu trợ, giúp đỡ cư dân bị nạn thế nào?

Ông Hồ Đắc Hưng: Họ huy động quân đội có ca-nô chở mì tôm với nước cấp cứu cho những người đang ngồi trên mái nhà ăn tạm. Ăn khô vậy thôi chứ có lửa đâu mà nấu. Ăn khô vậy thôi, uống nước vô cho nở ra bao bụng. Chứ giờ nước lênh láng biết làm sao? Cung cấp cho họ tạm thời vậy thôi.

VOA: So sánh với những thiên tai trước, đợt này anh thấy thế nào?

Ông Hồ Đắc Hưng: Gần đây năm 2009 tương đối chỉ có 1 vùng bị xả lũ. Còn nay do tất cả các nguồn nước trên cao đổ xuống rất nhanh. Cho nên, năm nay lớn hơn mấy năm trước rất nhiều. Xã An Nhơn hồi giờ đâu có ngập lụt mà nay cũng ngập nhà luôn mà.

VOA: Anh nói lũ do người ta xả lũ xuống chứ không phải do mưa bão?

Ông Hồ Đắc Hưng: Không có bão. Mưa thì nhiều trên thượng nguồn. Vì phá rừng, không giữ được nước, nên nước đổ xuống các hồ nhiều. Họ sợ vỡ đập thì còn chết nhiều hơn nữa. Cho nên, họ xả lũ, xả hồ chứa nước đập thủy điện mới gây lũ, chứ không phải lụt. Lụt thì nước dâng lên từ từ. Còn đây lũ nó ào xuống chạy đâu có kịp.

VOA: Báo chí trong nước nói tình trạng này do ‘ảnh hưởng của bão số 15 và mưa lũ’?

Ông Hồ Đắc Hưng: Họ phải nói vậy thôi. Thứ nhất do mở đập thủy điện nhiều quá. Thứ hai, do nạn phá rừng nên giờ không giữ nước được khi mưa nhiều.

VOA: Đã có sơ tán, sao lại có nhiều người bị mắc kẹt trong lũ, thưa anh?

Ông Hồ Đắc Hưng: Tại chạy không kịp. Phương tiện cũng không có. Lũ mà, sao chạy cho kịp.
36 người thiệt mạng vì lũ ở miền Trung Việt Nam

Danh mụcTải
Báo Thanh Niên nói nước lũ dâng cao nhanh chóng sau khi 15 nhà máy thủy điện trong vùng mở cổng xả lũ để tránh vỡ bồn chứa.

Quảng Nam, Bình Định bị ngập trên diện rộng trong khi Quảng Ngãi bị ngập sâu với nhiều địa phương bị cô lập hoàn toàn.

Hình ảnh trên truyền hình nhà nước cho thấy tại hai địa điểm được UNESCO liệt kê là di sản văn hóa thế giới gồm phố cổ Hội An và cố đô Huế, nhà cửa, đường sá bị ngập chìm trong nước. Hàng trăm khách du lịch đã được sơ tán.

AFP dẫn nguồn tin từ một giới chức ở Đà Nẵng cho hay lũ gây ảnh hưởng nghiêm trọng cho lưu thông đường bộ, đường không, và đường sắt xuyên suốt khu vực.

Trước đợt lũ này hồi cuối tuần trước, Việt Nam sơ tán hàng trăm ngàn cư dân sau khi bão Haiyan càn quét Philippines.

Vừa tránh được những thiệt hại nặng nề trong bão Haiyan vì sức bão suy yếu trước khi ập bờ biển miền Trung, thì nay Việt Nam lại phải đối phó với tình trạng lũ.

Bí mật khủng khiếp, tháng 4/ 1975, VC tàn sát cả làng ở Xuân Lộc


Bí mật khủng khiếp, tháng 4/ 1975, VC tàn sát cả làng ở Xuân Lộc


                                      
                                                        Hố chôn người ám ảnh

Thời gian lặng lẽ trôi, tôi, một chàng lính trẻ măng ngày nào bây giờ đã là một ông già với mái đầu hoa râm đốm bạc. Vậy mà tôi chưa nói được câu chuyện lẽ ra phải nói. Đôi lúc tôi âm thầm kể lại cho một số bạn bè tin cậy. Nghe xong ai cũng khuyên “Nói ra làm gì, nguy hiểm lắm đấy”. Và quả thật, sống trong xã hội chủ nghĩa quái đản này, người ta quen thói bưng bít sự thật. Sự thật không có lợi cho Đảng, cho Nhà nước chớ dại mà nói ra, bị thủ tiêu hoặc vào tù là điều chắc.
Tháng 04/1975, đơn vị chúng tôi (Sư đoàn 341 thường gọi là đoàn Sông Lam A) phối hợp với Sư đoàn khác đánh vào căn cứ phòng ngự Xuân Lộc. Trận chiến quyết liệt kéo dài 12 ngày đêm. Tiểu đoàn 8 chúng tôi do hành quân bị lạc nên được giao nhiệm vụ chốt chặn. Nhằm không cho các đơn vị quân lực Việt Nam cộng hoà tiếp viện cũng như rút lui. Phải công nhận là sư đoàn 18 của phía đối phương họ đánh trả rất ngoan cường. Tôi tận mắt chứng kiến hai người lính sư đoàn 18 đã trả lời gọi đầu hàng của chúng tôi bằng những loạt súng AR15. Sau đó họ ôm nhau tự sát bằng một quả lựu đạn đặt kẹp giữa hai người. Một tiếng nổ nhoáng lửa, xác họ tung toé giữa vườn cam sau ấp Bàu Cá. Hình ảnh bi hùng ấy đã gây ấn tượng mạnh cho tôi. Tinh thần của người lính đích thực là vậy. Vị tướng nào có những người lính như thế, dù bại trận cũng có quyền tự hào về họ. Họ đã thể hiện khí phách của người trai nơi chiến trận. Giả thiết nếu phía bên kia chiến thắng chắc chắn họ sẽ được truy tôn là những người anh hùng lưu danh muôn thủa. Nhưng vận nước đã đi theo một hướng khác. Họ đành phải chấp nhận tan vào cõi hư vô như hơn 50 thuỷ binh quân lực Việt Nam Cộng Hoà bỏ mình ngoài biển để bảo vệ Hoàng Sa.

… Nghe tiếng súng nổ ran, tôi cắt rừng chạy đến nơi có tiếng súng. Đấy là ấp Tân Lập thuộc huyện Cao Su tỉnh Đồng Nai bây giờ. ấp nằm giữa cánh rừng cao su cổ thụ. Đạn súng đại liên của các anh bộ đội cụ Hồ vãi ra như mưa. Là phân đội trưởng trinh sát, tôi dễ dàng nhận ra tiếng nổ từng loại vũ khí bằng kỹ năng nghiệp vụ. Chuyện gì thế này? Tôi căng mắt quan sát. Địch đâu chẳng thấy, chỉ thấy những người dân lành bị bắn đổ vật xuống như ngả rạ. Máu trào lai láng, tiếng kêu khóc như ri. Lợi dụng vật che đỡ, tôi ngược làn đạn tiến gần tới ổ súng đang khạc lửa.

