THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

20 July 2013

Lãi suất lại hạ, ngân hàng lo khách ồ ạt rút tiền

Lãi suất huy động vốn vừa được nhiều ngân hàng giảm thêm từ 0,5-2 điểm phần trăm, làm dấy lên nỗi lo về việc người gửi tiền sẽ dồn vốn vào USD, gây tác động xấu đến tỉ giá và đẩy lạm phát tăng lên.

Ngân hàng (NH) Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) vừa giảm lãi suất tiết kiệm kỳ hạn 1 tháng từ 6%-6,5%/năm còn 5%/năm; NH Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) cũng bất ngờ điều chỉnh lãi suất huy động kỳ hạn 1 tháng từ 6% còn 5%/năm; NH Công Thương Việt Nam (VietinBank) giảm 6,5% lãi suất tiền gửi VNĐ kỳ hạn 1 tháng còn 6%/năm. Đối với kỳ hạn 3-6 tháng, BIDV, Vietcombank,VietinBank huy động với lãi suất từ 6,8% -7,5%/năm.

Ngân hàng giảm chi phí đầu vào
Về mặt lý thuyết, do 3 NH trên chiếm thị phần quá lớn nên lãi suất của nó thường dẫn dắt thị trường, có thể kéo lãi suất đầu vào các NH bạn giảm theo. Từ đó, lãi suất cho vay sẽ giảm thêm.

Thế nhưng, sau khi BIDV, Vietcombank, VietinBank giảm lãi suất gần một tuần, lãi suất tiền gửi và cho vay tại nhiều ngân hàng khác vẫn chưa giảm. Hàng chục NH vẫn huy động vốn kỳ hạn 1 tháng với lãi suất từ 6,7% -7%/năm, kỳ hạn 3-12 tháng với lãi suất 6,8%-10%/năm.

Tùy theo mục đích và thời hạn vay, nhiều NH vẫn áp dụng lãi suất cho vay bằng lãi suất đầu vào cộng với chi phí kinh doanh từ 3%-5%. Do đó, lãi suất cho vay được duy trì ở mức 9%-13%/năm. Đối với doanh nghiệp lớn, các NH áp dụng lãi suất đầu vào cộng với biên độ 1,2%/năm, tính ra lãi suất cho vay phổ biến ở mức 8%-9%/năm.
Các chuyên gia cho rằng thời điểm này, người dân nên tạm thời gửi tiền vào ngân hàng Ảnh: HỒNG THÚY
Các chuyên gia cho rằng thời điểm này, người dân nên tạm thời gửi tiền vào ngân hàng Ảnh: HỒNG THÚY

Trao đổi với báo giới, một lãnh đạo BIDV cho biết hiện NH này đang dư thừa nguồn vốn ngắn hạn, cho vay chủ yếu là trung và dài hạn nên buộc phải giảm thêm lãi suất huy động kỳ hạn ngắn. Trong khi đó, phó tổng giám đốc một NH tại Hà Nội lý giải: "Do các NH thường cho vay với thời hạn tối thiểu là 3-6 tháng nên việc giảm lãi suất huy động kỳ hạn 1 tháng sẽ giúp NH giảm chi phí đầu vào".
Giới phân tích cho rằng các NH giảm mạnh lãi suất kỳ hạn 1 tháng là để kích thích người dân gửi tiền kỳ hạn dài, phù hợp với thời hạn mà NH cho vay. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là khi NH giảm lãi suất tiết kiệm quá sâu, liệu người dân có thể dồn vốn vào vàng, chứng khoán, USD…?

Chưa có tín hiệu chuyển hướng
Trong nhiều ngày qua, không có hiện tượng người dân đổ xô mua vàng. Tuy giá vàng trong nước có tăng vài trăm ngàn đồng/lượng nhưng theo giới kinh doanh vàng, nguyên nhân là do NH Nhà nước ngưng bán vàng, đồng thời các NH thương mại phải mua vàng để tất toán trả lại cho người gửi tiết kiệm. Trên thị trường chứng khoán, chỉ số VN-Index cũng tăng, giảm điểm thất thường; còn trên thị trường ngoại tệ, giá USD tự do từ 21.650 đồng giảm còn 21.500 đồng.

Theo TS Nguyễn Văn Thuận, Trưởng Khoa Tài chính - NH Trường ĐH Mở TP HCM, diễn biến của thị trường vàng, chứng khoán, ngoại tệ… cho thấy người dân chưa dịch chuyển tiền gửi NH. Ông Thuận cho rằng mấu chốt của thị trường tiền tệ là nhà nước cần có chính sách để khơi thông số vốn đang bất động tại các NH. Nếu không nhiều, NH sẽ tiếp tục giảm thêm lãi suất. Khi đó, nhiều khả năng người dân sẽ chuyển hướng đầu tư, nhất là dồn vốn vào USD, tác động không tốt tới tỉ giá hối đoái và đẩy lạm phát đi lên.

Không nên vội vã rút tiền
Theo TS Nguyễn Văn Thuận, trong thời gian tới, chưa chắc các kênh đầu tư khác sẽ sinh lời cao hơn gửi tiết kiệm. Vì thế, thời điểm này, người dân nên tạm thời gửi tiền vào NH. Nếu lãi suất kỳ hạn 1 hoặc 2 tháng quá thấp thì chuyển sang gửi kỳ hạn 3-6 tháng để hưởng lãi suất cao hơn.

