THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

06 September 2013

Sở Nội Vụ tinh Gia Lai vi phạm tự do tôn giáo


VRNs (05.09.2013) – Gia Lai – Ngày 28.08.2013, ông Nguyễn Thành Cam, Phó giám đốc Sở nội vụ tỉnh Gia Lai đã gởi văn thư số 184/SNV-BTG than phiền việc các linh mục tu sĩ không tham dự buổi phổ biến Nghị định 92 đúng vào ngày lễ trọng của đạo Công giáo.

Văn thư viết: “Ngày 15.08.2013, Sở nội vụ tỉnh Gia Lai đã tổ chức phổ biến chủ trương của đảng về tôn giáo và Nghị định 92/2012/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo cho 96 linh mục tu sĩ đạo Công giáo trên địa bàn tỉnh Gia Lai. Tuy nhiên, số linh mục tu sĩ đến tham dự Hội nghị chỉ có 31 người”.

Sau đó, ông Cam đề nghị Tòa giám mục nhắc nhở các linh mục tu sĩ về vấn đề này. Cho đến nay (sau một tuần, Tòa giám mục chưa có phản ứng gì, ngoài việc phổ biến cho các linh mục miền Pleiku biết có văn thư này).

Một giáo dân ở Gia Lai phản ứng: “Hàng năm bắt các cha phải đăng ký chương trình lễ, các cha đăng ký và đưa cả lịch Công giáo cho biết, vậy mà vẫn tổ chức hội họp với linh mục tu sĩ vào ngày lễ trọng. Việc làm này nghĩa là sao?”
Theo lịch Công giáo, ngày 15.08 là ngày lễ Đức Mẹ Hồn Xác về trời, bậc lễ là Lễ Trọng, lễ Họ. Với bậc lễ trọng này, tất cả các giáo dân trong ngày đó, trừ trường hợp bị ngăn trở chính đáng, phải tham dự thánh lễ. Còn các linh mục thì buộc phải dâng lễ cho các giáo dân có thể tham dự.
Tại giáo phận Kontum, miền Pleiku, các linh mục phải quản nhiệm ít là 5 nhà nguyện, nhiều lên tới 20 điểm cử hành phụng vụ cho dân. Trong ngày lễ trọng như thế mà chính quyền tổ chức họp các linh mục tu sĩ thì có phải là biện pháp ngăn chặn hoạt động tôn giáo hợp pháp của các chức sắc tôn giáo không – người giáo dân này đặt vấn đề.
Vị giáo dân này nói: “Thay vì viết văn thư xin lỗi, vì đã không theo dõi lịch sinh hoạt của đạo Công giáo, nên đã gây phiên toái cho quý chức sắc, thì ông Cam lại tỏ ra quyền lực và khôn ngoan lên lớp khuyên răn và đe dọa”.
Trong những năm vừa qua, việc vi phạm tự do tôn giáo tại tỉnh Gia Lai là một hiện tượng đáng chú ý như nhà nguyện của người bệnh phong tại làng Kon Thup bị xóa bỏ, mục sư Nguyễn Công Chính bị bỏ tù vì truyền đạo … 
Liệu ông phó giám đốc Sở nội vụ tỉnh Gia Lai có lạm quyền, vi phạm tự do tôn giáo khi ép buộc các chức sắc phải đến nghe ông giảng dạy về “chủ trương của đảng về tôn giáo và Nghị định 92/2012/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo”?
 

Ngoài ra, việc đăng ký hoạt động tôn giáo hàng năm theo quy định của Nghị định 92 cũng tỏ ra vi phạm Hiến pháp về tự do tôn giáo. Công dân có quyền tự do theo và tự do không theo một tôn giáo nào đó. Trong khi đó, bản đăng ký buộc các linh mục phải đăng ký cho biết trong năm làm những lễ nào, mỗi lễ ai chủ tế, và đặc biệt có bao nhiêu người tham dự.
Đây là những quy định nhằm đe dọa quyền tự do tôn giáo. Một linh mục ở Sài Gòn cho biết: “Là linh mục chúng tôi chỉ được khuyến khích giáo dân đi lễ, chứ cũng không được quyền ép giáo dân đi lễ, vậy thì làm sao có thể bắt họ đăng ký để có số người đi lễ mà ghi vào bản đăng ký của nhà nước yêu cầu?”
Một lần nữa, Nghị định 92 bộc lộ một đường lối hạn chế tự do tôn giáo, mà Bộ ngoại giao VN liên tục chối bỏ trước các diễn đàn quốc tế.
PV. VRNs

VIDEO - Cán bộ tỉnh Hà Nam đánh dân oan



Dân oan tỉnh Hà nam bị cán bộ tỉnh và công an đánh tại Phòng tiếp dân tỉnh Hà Nam ngày 20/07/2013

Những 'bóng ma' tiền tỉ bao trùm Khu kinh tế Dung Quất

Hàng loạt dự án, công trình có vốn đăng ký đầu tư hàng trăm tỉ đồng nhưng lại bỏ hoang như “bóng ma” bao trùm cả Khu kinh tế Dung Quất.


Hiện Khu kinh tế (KKT) Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi, không ít doanh nghiệp bị "gãy gánh giữa đường" khiến không ít dự án công trình đồ sộ, tiền tỉ nhưng phải "trùm mền", bên trong không một bóng người, rêu phủ đầy.
Lối vào công trình đóng kín với khóa xích hoen gỉ cùng những cọc gỗ rào.
Lối vào công trình đóng kín với khóa xích hoen gỉ cùng những cọc gỗ rào.
Công trình trung tâm khách sạn, nhà hàng, khu vui chơi giải trí TP Vạn Tường dở dang, cửa cổng đóng chặt, ổ khóa hoen gỉ… Ðây là công trình do Công ty TNHH Vạn Năm làm chủ đầu tư với số vốn lên tới gần 100 tỉ đồng nhưng mới xây đến tầng 3 đã bỏ hoang trong nhiều tháng qua.
Cách đó không xa, công trình khu trung tâm vui chơi giải trí dành cho cán bộ - công nhân viên của Nhà máy Ðóng tàu Dung Quất cũng đang bị bỏ hoang.
  Xưởng cơ khí bị bỏ hoang từ lâu, Công ty đóng tàu dầu khí Dung Quất vẫn phải chi 4 triệu đồng mỗi tháng để thuê hai bảo vệ thay phiên nhau ngày đêm túc trực canh giữ.
Xưởng cơ khí bị bỏ hoang từ lâu, Công ty đóng tàu dầu khí Dung Quất vẫn phải chi 4 triệu đồng mỗi tháng để thuê hai bảo vệ thay phiên nhau ngày đêm túc trực canh giữ.
Những bức tường sắp đổ cạnh nhiều hạng mục bằng sắt hoen gỉ. Giữa khung cảnh đổ vỡ, mục nát chỉ có dòng chữ Vinashin Dung Quat Shipyard là còn khá nguyên vẹn.

Ði tiếp khoảng 2 km, chúng tôi bắt gặp xưởng cơ khí của Nhà máy đóng tàu Dung Quất cũng trong tình trạng bỏ hoang. Cạnh đó, khu nhà ở dành cho cán bộ, công nhân viên Nhà máy Ðóng tàu Dung Quất cỏ mọc um tùm, không một bóng người.

Ðây là những công trình do Công ty Công nghiệp tàu thủy Dung Quất làm chủ đầu tư với số vốn lên đến hàng trăm tỉ đồng.
 
Xưởng cơ khí của nhà máy đóng tàu Dung Quất cũng nằm im chờ thời
Xưởng cơ khí của Nhà máy đóng tàu Dung Quất cũng nằm im chờ thời
Trong khi đó, dự án Nhà máy Thép Guang Lian Dung Quất có vốn đăng ký đầu tư 4,5 tỉ USD do Tập đoàn Tycoons (Ðài Loan) làm chủ nhưng sau 7 năm triển khai, nay vẫn còn là bãi đất trống. Không chỉ bỏ hoang, chủ đầu tư còn xây dựng tường rào, chặn đường đi của người dân gây thiệt hại kinh tế lớn cho địa phương.
Theo ông Lê Văn Dũng, Phó trưởng Ban Quản lý KKT Dung Quất, tại đây hiện có ít nhất 15 dự án tiền tỉ bị bỏ hoang. Ban Quản lý KKT gặp khó khăn trong việc thu hồi hay để chờ chủ đầu tư triển khai tiếp.
 