- Đừng bắn nữa! Tôi đây! Thạch trinh sát tiểu đoàn 8 đây!
Nghe tiếng tôi, họng súng khạc thêm mấy viên đạn nữa mới chịu ngừng.
Tôi quát:
- Địch đâu mà các ông bắn dữ thế? Tý nữa thì thịt cả mình.
Mâý ông lính trẻ tròn mắt nhìn tôi ngơ ngác. Họ trả lời tôi:
- Anh ơi! đây là lệnh.
- Lệnh gì mà lệnh, các ông mù à? Toàn dân lành đang chết chất đống kia kìa!
- Anh không biết đấy thôi. Cấp trên lệnh cho bọn em “giết lầm hơn bỏ sót”. Bọn em được phổ biến là dân ở đây ác ôn lắm!
- Tôi mới từ đằng kia lại, không có địch đâu. Các ông không được bắn nữa để tôi kiểm tra tình hình thế nào. Có gì tôi chịu trách nhiệm!
Thấy tôi cương quyết, đám lính trẻ nghe theo. Tôi quay lại phía hàng trăm người bị giết và bị thương. Họ chồng đống lên nhau máu me đầm đìa, máu chảy thành suối. Một cụ già bị bắn nát bàn tay đang vật vã kêu lên đau đớn. Tôi vực cụ vào bóng mát rồi dật cuốn băng cá nhân duy nhất bên mình băng tạm cho cụ. Lát sau tôi quay lại thì cụ đã tắt thở vì máu ra quá nhiều. Một chỗ thấy 5 người con gái và 5 người con trai bị bắn chết châu đầu vào nhau. Tôi hỏi người lính trẻ đi theo bên cạnh:
- Ai bắn đấy?
- Đại đội phó Hường đấy anh ạ!
- Lại nữa, tôi ngó vào cửa một gia đình, cả nhà đang ăn cơm, anh bộ đội cụ Hồ nào đó đã thả vào mâm một quả lựu đạn, cả nhà chết rã rượi trong cảnh cơm lộn máu. Tôi bị sóc thực sự. Hình ảnh anh bộ đội cụ Hồ “Đi dân nhớ ở dân thương” mà thế này ư? Cứ bảo là Mỹ nguỵ ác ôn chứ hành động dã man này của chúng ta nên gọi là gì? Tâm trạng tôi lúc đó như có bão xoáy. Mặc dù vậy, tôi vẫn nhận ra ngay những việc cân làm. Tôi tập trung những người sống sót lại. Bảo chị em Phụ nữ và trẻ con ra rừng tổ chức ăn uống nghỉ tạm. Cốt là không cho mọi người chứng kiến lâu cảnh rùng rợn này. Đàn ông từ 18 đến 45 tuổi có nhiệm vụ ra sau ấp đào cho tôi một cái hố. Trong ấp ai có xe ô tô, xe lam, máy cày phải huy động hết để chở người bị thương đi viện. Mọi người đồng thanh:
- Xe thì có nhưng dọc đường sợ bị bộ đội giải phóng bắn lắm!
- Không lo, có tôi đi cùng!
Tôi giao cho Nghê, một du kích dẫn đường vừa có bố bị bộ đội cụ Hồ sát hại:
- Việc lỡ như thế rồi, chú nén đau thương lại giúp anh. Thu hồi căn cước tư trang của những người đã chết sau này còn có việc cần đến.
Thế là suốt chiều hôm đó, tôi lấy một miếng vải đỏ cột lên cánh tay trái. Lăm lăm khẩu AK ngồi trên chiếc xe dẫn đầu đoàn lần lượt chở hết người bị thương ra bệnh viện Suối Tre. Tối hôm ấy, tôi cho chuyển hết xác người bị chết ra cái hố đã đào. Không còn cách nào khác là phải chôn chung. Trưa ngày hôm sau người ta mới dám lấp. Đây là ngôi mộ tập thể mà trong hoàn cảnh ấy tôi buộc lòng phải xử lý như vậy. Trời nắng gắt, để bà con phơi thây mãi không được. Một nấm mồ chung hàng trăm người lẫn lộn, không hương khói, không gì hết. Tôi cho dọn vệ sinh sạch sẽ những chỗ mọi người bị tàn sát. Xong, mới dám cho đám phụ nữ và trẻ con ở ngoài rừng về. Tôi vượt mặt cả cấp trên để làm việc theo tiếng gọi lương tâm của mình. Bằng mọi lỗ lực có thể để cứu giúp đồng bào. Tưởng thế là tốt, sau này nghĩ lại mới thầy hành động của mình giống như sự phi tang tội ác cho những anh bộ đội cụ Hồ. Thú thật lúc ấy tôi vẫn còn một phần ngu tín. Cũng muốn bảo vệ danh dự cho đội quân lính cụ Hồ luôn luôn được ca ngợi là tốt đẹp. Tuy vậy tôi bắt đầu nghi ngờ “Tại sao người ta giết người la liệt rồi bỏ mặc. Chẳng lẽ họ mất hết nhân tính rồi sao?”
Công việc xong tôi gặp Nghê để chia buồn. Tôi không tránh khỏi cảm giác tội lỗi. Nghê đã đưa xác bố về chôn tạm ở nhà bếp. Tội nghiệp Nghê quá. Lặn lội đi theo cách mạng, ngày Nghê dẫn bộ đội về giải phóng ấp lại là ngày bộ đội cụ Hồ giết chết bố Nghê. Nghê “mừng chưa kịp no” đã phải chịu thảm cảnh trớ trêu đau đớn. Nghê buốn rầu nói với tôi:
Hôm qua nghe lời anh. Em thu được hai nón đồng hồ, tư trang và căn cước của những người bị giết. Sau đó có một anh bộ đội bảo đưa cho anh ấy quản lý. Em giao lại hết cho anh ấy để lo việc chôn ba.
- Em bị thằng cha nào đó lừa rồi. Thôi quên chuyện đó đi em ạ. Anh thành thật chia buồn với em. Chiến tranh thường mang đến những điều không may tột cùng đau đớn mà chúng ta không thể lường trước được. Anh cũng đang cảm thấy có lỗi trong chuyện này.
* * *
…. Đã mấy chục năm qua, khi hàng năm, khắp nơi tưng bừng kỷ niệm chiến thắng 30/4 thì tôi lại bị ám ảnh nhớ về hàng trăm dân lành bị tàn sát ở ấp Tân Lập. Cái hố chôn người bây giờ ra sao? Người ta sẽ xử lý nó như thế nào hay để nguyên vậy? Tôi muốn được quay lại đó để thắp nén hương nói lời tạ tội. Vô hình dung việc làm tốt đẹp của tôi đã giúp cho người ta bưng bít tội ác. Không! Người dân ấp Tân Lập sẽ khắc vào xương tuỷ câu chuyện này. Nỗi đau đớn oan khiên lúc đấy chưa thể phải nhoà được. Còn những người tham gia cuộc tàn sát ấy nữa, có lẽ họ cũng vô cùng dằn vặt khi nhận những tấm huân chương do Đảng và Nhà nước trao tặng sau ngày chiến thắng. Ý nghĩ ấy giúp tôi dũng cảm kể lại câu chuyện bi thương này.

Sau ngày giải phòng Miền Nam 30/04/1975 tôi có chụp một kiểu ảnh đang cởi áo, lột sao dang dở. Tôi đem tặng cho một thằng bạn đồng hương chí cốt. Hắn run người, mặt tái mét:

- Tao không dám nhận đâu, họ phát hiện ra tấm ảnh này quy cho phản động là chết cả lũ!.
Bạn tôi sợ là đúng. Vì cậu ta là Đảng viên. Nhưng điều bạn ấy không hiểu là tôi làm vậy vì cảm thấy hổ thẹn và nhục nhã cho anh bộ đội cụ hồ khi nghĩ tới vụ thảm sát ở ấp Tân Lập…

Trần Đức Thạch
Cựu phân đội trưởng trinh sát
Tiểu đoàn 8 – Trung đoàn 266
Sư đoàn 341 – Quân đoàn 4

SỢ HÃI TỪ 2 PHÍA ....


SỢ HÃI TỪ 2 PHÍA ....


                                       


Nguồn Mai Xuân Dũng - 18-11-2013 -

Sợ hãi là môt thuộc tính, một phản xạ, một cơ chế tự bảo vệ của hệ thần kinh. Vài trường hợp khác có nguồn gốc bệnh lý. Cuộc sống hiện đại tạo ra khá nhiều nỗi sợ.
Nhiều người cảm thấy bất an khi bên mình thiếu chiếc điện thoại. Hội chứng lo sợ thường trực đó giới chuyên môn gọi là hội chứng nomophobia.

Người Việt Nam có một “nền văn hóa”… sợ. Nó tác động vào cuộc sống của tất cả chúng ta hàng ngày, hàng giờ.

Phổ biến trong giới trẻ là hội chứng "sợ bỏ lỡ" (fomo). Điều đó xảy ra khi bạn không tham dự các sự kiện xã hội. cảm giác này thường gắn liền với nhận thức, địa vị xã hội, nó có thể gây ra cho con người cảm giác bất an, lo sợ bị lạc hậu,bỏ rơi. Nhiều người vì lỡ buổi tiệc chiêu đãi, lỡ một buổi ra mắt cuốn sách, tác phẩm nghệ thuật, buổi họp đồng hương, họp mặt bạn bè trong một group nào đó trước từng từng tham gia sẽ cảm thấy mình đơn lẻ, bị mọi người bỏ rơi (hoặc có người cảm thấy mình ít nổi bật hơn so với người có tham dự các sinh hoạt cộng đồng đó).

Bạn đã từng sợ toát mồ hôi khi bị yêu cầu phát biểu trước đám đông? Tôi đọc được một báo cáo của Viện nghiên cứu sức khỏe tâm thần Mỹ, có khoảng 15 triệu người Mỹ cảm thấy sợ hãi đến mức hoảng hốt khi phải nói trước đám đông. Một số người, tệ hơn e thẹn toát mồ hôi khi ăn trước mặt những người lạ. Những sợ hãi này thường bắt đầu từ khi họ còn nhỏ, thường là từ tuổi 13. Chính tôi khi lên 9 tuổi có cảm giác không thể ăn uống thoải mái nổi trong nhà ăn tập thể đông người. Một số cháu nhỏ không thể tiểu tiện được ở bất kỳ nhà vệ sinh nào không phải trong nhà chúng.

Bạn đã từng đi trên các tuyến đường CSGT chặn bắt gắt gao? nếu để ý sẽ thấy nhiều xe dân sự 4 dến 16 chỗ lấp ló cái mũ công an trên ca pô. Mẹo vặt như thế mà nhiều lần các cậu CSGT đã đưa còi lên miệng lại thả xuống giơ tay chào.

Một sự thật, các xế hộp loại sang nếu mang biển đẹp (lộc phát lộc, số gánh, kép 66, 88,99 chẳng hạn), đố anh CSGT nào dám giơ gậy ách xe.

Không cần phải đến mức đó. Nếu bạn ngồi gần điểm “làm ăn” của CSGT dễ thấy các anh thường ngó lơ khi những chiếc SH do những thanh niên mặc may ô, tay, ngực xăm trổ chở “đào” không đội mũ bảo hiểm lượn ngay trước mũi CSGT lại còn vượt đèn đỏ đố anh nào dám “tuýt” còi.
Chuyện không ít người tìm kiếm mọi cơ hội chụp ảnh với lãnh đạo đảng và nhà nước đem phóng to treo ở phòng làm việc, phòng khách nhà riêng coi như một thứ bùa ngải để nát công an hoặc đối tác làm ăn là chuyện không mấy ai không biết.

Đặc biệt, hội chứng sợ chụp ảnh trở nên rất phổ biến. Ở Việt nam, căn bệnh này là “sở hữu độc quyền” của những người làm việc tại các cơ quan Nhà nước, đặc biệt là ngành Công an, cảnh sát. Kể từ khi bức ảnh “Bịt Miệng” trong Phiên Tòa Tiền Chế Tại Huế Ngày 30/03/2007 được đăng lên, đáng lẽ ngành công an thay vì phải rút ra bài học tôn trọng luật pháp nhưng họ lại đối phó theo một lối tiêu cực hơn nữa là đặt làm thật nhiều tấm biển Cấm quay phim chụp ảnh đem dựng nhan nhản ở khắp công sở thâm chí cả công viên, vườn hoa làm như nơi đó là khu vực “an ninh quốc phòng” đặc biệt nguy hiểm có nguy cơ lộ bí mật quốc gia?

Bịt mồm tại tòa đã là một sự hèn yếu người ta lại tỏ ra hèn mạt khi cố gắng tìm cách “bịt mắt" dân, bịt mắt dư luận bằng cách bắt các “tay máy” nghiệp dư khi họ chụp ảnh quay phim video các sự kiện xã hội. Trong các hoạt động dân sự được Hiến pháp quy định cho phép như Biểu tình, khiếu kiện, những người chụp ảnh luôn bị công an làm khó, nhẹ thì ngăn cấm đe dọa, nặng thì cướp máy ảnh, đánh người, kể cả phóng viên nước ngoài công an ta cũng “phang” như thường. Hẳn bạn đọc chưa quên mấy năm trước, trưởng đại diện Bản tin AP Ben Stocking tại Hà Nội đã bị công an Hà nội tịch thu máy ảnh, “đấm, bóp cổ và đập vào đầu khi đưa tin về cuộc cầu nguyện của giáo dân” gần khu vực Nhà thờ lớn Hà nội. Chuyện om xòm, gây bức xúc lớn đến mức Phát ngôn viên đại sứ quán Hoa Kỳ ở Hà Nội, bà Angela Aggeler đã phải gửi lời phản đối chính thức lên chính quyền Việt Nam.
Phải nói cho rõ rằng, việc chụp ảnh quay phim là quyền thậm chí còn là nghĩa vụ (giám sát) của mọi công dân được ghi trong Hiến pháp và được luật pháp thừa nhận. Công dân có quyền kiểm tra giám sát việc thực thi luật pháp của các cơ quan nhà nước. Chụp ảnh và quay phim chỉ bị hạn chế ở một số nơi đặc biệt nhằm bảo đảm bí mật, an ninh quốc gia.

