THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

12 August 2013

Video : ĐỈA SẤY KHÔ TRONG BÁNH QUY CHO TRẺ EM LÊN THỜI SỰ TIVI !

BBC: Đài TQ nói về 'nhập khẩu' phụ nữ Việt



Cập nhật: 05:49 GMT - thứ hai, 12 tháng 8, 2013
Cô dâu Trung Quốc (ảnh minh họa)
Chi phí đám cưới ở Việt Nam được cho là rẻ hơn nhiều so với Trung Quốc
Kênh truyền hình tiếng Anh ở Trung Quốc, BON, vừa có phóng sự vềBấm thị trường "nhập khẩu" cô dâu Việt Nam trong mục Góc người tiêu dùng.
Cái giá để cưới một cô dâu Việt Nam là rẻ mạt đối với đàn ông Trung Quốc so với cưới một cô dâu cùng quốc tịch, kênh này nhận định.
Phóng sự của Đài BON, tức Blue Ocean Network, cũng cho rằng phụ nữ Việt giúp đàn ông Trung Quốc tìm lại giá trị của bản thân.
Chưa thấy giới chức Việt Nam có phản ứng gì về phóng sự nhìn nhận các cô dâu như hàng hóa này.

‘Ế ẩm’

Phóng sự có độ dài 4’30" với tựa đề ‘Đàn ông Trung Quốc nhập khẩu cô dâu Việt Nam’ được phát vào thứ Sáu ngày 9/8 trong chương trình ‘Góc người tiêu dùng’ của kênh BON, tự nhận là kênh tiếng Anh tư nhân đầu tiên ở Trung Quốc.
Theo BON, hiện nay Trung Quốc có đến 11 triệu đàn ông chưa lấy vợ trong độ tuổi từ 30 đến 39.
Những người thuộc dạng này được xã hội Trung Quốc gọi là ‘độc thân ế ẩm’ (leftover singles).
Do sức ép từ gia đình phải lấy vợ, những người đàn ông 'ế ẩm' này phải ra nước ngoài để tìm cô dâu, đặc biệt là ở Việt Nam, Đài BON nhấn mạnh.
Lý do Việt Nam trở thành một quốc gia xuất khẩu cô dâu được đàn ông Trung Quốc ưa chuộng là vì ở đây ‘cứ 3 đàn ông thì có đến 5 phụ nữ’, theo phóng sự.
"Chỉ cần bỏ số tiền mua vài chiếc Iphone là có thể mua được cô dâu Việt. Các nhà môi giới này thậm chí còn cung cấp dịch vụ hậu mãi phòng khi cô dâu bỏ trốn. Quá hời."
Công dân mạng Trung Quốc
Tuy nhiên, lý do chính là ‘chênh lệnh giá quá lớn’ giữa cô dâu Việt Nam và cô dâu Trung Quốc.
Theo đó, chi phí để cưới vợ ở Trung Quốc có thể lên đến hơn 300.000 Mỹ kim, tức gần 6 tỷ đồng Việt Nam, trong khi để cưới một cô dâu Việt thông qua môi giới, đàn ông Trung Quốc chỉ cần bỏ ra chưa tới 5.000 Mỹ kim, tức khoảng 100 triệu đồng.
Một số cư dân mạng Trung Quốc mỉa mai về điều này, phóng sự của BON dẫn.
Một người viết: “Chỉ cần bỏ số tiền mua vài chiếc Iphone là có thể mua được cô dâu Việt. Các nhà môi giới này thậm chí còn cung cấp dịch vụ hậu mãi phòng khi cô dâu bỏ trốn. Quá hời.”
Một người khác bình luận: “Khi có con thì đứa trẻ này có thể nói được ngoại ngữ miễn phí. Thậm chí đi học ngoại ngữ còn đắt hơn (chi phí cưới cô dâu Việt).”

‘Tự tin hơn’

Đàn ông Trung Quốc
Đàn ông Trung Quốc khó lấy vợ ở quê nhà do chi phí đắt đỏ
Phóng sự giới thiệu trường hợp một người thợ hồ ở Trùng Khánh, thành phố lớn nhất ở miền Tây Trung Quốc, vốn đang làm passport để sang Việt Nam tìm vợ.
Người đàn ông không rõ tên họ này cho biết anh ta không đủ tiền để cưới vợ ở các thành phố lớn của Trung Quốc vì anh ta đến từ nông thôn.
“Tôi nghĩ con gái Trung Quốc bây giờ quá say mê vật chất,” anh nói, “Tôi cảm thấy mặc cảm khi đi chơi với con gái thành thị.”
“Tôi muốn có một người vợ Việt Nam trẻ đẹp. Con gái Việt Nam sẽ giúp tôi cảm thấy tự tin hơn.”
Chi phí để cưới một cô dâu Việt – bao gồm tiền đám cưới, tiền trả cho nhà gái và lệ phí nộp cho nhà môi giới – tất cả cộng lại vẫn quá rẻ, BON cho biết.
Theo đó, trước đám cưới, chú rể Trung Quốc sẽ trả cho nhà gái khoảng vài trăm đô la.
Còn tiệc cưới ở Việt Nam chỉ tốn khoản 2.000 đô la. Đám cưới xong, chú rể được phép đưa cô dâu về Trung Quốc.
Một công dân mạng bình luận: “Tôi nghe nói nhiều gia đình ở Việt Nam chỉ đòi có 100 đô la. Mặc dù vậy, 100 đô đã là một số tiền lớn đối với họ.”
"Hôn nhân là phải có tình yêu. Hai vợ chồng sẽ phải ăn đời ở kiếp với nhau. Đằng này là sự kết hợp không có tình yêu giữa những người thậm chí còn không nói chuyện được với nhau."
Công dân mạng Trung Quốc
“Đám cưới ở Việt Nam trên thực tế cũng giống như ở Trung Quốc. Khác biệt duy nhất là mức sống ở Việt Nam thấp hơn, còn ở Trung Quốc con gái chỉ đòi nhà đòi xe.”

