THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

22 September 2013

Vụ chôn thuốc trừ sâu tại Thanh Hóa: Người dân khóc với đại biểu quốc hội

Ngày 21.9, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa đã có buổi tiếp xúc người dân các xã Cẩm Vân, H.Cẩm Thủy và Yên Lâm, H.Yên Định (Thanh Hóa) về việc Công ty CP Nicotex Thanh Thái chôn thuốc trừ sâu và hóa chất độc hại, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Vụ chôn thuốc trừ sâu tại Thanh Hóa: Người dân khóc với đại biểu quốc hội
Người dân bày tỏ sự bức xúc, tố cáo hành vi vi phạm nghiêm trọng của công ty với các Đại biểu Quốc hội - Ảnh: Ngọc Minh
Vụ chôn thuốc trừ sâu tại Thanh Hóa: Người dân khóc với đại biểu quốc hội
Người dân đã bật khóc đề đạt những kiến nghị chính đáng với các Đại biểu Quốc hội - Ảnh: Ngọc Minh
“Cứ thế này dân chúng em chết hết”
Ngay khi Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) xuất hiện, hàng trăm người dân ở thôn Nạp, xã Cẩm Vân đã tụ tập vây quanh, bày tỏ sự bức xúc với đoàn. Chị Lê Thị Nguyên mếu máo: “Mong các bác cứu chúng em. Cứ thế này dân chúng em chết hết”… Rồi chị Nguyên “tố” từ năm 1997 khi có Công ty CP Nicotex Thanh Thái thì cuộc sống người dân ở đây bị đảo lộn hoàn toàn. Hầu hết người già, trẻ nhỏ đều bị đau đầu, chóng mặt, sức khỏe của người dân sụt giảm trông thấy. “Trong làng không một phụ nữ nào nặng quá 40 kg. Ở thôn Nạp, trâu bò, lợn dê, thậm chí cả người, bị lưu thai liên tục”, chị Nguyên nói.
Người dân ở thôn Nạp khẳng định chính quyền và cơ quan chức năng từ xã đến huyện đã thiếu trách nhiệm trong quản lý, dẫn tới việc Công ty Nicotex chôn thuốc sâu và hóa chất nhưng không bị phát hiện, xử lý. “Tháng 4.2011, người dân đã phát hiện công ty tiêu hủy thuốc sâu bằng cách đốt cháy, khiến nhiều nhà phải đưa người già trẻ nhỏ đi lánh nạn. Chúng tôi đã gọi điện, rồi lên UBND xã Cẩm Vân để báo cáo nhưng UBND xã không tới, sau đó còn ngăn chúng tôi vào công ty để đấu tranh”, ông Lê Đình Tuyên, cũng ở thôn Nạp, nói.
Bà con đề nghị các cơ quan chức năng phải làm rõ Công ty CP Nicotex Thanh Thái đã chôn lượng chất độc xuống đất là bao nhiêu, tính chất độc hại như thế nào. Đồng thời phải có phương án xử lý triệt để tình trạng ô nhiễm môi trường do công ty gây ra.
Cần xử lý hình sự
Việc để một đơn vị có hành động hủy hoại môi trường kéo dài trong nhiều năm, qua nhiều đời giám đốc là không thể chấp nhận được. Rõ ràng chính quyền và các cơ quan chức năng ở cơ sở đã thiếu trách nhiệm, có nhiều thiếu sót trong quản lý giám sát cơ sở sản xuất này
Ông Lê Nam, Phó trưởng đoàn ĐBQH Thanh Hóa
Tại xã Yên Lâm, H.Yên Định, người dân giành nhau lên bục để tố cáo. “Chủ tịch tỉnh, giám đốc công an tỉnh đã có quyết định đình chỉ hoạt động, giữ nguyên hiện trường, nhưng những công an canh gác đã để cho công ty đưa xe, thiết bị ra vào công ty một cách tùy tiện. Bà con khẳng định công ty đang có hành vi làm thay đổi hiện trường và tẩu tán hóa chất độc hại… Khi chúng tôi giữ phương tiện, máy móc, yêu cầu công an lập biên bản thì họ đã không làm. Vì thế chúng tôi cho rằng có sự bao che nào đó”, ông Phạm Viết Long, ở xã Yên Lâm, bức xúc.
Nhiều người dân ở xã này cho rằng việc làm của Công ty CP Nicotex Thanh Thái là “một tội ác không thể dung thứ” nên phải xử lý thật nghiêm để lấy lại niềm tin của người dân; đồng thời phải có chính sách đền bù cho người dân. Bà con yêu cầu công ty phải mua bảo hiểm y tế dài hạn cho người dân; làm nhà máy nước sạch… Đại diện Ủy ban MTTQ xã Yên Lâm đã đề nghị cơ quan công an khởi tố điều tra, xử lý hình sự và đình chỉ vĩnh viễn đối với Công ty CP Nicotex Thanh Thái.
Tại cuộc gặp, ông Lê Nam, Phó trưởng đoàn ĐBQH Thanh Hóa, khẳng định những bức xúc, kiến nghị của người dân là hoàn toàn chính đáng. “Việc để một đơn vị có hành động hủy hoại môi trường kéo dài trong nhiều năm, qua nhiều đời giám đốc là không thể chấp nhận được. Rõ ràng chính quyền và các cơ quan chức năng ở cơ sở đã thiếu trách nhiệm, có nhiều thiếu sót trong quản lý giám sát cơ sở sản xuất này”, ông Nam nói.
Ông Nam cũng khẳng định tính chất của vụ việc hết sức nghiêm trọng và chưa có tiền lệ. Với tư cách là cơ quan do dân bầu ra, Đoàn ĐBQH Thanh Hóa sẽ phản ánh đầy đủ những nguyện vọng của người dân đến Quốc hội và các cơ quan chức năng; đồng thời sẽ thay mặt người dân thực hiện việc giám sát công tác xử lý vụ việc một cách sát sao, bảo đảm sự công minh của pháp luật. “Đây là vụ việc cần phải chuyển xử lý hình sự. Còn quá trình xử lý môi trường, nếu các cơ quan chức năng của Thanh Hóa không đủ sức thực hiện thì cần phải báo cáo đề nghị các bộ ngành T.Ư hỗ trợ”, ông Nam nói.
Ngọc Minh

