THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

03 October 2013

Việt Nam trong danh sách đàn áp tự do internet nhất thế giới!...

Ở khu vực Châu Á, Việt Nam chỉ đứng sau Trung Quốc về tình trạng kiểm duyệt internet, trấn áp, và bắt bớ các cư dân mạng.
Ở khu vực Châu Á, Việt Nam chỉ đứng sau Trung Quốc về tình trạng kiểm duyệt internet, trấn áp, và bắt bớ các cư dân mạng
Việt Nam là một trong hai quốc gia đàn áp quyền tự do internet nhất ở Châu Á và đứng thứ 7 trong danh sách 10 nước không có tự do internet tệ hại nhất thế giới.

Theo khảo sát về Tự do Internet 2013 do tổ chức Freedom House có trụ sở tại Hoa Kỳ vừa công bố hôm nay, Việt Nam bị xếp vào các nước hoàn toàn không có tự do Internet.

Ở khu vực Châu Á, Việt Nam chỉ đứng sau Trung Quốc về tình trạng kiểm duyệt internet, trấn áp, và bắt bớ các cư dân mạng.  Phúc trình của Freedom House nói ngoài việc mở rộng kiểm duyệt net, chính phủ Việt Nam còn áp dụng nhiều biện pháp để quản lý và định hướng dư luận quần chúng trên mạng.

Trong năm năm qua, theo kết quả khảo, Việt Nam không ngừng bắt bớ, thẩm vấn, bỏ tù, tấn công những người viết blog hay các ký giả trên mạng, và xu hướng đàn áp mạnh tay này càng ngày càng leo thang.

Bà Madeline Earp, chuyên gia phân tích nghiên cứu về tự do internet khu vực Châu Á thuộc Freedom House, phát biểu với VOA Việt ngữ:

“Tình hình tự do internet tại Việt Nam hiện nay hết sức đáng quan ngại. Thứ nhất, số blogger bị bắt bớ gia tăng hằng năm. Thứ hai, Nghị định 72 về Quản lý internet vừa ban hành chứng tỏ nhà nước không ngừng tìm mọi cách tiếp tục siết chặt kiểm soát internet. Thứ ba, nhà nước Việt Nam cũng thừa nhận có thuê mướn một lực lượng hùng hậu các dư luận viên trên mạng trong nỗ lực thao túng và định hướng các nội dung trao đổi thông tin trên mạng. Việt Nam không chỉ đứng hạng nhì trong số các nước Châu Á đàn áp internet mạnh nhất theo xếp hạng của Freedom House, mà còn đứng thứ hai trong số các nước bỏ tù nhiều blogger nhất trên danh sách xếp hạng do các tổ chức bảo vệ nhân quyền khác thực hiện. Chỉ đứng sau quốc gia có dân số khổng lồ như Trung Quốc trong các lĩnh vực này thì quả thật tình trạng tự do internet của Việt Nam rất đáng quan tâm.”

Tình hình tự do internet tại Việt Nam hiện nay hết sức đáng quan ngại. Thứ nhất, số blogger bị bắt bớ gia tăng hằng năm. Thứ hai, Nghị định 72 về Quản lý internet vừa ban hành chứng tỏ nhà nước không ngừng tìm mọi cách tiếp tục siết chặt kiểm soát internet. Thứ ba, nhà nước Việt Nam thuê mướn một lực lượng hùng hậu các dư luận viên trên mạng trong nỗ lực thao túng và định hướng các nội dung trao đổi thông tin trên mạng...
​Bà Earp cho hay điều gây chú ý nhất đối với các nhà phân tích khi thực hiện cuộc khảo sát này là con số những người dùng net tại Việt Nam bị chính quyền sách nhiễu hay giam cầm.

Khảo sát về Tự do Internet của Freedom House được thực hiện ở 60 quốc gia trên thế giới.

Các phạm vi được đánh giá bao gồm những rào cản ngăn trở người dùng net, các hình thức giới hạn nội dung truy cập như kiểm duyệt, khóa chặn, và các hình thức vi phạm quyền của người sử dụng mạng bao gồm xâm phạm quyền riêng tư cá nhân, theo dõi, tấn công, sách nhiễu hoặc bắt bớ. Trong tất cả các lĩnh vực này, Việt Nam đều có số điểm rất thấp.

So với kết quả khảo sát tương tự của Freedom House năm trước, thứ hạng của Việt Nam trong bảng Tự do Internet 2013 đã bị tuột dốc.

Chuyên gia của Freedom House nói tổ chức này lo rằng trong thời gian tới, xu hướng đàn áp internet tại Việt Nam sẽ còn tệ hơn khi mà Nghị định 72 chính thức được thực thi, công an Việt Nam càng được tạo điều kiện để kèm kẹp quyền tự do internet của công dân và bắt bớ thêm những công dân mạng thể hiện quan điểm trái với nhà nước hay chỉ trích chính phủ.

Tuy nhiên, vẫn theo bà Madeline Earp, một tín hiệu khả quan là cộng đồng cư dân mạng Việt Nam đã chứng tỏ nỗ lực phản kháng sự cản trở và kiểm duyệt của nhà nước, đặc biệt là phản đối Nghị định 72.
Việt Nam trong danh sách đàn áp tự do internet nhất thế giới
Ghi nhận nỗ lực đó, Freedom House kêu gọi quốc tế hỗ trợ người sử dụng net tại Việt Nam, tăng áp lực thúc đẩy Hà Nội tôn trọng các nhân quyền căn bản của người dân bao gồm quyền tự do ngôn luận và tự do internet.

Bà Madeline Earp:

“Chúng tôi hy vọng cộng đồng quốc tế lưu ý hơn tới tình trạng của các blogger ở Việt Nam đang bị giam cầm với các án tù dài hạn chỉ vì họ thể hiện quan điểm cá nhân trên mạng, thực thi quyền tự do ngôn luận, tự do internet. Chúng ta đừng quên những người này.”

Theo khảo sát của Tổ chức Phóng viên Không biên giới, trong năm 2013 này, Việt Nam đã thế chỗ Iran trở thành nhà tù lớn thứ hai trên thế giới giam cầm các cư dân mạng, sau Trung Quốc.

Trong nửa đầu năm nay đã có 35 blogger bị bỏ tù tại Việt Nam với các bản án lên tới 13 năm.  

Luật sư Hà Huy Sơn : « Phiên xử Lê Quốc Quân không công bằng »!...

RFI -  Thứ năm 03 Tháng Mười 2013

Luật sư Lê Quốc Quân  nghe Tòa án Hà Nội tuyên án ngày 2/10/2013 ( Ảnh do VNTTX cung cấp).
Luật sư Lê Quốc Quân nghe Tòa án Hà Nội tuyên án ngày 2/10/2013 ( Ảnh do VNTTX cung cấp).
REUTERS/Doan Tan/VNA/Handout via Reuters

Thanh Phương
Hôm qua, 02/10/2013, trong phiên xử sơ thẩm tại Hà Nội, luật sư Lê Quốc Quân, một nhà hoạt động nhân quyền nổi tiếng, đã bị kết án 30 tháng tù giam, với tội danh « trốn thuế ». Trả lời RFI Việt ngữ hôm nay, luật sư Hà Huy Sơn, người tham gia bào chữa cho Lê Quốc Quân, cho rằng phiên xử hôm qua không công bằng và mục đích của tòa rõ ràng là nhằm bỏ tù nhà hoạt động nhân quyền này, chứ không phải là thu thuế cho Nhà nước.

 Luật sư Hà Huy Sơn: " Nhìn chung bản án vừa rồi, tôi cho rằng nó không được khách quan và không thể hiện được động cơ hay là cái mục đích của các cơ quan của pháp luật, tức là thực hiện sự công bằng của pháp luật. Qua đây nó thể hiện người ta muốn bỏ tù luật sư Lê Quốc Quân hơn là người ta muốn thu thuế cho Nhà nước....."

Luật sư Hà Huy Sơn - Hà Nội
03/10/2013

Phóng viên không biên giới chỉ trích bản án đối với Lê Quốc Quân!...

RFI - Thứ năm 03 Tháng Mười 2013

Người ủng hộ Lê Quốc Quân biểu tình phản đối bên ngoài phiên tòa xét xử anh tại Hà Nội ngày 02/10/2013.
Người ủng hộ Lê Quốc Quân biểu tình phản đối bên ngoài phiên tòa xét xử anh tại Hà Nội ngày 02/10/2013.
REUTERS/Kham

Thanh Phương
Hôm qua, 02/10/2013, ngay sau khi Tòa sơ thẩm tại Hà Nội  tuyên án luật sư Lê Quốc Quân 30 tháng tù và phạt1,2 tỷ đồng vì tội "trốn thuế",  Tổ chức Phóng viên không biên giới  (RSF)  đã ra thông cáo đánh giá : «Bản án này, rõ ràng mang động cơ chính trị, nhằm bịt miệng và trừng trị một tiếng nói đối lập (... ) Luật sư Lê Quốc Quân là nạn nhân của một nền tư pháp theo lệnh của một đảng độc đoán và phải được trả tự do». 