Buôn người?

Chỉ riêng tại thành phố Long Nham, tỉnh Phúc Kiến, trong những năm vừa qua đã tiếp nhận trên 2.000 cô dâu Việt, phóng sự cho biết.
Những cô dâu được các nhà môi giới chọn chỉ trong độ tuổi từ 18 đến 25. Các nhà môi giới dạng này nhan nhản ở trên mạng và ngoài thị trường.
Đa phần các cô dâu Việt này một chữ tiếng Hoa bẻ đôi cũng không biết.
Cũng theo BON, tỷ lệ cô dâu Việt bỏ trốn lên đến 25%. Những cô dâu nào vẫn gắn bó với chồng thì phải ở cùng chồng ở Trung Quốc ít nhất 5 năm thì mới được xem xét quyền cư trú lâu dài, còn không hàng năm phải đi xin lại thị thực.
Nhiều người dùng Internet thì nhận ra rằng các cuộc hôn nhân xuyên biên giới này thực chất là hành động ‘buôn người’.
Một người nhận định: “Hôn nhân là phải có tình yêu. Hai vợ chồng sẽ phải ăn đời ở kiếp với nhau. Đằng này là sự kết hợp không có tình yêu giữa những người thậm chí còn không nói chuyện được với nhau.”

Sai lệch "chết người" trong xét nghiệm

Có quá nhiều lời than phiền về kết quả xét nghiệm cận lâm sàng "không chỗ nào giống chỗ nào", PV Thanh Niên đã tiến hành đi xét nghiệm máu trong vòng 2 tiếng đồng hồ ở 3 cơ sở y tế khác nhau, và kết quả thật đáng lo ngại…
Sai số quá lớn
Cẩn thận, chúng tôi chọn một người tình nguyện là anh T. (đã từng hiến máu nhân đạo), dưới 25 tuổi, có tổng trạng khỏe mạnh, cao 1,82 m, nặng 76 kg cùng lúc đi lấy máu xét nghiệm ở 3 bệnh viện (BV)  (một BV cấp trung ương; một BV cấp TP; và một BV cấp quận) trên địa bàn TP.HCM. Anh T. cẩn thận nhịn ăn uống mọi thứ đúng như lời bác sĩ dặn trước khi làm xét nghiệm. Để yên tâm, tại mỗi BV chúng tôi chọn khám tổng quát, và làm xét nghiệm ở khâu dịch vụ (chi phí đắt hơn, thường được mọi người tin tưởng hơn). Thời gian lấy máu xét nghiệm của anh T. tại 3 BV cách nhau không xa (từ 9 giờ đến gần 11 giờ). Thế nhưng, buổi chiều cùng ngày, khi nhận kết quả xét nghiệm thì có những sai số khác biệt giữa các BV. 
Sai lệch "chết người" trong xét nghiệm 1
 Kết quả xét nghiệm lệ thuộc nhiều yếu tố từ con người đến máy móc - Ảnh: Thanh Tùng
Về chỉ số cholesterol (chỉ số “mỡ máu”, mà mỗi lần khám sức khỏe tổng quát hằng năm, nhân viên các cơ quan thường bị “dính” và lo ngại) của BV cấp trung ương là 242 mg/dL, và BV này cho in đậm - đưa vào mức cảnh báo, vì vượt ngưỡng giới hạn bình thường; trong khi ở BV cấp quận thì chỉ số cholesterol của anh T. lại nằm trong giới hạn bình thường - chỉ có 176 mg/dL! Thông số về chỉ số men gan (cũng là loại xét nghiệm mà qua khám sức khỏe tổng quát hay báo động) cũng khác nhau: SGOT của BV cấp trung ương 46 U/L, thì BV cấp quận chỉ có 17 U/L (nhỏ hơn gần 3 lần); SGPT của BV trung ương 29 U/L, thì ở BV cấp quận chỉ 15 U/L (thấp hơn gần một nửa).
Còn chỉ số liên quan đến bệnh gút - acid uric ở BV cấp quận chỉ 5.9 mg/dL, thì ở BV tuyến trung ương cũng cao hơn là 6.7 mg/dL. Về xét nghiệm viêm gan siêu vi B, ở BV cấp TP kết quả là 69 IU/L, thì ở BV trung ương lên đến 84.2 UI/L (chỉ số về nồng độ kháng thể có trong cơ thể để chống lại viêm gan siêu vi B). Về chỉ số HDL cholesterol ở BV trung ương chỉ 54 mg/dL thì ở BV cấp quận lên đến 74,6 mg/dL.
Chỉ số LDL cholesterol ở BV trung ương chỉ có 63 mg/dL, còn ở BV quận lên đến gần 86 mg/dL. HDL và LDL là chỉ số nồng độ cholesterol có lợi và cholesterol có hại hiện diện trong cơ thể. Ngoài ra còn nhiều sai lệch khác (tham khảo bảng thống kê so sánh kết quả)…
 Mẫu máu của cùng 1 người, lấy trong cùng một buổi sáng nhưng kết quả xét nghiệm của 2 bệnh viện khác xa nhauSai lệch "chết người" trong xét nghiệm 4
Xét nghiệm sai ảnh hưởng đến tính mạng
Về các sai số của kết quả xét nghiệm nói trên tạm chưa thể khẳng định kết quả ở BV nào đúng, BV nào bị sai.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, trong vòng 2 tiếng đồng hồ của cùng một buổi sáng, bệnh nhân không ăn uống gì mà xét nghiệm cho ra kết quả có quá nhiều sai số như vậy quả thật cần phải báo động về hệ thống xét nghiệm y tế của nước ta. Theo chuyên gia về chẩn đoán xét nghiệm cận lâm sàng - bác sĩ Phan Thanh Hải (Giám đốc Trung tâm chẩn đoán y khoa Medic), việc sai số trong xét nghiệm có thể do con người, hay phương tiện, hóa chất dùng để thử trong xét nghiệm.
Còn bác sĩ Nguyễn Hữu Tùng (Phó chủ tịch thường trực Hội Hành nghề y tư nhân TP.HCM) thì cho rằng: “Kết quả xét nghiệm ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, như lệ thuộc vào chất lượng của hóa chất xét nghiệm, việc bảo quản hóa chất đó có đảm bảo nhiệt độ ổn định không; kỹ thuật lấy máu; ảnh hưởng bởi máy móc - máy có được bảo trì, kiểm tra thường xuyên không, nếu máy không chuẩn sẽ ra kết quả sai lệch, nhiều khi kỹ thuật viên không phát hiện được; quy trình định chuẩn hằng ngày của từng khoa xét nghiệm”.
Theo một bác sĩ có nhiều năm làm xét nghiệm tại một BV chuyên khoa lớn ở TP: “Hiện nay hóa chất xét nghiệm có rất nhiều nguồn - từ hàng châu Âu của các hãng uy tín, đến các mặt hàng trôi nổi, hàng Trung Quốc, Đài Loan. Chưa kể hóa chất được pha trộn (giữa hàng xịn, hàng rẻ tiền), hóa chất cận date - và tình trạng này có những BV chưa thể kiểm soát chặt được nguồn hóa chất vào BV”. 
 So sánh kết quả xét nghiệm giữa 3 bệnh viện
Sai lệch "chết người" trong xét nghiệm 5
  
