THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

07 April 2013

VIDEO : Nữ công nhân Việt Nam ở Malaysia bị đánh đập, giam lỏng

VIDEO : TÍNH ĐỒ PHẬT GIÁO HOÀ HẢO TUYÊN BỐ SẴN SÀNG TỰ THIÊU

Chỉ dấu của lòng nhân đạo, hòa giải?




Tháng trước, Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Thanh Sơn có đến thăm và thắp hương tại đài tưởng niệm bằng đá đen mới được dựng lên trong Nghĩa trang Quân đội Biên Hoà cũ, nơi chôn cất 16 nghìn binh lính Việt Nam Cộng hoà từ binh nhì đến cấp tướng đã tử trận trong cuộc chiến Nam Bắc vào thế kỷ trước.
Đây là lần đầu tiên một quan chức cộng sản Việt Nam bày tỏ nghĩa cử tưởng nhớ đối với tử sĩ Việt Nam Cộng hoà, những chiến binh của phía thua cuộc.
Gần 40 năm đã qua từ ngày chiến tranh chấm dứt với chiến thắng thuộc về phía miền Bắc và đã đem đến biết bao tù ngục, cay đắng, cùng chính sách kỳ thị lý lịch đối với cựu quân cán chính quyền miền Nam mà hệ lụy còn kéo dài đến nay, như thế tại sao lúc này lãnh đạo Hà Nội lại có hành động tưởng niệm những tử sĩ thuộc về phe thua trận? Đây là vấn đề nhân đạo, hòa giải hay chính trị?
Cùng đi thăm nghĩa trang với Thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn có ông Nguyễn Đạc Thành, nguyên thiếu tá Quân lực Việt Nam Cộng hoà, cựu tù cải tạo và hiện là chủ tịch hội Vietnamese American Foundation (VAF).
Sau chuyến viếng thăm của quan chức Hà Nội, ông Thành lại tháp tùng phái đoàn của Tổng lãnh sự Mỹ tại Sài Gòn là ông Lê Thành Ân đến nghĩa trang thắp hương tưởng niệm.
Hai sự kiện này đang gây xôn xao dư luận hải ngoại với những nhận định, phê phán cùng tìm hiểu về mục đích, chủ trương đối với một địa danh mang tính lịch sử của miền Nam và về chính sách hòa giải của nhà nước Việt Nam.
Chuyến thăm viếng trên cho thấy lãnh đạo Hà Nội một lần nữa muốn chứng tỏ với người Việt hải ngoại về chính sách hòa giải được ban hành từ năm 2004 bằng Nghị quyết 36. Nhưng tiến trình đi đến hòa giải đã tiến hành rất chậm.
Từ năm 2004, cùng lúc với Nghị quyết 36 được ban hành, vấn đề Nghĩa trang Quân đội Biên Hòa đã được một số người Việt đặt ra với ông Nguyễn Phú Bình, nguyên Phó trưởng Ban văn hoá tư tưởng, trong một dịp ông đến vùng Vịnh San Francisco. Khi nghe được những quan tâm này, ông Bình cho biết lãnh đạo đang bàn đến việc dân sự hoá nghĩa trang.
Cuối năm 2006, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký quyết định chuyển việc quản lý khu đất nghĩa trang từ quân đội sang dân sự.
Trước sự việc này, từ hải ngoại đã có những quan ngại cho tương lai nghĩa trang sẽ không còn thuần túy là nơi an nghỉ của chiến binh Việt Nam Cộng hòa mà sẽ cho phép chôn cất cả dân trong đó để dần sẽ mất đi tính lịch sử của nó.
Điều 7 của Quyết định: “Yêu cầu các Bộ liên quan, Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh và Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương khẩn trương và phối hợp chặt chẽ để triển khai thực hiện nội dung của Quyết định này. Báo cáo kết quả thực hiện lên Thủ tướng Chính phủ trước ngày 30 tháng 7 năm 2007”.