PGS-TS Trần Hoàng Ngân, thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách tiền tệ quốc gia, cho rằng hiện nay, nền kinh tế suy giảm, các NH đang ôm vốn buộc phải giảm thêm lãi suất tiền gửi. Vấn đề là các NH phải giảm thêm lãi suất cho vay thì người gửi mới nghĩ đến việc rút vốn rồi vay thêm của NH để tìm kiếm cơ hội đầu tư mới, tạo thêm việc làm, kích thích kinh tế phát triển. Trường hợp người gửi không tìm được kênh đầu tư với mức sinh lời cao hơn lãi suất tiết kiệm thì nên tiếp tục để tiền tại NH.
Nguyên thống đốc NH Nhà nước Cao Sỹ Kiêm cho biết lãi suất luôn bám sát lạm phát và nếu lạm phát càng đi xuống thì lãi suất tiền gửi lẫn cho vay sẽ xuống theo. Khi đó, người dân có thể rời bỏ kênh đầu tư lãi suất tiền gửi để dồn vốn vào sản xuất - kinh doanh. Tuy nhiên, ông Kiêm cũng khuyến cáo: "Nếu không tìm được môi trường kinh doanh thuận lợi thì người có tiền nên gửi vào NH".

TS Lê Thẩm Dương, Trưởng Khoa Quản trị kinh doanh Trường ĐH NH TP HCM, cho rằng các NH có thể giảm thêm lãi suất nhưng chỉ đối với kỳ hạn 1 hoặc 2 tháng để hướng người gửi tiền kỳ hạn dài, còn lãi suất các kỳ hạn dài phải giữ từ 7%/năm trở lên nhằm tạo điều kiện cho người dân lựa chọn mức sinh lời. Trong trường hợp các NH giảm mạnh lãi suất kỳ hạn dài thì sẽ là vấn đề đáng lo ngại vì khi sinh lời từ tiết kiệm quá thấp, người dân có thể dồn vốn vào nhiều kênh đầu tư khác."Trần lãi suất đối với kỳ hạn từ 6 tháng trở xuống không quá 7%/năm, lãi suất các kỳ hạn trên 6 tháng được thả nổi đang là cơ hội cho người gửi tiền bởi lạm phát hiện nay đã quá thấp".
Theo NLĐO

Cầu vượt Hà Nội, xây và phá theo... phong trào?

TIN LIÊN QUAN
Khi “trào lưu” phân làn đường vừa lắng xuống chưa lâu, thì Sở GTVT Hà Nội tiếp tục thúc giục thực hiện giảm ách tắc và tai nạn giao thông bằng những chiếc cầu vượt. Số phận của những cây cầu bạc tỷ này cũng hẩm hiu, chiếc thì ít người qua lại, có cái thì chưa kịp phục vụ nhu cầu dân sinh đã bị nhổ đi, gây sự bất bình trong dư luận vì sự lãng phí…

Hình minh họa
Hình minh họa

Rầm rộ xây cầu vượt
Chỉ trong một thời gian ngắn, các tuyến phố như Trần Duy Hưng, Giải Phóng, Nguyễn Chí Thanh…, mọc lên nhiều cây cầu bộ hành cho người đi bộ. Có thể, trong bản thuyết trình các đề án thực hiện, đơn vị chức trách mong muốn giảm tải các điểm ùn ứ giao thông và hạn chế tai nạn của phương tiện cơ giới gây ra cho người đi bộ.

Ngay như trên đường Nguyễn Chí Thanh, với chiều dài “khiêm tốn” nhưng ngành giao thông đã cho xây dựng hai cầu vượt. Một chiếc nằm gần cổng Đại học Luật Hà Nội, và một chiếc khác, bắc từ đường Phạm Huy Thông và gần như đâm thẳng vào trụ sở Công an phường Ngọc Khánh.

Nếu như tại cổng trường Đại học Luật Hà Nội, cầu vượt bộ hành còn ít nhiều phát huy tác dụng vì có lác đác sinh viên qua lại, thì ngược lại, cầu vượt đối diện đường Phạm Huy Thông gần như bỏ không, gây nên sự lãng phí không cần thiết. Nhiều người dân ở phường Ngọc Khánh thắc mắc, không biết ngành giao thông “dựng” cầu bộ hành ở đó làm gì, vì thực tế khu vực này không có các trường đại học, cao đẳng, khối văn phòng thì cũng thuộc dạng “khiêm tốn”. Tuy nhiên, tiền tỷ vẫn được chi, và khối thép vô bổ vẫn đường bắc qua đường.

Thực tế, nhiều cầu vượt sau khi đưa vào sử dụng đã không phát huy hết hiệu quả. Nhiều người đi bộ vẫn “ngó lơ” cầu vượt, băng qua đường bất chấp sự hiểm nguy cho bản thân. Trong khi đó, lực lượng chức năng từng một thời rầm rộ “đòi” xử phạt người đi bộ trái luật, thì chế tài đó dần dần cũng bị lãng quên, nên việc đi qua cầu vượt hay băng đường lại tuỳ thuộc vào ý thức của người tham gia giao thông.