Phát động việc giảm uống bia, rượu khi tham gia giao thông

Ngày 21.9, tại TP.Thanh Hóa, Ủy ban An toàn giao thông quốc gia tổ chức lễ phát động giai đoạn 2 “Sáng kiến cải thiện tình trạng sử dụng chất có cồn và điều khiển giao thông ở Việt Nam 2013 - 2015”.
Sáng kiến này bước đầu thực hiện ở 18 quốc gia, trong đó có VN, nhằm nâng cao trách nhiệm, ý thức văn hóa trong sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm; giảm tình trạng uống rượu, bia, lạm dụng đồ uống có cồn của người điều khiển phương tiện cơ giới, thay đổi tập quán, điều chỉnh hành vi, xây dựng văn hóa giao thông.
Tại lễ phát động, đại diện các tổ chức chính trị, xã hội, các cơ quan, doanh nghiệp trên địa bàn Thanh Hóa đã cam kết phối hợp hành động cải thiện tình trạng sử dụng chất có cồn. Tiếp đó, Ủy ban An toàn giao thông quốc gia và Trung tâm quốc tế về chính sách chất có cồn (ICAP) tổ chức khóa tập huấn chuyên đề về cưỡng chế nồng độ cồn cho Lực lượng Cảnh sát tỉnh Thanh Hóa.
Ngọc Minh

7 căn nhà ven rạch có nguy cơ đổ sập

Sáng 21.9, căn nhà số 283/30/27 Bông Sao, P.5, Q.8, TP.HCM, bất ngờ bị sụp lún làm rạn nứt gần hết căn nhà. Sáu căn nhà xung quanh (cùng nằm sát rạch Hiệp Ân đoạn chảy qua P.5, Q.8) cũng bị nứt nẻ và có nguy cơ sập đổ bất cứ lúc nào.
7 căn nhà ven rạch có nguy cơ đổ sập
Ngôi nhà bị rạn nứt và có nguy cơ đổ sập bất cứ lúc nào - Ảnh: Công Nguyên
Theo bà Phùng Thị Kim Con (54 tuổi, quê Bạc Liêu), người thuê căn nhà 283/30/27, vào thời điểm trên nghe mái tôn, cột bê tông trong nhà chuyển động mạnh, anh Nguyễn Hoàng Vũ (27 tuổi, con bà Con) nhanh chân đưa mẹ và chuyển một số tài sản khác ra ngoài. Không lâu sau, nền, cột, tường nhà đã bị sụp lún, ngôi nhà gần như đổ sập xuống rạch.
Sau khi sự cố xảy ra, cơ quan chức năng Q.8 đã phong tỏa hiện trường, giúp người dân vận chuyển đồ đạc, tài sản ra khỏi khu vực nguy hiểm. Ông Lê Ngọc Hải, Bí thư Đảng ủy P.5, Q.8, cho biết trước mắt phường hỗ trợ 7 hộ dân kiếm nơi ở tạm để chờ phương án tiếp theo.
Trao đổi với PV Thanh Niên, ông Lê Quỳnh Đài, Phó chủ tịch UBND Q.8, cho biết quận đã chỉ đạo các phòng ban rà soát, thống kê thiệt hại và sẽ làm việc với Sở Xây dựng để xin bố trí suất tái định cư cho các hộ dân có nhà bị sập đổ nhằm giúp bà con ổn định cuộc sống. Theo nhận định ban đầu, nguyên nhân sụp lún do nhà cũ, nền móng yếu, trong khi đó lại nằm sát kênh rạch.
Công Nguyên - Đình Phú - Ngọc Thọ

Hàng trăm công nhân đình công đòi quyền lợi

Ngày 21.9, hàng trăm công nhân của Công ty TNHH Dệt kim và May mặc Huế - Việt Nam (KCN Phú Bài, Thừa Thiên - Huế) đình công đòi công ty phải thực hiện đúng cam kết về chế độ, chính sách cho người lao động.
Theo những công nhân đình công, công ty chi trả mức lương thấp hơn so với lương cơ bản (2,3 triệu đồng) và không có chế độ độc hại; nhiều lao động không được hưởng các chế độ BHXH, bảo hiểm thất nghiệp, BHYT... theo quy định; không thành lập công đoàn cơ sở để bảo vệ quyền lợi cho người lao động.
Ông Nguyễn Xuân Quang, Phó giám đốc Sở LĐ-TB-XH tỉnh Thừa Thiên Huế, cho biết Sở đã yêu cầu DN phải giải quyết phụ cấp độc hại và chế độ chính sách cho công nhân theo đúng quy định của pháp luật, nếu không chấp hành sẽ xử lý hành chính. “Nếu biện pháp xử lý hành chính vẫn không được DN chấp hành thì sẽ kiến nghị lên cơ quan có thẩm quyền có biện pháp xử lý mạnh hơn”, ông Quang nói. 
Bùi Ngọc Long

Lốc xoáy làm sập hàng chục căn nhà và nhiều ki ốt chợ

(TNO) Khoảng 7 giờ sáng 22.9, trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu xuất hiện cơn mưa lớn kèm theo lốc xoáy mạnh đã làm sập hàng chục căn nhà của người dân và nhiều ki ốt bán hàng.
Lốc xoáy làm sập hàng chục căn nhà và nhiều ki-ốt chợ
Nhiều ki ốt bán hàng bị lốc xoáy làm hư hỏng
Theo ghi nhận ban đầu của chính quyền địa phương, gió lốc đã làm sập khoảng 20 căn nhà của người dân ở các khóm thuộc P.8 (TP.Bạc Liêu) và rất nhiều căn nhà bị tốc mái.
Ngoài ra, lốc xoáy còn làm sập khoảng 30 ki ốt của các tiểu thương chợ Trần Huỳnh, P.1, TP.Bạc Liêu; cuốn bay nhiều loại hàng hóa; 4 chiếc xe máy của tiểu thương cũng bị khung sắt đè trúng.
Theo nhiều tiểu thương, khi phát hiện gió lốc thổi mạnh, họ đã kịp thời bỏ chạy để thoát thân nên không ai bị thương.
Sau khi cơn lốc xoáy tràn qua, chính quyền địa phương đã huy động hàng chục chiến sĩ công an, dân quân... xuống hiện trường giúp người dân đồng thời thống kê số lượng nhà, ki ốt bị sập, mức độ thiệt hại để hỗ trợ người dân.
Tin, ảnh: Trần Thanh Phong