RSF cho rằng bản án tù đối với luật sư và nhà hoạt động nhân quyền Lê Quốc Quân là « không thể chấp nhận được». Phóng viên không biên giới cho biết là trước tòa hôm qua, luật sư Lê Quốc Quân đã khẳng định ông vô tội và tuyên bố sẽ tiếp tục « cuộc đấu tranh chống tham nhũng, quan liêu và sự trì trệ đang làm tê liệt đất nước Việt Nam ».
Trong bản thông cáo, Phóng viên không biên giới nhắc lại là luật sư Lê Quốc Quân đã bị bắt vào tháng 12 năm ngoái, với tộì danh « trốn thuế », nhưng trên thực tế vụ bắt giữ này có liên quan đến những hoạt động của ông với tư cách blogger và đến những những lời kêu gọi của ông đòi đa đảng, tự do tôn giáo và thực thi các quyền dân sự ở Việt Nam.
Phóng viên không biên giới cũng lưu ý rằng tội danh « trốn thuế » đã từng được áp dụng đối với blogger Điếu Cày tức Nguyễn Văn Hải vào năm 2008. Sau 30 tháng tù vì tội danh này, blogger Điếu Cày lại lãnh thêm bản án 12 năm tù với tội danh « tuyên truyền chống Nhà nước ».
Việt Nam hiện đứng thứ 172 trong bản xếp hạng về tự do báo chí thế giới do Phóng viên không biên giới lập ra và là một trong các quốc gia bị xếp vào loại « kẻ thù của Internet ». Trong chuyến viếng thăm Pháp gần đây, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã từ chối đối thoại với các đại diện Phóng viên không biên giới, muốn trao cho phái đoàn Việt nam bản kiến nghị với 25 ngàn chữ ký, đòi trả tự do cho 35 blogger đang bị giam ở Việt Nam.

Biển Đông : Tập Cận Bình đưa ra lời kêu gọi đối thoại sáo rỗng với Asean!...

RFI

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ( trái) và Tổng thống Indonesia Susilo Bambang Yudhoyono tại cuộc họp báo chung tại Jakarta ngày 2/10/2013.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ( trái) và Tổng thống Indonesia Susilo Bambang Yudhoyono tại cuộc họp báo chung tại Jakarta ngày 2/10/2013.
Indonesia. REUTERSRFI

Hôm nay, 03/10/2013, tại Jakarta, một lần nữa Chủ tịch Tập Cận Bình lại lên tiếng kêu gọi giải quyết « hòa bình » các tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc và các láng giềng trên vùng Biển Đông. Lời tuyên bố được cho là không có nội dung gì mới được đưa ra trong chuyến thăm Indonesia đặt nhiều trọng tâm vào kinh tế.

Nhân chuyến thăm Indonesia hai ngày, hôm nay Chủ tịch Trung Quốc đã có bài diễn văn trước Quốc hội nước này, trong đó ông Tập Cận Bình đã đề cập đến các tranh chấp lãnh thổ với một số nước trong Hiệp hội các nước Đông Nam Á. Tuy nhiên, hãng tin Reuters nhấn mạnh là lãnh đạo Trung Quốc không hề nhắc đến mong muốn của các bên có liên quan được đàm phán đa phương với sự ủng hộ của Hoa Kỳ thay vì thảo luận riêng từng nước với Bắc Kinh.
Với lời lẽ sáo rỗng, không mang nội dung hành động, Chủ tịch Trung Quốc tuyên bố trước các nghị sĩ Indonesia :« Về các tranh chấp lãnh thổ và lãnh hải giữa Trung Quốc và Asean, hai bên phải tôn trọng nguyên tắc tham khảo lẫn ôn hòa, đối thoại hữu nghị, giải quyết xung đột một cách hòa bình nhằm duy trì sự ổn định, hòa bình trong vùng ».
Tranh chấp lãnh hải trên Biển Đông giữa Trung Quốc và một số nước Asean như Philippines, Việt Nam, Malaysia và Brunei vẫn kéo dài từ nhiều năm nay, trong đó đặc biệt có khu vực quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.  Bất đồng càng trở nên sâu sắc hơn với việc Bắc Kinh đòi chủ quyền hầu như toàn bộ với vùng Biển Đông, nơi có tuyến giao thông hàng hải quan trọng cùng một trữ lượng khí đốt được cho là rất lớn.
Để đề phòng xung đột có thể xảy ra, từ 10 năm qua, các nước Asean tìm cách cùng với Trung Quốc thông qua một Bộ luật ứng xử trên Biển Đông (COC) làm cơ sở cho các thượng và hành động của các bên liên quan. Tuy nhiên do thái độ chần chừ của Bắc Kinh, thêm vào đó  quan điểm trong nội bộ của các nước Asean bị chia rẽ đã khiến cho cuộc thương lượng với Trung Quốc lâm vào bế tắc từ nhiều năm qua và Bộ luật ứng xử trên Biển Đông vẫn chưa thành hình.
Asean và Hoa Kỳ vẫn chủ trương đàm phán đa phương giải quyết bất đồng, nhưng Trung Quốc thì muốn xé lẻ bàn riêng với từng nước để có thể giữ thế nước lớn. Hồi giữa tháng 9 vừa rồi Trung Quốc đã hứa tiếp tục các các cuộc thảo luận « từng bước » về hồ sơ Bộ luật ứng xử Biển Đông.
Tại Jakarta, nơi đặt trụ sở Asean, ông Tập Cận Bình lại đưa ra hứa hẹn tăng cường quan hệ với Hiệp hội các nước Đông Nam Á, kêu gọi cùng nhau từ bỏ cách suy nghĩ của thời Chiến tranh lạnh để « thắt chặt mối quan hệ Asean và Trung Quốc ». Chủ tịch Trung Quốc tuyên bố « Trung Quốc sẵn sàng làm việc với các nước Asean để ký một hiệp ước láng giềng tốt, hữu nghị và hợp tác ».
Jakarta là nơi đặt trụ sở của Asean, đồng thời cũng muốn đóng vai trò tích cực trung gian giải quyết các tranh chấp về lãnh thổ giữa các nước Đông Nam Á với Trung Quốc. Tuy vậy chuyến thăm Indonesia lần này của Chủ tịch Tập Cận Bình chủ yếu nhằm vào mục tiêu kinh tế, gia tăng sự hiện diện của Trung Quốc ở thị trường riềm năng nhất khu vực Đông Nam Á.
Hai bên đã ký các hợp đồng thương mại và hợp tác có tổng giá trị lên tới 20 tỷ đô la. Một hiệp định đối tác chiến lược cũng đã được ký trong dịp này, trong đó dặt mục tiêu nâng trao đổi thương mại giữa hai nước lên tới 80 tỷ đô la vào năm 2015. Bên cạnh đó hai nước cũng đã ký một hiệp định nguyên tắc về dự án thành lập khu côgn nghiệp dành riêng cho các côgn ty Trung Quốc tại Indonesia.
Ngày mai, ông Tập Cận Bình tới thăm Malaysia trước khi trở lại đảo Bali của Indonesia để tham dự thượng đỉnh Diễn đàn kinh tế Châu Á Thái Bình Dương (Apec) khai mạc ngày 7/10/2013.

Luật sư Lê Quốc Quân trốn thuế ư?!...

lqq-1-305.jpg
LS Lê Quốc Quân tại Tòa án Nhân dân Thành phố Hà Nội hôm 2 tháng 10 năm 2013.
Screen capture from VTV
Nguyễn Ngọc Già, gửi RFA từ Việt Nam 2013-10-03
Đài BBC tổng hợp tin với bài viết "Ngân sách chính phủ VN kiệt quệ?", trong đó cho hay: "9 tháng đầu năm, Việt Nam bội chi hơn 140.000 tỷ đồng, tức khoảng 7 tỷ Mỹ kim" [1].
Báo Tiền Phong đưa tin [2]: Đến hết tháng 9/2013, tổng thu ngân sách Nhà nước ước đạt 543.835 tỷ đồng, bằng 6,6% dự toán. Đáng lưu ý hầu hết các sắc thuế chủ yếu đều đạt thấp so với dự toán.