Ghi nhận của phóng viên vào chiều 15/7 tại cầu vượt bộ hành trên đường Giảng Võ (gần ngã tư Giảng Võ – Đê La Thành) cho thấy, mặc dù là giờ cao điểm chiều, khi nút giao thông gần đó ùn ứ phương tiện vượt đèn đỏ, nhưng trên cầu vượt, tuyệt nhiên không có bất cứ người đi bộ nào.

“Người dân băng lên dải phân cách rồi sang đường cho tiện, trời nắng này leo lên cầu vượt cũng … hết hơi”, một lái xe ôm tên Thành ở khu vực này, giải thích về sự vắng vẻ của cầu vượt.

“Đoản thọ”
Sự lãng phí từ những cây cầu vượt bộ hành không còn là chuyện mới, mà được nhìn thấy rõ qua những “hành động” tức thời của ngành giao thông.

Theo đó, mặc dù đưa vào khai thác chưa lâu, nhiều cây cầu vượt đầu tư nhiều tỷ đồng nhanh chóng nhận được quyết định nhổ bỏ, để trả lại hiện trạng mặt bằng cho dự án khác – cũng của ngành giao thông.

Từ ngày 21/3/2013, phương án phân luồng giao thông phục vụ thi công tháo dỡ cầu đi bộ trên đường Trần Khát Chân để phục vụ thi công xây dựng cầu vượt đường Trần Khát Chân - Đại Cồ Việt. thông báo ngắn ngủi này của Sở GTVT cũng là “thông điệp” chính thức “khai tử” cây cầu bộ hành mơi được mấy tuổi đời này.

Tại đường Nguyễn Chí Thanh, khi tiến hành xây cầu vượt qua nút Kim Mã - Liễu Giai, nhiều thợ “khoan cắt bê tông” cũng được huy động đến nhằm nhanh chóng nhổ bỏ cầu vượt bộ hành bắc từ trụ sở Công an phường Ngọc Khánh sang đường Phạm Huy Thông. So với các cây cầu vượt khác, đây là công trình dành cho người bộ hành có tuổi đời “trẻ” nhất.

Và để di dời những công trình này, đại diện của Sở GTVT Hà Nội cho biết “chỉ mất vài tỷ đồng”. Đây là số tiền để cắt phần móng trụ, còn cầu vượt bộ hành vẫn được tái sử dụng ở những vị trí khác!
Trả lời có phần “vô cảm” của cán bộ Sở GTVT Hà Nội lập tức đã nhận được sự phản ứng của người dân. Vài tỷ đồng đó sẽ giải quyết được rất nhiều công việc trong điều kiện người dân còn nhiều khó khăn, trong khi đó, số tiền thuế hàng năm do người dân đóng một phần được chi cho hạ tầng giao thông lại được đại diện các cơ quan quản lý chi tiêu vô tội vạ, lãng phí chồng lãng phí.
Việt Hưng

“Chơi trội“, Hà Nội bóc đường nhựa mới thay bằng bê tông?

Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội quyết định “bóc” hết lớp nhựa mới tinh suốt quãng đường từ bến xe Kim Mã đến bến xe Yên Nghĩa để thay bằng bê tông, với lý do để phục vụ xe bus.

Đây là  hạng mục thuộc hợp phần xây dựng xe buýt vận chuyển nhanh khối lượng lớn (thuộc dự án phát triển giao thông đô thị Hà Nội).  Dự án bắt đầu chạy theo lộ trình Yên Nghĩa - Ba La - Lê Trọng Tấn - Lê Văn Lương kéo dài - Láng Hạ - Giảng Võ - Bến xe Kim Mã.

Một số hạng mục đường của xe buýt nhanh tại Ba La, Lê Văn Lương đã được thi công, Trung tâm điều hành giao thông tại Bến xe Kim Mã đã được khởi công.

Mặt đường nhựa còn nguyên vẹn trên đường Lê Văn Lương bị bóc gỡ để lót bằng bê tông phục vụ xe buýt nhanh
Mặt đường nhựa còn nguyên vẹn trên đường Lê Văn Lương bị bóc gỡ để lót bằng bê tông phục vụ xe buýt nhanh

Xe buýt nhanh sẽ đi trên 2 làn đường riêng sát dải phân cách giữa của trục đường. Làn đường này được phân cách bằng gờ cao 20cm. Nhà chờ được đặt trên dải phân cách giữa, ở gần ngã tư nên hành khách đi theo vạnh sơn kẻ đường tại các nút giao thông để tiếp cận xe buýt.

Với hệ thống giao thông mới này, xe sẽ chạy với tần suất 3-5 phút/chuyến, công suất vận chuyển 90 khách, có 4 cửa ra vào, tốc độ di chuyển 22 km/h. Những chiếc xe thuộc hạng mục dự án sẽ được gắn hệ thống GPS, kết nối với Trung tâm điều hành để giải quyết các sự cố có thể phát sinh. Dự kiến tuyến này hoạt động từ đầu năm 2015.

Theo quan sát của phóng viên chiều 26/6, nhiều đoạn trên đường Lê Văn Lương đã được đơn vị thi công hoàn tất. Suốt con đường này, nhiều hạng mục vẫn đang được đơn vị thi công hoàn thành. Gần với ngã tư Hoàng Đạo Thuý – Lê Văn Lương, phần mặt đường đang được chủ đầu tư quây tôn lại, lớp nhựa vừa được hoàn thiện cách đó một thời gian cũng đã bị bóc tách, thay mới.