Hàng trăm ha đất từ các dự án bỏ hoang đang trở thành bãi chăn thả bò của người dân ở Khu kinh tế Dung Quất.
Hàng trăm ha đất từ các dự án bỏ hoang đang trở thành bãi chăn thả bò của người dân ở Khu kinh tế Dung Quất.
Thống kê của Ban Quản lý KKT Dung Quất, hiện có 27 dự án đã được cấp phép nhưng chậm tiến độ. Trong đó, 6 dự án do chậm giải phóng mặt bằng, số còn lại do chủ đầu tư gặp khó khăn về tài chính. Dự kiến, sẽ thu hồi 9 trong số 21 dự án khó khăn về tài chính do ban quản lý đã nhiều lần đôn đốc nhưng chủ đầu tư không thể triển khai. 12 dự án "bỏ hoang" còn lại sẽ xem xét điều chỉnh gia hạn đầu tư.

Ông Lê Văn Dũng cho rằng phức tạp hiện nay là việc xử lý những dự án đã phát sinh tài sản trên đất. Những dự án này, ban quản lý sẽ thành lập hội đồng để xác định giá trị tài sản rồi tiến hành thu hồi, chờ giao cho nhà đầu tư mới hoặc phối hợp nhà đầu tư xử lý theo phương hướng mua bán và sáp nhập.

Theo Ban Quản lý KKT Dung Quất, chỉ năm 2012, đã thu hồi khoảng 10 dự án với tổng số vốn đầu tư gần 1.000 tỉ đồng. Trước đó, năm 2011, đã thu hồi 12 dự án với tổng số vốn 1.650 tỉ đồng.
Phương Nguyên (Tổng hợp VNE, NLD)

Vinacomin đào tài nguyên đi bán vẫn được hưởng thuế thấp !

Sau một thời gian dài than thở cùng với lượng tồn kho than bị ế vì giá bán cao hơn giá thế giới, cuối cùng thì Tập đoàn công nghiệp Than Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) cũng được giảm thuế xuất khẩu xuống còn 10% từ 1/9/2013, thay cho mức 13% trước đó...

Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 124/2013/TT-BTC sửa đổi mức thuế suất thuế xuất khẩu đối với các mặt hàng than.


Cụ thể, các mặt hàng than đá, than bánh, than quả bàng và nhiên liệu rắn tương tự sản xuất từ than đá tại biểu thuế xuất khẩu theo danh mục mặt hàng chịu thuế quy định tại Thông tư số 71/2013/TT-BTC ngày 23/5/2013 của Bộ Tài chính, mức thuế suất thuế xuất khẩu được giảm từ 13% xuống còn 10% từ 1/9/2013.

Ngay khi áp mức thuế 13% từ ngày 7/7, ông Nguyễn Văn Biên, Phó tổng giám đốc Vinacomin cho biết, giá chào bán mỗi tấn than của Vinacomin đã tăng thêm ít nhất 3 đô la Mỹ/tấn tùy chủng loại.

Do giá cao hơn các nhà cung cấp khác, từ ngày 20/6 đến nay, Vinacomin hầu như không ký được các hợp đồng xuất khẩu lớn.
Cuối cùng thì thuế suất than cũng được giảm theo mong đợi của Vinacomin
Cuối cùng thì thuế suất than cũng được giảm theo mong đợi của Vinacomin
Sự thật
Thế nhưng TS Nguyễn Thành Sơn, Giám đốc BQL các dự án Than ĐBSH-Vinacomin cho rằng, việc Vinacomin đề xuất giảm thuế suất thuế xuất khẩu không phải vì lỗ hay vì giá than bán cho nhiệt điện thấp mà sự thật là Vinacomin không còn khả năng xuất khẩu được nữa do chất lượng than đã và đang ngày càng giảm.

Tỷ lệ than tốt (đạt tiêu chuẩn Việt Nam- TCVN) chỉ chiếm 30-40%, còn lại là than chất lượng thấp (lẫn nhiều đất đá, độ tro cao).
Theo ông Sơn, trước kia, Vinacomin lý giải cho việc cần phải xuất khẩu than là do Vinacomin sản xuất ra nhiều than chất lượng cao mà trong nước không dùng đến. Nhưng trên thực tế, những loại than tốt được xuất khẩu không phải là nhiều (chỉ bán được cho các nhà máy thép và xi măng của Nhật), chủ yếu là than chất lượng trung bình và thấp (được các khách hàng Trung Quốc mua về dùng cho các nhà máy điện).
Gần đây (khoảng 2 tháng trước), phía Trung Quốc đã ban hành chính sách cấm nhập khẩu than chất lượng thấp (nhiệt năng dưới 4050 kcal/kg) để phát điện vì lý do môi trường. Vì vậy, Vinacomin đang có nguy cơ mất 70-80% thị trường xuất khẩu than chất lượng thấp là Trung Quốc.

Còn ở trong nước, nhiều doanh nghiệp khu vực miền Trung, miền Nam đã và đang chuyển sang nhập khẩu than về dùng vì việc vận chuyển than lẫn nhiều đất đá từ Quảng Ninh vào đã làm cho giá than trong nước còn cao hơn giá than nhập từ nước ngoài về Việt Nam.
Ngay cả khi giá than thế giới đã giảm từ vài phần trăm đến vài chục phần trăm tùy chủng loại, song Vinacomin vẫn quyết không hạ giá bán than trong nước mặc cho doanh nghiệp phải nhập khẩu than nước ngoài.
Và kết quả cuối cùng là Bộ Tài chính đồng ý giảm thuế và cho rằng việc giảm thuế xuất khẩu mặt hàng than đá nhằm chia sẻ khó khăn của Chính phủ với doanh nghiệp sản xuất than trong nước, giúp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh.
Phương Nguyên (Tổng hợp)