20 triệu nợ thuế = 1 tháng tù giam

Thất thu và bội chi ngân sách là "điệp khúc" muôn thuở của chế độ độc đảng toàn trị tại Việt Nam. Lục tìm trên mạng để trình ra công luận như sau:
Dù 10 năm không nộp thuế cho nước sở tại nhưng Giám đốc đối ngoại của Coca-Cola lại tuyên bố là "đóng góp vào sự phát triển của Việt Nam" và cho rằng mình "trong sạch"[3]. Nghi án trốn thuế bằng việc "chuyển giá" của tên tuổi sừng sỏ này vẫn chưa biết đi về đâu.
Tòa nhà cao nhất và nổi tiếng nhất Việt Nam do Hàn Quốc đầu tư có tên Landmark, không ai ở Việt Nam không biết. Theo đó, năm 2011, Keangnam-Vina bắt đầu có doanh thu từ dự án Landmark Tower, đạt trên 5.200 tỷ đồng, nhưng công ty này báo lỗ hơn 140 tỷ đồng. Trong hơn 5 năm đầu tư, Keangnam-Vina liên tục báo lỗ vài chục tỷ đồng mỗi năm. [4]
Honda, một thương hiệu nổi tiếng của Nhật Bản tại Việt Nam cũng trình ra một bất hợp lý về chuyện "thuế má": đại biểu quốc hội Nguyễn Đình Xuân lên tiếng từ 2009 khi ông mua một chiếc xe tay ga của hãng Honda, giá công bố là 25 triệu đồng/chiếc nhưng khi bán giá là 28,5 triệu đồng. Ông Xuân nói tiếp: "nếu tính ra từ việc chênh lệch không ghi trong hóa đơn đó DN trốn được 30% số thuế, trong số 3 triệu đồng chênh lệch mà không ghi hóa đơn đó thì riêng một chiếc xe ít nhất họ cũng trốn được 1 triệu đồng tiền thuế".[5] Vụ việc trôi như nước mùa mưa lũ.
Khách sạn Equatorial, một khách sạn liên doanh lớn, tọa lạc tại Quận 5 Tp.HCM, dù đã bị khởi tố vụ án trốn thuế với con số nhiều tỉ đồng [6] từ năm 2010, nhưng vẫn mất tăm 3 năm qua như chiếc xuồng ba lá chìm sâu dưới lòng sông ô nhiễm nặng "mùi tiền".
Doanh nghiệp Trung Quốc cũng trốn thuế khoảng 40 tỉ đồng, đây [7]! Người ta phải kêu lên: "Nhức nhối trốn nợ thuế của doanh nghiệp FDI" [8] hoặc "Nhiều doanh nghiệp nước ngoài núp bóng FDI để trốn thuế" [9]
Đó là nói về doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam trốn thuế. Còn trong nước thì sao? "Đại gia" Nguyễn Thạc Thanh tại Bắc Ninh trốn thuế hàng chục tỉ đồng với án 36 tháng tù treo. Nhiều ca sĩ, diễn viên, người mẫu trốn thuế hàng tỉ đồng [10].
PVN [11], từ thời Đinh La Thăng còn tại nhiệm, đã "'quên' nộp ngân sách khiến Bộ Tài chính đã phải hai lần ra văn bản yêu cầu nộp thuế, PVN còn đang bị đề nghị phạt gần 500 tỉ đồng vì không nộp thuế". Sau đó tập đoàn đầy tai tiếng này, đủng đỉnh nộp lại chỉ sơ sơ... 1.000 tỉ trong khoản tiền 21.000 tỉ. Còn khoản phạt 500 tỉ thì... hãy đợi đấy (!).
lqq-2-250.jpg
Tòa án Nhân dân Thành phố Hà Nội mở phiên xét xử LS Lê Quốc Quân hôm 2 tháng 10 năm 2013 với tội danh: trốn thuế. Screen capture from VTV.
Sốc hơn, một đơn vị chuyên môn về thuế trương bảng hiệu [12] "Chi cục thuế quận 1" thuộc Tp.HCM lại ngâm hơn 1.400 tỉ tiền thuế để lấy lãi suốt 5 năm nhưng cuối cùng Chi cục trưởng của "Cục... này" xin tự nhận... "phê bình" (!). Chóp bu tại Tp.HCM cho đến nay vẫn chưa báo cáo lên ông Thủ tướng theo yêu cầu dù sự việc được phanh phui 2 năm qua.
Mới nhất, ngày 3/10/2013, trang phunutoday cho biết [13]: EVN trốn thuế và bị truy thu 1,2 tỉ đồng với quyết định gọi là "xử lý hành chính". Bên cạnh EVN, các "vị đại gia" xăng dầu tiếp tục được "vinh danh" bằng cách: Tổng cục Hải quan (Bộ Tài chính) yêu cầu truy thu gần 350 tỷ đồng tiền thuế, trong đó Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) là 170 tỷ đồng, Tổng công ty Dầu Việt Nam (PV Oil) là 66 tỷ đồng, Xăng dầu Đồng Tháp (Petimex) là 56,5 tỷ đồng, Lọc hóa dầu Nam Việt (NamViet Oil) là 26 tỷ đồng, Xăng dầu quân đội 19,7 tỷ đồng và Công ty Vận tải Đường bộ Hải Hà 650 triệu đồng.
Còn hằng hà sa số vụ trốn thuế, nếu độc giả có nhã hứng, xin gõ các cụm từ: "đại gia trốn thuế", "doanh nghiệp FDI trốn thuế", "nghệ sĩ trốn thuế", "siêu xe trốn thuế" vân vân và vân vân, có khi đọc cả năm không hết. Tuy nhiên điều chúng ta cần chỉ ra ở đây là hầu như chưa có một vụ trốn thuế nào mà không qua quy trình như bà Lê Thị Thu Hương, Phó cục trưởng Cục thuế TP HCM cho biết [14]: (trích)
“Trường hợp cá nhân cố tình trốn tránh, khi cơ quan thuế đã mời làm việc nhưng vẫn không hợp tác thì chúng tôi sẽ tiến hành kiểm tra. Người vi phạm có thể bị xử lý hành chính hoặc xử lý hình sự tùy mức độ vi phạm khác nhau.* Ngoài ra, đối tượng trốn thuế còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung khác như phạt tiền bằng số tiến thuế trốn (ngoài số thuế bị truy thu)… Tuy nhiên, pháp luật cũng có sự phân biệt giữa hành vi “chưa đến mức bị coi là tội phạm” với hành vi "bị coi là tội phạm". Không phải ai vi phạm cũng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội trốn thuế, mà có thể bị xử phạt hành chính bằng các hình thức khác nhau.”* (hết trích)
Luật sư Lê Quốc Quân "được" quy tội "trốn" hơn 600 triệu tiền thuế, trong đó năm 2012 hơn 400 triệu, năm 2011 hơn 200 triệu và nhận án tù giam 30 tháng cùng mức phạt hơn 1,2 tỉ đồng trong phiên sơ thẩm ngày 02/10/2013.
Trang thông tin TTXVN đưa tin [15]: Lê Quốc Quân bị phạt 30 tháng tù về tội “Trốn thuế”. Bản tin trên chỉ thấy nói chung chung, không trình ra cho người đọc chi tiết gì để cho thấy LS. Quân cố tình chây ì hay trốn tránh cơ quan thuế. Không biết quy trình như bà Phó cục trưởng Cục thuế Tp.HCM nói, có được tiến hành đối với ông Quân chưa? Thậm chí, so với những dẫn chứng về việc hàng hà sa số doanh nghiệp cho đến cá nhân trốn thuế với con số khổng lồ như trên, liệu LS. Quân có đáng để phù hợp cái gọi là "mức độ tội phạm"? Một khi với hơn 600 triệu tiền thuế mà gán cho LS. Quân 30 tháng tù giam, thì cỡ như Đinh La Thăng cùng bộ sậu "xăng dầu", cho đến các doanh nghiệp FDI đầy... "tiếng tăm", các "đại gia", các "siêu sao" v.v...cứ thế mà "đổ đồng", rồi lấy số đó tính ra tháng tù giam cho bảo đảm "công bằng" và "công khai" (!). Nghĩa là 600 triệu/30 tháng tù giam, vị chi 20 triệu/tháng tù giam.
Theo đó, tính "rợ" 1.400 tỉ đồng của cơ quan gọi là "Chi cục thuế" quận 1 Tp.HCM, cứ thế mà ra 70.000 tháng tù, tương đương 5.800 năm tù giam. Lấy số này chia (kẻ nhiều, người ít) cho đám lãnh đạo tại "Chi cục thuế" quận 1 và "nội các" Tp.HCM, gồm nguyên giàn Thành ủy và quận ủy quận 1, UBNDTp.HCM và UBND quận 1 cho đến Cục thuế Tp.HCM, Sở Tài Chính, Hải Quan Tp.HCM, Sở Công an Tp.HCM và quận 1, Sở Kế Hoạch Đầu Tư Tp.HCM v.v...
Do đó, tên gọi "trốn thuế" phủ chụp luật sư Lê Quốc Quân đều được đại đa số gọi là sự trả thù hiển hiện của chế độ cộng sản Việt Nam mang màu sắc chính trị. Nó cũng được xem là đòn dằn mặt tiếp tục cho bất kỳ ai đòi dân chủ. Không biết phiên phúc thẩm tới đây, vụ việc diễn biến ra sao khi gắn kết với một xã hội mà blogger Trương Ba Không đã tường thuật [16] qua buổi trực tiếp đi nhưng... không đến được "phiên tòa công khai": "Xã hội loạn mẹ nó rồi. Chẳng biết xét xử cái gì mà ngăn đường đến vỡ thành phố mất rồi". Giá như người cộng sản khôn ra hơn một chút để thấy càng ngăn cấm kiểu này thì cá nhân Luật sư Quân cũng như nhiều nhà bất đồng chính kiến khác càng nổi tiếng.
Ừ quên! Những mái đầu nhuộm đen nhánh, những bộ veston đắt tiền, cho đến những đôi giày bóng loáng của Trương Tấn Sang, Nguyễn Tấn Dũng, Trần Đại Quang, Phùng Quang Thanh v.v... cho đến những bộ áo dài tha thướt, những hộp trang điểm hàng hiệu của Nguyễn Thị Kim Ngân, Nguyễn Thị Doan, Nguyễn Thị Kim Tiến, Tòng Thị Phóng v.v... có xuất "hóa đơn đỏ" không nhỉ? Không khéo lại mang tiếng "trốn thuế" mất!
Nguyễn Ngọc Già
*Nội dung không phản ảnh quan điểm của RFA_______________
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2013/10/131002_vietnam_budget_difficulties.shtml[1]
http://www.tienphong.vn/xa-hoi/648233/Phai-het-suc-lo-cho-doanh-nghiep-tpp.html[2]
http://vtc.vn/1-359428/kinh-te/10-nam-khong-dong-thue-coca-cola-phat-trien-gi-cho-vn.htm[3]
http://vtc.vn/1-359319/kinh-te/nghi-an-chu-dau-tu-toa-nha-cao-nhat-vn-chuyen-gia.htm[4]
http://www.baomoi.com/Phat-hien-dai-ly-Honda-tron-thue-de-the-sao-khong-ai-xu-ly/145/3417689.epi[5]
http://www.vietnamplus.vn/Home/Khoi-to-dieu-tra-vu-tron-thue-o-khach-san-Equatorial/20109/61530.vnplus[6]
http://giaothongvantai.com.vn/thi-truong/201208/Vu-tham-lau-2000-tan-xang-doanh-nghiep-Trung-Quoc-tron-thue-15256/[7]
http://dddn.com.vn/doanh-nghiep/nhuc-nhoi-tron-no-thue-cua-doanh-nghiep-fdi-20120409091138733.htm[8]
http://www.haiduong.gov.vn/vn/chinhquyen/Pages/Nhi%E1%BB%81udoanhnghi%E1%BB%87pn%C6%B0%E1%BB%9Bcngo%C3%A0in%C3%BApb%C3%B3ngFDI%C4%91%E1%BB%83tr%E1%BB%91nthu%E1%BA%BF.aspx[9]
http://www.tienphong.vn/Kinh-Te/612922/Soc-danh-sach-ca-sy-dien-vien-noi-tieng-tron-thue-tpp.html[10]
http://tuoitre.vn/Kinh-te/519007/Buoc-Tap-doan-Dau-khi-nop-lai-gan-11000-ti-dong.html[11]
http://www.tienphong.vn/phap-luat/553851/ong-chi-cuc-truong-tu-nhan-phe-binh-tpp.html[12]
http://phunutoday.vn/doi-song/evn-bi-truy-thu-thue-nhap-khau-dien-32960.html[13]
http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/quan-diem/11-dai-gia-nop-thieu-chu-khong-tron-thue-10-ty-dong-856058.html[14]
http://www.vietnamplus.vn/Home/Le-Quoc-Quan-bi-phat-30-thang-tu-ve-toi-Tron-thue/201310/218769.vnplus[15]
https://www.facebook.com/notes/tr%C6%B0%C6%A1ng-ba-kh%C3%B4ng/t%C3%B4i-%C4%91i-d%E1%BB%B1-t%C3%B2a-x%E1%BB%AD-l%C3%AA-qu%E1%BB%91c-qu%C3%A2n-tr%E1%BB%91n-thu%E1%BA%BF/418336031603691[16]