Những bức ảnh, những đoạn clip chỉ là những tấm gương phản chiếu hiện thực cuộc sống xã hội và là hoạt động dân sự hết sức bình thường.

Tại sao họ sợ chụp ảnh như vậy?

Một người đàng hoàng tử tế và một thằng ăn cướp thì ai sẽ là kẻ sợ chụp ảnh? Dĩ nhiên chỉ kẻ làm việc xấu mới sợ bị chụp hình.
Nhưng ngăn cản chụp hình và có ngăn được hay không là một việc khác. Liệu người ta có thể ngăn cấm được các bức ảnh hay không khi trong thời đại công nghệ, mỗi chiếc điện thoại là một máy ảnh và mỗi người dân là môt “phóng viên”? Câu trả lời là: Không bao giờ. Ngăn chặn những tấm ảnh là hành động vô vọng giống như lấy bàn tay che mặt trời. Sự thật có thể có lúc bị xuyên tạc, che lấp nhưng cố công tiêu diệt bằng được sự thật là một việc bất khả thi.
Không biết đến khi nào người ta mới hết sợ những thứ vớ vẩn như thế?
Ngay cả những người dân lương thiện hiện nay cũng mắc căn bệnh sợ hãi tiềm thức.Nỗi sợ hãi đè nặng khiến con người ta không dám nói tiếng nói của riêng mình để rồi tự tha hoá đi lúc nào không biết và tạo cho kẻ ác lộng hành và góp phần làm xã hội trở nên bại hoại.

MXD

Thông báo của Mạng Lưới Blogger Việt Nam về việc Việt Nam trở thành thành viên của Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc

Thông báo của Mạng Lưới Blogger Việt Nam về việc Việt Nam trở thành thành viên của Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc




Ngày 14 Tháng 11, Năm 2013 - Mạng Lưới Blogger Việt Nam -

Với thể thức chọn 4 chỉ loại 1 trong 5 ứng viên của khu vực châu Á, các quốc gia Việt Nam, Trung Quốc, Maldives và Saudi Arabia đã trở thành thành viên của Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc (UNHRC) nhiệm kỳ 2014-2016. Trước đó, việc Jordan rút tên khỏi danh sách ứng viên đã mở đường cho 4 quốc gia kể trên đắc cử một cách đương nhiên và không có cạnh tranh.

Theo nghị quyết 60/251 của UNHRC, với vai trò thành viên, quốc gia Việt Nam trong đó bao gồm cả chính quyền lẫn hơn 90 triệu công dân phải có nghĩa vụ gìn giữ những giá trị nền tảng cao nhất trong việc thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền cũng như tôn trọng những điều khoản mà Việt Nam đã tự nguyện cam kết. Nghĩa vụ này đã được Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh xác nhận sau khi Việt Nam đắc cử vào UNHRC: “thực hiện tốt các nghĩa vụ và cam kết của một quốc gia là thành viên Hội đồng Nhân quyền và thành viên Liệp Hiệp Quốc”.

Trước sự kiện này, Mạng Lưới Blogger Việt Nam cho rằng:

Để thật sự xứng đáng là một thành viên của UNHRC, Việt Nam phải thực hiện những nghĩa vụ và cam kết này bằng những hành động cụ thể và không chỉ dừng lại ở những tuyên bố của một số quan chức chính phủ. Cụ thể là Việt Nam phải:

1. Đồng ý với 7 yêu cầu từ Liên Hiệp Quốc - nhưng chưa được đáp ứng bởi chính phủ Việt Nam - để Liên Hiệp Quốc cử phái đoàn đến Việt Nam điều tra những tố giác vi phạm nhân quyền.

2. Chấm dứt mọi hành vi tra tấn, trừng phạt hoặc đối xử tàn nhẫn, vô nhân đạo hoặc làm mất phẩm giá đối với mọi công dân Việt Nam như đã ký kết vào Công ước Chống Tra Tấn của Liên Hiệp Quốc vào ngày 7 tháng 11 năm 2013.

3. Trả tự do cho những công dân đang bị giam giữ chỉ vì thực thi quyền tự do ngôn luận và các quyền con người khác dựa trên những nền tảng giá trị, tiêu chuẩn phổ quát từ các công ước của Liên Hiệp Quốc.

4. Hủy bỏ những điều luật có nội dung mơ hồ và bị diễn giải tùy tiện như Điều 258, Bộ luật Hình sự với nội dung: “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân...”

5. Chấm dứt tình trạng độc quyền trong các lĩnh vực báo chí, xuất bản, đảm bảo quyền tự do thành lập các cơ quan báo chí, cơ quan xuất bản của mọi cá nhân, tổ chức, gỡ bỏ tường lửa ngăn chặn sự truy cập của người sử dụng vào các trang mạng xã hội, đồng thời chấm dứt hiệu lực của Nghị đinh 72/2013/NĐ-CP với các nội dung siết chặt tự do biểu đạt và thông tin trên mạng.

Trong vị trí và vai trò của những công dân tự do và với quan niệm Việt Nam trở thành thành viên của UNHRC đồng nghĩa với “đất nước Việt Nam với tất cả hơn 90 triệu công dân Việt Nam” trở thành thành viên của UNHRC, Mạng Lưới Blogger Việt Nam (MLBVN) sẽ tham gia, đóng góp vào việc gìn giữ những giá trị nền tảng cao nhất trong việc đẩy mạnh và bảo vệ nhân quyền cũng như tôn trọng những điều khoản mà Việt Nam đã tự nguyện cam kết. Cụ thể là MLBVN sẽ khởi xướng và kêu gọi sự tham gia của mọi tầng lớp công dân Việt Nam cùng nhau:

1. Xuống đường công khai phổ biến các văn bản về nhân quyền mà Việt Nam đã ký kết, cụ thể là Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền, Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị, Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa, Công Ước Chống Tra Tấn và các văn bản khác có liên quan.

2. Công khai tổ chức những buổi trao đổi hoặc cổ súy nhân quyền dưới nhiều hình thức như thảo luận nơi công cộng, dã ngoại, cà phê tuổi trẻ, đi bộ / lái xe đạp vì nhân quyền.

3. Cử đại diện đến các văn phòng của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc nói riêng và tổ chức Liên Hiệp Quốc nói chung để đệ trình về tình hình nhân quyền tại Việt Nam và những đề nghị, yêu cầu cải tiến để nhân dân Việt Nam thật sự được hưởng những quyền làm người phổ quát và đất nước Việt Nam thực sự xứng đáng là một thành viên của UNHRC.

4. Phối hợp với nhiều tổ chức, cá nhân để xúc tiến xây dựng một cơ sở dữ liệu trực tuyến nhằm lưu trữ những vi phạm nhân quyền của Việt Nam để các tổ chức, cá nhân quan tâm (bao gồm cả các cơ quan chính phủ) dễ dàng tham khảo nhằm thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền, đồng thời làm tròn nghĩa vụ và cam kết của một thành viên trong Hội Đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc.

5. Công khai và chính thức ra mắt Mạng Lưới Blogger Việt Nam vào ngày 10 tháng 12 - Ngày Quốc Tế Nhân Quyền do Liên Hiệp Quốc khởi xướng.


Mạng Lưới Blogger Việt Nam
tuyenbo258.blogspot.com
tuyenbo258@gmail.com

Văn Hóa và Nhân Quyền trong trào lưu Cộng sản


Văn Hóa và Nhân Quyền trong trào lưu Cộng sản




Hà Sĩ Phu (Danlambao) - (Tầm Văn hóa thấp của trào lưu Cộng sản) [1] -

Đôi lời viết thêm năm 2013


Thực tiễn 18 năm qua chỉ cung cấp thêm những ví dụ ngày càng phong phú minh chứng cho bài viết này. Dân chết trong tay công an, sự đàn áp kèm thêm màu sắc “còn đảng còn mình”, màu sắc côn đồ và thú tính tình dục... là những biểu hiện sa đọa mới của một hệ thống quyền lực văn hóa thấp, thiếu tự tin, thiếu quân tử, thiếu chính danh và liêm sỉ.

Sự đàn áp, vi phạm nhân quyền luôn song hành với sa đọa văn hóa như một cặp bài trùng, đương nhiên làm gia tăng sự đấu tranh của dân chúng, lập thành ba mặt tương sinh của thực tiễn xã hội, như được đặt ra ngay từ đầu bài viết.

Thực tiễn ấy củng cố thêm cho nhận thức sau đây:

- Gia tăng đàn áp, vi phạm nhân quyền không phải là phương thuốc giữ ổn định xã hội, mà ngược lại, có nâng cao văn hóa cai trị và thực sự tôn trọng nhân quyền mới có một xã hội ổn định bền vững.

- Trên cái nền thấp về văn hóa không thể có giá trị cao về nhân quyền. Trào lưu Cộng sản mới chỉ thỏa mãn những nhu cầu ở tầm thấp về văn hóa không thể làm nền cho sự phát triển cao về nhân quyền. Bởi đặt “đảng quyền” trùm lên trên nhân quyền và dân quyền nên hệ thống Cộng sản quốc tế tất yếu phải sụp đổ. Dẫu cố gắng cải tổ bao nhiêu ở trên ngọn cũng không thể bù đắp cho những khuyết tật từ trong gốc rễ.

Một nước chưa ra khỏi quỹ đạo Cộng sản (tức chế độ Phong kiến mới, Phong kiến biến tướng) không thể có vị trí cao trong nền Nhân quyền của thế giới văn minh. Còn nhớ trong chế độ Phong kiến cũ ngày trước cũng đã có những chức “lý trưởng mua”, “chánh tổng mua”... nhưng đó chỉ là những tước vị để trang trí cho những anh trọc phú mua danh mà thôi. Song, mua danh cũng tốt, vì đã có chút danh cũng không thể dễ dàng làm những điều ô danh như trước.

H.S.P

________________________

1- Quan hệ giữa Tranh đấu, Nhân quyền và Văn hóa

Mọi hoạt động Tranh đấu của con người từ cổ chí kim, không có gì ra ngoài ý nghĩa của chữ QUYỀN CON NGƯỜI. "Quyền Con người" ngày nay đã trở thành vấn đề toàn cầu không nước nào có thể lẩn tránh, điều ấy đánh dấu một bước bước trưởng thành khổng lồ của văn minh nhân loại. Ở đâu có áp bức bất công, ở đâu con người bị đối xử phi lý đều có thể tìm nơi "Quyền Con người" một điểm tựa để tranh đấu, ít nhất cũng là điểm tựa tinh thần. Mặt khác, từ ánh sáng chung nhất về "Quyền Con người", con người có thể nhìn lại những trào lưu Tranh đấu của mình một cách có cơ sở khách quan, khoa học và sáng suốt hơn.