Lợi ích nhóm phù phép rừng giàu thành rừng nghèo để phá

"Ở đây có chuyện phục vụ lợi ích nhóm, còn người nghèo, người phụ thuộc vào rừng thì bị ảnh hưởng trực tiếp mà không ai để ý".
GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh, Hội Bảo vệ thiên nhiên môi trường Việt Nam đã chia sẻ với Đất Việt xung quanh câu chuyện phù phép rừng giàu thành rừng nghèo đế lấy gỗ.
Dứt khoát phải có người cho mới dám làm
PV:Mấy ngày gần đây, báo chí liên tục phơi bày sự thật về việc lợi dụng danh nghĩa trồng rừng hoặc chuyển đổi rừng nghèo để khai thác gỗ. Các tỉnh Tây Nguyên đã chuyển đổi hàng trăm ngàn ha rừng để trồng cao su theo chủ trương này. Giáo sư có bất ngờ với thông tin này không và vì sao?
GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh: - Câu chuyện này không có gì là mới hay bất ngờ với tôi cả. Lâu nay người ta cứ lấy lý do là rừng nghèo rồi xâm lấn dần.
GS Đặng Huy Huỳnh: Dứt khoát phải có người cho thì họ mới dám phá rừng
GS Đặng Huy Huỳnh: Dứt khoát phải có người cho thì họ mới dám phá rừng
Trước đây Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đưa ra tiêu chí cứ dưới 100m3/ha gỗ được cho là rừng nghèo, thành thử các công ty, doanh nghiệp cứ thế xin phá để trồng cây công nghiệp, cao su, tiêu, điều…
Bản thân tôi và nhiều nhà khoa học đã nhiều lần nêu và không tán thành việc này. Dù biết rằng quan điểm phát triển kinh tế là quan trọng nhưng phải cân nhắc và kiểm soát kỹ chứ không phải cứ nói nghèo là phá, thậm chí phá cả cái không nghèo.
Hiện nay diện tích rừng của chúng ta còn hơn 10 triệu ha, chủ yếu là rừng nghèo, thứ sinh. Còn rừng giàu thì chỉ khoảng 0,7-0,8% chứ không nhiều. Nhưng không vì vậy mà có thể phá hết bởi cũng những cánh rừng này giữ lại khoảng 10 – 15 năm nữa lại trở thành rừng giàu.
Thế nhưng về quan điểm phát triển kinh tế tôi thấy rằng rất nhạy cảm, khó nói. Đáng lẽ những người lãnh đạo phải có quan điểm phát triển bền vững, nhất là trong bối cảnh biến đổi khí hậu như hiện nay. Nhưng rồi không biết vì lý do gì mà rừng vẫn bị phá. Dứt khoát phải có người cho thì họ mới dám làm.
Hơn 10 năm nay nhà nước giao đất giao rừng cho các địa phương tự quản lý, như vậy đồng nghĩa với việc phải bảo vệ. Chứ không nên vì cái này, cái kia, bùi tai thì cứ thế cho làm.
Có lợi ích nhóm
PV: - Dường như đã có sự "phù phép" từ rừng giàu thành rừng nghèo trước mắt người dân, đại biểu hội đồng nhân dân, đại biểu quốc hội, các vị lãnh đạo tỉnh... Ông có thể lý giải nguyên do từ đâu có sự phù phép kỳ lạ này? Liệu có lợi ích nhóm ở đây không khi thực tế biết rõ phá rừng là lũ lụt, hạn hán tàn phá mà các nhà khoa học đã cảnh báo nhiều năm nay. Ông có biết rừng ở khu vực nào bị tàn phá nhiều nhất, thưa ông?
GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh: - Về điều này chúng tôi đã nhiều lần đề nghị với nhà nước, Bộ NN&PTNT, Bộ Tài nguyên và Môi trường thế nhưng hình như những cảnh báo không đến được tai các vị lãnh đạo.
Đôi khi cảnh báo của các nhà khoa học không có giá trị. Giống như hiện tượng nóng lên, biến đổi khí hậu được cảnh báo từ 20 năm trước bây giờ đã trở thành hiện thực. Lũ lụt, thiên tai khắc nghiệt, bất thường thì đã thấy rõ. Thế nhưng hình như với các vị thì điều này vẫn xa vời.
Việc khai thác rừng quá mức đã chứng minh sự khủng hoảng năng lượng, khí hậu, suy giảm đa dạng sinh học quá rõ ràng.
Dù rằng quốc tế, trong nước đã đầu tư rất nhiều tiền mà đây chính là tiền của dân bỏ ra để đầu tư khắc phục nhưng hiệu quả không cao.
Chỉ có một số nơi rất ít bảo vệ được như Đồng Tháp với Vườn quốc gia Tràm Chim ngày càng thu hút được nhiều sếu đầu đỏ trở về.
Những tỉnh phá rừng nhiều là Tây Nguyên, đây là điểm nóng về phá rừng. Trong khi môi trường rừng, hệ sinh thái ở Tây Nguyên cực kỳ quan trọng đối với con người Việt Nam nói chung, đồng bào Tây Nguyên, Đồng bằng sông Cửu Long… bởi vì đây là vùng hạ lưu sông Mê Kông nên rất quan trọng.
Tây Nguyên được xem là điểm nóng phá rừng
Tây Nguyên được xem là điểm nóng phá rừng
Thế nhưng cứ dựa vào mục đích chuyển đổi, địa phương cho phép các doanh nghiệp phá rừng. Chuyện lợi ích nhóm nếu thẳng thắn cũng có thể chỉ ra được nhưng trên thực tế mới chỉ nói mà chưa làm được.
Ở đây có chuyện phục vụ lợi ích nhóm, còn người nghèo, người phụ thuộc vào rừng thì bị ảnh hưởng trực tiếp mà không ai để ý.
PV: - Như vậy là mọi việc đã quá rõ nhưng theo giáo sư vì sao lại có chuyện bất chấp cảnh báo hậu quả, người ta vẫn phá rừng. Báo chí đã chỉ rõ những địa phương xảy ra tình trạng lợi dụng chính sách chuyển đổi rừng nghèo để phá rừng, theo ông, bước tiếp theo, các cơ quan chức năng nên làm gì?
GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh: - Đó là do khâu kiểm tra, kiểm soát không chặt và vì lợi ích của một nhóm người nên bất chấp để làm.
Còn các nhà khoa học vì cái tâm, vì môi trường thì đôi khi tiếng nói cũng chỉ có giới hạn nhất định. Chủ trương của nhà nước thì đúng nhưng ở đây có chuyện lợi dụng chính sách để làm bậy.
Ở đây cần quy rõ trách nhiệm cho người phê duyệt dự án và làm cương quyết thì sẽ không ai dám cố tình. Thêm nữa, các nhà lãnh đạo các cấp phải cân nhắc lợi hại để hạn chế việc phá rừng.
Phải quy hoạch theo bản đồ. Với những khu vực thấy rằng cần chuyển đổi rừng trồng cây công nghiệp thì phải đưa ra hội thảo bàn để cho cả nhà khoa học, dân thấy rõ được khu vực đó cần phá, chuyển đổi, rồi mới làm nhưng thực ra chưa bao giờ làm như vậy.
PV: - Câu hỏi cuối, ông có lo lắng tới một ngày nào đó không xa (10 hay 20 năm nữa), Việt Nam sẽ không còn những cánh rừng nguyên sinh, rừng giàu...? Tổ chức Global Witness đã nói rõ chiêu bài của các doanh nghiệp phá rừng nhân danh phát triển, liệu Việt Nam có học được gì để tránh được tương lai không còn rừng ấy không, thưa ông?
GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh: - Nếu phá như thế này thì vài chục năm nữa rừng rất nguy hiểm. Khi đó sẽ là thảm họa quốc gia chứ không của riêng ai. Người hứng chịu nhiều nhất là người nghèo, phụ nữ và trẻ em.
Các nước bị thảm họa môi trường đã chứng minh rõ rồi. Vì vậy bài học lớn là không thể tùy tiện phá rừng chúng ta cần học hỏi.
Xin trân trọng cảm ơn Giáo sư!
Tiêu chí xác định rừng giàu, nghèo:

Đối với rừng gỗ
a) Rừng rất giàu: trữ lượng cây đứng trên 300 m3/ha;
b) Rừng giàu: trữ lượng cây đứng từ 201- 300 m3/ha;
c) Rừng trung bình: trữ lượng cây đứng từ 101 - 200 m3/ha;
d) Rừng nghèo: trữ lượng cây đứng từ 10 đến 100 m3/ha;
đ) Rừng chưa có trữ lượng: rừng gỗ đường kính bình quân < 8cm, trữ lượng cây đứng dưới 10 m3/ha.
Thông tư số: 34/2009/TT-BNNPTNT Quy định tiêu chí xác định và phân loại rừng
Bích Ngọc (Thực hiện)

3 người nằm ra đường tố công an phường đánh người

Người dân tố tổ trật tự đô thị phường gây tai nạn rồi bỏ chạy, công an phường xuống không giải quyết mà dùng công cụ hỗ trợ đánh người làm hàng trăm người bức xúc gây náo loạn khu phố.
Vụ việc xảy ra vào khoảng 7h ngày 6/9 tại đường Y Ngông, phường Tân Thành, TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk.
 
Khi chị Trần Thị Thu Oanh (ngụ  đường Huỳnh Văn Bánh, phường Thành Nhất, TP Buôn Ma Thuột) dựng xe gắn máy bên đường Y Ngông vào quán mua xôi ăn thì tổ trật tự phường Tân Thành đi trên xe ô tô mang BKS 47C - 2756 chạy tới thu giấy tờ xe máy và viết giấy hẹn yêu cầu chị Oanh lên phường làm việc vì đậu đỗ xe lấn chiếm lòng đường. 
 
Chiếc xe của tổ trật tự phường bị
Chiếc xe của tổ trật tự phường bị "giam" suốt nhiều giờ đồng hồ.
 
Sau khi đưa giấy hẹn, chiếc xe của đội trật tự quay đi nhưng không may móc vào chiếc xe máy kéo đi khiến chị Oanh ngã xuống đường. Mặc dù vậy, chiếc xe của đội trật tự không dừng lại mà bỏ chạy khỏi hiện trường.  
 
Ông Nguyễn Văn Quang (ngụ đường Y Ngông) cho biết: "Nếu tôi không nhanh tay lôi chị Oanh ra thì chị Oanh đã bị chiếc xe của tổ trật tự cán lên đầu.
 
