THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

08 October 2013

Lê Thị Phương Anh, vợ anh mới bị bắt cóc.

TIN KHẨN:

ngày 08/10/2013



Lê Anh Hùng vừa thông báo , Lê Thị Phương Anh, vợ anh mới bị bắt cóc. Số điện thoại gọi vẫn đổ chuông nhưng không ai bắt máy. Còn số máy 01628221344 vừa nhắn tin cho tôi: “Mày muốn gặp vợ mày sao?” “Vợ mày đang ở trong tay tao. Chuẩn bị ăn sống nó.”

Số máy này mấy hôm nay đã nhắn tin đe doạ:


Lê Anh Hùng kêu gọi cộng đồng lên tiếng bảo vệ vợ chồng anh trong lúc nguy nan này.

Số điện thoại của Phương Anh: 01248241919

Điện thoại của Lê Anh Hùng: 01243210177

Vào lúc 4 giờ chiều nay, qua điện thoại, Lê Anh Hùng cho biết số máy của Phương Anh không liên lạc được nữa.

Lê Anh Hùng cho biết thêm: Bọn này rất tàn ác. Chúc từng bắt cóc, hãm hiếp, tiêm thuốc độc Phương Anh nhiều lần.

VIDEO - Lỗi tem xe lần đầu tiên mới nghe CSGT phạt

Đức GM Vinh và 15 giáo xứ cầu nguyện cho Mỹ Yên và Lê Quốc Quân!

VRNs (08.10.2013) – Nghệ An – 15 giáo xứ của giáo hạt Đông Tháp hành hương về Vĩnh Hòa cầu nguyện đòi công lý cho giáo xứ Mỹ Yên, hôm Chúa nhật, ngày 06.10.2013.
Theo lịch của giáo phận, ngày 06.10 tất cả các xứ quy tụ về giáo hạt để cầu nguyện để đòi lại công lý cho giáo xứ Mỹ Yên và các nạn nhân của vụ đàn áp ngày 4 tháng 9 vừa qua.
Vĩnh Hòa quả là một hồng phúc lớn đang là tuần chầu đền tạ, bởi vậy Đức cha Phêrô, giám mục phụ tá giáo phận Vinh, đã chọn đến giáo xứ Vĩnh Hòa cầu nguyện và tiếp nối vòng tay của giáo hội bảo vệ người con của giáo xứ Vĩnh Hòa là luật sư Giuse Lê Quốc Quân vừa bị tuyên án bất công.
Đúng 6 giờ, các băng rôn khẩu hiệu với nội dung cầu nguyện cho giáo xứ Mỹ Yên và luật sư Giuse lê Quốc Quân dưới sự hướng dẫn của ban hành giáo xứ đã được treo lên. Cũng giờ đó các giáo xứ trong giáo hạt Đông Tháp từ các ngã đường đang tiến về nhà thờ xứ Vĩnh Hòa.
04
Tỉnh lộ 538 đã bị tắc đường gần 3 km, từ phía cầu Bà lên ngã tư Hợp Thành. Đoạn đường từ cổng làng vào thành đường dài 700 mét chỉ có người đi vào, không thể đi ra được. Giáo dân từ muôn phương kéo về tham dự buổi cầu nguyện ngày một đông, ước lương hơn 7000 người. Cờ giáo hội rợp trời giáo xứ cùng băng rôn khẩu hiệu cầu nguyện cho giáo xứ Mỹ Yên và luật sư Giuse Lê Quốc Quân khắp nơi.
Trong sân thánh đường lúc này các đoàn thể của xứ Vĩnh Hòa và các xứ đã vào vị trí nghiêm trang. Phía trong nhà thờ được chia cho đại diện các đoàn thể các xứ, và cắm các khẩu hiệu. Từ trên cung thánh cho xuống cuối nhà thờ được rải thảm đỏ, hoa tươi được trang trí một cách trang nghiêm, long trọng.
Đúng 07 giờ 30 phút thánh lễ bắt đầu bằng bài hát rước nhập lễ, 13 cha đại diện cho các xứ cùng đức cha phụ tá Phêrô Nguyễn Văn Viên cùng đoàn rước tiến vào nhà thờ.
 03
Mờ đầu thánh lễ, Đức cha Phêrô gửi lời chào tới tất cả cộng đồng dân Chúa. Đức cha nhắc cho bà con biết hôm nay là ngày cao điểm của tuần chầu lượt tại giáo xứ Vĩnh Hòa cũng là ngày mừng trọng thể lễ Mẹ Mân Côi. Ngài nói: “Chúng ta quy tụ về nơi đây dâng lên Mẹ những đau thương, mất mát của cuôc sống đời thường, cùng hướng về những người con thân yêu của giáo xứ Mỹ Yên, và đặc biệt chính nơi này có người con là luật sư Giuse Lê Quốc Quân đang bị nhà cầm quyền giam giữ một cách bất công”.
06
Với những ý chỉ đó, thánh lễ đã diễn ra một cách nghiêm trang, long trọng. Sau thánh lễ là giờ Chầu trọng thể. Lời ca của ca đoàn vang lên củng những lời nguyện đơn sơ của cả một biển người đang hướng lòng về Mỹ Yên thân yêu, Đức cha cũng nhắc rằng: “Động lức để phát triển thể chế là tình yêu”.
05
Từ năm 2008, bắt đầu từ vụ Tòa Khấn Sứ đến Thái Hà, rồi đến Tam Tòa năm 2009, Đồng Chiêm 2010, các thanh niên Công giáo và Tin lành bị bắt cóc năm 2011… Giáo hội Công giáo khắp nơi đã thắp lên ngọn nến cầu nguyện cho quê hương Việt Nam được sớm có công lý và hòa bình hiển trị. Gần đây, với sự kiện nhà cầm quyền Nghệ An tấn công trực tiếp vào giáo dân giáo xứ Mỹ Yên và Đức cha Phaolô, giám mục chính tòa giáo phận Vinh, người Việt từ trong nước ra hải ngoại thắp nến cầu nguyện liên tục hơn. Tại giáo phận Vinh, mỗi Chúa nhật, mọi giáo xứ đều cầu nguyện cho Mỹ Yên cho đến khi công bằng được lập lại, các nạn nhân đàn áp được được giải thoát và được đền bù đúng mức.
Ở Việt Nam không riêng gì đạo Công giáo bị đàn áp, mà tất cả các tôn giáo chân truyền cũng bị bách hại, như Cao Đài giáo, Phật giáo Hòa Hảo, Tin Lành.
Được biết nhiều nơi, tín hữu các đạo Cao Đài và Phật giáo Hòa Hảo cũng đã cầu an cho giáo xứ Mỹ Yên. Tổ chức các chức sắc tôn giáo đã có một Bản Lên Tiếng mạnh mẽ về Mỹ Yên, ngay sau khi sự kiện đàn áp ngày 04.09.2013 xảy ra.
Châu Vĩnh Hòa, VRNs