Về việc chênh lệch ở chỉ số xét nghiệm viêm gan siêu vi B nói trên, bác sĩ Phan Thanh Hải nói: “Thông thường với chỉ số này có thể khác nhau khi làm xét nghiệm cách 24 giờ trở lên. Còn trong cùng một buổi sáng mà sai số như vậy thì khó có thể chấp nhận”. Về chênh lệch lớn ở chỉ số cholesterol, TS-BS Trần Phủ Mạnh Siêu (Phó giám đốc BV Nguyễn Trãi, nguyên Trưởng khoa Xét nghiệm BV Bệnh nhiệt đới TP.HCM), cho rằng: “Thông thường, kết quả xét nghiệm có thể sai số một ít, chứ một nơi ra kết quả trong giới hạn bình thường, một nơi lại ra kết quả cảnh báo bất thường thì không thể như thế được”.
Bác sĩ Nguyễn Hữu Tùng cho rằng: “Chuyện sai số trong xét nghiệm giữa các BV xảy ra rất nhiều lâu nay. Nếu kết quả xét nghiệm bị sai lệch thì mọi rủi ro (từ rủi ro gián tiếp đến rủi ro trực tiếp) thuộc về người bệnh; có những rủi ro trực tiếp liên quan đến sinh mạng bệnh nhân. Kết quả xét nghiệm sai có thể sẽ dẫn đến chẩn đoán bệnh sai - không bệnh thành có bệnh, khiến người ta hoang mang lo lắng và tốn kém chi phí điều trị; hoặc có bệnh thành không bệnh dẫn đến chậm trễ trong điều trị, đưa đến biến chứng làm bệnh trầm trọng hơn, đôi khi người bệnh mất cơ hội chữa trị”. 
Lâu nay, bác sĩ của các BV thường không tin tưởng kết quả xét nghiệm của nhau, nên mỗi khi bệnh nhân làm xét nghiệm ở BV này, rồi ngay sau đó được chuyển đến BV khác điều trị, thì phần lớn bác sĩ đều cho làm lại các xét nghiệm. Điều này khiến người bệnh vừa tốn kém, vừa mất thời gian, và lần xét nghiệm sau cùng đó có thực đã chính xác?

 
 “Một khi kết quả xét nghiệm bị sai, sẽ làm cho việc chẩn đoán lệch đường đi. Chẳng hạn, nếu bệnh nhân có bệnh tiểu đường, mà xét nghiệm ra bình thường, không phát hiện bệnh, điều này sẽ dẫn đến biến chứng, việc điều trị trễ; hoặc người bệnh không ung thư nhưng xét nghiệm cho rằng họ bị ung thư khiến người ta hoang mang lo lắng, tốn kém đi kiểm tra lại, hoặc thậm chí tốn kém lo chữa trị...” - Bác sĩ Phan Thanh Hải, Giám đốc Trung tâm chẩn đoán y khoa Medic

 
"Nếu kết quả xét nghiệm bị sai lệch thì mọi rủi ro (từ rủi ro gián tiếp đến rủi ro trực tiếp) thuộc về người bệnh; có những rủi ro trực tiếp liên quan đến sinh mạng bệnh nhân" - Bác sĩ Nguyễn Hữu Tùng, Phó chủ tịch thường trực Hội Hành nghề y tư nhân TP.HCM
Thanh Tùng

5 đĩa bánh cuốn 950.000 đồng ?!



Chúng tôi hỏi chủ quán có tính nhầm không nhưng bà chủ vẫn khẳng định lại là không nhầm. Mặc cho chúng tôi giải thích, bà chủ vẫn không giảm cho một đồng.