Bức xúc trước việc gây tai nạn rồi bỏ chạy, nhiều người dân đã đuổi theo và chặn chiếc xe của tổ trật tự cách hiện trường khoảng 300m. 
 
"Khi người dân chặn xe lại thì 2 người trên xe tổ trật tự có những lời lẽ nhục mạ và đòi đánh người nhà chị Oanh. Ít phút sau, ông Hà và Sơn (Công an phường Tân Thành) tới nhưng không giải quyết mà đánh 3 người phụ nữ và đánh cả tôi." - ông Quang nói 
 
Một số nhân chứng khác cũng khẳng định công an phường đã dùng dùi cui và roi điện đánh dân ngất xỉu. 
 
Nằm chặn đầu và đuôi xe của tổ trật tự phường để phản đối.
Người dân nằm chặn đầu và đuôi xe của tổ trật tự phường để phản đối.
 
Tuy nhiên, lãnh đạo Công an phường Tân Thành đã phủ nhận thông tin này. Ông Nguyễn Văn Bằng, Phó Chủ tịch UBND phường Tân Thành cho rằng, sau khi đội trật tự đi thì chồng chị Oanh đã chạy bộ đuổi theo, còn bà Oanh cũng đuổi theo bằng xe máy. Trong lúc luống cuống, chị Oanh đã tông vào chồng, rồi bị té xuống đường.
 
Cơ quan chức năng đã yêu cầu những người liên quan về trụ sở phường để xử lý nhưng gia đình chị Oanh không chịu mà yêu cầu lập biên bản tại hiện trường.
 
Tuy nhiên, yêu cầu này không được đáp ứng kịp thời nên đến 10h sáng ngày 6/9, 3 người phụ nữ vẫn nằm chặn đầu và đuôi xe ô tô của đội trật tự phường Tân Thành, TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) vì cho rằng công an đánh người. 
 
Cụ ông chui xuống nằm dưới gầm xe CSGT
 
Trước đó cũng xảy ra vụ việc cụ ông bức xúc trước việc xe đẩy đồ, bàn, ghế của con gái buôn bán ở vỉa hè bị Tổ kiểm tra liên ngành thu giữ không được lập biên bản, một cụ ông đã chui vào gầm xe Cảnh sát giao thông mang biển số 92E-1547 nằm để phản đối.
 
Sự việc trên xảy ra vào khoảng 7h30' ngày 15/8, tại ngã tư đường Hùng Vương - Trần Cao Vân, TP Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam.
 
Được biết, thực hiện theo kế hoạch số 58 ngày 4/5/2013 do ông Văn Anh Tuấn, Phó Chủ tịch UBND TP Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam ký về việc lập lại trật tự đô thị, kết hợp xây dựng tuyến phố văn minh đô thị trên tuyến đường Hùng Vương, từ đầu tuyến đường đến nút giao thông đường Trần Cao Vân, Tổ kiểm tra liên ngành của TP Tam Kỳ đã tổ chức đi thực thi nhiệm vụ và có mặt tại khu vực trên.

Vì sao cụ ông lăn vào gầm xe CSGT Quảng Nam?

Cảnh cáo 5 công an đánh dân, bắt quỳ xem nhậu!

Công an huyện la Pa (Gia Lai) cho biết đã thống nhất đề xuất kỷ luật cảnh cáo đối với 5 cán bộ công an huyện đánh một thanh niên dẫn đến thương tích 4%.
 
Sư việc xảy ra vào tối ngày 14/6/2013 khi Nguyễn Thế Chung (17 tuổi, xã Kim Tân, huyện la Pa) cùng bạn góp tiền đi hát  tại nhà hàng Trang Vi tại khu trung tâm huyện la Pa. Tại đây Chung đã mâu thuẫn với nhóm công an huyện la Pa.
 
Sau khi hát xong, người bạn tên Hiếu chở bạn gái về nhà ở xã la Ma Rơn. Nguyễn Thế Chung ra ngoài phòng đứng chờ Hiếu quay lại thanh toán tiền thì đã mâu thuẫn với nhóm công an huyện la Pa.
 
Lập tức, một người trong nhóm xông vào đánh nhiều lần vào mặt Chung, lúc này Chung bị đau và đánh lại người này, cùng lúc mấy người bạn Chung chạy ra và can ngăn hai bên.
 
Lá đơn kêu cứu của bà Phan Thị Ngọc. Ảnh: Nguyễn Tú
Lá đơn kêu cứu của gia đình Nguyễn Thế Chung. Ảnh: Nguyễn Tú
 
Chung và đám bạn ra lấy xe máy đi về. Khoảng 20h30' cùng ngày, khi Chung trên đường trở về nhà thì bị nhóm công an trên đuổi theo đánh.
 
Đến đoạn đường gần Trường Nguyễn Tất Thành thì bị chặn lại, thấy vậy Chung sợ hãi bỏ xe chạy vào rừng cây bên đường, hai người kia đuổi theo một lúc thì dừng lại, không đuổi nữa.
 
Chung chạy lên núi ngồi một lúc rồi về nhà ông Nghiêm (ở khu trung tâm huyện Ia Pa) gọi điện cho bạn là Nguyễn Văn Tú đến đón về và biết chiếc xe máy của mình bị những người đánh đập đưa lên gần Tượng đài huyện Ia Pa. Nguyễn Thế Chung đã nhờ một người tên Việt chở lên đó xin lại chiếc xe máy.
 
Đến nơi, Chung lại bị đám người này xông vào đánh vào ngực, mặt chảy máu mặt, mũi. Sau đó nói sẽ chở Chung về nhà.
 
Tuy nhiên, nhóm công an này không chở Chung về nhà mà chở đến đoạn đường vào xã Kim Năng rồi dừng lại chỗ vắng người và tiếp tục đánh, khiến Chung chảy máu miệng, ngã gục xuống đường.
 
Tiếp sau đó, nhóm túm tóc, đánh Chung thêm một lần nữa và to tiếng thách thức gia đình Chung. Sau đó, ba người chở Chung quay lại khu vực gần Tượng đài Ia Pa tiếp tục nhậu và bắt Chung quỳ, chờ nhậu xong mới cho về. Một lúc sau những người này cho Chung về nhà.
 
Đến ngày 16/6, gia đình đã chuyển Chung lên cấp cứu tại Bệnh viện Quân y 211. Được biết những người tham gia đánh Chung đều công tác tại Công an huyện Ia Pa.
 
Đó là Trung úy Bùi Văn Duy, Thượng sĩ Phan Đức Linh, các chiến sĩ nghĩa vụ Nguyễn Văn Cầu, Nguyễn Hữu Thắng, Trần Hữu Lý.
 
Đại úy Trịnh Văn Đạt - Đội trưởng Đội Tham mưu - Tổng hợp, cán bộ thanh tra thuộc Công an huyện Ia Pa, xác nhận vụ việc trên là có thật.
 
"Quan điểm của cơ quan Công an huyện Ia Pa là nếu có đánh người dân, ai đánh người dân thì cũng sẽ làm rõ, xử lý, kỷ luật thật nghiêm theo đúng quy định của pháp luật" -ông Đạt nói.
 
Ngoài việc xử lý kỷ luật, đơn vị cũng yêu cầu các cán bộ này bồi thường chi phí điều trị, thuốc men cho người bị đánh.
 
Huyền Hồ (Tổng hợp)

Trở lại giáo xứ Mỹ Yên một ngày sau vụ hành hung giáo dân


Trở lại giáo xứ Mỹ Yên một ngày sau vụ hành hung giáo dân


Nguồn facebooker : Xã Đoài Choa

Ngày 5/9/2013, chúng tôi trở lại giáo xứ Mỹ Yên sau ngày thứ Tư đen tối. Nước mắt và cả đau thương in hằn trên khuôn mặt những người nông dân “chân lấm tay bùn” quanh năm “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” vừa trải qua kiếp nạn…

Không gian chung quanh xóm đạo buồn im ắng. Dường như sự bàng hoàng vẫn chưa hết. Dẫu không lạ gì cách thức đàn áp của công an, cảnh sát nhưng chúng tôi cũng không thể ngờ việc sử dụng bạo lực một cách quá cần thiết của chính quyền trong vụ việc vừa qua. Theo dòng hồi tưởng của những giáo dân đang quy tụ quanh ngôi thánh đường, câu chuyện ngày hôm qua vẫn còn nóng hổi.