Đã có nhiều cách tiếp cận để phân loại Quyền Con người, nhưng cách tiếp cận sáng tỏ nhất cho nhận thức là tiếp cận từ quan điểm Tiến hóa. Khi từ bầy đàn chuyển thành xã hội, Con người cũng chuyển từ cuộc sống Sinh vật sang cuộc sống Con người, rồi từ chưa văn minh đến văn minh hơn... Càng văn minh, nội dung tính"Người" càng mở rộng, thì "Quyền Con người" cũng do đó được nâng cao dần. Càng cao bao nhiêu thì càng có tính VĂN HÓA bấy nhiêu.

Với cách tiếp cận Tiến hóa, cũng là cách tiếp cận mang tính Văn hóa, nội dung Nhân quyền có thể và cần phải xếp thành 3 bậc:

a) Quyền làm Người trước hết là QUYỀN ĐƯỢC SỐNG, hay quyền sinh tồn một cách tối thiểu như một sinh vật, tức quyền được sống và tự do về thân thể. Tạm gọi là "NHÂN QUYỀN BẬC 1".

b) Tiếp sau đó là QUYỀN ĐƯỢC "ẤM NO", nói rộng ra là quyền được chia sẻ những tiện nghi vật chất với những người trong cộng đồng trong đó con người sinh sống và làm việc. Quyền này tuy mang tính vật chất, nhưng cũng là sản phẩm đặc hiệu của xã hội loài người.

Quyền này tuy đã có tính VĂN HÓA, nhưng còn thấp (Văn hóa theo nghĩa rộng, là tổng thể các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy, trong sự tương tác với tự nhiên và xã hội.). Tạm gọi là" NHÂN QUYỀN BẬC 2"., phần nào tương đương với "quyền Kinh tế".

c) Cao nhất là những quyền của "Con người văn minh", là những quyền mang giá trị "tinh thần", gồm các sinh hoạt tư tưởng, khoa học, văn hóa, nghệ thuật... liên quan đến các nhu cầu hưởng thụ cao, nhu cầu thẩm mỹ, nhu cầu sáng tạo và hưởng thụ các giá trị tinh thần, và nhu cầu làm chủ xã hội. Tạm gọi là"NHÂN QUYỀN BẬC 3" (hay QUYỀN TỰ DO-DÂN CHỦ). Đây là những quyền có tính VĂN HÓA cao.

(Tất cả những khái niệm vẫn được dùng trong Quyền Con người như quyền kinh tế-xã hội, quyền chính trị, quyền dân sự, quyền văn hóa..., rồi quyền sống, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc... vân... vân... đều mang những nội dung không thể tách biệt rành mạch, chỉ nên hiểu một cách linh động, qui ước thôi.).

2- Vị trí của phong trào CỘNG SẢN trong tiến trình phát triển VĂN HÓA và QUYỀN CON NGƯỜI

Ba bậc thang nói trên của Quyền Con người không hoàn toàn tách rời nhau, song về cơ bản nếu chưa có nhân quyền bậc thấp thì chưa thể có nhân quyền bậc cao hơn, ví dụ chưa được sống và được ăn thì chưa thể nói đến quyền tự do ứng cử!

Chưa có bậc thang nào thì phải đấu tranh cho bậc thang đó. Loài người phát triển không đều, nên cả 3 cấp Văn hóa, 3 cấp Nhân quyền, và do đó 3 cấp Tranh đấu luôn cùng có mặt trên thế giới. Trong khi người này, ở đây, đang đòi quyền tự do tư tưởng, tự do ứng cử (nhân quyền bậc 3) thì người kia, ở kia còn phải đòi quyền được làm việc và trả lương công bằng (nhân quyền bậc 2), và có khi ở ngay nơi đó, có người chỉ mong đòi cho được quyền tự do thân thể, an toàn sinh mạng (nhân quyền bậc 1).

Trong bài "Đôi điều suy nghĩ của một công dân" trước đây, tôi đã đưa ra khái niệm "Quan hệ dọc" và "Quan hệ ngang" trong sự tiến hóa xã hội. Một "Hình thái Kinh tế-Xã hội" tốt hay xấu cho thấy mối quan hệ dọc của xã hội ấy trong dòng thời gian, là tiến hóa hay thoái hóa. Nhưng không phải mọi thành viên trong xã hội đều được hưởng (hay bị chịu đựng) mức độ cao hay thấp của xã hội ấy. Có sự không đồng đều hay sự lệch pha văn minh giữa các quốc gia đương thời, thậm chí giữa các nhóm người trong cùng một xã hội, gây nên áp bức bất công, đó là mối quan hệ ngang trong không gian địa cầu giữa những người đang sống. Quan hệ dọc và ngang độc lập với nhau nhưng tác động tương hỗ tới nhau.

Thế kỷ 18-19, con tàu Văn minh Công nghiệp bắt đầu tăng tốc, gây sốc mạnh trên khắp thế giới, khiến cho khoảng cách Nhân quyền tách ra rất xa. Trong "quan hệ dọc", đây là sự tiến bộ rất lớn của xã hội, nhưng trong "quan hệ ngang" nó tạo ra sự mất công bằng ghê gớm. Một loạt ông chủ thành tỷ phú trong khi vô số người khác bị bần cùng hóa. Hình thành một "giai cấp Vô sản" đông đảo, chẳng những bị bần cùng hóa mà bị đe dọa cả sự sống còn. Được trang bị bằng lý luận Mác xít, họ cùng với những người lao khổ khác trở thành lực lượng trung tâm của phong trào Cộng sản.

Từ một mức sống thấp như vậy, cả về vật chất cũng như tinh thần, họ đứng lên đòi Quyền Con người, thực chất là đòi Quyền sinh tồn tối thiểu và Quyền được "ấm no", tức là tranh đấu cho bậc thang thứ nhất và thứ 2 của thang Nhân quyền, ứng với tầm Văn hóa thấp, như trên đã trình bày.

(Có thể họ có ước mơ xây dựng một cuộc sống Cộng sản rất cao sau này, nhưng đấy lại là chuyện khác, chuyện ấy không thuộc phạm vi "tranh đấu" và "đòi". Ai ước mơ gì cứ việc ước mơ, nhưng không ai có thể đòi xã hội cái sản phẩm mà chưa ở đâu có, lại càng không có quyền bắt người khác phải ước mơ như mình.)

Nội dung phong trào Cộng sản gồm 2 mặt:

* Nhu cầu có tính chất khách quan đối với trào lưu "Cộng sản" là một cuộc đòi "Quyền Con người tối thiểu" cho những người cùng khổ, tức là để giải quyết mối "quan hệ ngang" về sự công bằng, trong đó có sự công bằng giữa các dân tộc. Ở thời điểm lịch sử này phong trào Cộng sản đã có những đóng góp xuất sắc.

* Còn việc muốn tạo ra một xã hội mới khác hẳn, văn minh hơn, giải quyết sự nghiệp tiến hóa trong "quan hệ dọc", thì đây là một hoang tưởng, phi khoa học. Hoang tưởng này tuy có cung cấp thêm sức mạnh cho cuộc đấu tranh trên kia, nhưng không được "lịch sử giao phó" nên lịch sử cũng không cung cấp những tiền đề, do đó chẳng những không thành sự nghiệp gì mà trái lại còn gây ra những điều kỳ quái, mà bây giờ "lịch sử" đang đòi hỏi, đang “giao nhiệm vụ” phải sửa chữa, xếp dọn lại tất cả những ngổn ngang bê bối do ảo tưởng Cộng sản gây ra.

Tóm lại Cộng sản là một trào lưu đấu tranh cho Nhân quyền tối thiểu, lật đổ vì nhu cầu sinh tồn, nhưng còn ở tầm Văn hóa thấp, có lý và chỉ có ích cho những xứ sở còn chậm phát triển. Giai đoạn ”phá” thành công nhưng giai đoạn “xây” thất bại nên kết quả cuối cùng là tác hại, gây khó cho con đường phát triển.

Muốn hiểu điều này, cần phân biệt giữa tính chính đáng hay tính bức thiết của một phong trào tranh đấu với tầm văn hóa của phong trào ấy. Thật dễ hiểu, cuộc tranh đấu cho những nhu cầu càng ở tầm sinh tồn sinh vật bao nhiêu thì càng bức thiết, càng chính đáng bấy nhiêu, bởi không có nó thì xin đừng đòi hỏi nhu cầu Văn hóa gì hết. Tuy nhiên, tính "chính nghĩa" không đồng nghĩa với tầm cao Văn hóa. Nổi dậy chống bất công là chính đáng, nhưng sau đó xây dựng thế nào là điều quan trọng hơn.

Điều thứ hai cần đề cập là quan hệ giữa Chiến thắng và Văn hóa. Về toàn cục thì kẻ chiến thắng sau cùng là Văn hóa, nhưng trong một trận cọ xát trực tiếp thì thường xảy ra điều ngược lại: càng có tầm văn hóa thấp càng dễ chiến thắng, cái bạo tàn dễ thắng cái văn minh. Quy luật này thấy rõ ngay trong đời sống hàng ngày. Cũng dễ hiểu vì ở tầm văn hóa cao người ta bị hạn chế bởi rất nhiều điều không thể làm nên tự mình trói tay mình còn kẻ văn hóa thấp thì có thể giành chiến thắng bằng mọi giá, có thể “phóng tay phát động quần chúng” dù có phải đốt sạch cả dãy Trường Sơn... Chủ nghĩa Cộng sản sẵn sàng hy sinh cả 100 triệu người thì chiến thắng nhất thời là dễ hiểu.

Tính Văn hóa thấp của "Quốc tế" Cộng sản được in dấu ở tất cả mọi mặt của phong trào ấy. Chỉ cần dẫn ra mấy dấu vết đã in vào bài "Quốc tế ca" cũng đủ chứng minh:

Về lời ca để hiệu triệu và tập hợp lực lượng: "Vùng lên, hỡi các nô lệ ở thế gian! Vùng lên, hỡi ai cực khổ bần hàn...". Những đối tượng này là ở bậc thang đáy của xã hội. Xã hội phải bức thiết dành hết tình cảm cho họ, phải bức thiết đem lại ngay quyền sống cho họ, nhưng trào lưu tranh đấu mà do họ "lãnh đạo" thì chỉ có thể là một trào lưu ớ tầm văn hóa thấp, tương xứng với họ, chắc chắn sẽ bị kẻ gian lợi dụng, là điều quá hiển nhiên.