Theo người dân gần khu vực này, đường Lê Văn Lương mới được đưa vào sử dụng mấy năm nay, mặt đường còn bằng phẳng và chưa bị xuống cấp. Tuy nhiên, trong thời gian qua, các công nhân đã rào từng khúc và đào xới lên và làm mới lại, thay mặt đường nhựa bằng chất liệu bê tông. Người dân tỏ ra rất băn khoăn khó hiểu trước việc làm này của “nhà nước”, vì “đường nhựa êm ái sao phải  phá đi để thay bằng đường bê tông đi rất ồn và xóc, rất hại lốp xe”?.

Về thắc mắc này, đại diện chủ đầu tư cho rằng, vì đây là dự án phục vụ xe buýt chạy trên đường riêng nên có thể dẫn đến tình trạng mặt đường bị… “mỏi”. Do lo ngại lộ trình tuyến buýt nhanh này nếu sử dụng đường nhựa như đã có sẽ không chịu được nên phải thay bằng bằng mặt đường bê tông cứng.
Bình luận về sự việc này, ông Phạm Sỹ Liêm, nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng cho hay, việc bóc đường cũ vẫn còn sử dụng tốt để thay thế đường mới chứng tỏ “quy hoạch có vấn đề”. Theo ông Liêm, nhược điểm của mặt đường bê tông là co giãn nên phải có nhiều điểm nối, điều đó khiến cho mặt đường không được êm trong quá trình phương tiện lưu thông. Cũng theo ông Liêm, việc quy hoạch không có quy củ dẫn đến dự án chồng dự án đã gây ra sự lãng phí lớn cho xã hội.

Theo phê duyệt ban đầu, dự án phát triển giao thông đô thị của Hà Nội có tổng mức đầu tư 304,72 triệu USD, trong đó vốn vay của Ngân hàng Thế giới (WB) là 165,3 triệu USD. Trong đó, hợp phần xây dựng xe buýt vận chuyển nhanh khối lượng lớn là tuyến xe buýt nhanh đầu tiên tại Hà Nội được Sở GTVT khởi công vào tháng 3/2013 với chiều dài 14 km.

Đặc biệt, vào đầu năm 2013, sau khi khởi động thực hiện dự án tuyến xe buýt nhanh số 1, Sở GTVT TP Hà Nội đã có văn bản gửi WB đề nghị tài trợ số tiền 500.000 USD nhằm phục vụ việc sửa chữa, gia cường cầu vượt thép Láng Hạ - Huỳnh Thúc Kháng cho xe buýt trọng tải lớn, tốc độ cao (BRT) chạy qua. Khi đó, nhiều ý kiến, kể cả trong ngành cũng đã  bức xúc cho rằng, việc cầu vượt này đi vào sử dụng mới hơn 1 năm mà đã phải sửa chữa là khó chấp nhận được.

Rõ ràng, việc nghiên cứu, quy hoạch phát triển xe buýt BRT đã được tiến hành từ năm 2004, thế nhưng chủ đầu tư vẫn làm cầu vượt không đạt tiêu chuẩn cho xe buýt BRT chạy qua là điều khó hiểu.
Đề xuất “xin” thêm số tiền này của Sở GTVT Hà Nội tại thời điểm đó đã bị WB khước từ, bởi tổ chức tín dụng này cho rằng  Sở GTVT TP.Hà Nội chỉ là đơn vị tiếp nhận số tiền hỗ trợ và triển khai xây dựng. Khi nào Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có ý kiến và đề xuất với WB về việc này thì mới được xem xét, điều chỉnh.
Việt Hưng

Chị Bé đã dùng dao lam để tự mổ bụng, cắt ruột và ném vào mặt cai ngục VNCH!




Chị Bé đã dùng dao lam để tự mổ bụng, cắt ruột và ném vào mặt cai ngục. Theo bài tường thuật "tài liệu" này thì tù Việt cộng can đảm hơn Samurai Nhật nhiều. Samurai Nhật chỉ có can đảm đâm thôi. Chứ VC còn dám rạch, xong rồi moi ra, kế đến là cắt lìa, cuối cùng là còn phải nhắm cho kỹ để ném trúng vào mặt thằng cai ngục Mỹ Ngụy tàn ác...
https://sites.google.com/site/chuyentourcondao/-kdtls--nha-tu-con-dhao


Gia đình nạn nhân xin lỗi CSGT bắn người!

(ĐVO) - Trao đổi với báo chí, chiều ngày 19/7, Đại tá Khương Duy Oanh - Phó Giám đốc Công an tỉnh Thanh Hóa cho biết, CSGT tỉnh này dùng súng bắn hai người vi phạm giao thông bị thương hôm 16/7 là "chưa hợp lý".
Bắn người là... chưa hợp lý?
Đại tá Khương Duy Oanh cho hay, cơ quan công an đang tiếp tục xem xét những tình tiết của sự việc, căn cứ quy định của pháp luật để đưa ra kết luận vụ CSGT nổ súng bắn hai người bị thương hôm 16/7 là đúng hay sai. Nếu sai thì mức độ xử phạt như thế nào?
"Căn cứ vào kết quả điều tra sự việc diễn ra cho đến thời điểm hiện nay, có thể nói, việc CSGT dùng súng bắn người vi phạm giao thông là chưa hợp lý. Có nhiều biện pháp để xử lý vi phạm người giao thông trong trường hợp này, chưa đến mức phải sử dụng súng" - Đại tá Oanh nói.