Mới đây, chúng tôi đi từ thành phố Vinh (Nghệ An) ra Hà Nội. Chúng tôi đi đến thị xã Phủ Lý (Hà Nam) khoảng 2h sáng, năm anh em chúng tôi ghé vào một quán sát đường quốc lộ 1A.
Vào quán, chúng tôi gọi 5 đĩa bánh cuốn (quê tôi gọi là bánh mướt) và 5 cốc nước. Đến khi ăn xong, chúng tôi gọi chủ quán ra thanh toán tiền thì nhận được một cái giá "trên trời" của bà chủ quán nói: tất cả hết 950.000 đồng. Anh em chúng tôi giật mình hỏi lại xem chủ quán có tính nhầm không? Nhưng bà vẫn nói là không hề nhầm lẫn.
Mặc cho chúng tôi giải thích, thanh minh để chủ quán có thể giảm bớt cho một chút nhưng kết quả là bà chủ vẫn không giảm cho một đồng. Chúng tôi đồng ý là bán hàng giờ đấy thì đắt hơn bình thường nhưng lấy thế là quá "chặt chém" khách đi đường.
Qua câu chuyện của tôi, mọi người nên cảnh giác khi đi đường ghé vào ăn khuya ở các quán ven quốc lộ 1A. Các bạn nên hỏi giá trước, thấy hợp lý thì ăn, chứ đừng ăn rồi mới hỏi giá rồi lại bị chặt chém như chúng tôi.


Rao bán sổ tiết kiệm trên mạng ????


 
 Người gửi tiền xót xa nhìn lãi suất hạ

Bằng cách chuyển nhượng, chủ sổ sẽ tránh được việc phải nhận lãi không kỳ hạn cho số tiền rút sớm, trong khi người mua có thể được hưởng lãi suất cao hơn so với việc lập sổ mới.
so-tiet-kiem-cut-1376284816_500x0.jpg
Mẩu tin rao bán sổ tiết kiệm. Ảnh chụp màn hình.
Gửi ngân hàng vài tháng trước khi lãi suất chưa hạ, nay lại có nhu cầu rút trước hạn, một số chủ sổ tiết kiệm tìm cách nhượng lại cho người khác thay vì tất toán với ngân hàng để phải chịu lãi suất không kỳ hạn (chỉ 2% một năm).
Trên một diễn đàn mạng khá nổi tiếng, một thành viên đang rao bán lại 2 sổ tiết kiệm (một sổ 500 triệu đồng và một sổ 60 triệu). "Trước khi lãi suất em tranh thủ mang ít tiền gửi tiết kiệm dài hạn để hưởng lãi cao giờ có việc cần tiền nên muốn bán lại sổ này. Hình thức mua bán = mệnh giá + phần lãi suất thuộc về em (thời gian từ lúc gửi đến lúc em chuyển nhượng). Người mua sẽ được hưởng lãi suất cho thời gian còn lại", thành viên "xxxthinker" viết.
Theo lời quảng cáo, cá nhân này cam kết sẽ đến ngân hàng chuyển sổ sang tên cho người mua (có xác nhận của ngân hàng). Người này cũng mô tả thêm, sổ 500 triệu gửi kỳ hạn một năm, lãi suất 9,8%. Còn sổ 60 triệu cũng gửi một năm, lãi suất 8% một năm.
Mẩu rao bán này ngay lập tức nhận được nhiều phản hồi từ chính các thành viên của diễn đàn. Nhiều người tỏ ra khá ngạc nhiên với loại "mặt hàng" mới này nhưng cũng không ít cho rằng, lãi suất trên cho kỳ hạn một năm không phải hấp dẫn. Bởi trên thực tế, lãi suất đã giảm mạnh trong vài tháng qua nhưng với kỳ hạn dài, từ một năm trở lên, lãi suất huy động được thả nổi. Tại hầu hết các nhà băng, lãi suất huy động vẫn có thể từ 8-9% một năm.
ngan-hang-6-tl500-1376284816_500x0.jpg
Nhiều chuyên gia khuyến cáo nên cân nhắc kỹ trước khi mua lại những sổ tiết kiệm từ người lạ. Ảnh minh họa: Thanh Lan.
Trao đổi với VnExpress, đại diện một ngân hàng cổ phần cho biết sổ tiết kiệm cũng là một tài sản nên có thể chuyển nhượng. Có 2 hình thức các ngân hàng đang áp dụng, một là ủy quyền cho người khác nhận tiền khi đến hạn, hai là cho - tặng sổ tiết kiệm. Vị này giải thích thêm, ở hình thức ủy quyền, ông A có thể ủy quyền cho bà B rút tiền tại sổ tiết kiệm của mình (lãi suất giữ nguyên) nhưng bà B chỉ được sở hữu số tiền này khi đáo hạn sổ. "Đây là một dạng ủy quyền nhận tiền thay khi đến hạn", vị này nói.
Trong khi đó, hình thức thứ 2, cho - tặng, quyền lợi của người nhận chuyển nhượng sẽ được đảm bảo và đầy đủ hơn. "Với cách này, coi như ngân hàng lập lại sổ tiết kiệm mới, nhưng tính từ ngày mở sổ của chủ cũ, cho người được tặng, lãi suất không thay đổi. Tuy nhiên, ngân hàng không quan tâm, xác minh thỏa thuận giữa hai bên là mua - bán mà chỉ thực hiện với hình thức cho - tặng", nhân viên giao dịch tại một ngân hàng cổ phần giải thích thêm. Như vậy, những tranh chấp về chuyện mua bán giữa chủ cũ và mới của sổ tiết kiệm, nếu có, sẽ không có sự xác nhận của ngân hàng.
Không bình luận nhiều về sự hấp dẫn thực sự của mức lãi suất chào mời này nhưng một chuyên gia tài chính cho rằng, đây có thể là một cách nhiều người đang làm để "bớt lỗ" khi muốn rút sổ tiết kiệm trước hạn. Theo ông, khách hàng cần hết sức cẩn trọng bởi mua lại sổ tiết kiệm kiểu này chưa chắc đã có lợi hơn (về lãi suất và các thủ tục). Vị chuyên gia này phân tích, lãi suất không nhỉnh hơn mấy là một chuyện nhưng quan trọng là có thể rủi ro vì rất khó xác định đối tác mua - bán là người như thế nào.
"Tốt nhất khi có tiền nên chủ động đi gửi và lựa chọn ngân hàng có lãi suất hợp lý. Ngoài ra, đừng quên lãi suất càng cao thì rủi ro càng lớn nên người gửi đừng quá ham lãi suất mà lao vào. Đó có thể là những ngân hàng không tốt, đang cần tiền nên mới chào lãi suất như vậy", một chuyên gia tài chính khuyến cáo.
Ngân Hà

Nestlé báo lỗ hàng chục triệu USD tại Việt Nam


 
 Adidas có dấu hiệu chuyển giá để trốn thuế?