"Bao nhiêu lợi quyền ắt qua tay mình" là động cơ thật của cuộc tranh đấu. Biện pháp giải quyết là "phá sạch tan tành", "quyết phen này sống chết mà thôi" để "tước đoạt lại kẻ đã tước đoạt" như Chủ nghĩa đã chỉ rõ.

Cả đối tượng, mục tiêu lẫn biện pháp đều ở tầm văn hóa thấp.

Bây giờ nhiều người trong đội ngũ Vô sản ấy đã thành đại hữu sản do tước đoạt. Họ sẽ nghĩ sao nếu những người dưới mức nghèo khổ đông đảo ở nước ta bây giờ cũng theo chủ nghĩa Mác hô hào nhau lặp lại một phong trào tước đoạt lại như thế? Hẳn họ phải lên án đó là cách làm vô văn hóa chứ gì nữa?

Nếu thấy cần làm lại những bài ca, thì đáng lẽ phải làm lại bài "Quốc tế ca" này chứ không phải làm lại Quốc ca như đã từng chủ trương! Sản phẩm nào của phần "Dân tộc" nói chung là lành mạnh, chỉ những sản phẩm của phần "cách mạng" "giai cấp" mới là cái cần được làm lại!

Nhưng nói vậy thôi. Cái đáng phải làm lại nhất là “làm lại” toàn bộ Học thuyết, mà tính khoa học của nó đã được ngộ nhận hoặc được châm chước, bởi khi ấy người ta nghĩ rằng "đấu tranh đây là trận cuối cùng". Cốt sao lợi quyền về tay cái đã. Ta đấu tranh rồi, ta tước đoạt được rồi thì trường đấu tranh từ đây khóa sổ, không ai được đấu tranh lộn xộn gì nữa, từ đây là hợp lý rồi, không phải "xét lại" nữa, ai chống lại ngai vàng mà ta cướp đoạt thì quy thành phản động hết?

Liệu như thế có phải là "qua cầu rút ván" chăng? Tầm Văn hóa như vậy là cao hay thấp?

Ý tưởng lấy Búa và Liềm làm biểu tượng cho lực lượng tiên tiến nhất, tiêu biểu cho Thời đại cũng là một cảm hứng ở tầm Văn hóa ấy. Nhưng có thể nào khác được, khi trào lưu "Tiến hóa" ấy lấy động lực ở người cùng khổ, lấy điểm tựa ở sự bần cùng?

Ở một cuộc tranh đấu có tầm văn hóa cao, sự chọn lựa chỉ là giữa cái đã tốt (tương đối) với cái tốt hơn, tức là đấu tranh trong hòa bình, không có tình huống"một mất một còn".

Cuộc đấu tranh giai cấp "một mất một còn" luôn gắn liền với bạo lực và chiến tranh, nó sẵn sàng mua chiến thắng bằng cách hủy diệt mội trường (như "dẫu phải đốt sạch cả dẫy Trường sơn"!), hủy diệt những công trình văn hóa (như chính sách tiêu thổ kháng chiến), và hủy diệt con người ("đánh Mỹ đến người Việt Nam cuối cùng"," Tổ quốc hay là chết", và cả mấy triệu người Việt đã thành vật hy sinh cho một cuộc chiến...) thì dẫu có anh hùng và chính nghĩa đến đâu cũng chỉ là những trào lưu có tính văn hóa thấp. Khi nào vươn được tới tầm văn hóa cao hơn, người ta sẽ thấy những chiến thắng ấy thật đáng ghê sợ. Lúc ấy hồi tưởng lại những bà mẹ đã tự hào vì cống hiến cả chồng và 7-8 người con cho cách mạng, người ta sẽ rùng mình hơn là kính phục.

Ở tầm văn hóa cao, người tranh đấu không bao giờ chỉ quan tâm đến chiến thắng của mình mà quên những giá trị chung của xã hội. Ở tầm văn hóa cao thì sự tranh giành quyền lãnh đạo sẽ xảy ra giữa những người đã ở tầm cao, có tài sản và sự nghiệp để bảo hành. Trong thực tế, không ai dám chơi với những kẻ "nếu mất, nó chỉ mất cái xiềng, còn nếu được thì lại được cả thế giới" (!). Vì trong trường hợp ấy, con người không còn gì để đắn đo cân nhắc, nó chỉ có một con đường là lao vào cuộc sinh tử (quyết phen này sống chết mà thôi!), và sẵn sàng "phá sạch tan tành" tất cả những gì cản đường.(Ta nhận rõ tính kém văn hóa của những người ấy nhưng không quy lỗi cho họ!). Họ sẽ tuyệt đối hóa mục tiêu "Thiện" một cách chủ quan và sẵn sàng làm mọi việc Ác mà không hề phải cắn rứt lương tâm. Họ sẽ quyết định những điều hệ trọng một cách đơn giản, họ sẽ coi rẻ sinh mạng của họ cũng như sinh mạng của cả dân tộc!

Một sức mạnh như thế rất khó cho việc chống lại, nhưng lại rất dễ cho việc lợi dụng! Xta-lin, Mao trạch Đông... đã là “những nhà lợi dụng vĩ đại”, và đã đào tạo biết bao nhiêu học trò!

Nhân đây, tôi xin "mở ngoặc" để nói đôi lời về những tác phẩm viết về chiến tranh.

Người ta thấy "Nỗi buồn chiến tranh" của Bảo Ninh là không chấp nhận được. Quan điểm Cộng sản không cho phép được buồn trong chiến tranh, trên đường ra trận phải vui như trẩy hội (!). Bây giờ hãy ví dụ: gia đình ta đang sống yên ổn thì bị cướp. Đương nhiên cả nhà phải đứng dậy đánh cướp, bỗng dưng ta thành những kẻ phải giết người để tự vệ. Giả sử ta đã giết sạch được cả mười tên cướp chết nhăn răng ra, thì khi phải nhìn lại cuộc chiến đấu ấy ta có nên kể lại một cách hứng khởi, vênh váo hay nên coi đó là một kỷ niệm "buồn" trong đời? Tôi nghĩ chẳng những phải biết "buồn" mà suốt đời còn phải tự day dứt. Càng phải day dứt hơn nếu đã hy sinh mất những người thân và những người ưu tú. Càng có văn hóa càng thấy day dứt. Bởi mình còn tồi, còn kém nên có nhiều cuộc chiến tranh bất đắc dĩ phải làm, nhưng không có cuộc chiến tranh nào lại đáng tự hào cả.

3- Đâu là tương lai của nền Văn hóa Vô sản

Mỗi Thời đại có Văn hóa đặc trưng của nó. Bằng biện pháp "Cách mạng", với bạo lực quần chúng và tận dụng thời cơ, người Cộng sản có thể cướp chính quyền ngay tức khắc, nhưng văn hóa thì không cướp được; có xây dựng nổi nền Văn hóa đặc trưng của mình hay không, điều ấy mới xác định vị trí của mình trong lịch sử là có thật hay không. Thành bại cuối cùng là ở Văn hóa.

Hãy nhìn lại xem việc xây dựng nền Văn hóa Vô sản thành bại ra sao?

3a- Chiến dịch xây dựng "Con người mới"

- Suốt từ những năm 60-70, khi ấy tôi dạy học nên được chứng kiến một chiến dịch dai dẳng và vất vả để cố xây dựng cho được hình mẫu "Con người mới Xã hội Chủ nghĩa". (Vì bác Hồ nói: Muốn xây dựng chủ nghĩa Xã hội phải có những Con người Xã hội chủ nghĩa.)

Sách giáo khoa, tài liệu tuyên giáo, truyện ngắn, truyện dài, sân khấu, điện ảnh, báo chí, phong trào Đoàn Thanh niên Cộng sản, Đội Thiếu nhi Bác Hồ... xây mãi mà không mẫu nào có thể đứng được. Nếu không bám víu vào những phẩm chất của “con người cũ truyền thống” như lòng yêu nước, lao động cần cù, chịu đựng gian khổ hy sinh, thương người hoạn nạn... thì "Con người mới" không còn có xương có thịt gì cả.

Cái chất "mới" và "xã hội chủ nghĩa", chất "giai cấp", chất "Đảng", chất "thời đại" tô vẽ mãi vẫn cứ mờ nhạt, khô cứng, thậm chí (nhiều nhà văn, nhà báo kể cho tôi nghe) khối lời nói anh hùng, nhân vật anh hùng là do ta bịa ra. Nhưng ngần ấy thứ con người mới giả vẫn không địch nổi cái đội ngũ hùng hậu của những “con người mới thật”, tệ hại, bằng xương bằng thịt cứ tuôn ra từ cuộc đời thật, ngày càng đông về số lượng và chủng loại, càng điển hình và độc đáo về phẩm chất.

Học dốt, bị cô giáo cho điểm kém, bèn lừa lúc cô một mình trong lớp, dùng dao dọa, bắt cô đứng lên bàn, tụt quần ra, thế thôi!... Con muốn lấy tiền của bố, bèn cắt tiết bố hứng vào chậu hẳn hoi rồi cho lợn ăn. Chồng băm thịt vợ cho vào chum nước rồi dùng dây may-xo để nấu. Công an bảo vệ trên cầu Chương dương Hà Nội cũng cướp của, giết người (mà có cấp chính quyền còn định bao che)... vân vân... Báo Công an thành phố Hồ Chí Minh nổi tiếng nhiều độc giả nhất vì chuyển tải được cái vốn "người tốt việc tốt " rất phong phú ấy!.

Xe khách đang chạy, bỗng trước mặt hiện ra hai ông Công an mặc sắc phục, cầm "dùi cui" đàng hoàng, đưa còi lên miệng. Người tài xế bảo phụ lái: Hôm nay làm ăn không được, mày "thí" cho chúng nó 5 đồng thôi! rồi quay sang cười với tôi: bây giờ đâu cũng thế cả, bác đừng cười! Anh phụ lái giở cái giấy phép ra, khéo léo kẹp tờ 5 ngàn vào giữa, hơi thò ra một tý để ai có tình ý thì nhìn thấy, rồi nhảy xuống để trình...! Xe lại chạy ngay chẳng cần kiểm tra.

Giữa giờ, một anh bạn đến thăm tôi. Tôi hỏi đùa: Đang "giờ chính quyền" mà đi được à? Anh bạn tôi cũng cười: "Mình không có tài ăn cắp thì ăn cắp tý thời gian vậy. Ăn cắp thời gian bây giờ là lương thiện nhất đấy ông ạ!. Tôi bảo: Sao bây giờ cậu ăn nói "mất lập trường" thế? Anh lại bô bô: Mình là "con người cũ" nên cứ nói toẹt ra, chứ có phải "con người mới" đâu mà vòng vo!