Hội nghị 8 và uy tín Tổng bí thư!...

Ông Nguyễn Phú Trọng
Ông Trọng là vị tổng bí thư đầu tiên bị Trung ương Đảng bác đề xuất
BBC - Thứ năm, 3 tháng 10, 2013
Một đảng viên lão thành cho rằng người đứng đầu của Đảng Cộng sản Việt Nam ‘đã mất uy tín’ và ‘nên từ chức’.
Ban Chấp hành Trung ương Đảng hiện đang họp toàn thể lần thứ 8 tại Hà Nội dưới sự chủ trì của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng để bàn về các vấn đề như sửa Hiến pháp, tình hình kinh tế-xã hội, cải cách giáo dục và chuẩn bị cho đại hội lần sau của Đảng.

‘Xin từ chức’
Ông tổng bí thư đã hai lần thất bại tại hai kỳ Hội nghị Trung ương liên tiếp khi các đề xuất của ông đưa ra đều bị đa số các ủy viên Trung ương bác bỏ. Đây là điều chưa từng xảy ra trong lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.
Bình luận về vấn đề này, Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, cựu ủy viên trung ương, nói rằng điều này ‘chứng tỏ tổng bí thư không được Trung ương tín nhiệm bao nhiêu’.
“Nếu tôi ở trường hợp ông Nguyễn Phú Trọng thì tôi xin với Trung ương từ chức,” ông Vĩnh nói.
Ông Vĩnh cũng chỉ trích ông Trọng là ‘không nói đúng sự thật’ về tình hình đất nước khi ông bày tỏ thái độ lạc quan trong buổi tiếp xúc cử tri mới đây ở Hà Nội.
Ông nói tuyên bố của ông Trọng về việc ‘tuyệt đại đa số nhân dân ủng hộ những nội dung chủ chốt của Dự thảo Hiến pháp sửa đổi’ là ‘không đúng sự thật’ và ‘không đáp ứng nguyện vọng của nhân dân’.
Về chương trình nghị sự tại Hội nghị Trung ương 8, theo đánh giá của ông Vĩnh thì nội dung quan trọng là bàn về tình hình kinh tế-xã hội của đất nước.
Theo thông cáo của Đảng thì tại hội nghị này các ủy viên Trung ương sẽ nghe Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Bí thư Ban cán sự Đảng chính phủ, trình bày báo cáo về tình hình đất nước để từ đó bàn bạc đánh giá và tìm giải pháp.

‘Nghị quyết suông’

“Hiện tình chính phủ muốn đăng báo công khai nói thế nào thì nói nhưng thật sự kinh tế đã sa sút nghiêm trọng,” ông nói, “Đất nước đã tụt hậu xa so với các nước xung quanh. Khó khăn đầy rẫy.”
Theo ông thì có thể Trung ương Đảng sẽ bàn về đổi mới kinh tế nhưng không biết đến mức nào.
"Từ trước đến giờ Đảng đề ra những nghị quyết nhưng cuối cùng đều không thực hiện được hoặc thực hiện ngược lại."
Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh
“Tốt nhất là nên tư nhân hóa các tập đoàn kinh tế nhà nước mà phần lớn đều kêu lỗ vốn.”
Còn về cải cách chính trị, ông Vĩnh cho rằng ‘Trung ương sẽ không bàn đổi mới chính trị đâu’.
Trong chương trình thì hội nghị Trung ương cũng bàn thảo về Dự thảo Hiến pháp sửa đổi, vốn giữ nguyên những nội dung về chế độ chính trị của Đảng, trước khi đưa ra Quốc hội thông qua trong phiên họp vào cuối tháng này.
Điều ông Vĩnh quan ngại là Trung ương Đảng phải ‘có biện pháp gì hữu hiệu’ chứ không phải là ra một nghị quyết rồi ‘cuối cùng không đi đến đâu’.
“Từ trước đến giờ Đảng đề ra những nghị quyết nhưng cuối cùng đều không thực hiện được hoặc thực hiện ngược lại,” ông nói.

Do đó ông nói ông không có hy vọng gì về việc Hội nghị 8 lần này sẽ có tác động tích cực gì đối với tình hình đất nước.

'Đồng chí Trọng nói không đúng sự thật'!...