Sau 15 năm hoạt động, đại gia thực phẩm - đồ uống Thụy Sĩ mới ghi nhận 4 năm có lãi. Trong khi đó, hãng lại vừa khánh thành thêm một nhà máy với số vốn đầu tư lên tới 250 triệu USD.
Báo Đầu tư dẫn nguồn từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho hay từ khi thành lập đến nay, công ty TNHH Nestlé Việt Nam lỗ hơn 30,8 triệu USD, tương đương 20% vốn chủ sở hữu. Việc đại gia thực phẩm - đồ uống này báo lỗ không khỏi gây bất ngờ sau khi hãng vừa có động thái mở rộng hoạt động kinh doanh tại Viêt Nam với việc khánh thành nhà máy trị giá gần 250 triệu USD tại Đồng Nai. 
Theo báo cáo vừa được công bố đầu tháng 7 của Công ty nghiên cứu thị trường - Nielsen, Nestlé cũng đang dẫn đầu về doanh số trên thị trường cà phê hòa tan của Việt Nam. Kết quả này cũng gây ra nhiều nghi ngờ về khả năng doanh nghiệp lỗ do chuyển giá (chuyển lợi nhuận về công ty mẹ ở nước ngoài), tương tự nhiều "nghi án" đối với các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam thời gian qua.
n-0-1376307406_500x0.jpg
Nestlé Việt Nam vừa khánh thành nhà máy mới dù lỗ trong nhiều năm.
Trao đổi với VnExpress.net xung quanh con số này, ông Vũ Quốc Tuấn, Trưởng phòng Thông tin đối ngoại của Nestlé Việt Nam xác nhận nhận kết quả lỗ nhiều năm của công ty, song cũng cho biết con số được trích dẫn chưa thật sự chính xác. "Chúng tôi đã kiểm tra và nhận thấy những thông tin nêu trên không khớp với những số liệu kê khai tại cơ quan thuế tỉnh Đồng Nai. Cụ thể, con số lỗ lũy kế là của năm 2012, không phải là tính đến nay", vị này cho hay.
Người đại diện này cũng cho biết, kể từ khi nhà máy đầu tiên bắt đầu hoạt động vào năm 1999, tức đến nay gần 14 năm thì Nestlé mới có lãi ở Việt Nam được 4 năm (2007, 2008, 2011 và 2012). Tuy nhiên, ông Tuấn nhận định chuyện năm lãi, năm lỗ với một doanh nghiệp là “bình thường”.
“Xây dựng nhà máy đòi hỏi phải có thời gian khấu hao, nhất là những năm đầu tiên chưa phát triển. Trong thời gian nhà máy mới xây thì thường bị lỗ, sau đó dần dần khấu hao và thị trường phát triển hơn thì mới có lãi", ông Tuấn phát biểu.
Riêng đối với những nghi ngờ về chuyển giá, ông Tuấn khẳng định trong những năm có lãi, công ty đã nộp cho tỉnh Đồng Nai hàng chục tỷ đồng tiền thuế. Thậm chí, có năm công ty còn được UBND tỉnh Đồng Nai tặng bằng khen là doanh nghiệp "đã chấp hành tốt các chính sách thuế". "Ngoài ra, việc đầu tư xây dựng nhà máy mới cũng được thực hiện trong giai đoạn Nestlé có lợi nhuận", ông Tuấn nhấn mạnh.
Chia sẻ về chiến lược tại Việt Nam, đại diện hãng khẳng định vẫn rất coi trọng thị trường này, vì đây là đất nước xuất khẩu cà phê lớn thứ hai thế giới sau Brazil, đứng đầu thế giới nếu chỉ tính cà phê robusta. "Việc xây dựng nhà máy cà phê mới cũng phản ánh tầm nhìn dài hạn và mong muốn của Nestlé là được tạo thêm giá trị gia tăng cho cà phê Việt Nam trước khi xuất khẩu", ông nói.
Trước Nestlé, một số doanh nghiệp FDI cũng thường xuyên báo lỗ như Coca Cola, Adidas… Đây cũng là tình trạng phổ biến ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) khi báo cáo của Bộ Tài chính vào tháng 3/2013 cho hay, 50% doanh nghiệp FDI đang hoạt động báo lỗ, trong đó nhiều doanh nghiệp khai lỗ liên tục trong 3 năm.
Tình trạng doanh nghiệp FDI lỗ, đóng thuế thấp cũng được Bộ trưởng Bộ Kế hoạch & Đầu tư Bùi Quang Vinh cảnh báo nhiều lần trong các chương trình tọa đàm về thu hút FDI. Thậm chí, trong chuyến làm việc với đại diện Tập đoàn Coca-Cola tại Mỹ tháng 7 vừa qua, Bộ trưởng đã nhắc nhở Coca-Cola phải thường xuyên cung cấp thông tin và minh bạch các hoạt động kinh doanh tại Việt Nam, góp phần thực hiện hiệu quả dự án và giữ đúng tiến độ cam kết đầu tư.
Nestlé - Tập đoàn thực phẩm của Thụy Sĩ có mặt tại Việt Nam từ năm 1912 thông qua đặt văn phòng kinh doanh tại TP HCM. Đến năm 1995, công ty được Bộ Kế hoạch & Đầu tư cấp phép hoạt động tại Việt Nam với vốn đăng ký 25 triệu USD và 4 năm sau, nhà máy cà phê đầu tiên ra đời, đặt tại khu công nghiệp Biên Hòa 2, Đồng Nai.