Tin tưởng vào lời hứa của các cấp chính quyền huyện và xã sẽ thả cho ông Ngô Văn Khởi và anh Nguyễn Văn Hải, khoảng 16h chiều ngày 4/9/2013, khoảng 100 giáo dân Mỹ Yên tập trung trước cổng ủy ban nhân dân xã Nghi Phương, huyện Nghi Lộc để nhận người.

Thế mà, niềm tin của họ đã bị đánh lừa. Chút hy vọng cuối cùng được nhen nhúm đã bị dội “gáo nước lạnh” bởi những “trận đòn thù”: “Đến hẹn, chúng con đến trước ủy ban. Khi đó, phía chính quyền đã có mặt đông đủ. Cán bộ, cảnh sát cơ động, công an chìm nổi dàn hàng ngang phía trước sân. Giáo dân không vào nữa. Được một lát, chúng con thấy một số tên côn đồ ở các xóm 5,8,9 cùng xã liệng gạch đá về phía giáo dân. Một số giáo dân không kìm chế được cũng liệng lại. Hỗn loạn bắt đầu từ đó”. Một nam giáo dân nói về nguyên nhân của sự việc.

Theo đúng kịch bản “bạo loạn lật đổ” mà phía chính quyền dàn dựng, nghĩa là tạo cớ bằng cách cho côn đồ giả dạng quần chúng cố tình khiêu khích, tấn công trước. Khi cơ sự xảy ra, nếu như giáo dân mắc mưu kế phản ứng chống lại, hơi cay và đạn dược sẽ được tung ra dọn đường cho dùi cui, roi điện vào cuộc.

- “‘Trẻ không tha, già không thương’. Sau khi rượt đuổi đập đánh những giáo dân đang có mặt, cơ động đuổi theo vào làng chừng 100m. Riêng gia đình anh Văn sát cổng vào ủy ban nên họ đạp cửa xông vào. Anh Văn bị đám cơ động thay nhau hành hạ. Mấy đứa trẻ khóc thét lên trước cảnh máu me chảy lênh láng. Có bà Khoa trong làng năm này chừng 55 tuổi cũng bị họ đánh liên tiếp vào người. Số người bị đánh có lẽ dăm bảy chục chứ không phải ít. Trong số đó có chừng 20 người bị thương nặng”. Chị Anna Trần Thị Thiên, giáo họ Mỹ Yên đau xót kể lại.

Trong nghẹn ngào nước mắt, chị Thiên kể tiếp câu chuyện thương tâm của Điệp. Em là nạn nhân nặng nhất: “Vừa đi gặt về, nó tạt qua nhà bà o tên là Cát. Ngay lúc đó, một đám côn đồ trong bộ quân phục hung hăng nhảy vào nện liên tiếp vào đầu cho đến khi bất tỉnh. Hiện giờ, nó đang nằm cấp cứu, tính mạng như treo trên sợi tóc”.

Bao nhiêu tức tối, oán thù trút lên giáo dân chưa đủ; cơn giận dữ của thế lực cường quyền còn trút lên xe cộ và tài sản giáo dân chung quanh:“Dọc đường, thấy có xe cộ giáo dân dựng bên đường, họ (cảnh sát giao thông) thẳng tay xô ngã, đánh nát. Rồi những chiếc máy điện thoại đưa ra quay, chụp hình cũng bị họ thẳng tay giật mất. Chiếc điện thoại con ông Thục mới mua gần 8 triệu, sợi dây chuyền trị giá 3,8 triệu đồng của anh Lê Văn Hiếu cũng bị một người trong bọn họ cướp mất”. Ông Trần Văn Vinh, giáo dân xứ Mỹ Yên thuật lại.

Sự việc đã đến hồi nghiêm trọng khi một toán người xông vào đập nát những bức tượng trong gia đình anh Văn. Quả là một hành động phạm thánh xúc phạm đến niềm tin của toàn thể cộng đồng Kitô hữu, khơi lên vết thương lòng với những ai yêu mến Mẹ Giáo hội. Hành động “dại dột” trên cũng tạo nên dòng xoáy phẫn nộ và bất bình trong giới Công giáo và những người thiện tâm yêu chuộng hòa bình.

Giã biệt giáo xứ Mỹ Yên giữa lúc những lời kinh thiết tha đang được cất lên liên lỷ, chúng tôi ghé thăm phòng khám đa khoa Xã Đoài. Các phòng bệnh chật ních người, các nạn nhân lằm la liệt trên giường bệnh. Nhiều nạn nhân vẫn mê man bất tỉnh. Theo người nhà kể lại thì vô nhân đạo nhất có lẽ là việc nhiều bệnh viện nhà nước trong địa bàn Nghệ An lắc đầu từ chối chạy chữa, thuốc thang cho người bị hại vì một áp lực nào đó…

Tiếng nói của một bộ phận nhân dân “thấp cổ bé họng” đang bị lấn át bởi hệ thống tuyên giáo và truyền thông nhà nước hùng hậu mở hết công suất, tăng hết tốc lực. Một chiến dịch bôi nhọ Công giáo đã được khởi động vô hình trung tạo nên những hố sâu ngăn cách không thể xóa đi một sớm một sớm một chiều. Thứ tiếng nói của bạo quyền, của sự dữ đã bung ra nhằm khỏa lấp tội ác của mình hầu chạy tội cho sự việc xảy ra vào chiều 4/9 vừa qua.

Nhìn lại dòng lịch sử đầy bi tráng, hào hùng; xứ đạo Mỹ Yên vẫn không ngừng ấp ủ khát vọng dấn thân vì một nền hòa bình, công chính, tôn trọng sự thật. Toàn thể giáo phận đang chung một nỗi đau chung để rồi tiến bước trong cuộc đấu tranh không ngơi nghỉ, đẩy lùi biên giới bất công và bạo quyền. Chúng ta hãy chờ xem những động thái tiếp theo của chính quyền khi giáo dân Mỹ Yên đã sẵn sàng viết nên những trang sử mới.
fb: Xã Đoài Choa

VIDEO - Công An nổ súng với người dân Huyện Nghi Lộc


Huyện Nghi Lộc, 4/9/2013

“Nhắm mắt” buôn nông sản Trung Quốc vì lãi khủng



Một đầu nậu tên Toàn cho biết, hiện mức giá bán nông sản Trung Quốc ở Việt Nam cao là do chi phí qua nhiều khâu trung gian. Thực tế, giá các đầu nậu mua tại Pò Chài chỉ bằng từ 20% đến 30% so với giá thị trường trong nước. 
 >> Nông sản Trung Quốc được “lột xác” thành hàng Việt thế nào?
 >> Hô biến nông sản Trung Quốc thành hàng... Việt
 >> Đất Thổ Tang, đầu bảng buôn nông sản Tàu

Nhập tận gốc với giá rẻ, nông sản Trung Quốc có mặt tại hầu hết các tỉnh, thành và dễ dàng đánh bật nông sản trong nước, chiếm lĩnh thị trường. Vì thế, dù Việt Nam là nước sản xuất nông nghiệp, với nhiều lợi thế cũng bị thua ngay trên sân nhà.

Nông sản Trung Quốc sẽ được vận chuyển đi khắp cả nước từ trạm trung chuyển Hòa Đình (Bắc Ninh)
Nông sản Trung Quốc sẽ được vận chuyển đi khắp cả nước từ trạm trung chuyển Hòa Đình (Bắc Ninh)

Giáp mặt đầu nậu

Chúng tôi đến đại lý N.S, cách cổng chợ Hòa Đình (phường Võ Cường, TP Bắc Ninh) khoảng 50m để tìm hiểu. Bà Ng. chủ đại lý, một người đàn bà vạm vỡ, trạc 45 tuổi, đôi mắt sắc cho biết, vợ chồng bà làm nghề kinh doanh nông sản hàng chục năm nay và là một trong những đầu nậu lớn nhất ở chợ Hòa Đình. Bà cung cấp đủ các mặt hàng nông sản, nhưng nhiều nhất là hành tây và hành khô.