Doanh nghiệp "chết" vì đầu tư sai !

ĐẤT VIỆT- (Doanh nghiệp) - Theo chuyên gia kinh tếngoài yếu tố khách quan củakhủng hoảng kinh tế thì việc đầu tư sai, chính sách bất nhất khiếndoanh nghiệp (DN) Việt Nam phá sản hàng loạt.
DN tự chui vào rọ

Thực tế chứng minh rõ ràng, hiện nay có nhiều cái bẫy khiến DN ngục ngã song những cái bẫy rõ nét nhất chính là sử dụng vốn khá phiêu lưu và kinh doanh dàn trải. Về nguồn vốn, nhiều DN thời gian qua không có kế hoạch sử dụng vốn cụ thế, bị động trong sử dụng vốn.

Đặc biệt, hầu hết các DN dùng vốn ngắn hạn đầu tư dài hạn. Ông Đặng Đức Thành, Chủ nhiệm câu lạc bộ Các nhà kinh tế cho hay: “Phát triển dự án bất động sản tại Việt Nam thông thường kéo dài từ 3-5 năm là nhanh nhất. Trong khi đó, vốn vay ngân hàng chỉ cho 6 tháng hoặc tối đa 1 năm nên DN phải lo đáo nợ liên tục, giảm thời gian dành cho kinh doanh”.

Mạo hiểm hơn nữa, DN vốn tự có 1 đồng nhưng vay ngân hàng vượt hàng chục lần vốn tự có. Hậu quả, suốt ngày N lo xoay sở nợ rồi sụp đổ. Ông Đặng Quốc Tiến, Phó Tổng giám đốc ngân hàng Quân đội khẳng định, 80% DN có vốn dưới 7 tỷ, 90% DN đi vay vốn ngân hàng về đổ vào đầu tư. Đây chính là lối đi hẹp dẫn đến ngõ cụt của DN.
Đầu tư dàn trải vào thị trườngbất động sản nhiều DN lâm nguy.
Đầu tư dàn trải vào thị trườngbất động sản nhiều DN lâm nguy.
 “Nếu như trước đây không ít người cho rằng, kinh doanh mà không biết vay ngân hàng là không biết kinh doanh thì nay tương tưởng này cần phải xem xét lại. Vốn ngân hàng chỉ là phụ nên chủ trương mở rộng từ nguồn vốn khác”, ông Đặng Đức Thành khẳng định.

Không chỉ loay hoay với nguồn vốn, thời gian qua nhiều DN lún sâu vào kinh doanh đa ngành. Mộng phát triển và lớn mạnh nóng vội trở thành căn bệnh truyền nhiễm trong giới kinh doanh. Bởi DN thường vội vàng xây dựng chiến lược kinh doanh ồ ạt, dàn trải mà không theo lộ trình từ nhỏ đến lớn, từ thấp đến cao, mở rộng địa bàn và lĩnh vực kinh doanh.

DN đầu tư một lĩnh vực như: gạo, cà phê… có dấu hiệu “phất cờ” khi thâm nhập vào thị trường bất động sản rồi “chết đứng”. Ông Tiến dẫn chứng, công ty Investco chuyên về lĩnh vực dịch vụ xây dựng nhưng khi chuyển sang đầu tư bất động sản một vài dự án nhà ở thì bị “lún bùn” ngay lập tức.

Chính sách bất nhất, bảo hộ bất cập

Theo số liệu thống kê của các bộ ngành, hiện nay cả nước có 500 ngàn DN vừa và nhỏ, chiếm 97% tống số DN, góp 20% vào ngân sách và chiếm 56% lao động. Mặc dù đóng góp khá lớn cho nền kinh tế nhưng lượng DN này đang phải gồng mình chống chọi với bão khủng hoảng. Nghiệt ngã hơn khi hàng loạt DN  bị đào thải khỏi thương trường.