Đã tháo dỡ 4/7 căn nhà ven rạch có nguy cơ đổ sụp

(TNO) Liên quan đến vụ "7 căn nhà ven rạch có nguy cơ đổ sập" tại Q.8, TP.HCM (Thanh Niên Online đã thông tin), đến chiều 22.9, công tác tháo dỡ đập bỏ 4 trong 7 căn nhà về căn bản đã hoàn thành.
Vụ 7 căn nhà ven rạch có nguy cơ đổ sụp: Hàng trăm căn nhà cũng có số phận tương tự 1
Vụ 7 căn nhà ven rạch có nguy cơ đổ sụp: Hàng trăm căn nhà cũng có số phận tương tự 2
Bốn căn nhà đã được tháo dỡ
Trước đó vào sáng 21.9, căn nhà số 283/30/27 đường Bông Sao (KP.3, P.5, Q.8, TP.HCM) bất ngờ rạn nứt mạnh, 6 căn còn lại lần lượt cũng bị nứt và có nguy cơ sập bất cứ lúc nào. Ngay khi vụ việc xảy ra, cơ quan chức năng Q.8 nhanh chóng có mặt hỗ trợ người dân di dời tài sản ra ngoài an toàn.
Chiều 22.9, ông Nguyễn Văn Cường, Phó chủ tịch UBND P.5, Q.8, cho biết đa phần 7 hộ dân sống tại đây là thuê lại để ở. Sau khi sự cố xảy ra, UBND Q.8 đã hỗ trợ nhà 283/30/27 của bà Phùng Thị Kim Con 5 triệu đồng, 6 hộ còn lại mỗi hộ 2 triệu đồng, để tìm thuê nhà mới.
Theo quan sát của PV Thanh Niên Online, tại khu vực sát rạch Hiệp Ân còn hàng trăm ngôi nhà có nguy cơ sập đổ và vi phạm lộ giới đường sông. Gần 10 căn nhà bên cạnh 7 ngôi nhà bị sự cố đều nứt nẻ.
Trong lúc cơ quan chức năng tháo dỡ nhà thì những hộ này cũng phải khóa cửa, di chuyển ra ngoài, để đảm bảo an toàn. Vụ việc làm gần 10 hộ dân này không có điện, mọi sinh hoạt vô cùng khó khăn.
Tin, ảnh: Công Nguyên - Đình Phú

Dự án hầm Đèo Cả chậm tiến độ

Dự án hầm đường bộ qua đèo Cả có tổng mức đầu tư 15.603 tỉ đồng, được người dân 2 tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa rất trông đợi vì sẽ là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế 2 tỉnh và khu vực miền Trung - Tây nguyên.
 
Mặt bằng tái định cư thôn Hảo Sơn, xã Hòa Xuân Nam, H.Đông Hòa (Phú Yên) chưa hoàn thiện - Ảnh: Đức Huy
Thế nhưng, dự án đang bị chậm tiến độ 13 tháng so với hợp đồng đã ký kết giữa chủ đầu tư (Công ty CP đầu tư Đèo Cả) với Bộ GTVT.
Hiện mặt bằng khu tái định cư (TĐC) các hộ dân ở thôn Hảo Sơn, xã Hòa Xuân Nam, H.Đông Hòa (Phú Yên), vẫn đang thi công, các hạng mục điện, nước, đường công vụ đều dở dang. Ông Đinh Văn Chương, Trưởng phòng Quản lý dự án hầm đường bộ qua đèo Cả của Công ty CP đầu tư Đèo Cả, cho biết: “Khu vực phía bắc dự án (Phú Yên) đến nay địa phương đã bàn giao một phần gói thầu số 4 (xây dựng đường dẫn phía bắc vào tháng 7.2013). Các gói thầu đường công vụ phục vụ thi công hầm Đèo Cả mới nhận gói thầu số 10, còn gói số 11 thì địa phương chưa bàn giao. Khu vực phía nam (Khánh Hòa), địa phương đã bàn giao một phần gói thầu số 2 (xây dựng hầm Cổ Mã), các gói thầu đường công vụ hiện nay vẫn chưa bàn giao”.

Dự án hầm đường bộ qua đèo Cả dài 13,4 km, được xây dựng bằng hình thức BOT và BT. Dự án khởi công ngày 18.11.2012, thời gian hoàn thành dự kiến là 48 tháng (đến năm 2016 hoàn thành).
Ông Chương thừa nhận tiến độ dự án chậm một phần do chủ đầu tư chưa có kinh nghiệm trong triển khai các dự án lớn, năng lực của Ban quản lý dự án, tổ chức tư vấn giám sát còn hạn chế. “Trong thời gian tới, chủ đầu tư sẽ thay thế, bổ sung thêm tư vấn giám sát có kinh nghiệm hơn”, ông Chương nói.
Trong khi đó, ông Trần Xuân Sanh, Cục trưởng Cục Quản lý xây dựng - chất lượng công trình giao thông thuộc Bộ GTVT, nhận định từ công tác khảo sát thiết kế, nhất là thiết kế hầm đến thi công dự án đều không đảm bảo yêu cầu. Chủ đầu tư chưa xây dựng được tiến độ tổng thể và tiến độ chi tiết để làm cơ sở thi công và kiểm tra, giám sát. Ngoài ra, tại buổi làm việc giữa Bộ GTVT với 2 tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa ngày 17.9, ông Trương Tấn Viên, Thứ trưởng Bộ GTVT, cho rằng dự án chậm còn có nguyên nhân chưa thu xếp ổn thỏa vốn.
Theo ông Đinh Văn Chương, mặt bằng TĐC phía bắc (tỉnh Phú Yên) đã hoàn thiện có thể bàn giao cho người người dân xây nhà. “Chủ đầu tư đã giao đợt 1 cho địa phương 72 lô đất cho người dân TĐC. Dự kiến, cuối năm 2013 khu TĐC sẽ hoàn thành và bàn giao toàn bộ cho địa phương”, ông Chương nói. Thế nhưng, ông Nguyễn Tài, Chủ tịch UBND H.Đông Hòa, cho biết: “Ổng (chủ đầu tư - PV) mới bàn giao gọi là, còn về cơ sở hạng tầng chưa xong, tỉnh vẫn chưa phê duyệt giá. Vậy làm sao người dân biết mà đồng ý được”.
Cũng theo ông Tài, do chủ đầu tư chuyển tiền chậm nên việc đền bù chậm. “Trong 51 hộ đã có 42 hộ nhận tiền, còn 9 hộ không nhận tiền vì họ cho rằng việc trả tiền đền bù chậm nên đòi đền bù theo giá năm 2013. Chúng tôi đã trả lời là không đồng ý mà chỉ trả lãi suất theo ngân hàng. Thế nhưng, hiện vẫn còn một số hộ chưa đồng ý”. Ông Tài cho rằng việc đền bù, giải phóng mặt bằng đảm bảo đúng tiến độ, còn dự án chậm là do chủ đầu tư chứ không liên quan gì đến địa phương. “Tiến độ dự án chậm là do chủ đầu tư chỉnh tuyến của phía bắc hầm Đèo Cả do vướng trụ điện 500 KV”, ông Tài khẳng định. 
Đức Huy