Khi biết chúng tôi vừa từ đại lý P.P ra, bà Ng. khẳng định: “Nhà chị lấy tận gốc bên Trung Quốc, sẽ bán giá rẻ hơn nhà bên ấy 10%. Ngoài ra, sẽ nhờ xe, vận chuyển về tận nơi”. 

Sau một hồi nói chuyện, bà Ng. không ngần ngại chia sẻ, chợ Hòa Đình chỉ là điểm trung chuyển, tập kết hàng nông sản nhập lậu. Mọi giao dịch với đối tác người Trung Quốc chỉ diễn ra trên điện thoại. Phía bạn sẵn sàng tạo điều kiện cho các thương lái thực hiện giao dịch với phương châm “bán càng nhiều càng tốt”.

Giới buôn nông sản luôn phải chấp nhận một quy luật, đó là định giá bán từng mặt hàng vào ngày đầu tháng. Theo đó, hai bên căn cứ vào kế hoạch kinh doanh, tình hình thị trường của mỗi nước để thương lượng giá. Mức giá sau khi được thống nhất, sẽ là giá chung cho mặt hàng đó trong một tháng. Dù giá trong nước có lên xuống, mức giá đó cũng không thay đổi.

Trước khi lấy hàng, đầu nậu gọi sang Trung Quốc để báo số lượng. Nhận được đơn hàng, phía đối tác Trung Quốc vận chuyển, tập kết ở chợ Pò Chài (thị tứ Bằng Tường, Trung Quốc). Đầu nậu phải đi từ tối hôm trước, cân và kiểm tra. Đúng số lượng, chất lượng đã cam kết, đầu nậu cho cửu vạn bốc hàng qua đường tiểu ngạch. Hàng hóa được đầu nậu tập kết tại khu vực biên giới huyện Văn Lãng (Lạng Sơn) và tìm cách đưa về Bắc Ninh. Để qua mặt cơ quan chức năng, đầu nậu chỉ cho xe chở hàng chạy vào ban đêm. Nếu đầu nậu thuê xe vận chuyển, giá là 500.000 đồng/tấn trên đoạn đường từ biên giới Lạng Sơn về đến Bắc Ninh. Nếu bị bắt, nhà xe phải chịu trách nhiệm. Mỗi chuyến xe chở vài chục tấn hàng, nên đầu nậu thường cử người nhà, hoặc những người thân tín đi nhận hàng.

Lãi khủng từ buôn nông sản Trung Quốc

Một đầu nậu tên Toàn cho biết, hiện mức giá bán nông sản Trung Quốc ở Việt Nam cao là do chi phí qua nhiều khâu trung gian. Thực tế, giá các đầu nậu mua tại Pò Chài chỉ bằng từ 20% đến 30% so với giá thị trường trong nước. Ví dụ, khoai tây nhập tại Pò Chài giá 2.600 đồng/kg; hành tây giá 1.5000 đồng/kg; rau cải 3.000 đồng/kg; cà chua 2.000 đồng/kg… tất cả các mặt hàng này đều mua “xô”, có nghĩa là cả loại tốt, loại xấu.

Về đến Bắc Ninh, đầu nậu sẽ tổ chức phân làm 2-3 loại tùy từng mặt hàng, sau đó bán với các mức giá khác nhau. Đến tay người tiêu dùng, giá bán đã tăng gấp đôi, gấp ba nhưng vẫn rẻ hơn hàng trong nước rất nhiều. Ví như khoai tây Đà Lạt giá lẻ là 22.000 đồng/kg, nhưng khoai tây Trung Quốc chỉ 12.000 đồng đến 15.000 đồng. Trừ hết chi phí, mỗi tấn hàng đầu nậu lãi từ 500.000 đồng. Trung bình hai ngày đi một chuyến, mỗi xe chở từ 30 tấn đến 50 tấn, đầu nậu lãi khoảng 20 triệu đồng. “Vì lợi nhuận lớn, nên số đầu nậu tại chợ Hòa Đình tham gia “đánh” hàng nông sản ngày càng đông”, Toàn cho biết.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, hầu hết các đầu nậu đều xây dựng một hệ thống chân rết, phân phối hàng rộng khắp cả nước. Mỗi ngày, từ chợ Hòa Đình, có hàng trăm chuyến xe chở nông sản đi các nơi tiêu thụ. Vì thế, cũng không có gì ngạc nhiên khi tại Bắc Ninh, mỗi ngày có hàng trăm xe tải với biển số của các tỉnh Quảng Ngãi, Lâm Đồng, Đồng Nai, TP Hồ Chí Minh đến “đánh” hàng. “Tỉnh, thành nào chúng tôi cũng phải làm luật. Một số chuyến hàng chở khoai tây, gừng bị bắt như vừa rồi là điều không may”, bà Ng. quả quyết.

Theo ông Nguyễn Gia Cảnh, chuyên viên Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm và thủy sản Bắc Ninh, bằng mắt thường, người tiêu dùng không thể phân biệt được đâu là nông sản Trung Quốc, đâu là nông sản trong nước. Muốn kiểm tra, phải có máy móc phân tích. Nhưng việc lấy mẫu rất ít khi thực hiện ở địa phương, vì chi phí lớn. Bởi vậy, chỉ khi nào cấp trên chỉ đạo thì các cơ quan quản lý cấp dưới mới có kế hoạch kiểm tra.

 Phân chia lãnh thổ để hoạt động

Các đầu nậu cũng phân chia lãnh thổ, lĩnh vực kinh doanh tránh chồng chéo. Trước đây, khi chưa phân chia, các đầu nậu cạnh tranh quyết liệt để có nguồn hàng, thậm chí còn tổ chức đánh dằn mặt, cướp hàng ngay trên biên giới, nâng giá mua nông sản… Sau nhiều cuộc họp, các đầu nậu thấy nếu không thay đổi phương thức kinh doanh thì người được hưởng lợi là phía Trung Quốc. Vì thế, các đầu nậu thống nhất, phân chia lĩnh vực. Theo đó, mỗi đầu nậu chỉ chuyên từ một đến hai mặt hàng.

Theo Hải Thanh
ANTĐ

Những hình ảnh tan hoang nơi trận lũ kinh hoàng đi qua



(Dân trí) - Chúng tôi thật sự bàng hoàng khi tận mắt chứng kiến cảnh bản người Dao ở Can Hồ A (Sa Pa, Lào Cai) tan hoang sau cơn lũ dữ đêm ngày 4/9, khiến 13 nóc nhà dân và một khu tập thể giáo viên bị cuốn trôi, cùng hơn chục người chết và mất tích.
 >>  Thêm 2 người chết trong trận lũ quét nặng nề ở Sa Pa

Một già bản gương mặt hốc hác vì khóc thương người con chưa tìm thấy xác dưới lòng suối dữ nói, gần 80 tuổi đời, bây giờ ông mới biết một trận lũ ống kinh hoàng như thế.

Nhìn những hòn đá to như gian nhà bị nước lũ cuốn trôi nằm giữa suối mới thấy sức cuốn khủng khiếp của cơn lũ.

Theo đại diện UBND xã Bản Khoang, vụ sạt đất lở núi, lũ ống xảy ra hồi 20 giờ 30 phút tối ngày 4/9 đã làm 11 người chết và mất tích, trong đó có 9 người đã tìm thấy thi thể. Có 4 trẻ em chết thảm trước ngày khai trường. 18 người bị thương đang được điều trị tại trạm xá xã. Còn 2 người mất tích vẫn đang được tích cực tìm kiếm.

Cùng với việc ưu tiên tổ chức tìm kiếm người mất tích, lãnh đạo tỉnh, huyện, xã chỉ đạo ổn định tạm thời nơi ăn chốn ở cho 13 nhà dân cùng khu nhà tập thể giáo viên.