Cùng quan điểm đó, luật sư Trịnh Ngọc Ninh (Công ty Luật Hợp danh Hoàng Gia, thuộc Đoàn luật sư tỉnh Thanh Hóa) cho biết: Xem xét các Điều, khoản trên cho thấy, nếu người tham gia giao thông vi phạm như vượt đèn đỏ, không đội mũ bảo hiểm, không dừng lại theo hiệu lệnh của CSGT, thì chưa đủ cơ sở để CSGT được phép nổ súng bắn vào người.
 
Công an lập biên bản vụ việc vào chiều ngày 16/7.
Công an lập biên bản vụ việc vào chiều ngày 16/7.

Ngoài ra, căn cứ vào tỷ lệ phần trăm thương tích của người bị bắn mà người nổ súng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc bị xử phạt hành chính.

Khoản 5, Điều 234 (Bộ luật Hình sự năm 2009) quy định về tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ: Người phạm tội có thể cấm bị đảm nhiệm chức vụ, cấm làm nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

Gia đình nạn nhân: Chưa rõ đúng sai nhưng vẫn lên tiếng xin lỗi
Liên quan đến sự việc Đại úy Nguyễn Huy Hoàng - thuộc Phòng CSGT TP. Thanh Hóa bắn trọng thương hai người vào chiều ngày 16/7, là anh Lê Văn Ngọc và anh Tô Thế Kỷ, cả 2 cùng ngụ tại xã  Quảng Thái (huyện Quảng Xương), mặc dù sự việc đang trong quá trình điều tra, chưa biết đúng sai thế nào thì gia đình vẫn lên tiếng xin lỗi CSGT.
Trong khi đó, Đại úy Hoàng - người nổ súng ra sức thanh minh cho hành động bắn trọng thương anh Ngọc và Kỷ.
Bà Đỗ Thị Huyền - mẹ đẻ anh Ngọc đã lên tiếng xin lỗi: "Chuyện xảy ra là do cả hai bên đều sai. Thay mặt gia đình, tôi xin nhận lỗi với đồng chí cảnh sát giao thông”.

Vợ chồng bà Huyền sinh được 3 người con, tất cả đều được học hành tử tế và đỗ đạt, nghề nghiệp ổn định. Anh Ngọc là con út trong gia đình nên rất được quan tâm và kỳ vọng.
Thời còn học phổ thông, anh Ngọc là một cậu học trò sáng dạ, hiền lành và siêng năng chăm chỉ phụ giúp công việc gia đình. Học hết lớp 12, anh Ngọc thi vào trường Học viện Báo chí và Tuyên truyền nhưng do thiếu 0,5 điểm nên không đỗ.
Quyết thực hiện bằng được ước mơ, năm sau anh tiếp tục đăng ký thi vào khoa Triết học của trường đó và đã đỗ với số điểm cao, sau này là sinh viên xuất sắc của nhà trường.
 
Bà Huyền lên tiếng xin lỗi CSGT.
Bà Huyền lên tiếng xin lỗi CSGT.

Anh Ngọc đang giảng dạy tại trường bồi dưỡng chính trị huyện Quảng Xương, được các đồng nghiệp, học viên đánh giá cao về chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp.

Bà Huyền cho biết, bản thân bà không được chứng kiến, chỉ nghe kể lại. Theo đó, anh Ngọc chở anh Kỷ trên đường về đến gần ngã tư đèn xanh đỏ thì "mũ bảo hiểm của anh Kỷ bất ngờ bị gió lật khỏi đầu, người này luống cuống đang cố đội lại thì liền bị đại úy Hoàng thổi còi ra hiệu dừng xe".

Đang trên đà chạy qua ngã tư, xe anh Ngọc không kịp dừng nên tiếp tục lướt đi khiến đại úy Hoàng phải đuổi theo. Thấy bị CSGT đuổi phía sau, anh Kỷ vội gọi anh Ngọc dừng xe nhưng do không nghe thấy nên anh Ngọc vẫn chạy.

“Việc này xảy ra là do cả hai bên đều sai. Về phía chúng tôi, thay mặt gia đình, xin nhận lỗi với anh Hoàng và mong sự việc được giải quyết hợp tình, hợp lý”, bà Huyền nói.

Trong khi đó, chị Thơ - vợ anh Ngọc nói: "Suốt mấy ngày nay, anh ấy suy nghĩ rất nhiều và nói không cố ý, vợ chồng tôi xin nhận lỗi với anh Hoàng”. Cũng đồng suy nghĩ như chị Thơ, người nhà anh Kỷ mong muốn sự việc được giải quyết thuận theo pháp luật và ngỏ ý gửi lời xin lỗi tới đại úy Hoàng.

Lời trái ngược
Trước đó vào ngày 18/7, Đại úy Nguyễn Huy Hoàng trần tình về sự việc: "Vào buổi chiều ngày 16/7, tôi được giao nhiệm vụ trực ở điểm giao Nguyễn Trãi - Trần Phú. Thời điểm khoảng gần 16h, tại ngã tư có tín hiệu đèn đỏ trên đường Trần Phú, được khoảng vài giây thì có 2 người đi hướng TP. Thanh Hóa - huyện Quảng Xương vượt lên, khiến cho những người qua đường trục Nguyễn Trãi bị kẹt cứng".