Năm 2011, Nestlé tuyên bố đầu tư thêm một nhà máy chế biến cà phê mới tại khu công nghiệp Amata, Đồng Nai vốn đầu tư 230 triệu franc Thụy Sĩ (tương đương gần 250 triệu USD). Nhà máy này đã được khánh thành vào tháng 7/2013.
Huyền Thư

Hành trình đưa ra ánh sáng bê bối trả kết quả xét nghiệm giả


 Hàng nghìn bệnh nhân bị bệnh viện trả kết quả xét nghiệm giả
Trong những ngày nhàn rỗi vì hầu như không có việc, bác sĩ xét nghiệm Hoàng Thị Nguyệt phát hiện mỗi ngày khu xét nghiệm ở tầng 1 đón đến 300 bệnh nhân mà vẫn trả hết kết quả trong buổi sáng. Nghi ngờ nhen nhóm trong chị.
Vụ việc nhân bản kết quả xét nghiệm ở Bệnh viện đa khoa Hoài Đức (Hà Nội) đã bị phanh phui. Ít ai biết để phơi bày việc động trời này ra ánh sáng, bác sĩ Nguyệt cùng với những đồng nghiệp có tâm đã phải vượt qua nhiều khó khăn. Hơn hai chục quyển sổ khám, video cận cảnh nhân bản kết quả xét nghiệm, 400 phiếu kết quả trùng lặp, những phong bì phân chia tiền... là bằng chứng mà bác sĩ Nguyệt dày công thu thập trong suốt một năm qua.
Từ tháng 7/2012 đến nay, Bệnh viện đa khoa Hoài Đức (Hà Nội) bắt đầu chia tách khoa Xét nghiệm thành hai nơi. Nhóm ở tầng 2 gồm 3 kỹ thuật viên có kinh nghiệm trên 20 năm, làm xét nghiệm bằng máy nhà nước. Ngày cao nhất chỉ có khoảng 20 bệnh nhân, có ngày không bệnh nhân nào. Bác sĩ Nguyệt được phân làm việc ở khu này.
Nhóm còn lại ở tầng 1, ngoài trưởng khoa và một kỹ thuật viên được giao làm "bán chuyên môn" thì những nhân viên còn lại gồm toàn điều dưỡng, trung cấp dược. Mỗi ngày ở đây có từ 200 đến 300 bệnh nhân.
"Mâu thuẫn là ở tầng 1 đông bệnh nhân như vậy nhưng không hiểu sao trong buổi sáng tất cả bệnh nhân đều được trả hết kết quả xét nghiệm", bác sĩ Nguyệt lý giải về điều khiến chị bắt đầu nghi ngờ.
Thông thường một ống máu của người bệnh chỉ cho ra một kết quả xét nghiệm. Kết quả này phụ thuộc vào tình trạng lúc khỏe hay lúc bệnh, tuổi thấp, tuổi cao và không ai giống ai.
Nhờ sự giúp đỡ của các đồng nghiệp có lương tâm, chị Nguyệt dần phát hiện ra chân tướng sự việc: Các kết quả xét nghiệm được trả nhanh bất thường vì bị "nhân bản". Có hai cách thức nhân bản kết quả: Thay vì mỗi lần chạy một ống máu qua máy in một kết quả, kỹ thuật viên lại nhấn lệnh in cho ra vài tờ kết quả. Đôi lúc nhân viên ở phòng này còn cho ống máu chạy nhiều lần. Dù theo cách nào và cho ra nhiều phiếu kết quả, thì tất cả các phiếu kết quả đều chung chỉ số (nghe lời kể của bác sĩ Nguyệt).
Hình ảnh từ một clip mà chị Nguyệt thu thập được cho thấy, có một quyển sổ nhỏ cặp một tập vài chục kết quả được in sẵn. Nhân viên y tế xòe công thức máu ra như bộ bài, tùy lựa chọn một tờ rồi gắn vào phiếu xét nghiệm huyết học trả cho bệnh nhân. Dùng không hết, người này cầm kéo cắt phần ghi ngày, giờ, tháng trên phiếu để dùng cho ngày hôm sau.
"Vì tờ kết quả không có tên tuổi, chỉ có ngày tháng, giờ nên nếu để sang hôm sau, họ đều cắt sạch phần ghi ngày, tháng", bác sĩ Nguyệt giải thích.
conguyet-1376105647_500x0.jpg
Chị Hoàng Thị Nguyệt bên vô số bằng chứng đã thu thập trong gần một năm qua. Ảnh: Nguyễn Hưng.
Từ việc ghi nhận nhiều bệnh nhân cùng chung một công thức máu, chị Nguyệt đã phát hiện thêm rằng, đội ngũ nhân viên phòng xét nghiệm này "ngay từ đầu đã có chủ đích lấy máu bệnh nhân vứt đi".
Chẳng hạn, 3 bệnh nhân chung một kết quả xét nghiệm gồm bé Đạt (3 tuổi), bé Khải (12 tuổi) và anh Thụ (40 tuổi). "Mẹ cháu Đạt cho biết khi đưa bé vào phòng lấy máu, nhân viên y tế đã chích máu từ đầu ngón tay con chị vào lam kính. Ở bệnh viện chúng tôi, nếu đã thử huyết học, sinh hóa thì phải lấy máu ở ven mới đủ lượng máu để phân tích. Còn lấy máu từ ngón tay vào miếng kính, trong ngành gọi là lam kính, chỉ dùng cho việc thử máu đông, máu chảy", bác sĩ Nguyệt phân tích.
Cũng theo chị Nguyệt, cậu bé Khải - người chung kết quả xét nghiệm với bé Đạt và anh Thụ - cũng bị chích máu từ đầu ngón tay vào lam kính.
Trong những ngày âm thầm thu thập chứng cứ, chị Nguyệt cùng với đồng nghiệp vừa đặt máy quay, vừa tìm cách sao chép sổ sách.
"Mình làm việc đúng lương tâm nhưng lại giống như kẻ cắp vậy. Nhiều lần cô ấy phải than đến đau tim khi làm những việc này", bác sĩ Nguyệt cho biết về người đồng nghiệp đã cùng chị tiến hành công việc điều tra mạo hiểm này.
Người kỹ thuật viên cộng tác cùng chị Nguyệt tiết lộ: "Máy quay nay đặt chỗ này, mai đổi hướng khác. Hôm nào quay chưa rõ thì hôm sau quay lại cho chuẩn khung hình hơn. Hôm thì mượn cớ cắm sạc điện thoại, hôm lại treo nhờ cái túi xách. Bí quá phải giả vờ căng dây điện để thu được cảnh quay chuẩn".
Clip bác sĩ Nguyệt cùng đồng nghiệp quay lén việc làm giả xét nghiệm