Trong một cục diện xã hội như thế, "con người mới" lý tưởng nào có thể sống được?

Có thể nói 90 phần trăm tác phẩm văn học được giải trong những năm gần đây là tác phẩm "phản diện"mang tính phê phán, và những "điển hình" xây dựng thành công là những điển hình về mặt trái của Con người và xã hội. Người ta bảo: hãy quên chuyện "Con người mới" đi! hãy tìm lại những "Con người cũ" tử tế. Nhiều bài báo viết: Bao giờ cho đến Ngày xưa?

Rất nhiều cuộc "Về nguồn" được tổ chức: Nào thi sáng tác văn thơ "Về nguồn", đua xe đạp "Về nguồn"! Nào thi học sinh giỏi theo nghi thức thời cổ "Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ!... Chưa biết trong đục thế nào, và mỗi người "Về nguồn" với một ý đồ khác nhau, nhưng người ta đua nhau "Về nguồn", vì ai cũng thấy trước mắt mình nhiều cái "mới" nhăng nhít quá! Có lời bình rằng: Trước đây bỏ "nguồn" để đi tìm Thiên đường Cộng sản, nay lại hò nhau Về nguồn, thật như đèn cù!

Còn đang cố tìm một mẫu người "Trung với Đảng, Hiếu với Dân" thì đùng một cái, một ông cán bộ Cộng sản khá cao cấp là Thân Trung Hiếu, đầy đủ cả "Trung" cả "Hiếu", làm tiêu luôn của Dân 48 tỷ đồng! Dân bảo: Tay này chắc là "Trung", nhưng mà bất "Hiếu"!

Truyện "Con người mới" kể cả ngày không hết. Không gì bê bối hơn một nền Văn hóa như thế.

- Nói đến Văn hóa Vô sản không thể quên nước Cộng sản lớn, quê hương của "Con người mới" Lôi Phong, của cuộc Đại Cách mạng Văn hóa, với mười mấy triệu Hồng vệ binh vô học choai choai, dám đốt hết sách vở và lôi cả những nhà Văn hóa ra đấu tố, quét sơn đỏ khắp người rồi lôi đi diễu trên đường phố, với hàng đoàn xe tăng đi nghiến nát những em sinh viên nhịn đói để đòi dân chủ, với công đào tạo ra những tên lính Pôn pốt ở tuổi chưa ráo máu đầu đã một mình dùng cuốc đập chết cả ngàn người trong tay!...

Những hiện tượng "đại văn hóa" ấy mà không phải do bản chất thì do ngẫu nhiên chăng? Hay do Đế quốc Phong kiến để lại? Hay chỉ có thể từ Văn hóa Vô sản, Văn hóa Đảng mà ra?

Không phải ngẫu nhiên mà cái pháo đài Cộng sản nổi tiếng giáo điều với quan điểm "Đế quốc Mỹ là con hổ giấy", "gió Đông thổi bạt gió Tây"... lại cũng chính là nơi sản sinh ra quan điểm "đổi mới" thực dụng nổi tiếng" Mèo trắng mèo đen" không quan trọng, miễn là"bắt được chuột"! Có thể coi hai thái độ cực tả và cực hữu ngược nhau ấy (từ quá giáo điều sang quá thực dụng) là quan hệ bù trừ, nhân quả, Nhưng nghĩ lại thì thấy hai thái độ ấy cũng từ một gốc mà thôi, đều phản ánh cùng một bản chất duy lợi của tầng lớp cầm quyền, cùng một xảo thuật tuyên truyền, và cùng một tầm văn hóa.

Khi trước giáo điều bao nhiêu thì nay lại thực dụng bấy nhiêu, ta với Tàu cũng "một mẹ sinh ra" cả!

Tóm lại, khi mẫu người Phong kiến đã hết thời thì phải hướng con người theo những giá trị phổ quát của thế giới hôm nay: con người của văn minh công nghiệp và tin học, của kinh tế thị trường, của dân chủ pháp trị. Nếu cứ chập chờn, nghĩ đến một thứ "con người mới xã hội chủ nghĩa" giả định nào đấy, thì kết quả là dứt con người ra khỏi văn minh nhân loại, nếu không ù lỳ như những bóng ma ảo tưởng cổ lỗ lỗi thời thì lại thành những kẻ lừa đảo, lưu manh... rất hiện đại!.

3b-Thiếu Văn hóa từ gốc

Một nền văn hóa có thể bị băng hoại dần dần do những sa sút của chính trị và kinh tế.

Nhưng nền Văn hóa Vô sản tự nó đã có những khiếm khuyết, ngay cả lúc còn thịnh trị.

* Nền Đạo đức Vô sản thâu nạp đủ điều đạo đức của Nho giáo, từ Trung, Hiếu, Đức, Tài, Lễ, Nghĩa, đến Cần Kiệm Liêm Chính, đến Chính tâm tu thân, đến kế hoạch trăm năm trồng người, đến điều lo trước thiên hạ, hưởng sau thiên hạ, đến Dân là gốc, coi cán bộ là nô bộc của dân, dĩ bất biến ứng vạn biến... tất cả đều đã có trong sách vở Nho giáo.

Duy có chữ QUÂN TỬ là cái tử tế nhất của Nho giáo thì ta tránh hẳn.

Các nhà lý luận viện cớ rằng Quân tử là tầng lớp bóc lột nên ta không học.

Nếu những phạm trù NHÂN, THIỆN, ĐỨC còn mang tính lý tưởng, hoặc còn chung chung, trừu tượng, thì phạm trù QUÂN TỬ đưa thiện-ác vào tới con người cụ thể, tới tình huống cụ thể, thái độ ứng xử cụ thể. Mỗi tình huống ấy là một cuộc thử thách quyết liệt: anh nói anh "thiện", anh "đạo đức" thì anh thể hiện ra đi, quyết định lấy một thái độ ứng xử đi; hoặc là hành động một cách"QUÂN TỬ", hoặc là hành động một cách "TIỂU NHÂN"!

Những bài học về QUÂN TỬ thiết thực lắm. QUÂN TỬ rất gần với TRƯỢNG PHU và THƯỢNG VÕ. Người ta thua trận, người ta nằm trong tay anh rồi, anh làm gì người ta cũng phải chịu, thì anh sẽ đối xử thế nào? Hoặc là anh học người xưa, đem tất cả sổ sách thù hận đốt đi để coi nhau như anh em, hay anh lục đống hồ sơ cũ ra, bới lông tìm vết để phân biệt đối xử?.

Anh có mọi quyền lực trong tay, anh muốn nói gì, nói cả ngày cũng được, thì anh có nhường một tờ báo, một diễn đàn cho những người khác trình bày tiếng nói của họ hay không?

Anh nắm hết mọi sức mạnh trong tay, muốn bày đặt cái gì cũng được, thì anh có dành cho Nhân dân một Hội đồng thật sự để giúp anh thu thập tiếng nói của Dân, hay anh lại tìm cách đưa Bí thư Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy sang phụ trách luôn "Hội đồng Nhân dân" cho nhất quán?

Anh có quyền ký một chữ thì người khác có nhà ở, vậy anh có thắng nổi cái lòng tham của con người, dám trọng nghĩa khinh tài mà từ chối mấy lạng vàng đút lót để dành cái nhà ấy cho một thầy giáo nghèo được không?

Người Cộng sản thích chơi trò "Đạo đức" nhưng không dám chơi trò "Quân tử", thiệt đến quyền lợi sát sườn ngay!. Mặc dù trên đời cái gì cũng có thể làm giả nhưng thực tế cho thấy Đạo đức giả thì dễ nhưng Quân tử giả thì khó hơn nhiều. Chủ nghĩa Phong kiến so với ngày nay thì vô cùng tồi tệ, nhưng thời thịnh trị nó đã cung cấp cho loài người rất nhiều Người Lớn, là nhờ có một tinh thần QUÂN TỬ. Dùng Đạo đức, con người vẫn có thể lừa cả mình, nhưng khi trong lòng đã cất lên tiếng QUÂN TỬ thì con người phải đối diện với chính lương tâm nó, khó trốn tránh hơn.

* QUÂN TỬ thì phải CHÍNH DANH! Có người bảo "Chính danh" là thủ đoạn của bọn thống trị nhằm phân biệt ngôi thứ. Không đúng! Công bằng hay không là ở chỗ "định danh", định nội hàm của Danh, chứ khi định Danh rồi thì phải theo Danh mà làm! "Danh" một đàng "Thực" một nẻo thì đại loạn.

Trước tình hình giáo dục lộn xộn bát nháo phải kêu gọi “Trường ra trường, lớp ra lớp, thày ra thày, trò ra trò” là rất đúng, là phải "chính danh"!.

Nhạc trưởng cũng phải ra Nhạc trưởng! Anh muốn điều khiển dàn nhạc thì anh đứng ra giữa sân khấu mà bắt nhịp cho mọi người trông thấy, chứ không thể chơi trò "giật dây" từ trong hậu trường, hay đứng lấp ló ở chỗ "cánh gà" sân khấu, chờ xem nếu được hoan hô thì ra nhận hoa, mà bị la ó thì chuồn thẳng, tìm mãi chẳng biết ai vừa chỉ huy!

Anh muốn chỉ huy cũng được (cứ cho là "được" đi), nhưng nếu chỉ "hiến định" sự chỉ huy, mà không "luật hóa" sự chỉ huy ấy thì ai chẳng thích chỉ huy? Mà phải là luật của Dân, chứ ĐCS tự làm luật cho mình thì đâu cũng hoàn đó. Nếu có "luật lãnh đạo" cho nghiêm minh (lãnh đạo kém, gây thiệt hại lớn sẽ bị đi tù!) thì chắc Đảng sẽ tự xin rút điều 4 trong Hiến pháp. Có luật ấy thì khối lãnh tụ Cộng sản đã đi tù lâu rồi, không tin cứ đưa ông Lê đức Thọ ra Tòa án của Nhân dân làm ví dụ thử xem.

Trong dân mình có thói khôn vặt: nói thế mà không phải thế! Nói "dzậy" mà không phải "dzậy" nên khi gặp chủ nghĩa Mác Lê thì tâm đắc vô cùng, cả hai đều thích "nhân danh" nhưng không thích CHíNH DANH.

Trong cuốn "Đề cương giới thiệu Dự thảo Cương lĩnh Xây dựng chủ nghĩa Xã hội trong thời kỳ quá độ" (tức Cương lĩnh của Đại hội Đảng lần thứ 7) có câu: "Nguyên tắc thứ nhất nói về xây dựng Xã hội chủ nghĩa, tuy không dùng chữ Chuyên chính Vô sản, nhưng nội dung của nó vẫn quán triệt bản chất Chuyên chính Vô sản" (Sđd. trang 15). Thế thì còn đâu là chính danh?