DN sản xuất hàng tiêu dùng có thể cầm chừng khi gặp nền kinh tế gặp khó khăn
DN sản xuất hàng tiêu dùng có thể cầm chừng khi gặp nền kinh tế gặp khó khăn
Khó khăn từ khủng hoảng kéo dài dằng dặc, trong khi đó chính sách liên tục thay đổi; thủ tục rờm rà gây khó cho DN; lãi suất cho vay cao, điều kiện cho vay chặt chẽ quá mức. DN mong muốn nhận sự hỗ trợ của Chính phủ song chính sách hỗ trợ của Chính phủ chậm phát huy tác dụng, bảo hộ còn nhiều bất cập.

Đơn cử, gói hỗ trợ 9.000 tỷ dành cho ngành cá tra hoàn toàn không phát huy tác dụng vì nông dân và DN không tiếp cận được. Sau gói 9.000 tỷ của ngành cá tra là gói 30.000 tỷ dành “cấp cứu” thị trường bất động sản được tung. Song đến thời điểm hiện nay số lượng tiếp cận gói hỗ trợ thị trường bất động sản chỉ đếm trên đầu ngón tay.

Theo giới kinh doanh, chuyên gia kinh tế, những cam kết của bộ máy Nhà nước để ổn định cán cân tài chính và thương mại đã có những tiến bộ. Tuy nhiên trong thời gian tới, Chính phủ cần có chính sách để dòng tiền dành cho DN mang tính dài hơi hơn, cải thiện môi trường kinh doanh của Việt Nam và cơ sở hạ tầng – hai mắt xích yếu nhất trong việc thu hút đầu tư và tiềm năng tăng trưởng của quốc gia.

Bài và ảnh: HUY LUÂN

Nguy cơ mất nhà vì... tạm bán ‘sổ đỏ’!