Dưới đây là một số hình ảnh phóng viên ghi nhận từ hiện trường vùng lũ dữ Can Hồ A chiều ngày 5/9:
 
Phạm Ngọc Bằng

Phạm Ngọc Bằng

Phạm Ngọc Bằng

Phạm Ngọc Bằng

Phạm Ngọc Bằng
 
Thi thể một nạn nhân vừa tìm thấy được đưa xuống
 
Thi thể một nạn nhân vừa tìm thấy được đưa xuống
Thi thể một nạn nhân vừa được tìm thấy
 
Phạm Ngọc Triển
 
Phạm Ngọc Triển

Phạm Ngọc Triển

Trung Quốc sẽ chiếm Biển Đông rồi mới ký kết COC



philippines-vietnam

Reuters ngày 4/9 dẫn lời cảnh báo gay gắt của Ngoại trưởng Philippines – Albert del Rosario rằng: Trung Quốc đang hủy hoại hòa bình và sự ổn định của Biển Đông bằng những động thái tràn lấn mới nhất trên khu vực. Đây chính là chiến lược của Bắc Kinh nhằm trì hoãn việc ký kết Bộ Quy tắc Ứng xử trên Biển Đông (COC).
Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario. Ảnh: Philstar
Trong một cuộc phỏng vấn với hãng tin Reuters tại Manila trong ngày 4/9, Ngoại trưởng Rosario cáo buộc Trung Quốc đã ngang nhiên lên kế hoạch mở rộng lãnh thổ trên Biển Đông trước khi COC được ký kết, đồng thời cho rằng hành động này đã phá vỡ sự ổn định và hòa bình trong khu vực.
Ông Rosario cũng kêu gọi các quốc gia ASEAN cùng đồng lòng thúc đẩy nhanh quá trình ký kết COC bởi “một khi Bắc Kinh đã coi Philippines là mục tiêu thì các nước khác cũng không ngoại lệ”. Do đó, tranh chấp Biển Đông giờ đã trở thành một vấn đề của cả khu vực chứ không riêng gì một nước nào, ông cho biết.
“Đó là chiến lược và là một kế hoạch đã được lên từ trước và sẽ được Trung Quốc gấp rút thực hiện trước khi cùng ASEAN đặt bút ký kết COC”, ông Rosario khẳng định trên Reuters.
Trong khi đó, nhận định về hành động bê tông hóa bãi cạn Scarborough mới đây từ phía Bắc Kinh, Ngoại trưởng Philippines bày tỏ quan ngại khi cho rằng đây là một thách thức rất lớn đối với Manila. Ông khẳng định sẽ không để kịch bản trên Đá Vành Khăn năm 1995 tái diễn. Đồng thời, Ngoại trưởng Rosario cũng cho biết Philippines sẽ sớm gửi công hàm phản đối hành động nói trên của Trung Quốc.
Cùng ngày, theo GMA Network, tại buổi họp báo diễn ra tại Manila, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Philippines Peter Galvez khẳng định: “Có ít nhất 75 khối bê tông đã được đổ rải rác trên diện tích 2ha của bãi cạn Scarborough. Mỗi khối có kích thước khoảng 60x60m”.
Trước đó, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Philippines Voltaire Gazmin đã công bố các bức ảnh của Hải quân nước này trong đợt khảo sát ngày 31/8 cho thấy có khoảng 30 khối bê tông tại khu vực. Đồng thời, 3 tàu Hải cảnh Trung Quốc cũng bị phát hiện lượn lờ quanh Scarborough.
Hình ảnh của Hải quân Philippines cho thấy 30 khối bê tông đã được xây dựng quanh bãi cạn Scarborough. Manila tin rằng đây là động thái của Trung Quốc nhằm bê tông hóa khu vực. Ảnh: GMA Network
Trước những diễn biến trên, Philippines đã phải triển khai một đợt khảo sát nữa vào ngày 2/9. Theo đó, các máy bay quân sự của nước này đã phát hiện thêm 45 khối bê tông mới. Cùng với đó, 3 chiếc tàu Hải cảnh nói trên vẫn tiếp tục ngoan cố bám trụ lại khu vực tranh chấp.
Hai khối bê tông được cho là do Trung Quốc đổ xuống phần phía Bắc, lối vào bãi cạn Scarborough. Ảnh: Rappler
Hàng loạt các hình ảnh về các khối bê tông trên khu vực bãi cạn Scarborough. Ảnh: Rappler
Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Philippines cho rằng những khối bê tông này có thể thả xuống một cách dễ dàng từ bất kỳ từ chiếc cẩu nào. “Đây rất có thể là sự khởi đầu cho bất kỳ một hình thức xây dựng nào. Chúng tôi đang phối hợp với Bộ Ngoại giao để có những hành động cần thiết”, ông Galvez khẳng định.
Ngoài ra, theo Rappler, ông Galvez cho biết nhiều khả năng chính quyền Manila sẽ bổ sung thêm các bằng chứng cho thấy các động thái bê tông hóa Scarborough, được giới học giả quốc tế nhận định là phá vỡ DOC nghiêm trọng nhất từ kể từ năm 2002, vào hồ sơ vụ kiện “đường lưỡi bò” phi pháp lên ITLOS.
Nhận định về vụ kiện này, thẩm phán cấp cao Philippines Antonio Carpio đánh giá: “Chấp nhận đường lưỡi bò đồng nghĩa với việc UNCLOS hoàn toàn không có giá trị gì trên Biển Đông”. Đồng thời ông cũng cảnh báo các yêu sách chủ quyền phi lý của Bắc Kinh trên tuyến đường biển quan trọng này đang đe dọa nghiêm trọng tới chủ quyền của các quốc gia trên khu vực.
THEO SỐNG MỚI