Súng nổ trong trạm CSGT, một người chết, 2 người bị thương

(TNO) Chiều 22.9, tại Trạm tuần tra kiểm soát giao thông Suối Tre (TX.Long Khánh, tỉnh Đồng Nai) thuộc Phòng CSGT đường bộ, đường sắt Công an tỉnh Đồng Nai đã xảy ra một vụ nổ súng, khiến một CSGT thiệt mạng, 2 người khác bị thương.
CSGT;nổ súng;CSGT thiệt mạng;Suối Tre

CSGT;nổ súng;CSGT thiệt mạng;Suối Tre
Thi thể thiếu tá Sơn được đưa từ phòng hồi sức ra nhà xác để khám nghiệm tử thi
Theo thông tin ban đầu, chiều cùng ngày, thiếu tá Trần Ngọc Sơn, Phó trạm trưởng Trạm tuần tra kiểm soát giao thông Suối Tre (gọi tắt là trạm Suối Tre) đang ngồi trong trụ sở thì đại úy Ngô Văn Vinh bước vào.
Đột nhiên khẩu súng ngắn trên tay đại úy Vinh phát nổ, trúng người thiếu tá Sơn khiến anh gục ngã.
Cùng lúc đó, thượng úy Đoàn Thanh Phú thấy vậy, chạy lại xem cũng bị trúng đạn gục tại chỗ. Tiếp đó, đại úy Vinh cũng bị đạn trúng vào bụng bất tỉnh.
Nghe tiếng súng nổ, mọi người chạy vào đã phát hiện 3 CSGT nằm trên vũng máu nên đưa các nạn nhân vào Bệnh viện đa khoa Long Khánh cấp cứu.
Các bác sĩ phát hiện thiếu tá Sơn bị hai phát đạn bắn trúng từ sau vùng lưng, đứt động mạch chủ. Còn đại úy Vinh bị một vết thương trúng vùng bụng dưới, thượng úy Phú bị 2 vết thương ở vùng mông và bẹn.
Mặc dù được các bác sĩ cấp cứu tích cực nhưng đến khoảng 20 giờ cùng ngày, thiếu tá Sơn đã tử vong. Còn đại úy Vinh được các bác sĩ phẫu thuật, cứu chữa tại chỗ trong tình trạng hôn mê. Riêng thượng úy Phú sau khi sơ cứu, Bệnh viện đa khoa Long Khánh đã chuyển lên Bệnh viện đa khoa Đồng Nai để tiếp tục chữa trị.
Đến 21 giờ cùng ngày, đại tá Huỳnh Tiến Mạnh, Phó giám đốc Công an tỉnh Đồng Nai đã có mặt tại Bệnh viện đa khoa Long Khánh để nắm tình hình và chỉ đạo lực lượng chức năng bảo vệ hiện trường, điều tra làm rõ vụ nổ súng.
Đại tá Mạnh cho biết hiện cơ quan chức năng của tỉnh đang tiến hành khám nghiệm và điều tra nguyên nhân vụ việc nên chưa thể nói gì thêm. Ngoài ra, lực lượng kỹ thuật hình sự, cơ quan điều tra cũng có mặt để khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi để điều tra.
Trao đổi với PV Thanh Niên Online qua điện thoại, thượng tá Trần Tiến Đạt, Chánh văn phòng Công an tỉnh Đồng Nai (người phát ngôn Công an Đồng Nai) cho biết chưa nắm được vụ việc nổ súng nên chưa thể trả lời.
Tin, ảnh: Kim Cương

Các 'thợ săn' tận diệt chim trời ở miền Tây!...

Không còn kiểu bẫy chim để bắt từng con, "thợ săn" chim trời hiện nay thường giăng lưới để hàng chục, thậm chí hàng trăm con mắc bẫy.

san1-4288-1379305482.jpg
Dùng lưới giăng cao lên trời, dài hàng chục mét ở những cách đồng lúa để bẫy chim bay qua.
san2-4467-1379305482.jpg
Một "thợ săn" đang bắt những con chim lá rụng và chim sắt đáp xuống ruộng lúa bị mắc vào lưới. Theo người đàn ông này, mỗi lần chim sập bẫy lưới, ông bắt từ 5 đến 20 con, thậm chí có lúc cả trăm con nếu cả đàn đáp xuống. 
san3-5277-1379305482.jpg
Khi kết thúc ngày săn, chim sẽ được tập hợp về lồng sắt chờ bán cho các quán làm mồi nhậu.  "Bình quân một ngày thu lợi nhuận 100.000 - 400.000 đồng", người đàn ông này cho hay.
san4-2569-1379305482.jpg
Chim lá rụng có giá khá rẻ, khoảng 3.000 đồng/con. 
san15-5285-1379305483.jpg
Những chú chim cu có giá 60.000 đồng một con.
san8-2730-1379305483.jpg
Hiện nay, dọc theo quốc lộ từ Cần Thơ về Đồng Tháp có hàng chục hộ buôn bán chim và động vật hoang dã.
san9-3002-1379305483.jpg
Trẻ em cũng đem chim đi bán ở chợ Ngã Bảy - Hậu Giang.
san11-4973-1379305483.jpg
Những con chim xấu số nằm la liệt ở vệ đường chờ khách đến mua làm mồi nhậu.
san12-3514-1379305483.jpg
Khách trả giá để mua chim ở quốc lộ 1A thuộc địa bàn ấp Tân Phú A, thị trấn Cái Tắc, huyện Châu Thành A - Hậu Giang.

9 thuyền viên kêu cứu giữa sóng to gió lớn!...

Trong lúc vận chuyển hàng từ Trung Quốc đi Indonesia, tàu Hải Phương Sky tìm thấy 9 thuyền viên đang kiệt sức vì kêu cứu và vật lộn với sóng to, gió lớn. Các nạn nhân được đưa vào vào cảng Quy Nhơn (Bình Định) an toàn trưa 22/9. 