BBC - Thứ năm, 3 tháng 10, 2013 
Bình luận về Hội nghị Trung ương 8 của Đảng Cộng sản Việt Nam, Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, người từng là ủy viên trung ương Đảng, nói rằng nội dung quan trọng của hội nghị này là bàn về tình hình kinh tế-xã hội của đất nước.
Theo thông cáo của Đảng thì tại hội nghị này các ủy viên trung ương sẽ nghe Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, bí thư Ban cán sự Đảng chính phủ, trình bày báo cáo về tình hình đất nước để từ đó bàn bạc đánh giá và tìm giải pháp.
“Hiện tình chính phủ muốn đăng báo công khai nói thế nào thì nói nhưng thật sự kinh tế đã sa sút nghiêm trọng,” ông nói, “Đất nước đã tụt hậu xa so với các nước xung quanh. Khó khăn đầy dẫy.”
Theo ông thì có thể Trung ương Đảng sẽ bàn về đổi mới kinh tế nhưng không biết đến mức nào.
“Tốt nhất là nên tư nhân hóa các tập đoàn kinh tế nhà nước mà phần lớn đều kêu lỗ vốn.”
Còn về cải cách chính trị, ông Vĩnh cho rằng ‘Trung ương sẽ không bàn đổi mới chính trị đâu’.
Trong chương trình thì hội nghị trung ương cũng bàn thảo về Dự thảo Hiến pháp sửa đổi, vốn giữ nguyên những nội dung về chế độ chính trị của Đảng, trước khi đưa ra Quốc hội thông qua trong phiên họp vào cuối tháng này.
Điều ông Vĩnh quan ngại là Trung ương Đảng phải ‘có biện pháp gì hữu hiệu’ chứ không phải là ra một nghị quyết rồi ‘cuối cùng không đi đến đâu’.
Tướng Vĩnh, cựu Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc cũng nói: "Đồng chí Nguyễn Phú Trọng nói không đúng sự thật về kinh tế."
Vì, theo ông Nguyễn Trọng Vĩnh, "sự thật về kinh tế khó khăn hơn nhiều lắm", và không phải như Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam nói với cử tri Hà Nội trước thềm Hội nghị Trung ương rằng "kinh tế xã hội đang rất ổn định".
Bình về hội nghị, Tướng Vĩnh nói:
“Từ trước đến giờ Đảng đề ra những nghị quyết nhưng cuối cùng đều không thực hiện được hoặc thực hiện ngược lại,” ông nói.
Do đó ông nói ông không có hy vọng gì về việc Hội nghị 8 lần này sẽ có tác động tích cực gì đối với tình hình đất nước.

Thủ tướng TQ sắp thăm Việt Nam!...

 BBC - Thứ năm, 3 tháng 10, 2013
Thủ tướng VN Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng TQ Lý Khắc Cường tại hội chợ TQ-Asean ở Nam Ninh
Tin cho hay Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc Lý Khắc Cường sắp có chuyến thăm chính thức Việt Nam, 10 ngày sau khi Chủ tịch Tập Cận Bình thăm hai nước Đông Nam Á.

Trước đó ông sẽ thăm Thái Lan từ 11/10, nguồn tin này cho biết.Nguồn tin của BBC nói ông Lý sẽ ở Việt Nam trong hai ngày, cụ thể là từ 13/10-15/10.
Nội dung chuyến đi sẽ là để thúc đẩy quan hệ song phương cũng như giữa Trung Quốc với khối Asean, mở rộng hợp tác về nhiều mặt, đặc biệt là về kinh tế và an ninh.
Các kênh chính thức của Việt Nam và Trung Quốc chưa thấy thông báo về chuyến đi này, nhưng theo website Chính phủ Việt Nam, đầu tháng trước tại Hội nghị thượng đỉnh Đầu tư-Thương mại Asean-Trung Quốc lần thứ 10 ở Nam Ninh, Trung Quốc, Thủ tướng Việt Nam đã có hội kiến với Thủ tướng Trung Quốc, trong đó ông "trân trọng mời Thủ tướng Lý Khắc Cường và các đồng chí lãnh đạo cấp cao Trung Quốc sớm sang thăm Việt Nam".
Lúc đó ông Lý Khắc Cường được nói đã "vui vẻ nhận lời".
Trong khi đó hôm 2/10, Chủ tịch Tập Cận Bình đã rời Trung Quốc đi thăm chính thức Indonesia và Malaysia, đồng thời tham dự hội nghị thượng đỉnh Apec tại Bali.
Việc hai lãnh đạo cao cấp nhất của Nhà nước Trung Quốc đi thăm các nước Đông Nam Á cho thấy có chuyển dịch trong chính sách của Bắc Kinh đối với khối này, nhất là trong bối cảnh Hoa Kỳ cũng tuyên bố chuyển trọng tâm tới khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Đàm phán Biển Đông

Nghị trình chuyến thăm của ông Lý Khắc Cường chưa được công bố, nhưng một trong những chủ đề được cho sẽ có mặt trong các cuộc hội đàm với lãnh đạo cả Thái Lan và Việt Nam là tranh chấp ở Biển Đông.
Hà Nội là một trong các bên đang trực tiếp tham gia tranh chấp, trong khi Bangkok mới đây đã đóng vai trò trung gian dàn xếp.
Hiện cho tới nay, chưa có gì cho thấy Bắc Kinh thay đổi giọng điệu như đã nhiều lần tuyên bố từ trước, rằng các bên phải "cùng nhau duy trì hoà bình, ổn định tại Biển Đông, kiểm soát tốt tình hình trên biển, giải quyết thoả đáng mọi vấn đề thông qua đàm phán hòa bình".
Mới đây, Trung Quốc và Asean đã có tham vấn chính thức lần đầu tiên về xây dựng Bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông (COC) và tuy con đường đạt được một thỏa thuận còn xa vời, thủ tướng Trung Quốc chắc chắn sẽ không bỏ lỡ cơ hội cho thế giới thấy Bắc Kinh vẫn duy trì "thiện chí" đàm phán cho dù không ai trông đợi sẽ có khai thông hay đột phá gì từ chuyến đi sắp tới.
"Những năm giữa thập kỷ 2000, Bắc Kinh chủ trương "trỗi dậy hòa bình", hợp tác cùng có lợi, "nước nổi thuyền cũng nổi" với khối Đông Nam Á. Chủ trương này tới cuối thập kỷ chuyển sang xu hướng diều hâu nước lớn."
Một trong các chủ đề khác mà Trung Quốc muốn theo đuổi với khối Đông Nam Á là kế hoạch đầy tham vọng nối khối này với đường sắt xuyên Á của Trung Quốc.
Kế hoạch nối các nước Đông Nam Á và Trung Quốc trong một mạng lưới xe lửa được Bắc Kinh quảng cáo là sẽ mang lợi ích to lớn về kinh tế tới tất cả các bên, tuy nhiên cũng bị nghi ngờ là sẽ làm gia tăng sự phụ thuộc của các nước nhỏ vào Trung Quốc.
Thương mại Trung Quốc-Asean hiện đang ở ngưỡng 400 tỷ đôla năm 2012, và các bên đặt mục tiêu tăng lên 1 nghìn tỷ trước năm 2020.
Giới quan sát nhận xét rằng với chính phủ mới ở Trung Quốc, nước này đang phát triển cách tiếp cận mới đối với khối các nước Đông Nam Á.
Những năm giữa thập kỷ 2000, Bắc Kinh chủ trương "trỗi dậy hòa bình", hợp tác cùng có lợi, "nước nổi thuyền cũng nổi" với khối Đông Nam Á. Chủ trương này tới cuối thập kỷ chuyển sang xu hướng diều hâu nước lớn.
Nay, sau khi ông Tập Cận Bình lên nhậm chức, ông và ông Lý Khắc Cường đang tỏ ra muốn kết hợp hai xu hướng trên với nhau thông qua thúc đẩy vai trò đầu tàu kinh tế của Trung Quốc trong khu vực nhưng vẫn cứng rắn về an ninh.

Hoa Kỳ 'sẽ không bỏ qua nhân quyền'!...

BBC - Thứ năm, 3 tháng 10, 2013

Bản án dành cho luật sư bất đồng chính kiến Lê Quốc Quân bị chỉ trích là nhằm mục đích chính trị
Ngày 2/10, Tòa án Nhân dân TP Hà Nội đã tuyên án luật sư bất đồng chính kiến Lê Quốc Quân 30 tháng tù giam, kèm theo khoản phạt 1,2 tỷ đồng vì tội trốn thuế.

BBC đã nói chuyện với Tiến sỹ Jonathan London, Đại học Hong Kong, về bản án dành cho luật sư Lê Quốc Quân và ảnh hưởng của nó đến quan hệ Việt-Mỹ.Bản án này ngay sau đó đã bị Human Rights Watch và Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội lên án là nhằm mục đích chính trị.