TIỀN PHONG - 07/10/2013
Chỉ vì khinh suất, 5 hộ gia đình có nguy cơ mất nhà vì một dạng hợp đồng kỳ quặc: vay tiền - tạm bán “sổ đỏ” trong một thời gian. Chỉ đến khi nhận phán quyết tại tòa, mọi chuyện đã quá muộn!
5 hộ gia đình rải rác khu vực ngoại thành Hà Nội, từ Gia Lâm, Đông Anh, đến Sóc Sơn, đều bị bà giám đốc công ty A đẩy vào tình trạng có nguy cơ mất nhà - Ảnh minh họa
5 hộ gia đình rải rác khu vực ngoại thành Hà Nội, từ Gia Lâm, Đông Anh, đến Sóc Sơn, đều bị bà giám đốc công ty A đẩy vào tình trạng có nguy cơ mất nhà - Ảnh minh họa.
Hợp đồng lạ đời
Ngày 27/9/2013, Tòa án Nhân dân thành phố Hà Nội xử vụ tranh chấp hợp đồng tín dụng giữa một ngân hàng và một công ty; trong đó, ông Dương Văn T. và 4 hộ gia đình khác tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan. Kết quả, tòa xử phát mại nhà đất của các hộ trên vì công ty không trả được nợ.
Theo diễn biến phiên tòa kinh tế xử vụ tranh chấp nói trên và trao đổi trực tiếp với ông Dương Văn T. (xã Kim Sơn, Gia Lâm, Hà Nội) thì năm 2009, ông này muốn vay 100 triệu đồng để chăn nuôi và mở cửa hàng tạp hóa nhưng khi đề đạt nguyện vọng với cán bộ tín dụng ở một ngân hàng thì bị từ chối.
Qua giới thiệu lòng vòng, ông T. gặp bà giám đốc một công ty (tạm gọi là A - PV) tại Đông Anh, Hà Nội. Sau đó, hai bên thống nhất: giám đốc công ty A cho ông T. vay 150 triệu đồng; đổi lại, ông T. phải đặt giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (“sổ đỏ”) cho bà này dưới hình thức: ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng thửa đất ở có diện tích 233 m2 mà gia đình mình đang ở cho bà giám đốc trên.
Tiếp đó, hai bên viết giấy cam kết với nội dung khá kỳ quặc: ông T. bán tài sản giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho bà giám đốc trong thời gian 5 năm và vay của bà này số tiền 150 triệu đồng; đồng thời, bà giám đốc có trách nhiệm không để xảy ra trường hợp phát mại tài sản hay bán cho bên thứ ba.
Sau đó, bà giám đốc đã sang tên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đứng tên mình và mang thế chấp cho một ngân hàng tại Hà Nội. Ngân hàng định giá tài sản này là 1,208 tỷ đồng để đảm bảo cho tổng giá trị các nghĩa vụ được bảo đảm của bên vay và bên cấp tín dụng với hạn mức không quá 840 triệu đồng.
Cuối năm 2011, ông T. nhận được tin bà giám đốc trên bị khởi tố vì hành vi giả mạo giấy tờ tài liệu trong vụ án liên quan đến nhà đất, liền tìm đến bà này yêu cầu trả lại “sổ đỏ” và trả lại số tiền 150 triệu đã vay. Tuy nhiên, lúc đó, công ty đã không còn hoạt động, và bà giám đốc đã bị bắt.
Cùng thời gian này, một số nhân viên ngân hàng thông báo với ông T. chuẩn bị phát mại thửa đất gia đình ông đang ở. Ông T. không đồng ý và ngân hàng đành khởi kiện công ty A ra tòa, yêu cầu công ty trả hết số nợ đã vay, nếu không sẽ phát mại thửa đất của ông T. cùng 4 thửa đất của 4 hộ khác trong tình trạng tương tự.
Ngày 27/9/2013, Tòa án Nhân dân thành phố Hà Nội đã xét xử vụ án và buộc phát mại nhà đất của cả 5 hộ gia đình. Theo tài liệu mà ngân hàng cung cấp tại tòa, 5 hộ gia đình trên ở rải rác khu vực ngoại thành Hà Nội, từ Gia Lâm, Đông Anh, đến Sóc Sơn, đều bị bà giám đốc công ty trên đẩy vào tình trạng tương tự.
Tại hợp đồng cấp tín dụng hạn mức ký ngày 29/4/2011 giữa ngân hàng và công ty cho thấy, 5 “’sổ đỏ’” trên được ngân hàng định giá 3,002 tỷ đồng để đảm bảo cho hạn mức tín dụng 2,1 tỷ mà công ty này vay của ngân hàng.
Những vấn đề cần lưu ý
Luật sư Trịnh Cẩm Bình (Đoàn Luật sư Hà Nội, Phó giám đốc Công ty Luật Biển Đông) cho rằng, xung quanh vụ kiện trên, có thể rút ra một số vấn đề đáng lưu ý.
Thứ nhất, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất của các hộ dân cho bà giám đốc trên là giao dịch giả tạo nhằm che giấu một giao dịch khác. Thực chất quan hệ hai bên là quan hệ vay nợ chứ không phải quan hệ mua bán nhà đất.
Điều 129 (Bộ luật Dân sự) quy định “Khi các bên xác lập giao dịch dân sự một cách giả tạo nhằm che giấu một giao dịch khác thì giao dịch giả tạo sẽ vô hiệu” và Điều 697 luật này cũng quy định “Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên chuyển nhượng quyền sử dụng đất sẽ chuyển giao đất và quyền sử dụng đất cho bên nhận chuyển nhượng, còn bên nhận chuyển nhượng trả tiền cho bên chuyển nhượng”.
Nhưng thực tế trong giao dịch này, mặc dù hai bên có ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất nhưng hai bên không có việc giao đất và nhận tiền mà thực chất, đây là thỏa thuận để thực hiện giao dịch vay tiền. Vì thế, cần coi đó là giao dịch vô hiệu do giả tạo và mọi hợp đồng thế chấp tài sản nói trên cho ngân hàng cũng vô hiệu nốt vì tài sản thế chấp không phải là tài sản thực chất của bên thế chấp.
Trong vụ án này, chính bà giám đốc và ông T. đều thừa nhận hai bên không có việc giao đất và nhận tiền. Năm 2012, UBND xã nơi ông T. cư trú cũng xác nhận với ngân hàng thửa đất trên thuộc quyền sử dụng của gia đình ông T. chứ không liên quan gì đến bà giám đốc.
Chính vì được tư vấn ở điểm này mà ông T. tỏ ra lạc quan: “Tôi được phép kháng án 15 ngày, nên sẽ có ý kiến để tòa sẽ lưu ý ở phiên xử sau!”.
Thứ hai là cần xem xét trách nhiệm của ngân hàng trong khâu thẩm định tài sản. Tại tòa, ngân hàng giải thích rằng: đã thuê công ty thẩm định tài sản và tin tưởng vào kết quả này nên đã ký kết hợp đồng tín dụng với công ty A.
“Nếu một trường hợp thì ngân hàng có thể giải thích như vậy nhưng còn 4 hộ gia đình nữa với nhiều thế hệ sinh sống trên thửa đất của mình hàng chục năm, rải rác từ Gia Lâm, Đông Anh đến Sóc Sơn (Hà Nội) và đều mang tên một bà giám đốc, tại sao công ty thẩm định và ngân hàng lại không biết được điểm ngờ vực này? Chắc chắn quy trình thẩm định tài sản bảo đảm của ngân hàng có vấn đề!”, luật sư Bình băn khoăn.
Thứ ba, một vấn đề khác gây nhức nhối là hộ cá nhân vay mượn ngân hàng thường bị làm khó, cán bộ tín dụng không tư vấn, hướng dẫn phương án vay rõ ràng, chi tiết cho người dân mà thay vào đó là đóng sập cửa lại. Cùng là những cuốn “sổ đỏ” nói trên, trong khi ông T. và nhiều hộ gia đình không thể vay được ngân hàng nhưng chỉ cần qua bà giám đốc công ty A lại được ngân hàng cấp hạn mức tín dụng tới 2,1 tỷ đồng.
Trên thực tế, hồ sơ tín dụng của công ty với ngân hàng khá đơn giản: một hợp đồng mua thép của một doanh nghiệp, kèm theo các chứng từ xuất kho, đóng dấu công ty là được xét duyệt cho vay và giải ngân.
Nhiều năm nay, không ít than phiền về việc các hộ dân ở nông thôn tìm đến ngân hàng vay một vài trăm triệu để kinh doanh hay chăn nuôi nhưng rất khó, đành phải vay “tín dụng đen” với lãi suất cắt cổ.
Người viết từng chứng kiến một số hợp đồng “vay tiền và chuyển nhượng “sổ đỏ” như trên mà nay mai có ra tòa thì người dân hoàn toàn mất nhà. Đó là, chủ hiệu cầm đồ A cho hộ dân B vay một số tiền; đổi lại, B phải làm thủ tục chuyển quyền sử dụng nhà đất cho A. Để chắc ăn, A còn làm ngay hợp đồng cho B thuê lại nhà của A. Với cách thức như vậy, B chẳng còn biết kêu kiện vào đâu.
Theo Nguyễn Hoài
VnEconomy

Con trai phó giám đốc Sở Văn Hóa đi ăn cướp !