22-9-Anh-1-Cuu-ngu-dan.jpg
9 thuyền viên gặp nạn trên tàu Thanh Thành Đạt được tàu Hải Phương Sky đưa vào cảng Quy Nhơn an toàn sáng nay. Ảnh: Minh Thùy.
Trước đó, ngày 19/9, trên hành trình vận chuyển phân bón từ cảng Zhajiang (Trung Quốc) đi cảng Cigading (Indonesia), khi đi qua khu vực vịnh Bắc Bộ, tàu Hải Phương Sky (Hải Phòng) nhận được tín hiệu cầu cứu của tàu Thanh Thành Đạt 06 thuộc Công ty TNHH Thanh Thành Đạt (Nghệ An) qua kênh thoại 16 VHF.
Do ảnh hưởng của cơn bão số 8, lúc này biển đang động mạnh, sóng cao hơn 4 m. Đến vùng biển Vịnh Bắc Bộ, tàu Hải Phương Sky phát hiện tàu bị nạn đang chìm dần. Trong sóng to, gió lớn, con tàu này chỉ còn nổi một phần cabin, 9 thuyền viên trên tàu đã lên hai 2 bè phao trôi dạt, đang tìm mọi cách vẫy tín hiệu cầu cứu.
30 năm gắn bó với nghề, chưa bao giờ ông Phạm Xuân Khiêm (quê Ninh Bình, Phó tàu Thanh Thành Đạt 06) lại đối mặt với chuyến biển hãi hùng như vậy. Ông kể lại, trên đường đi từ cảng Lệ Môn (Thanh Hóa) qua cảng Yangpu (Trung Quốc) nhận hàng thì tàu của ông bất ngờ gặp sự cố chết máy. Nước tràn vào hầm hàng khiến con tàu chìm nhanh xuống biển.
"Mọi người chới với, chia thành hai nhóm bám trụ trên bè phao trôi dạt giữa sóng to, gió lớn. Sau 4 giờ tuyệt vọng phó mặc số phận trôi lênh đênh trên biển, chúng tôi đã được tàu Hải Phương Sky đến ứng cứu trong tình trạng hầu hết đã kiệt sức", ông Khiêm nói.
22-9-Anh-3-Cuu-ngu-dan.jpg
Tàu Hải Phương Sky đưa các nạn nhân cập bến. Ảnh: Minh Thùy.
Thuyền trưởng tàu Hải Phương Sky Nguyễn Đức Trường cho biết, lúc ấy do sóng lớn, trời mịt mù nên công tác cứu hộ gặp nhiều khó khăn. Tàu chạy quanh khu vực phát ra tín hiệu 4 đến 5 vòng mới có thể tiếp cận được khu vực tàu gặp nạn.
"Trải qua thời gian dài tìm kiếm căng thẳng, cuối cùng chúng tôi phát hiện chiếc phao đầu tiên có 6 thuyền viên trụ bám trên đó. 1h sau thì tiếp tục tìm thấy thêm chiếc phao thứ hai có 3 thuyền viên. Do sóng lớn nên việc cứu hộ chủ yếu bằng dây thừng, phao tròn hợp sức kéo các thuyền viên gặp nạn lên tàu", thuyền trưởng Trường kể.
Sau 3 ngày cứu được các nạn nhân, trưa 22/9, tàu Hải Phương Sky đã đưa họ cập cảng Quy Nhơn an toàn. Sau khi hoàn tất bàn giao các thuyền viên gặp nạn cho Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng Bình Định, tàu Hải Phương Sky tiếp tục hành trình. 9 thuyền viên được các cơ quan chức năng Bình Định tạo điều kiện, hỗ trợ kinh phí trở về quê đoàn tụ gia đình.

Kinh doanh sâu bọ giữa lòng thành phố ?!



Hàng chục tiểu thương đã tụ họp về góc nhỏ trên đường Thuận Kiều, quận 5, TP HCM hình thành khu chợ buôn sâu bọ nhộn nhịp. Bỏ ra 500 ngàn đồng tiền vốn, mỗi ngày, họ kiếm được hơn 200 ngàn tiền lời. 
Đức Huy

'Giá vàng có thể về mức 900 USD'


 
 Giá vàng giảm gần nửa triệu đồng

Nhà đầu tư hàng hóa lão luyện Jim Rogers cho rằng thị trường có thể giảm sâu trong một đến hai năm tới. 
Khảo sát giá vàng tuần tới của Kitco có kết quả không mấy rõ ràng. Trong số 29 chuyên gia tham gia trả lời, có 9 người dự đoán giá tăng và 8 người nghiêng về xu hướng giảm.
Những người tin vào khả năng tăng giá cho rằng thị trường có thể lặp lại ngày lên giá như hôm thứ tư tuần trước. Nhà đầu tư đổ tiền vào vàng hôm thứ tư sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ vẫn giữ nguyên gói nới lỏng 85 tỷ USD một tháng. 
Chủ tịch một công ty quản lý tài sản cho biết ông không ngạc nhiên khi FED không cắt giảm gói nới lỏng bởi nếu FED ngừng gói in tiền, lãi suất sẽ tăng và đồng đôla giảm giá, tăng gánh nặng lên khối nợ của Mỹ. Khi FED vẫn tiếp tục chương trìnhn này, vàng sẽ tiếp tục được hưởng lợi.
jim-rogers1-8795-1379839762.jpg
Nhà đầu tư hàng hóa Jim Rogers cho rằng giá sẽ còn giảm sâu. 
Còn những người dự báo giá giảm cho biết họ căn cứ vào đợt bán ra ào ạt để chốt lời hôm thứ sáu. Triển vọng tăng không vững chắc. Thị trường cũng thất bại trong việc chinh phục đường trung bình giá của 20 ngày vào hôm thứ năm. Có chuyên gia còn cho rằng tuần tới thị trường sẽ về 1.300 USD.
Trong dự đoán cho tuần trước, đa số người tham gia cho rằng thị trường có thể đi xuống, tuy nhiên cuối cùng mỗi ounce đã tăng thêm 28 USD. Trong 5 tuần gần đây của Kitco, chỉ có 2 tuần khảo sát cho kết quả đúng. 
Còn nhà đầu tư hàng hóa lão luyện Jim Rogers vừa lên báo cho rằng vàng đã mất sức hấp dẫn như một kênh đầu tư an toàn. Theo ông, giá có thể về 900 đến 1.000 USD mỗi ounce trong một đến hai năm nữa. Nếu quy theo tỷ giá hiện hành của các ngân hàng Việt Nam, giá vàng thế giới mà Jim Rogers dự báo cho hai năm tới tương đương gần 23 triệu đồng, thay vì mức 33 triệu đồng một lượng như hiện nay.
Tuy nhiên, về dài hạn hơn, ông lại cho rằng thị trường vẫn có khả năng vượt qua 1.900 USD, phục hồi kỷ lục cũ 1.920 USD lập hồi 2011. Lý do ông đưa ra là sự giảm giá đồng tiền diễn ra khắp nơi trên thế giới. "Các ngân hàng trung ương thế giới tiếp tục in tiền, cộng với chiến tranh, các cuộc khủng hoảng, sẽ khiến vàng phục hồi", Rogers nói.
Thanh Bình