Mỹ 'không bỏ qua' nhân quyền

BBC: Ông có bất ngờ trước kết quả phiên xử sơ thẩm luật sư Lê Quốc Quân tại Hà Nội hôm 2/10 hay không?
TS Jonathan London: Theo tôi thì không bất ngờ lắm. Cũng có một số người cho rằng án tương đối nhẹ vì chính quyền Việt Nam còn lo phản ứng từ quốc tế.
Tôi nghĩ là 30 tháng thì không nhẹ và kết quả cho thấy chính quyền Việt Nam chưa có một thay đổi nào về chính trị.
BBC: Ông nghĩ rằng bản án dành cho luật sư Quân sẽ ảnh hưởng như thế nào lên quan hệ Việt-Mỹ? Thí dụ nó có dẫn tới hệ quả gì đối với dự luật nhân quyền mới được ủy ban của Hạ viện thông qua và chuẩn bị được đưa lên Thượng viện hay không?
TS Jonathan London: Tôi có thể khẳng định thời điểm này là một thời điểm quan trọng trong quan hệ Mỹ-Việt. Mùa hè vừa qua đã có cuộc gặp giữa Tổng thống Barack Obama và Chủ tịch Trương Tấn Sang, điều mà theo một số người cho là cơ hội đầy hứa hẹn cho hai nước để phát triển một mối quan hệ lành mạnh hơn.
Nhiều người trong giới bình luận cũng quan tâm đến hiệp định TPP (Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương) giữa 12 nước mà Việt Nam muốn vào để có nhiều cơ hội xuất khẩu sang thị trường Mỹ.
Tuy nhiên với những diễn biến trong thời gian qua, đặc biệt là trong vấn đề nhân quyền ở Viêt Nam thì khả năng mà Mỹ và Việt Nam có một sự bứt phá để tạo ra một mối quan hệ mới, khác hẳn so với khi trước, hình như càng ngày càng hạn chế.
"Khả năng mà Mỹ và Việt Nam có một sự bứt phá để tạo ra một mối quan hệ mới, khác hẳn so với khi trước, hình như càng ngày càng hạn chế. "
Tiến sỹ Jonanthan London
Trong tháng 10 tới này cũng sẽ có chuyến đi của lãnh đạo Trung Quốc sang Việt Nam.
Theo nhiều người, hiện nay, trong lúc sự chú ý của chính phủ Hoa Kỳ đối với Châu Á đang bị đe dọa bởi những vấn đề chính trị ở Mỹ thì chính phủ Trung Quốc đang tiến hành một chiến dịch để thu hút sự ủng hộ của các nước Châu Á, trong đó có Việt Nam.
Có thể nói là tháng 10 này là một tháng rất quan trọng về nhiều mặt khác nhau ở Việt Nam. Chuyện quan hệ Việt Nam-Mỹ, Việt Nam-Trung Quốc với vấn đề nhân quyền tại Việt Nam là hết sức thú vị.
Không ai biết phải kết luận ra sao. Chỉ có thể khẳng định là đến bây giờ, hình như chưa có thay đổi nào đối với thái độ của chính quyền Việt Nam về hồ sơ nhân quyền.
Nhân quyền vẫn là một trở ngại lớn trong quan hệ giữa hai nước Mỹ-Việt. Nếu vấn đề nhân quyền dẫn tới hậu quả là quan hệ hai nước không có sự tiến bộ đáng kể nào thì đó là điều đáng buồn, có thể đặc biệt là đối với người dân Việt Nam.
BBC: Ông có cho rằng sự bị cho là bảo thủ trong vấn đề nhân quyền của Việt Nam xuất phát từ quan điểm cho rằng Mỹ cần Việt Nam để tăng sự hiện diện tại Châu Á?
TS Jonathan London: Đấy là một câu hỏi thú vị. Cả hai nước đều cần nhau, tôi nghĩ thế. Thế nhưng nếu Việt Nam giả định rằng Mỹ cuối cùng cũng sẽ bỏ qua vấn đề về nhân quyền thì chưa chắc chắn.
Bây giờ kinh tế Việt Nam đang gặp khó khăn và rất cần một thị trường lớn như Mỹ để giải tỏa sức ép cho nền kinh tế trong nước. Việt Nam có thể đang cần Mỹ hơn Mỹ cần Việt Nam hiện nay.
Tôi cũng đồng ý là yếu tố Việt Nam trong những nỗ lực của Mỹ để nâng cao sự hiện diện tại Thái Bình Dương là khá quan trọng. Thế nhưng tôi chưa chắc chắn rằng Mỹ sẽ hy sinh sự quan tâm về vấn đề nhân quyền, đặc biệt khi trong những cuộc thảo luận ở Mỹ mà tôi biết, ông Lê Quốc Quân đang được đặc biệt quan tâm đến.

Lê Quốc Quân là một luật sư bất đồng chình kiến nổi tiếng trong nước

Đổi cách đàn áp?

BBC: Phải chăng việc không ghép cho các nhà bất đồng chính kiến các tội theo Điều 88, 79 hay 258 mà thay vào bằng các tội dân sự, hay kinh tế, như trường hợp ông Quân, là xu hướng trong tương lai, là giải pháp giúp chính quyền Việt Nam tránh khỏi sự chỉ trích quốc tế về đàn áp tự do ngôn luận?
TS Jonathan London: Hình như những tháng gần đây, chính quyền Việt Nam đang áp dụng những biện pháp được gọi là nhẹ hơn so với điều 88, như 'vi phạm' về thuế là một ví dụ.
Nhưng kết quả vẫn là những nhà bất đồng chính kiến bị bắt giữ, bỏ tù. Nên tôi nghĩ việc những biện pháp nặng nề được chuyển sang những biện pháp được cho là tương đối nhẹ hơn sẽ không có kết quả đáng kể nào, và sẽ không hữu hiệu.
Chính vì kết quả như nhau, nên tốt nhất là muốn tốt hành những cải cách thì phải có một thay đổi lớn trong vấn đề xã hội dân sự tại Việt Nam.
BBC: Để tiến tới điều mà ông gọi là xã hội dân sự tại Việt Nam thì cần có những sự đột phá nào?
TS Jonathan London: Cơ bản nhất là không đàn áp những người thể hiện sự bất đồng chính kiến.
"Ít khi trong lịch sử mà một thay đổi lớn chỉ xuất phát từ trên xuống dưới"
Tiến sỹ Jonathan London
Hiện nay trong Hiến pháp Việt Nam có quy định người dân được tự do ngôn luận, tự do hội họp. Nếu Việt Nam muốn có những tiến bộ, và muốn có những mối quan hệ quốc tế lành mạnh hơn thì phải bắt đầu tôn trọng hiến pháp của nước mình và bắt đầu đảm bảo những quyền tự do cơ bản của người dân.
Trong những năm qua, chính quyền Việt Nam luôn nhấn mạnh ý muốn tiến tới một nước văn minh. Theo tôi hiểu là muốn có một văn hóa chính trị văn minh thì phải cho phép dân thể hiện ý kiến chính trị của họ một cách ôn hòa.
Nếu được như thế thì quan hệ của Việt Nam với Mỹ và các nước khác trong phòng trào quốc tế sẽ tốt hơn rất nhiều, rất nhanh.
Phiên tòa của Lê Quốc Quân cho thấy chưa có thay đổi quan trọng nào trong vấn đề về nhân quyền ở Việt Nam.
Ít khi trong lịch sử mà một thay đổi lớn chỉ xuất phát từ trên xuống dưới.
Nhưng tôi vẫn lạc quan vì thời gian qua đã có những thay đổi khác hẳn so với trước đây. Cụ thể việc người dân trao đổi tranh luận, nói chuyện về những vấn đề bức xúc nhất mà Việt Nam đang đối phó là sự khác biệt so với Việt Nam bây giờ và Việt Nam cách đây mấy năm.

Cho dù chưa có tến bộ rõ nào về vấn đề nhân quyền, việc người dân Viêt Nam từ mọi phía đang thảo luận về vấn đề chính trị tự do hơn trước đây, là một hiện tượng đầy hứa hẹn.

Ngân sách èo uột, Bộ KH&ĐT muốn tung thêm 285.000 tỷ đồng TPCP !...