VIỆT NAM (NV).Monday, October 07, 2013 Trong vòng một tháng qua, hai "cậu ấm": kẻ bị bắt, người bị cảnh cáo vì dính đến băng cướp và phê ma túy.

Theo Việt Nam Net, "cậu ấm" Nguyễn Thành Nhân 21 tuổi, ngụ tại thành phố Tam Kỳ bị bắt sáng ngày 7 tháng 10, nghi dính đến một vụ cướp xảy ra tại thành phố Tam Kỳ. "Cậu ấm" Nhân là con trai của ông Phó giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch tỉnh Quảng Nam.

"Cậu ấm" Nguyễn Thành Nhân cướp ví tay, đến lần thứ tư mới bị bắt. (Hình: báo Tiền Phong)

Kết quả từ cuộc điều tra của Công an thành phố Tam Kỳ cho biết, "cậu ấm" Nguyễn Thành Nhân đã trực tiếp tham gia một vụ giật ví của một phụ nữ đang cỡi xe gắn máy giữa phố Tam Kỳ vào trưa ngày 19 tháng 9. Khổ chủ là bà Hoàng Thị Loan 23 tuổi, cư dân tỉnh Đắk Lắk cho biết, đã bị Nhân cỡi xe mô tô từ sau lao đến, giật chiếc ví da kẹp trong giỏ xe tại ngã tư Nguyễn Hoàng và Trần Cao Vân. Bà Loan đến đồn công an trình cớ sự, cho biết trong ví chỉ có 6,500 đồng và ba thẻ ATM.

Công an Tam Kỳ lần theo dấu vết của nghi can cướp giật ví của bà Loan, cuối cùng bắt được Nguyễn Thành Nhân. Tại đồn công an, Nhân thú nhận đã tham gia tổng cộng 4 vụ cướp riêng tại địa phận thành phố Tam Kỳ và huyện Núi Thành. "Cậu ấm" còn cho biết, cuớp giật túi xách của người đi đường để kiếm tiền xài.

Còn tại tỉnh Gia Lai, hôm 9 tháng 8 vừa qua, Công an thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai cũng đã bắt quả tang 4 nghi can đang "phê" ma túy tại một khách sạn ở phường Tây Sơn thuộc phố núi Pleiku. Trong số 4 nghi can này có hai cán bộ nhà nước, tên Trần Anh Minh 32 tuổi và Nguyễn Ngọc Anh 29 tuổi, đều là cư dân Pleiku. Hai người còn lại là Cao Hoài Bảo 18 tuổi và Nguyễn Duy Quang 25 tuổi, cư dân Pleiku.

Công an tỉnh Gia Lai cho biết, ông Trần Anh Minh là con trai của ông Trần Thế Vinh, giám đốc Sở Kế hoạch - Đầu tư. "Cậu ấm" Anh Minh đã được bố đưa vào làm việc tại phòng Đăng ký kinh doanh, thuộc Sở Kế hoạch - Đầu tư. Còn ông Nguyễn Ngọc Anh hiện là cán bộ Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Gia Lai.

Theo báo Thanh Tra, ông Nguyễn Ngọc Anh đã bị buộc thôi việc. Còn ông Trần Anh Minh thì chỉ nhận được "quyết định cảnh cáo," dù hai người có cùng một tội danh. (PL)


Dân Việt oằn lưng gánh 'phí' và 'lệ phí' !

HÀ NỘI (NV) .Monday, October 07, 2013- Chưa bao giờ dân chúng Việt Nam phải gánh các loại 'phí' và 'lệ phí' nhiều như hiện nay. Vào lúc này, tại Việt Nam, dân chúng phải đóng 375 loại phí và 75 loại lệ phí.


Đường nhựa ở xã Nam Thanh, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Đây là lý do khiến trẻ một tuổi cũng phải nộp phí. (Hình: Đất Việt)


Trong một bài viết có tựa là “Ná thở vì phí và lệ phí”, Ông Ngô Trí Long, một chuyên gia hành chính, nhận định, giới hữu trách cứ ấn định mức thu và người dân đành nộp mà không có sự lựa chọn nào khác, bởi hầu hết khoản phí, lệ phí đều đánh vào tiêu dùng thiết yếu. Túi tiền của người dân vốn đã nhỏ bởi lạm phát cao kéo dài trong nhiều năm, nay lại càng teo tóp vì mức thuế, phí, lệ phí quá cao.

Năm 2001, Ủy ban Thường vụ Quốc hội CSVN ban hành Pháp lệnh về phí, lệ phí nhằm ngăn chặn tình trạng lạm thu và tăng khả năng cung cấp dịch vụ của hệ thống công quyền cho xã hội và cá nhân. Đính kèm theo Pháp Lệnh này là danh sách 73 loại “phí” và 42 loại “lệ phí” (tổng cộng 115 loại) mà người dân phải nộp khi sử dụng các dịch vụ do nhà cầm quyền cung cấp.