'Kiếp đỏ đen' của nhân viên môi giới chứng khoán


 
 Cám cảnh nghề môi giới chứng khoán

Đã trải qua giai đoạn khó khăn nhất nhưng theo nhiều môi giới, thị trường chứng khoán Việt Nam chắc còn lâu mới tìm lại thời hoàng kim như cách đây 6-7 năm. Nhiều người trong số họ vẫn còn nhớ rõ cảnh sống xa hoa lúc đó.
Là giám đốc một doanh nghiệp thương mại tại Hà Nội, anh Nguyễn Văn Lâm (35 tuổi) chia sẻ, dù tạm thời hài lòng với cuộc sống hiện tại, anh vẫn luôn nhớ về thời hoàng kim khi còn là nhân viên môi giới chứng khoán. Gần 10 năm trước, thị trường vào giai đoạn nóng, giá một số cổ phiếu như FPT, KBC, SAM... từng lên mức kỷ lục vài trăm nghìn đồng. Cuộc sống của một môi giới OTC được anh Lâm miêu tả "như vua" khi thường xuyên được hưởng hoa hồng vài chục triệu trong những thương vụ mua bán tiền tỷ của khách hàng.
 “Mỗi tháng tổng thu nhập của tôi tới 500 triệu đồng, mà liên tiếp như vậy trong 6 tháng. Trong khi đó, công việc lại nhàn tênh, cứ giới thiệu bên nọ, bên kia mua bán thành công là mình có tiền”, anh Lâm kể.
chungkhoan6-NM-4656-1379558292.jpg
Thị trường tuột dốc những năm gần đây khiến mức thu nhập 500 triệu đồng một tháng của môi giới chứng khoán chỉ còn trong ký ức. Ảnh: Nhật Minh
Với khoản lợi nhuận này, anh tích cực sắm sửa nhà lầu, xe hơi xịn và mạnh tay đầu tư thêm các lĩnh vực khác, phần nhiều là cổ phiếu, bất động sản. Số vốn ban đầu chỉ 300 triệu đồng, nhờ chứng khoán, trị giá tài sản của anh tăng lên hơn 100 tỷ. Anh khi đó quyết định mạnh dạn chi thêm hơn 70 tỷ đồng thầu nguyên một sàn giao dịch bất động sản.
Trường hợp của anh Lâm chỉ là một trong vô số môi giới chứng khoán từng trải qua giai đoạn thăng hoa của thị trường và tận hưởng cuộc sống vương giả. Anh Lê Mạnh Toàn – Trưởng phòng môi giới tại một công ty chứng khoán top 10 thị phần ở Hà Nội lại từng kiếm bộn nhờ cổ phiếu ngay khi chỉ là sinh viên mới ra trường.
Theo đó, năm 2007 anh bắt đầu khởi nghiệp với vị trí môi giới chứng khoán. Kinh nghiệm chưa nhiều, nhưng lại may mắn trúng thời điểm thị trường khởi sắc. “Ngoài môi giới, tôi còn đầu tư thêm 200 triệu đồng vào cổ phiếu, mà sáng nào tỉnh dậy cũng thấy lãi vài chục triệu đồng. Thử hỏi khi đó làm nghề gì để ra được nhiều tiền như vậy?”, anh nói.
Với thu nhập trung bình hơn 300 triệu đồng mỗi tháng, chỉ sau vài năm, anh Toàn có gần 4 tỷ đồng trong tài khoản. Tuy nhiên, vì kiếm tiền quá dễ dàng từ chứng khoán, anh hầu như không có kế hoạch đầu tư nào khác ngoài việc tiếp tục mua cổ phiếu.
“Năm 2009, tôi rút hẳn một tỷ đồng và xin nghỉ vài tháng để đi du lịch nước ngoài. Tuy nhiên, mọi chuyện cũng đảo lộn từ đây khi ngay sau lúc tôi đi. Ngày trở về, tôi suýt ngất khi thấy tài khoản của mình chỉ còn hơn 300 triệu đồng”, anh Toàn thở dài.
Tháng 10/2009, Vn-Index đạt 624 điểm, nhưng chỉ hai tháng sau, chỉ số này rớt 179 điểm. Khối lượng giao dịch cũng giảm 2,6 lần, xuống còn 37 triệu cổ phiếu trong phiên giữa tháng 12 năm đó.
Đến tận bây giờ, anh Toàn vẫn cho rằng đây là bài học sâu sắc và quý giá nhất từng nhận trong đời. “Nếu bây giờ có số tiền lớn như vậy, tôi sẽ phân bổ vào những thứ giá trị khác như nhà cửa, đất đai chứ không thể để mọi thứ trôi đi thế này được”, anh Toàn chia sẻ.
Còn anh Lâm, niềm vui ngắn chẳng tày gang khi cuối năm 2007, thị trường chứng khoán giảm điểm mạnh. Một năm sau thị trường bất động sản đóng băng. Những khoản đầu tư của anh Lâm bị lỗ nặng. “May là tôi vẫn còn chiếc biệt thự trị giá gần 20 tỷ đồng, bán xong chuyển ra căn hộ chung cư, tiền còn lại mở một công ty khác làm ăn đến tận bây giờ”, anh Lâm kể. Cũng từ đó, anh rời hẳn thị trường chứng khoán và nghề môi giới.
Cũng từng là người có cuộc sống giàu sang nhờ chứng khoán, anh Phạm Ngọc Long, cựu nhân viên của Chứng khoán Thăng Long hiện vẫn chưa nguôi nỗi ám ảnh thị trường giảm điểm, tài sản cuốn gói ra đi theo giá cổ phiếu. Theo anh, giai đoạn nhiều kỷ niệm nhất lại là năm 2009 khi “đội lái” lần đầu xuất hiện tạo sóng trên thị trường.
Thu nhập của anh Long trung bình dao động 300-500 triệu đồng mỗi tháng nhờ phí môi giới và tự đầu tư. Với số tiền như vậy, anh Long mạnh tay chi tiêu, sắm sửa điện thoại có giá hơn 300 triệu đồng, sở hữu hai xế hộp loại sang và chỉ mặc quần áo hàng hiệu thế giới.
“Ngày đó, mỗi khi hết giờ làm, tôi và mấy anh em trong phòng hay rủ nhau đi nhậu, ngồi bar. Trong túi ai cũng có vài cọc tiền trị giá 10-30 triệu đồng. Chưa bao giờ tôi thấy kiếm tiền dễ như vậy. Khách hàng cứ mua cổ phiếu là thắng, họ lãi thì lại chia cho mình thêm 10-20 triệu. Cuộc sống hồi đó phải gọi là tắm trong tiền mới đúng”, anh Long vừa kể vừa cười lớn.
Đồng nghiệp anh Long khi đó cũng có đời sống rất phong lưu. Một phòng môi giới có 5 người thì tất cả đều lái xế hộp hạng sang đi làm. Thu nhập cao hơn cả lãnh đạo công ty, thông thường dao động 300-500 triệu đồng mỗi tháng. “Thậm chí có người tôi quen, cũng làm nghề này, từng cầm một chiếc nhẫn gần 2.000 USD đi cầu hôn bạn gái nhưng bị từ chối. Cậu ấy quá buồn đã vứt chiếc nhẫn lại trên bãi cỏ và ra về, không buồn quay lại nhặt”, anh Long kể.
Theo dân môi giới, con sóng năm 2009 lớn nhưng chưa bằng năm 2007, hầu hết do đội lái làm giá để lướt cổ phiếu penny và chỉ kéo dài gần một năm. Tới cuối năm 2009, khi sóng lặng dần, nhiều môi giới chứng khoán mới thực sự “điêu đứng”.
Toàn bộ tài sản của anh Long trôi dần trong sắc đỏ của cổ phiếu. Sau khi mạnh tay vay ký quỹ, cộng thêm khoản tiền huy động từ gia đình và bạn bè đổ vào chứng khoán, anh phải bán hết điện thoại, xe sang để trả nợ. Ngay cả chiếc xế hộp nhập khẩu mới cứng vừa được anh Long đặt mua từ nước ngoài về cũng phải cấp tốc sang tay để có thêm tiền.
Giờ đây, anh Long có vẻ ngoài giản dị, dùng xe máy đi làm mỗi ngày, chi tiêu cũng phải toan tính nhiều hơn. Anh cũng đã kết hôn và có con, nhưng cho biết tinh thần vẫn chưa thực sự hồi phục từ sau cơn chấn động chứng khoán cách đây gần 4 năm. Khách hàng của anh cũng chỉ còn lại vài người do đa phần bị thua lỗ từ những năm trước, trong khi số khách mới hầu như không có. Thu nhập hiện tại dao động 7-8 triệu đồng mỗi tháng, theo anh là khá khẩm hơn so với thời điểm cách đây 1-2 năm. Ngoài giờ hành chính, anh và vợ còn mở một cửa hàng bán quần áo trực tuyến để có thêm nguồn thu.
Trao đổi với VnExpress.net, một trưởng phòng môi giới tại Chứng khoán VNDirect cho rằng, điều quan trọng nhất đối với nghề môi giới cũng như đầu tư chứng khoán là biết phân định rõ ranh giới của lòng tham và sự được-mất. “Trong suốt những năm tháng làm nghề môi giới, tôi cũng từng thắng rất nhiều, mà số lần thua cũng không phải ít. Giờ đây mới thấy quan trọng tâm phải tĩnh, luôn tỉnh táo trước mọi con sóng. Kiếm tiền một cách quá dễ dàng sẽ chẳng bao giờ bền lâu”, anh kết luận.
Tường Vi