Quá trình thu thập hơn 20 quyển sổ ghi bệnh nhân từ tháng 7/2012 đến tháng 5 năm nay và hơn 400 tờ phiếu xét nghiệm cộng nhiều bằng chứng khác, chị Nguyệt cũng khó khăn không kém.
Ban đầu những quyển sổ ghi bệnh nhân xét nghiệm chỉ thể hiện tên, tuổi, nơi ở bệnh nhân mà không hề có các chỉ số xét nghiệm. Nhiều lần bác sĩ Nguyệt đưa vấn đề này ra giao ban, thậm chí dùng áp lực mới yêu cầu được nhân viên ở phòng này ghi chỉ số vào. Từ đó, việc theo dõi, phát hiện trùng lặp mới dễ dàng hơn.
"Buổi trưa chúng tôi không ăn cơm mà tranh thủ toàn bộ thời gian photo lại danh sách khám trong ngày, sau đó về đối chiếu, lọc kết quả. Nhiều lúc quàng chân lên cổ photo thật nhanh để kịp trả cho bệnh nhân", người dũng cảm đứng đơn tố cáo cho biết.
Trong cái rủi có cái may, tính chất công việc được giao của bác sĩ Nguyệt "chỉ ngồi chơi", còn người đồng nghiệp tuy có trình độ nhưng chỉ được giao nhiệm vụ chính là làm sổ sách, lấy hóa chất... Do vậy các chị có nhiều thời gian và có điều kiện dễ dàng sao chép bằng chứng hơn.
"Trong một năm qua, tôi thường xuyên cảm thấy rất cô độc trong 'cuộc chiến' của mình. May nhờ chồng con luôn ở bên ủng hộ. Giờ đây, tôi đã có được giấc ngủ trọn vẹn", bác sĩ Nguyệt tâm sự.
Phan Dương

Luật sư ​​Lê Thị Công Nhân bị 'thương binh' hành hung

Luật sư ​​Lê Thị Công Nhân bị 'thương binh' hành hung


Gia Minh, biên tập viên RFA, Bangkok
2013-08-11      



Luật sư bất đồng chính kiến Lê thị Công Nhân, người từng phải ở tù 3 năm về các hoạt động công khai đấu tranh cho dân chủ và nhân quyền tại Việt Nam, hôm qua bị một nhóm tự xưng là cựu chiến binh đánh khi cô lên tiếng bênh vực cho một gia đình lúc đi chợ ngang qua thấy gia đình đó bị nhóm gọi là cựu chiến binh hành hung và đập phá.

Gia Minh hỏi chuyện luật sư Lê thị Công Nhân về những suy nghĩ của cô trước sự việc đó. Trước hết cô cho biết:

Ngay sau khi bị đánh đập bởi những người tự xưng là cựu chiến binh trước sự chứng kiến của công an có mặt tại đó; luật sư Lê thị Công Nhân đã có đơn trình báo và tố giác tội phạm gửi trực tiếp đến Công an Phường Phương Mai, Quận Đống Đa, Hà Nội; cũng như gửi qua bưu điện đến cho công an Quận Đống Đa và Công an Thành phố Hà Nội.

Đơn này cũng được công khai trên mạng Internet.

Chính quyền có thực sự bảo vệ người dân?

Ls Lê thị Công Nhân: Bản thân tôi chỉ là một cá nhân khi nhìn thấy sự bất bình không thể chịu được nên tôi phải tham gia. Nhiều sự việc ở Việt Nam bây giờ tràn lan mà phương tiện truyền thông nhà nước đưa tin thường xuyên. Nhưng điều đáng buồn là sự việc nghiêm trọng như vậy nhưng thái độ hành xử của chính quyền dửng dưng. Theo suy nghĩ của cá nhân tôi, cơ quan công an làm cho người dân thất vọng khi mà họ mặc kệ trước sự việc côn đồ hành hung người dân xảy ra ngay trước mắt tôi. Họ mặc kệ hoàn toàn, không có hành động nào để ngăn cản sự việc đó.

Lớn hơn đối với những vụ việc lừa đảo như thế họ giải quyết rất chậm chạp và ít ỏi. Tôi khẳng định điều này giống như báo chí trong nước cho biết là làn sóng tội phạm, lừa đảo đang tràn ngập đất nước Việt Nam. Đó là một sự việc hết sức khủng khiếp. Những vụ vay tiền, giật nợ lên đến hằng trăm tỷ đồng do cá nhân thực hiện chứ không còn như trước đây là hệ thống mafia hay đường dây lớn như sự việc Năm Cam. Ý tôi muốn nói những sự việc nghiêm trọng như thế xảy ra nhiều và tên của những tội phạm mà người ta nghe nói không phải là băng nhóm gì ghê gớm, nhỏ lẻ vẫn có thể gây ra những việc như vậy. Điều đó tràn lan khắp nơi từ Lạng Sơn đến Hà Nam vào trong miền nam, miền trung.