Sau 12 năm thực hiện pháp lệnh này, ông Long khẳng định, pháp lệnh không phù hợp với thực tế. Hiện nay, các cơ quan cấp trung ương có quyền đặt định 393 khoản phí và lệ phí, còn các cơ quan cấp địa phương có thẩm quyền đặt định 39 khoản phí và lệ phí mà việc đặt định này lại phụ thuộc vào… nhận định của từng cấp, từng nơi nên mỗi chỗ mỗi khác. Cuối cùng, việc đặt định phí và lệ phí, mức phí, cách thu - quản lý - sử dụng trở thành tùy tiện, lộn xộn và không được kiểm soát.

Qua một vài nghiên cứu, nhiều chuyên gia kinh tế cho biết, tỉ trọng các khoản thu từ thuế và phí tại Việt Nam đang tăng ngày càng cao. Trong năm năm vùa qua, nguồn thu từ thuế và phí  của Việt Nam hiện dẫn đầu khu vực. Mức thu từ thuế và phí của Việt Nam hiện chiếm 20% GDP, trong khi Trung Quốc – vốn được xem là cao, chỉ có  17,3% GDP, Thái Lan và Malaysia xấp xỉ 15,5% GDP, Philipines 13% GDP, Indonesia 12,1% GDP và Ấn Độ chỉ 7,8% GDP.
Ông Ngô Trí Long than rằng, chuyện lạm thu phí và lệ phí đang diễn ra tràn lan trong mọi lĩnh vực và trên diện rộng từ thành thị tới nông thôn và tỏ ra đặc biệt lo ngại về tình trạng lạm thu tràn lan ở nông thôn.
Dù bị nghiêm cấm nhưng tình trạng lạm thu vẫn rất phổ biến tại nông thôn. Nông dân vẫn bị buộc phải đóng những khoản phí, qũy hết sức quái đản.

Hồi tháng 7, báo chí Việt Nam cho biết, dân chúng xã Nam Thanh, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An đang bị buộc phải đóng mỗi người 100 ngàn đồng một năm cho khoản gọi là “phí đường nhựa”.
Theo Ủy ban nhân dân xã Nam Thanh, đối tượng phải nộp “phí đường nhựa” là trẻ em tròn một tuổi cho tới người 60 tuổi. Tuy nhiên, tờ Đất Việt kể là, có những xóm, trẻ con chỉ mới 10 tháng tuổi đã phải đóng “phí đường nhựa”.

Điểm đáng chú ý là nhà cầm quyền xã Nam Thanh thu tiền nhưng không hề xuất biên nhận.
Không riêng Nghệ An, ở thị trấn Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa, để né qui định cấm đặt ra các loại phí, nhà cầm quyền thị trấn Thường Xuân đã đổi tên các loại “phí” thành “quỹ” và gọi những khoản thu mà họ buộc dân phải nộp là “tự nguyện đóng góp”, hoặc “phát huy quy chế dân chủ”.

Dân chúng thị trấn Thường Xuân hiện phải nộp 12 loại “qũy”. Trong số này có “Qũy xe tang” với mức 30 ngàn mỗi gia đình một năm. “Qũy đường nghĩa trang” với mức thu là 100 ngàn đồng mỗi gia đình một năm.
Tuy phí và lệ phí đã được xác định là gánh nặng, gây bất bình lớn trong dân chúng, đồng thời, tình trạng lạm thu đã được thừa nhận là một trong những nguyên nhân khiến nông dân trở thành bần cùng, phải bỏ xứ đi làm thuê, sự bất bình trong nông dân về phí, lệ phí, thuế khóa,... càng lúc càng lớn, trở thành mối đe dọa thường trực đối với chính quyền, tại một số nơi như Thái Bình, nông dân đã từng nổi lọan chống lạm thu, tháng 11 năm 2007, chế độ Hà Nội phải công bố bãi bỏ 340 loại lệ phí để giảm bớt gánh nặng cho nông dân nhưng cuối cùng, lạm thu chỉ tăng chứ không giảm.

Năm 2007, Quốc hội CSVN từng yêu cầu nhà cầm quyền trung ương: “Ðối với các khoản đóng góp mang tính xã hội, từ thiện (cứu trợ nạn nhân thiên tai), chỉ được thực hiện theo nguyên tắc tự nguyện, cấp trên không được giao chỉ tiêu cho cấp dưới huy động, không được gắn việc đóng góp với việc cung cấp các dịch vụ công mà người dân được hưởng”. Song thực tế cho thấy, lạm thu và tận thu vẫn xuất hiện trở lại và lan tràn như một loại dịch.


Cuối năm ngoái, trước tình trạng lạm thu tràn lan, chế độ Hà Nội tiếp tục ban hành một văn bản, yêu cầu nhà cầm quyền các tỉnh, thành phố “rà soát, chấn chỉnh kịp thời” việc thu phí, lệ phí và huy động đóng góp của người dân, đảm bảo đúng quy định của pháp luật. Tuy nhiên trên thực tế, những khoản thu như “phí đường nhựa”, “qũy xe tang” vẫn tăng đều đặn, ở khắp mọi nơi. (G.Đ)

Tâm điểm: Hải sản tươi nhờ urea, trắng vì Javel



 Hải sản tẩy bằng hóa chất, thùng hóa chất tận dụng đựng gạo nước… cho đến bạch buộc, sâm Ngọc linh bị làm giả… khiến cho người tiêu dùng sống trong lo sợ.