Có lẽ do quá quen với "phương pháp luận" Mác xít nên người viết câu ấy không cảm thấy tính TIỂU NHÂN trong đó. Thử hỏi tại sao lại thế: nếu thấy Chuyên chính Vô sản là hay thì phải công khai bảo vệ luận điểm ấy, nếu thấy là dở thì phải thực tâm từ bỏ, chứ ngoài mặt nói với dân không có Chuyên chính mà nội bộ Đảng thì lại dặn nhau: Cứ Chuyên chính mà làm! Thì chẳng Quân tử tý nào?

Điều nói dối ấy đã làm dân mất lòng tin, đã đành, nhưng trong Đảng thì đấy chính là sự dạy nhau nói dối, và Đảng viên sẽ dùng cách ấy để ứng xử với Đảng: Nghị quyết nói thì cứ để Nghị quyết nói, mình có cách "vận dụng" của mình, Nghị quyết "dzậy" mà không phải "dzậy"!

Người Việt nam muốn ra người Quân tử đã khó, người Cộng sản Việt nam muốn ra người Quân tử lại càng khó hơn. Bởi thế tôi thật kính trọng thái độ Quân tử của tướng Trần Độ khi ông viết cho Đảng những dòng sau đây: "Cần phải dứt khoát chọn một trong hai tư tưởng chỉ đạo: Hoặc thực hiện Chuyên chính Vô sản, mà Đảng là đại diện và nhân danh (liệu có dám ngang nhiên như vậy không-HSP bổ sung). Hoặc thực hiện một Nhà nước Dân chủ pháp quyền, một Nhà nước của Dân, do Dân, vì Dân. Không thể cứ nói nửa nọ nửa kia nhập nhằng."

* QUÂN TỬ lại gắn với LIÊM SỈ. Liêm sỉ là biết tự xấu hổ, trước hết là với lương tâm mình. Bậc trượng phu không được lấy nê vì Nghĩa lớn mà bước qua những điều Sỉ nhỏ. Hoàng Diệu, Phan thanh Giản, Nguyễn tri Phương tuy không có tội, nhưng xấu hổ vì không làm tròn nhiệm vụ giữ thành nên quyết tự vẫn. Càng là bậc đàn anh thiên hạ, lòng tự sỉ càng phải lớn. Có khi đời tha cho mình mà mình không tha cho mình được. Ở ta, người Cộng sản làm hỏng việc thì tìm cách chuồn lên ghế cao hơn (mà lại chuồn được!). Chuyện ấy địa phương nào cũng có, Trung ương lại càng điển hình. Phải chăng vì bài ca "lợi quyền" kia đã ngấm vào xương thịt?

Để riễu cái thói đạo đức giả nhưng lại vô sỉ, bám ghế đến cùng, người dân nhại lời các quan chức “cách mạng giả cầy” thế này: "Ông không ham chức quyền, ông chỉ ham phục vụ, ông quyết ở lại làm đầy tớ của dân! Đứa nào ngăn không cho ông làm đày tớ ông đánh bỏ mẹ." (!)

Nhiều lúc tôi tưởng tượng như cả dân tộc mình đang ở trong trạng thái thôi miên.

Tôi nghĩ đến một ví dụ khác, một người đủ tư cách thay mặt cho Đảng. Tôi không có ý định chỉ trích cá nhân ông, nhưng trường hợp của ông lại rất điển hình. Trước đây ông nổi tiếng là người Mác xít gang thép, chẳng những trong việc “đánh Đế quốc Mỹ và tay sai”, mà cả trong việc đánh đồng bào mình, những nhà "công thương nghiệp tư bản tư doanh"(họ mang tiếng là Tư sản nhưng chưa giàu bằng các vị Tư sản đỏ bây giờ). Hiện ông cũng đang rất gang thép trong việc kiên trì Mác-Lê và định hướng Xã hội chủ nghĩa. Ấy thế mà đùng một cái, ông ngồi sánh vai với " bọn tay sai Nam Hàn" (cái "bọn" mà tôi còn nhớ trước đây chúng "giết bộ đội mình như ngóe"), ngồi để ký kết những chương trình mà chắc chắn là phản lại cái "chủ trương cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh" của ông trước đây (và nhận quà biếu tới 2 triệu đô-la). Tôi tự giải thích: có thể sự quay ngoắt 180 độ này là một sự tỉnh ngộ, đổi mới chân thành, muốn làm bạn với tất cả mọi người.

Có thể thế lắm chứ! Nếu ông đổi mới như vậy thật thì quá tốt.

Nhưng, người sám hối có những "triệu chứng lâm sàng" rất dễ nhận thấy. Biểu hiện buộc phải có là "ngượng", là "thẹn", khiến cho những người khó tính nhất cũng phải tha thứ.

Trong trường hợp này, các "triệu chứng lâm sàng" đáng yêu kia hoàn toàn không có. Người đã có sai lầm tội lỗi chẳng những cứ thản nhiên cười nói, mà còn giữ tư thế huấn thị, kiên trì chủ nghĩa, xử tội, “chém tay” quát nạt thiên hạ, thì đây chỉ có thể là sự thiếu nhân cách đến vô liêm sỉ.

Điều lạ nữa là tại sao tất cả những cán bộ xung quanh, trước hết là những người hữu quan, lại không ai lấy thế làm xấu hổ, một thứ xấu hổ mà chỉ cần là một người có nhân cách bình thường thôi cũng không chịu nổi! Mà đâu phải riêng việc đó, bao nhiêu điều quay quắt, lộn ngược lộn xuôi rành rành trước mắt, mà lại có thể tươi tỉnh như không? Mà đều nghĩ được cách giải thích, mà lại tiếp tục làm tuyên huấn cho mọi người không hề ngượng mồm?

Tôi không muốn lên án riêng ai, bởi thế tôi thấy chỉ có thể giải thích đây là một trạng thái thôi miên tập thể. Bên tai mọi người hình như luôn nghe thấy lời ám thị:" Hãy coi chừng! không được trái ý Mác Lê! Hãy coi chừng, không được trái ý Mác Lê!" như sợ một bóng ma trong tiềm thức, một tay cầm gậy một tay cầm củ cà rốt. Mác-Lê thế nào mấy ai biết? Có khi Mác Lê giống mấy ông Công an, giống bà trưởng phòng Tổ chức, giống khoản lương hưu, giống xấp đô-la, giống những kỷ niệm kinh hoàng một thời đói rách, giống ngôi biệt thự với chiếc xe con, giống két bia lon với cô thư ký, hoặc có khi chỉ là một cái bóng ma rất thiêng trên bàn thờ... Mác-Lê muôn màu muôn vẻ, nhưng đã thành một ám thị tập thể. Trong khí quyển thôi miên ấy, con người phải quên nhân cách riêng, đặc biệt là cấm không được hổ thẹn!. Cái gọi là “Lý tưởng Cộng sản”(mà chưa biết một thế kỷ nữa có thực hay không) bây giờ chỉ còn là cái bình phong tự lừa dối lương tâm để làm điều vô liêm sỉ, phá bỏ chiếc bình phong che mặt ấy chính là giúp người ta trở về con người có nhân cách thật, đó là việc làm nhân ái, cứu người! Bởi Dối trá là điều kiện cần và đủ cho cái gọi là chủ nghĩa Cộng sản tồn tại và phá phách xã hội. Không có vị anh hùng dân tộc nào đủ sức chống lại con Quỷ dối trá ấy, trừ phi mỗi người công dân dám tự dấn thân một lần “Nói thật để cứu nước”!

Khi học môn giải phẫu cơ thể, chúng tôi nhớ mãi một dây thần kinh chỉ huy việc khép đùi nên tên là dây "thần hinh thẹn". Bây giờ mỗi khi cùng nhau tâm sự chuyện đời, chúng tôi lại nhìn nhau chua chát: Bọn mình bị liệt mất dây "thần kinh thẹn" rồi. (nhưng khi nghe những thằng bạn thao thao bất tuyệt trên Ti-vi chúng tôi vẫn thấy thẹn thay). Cảm ơn Tạo hóa đã cho Con người biết thẹn, nếu không, ai giữ Văn hóa cho Người!

3c- Hiện tình “Văn học Cách mạng”

Tính cách Dân tộc ấy, hoàn cảnh lịch sử ấy, bản chất ý thức hệ ấy đã quyện vào nhau nhào nặn nên một tổng thể Văn hóa 'đặc sắc' không bút nào tả nổi. Nền Văn học "hiện thực xã hội chủ nghĩa" cố kéo dài hơi thở hào hùng thời kháng chiến một cách đuối sức, tỏ ra bất lực và mất phương hướng trước một thực tế mà nó không nhận thức nổi hay không dám nhận thức. Một số tác phẩm bắt đầu bứt ra, thì tránh được sự giả tạo và đạt được sự phê phán sâu cay, nhưng càng sâu cay càng không có lối ra. Giải thưởng Văn học nào cũng "có chuyện". Làm sao có thể tổ chức nổi một cuộc thi cho tử tế khi mà bộ Từ vựng của xã hội đang đòi phải làm lại, làm lại những từ ngữ cơ bản, viết lại những mệnh đề cơ bản: chẳng hạn "Cách mạng" nghĩa là gì, "phản động" nghĩa là gì, "yêu Chủ nghĩa xã hội" có phải là "yêu nước" không?... vân vân... Người chấm thi bị xé về hai chiều, "con người chính trị " phải đạo không còn chung sống nổi với "con người văn học" trong một thể xác như ở giai đoạn trước, và mỗi "con người" ấy trả lời những câu hỏi trên một cách trái ngược nhau.

Tất cả những giá trị văn học chân chính lâu dài mà ta đã gặt hái được trong mấy chục năm mà ta gọi là 'Cách mạng' thực chất không có gì khác ngoài giá trị Văn học yêu nước và nhân bản, còn cái chất 'chuyên chính vô sản' nếu có đóng góp thì chủ yếu là gây nên cái mặt trái của nền văn học đó.

Làm sao có được "tác phẩm tương xứng với thời đại" khi nhà văn không thể nhìn thẳng vào thời đại bằng con mắt của riêng mình? Vừa phải nhìn bằng con mắt của người khác, lại vừa nơm nớp lo không biết trong cặp mắt kia bên nào mắt thật bên nào mắt giả?. Mắt vẫn mở, mồm vẫn lắp bắp, tay vẫn hí hoáy viết đấy nhưng bị thôi miên rồi.