SỐNG MỚI - 03/10/2013 

Chỉ gần hai tháng trước, khi Bộ Tài chính khẳng định chưa có kế hoạch tăng phát hành trái phiếu Chính phủ (TPCP) thì nay, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) vừa trình Chính phủ phải phát hành thêm 285.000 tỷ đồng TPCP với lý do bổ sung vốn đối ứng cho các dự án ODA, dự án hợp tác công tư PPP. Trong khi đó, tính đến hết tháng 8/2013, thu ngân sách ước đạt 485.000 tỷ đồng, chỉ vỏn vẹn 59.4% dự toán ngân sách năm, và ước tính bội chi của năm 2014 sẽ tăng lên 255.000 tỷ đồng.
TPCP đang là một trong những kênh huy động vốn chính cho các dự án của Nhà nước.
Theo Thời báo Kinh tế Sài Gòn, Bộ KH&ĐT đã trình Chính phủ dự kiến phải phát hành thêm 285.000 TPCP ngoài kế hoạch đã được Quốc hội phê duyệt cho giai đoạn 2014-2016. Theo Bộ này, để đáp ứng nhu cầu bổ sung vốn đối ứng cho các chương trình, dự án ODA, vốn đối ứng cho các dự án PPP thì số tiền phát hành trái phiếu có thể lên đến 500.000 tỷ đồng.
Tuy nhiên, Bộ dự tính giai đoạn 2014-2016 có thể phát hành thêm 360.000 tỷ đồng TPCP (gồm 285.000 tỷ đề xuất thêm và 75.000 tỷ đã có trong kế hoạch phát hành trước đó) song lại lưu ý rằng số vốn này chỉ đáp ứng già nửa nhu cầu vốn TPCP của các bộ ngành, địa phương. Điều này có nghĩa là người dân sẽ phải chuẩn bị để sẵn sàng ứng phó với việc gia tăng phát hành TPCP hơn nữa trong tương lai gần, chứ không chỉ lần này nếu đề xuất trên được thông qua, và càng phải lên dây tinh thần để trả nợ sau đó.
Đầu tư công có thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn, như giải quyết công ăn việc làm thời vụ, tiêu thụ một chút vật liệu xây dựng đang ế chỏng ế chơ... Nhưng hiệu quả về dài hạn gần như là không có gì, nếu vẫn còn tồn tại những công trình tiền tỷ chỉ dành thả bònuôi gà. Khi ấy, sự xuất hiện của TPCP chỉ như đang “bôi trơn” cho sự lãng phí. Đồng thời, theo Tiến sĩ Vũ Thành Tự Anh, “khi Chính phủ tạo ra một kênh thanh khoản an toàn với lãi suất khá cao cho ngân hàng thương mại thì họ không có nhiều động cơ hay chịu sự thúc ép phải cho vay khu vực tư nhân (dân cư, doanh nghiệp). Như vậy nợ công (trái phiếu do Chính phủ phát hành) đang chèn lấn nợ của khu vực tư nhân”.

Giao thông Việt Nam - ‘cơn ác mộng’ với người nước ngoài!...

SỐNG MỚI - 03/10/2013 

Thông thường, sang đường là hành động tương đối đơn giản. Tuy nhiên, ở Việt Nam, đây thật sự là “cơn ác mộng” với nhiều người nước ngoài. Để qua đường an toàn, họ cần có trí thông minh, “kỹ thuật” và cả sự may mắn nữa.
Ôtô bị xem là phương tiện xa xỉ tại Việt Nam do các loại phí, thuế có thể đắt gần bằng giá trị chiếc xe. Vì vậy, đa số người tham gia giao thông đều sử dụng xe máy. Chúng trở nên phổ biến đến nỗi số người sử dụng mũ bảo hiểm còn nhiều hơn cả những chiếc nón lá đã trở thành hình ảnh mang tính biểu tượng của người Việt Nam.
Xe máy có thể được sử dụng để “thồ” mọi thứ. Thậm chí, người ta có thể dễ dàng bắt gặp cảnh một gia đình 4 người được nhồi nhét trên chiếc xe hai bánh. Nhiều lái xe còn đeo khẩu trang để tránh bụi. Nhưng khi vô ý gây tai nạn, họ cũng có thể “tẩu thoát” mà không sợ bị ai nhận ra.
Tại một số quốc gia như Anh Quốc, nếu ai đó sử dụng còi, có nghĩa là người  đó đang rất tức giận vì bị người khác cản đường. Thậm chí, họ có  thể nổi điên lên. Thế nhưng, tại Việt Nam, bấm còi liên tục chỉ đơn thuần là cho người khác biết mình đang ở đây.
Đèn giao thông và những đoạn giao nhau tồn tại rất nhiều tại Việt Nam. Nhưng chúng thường bị lờ đi, trừ khi ở những ngã tư lớn. Điều đó có nghĩa xe máy và ôtô ít khi dừng lại để nhường đường cho người đi bộ đang loay hoay tìm cách sang đường.
Tuy vậy, người đi bộ sẽ không có cơ  hội chờ đợi một khoảng trống để tranh thủ sang đường bởi nó sẽ không bao giờ xuất hiện. Vì vậy, việc duy nhất “nên làm” là cứ lao qua theo cách “liều mình như chẳng có”, nhưng phải luôn giữ được sự tỉnh táo: đi chậm, nhưng chắc chắn, không ngần ngại hay lưỡng lự. Thông thường, hầu hết lái xe có thể dự đoán chuyển động của người đi bộ và tránh một cách an toàn. Thế nhưng, trong một số trường hợp, nếu người sang đường đột ngột dừng lại và bắt đầu lưỡng lự, thì họ có thể bị rối và gây ra sự cố không mong muốn.
Có thể nói, giao thông Việt Nam luôn là nỗi ám ảnh với không ít người nước ngoài. Dù đã biết trước điều này, nhưng họ vẫn trở thành nạn nhân một cách đáng tiếc. Tháng 12/2006, giáo sư người Mỹ Seymour Papert sang Hà Nội để tham dự Hội nghị quốc tế về phương pháp dạy toán bằng công nghệ thông tin, chương trình được tổ chức tại Trường Đại học Bách Khoa. Thế nhưng, không may, khi vừa từ khách sạn đi ra để qua ngã tư, ông đã bị một chiếc xe máy bất ngờ tông trúng gây chấn thương sọ não.
Tháng 6/2013, Tiến sĩ khảo cổ học Nishimura Masanari 48 tuổi đến từ Nhật Bản cũng đã bị xe tải tông trúng trên đoạn Quốc lộ 5. Dù được đưa đi cấp cứu, nhưng ông vẫn không qua khỏi. Từng có 23 năm sinh sống và làm việc tại Việt Nam, sự ra đi của ông khiến giới khảo cổ không hỏi bàng hoàng, tiếc nuối.
Mới đây nhất, chiều ngày 23/9, dù đi đúng vạch sang đường dành cho người đi bộ, nhưng ông Blankenstein 46 tuổi - du khách nước ngoài - vẫn bị hai chiếc xe máy đâm liên tiếp khiến ông nằm bất tỉnh trên đường. Vụ việc xảy ra trên đường Bùi Thị Xuân, phường Bến Thành, quận 1, TP.HCM.
Trước đó, tháng 8/2012, một tờ báo nước ngoài đã đăng tải bài viết có tựa đề “Sát thủ  thầm lặng ở Việt Nam” đề cập đến những nguyên nhân khiến việc tham gia giao thông trở thành “cơn ác mộng” với những người nước ngoài, trong đó có nạn mãi lộ cảnh sát giao thông. Điều đó cho thấy sự lỏng leo trong công tác thực thi pháp luật và ý thức kém của nhiều lái xe. Vì vậy, người nước ngoài đã phải “tự cứu mình” bằng cách chia sẻ những bài viết và tự dạy nhau kinh nghiệp các sang đường an toàn tại Việt Nam.

Phá rừng trồng cao su: TƯ bảo có, địa phương nói không!...

ĐẤT VIỆT - 02/10/2013  (Kinh tế) - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ rõ có tới 79% diện tích được mở rộng trồng cây cao su trên địa bàn Tây Nguyên là diện tích rừng tự nhiên chuyển đổi sang, trong đó không phải toàn bộ diện tích này là rừng nghèo kiệt. Thậm chí khi có chủ trương, Bộ chưa kịp có hướng dẫn hàng loạt tỉnh đã tranh thủ làm ngay. Tuy nhiên, trả lời báo chí, một số tỉnh được cho là có diện tích trồng cao su lớn nhất đều chối việc này và khẳng định không làm sai.



Trung ương, nhà khoa học nói: Có phá rừng!