Tuần qua, rộ lên thông tin nhờ áp dụng công nghệ tẩm đạm mà hải sản có thể tươi cả tuần và những con bạch thuộc, mực đen thui chỉ trong vòng 30 phút đồng hồ ngâm thuốc tẩy javel sẽ trắng nõn nà đang được giới kinh doanh hải sản áp dụng khá rộng rãi. Không chỉ vậy, một số tàu đánh bắt hải sản cũng thường đem theo đạm urea để ướp cá.
Thực tế, việc giữ hải sản tươi bằng uree và tẩy trắng bằng hóa chất đã có từ lậu và bị phát hiện rất nhiều nhưng chưa hề giảm. ThS. Lê Thanh Hải, Khoa Công nghệ sau thu hoạch đại học Hùng Vương TP.HCM cho biết: “Nếu urea tích luỹ ở thận dưới dạng tinh thể gây sạn thận, hoặc đi vào chu trình thải đạm amoni của thận gây độc cho tế bào thận gây viêm cầu thận thì javel phá huỷ tế bào người, làm rối loạn trao đổi chất, khó tiêu, stress, lão hoá các tế bào dẫn đến cơ thể già nhanh, nghiêm trọng có thể làm rối loạn các gen tế bào, gây ung thư...”.
hải sản, chanh leo, chuột, dầu gọi, sâm Ngọc Linh, giả, độc
Đầu năm 2013, tiểu thương tại chợ Bến Đình (TP Vũng Tàu) cũng từng tiết lộ rằng, hầu hết các loại cá tại chợ này đều đã được tẩm ướp đạm urea hai lần trước khi đem ra chợ bán. Nếu ế, tiểu thương còn phải ngâm thêm một lần nữa để bảo đảm hải sản tươi đến hôm sau. Các loại mực, bạch tuộc muốn tẩy trắng, tiểu thương ở chợ này cũng phải ngâm qua thuốc tẩy.
Cuối năm 2010, qua kiểm tra 6 mẫu cá (lấy tại chợ Đông Tác và chợ Phú Lâm, TP Tuy Hòa), Trung tâm Kiểm nghiệm dược phẩm - mỹ phẩm - thực phẩm Phú Yên đã tìm thấy 4 mẫu có nhiễm phân urê với hàm lượng khá cao.
Nóng: Sâm giả, táo Tàu mang mác Mỹ
Bạch tuộc nghi làm giả: Anh Võ Văn Hưởng (Bến Cát, Bình Dương) được bạn tặng 2 kg bạch tuộc mới mua từ chợ Thủ Dầu Một. Tuy nhiên, khi dùng dao cắt bạch tuộc thì phát hiện có dấu hiệu khác thường, chúng rất dai, đưa lên mũi ngửi cũng không thấy có mùi tanh như loài bạch tuộc thông thường. Sau đó, anh Hưởng cắt bạch tuộc để nướng cũng không thấy có mùi vị gì cả, chỉ co nhúm lại như một cục cao su.
hải sản, chanh leo, chuột, dầu gọi, sâm Ngọc Linh, giả, độc
Sâm Ngọc Linh giả bán tràn lan: Ông Trần Văn Trung (Phường Quyết Tâm, Tp. Sơn La) cho biết, thời gian gần đây trên địa bàn thành phố Sơn La có một số cá nhân chào bán sâm Ngọc Linh với giá 20 triệu đồng/kg có kèm khuyến mại nấm linh chi Hàn Quốc. Nhiều người đã mua nhưng khi thái ra ngâm rượu mọi người mới phát hiện ra đó là sâm giả.
Tại địa bàn các tỉnh phía Nam, sâm giả trở nên phổ biến khi giá mỗi kg sâm lên tới vài chục triệu đồng. Mới đây, công an tỉnh Kon Tum từng phát hiện một đường dây tiêu thụ sâm Ngọc Linh giả liên tỉnh. Nguồn củ sâm Ngọc Linh giả chính là củ vũ diệp tam thất từ Trung Quốc có hình dáng giống sâm rồi ngâm trong nước pha từ sâm Ngọc Linh thật để có mùi sâm.
Dầu gội hàng hiệu nhái tràn chợ: Hàng loạt các loại dầu gội, dầu xả mang nhãn hiệu nổi tiếng như The Bol, Dove, Clear, Pantene,… với giá siêu rẻ được bày bán ở khắp các khu chợ tại Hà Nội chỉ với giá từ 5.000 - 20.000 đồng/chai. Theo các tiểu thương, các cơ sở nhỏ lẻ gần Hà Nội bằng cách thu gom những vỏ chai dầu gội của những hãng nổi tiếng, sau đó đổ dầu gội đầu tự chế dán nhãn đưa ra thị trường tiêu thụ
Mới đây, QLTT tỉnh Hà Tĩnh, tỉnh Thừa Thiên – Huế đã phát hiện và bắt giữ một số lượng lớn dầu gội dầu giả, nhái các thương hiệu nổi tiếng được làm lậu, nhập lậu từ Trung Quốc.
hải sản, chanh leo, chuột, dầu gọi, sâm Ngọc Linh, giả, độc
Cốc, đĩa giấy nhiễm kim loại nặng: Ngày 3/10, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y) tế đã công bố đã phát hiện có 4/6 mẫu thôi nhiễm chì, Arsen. Các mẫu bị phát hiện có nguồn gốc nhập từ Trung Quốc và sản xuất trong nước. Tuy nhiên, mức độ thôi nhiễm nằm trong giới hạn cho phép, nên vẫn đảm bảo an toàn theo quy định.