Phát hiện người vi phạm giao thông, đại úy Hoàng khẳng định mình thổi còi yêu cầu 2 người tấp vào lề đường. 2 người này nghe tiếng còi có dừng lại nhưng liền sau đó rú ga bỏ chạy.
Đại úy Nguyễn Huy Hoàng trần tình sự việc.
Đại úy Nguyễn Huy Hoàng trần tình sự việc.

"Tôi cho xe đuổi theo khoảng 60m thì 2 người không những không dừng lại mà còn cố tình ép xe tôi vào giải phân cách không cho vượt lên. Người điều khiển (anh Ngọc - PV) còn quay lại nói: “Bọn tao không phải nhà quê nhé”. Tôi liền giả vờ thò tay vào thắt lưng nơi để súng với ý định hăm dọa, nhưng anh Ngọc không sợ mà còn có ý định thách thức, trêu ngươi" - Đại úy Hoàng nói.

"Thấy 2 người này quá ngang ngược, tôi đã phải dùng súng bắn chỉ thiên 3 phát, nhưng 2 người có nghe mà vẫn thách thức: “Lên đây mà bắn”. Lúc này, không thể chấp nhận được hành động coi thường pháp luật của 2 người tham gia giao thông, tôi đã đuổi theo và nổ súng” - Đại úy Hoàng cho hay.

Cũng theo Đại úy Hoàng thì anh cũng chủ định bắn vào xe, nhưng do đang chạy nên không chắc tay súng, khi áp sát 2 đối tượng anh mới thấy máu chảy. Anh Hoàng liền yêu cầu đưa 2 người vào viện, tuy nhiên anh Ngọc đã từ chối và còn có lời lẽ văng tục xúc phạm anh.

Như vậy, lời chia sẻ của Đại úy Nguyễn Huy Hoàng trái ngược hoàn toàn với lời khai trước đó của 2 nạn nhân bị anh Hoàng bắn là anh Lê Văn Ngọc và anh Tô Thế Kỷ.
Anh Ngọc kể lại, khi hai người đang lưu thông xe máy theo hương Bắc - Nam thì anh Kỷ kêu mình bị bắn. Khi anh Ngọc quay lại thì phát hiện máu trên mặt anh Kỷ, đồng thời thấy một người mặc sắc phục CSGT đuổi theo, giơ súng bắn vào vai trái của anh Ngọc.
Cả anh Ngọc và anh Kỷ đều khẳng định rằng họ chấp hành đúng luật lệ giao thông cũng như không có hành động “trêu ngươi”.

Hiện vụ việc đang được cơ quan chức năng tiếp tục điều tra làm rõ.
  • Việt Thành (Tổng hợp)

Gia đình blogger Điếu Cày kêu cứu

VRNs (20.07.2013) – Sài Gòn – Tình trạng của blogger Điếu Cày – Nguyễn Văn Hải đang rất nguy kịch, hôm nay là ngày tuyệt thực thứ 28. Con trai và vợ blogger Điếu Cày đã từ Sài Gòn ra tới Nghệ An để mong được gặp và xác nhận tình trạng sức khỏe của anh. Những anh chị em ở gần trại giam số 6, thuộc xã Hạnh Lâm. huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An, xin đến giúp cho người thân của anh Điếu Cày.

Chiều hôm qua, từ Hà Nội, người thân của blogger Điếu Cày đã gởi Thư kêu cứu đến các ông Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Viện trưởng viện kiểm sát và Bộ trưởng công an.
Bà Dương Thị Tân và anh Nguyễn Trí Dũng đang bước đến cổng Trại giam số 6

Bà Dương Thị Tân, anh Nguyễn Trí Dũng và một số blogger đang ở trước cổng Trại giam nhóm 6, nơi giam blogger Điếu Cày-Nguyễn Văn Hải – 9:30, ngày 20.07.2013
Sau đây là nguyên văn lá thư kêu cứu.
—–

THƯ KÊU CỨU KHẨN CẤP

Kính gửi :       – Chủ tịch nước Trương Tấn Sang
(Văn phòng Chủ tịch nước, địa chỉ: số 1A – Hùng Vương – Quận Ba Đình – Hà Nội)

                        – Chủ tịch quốc hội Nguyễn Sinh Hùng
(Văn phòng Chủ tịch Quốc hội, địa chỉ: 37- phố Hùng Vương – Quận Ba Đình – Hà Nội)

                        – Viện Kiểm Sát Nhân Dân Tối Cao
                        – Bộ trưởng bộ công an Trần Đại Quang
                        (Bộ Công An Số 4 Yết Kiêu HN)

Chúng tôi là :
Nguyễn Trí Dũng, Sinh năm: 1986, Số CMND : 0 2 4 2 0 8 4 9 3
cùng mẹ tôi là Dương Thị Tân, Sinh năm : 1958, Số CMND : 0 2 3 4 1 3 2 5 2
Thường trú tại : 57/31 Phạm Ngọc Thạch Phường 6 Quận 3 TP.HCM

Là thân nhân của tù nhân Nguyễn Văn Hải  Sinh năm 1952 hiện đang là tù nhân tại phân trại K1 trại giam số 6 Thanh Chương Nghệ An với tội danh “Tuyên truyền chống nhà nước” điều 88 bộ luật hình sự.