Những đoạn đường đắt đỏ bị đình trệ ở Hà Nội



Sau 8 năm, nửa km đường vành đai 1 đoạn Ô Đông Mác - Nguyễn Khoái vẫn triển khai rất ì ạch, cho dù Hà Nội sẵn sàng đầu tư tới hơn 800 tỷ đồng. Trung bình mỗi mét đường tốn hơn một tỷ đồng.

Qua hơn 10 năm quy  hoạch treo, vành đai 1 (đoạn Ô Đông Mác - Nguyễn Khoái) đã được thành phố Hà Nội phê duyệt đầu tư vào năm 2005, có tổng vốn hơn 813 tỷ đồng, trong đó giải phóng mặt bằng chiếm 669 tỷ đồng. Đoạn đường này có chiều dài 548 m với điểm đầu là ngã tư Lò Đúc - Trần Khát Chân, điểm cuối giao với đê Nguyễn Khoái, thiết kế đường rộng 50 m.
Dự án phải thu hồi hơn 41.000 m2 đất tại 4 phường thuộc quận Hai Bà Trưng, di chuyển khoảng 850 hộ và 5 cơ quan, trong đó có 750 hộ phải tái định cư.
Qua 8 năm với 2 lần thay đổi đơn vị đảm trách giải phóng mặt bằng, tiến độ dự án này vẫn rất chậm chạp, kế hoạch khởi công đường vào cuối năm 2012 không thực hiện được. Nhiều nguyên nhân được các cơ quan quản lý đưa ra như thiếu quy chế quản lý kiến trúc, thiếu nhà tái định cư, thiếu vốn... 
anh-5957-1379737007.jpg
Vành đai 1 Hà Nội còn nhiều đoạn đường dang dở. Ảnh: PV
Hiện nay, Hà Nội đã bố trí đủ quỹ nhà tái định cư với 250 căn năm 2013 và 480 căn cho đủ quỹ nhà trong quý I và II/2014, đồng thời bổ sung kế hoạch vốn năm nay cho dự án là 260 tỷ đồng. Do vậy, nếu việc giải tỏa thuận lợi thì đoạn đường nửa km này sẽ được hoàn thành vào năm tới.
Cũng nằm trên vành đai 1, đoạn Ô Chợ Dừa - Hoàng Cầu cũng có chi phí đầu tư "khủng" là hơn 600 tỷ đồng cho 547m đường.
Đoạn đường này rộng 50 m, trong đó mặt đường rộng 32 m, dải phân cách giữa rộng 3 m, vỉa hè 7 m... Dự án này phải giải phóng mặt bằng 5 cơ quan và 450 hộ dân. Do nằm trong trung tâm thành phố nên chi phí đền bù là 527 tỷ đồng, trong khi chi phí xây dựng 53 tỷ đồng.
Mặc dù được khởi công từ tháng 4/2010, đoạn Hoàng Cầu - Ô Chợ Dừa cũng bị đình trệ 2 năm, thậm chí một số diện tích đã giải tỏa được tận dụng làm chỗ để xe.
Tới nay, dự án còn vướng hơn 30 hộ dân chưa bàn giao mặt bằng, nếu việc giải tỏa hoàn tất trong tháng 9 thì khả năng nửa km đường này sẽ được thông xe vào cuối năm nay.
Một tuyến đường khác cũng được quy hoạch treo thời gian dài là đường Trần Phú – Kim Mã. Dự án đã được phê duyệt đầu tư vào tháng 10/2011 với chiều dài 450 m, rộng 22 m, với hai làn xe 6 m, vỉa hè mỗi bên 5 m, điểm đầu là nút giao Lê Trực – Trần Phú và điểm cuối nút giao Kim Mã - Sơn Tây.
Đây cũng được coi là dự án có chi phí đầu tư kỷ lục ở Hà Nội, với tổng vốn khoảng 225 tỷ đồng cho nửa km đường rộng 22m, trong đó chi phí xây dựng hơn 18 tỷ đồng, chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư gần 150 tỷ đồng...
Tổng diện tích đất thu hồi của dự án là 11.750 m2, liên quan đến 187 hộ dân phường Kim Mã và 32 hộ dân phường Điện Biên (quận Ba Đình). Trong đó, 170 hộ phải tái định cư, đã được thành phố chấp thuận bố trí vào khu đô thị Trung Hòa - Nhân Chính và nhà NO7 khu 5,3 ha phường Dịch Vọng.
Sau 2 năm, dự án này vẫn chưa được quận Ba Đình hoàn tất giải phóng mặt bằng. Do vậy, UBND thành phố Hà Nội đã chỉ đạo quận quyết liệt, tuyên truyền người dân chủ trương thu hồi đất của thành phố. Trong trường hợp cần thiết có thể dùng biện pháp hành chính để có thể bàn giao mặt bằng trong tháng 9 và hoàn thành trong tháng 12.
Theo một quan chức Ban giải phóng mặt bằng thành phố Hà Nội, phần lớn tiền đầu tư dự án dùng để đền bù cho người dân khi giải phóng mặt bằng. Mặc dù vậy, giá đền bù vẫn thấp so với giá thị trường khiến người dân không đồng thuận, cố tình cản trở dự án, điển hình là dự án Ô Chợ Dừa - Hoàng Cầu, Trần Phú - Kim Mã, nên các quận sẽ phải áp dụng biện pháp hành chính để thu hồi đất.
Để có vốn cho các dự án này, năm nay Hà Nội đã phát hành trái phiếu xây dựng thủ đô với số tiền khoảng 5.000 tỷ đồng và chi cho 8 công trình trọng điểm.
Đoàn Loan