Trong xã hội quái đản ấy đã bật ra bút pháp Nguyễn huy Thiệp: Cái khốn nạn, lưu manh hết chỗ nói mà cứ bình thường như không, thương nó cũng dở, giết nó không nỡ, không lần được cái đầu mối khốn nạn nó nằm ở đâu. Làm điều đồi bại mà cứ như vô tình... Cái Thiện, cái Mỹ thì mong manh như mây khói. Phải chửi Trí thức! phải chửi Đạo đức! phải tốc ngược lịch sử lên để nhìn rõ những chân dung ngụy tạo! Cái nhạy cảm đạo đức tuyệt vời thiên phú của anh xui anh làm thế! Trong tấn tuồng đời, các vai đạo đức đã bị những kẻ vô đạo giành đóng hết rồi!

Nhưng anh phải nén tấm lòng xót xa ấy, xã hội không cho anh xót xa, đất nước đang đi lên không được xuýt xoa. Vì thương con người mà không thể thương con người (tôi thích lời bình luận ấy của Hoàng Ngọc Hiến), vì quá xúc động nên phải viết lời vô cảm! Đọc những câu văn tục tĩu, vô cảm hoặc độc ác của anh tôi cứ ứa nước mắt. Chỉ riêng cái 'vỏ' bút pháp của anh đã chứa hết cái ruột gan của xã hội trong đó rồi. Cốt chuyện chỉ còn là cái cớ, lúc thực lúc hư.

Xã hội quái đản ấy cũng buộc phải đẻ ra thơ "Bút Tre" để phản ánh nó, khi văn học chính thống cứ ngồi lù lù đó một cách vô tích sự. Tôi không nói ông Bút Tre ở Vĩnh phú mà ông Ngô quang Nam vừa mới viết sách ca ngợi. Cái ngớ ngẩn một cách chân thành, và chân thành một cách ngớ ngẩn, của người cán bộ văn hóa Vĩnh phú kia chỉ là cái cớ để dân gian tải cái ngớ ngẩn giả vờ của mình, để riễu cợt những giá trị mà công khai họ cứ phải "hoan hô". Thơ "Bút tre thật" không ai thuộc làm gì, đọc rồi cũng không nhớ được, còn"Bút tre dân gian" thì mỗi lần nghe người ta đọc, tôi lại thấy cái sức sống mới mẻ, say sưa như thể chính người ấy đang sáng tác. Câu thơ Bút tre chính xác và thông minh, đa nghĩa, lại núp dưới cái vỏ ngô nghê đơn nghĩa, để nhại chính cái thứ văn học công nông đại chúng tùy tiện giáo điều. Cười bò ra, rồi chảy nước mắt... vì đau trong ruột. Tiếc rằng chưa tiện trích dẫn ở đây.

Còn những "cây đa cây đề" trong nền Văn học cách mạng thì cuộc đời văn học đều bị chia đôi:

"Vị nghệ thuật" nửa cuộc đời,
Nửa đời sau lại "vị" người ngồi trên!
(Xuân Sách, chân dung Nhà văn)

Cái còn lại của những tài năng văn học tiêu biểu ấy là những tác phẩm thanh xuân đầu đời, của người nghệ sĩ tự do, những Điêu tàn, Lửa thiêng..., còn nửa sau là cái nửa "lựa ánh sáng trên đầu mà thay đổi sắc phù sa" (Xuân Sách, chân dung Nhà văn) nên hỏng cả sự nghiệp lẫn nhân cách. Người bị mất chung quy là Dân tộc. Những bài thơ di cảo "Bánh vẽ", "Trừ đi", "Ai, tôi" của nhà thơ Chế Lan Viên lỗi lạc (xem phụ lục 3) đủ để tự phủ định toàn bộ cái nửa đời sau của cả một thế hệ văn nhân, nhưng những ngày cuối cùng của ông lại cho thấy những nghệ sĩ đã mất nửa đời người ấy họ đâu có thể tự do "về nguồn" theo lương tri của mình! Bởi họ không đủ điều kiện để thẳng thắn trả lời câu hỏi:

Cuộc đời hai nửa vì đâu?
Nửa say Quỷ kế, nửa đau Nhân tình!
(HSP, thư gửi Xuân Sách)

Dòng Văn học mới không thể không "phản tỉnh", tự mình "lật tẩy" mình để tự vượt qua, vượt qua mình, vượt qua một vùng Văn hóa thấp mà về với loài người văn minh.


Tóm lại không thể xây dựng nổi một nền Văn hóa Vô sản, vì không có một "giai cấp Vô sản tiêu biểu cho thời đại" như Mác tưởng tượng. Những xã hội trước đây đã lao theo con đường của Mác thì nay chẳng có con đường nào khác ngoài con đường trở về với Dân tộc truyền thống và mau chóng gia nhập vào Thời đại, mà nội dung hoàn toàn khác với nội dung Thời đại mà các Đảng Cộng sản thế giới trước đây ấn định.

Tình hình xã hội trong giai đoạn chuyển đổi tất nhiên rất phức tạp. Muốn có lối ra tốt đẹp nhất cho Dân tộc thì phải bắt đầu bằng cái nhìn Văn hóa và phải giải quyết một cách Văn hóa. Nếu tiếp tục duy trì trạng thái Văn hóa cũ đã kém sức sống thì tình trạng tranh tối tranh sáng sẽ là cơ hội để những thứ Văn hóa không lành mạnh xâm nhập và chiếm lĩnh. Trong điều kiện ấy xã hội sẽ có sự ổn định bề ngoài nhưng thoái hóa bên trong, xã hội có thể đạt những tiến bộ nhất định về Kinh tế nhưng sẽ thoái hóa về Văn hóa nói chung. Văn hóa thấp kém sẽ phá hoại tất cả!.



Hà Sĩ Phu (1995)
danlambaovn.blogspot.com


46 người chết, mất tích do lũ

19/11/2013 09:10

(TNO) Sáng 19.11, Trung tâm Phòng chống lụt bão (PCLB) miền Trung-Tây Nguyên cho hay đợt mưa lũ vừa qua đã làm 41 người chết và 5 người mất tích.

Trong đó, số thương vong ở Bình Định lớn nhất với 18 người chết, 1 người mất tích.
Quảng Ngãi có 15 người chết, 1 người mất tích. Quảng Nam 4 người chết, 1 người mất tích… Ngoài ra, mưa lũ còn làm 74 người bị thương, đa phần tập trung ở Quảng Ngãi.
Về tài sản, 410 nhà đã bị sập, trôi; 1.271 nhà bị tốc mái, hư hỏng. Quảng Ngãi và Bình Định vẫn là 2 địa phương thiệt hại nặng nề nhất về mặt hư hại nhà cửa, tài sản.
Từ Thừa Thiên-Huế đến Ninh Thuận còn có 425.573 nhà bị ngập sâu, 2.206 ha lúa cùng 4.309 ha hoa màu bị hư hại.
 
Nhà cửa, tài sản người dân trôi theo lũ - Ảnh: Nguyễn Tú
Đến 6 giờ ngày 19.11, lượng mưa trong khu vực đã giảm, mực nước lũ các sông từ Thừa Thiên-Huế đến Phú Yên và khu vực bắc Tây Nguyên tiếp tục xuống.
Có 13 hồ thủy điện xả lũ đã giảm lưu lượng xả, chỉ còn 2 hồ xả với lưu lượng lớn là sông Tranh 2 - Quảng Nam 1.054 m3/s, sông Ba Hạ-Phú Yên 1.000 m3/s, các hồ thủy lợi khác cũng giảm lưu lượng xả tràn, chỉ có 2 hồ xả ở mức cao là hồ Núi Ngang (Quảng Ngãi) 290 m3/s, Định Bình (Bình Định) 638 m3/s.
Hiện giao thông ở Quảng Nam, Đà Nẵng, Phú Yên đã trở lại bình thường; một số tuyến giao thông qua các địa phương như huyện Nghĩa Hành, Ba Tơ, Sơn Hà, Sơn Tây, Tây Trà (Quảng Ngãi) bị sạt lở nên việc đi lại rất khó khăn.
Tại Bình Định, nước lũ vẫn còn ngập ở xã Phước Thuận, Phước Sơn, Phước Thắng, Phước Hòa (H.Tuy Phước) và một số xã lân cận H.An Nhơn.
Nguyễn Tú

PICS : Chùm ảnh hoang tàn vùng rốn lũ


Theo thống kê sơ bộ, mưa, lũ tại các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên đã làm ít nhất 30 người chết, mất tích. Trong đó Quảng Ngãi 12 người, Bình Định 13 người, Quảng Nam 2 người, Phú Yên 1 người, Gia Lai 1 người và 1 người mất tích là Nguyễn Thị Yến ở Gia Lai. Những hình ảnh sau đây tại rốn rũ Quảng Ngãi cho thấy sức tàn phá khủng khiếp của cơn đại hồng thủy này.


Lũ lớn gây ngập nặng tuyến Quốc lộ 1A tại thị trấn La Hà, huyện Tư Nghĩa.
Lũ lớn gây ngập nặng tuyến Quốc lộ 1A tại thị trấn La Hà, huyện Tư Nghĩa. (Ảnh: Nguyễn Đăng Lâm/TTXVN)
Cầu Sông Giang nối liền 2 xã Trà Tân và Trà Bùi (huyện Trà Bồng) bị nước lũ ngập sâu, không thể qua lại được. (Ảnh: Nguyễn Đăng Lâm/TTXVN)
 Những hình ảnh hoang tàn tại các xã vùng rốn lũ của huyện Nghĩa Hành
images897816_DSC_0115
Nhà sập đã khiến nhiều vật dụng khác như xe máy, bàn tủ cũng bị hư hại.
Chỉ sau một đêm, lũ đã làm nhiều ngôi nhà ở xã Hành Thiện bị sập hoàn toàn.
Chỉ sau một đêm, lũ đã làm nhiều ngôi nhà ở xã Hành Thiện bị sập hoàn toàn.

Xác heo chết đầy đường.
Xác heo chết đầy đường
Cô bé này giúp bố mẹ rửa ảnh của ông bị bùn dính đầy.
Cô bé này giúp bố mẹ rửa ảnh của ông bị bùn dính đầy.
images897822_DSC_0068 (1)
Những nơi lũ rút, người dân tranh thủ dọn bùn tràn nhà
images897821_DSC_0147
Bò chết, người dân đành xe thịt bán để vớt lại vốn
images897819_DSC_0037
Nhiều đoạn lũ rút nhưng bùn lại dày đặc trên đường
Theo báo Quảng Ngãi