Ông Triệu Văn Hùng, Giám đốc Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam cho biết, vì lợi ích kinh tế, trong những năm qua, việc chuyển đổi đất rừng sang trồng cây cao su đã diễn ra rộng khắp ở nhiều vùng và địa phương. Và, trên thực tế, diện tích trồng cao su đã vượt xa quy hoạch của Chính phủ.
Cụ thể, trong quy hoạch phát triển cao su cả nước đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020 phê duyệt năm 2009, Chính phủ đặt mục tiêu: Đến năm 2020, diện tích cao su ổn định 800.000 ha, trong đó vùng Tây Nguyên 280.000 ha và Tây Bắc 50.000 ha. Tuy nhiên, mới đến cuối năm 2012, diện tích cao su của cả nước đã lên đến 915.000 ha và vẫn đang tiếp tục mở rộng, khiến rừng tự nhiên đang dần bị thu hẹp.
Thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng chỉ rõ, đã có đến 79% diện tích được mở rộng trồng cây cao su trên địa bàn Tây Nguyên là diện tích rừng tự nhiên chuyển đổi sang. Hơn nữa, không phải toàn bộ diện tích này là rừng nghèo kiệt, vì có gần 400.000 m3 gỗ tận thu được từ việc chuyển đổi 700.000 ha rừng tự nhiên sang đất trồng cao su.
Thậm chí GS.TSKH Nguyễn Ngọc Lung, Viện Quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng còn dẫn lại từ năm 2006, sau hội nghị phát triển kinh tế - xã hội Tây nguyên ở TP.HCM, Văn phòng Chính phủ đã có văn bản thông báo ý kiến của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, trong đó giao Tổng công ty Cao su chủ trì, phối hợp với Bộ NN&PTNT làm việc cụ thể với từng tỉnh để trong năm năm tới phát triển được 90.000-100.000ha cao su tại Tây nguyên (đất lấy từ những dự án trồng cây nguyên liệu kém hiệu quả, diện tích đất giảm từ trồng cây cà phê và một số lâm trường có đất rừng nghèo kiệt). Ngay sau đó, khi Bộ NN&PTNT chưa hướng dẫn, hàng loạt tỉnh đã “tranh thủ” làm ngay.
Điều đáng nói là Nhà nước cho cả Tây nguyên 90.000-100.000ha, nhưng chỉ riêng Gia Lai đã ra thông báo quy hoạch 60.000ha làm cao su mới. Các tỉnh khác cũng tranh thủ mà không đợi quy hoạch phân bổ tỉnh này bao nhiêu, tỉnh kia bao nhiêu. Sự vội vàng đó, theo ông Lung, “vì quyền lợi cục bộ địa phương hoặc nhóm lợi ích”.
Và điều này cũng được rất nhiều nhà khoa học khẳng định, chắc chắn có sự phù phép, lợi dụng chính sách khiến các địa phương mới nhanh chóng chuyển đổi nhanh chóng như vậy.
Theo Chiến lược phát triển cao su đến năm 2015 và tầm nhìn đến 2020, diện tích cao su của cả nước đạt mức ổn định là 800.000 ha, với tổng kim ngạch xuất khẩu giữ ổn định ở mức 2 tỉ USD/năm. Thế nhưng chỉ sau ba năm, đến năm 2012 diện tích trồng cao su lên đến 915.000ha - vượt xa quy hoạch cho năm 2020.
Chính phủ quy hoạch đến năm 2020 diện tích cao su đạt 800.000ha nhưng chỉ đến năm 2012 diện tích này đã vượt xa đạt 915.000ha
Chính phủ quy hoạch đến năm 2020 diện tích cao su đạt 800.000ha nhưng chỉ đến năm 2012 diện tích này đã vượt xa đạt 915.000ha
Ông Chu Quốc Cổn, Phòng Khoa học kỹ thuật và Công nghệ, Viện Điều tra Quy hoạch rừng nói thẳng: Chúng tôi đã đi khảo sát thực tế thấy rằng thực chất chuyển đổi rừng sang trồng cao su thì... chuyển rừng giàu là chính. Doanh nghiệp không bán được gỗ rất buồn. Rõ ràng có chuyện bao che, lách để phá rừng.
“Phải nói thẳng là chắc chắn có chuyện lách luật là chính. Theo quy định phải là “rừng nghèo kiệt” mới được chuyển đổi (tức là dưới 50m3/ha), nhưng nhiều địa phương đã bỏ chữ “kiệt” đi và cho phép chuyển đổi. Hiện nay bản thân Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cũng nhìn ra vấn đề này và không cho phép chuyển đổi nữa”, ông Cổn nói.
Địa phương bảo: không!
Con số thống kê đã rõ ràng, các chứng cứ khoa học đã chỉ rõ nhưng hiện không địa phương nào cho rằng mình đã làm sai.
Địa phương nào cũng nói đã làm rất đúng việc chuyển đổi rừng sang trồng cao su
Địa phương nào cũng nói đã làm rất đúng việc chuyển đổi rừng sang trồng cao su
Trao đổi với Đất Việt, trước đó ông Lê Văn Minh, Giám đốc Sở NN&PTNT Lâm Đồng khẳng định địa phương đang làm đúng chủ trương.
Ông Minh cho biết, UBND tỉnh luôn quan tâm đến vấn đề kiểm tra, thanh tra việc chuyển đổi rừng tự nhiên sang trồng rừng cao su. Thanh tra tỉnh phối hợp với Sở NN&PTNT đã tổ chức nhiều đợt kiểm tra, thanh tra để hạn chế thấp nhất những sai sót trong quá trình lập hồ sơ, thẩm định, cấp phép, nghiệm thu lâm sản…
“Kết quả cho thấy các dự án đều thực hiện về đối tượng rừng đúng với tiêu chí của Bộ NN&PTNT. Sản lượng gỗ nghiệm thu trong tận dụng lâm sản trên hiện trường cần giải phóng mặt bằng thấp hơn so với sản lượng cho phép trong thiết kế”, ông Minh nói.
Ông Minh khẳng định: Trong quá trình chuyển đổi rừng sang mục tiêu rừng kinh tế tại Lâm Đồng, có lúc có nơi còn có những thiếu sót nhất định nhưng không tồn tại “nhóm lợi ích” tại Lâm Đồng. Đồng thời cũng không có việc “lợi dụng chính sách để phá rừng”.
Còn trao đổi trên Tuổi trẻ, ông Kpă Thuyên, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Gia Lai – nói: Để có đất trồng cao su thì phải chuyển đổi rừng nghèo, như thế đương nhiên rừng sẽ bị thu hẹp lại.
Ở các huyện như Chư Prong, Ia Grai của Gia Lai, trữ lượng gỗ chỉ khoảng 70m3/ha. Nếu nói về giá trị sinh thái, môi trường thì rõ ràng rừng sẽ có giá trị, nhưng ở góc độ kinh tế thì giá trị cây cao su lại cho hiệu quả cao. Giữa hai khía cạnh này UBND tỉnh đã có cân nhắc, tính toán kỹ trước khi thực hiện dự án trồng cao su. Còn nói cao su phá rừng là chưa hẳn đúng vì diện tích cao su thực hiện trên rừng nghèo kiệt hoặc rừng đã bị phá, chứ không ai đi chặt rừng giàu để làm cao su. Các doanh nghiệp muốn làm cũng phải xin phép và để thực hiện phải trải qua rất nhiều khâu.
Ông Kpă Thuyên cũng cho biết, việc đánh giá, khảo sát là do các chủ đầu tư tự bỏ tiền ra làm.  Sau khi có đánh giá này, Sở chỉ khảo sát lại để thẩm định các thông tin về hiện trạng rừng.
“Các đơn vị được thuê khảo sát đánh giá và chúng tôi phải chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh, trước Bộ NN&PTNT”, Kpă Thuyên khẳng định.
Tại Đắk Lắk, ông Nguyễn Quốc Hưng, Chi cục trưởng Chi cục Lâm nghiệp Đắk Lắk  cũng khẳng định: Tất cả các dự án đều được thẩm định, cấp phép một cách rất khoa học và nghiêm túc với hội đồng thẩm định có rất nhiều ngành chức năng. Trong đó mỗi dự án đều có đánh giá tác động môi trường, hiệu quả kinh tế chứ không có chuyện cấp ào ào như dư luận phản ánh.
Dư luận đặt vấn ở đây phải chăng các nhà khoa học đã đưa ra dẫn chứng, cứ liệu sai trong khi địa phương làm rất tốt, rất đúng. Hay có chuyện “làm láo, báo cáo hay” từ địa phương ở trong hoàn cảnh thực tế này?.
Có ý kiến cho rằng, đây là lúc cần có sự vào cuộc, lên tiếng của cơ quan tham mưu, đưa ra chủ trương này là Bộ NN&PTNT.
Nói như Ths Phạm Quang Tú, Phó Viện trưởng Viện Tư vấn Phát triển (CODE) rằng trách nhiệm cao nhất vẫn là Bộ NN&PTNTđã tham mưu cho Chính phủ chuyển đổi hơn 100.000 ha đất rừng sang trồng cao su. Do vậy bộ này phải lĩnh trách nhiệm trước hết. Tiêu chí ở đâu ra mà duyệt 100.000 ha và khi phân bổ chỉ tiêu xuống các tỉnh thì dựa trên cơ sở nào? Thứ hai rồi mới đến chính quyền địa phương là cơ quan thẩm định, cấp phép. Bởi UBND tỉnh chịu trách nhiệm cấp phép, các sở, chi cục là cơ quan tham mưu liên đới.
Phương Nguyên