Sập nhà ở Sài Gòn do bể cống thoát nước ngầm



Qua khảo sát, dưới nền căn nhà 2 tầng trong hẻm 283 đường Bông Sao (quận 8, TP HCM) có một đường cống thoát nước ra rạch Hiệp Ân bị bể khiến nhà sập xuống, kéo theo 6 căn còn lại lún nứt.

Ngay trong ngày 21/9, sau khi di chuyển tài sản của người dân ra ngoài, lực lượng công ích quận 8 đã tiến hành tháo dỡ những căn nhà bị đổ sập trong hẻm 283 đường Bông Sao. Đến tối cùng ngày, căn nhà 2 tầng đã được phá bỏ gần xong.
Lực lượng công ích quận 8 có mặt giúp người dân tháo dỡ các căn nhà sập. Ảnh: An Nhơn
Lực lượng công ích quận 8 có mặt giúp người dân tháo dỡ các căn nhà sập. Ảnh: An Nhơn
Ông Võ Văn Hùng, Phó Chủ tịch UBND quận 8, cho biết nguyên nhân gây sập ban đầu được xác định, dưới nền căn nhà 2 tầng có một đường cống thoát nước ra rạch bị mục và bể do lâu ngày, tạo hàm ếch khiến nền nhà lún sập. 6 căn nhà còn lại do xây sát nhau nên cũng bị lún và nghiêng theo.

Theo ông Hùng, để tránh những sự cố tượng tự xảy ra, chiều 21/9, UBND quận 8 phối hợp với Khu quản lý giao thông đô thị số 4 tiến hành khảo sát tình trạng sạt lở dọc bờ rạch Hiệp Ân. Đoàn khảo sát đã yêu cầu địa phương khẩn trương gia cố 2 vị trí có nguy cơ sạt lở cao trên 2 km bờ rạch, đoạn qua phường 5.
Cùng ngày cơ quan chức năng đã di dời các hộ dân trong khu vực nguy hiểm đến tạm trú ở nơi khác. Quận đã hỗ trợ 4 hộ dân có nhà bị ảnh hưởng mỗi hộ 2 triệu đồng, riêng hộ có nhà bị sập do bà Phùng Thị Kim Con (54 tuổi) thuê được hỗ trợ 5 triệu đồng để người dân thuê chỗ ở tạm.
Trước đó, 8h30 sáng 21/9, bà Con nằm trên lầu thì bất ngờ nghe "rắc, rắc" rất lớn. Liền sau đó căn nhà chuyển động và lún xuống. Người con trai Nguyễn Hoàng Vũ (27 tuổi) chạy vội đến, kéo mẹ chạy xuống, thoát ra ngoài.
Trong ngày 21/8, một phần căn nhà 2 tầng bị sập đã được đập bỏ. Ảnh: An Nhơn
Trong ngày 21/8, một phần căn nhà 2 tầng bị sập đã được đập bỏ. Ảnh: An Nhơn
Chỉ trong tích tắc, nền căn nhà 2 tầng bị lún sâu, tường nứt toác. Cứ vài phút, căn nhà lại lún thêm và có khả năng đổ sập hoàn toàn. Tất cả đồ đạc trong nhà cũng bị dịch chuyển, đổ ngã. Tường 6 căn liền kề cũng bị nứt toác. Hàng chục người hoảng loạn tháo chạy ra ngoài và cũng chưa kịp lấy đồ đạc.
An Nhơn

PICS : Trục vớt chiếc xe bị lũ cuốn tại Nghệ An



Chiếc xe 7 chỗ méo mó nằm sát bờ khi được phát hiện sáng nay với các thi thể đang phân hủy và những chiếc túi đựng hoa quả bên trong.

oto1-1225-1379816643.jpg
Xác chiếc xe nằm bên bờ phải, hướng đầu về phía đập tràn Khe Ang.
xe3.jpg
Phần đầu xe sau hai ngày bị nước lũ cuốn trôi.
oto10-9763-1379816643.jpg
Lực lượng chức năng tiếp cận chiếc xe có 4 thi thể nạn nhân kẹt bên trong.
quantai.jpg
Chuyển quan tài vào khâm liệm các nạn nhân.
khamliem1_1379822535.jpg
Lều tạm, khung bằng sắt cũng đã được dựng sát nơi phát hiện chiếc xe để tiếp nhận và nhận dạng các nạn nhân.
cb2.jpg
Một xe quân sự được điều tới để kéo chiếc xe gặp nạn lên bờ.
quantai2.jpg
Trong khi đó, việc khâm liệm 4 nạn nhân tìm thấy trong xe đã được hoàn tất.
quantai3.jpg
Người nhà các nạn nhân trước khi chuyển thi thể người thân về quê an táng.
cb1.jpg
Lực lượng công binh dọn đường để kéo chiếc xe lên bờ.

Treocay.jpg
Người dân hiếu kỳ trèo cả lên cây xem cứu hộ.
cx9_1379842089.jpg
Chiếc xe được kéo lên gần mặt đường.
cx1.jpg
Nội thất chiếc xe sau khi được vớt lên.
cx6.jpg
Phần đầu xe gần như bị vỡ nát.
cx2.jpg
Chiếc xe sẽ được công an tỉnh Nghệ An và huyện Nghĩa Đàn tiến hành khám nghiệm điều tra.
Hải Bình