hải sản, chanh leo, chuột, dầu gọi, sâm Ngọc Linh, giả, độc
Dùng thùng hóa chất đựng... gạo, nước: Tại huyện Long Thành, Trảng Bom, thành phố Biên Hòa (tỉnh Đồng Nai), những thùng đựng hóa chất đã qua sử dụng bày bán tràn lan, không được kiểm soát. Nhiều người mua loại thùng này về sử dụng làm phao kết bè cá, thậm chí dùng để đựng nước, lúa gạo. Vì thiếu hiểu biết, tin lời người bán nên khách hàng không biết đây là rác thải công nghiệp nguy hại.
Táo Tàu đội lốt táo Mỹ: Hiện nay, cam Navel (Úc) và táo Red Delicious (Mỹ) được chào bán với giá khả rẻ, khoảng 50.999đ và 44.900đ/kg tại siêu thị. Mức giá này cũng khiến nhiều người tiêu dùng phân vân vì nếu nhập khẩu trực tiếp từ Úc hay Mỹ trái cây khó để có được mức giá rẻ như chào bán trên thị trường. Nhiều nghi ngờ rằng, trái cây “nhập khẩu” giá rẻ này đều có nguồn gốc từ Trung Quốc.
hải sản, chanh leo, chuột, dầu gọi, sâm Ngọc Linh, giả, độc
Theo Phó cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NN-PTNT), lượng trái cây được nhập khẩu từ phương Tây vào thị trường Việt Nam không đáng kể. Trái cây giá rẻ bày bán trên thị trường có thể là gắn nhãn mác giả.
Chanh leo pha chế siêu rẻ: Tại các chợ trên địa bàn Hà Nội, những túi nước chanh leo giá 5.000 đồng. Nhưng để có những túi nước chanh leo thơm ngon bán với giá siêu rẻ chỉ 5.000 đồng, khi pha chế, người bán chỉ cho một phần rất nhỏ chanh leo thật, còn lại là đường, chất tạo ngọt, hương liệu.
Một số chuyên gia hóa học cho biết, các loại chất tạo ngọt nhân tạo như Cyclamate, Splenda, Sodium Sulfamate, Calcium… khi sử dụng nhiều có thê gây nhiều tác dụng phụ bao gồm: Các vấn đề tiêu hóa (đầy hơi, tiêu chảy, buồn nôn), kích ứng da (phát ban, nổi mề đay, mẩn đỏ, ngứa, sưng tấy), thở khò khè, ho, chảy nước mũi, đau ngực, đánh trống ngực, lo lắng, giận dữ, trầm cảm, và ngứa mắt. Đặc biệt là có khả năng gây ung thư.
Sầu riêng chín nhờ thuốc ép: Sở NN-PTNT Đắk Lắk vừa phát hiện và lập biên bản thu giữ hơn 650 chai thuốc nhãn hiệu “Trái chín”. Đây là loại thuốc mà nông dân mua về hòa vào nước để nhúng ép chín nhanh trái sầu riêng xanh trong thời gian ngắn. Loại thuốc này do một công ty ở TP.HCM sản xuất, đóng thành chai 500 ml, trên bao bì ghi là phân bón lá, nằm ngoài danh mục được phép lưu hành.
Mùa chăn đệm tồn kho bung hàng: Vào mùa rét, những sản phẩm chăn ga “tồn kho” của năm trước được đem ra phơi lại và năm sau lại bán cho khách hàng với giá rẻ chỉ 30.000 – 50.000 đồng/gối, 100.000 - 150.000 đồng/vỏ chăn, 120.000 - 150.000/ga trải giường… Tuy nhiên, theo BS Nguyễn Văn Lộc, nguyên Phó Giám đốc BV Nhi T.Ư thì chăn ga gối đệm, quần áo từ mùa thu - đông năm ngoái, sau một thời gian dài không đụng đến đã phát sinh nấm mốc và con bọ, mạt mà mắt thường rất khó phát hiện. Mạt có thể sinh sống, phát triển trong chăn, chiếu, đệm và là một trong những nguyên nhân gây dị ứng. Không chỉ gây hiện tượng mẩn ngứa, mà con mạt này có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng về đường hô hấp, nhất là ở những người có cơ địa dị ứng, viêm mũi dị ứng, bị hen.
Lạ: Dân nhậu Việt ăn chuột Campuchia
Những ngày này, nước lũ về ngập các cách đồng ở An Giang, Đồng Tháp và Kiên Giang. Đây cũng là mùa chuột đồng xuất hiện số lượng lớn. Tại cửa khẩu Khánh Bình, An Phú (An Giang) giáp với xã Chray Thom, huyện Co Thum, tỉnh Kandal (Campuchia) có những vựa chuột cả trăm tấn được nhập từ Campuchia về.
hải sản, chanh leo, chuột, dầu gọi, sâm Ngọc Linh, giả, độc
Nhờ vào công việc săn bắt chuột bán cho thương lái mà những người dân ở An Giang đang có thu nhập khá ổn định khi mùa nước lũ về.
Bảo Hân (tổng hợp)