Vào lúc 1 giờ 30 chiều ngày 16 tháng 7 năm 2013, chúng tôi có mặt tại cổng trại số 6 (xã Hạnh Lâm. huyện Thanh Chương, Nghệ An) Trung tá Phạm Quang Thao trực ở cổng phân trại K1 đã tháo bảng tên và ra yêu cầu “gia đình phải đứng chờ đến giờ làm việc là 2 giờ” nhưng sau 2 giờ cán bộ này vẫn tiếp tục yêu cầu chờ tiếp ở ngoài cho đến hơn 4 giờ 10 thì mới có nhiều người mặc sắc phục nhưng hoàn toàn không có bảng tên yêu cầu gia đình vào trong chốt trực ngồi nói chuyện. Một người già nhất trong nhóm mang hàm trung tá bắt đầu nói “hôm nay không cho thăm gặp vì ông Hải bị kỉ luật” khi chúng tôi hỏi thì cán bộ này hết sức bối rối và trả lời “mới đây… bởi vì ông Hải gây mất trật tự phòng giam” nhưng một lúc sau thì người này lại nói “bị kỷ luật một tuần trước còn cụ thể việc đó thì tôi không rõ”. Khi gia đình yêu cầu biết bảng tên thì cán bộ này tỏ ra rất khó chịu và sau đó ông này tự xưng là Trung Tá Ngô Trí Thảo.

Dù rất hoang mang, chúng tôi bị buộc phải trở về sau khi gửi đồ và tiền cho ông Nguyễn Văn Hải. Với những điều thắc mắc như sau:

- Tác phong làm việc bí hiểm không tên tuổi, không bất kỳ giấy tờ chứng việc kỷ luật ông Hải. 
- Cán bộ mang đến hàm Trung Tá ở cơ quan chức năng mà còn bối rối trong cả ngày tháng và lúng túng về nguyên nhân kỷ luật ông Hải.
- Việc ông Nguyễn Văn Hải chưa hề có tiền lệ gây rối ở bất kỳ trại giam nào trong gần 10 trại giam ông đã bị ở từ năm 2008 đến nay.

Ngày 17 tháng 7 năm 2013 khi cả hai mẹ con tôi vừa bước chân về đến Sài Gòn thì đã nhận được tin báo từ người tù ở cùng phòng giam với ông Nguyễn Văn Hải là ông Nguyễn Xuân Nghĩa rằng ông Hải đã tuyệt thực được 25 ngày.

Như vậy, Vì những sai phạm về tác phong, khuất lấp về giấy tờ chứng tỏ rằng ông Hải đã bị kỷ luật cụ thể vì vấn đề gì và sự lúng túng khi trả lời của các cán bộ tiếp dân về thời điểm bắt đầu kỷ luật ông hải cũng như về việc khi nào gia đình được thăm gặp. Chúng tôi hoàn toàn tin tưởng rằng ông Hải đang tuyệt thực vì đã bị xâm phạm lợi ích một cách nghiêm trọng ở tại trại giam số 6 phân trại K1 Thanh Chương Nghệ An.

Nhưng thay vì thông báo tình hình cụ thể cho gia đình, tạo điều kiện cho gia đình gặp mặt ông Hải để nắm được lý do và tháo gỡ tình trạng tuyệt thực đã kéo dài và đến giai đoạn nguy hiểm tính mạng. Thì người tự xưng là Trung Tá Ngô Trí Thảo cùng 5 cán bộ không tên tuổi khác cùng đi theo đã cùng nhau giấu diếm và viện cớ “kỷ luật” nhằm tránh việc thăm gặp tiếp cận của gia đình.

Ngoài việc cố tình gây tổn thất về thời gian, sức khỏe và kinh tế, dàn cảnh tước đoạt quà thăm nuôi của thân nhân đi thăm gặp. Việc che giấu một người đang tuyệt thực đã lâu ngày và tình trạng sức khỏe nguy kịch là một việc làm vô đạo đức và hoàn toàn nhằm mục đích che giấu lý do ông hải tuyệt thực bất chấp việc đó có thể dẫn ông Hải đến cái chết.

Gia đình tôi nay làm thư này kêu gọi sự giúp đỡ và can thiệp khẩn cấp trước hết vì tính mạng của ông Hải, sau là để làm rõ nguyên nhân dẫn ông Hải đến tuyệt thực dài ngày và bất chấp nguy hiểm đến tính mạng, cuối cùng là để đưa những cán bộ thiếu tư cách đạo đức và nhân tính ra trước ánh sáng của pháp luật.
Ký tên
Nguyễn Trí Dũng
Dương Thị Tân

Trước cổng Trại giam số 6 – Ngày 20.07.2013

VRNs (20.07.2013) – Nghệ An – 11:15: Nghĩ trưa, không giải quyết gì nữa. Tiếp tục một nhà cầm quyền câu giờ và lạm quyền để hành hạ dân.

10:45: Cuộc cải nhau to tiếng giữa công an và thân nhân blogger Điếu cày về lý do tại sao không cho dân vào phòng chờ theo quy định, tại sao không cho thăm gặp, mà chỉ bắt ngồi đợingoài nắng?