Tiết lộ “động trời” từ khoa dược, bệnh viện Thanh Nhàn



LOIICHMHOM-YTE

Dự trù mua thuốc không sát với thực tế nên tại BV Thanh Nhàn thường xuyên thiếu thuốc để cấp phát và sử dụng cho bệnh nhân đến đây khám chữa, điều trị, đặc biệt là thuốc sử dụng trong cấp cứu. Một số loại thuốc khác lại…thừa dẫn tới lượng tồn kho lớn, bác sĩ phải “đổ đống, đổ tháo” trên đầu bệnh nhân cho…hết. Phản ảnh rợn người từ khoa dược của BV Thanh Nhàn có thể khiến tất cả các bệnh nhân “sợ toát mồ hôi”.
Thuốc thiếu, thuốc thừa, kê đơn “loạn xạ”
Phản ảnh với phóng viên PLVN, một số cán bộ, nhân viên khoa dược, BV Thanh Nhàn cho hay tình trạng “thuốc thiếu, thuốc thừa” diễn ra từ cuối năm 2011 và thể hiện rõ nhất vào cuối năm 2012 vừa qua. Hồ sơ, tài liệu mà các cán bộ, nhân viên này cung cấp cho nhóm phóng viên cho thấy do BV dự trù mua thuốc không sát với thực tế nên đã dẫn đến tình trạng có loại thuốc không đủ để dùng, có loại thuốc lại thừa, phải dùng quá nhiều dẫn đến việc kê đơn thuốc không an toàn.
Đề xuất của khoa cấp cứu
Đề xuất xin thuốc của khoa cấp cứu BV Thanh Nhàn
Đơn cử, loại thuốc corticoid dạng tiêm truyền, nhu cầu sử dụng của bệnh viện này mỗi tháng khoảng 1100 lọ, thế nhưng lãnh đạo khoa dược xác nhận loại thuốc nói trên luôn trong tình trạng không có và cũng không có thuốc thay thế.
Trong khi đó, có khoảng 272 loại thuốc được nhập về quá nhiều dẫn tới tồn kho. Đại diện lãnh đạo khoa dược phản ảnh: vì thuốc tồn kho nhiều ( năm 2012 tồn khoảng 20 tỉ tiền thuốc) nên đầu năm 2013 Ban giám đốc đã “hò” tất cả các khoa dùng thuốc.“Đắc lực nhất trong việc sử dụng thuốc tồn kho là khoa khám bệnh. Những mặt hàng thuộc nhóm thuốc beta như Dorocardyl 40mg (propranolol) đều được các bác sỹ kê cho bệnh nhân từ 100 – 200 viên/ tháng (nhưng bệnh nhân chỉ dùng 1 viên/ ngày). Theo quy chế kê đơn thì các bệnh nhân mãn tính được cấp thuốc trong vòng 1 tháng. Các bệnh nhân được BHYT hỗ trợ thuốc chỉ được 30 viên, nếu vượt quá thì bệnh nhân phải bỏ tiền ra mua theo đơn của bác sỹ. Thế nhưng để “giải phóng thuốc tồn kho”, các bác sỹ đã kê đơn cho bệnh nhân thành 200 ngày.
Liên quan đến việc sử dụng thuốc trong khám chữa bệnh tại BV Thanh Nhàn, PLVN nhận được đơn tố cáo của ông Lê Văn Ngọc ở 76 Hàng Mã, Hà Nội về việc mẹ của ông Ngọc là cụ Nguyễn Thị Tâm, đã tử vong ở BV Thanh Nhàn năm 2012. Ông Ngọc cho rằng việc cụ Tâm tử vong có nguyên nhân từ việc sai sót của BV Thanh Nhàn khi sử dụng thuốc và phác đồ điều trị cho cụ Tâm. Hiện ông Ngọc đã khởi kiện vụ việc ra TAND Thành phố Hà Nội.
Thấy hiện tượng dùng thuốc ồ ạt, ngày 10/12/2012 khoa dược đã báo cáo ban giám đốc nhưng chỉ nhận được câu trả lời “ở bệnh viện này đã bao giờ sử dụng thuốc hợp lý an toàn bao giờ đâu”, vị đại diện khoa dược bức xúc cho biết.
Trước sự thờ ơ của Ban lãnh đạo BV, khoa dược đã có đơn phản ảnh lên Thanh tra Sở Y tế Hà Nội. Thông báo kết quả xác minh đơn thư số 179 của Thanh tra Sở Y tế Hà Nội về “tình hình cung ứng và sử dụng thuốc tại BV Thanh Nhàn” khẳng định : nội dung phản ánh có mặt hàng thuốc thiếu, mặt hàng thuốc thừa, lúc không đủ để dùng, lúc dùng quá nhiều là đúng. Thanh tra Sở Y tế cũng xác định có việc bệnh nhân có thẻ BHYT, bệnh nhân cấp cứu nhưng phải mua thuốc ngoài vì thuốc BV không đủ. Nghiêm trọng hơn, công tác thanh tra cũng đã xác nhận việc BV Thanh Nhàn kê đơn thuốc không hợp lý, không an toàn là có thực.
Uẩn khúc hoạt động đấu thầu thuốc
Theo phản ảnh của khoa dược BV Thanh Nhàn, không chỉ để xảy ra tình trạng “thuốc thừa, thuốc thiếu” mà ngay cả hoạt động cung ứng, đấu thầu thuốc tại BV cũng “có vấn đề”.
Cụ thể, ngày 01/11/2011, Hội đồng thuốc và điều trị bệnh viện Thanh Nhàn đã họp và đã thông qua danh mục thuốc (DMT) mua năm 2012, khoa Dược đã tập hợp và trình giám đốc BV ngày 10/11/2011. Thế nhưng, BV không thực hiện theo DMT đã được Hội đồng thuốc thông qua ngày 01/11/2011 mà lại tự ý mua thuốc theo tên biệt Dược (chỉ định thầu). Phát hiện của khoa dược cho thấy có tới 27 thuốc không có trong DMT Hội đồng thuốc và điều trị đã thông qua ngày 01/11/2011 nhưng vẫn được mua về. Điều này trái với Quy chế bệnh viện ban hành kèm theo Quyết định số 1895/1997/QĐ-BYT ngày 19 tháng 09 năm 1997 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về Lề lối làm việc của Hội đồng thuốc và Điều trị.
Thông báo xác minh đơn thư phản ánh những sai phạm của BV Thanh Nhàn trong hoạt động cung ứng, sử dụng thuốc của Thanh tra Sở Y tế Hà Nội
Thông báo xác minh đơn thư phản ánh những sai phạm của BV Thanh Nhàn trong hoạt động cung ứng, sử dụng thuốc của Thanh tra Sở Y tế Hà Nội
Vẫn theo phản ảnh của khoa dược, chỉ tính riêng 05/27 thuốc trong DMT mua theo tên Biệt Dược (chỉ định thầu) là các thuốc khoa Dược không nhận được đề nghị được sử dụng của các khoa lâm sàng trong bệnh viện, chưa bao giờ được sử dụng tại BV Thanh Nhàn và không có bất cứ thành viên khoa Dược nào trong Hội đồng thuốc và điều trị biết và tham gia là: Fortum 1g; Rigofin 1g; Rigotax 1g;  Albuminar 25%_50ml; Human albumin 20%_50ml Behring; Amigol 8,5%_500ml đã có trị giá: 5,096,612,000đ. Bệnh viện Thanh Nhàn mua với giá (82.000đ/lọ), cao hơn nhiều so với giá thuốc này trúng thầu tại Bắc Giang (67.500đ/lọ), BV Bạch Mai (62.160đ/lọ).
Với số lượng mua năm 2012 của bệnh viện Thanh Nhàn (35.766 lọ), số tiền chênh lệch cao hơn so với kết quả trúng thầu của Bắc Giang là: 518.607.000đ  và so với kết quả trúng thầu của Bạch Mai: 709.597.440đ. Như vậy có nghĩa là giá trúng thầu của bệnh viện Thanh Nhàn 82.000đ/lọ, thì giá kế hoạch ít nhất cũng phải là 82.000đ/lọ.
Đây là một số tiền rất lớn và khoa dược đã có phản ảnh lên Sở Y tế đề nghị cần quy trách nhiệm rõ ràng. “Không chỉ một mặt hàng Rigofin 1g, toàn bộ các thuốc trong DMT mua theo tên biệt Dược bệnh viện Thanh Nhàn xác định giá kế hoạch trên cơ sở nào? Số tiền thực chênh lệch với kết quả trúng thầu của các cơ sở y tế công lập khác là bao nhiêu? Ai phải chịu trách nhiệm trong việc này? Có sự thông đồng với nhà thầu không”, đại diện lãnh đạo khoa dược bức xúc phản ảnh.
Cứ lên tiếng là bị…trù dập?
Bức xúc trước những sai phạm trong việc đấu thầu, cung ứng thuốc, tình trạng thuốc thừa, thuốc thiếu, kê đơn không an toàn cho bệnh nhân, một số cán bộ, nhân viên khoa dược đã lên tiếng. Đáp lại họ là thái độ trù dập từ BGĐ, thậm chí một số người bị điều chuyển sang công việc khác không đúng chuyên môn. Bà B.T.A.V, khoa dược cho biết do bà không đồng ý với việc BGĐ tự ý thay đổi nhà thầu các gói thuốc khi gói thầu thuốc 6 tháng cuối năm 2011 đang thực hiện theo đúng quy định về đấu thầu, đã chấm, xét thầu xong nhưng chưa được phê duyệt nên từ cuối năm 2012 đến nay bà gần như bị vô hiệu hoá, “ngồi chơi xơi nước”, bị trừ thi đua vô căn cứ và bị gây áp lực đủ bề.
Bà B.T.A.V còn cung cấp cho phóng viên PLVN bằng chứng về việc BGĐ BV Thanh Nhàn phân công bà Bùi Kim D một dược sỹ mới ký hợp đồng về làm thủ kho chính mặc cho trưởng khoa dược phản đối vì cho rằng dược sỹ này không đủ năng lực. Sau đó, chính dược sỹ D đã làm thất lạc 390 ống Golvaska và tự ý mua thuốc của công ty không có hợp đồng với BV, hàng không rõ nguồn gốc, không thông qua hội đồng kiểm nhập, đưa hàng vào sử dụng tại bệnh viện. Kết quả thanh tra của Sở Y tế Hà Nội xác nhận việc dược sỹ Bùi Kim D làm mất thuốc và mua thuốc ngoài bù vào là có thật và việc làm này không đúng quy định. Sở Y tế đã có chỉ đạo xử lý trách nhiệm cá nhân của dược sỹ D.
Thanh tra Sở Y tế tại văn bản số 179/TB-TTr cũng nêu rõ: đã chỉ đạo BGĐ BV Thanh Nhàn khắc phục, xử lý ngay những sai phạm trong hoạt động cung ứng, sử dụng thuốc tại BV và tổ chức kiểm điểm trách nhiệm những tập thể, cá nhân có liên quan tới những sai phạm đã được Thanh tra Sở kết luận.
Tuy nhiên, những sai phạm tại BV Thanh Nhàn không chỉ dừng lại ở khoa dược. Điều tra của PLVN còn cho thấy nhiều sai phạm “động trời” khác đang diễn ra tại BV Thanh Nhàn
THEO PHÁP LUẬT VN