Điều đáng buồn là sự việc nghiêm trọng như vậy nhưng thái độ hành xử của chính quyền dửng dưng. Theo suy nghĩ của cá nhân tôi, cơ quan công an làm cho người dân thất vọng khi mà họ mặc kệ trước sự việc côn đồ hành hung người dân xảy ra ngay trước mắt tôi. Họ mặc kệ hoàn toàn, không có hành động nào để ngăn cản sự việc đó

Ls Lê thị Công Nhân

Sau sự việc ngày hôm qua, tôi có tìm hiểu nói chuyện với người chủ nhà thì đó là một vụ lừa đảo. Nhưng tôi không hiểu mãi một tiếng sau khi người dân báo, công an mới đến. Công an phường đến nhưng không làm đúng chức năng của họ. Trái lại họ lại có sự bênh vực sai trái đối với nhóm côn đồ đó.

Qua sự việc đó bây giờ trong lòng tôi còn nỗi rất kinh hãi bạo lực côn đồ khi họ trâng tráo, ngang nhiên chà đạp pháp luật như thế. Cái thái độ vô cảm và phi lý không thể chấp nhận được của công an khiến họ buộc tôi phải nghĩ rằng những người công an đó - người có khả năng giải quyết- lại có những điều không minh bạch, khuất tất, mờ ám với những đối tượng côn đồ.

Còn nữa không lương tâm và trách nhiệm của người công an?

Gia Minh: Luật sư đã làm đơn trình báo và tố giác tội phạm ắt hẳn luật sư vẫn còn tin tưởng vào sự công minh của luật pháp giúp giải quyết vấn đề đó?

Ls Lê thị Công Nhân: Tôi nghĩ bất kỳ xã hội nào cũng phải có một nền tảng trật tự tối thiểu. Nếu để con người ta đi đến chỗ tự xử thì sẽ rất kinh khủng; nhất là khi dân tộc đó theo tôi đi đến chỗ suy đồi và côn đồ.

Dù sao khi chúng ta làm những đơn đưa ra công luận, đưa lên Internet như thế, đưa đến những nơi có thể thì chúng ta góp phần đánh động vào những con người còn có chút lương tâm, một chút đạo đức nghề nghiệp trong ngành công an Việt Nam

Ls Lê thị Công Nhân

Niềm tin của tôi gắn liền với đạo đức và lương tâm của tôi, gắn với hoàn cảnh của tôi không biết trông cậy vào nơi nào khác. Đó là những gì mình phải làm và cần phải làm. Khi tôi làm đơn này, vì cá nhân tôi chỉ là một phần trăm một phần nghìn thôi, còn sự việc lừa đảo đó khi tôi nhận thấy có những thủ đoạn rất tinh vi cộng với thái độ có phần bao che, không thể chấp nhận được từ phía công an. Đó là động cơ để tôi viết đơn đó.

Dù sao khi chúng ta làm những đơn đưa ra công luận, đưa lên Internet như thế, đưa đến những nơi có thể thì chúng ta góp phần đánh động vào những con người còn có chút lương tâm, một chút đạo đức nghề nghiệp trong ngành công an Việt Nam khiến họ phải tham gia vào vụ việc này không nhiều thì ít.

Gia Minh: Luật sư thấy ngoài việc làm đơn tố giác tội phạm như thế để đánh động, kêu gọi; người ta còn cần phải làm gì để cho xã hội không bị bất an như thế nữa?

Ls Lê thị Công Nhân: Thật ra tôi thấy buồn nhất khi chính quyền mà cụ thể là những người đại diện cho Nhà nước người ta không làm đúng nhiệm vụ theo yêu cầu tối thiểu nhất của lương tâm con người. Đó là lý to tôi thấy tại sao bây giờ người Việt Nam thích tự xử. Khi tự xử , như chúng ta biết người tốt hay bị bọn xấu lấn át. Ngay cả bản thân người tốt khi tự xử cũng hay mất tự chủ; cho nên xã hội ngày càng suy đồi và xuống cấp như thế.

Còn làm gì để thay đổi điều đó, tôi chỉ nói góp phần thôi; mỗi người phải biết vượt lên chính nổi sợ của mình, sự yếu hèn của mình để góp phần vào sự thay đổi để cho cuộc sống đảm bảo, cuộc sống của chính mình bình an trước và cho xã hội tiến bộ lên. Tôi nghĩ điều này khó vô cùng khi nói chuyện với người dân Việt Nam. Hôm qua khi tôi can ngăn họ, rồi bị đánh, tôi ra về khi trời mưa tầm tã mà đi trong mưa ngoài chợ như vậy không nhận được bất kỳ lời động viên nào. Thậm chí họ còn dè bỉu tôi ‘sao ngu thế, dại thế, không phải việc của mình tham gia vào làm gì?’. Người dân còn nói ‘công an bị mua hết rồi’.

May là sáng nay tôi cũng ra chợ mùa quà sáng cho mẹ tôi cũng nhận được hai ba lời động viên, nhưng nói rất khẻ, rất riêng tư như điều bí mật.

Đó là những niềm vui nhỏ bé; nhưng điều cảm thấy bất an rất lớn lao. Tôi nghĩ cảm xúc của tôi không có gì đặc biệt mà cảm xúc của rất nhiều người dân Việt Nam cũng như vậy.

Gia Minh: Cám ơn luật sư Lê thị Công Nhân về những chia xẻ trong vụ việc hôm qua ( 10/8/13).