“Chúng tôi ngồi ngoài nắng này suốt hơn hai tiếng, mà họ cứ bảo đợi. Cách đây hơn 30 phút, họ có cầm giấy CMND của tôi và cháu Dũng vào trong, nhưng đến giờ vẫn không trả lời gì cả”. Đâylà lời bà Dương Thị Tân trực tiếp tường thuật với chúng tôi tại trước cổng Trại giam số 6.
Bà Dương Thị Tân và anh Nguyễn Trí Dũng ngồi phơi nắng ngoài cổng trại để đợi Giám thị và các cán bộ ở trong mát họp và xin ý kiến giải quyết.

Ngồi lâu quá, hai mẹ con – vợ và con – blogger Điếu Cày lại đến hỏi cán bộ xem đã giải quyết đến đâu, thì những người này chỉ bảo “không biết!”

Bà Dương Thị Tân cho VRNs biết: “hai mẹ con sẽ ở đây cho đến khi được giải quyết, để biết rõ tình trạng của ông Nguyễn Văn Hải thì mới về”. Như vậy có thể sẽ có một cuộc tuyệt thực tập thể ngay trước cổng Trại giam số 6, nếu như Giám thị ở đây không làm mọi chuyện rõ ràng, minh bạch theo pháp luật.
PV. VRNs

Quay video vi phạm của CSGT bị 6 năm tù giam

Sáng 19/7, TAND tỉnh Thừa Thiên - Huế mở phiên xét xử vụ án cưỡng đoạt tài sản với 4 người quay video cảnh sát giao thông đang làm nhiệm vụ để uy hiếp lấy 120 triệu đồng.

HĐXX tuyên phạt bị cáo Ngô Quốc Bảo (25 tuổi, trú Đà Nẵng) 6 năm tù, Đinh Ngọc Trung (29 tuổi, trú Đăk Lăk) 5 năm 6 tháng tù; Trương Quốc Vũ (26 tuổi, trú Đà Nẵng) 2 năm tù; Huỳnh Ngọc Thọ (28 tuổi, trú Đà Nẵng) 2 năm 6 tháng.
Theo cáo trạng, Bảo khởi xướng và lên kế hoạch quay phim nhằm tống tiền các cảnh sát giao thông tỉnh Thừa Thiên - Huế. Sau khi bàn bạc và được Trung đồng ý, ngày 16/4/2010, Trung, Bảo và Thọ chở nhau trên một xe máy chạy ra quốc lộ 1, đoạn qua xã Lộc Thủy, huyện Phú Lộc, nơi tổ cảnh sát giao thông đang làm nhiệm vụ để khảo sát tình hình.
Đến 3h ngày 19/4/2010, cả nhóm rủ thêm Vũ quay lại địa điểm trên, lúc này có tổ tuần tra kiểm soát gồm 5 cán bộ do trung tá Nguyễn Ngọc Vinh làm tổ trưởng đang làm nhiệm vụ.
Trung nấp sau cánh cửa ngôi nhà hoang cách địa điểm tổ tuần tra hơn 50m sử dụng máy quay phim ghi lại toàn bộ hoạt động của tổ cảnh sát giao thông. Sau đó, Trung đưa đoạn phim cho Bảo sao chép ra 3 USB, bỏ vào phong bì, ghi rõ số điện thoại liên lạc rồi chuyển cho ông Vinh.
Khi ông Vinh liên lạc theo số điện thoại thì đầu dây bên kia xưng là nhà báo, yêu cầu chuyển vào tài khoản 200 triệu đồng, nếu không sẽ tung đoạn phim lên mạng.
Đến ngày 21/4/2010, ông Vinh chuyển cho nhóm Trung 120 triệu đồng (do 5 người trong tổ góp, mỗi người 24 triệu đồng).
Trung và Bảo tiếp tục điện thoại đòi thêm 120 triệu đồng nhưng tổ của ông Vinh không chấp nhận. Sau đó, 2 bị cáo đã điện thoại và chuyển USB có đoạn phim cho Trưởng phòng CSGT Công an tỉnh Thừa Thiên – Huế.
Ngày 5/8/2012, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Thừa Thiên - Huế khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam Trung, Vũ và Thọ để điều tra tội Cưỡng đoạt tài sản. Bảo bỏ trốn khỏi địa phương và bị bắt vào đầu năm 2013.
Tại phiên tòa hôm nay, HĐXX công bố kết luận của cuốn băng ghi hình do Trung quay được cho thấy tổ cảnh sát giao thông của ông Vinh đã dừng phương tiện sai quy trình, không đưa tay chào người vi phạm, các cảnh sát hút thuốc, ôm người vi phạm. Tuy nhiên, không có cơ sở cho thấy các cảnh sát có hành vi nhận mãi lộ.
Ông Vinh, khai tại tòa: “Khi nghe Trung vòi vĩnh tiền chúng tôi đã biết các đối tượng này lừa đảo, nhưng với những sai phạm như trong cuốn video, riêng tôi sẽ bị kỷ luật cảnh cáo, cách chức và điều chuyển công tác. Vì lo sợ các hành vi đó nên tôi và anh em trong tổ mỗi người nộp 24 triệu đồng”.
Theo Người lao động