‘Khó khăn hơn trước’

“Tuy nhiên việc thăm viếng lại có phần khó khăn hơn trước. Tin riêng từ quê nhà vào đầu năm nay cho biết muốn thăm nghĩa trang phải xác định danh tính tử sĩ thì mới được phép vào”
Có dư luận lo ngại nghĩa trang có thể bị giải tỏa cho mục đích kinh tế vì quyết định ghi rõ là chuyển mục đích “sử dụng 58 ha đất khu nghĩa địa Bình An, huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương do Quân khu 7, Bộ Quốc phòng quản lý sang sử dụng vào mục đích dân sự để phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Bình Dương”.
Báo cáo và đề nghị của giới chức tỉnh Bình Dương lên trung ương gồm những gì thì không thấy phổ biến.
Từ đó đến nay, sau khi được chuyển giao từ quân đội qua dân sự, nghĩa trang đã được bắt đầu sửa sang và cũng không có người dân nào được chôn cất trong đó. Nơi này nay chính thức có tên “Nghĩa trang Nhân dân Bình An”.
Tuy nhiên việc thăm viếng lại có phần khó khăn hơn trước. Tin riêng từ quê nhà vào đầu năm nay cho biết muốn thăm nghĩa trang phải xác định danh tính tử sĩ thì mới được phép vào.
Sau khi hình ảnh về hai chuyến viếng thăm nghĩa trang của quan chức Việt và Mỹ được hội VAF phổ biến, có dư luận tỏ vẻ hoài nghi về thực tâm của Hà Nội vì những thông tin đó chỉ nhắm vào người Việt hải ngoại. Nếu nghĩa cử của một quan chức là thuần túy nhân đạo thì sao truyền thông trong nước lại không nhắc gì đến.
Từ hơn thập niên qua, hội VAF của ông Nguyễn Đạc Thành đã khởi động việc tìm hài cốt cựu quân nhân Việt Nam Cộng hòa chết trong tù cải tạo để đưa về với gia đình hay để chôn cất cạnh đồng đội trong nghĩa trang quân đội cũ.
VAF đã đưa được hài cốt một số tù cải tạo về với gia đình họ. Nhưng liên quan đến Nghĩa trang Quân đội Biên Hoà cũ thì VAF mới được cho phép trùng tu sơ khởi và việc thực hiện còn nhiều khó khăn vì sự nhạy cảm của vấn đề đối với cả hai phía, chính quyền đương thời của Việt Nam và những cựu binh sĩ Việt Nam Cộng hoà. Có người ủng hộ việc làm của VAF và cũng có người phản đối.

‘Nghĩa cử hòa giải?’

Những sự kiện gần đây liên quan đến nghĩa trang, dù được nhấn mạnh là mang tính nhân đạo, có phải là nghĩa cử hòa giải của Hà Nội?
Chuyện hòa giải thường được lãnh đạo Việt Nam nhắc nhở, đặc biệt là với Việt kiều Mỹ. Nhưng lời nói của quan chức thì nhiều hơn những hành động cụ thể.
Nghĩa trang Biên HòaThứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn, mặc áo vàng, viếng nghĩa trang Biên Hòa

Từ việc có ý hướng để tiến tới chính sách hòa giải quốc gia còn là một con đường dài. Hòa giải luôn là một nghĩa cử cao đẹp. Nhưng những người có ý hòa giải cần một không gian mở để thể hiện ước vọng của mình. Chẳng hạn như chuyến thăm viếng nghĩa trang của Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam được dư luận đón nhận ra sao, đó có phải là điều cần được tôn vinh hay không thì trong nước chưa tạo môi trường thảo luận để ước nguyện đó được thăng tiến.
Với người Việt ở nước ngoài, những ai muốn hòa giải theo tinh thần Nghị quyết 36 thì có người ủng hộ, có người phản đối. Nhưng muốn thực hiện hòa giải chưa chắc đã được lãnh đạo Việt Nam chấp nhận. Nhiều người danh tiếng đã mở rộng con tim, nhưng kết quả được nhà nước đáp lại như thế nào thì đã rõ.
Tướng Kỳ về nước chỉ mong khi chết được chôn cất tại quê hương. Nhưng ước nguyện của ông đã không thành.
Hồi hương từ năm 2005 và thường phát biểu ủng hộ chính sách hòa giải của nhà nước, nhưng cho đến khi ông qua đời vào đầu năm nay phần lớn gia tài âm nhạc của Phạm Duy vẫn chưa được phép hát.
Thiền sư Nhất Hạnh trở về và được lãnh đạo trân trọng đón tiếp. Nhưng chỉ ít năm sau tu viện Bát Nhã ở Lâm Đồng với hằng trăm tăng ni theo thiền sư tu tập đã phải dẹp bỏ.
Vì thế có dư luận bày tỏ nghi ngờ về chuyến thăm viếng Nghĩa trang Quân đội của Thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn.
Nếu lãnh đạo Việt Nam ngày nay đã thay đổi cách nhìn và thực sự tôn trọng những hy sinh của những người lính Cộng hòa, Hà Nội hãy đẩy nhanh tiến trình hòa giải bằng một quyết định chính thức chọn Nghĩa trang Quân đội Biên Hòa cũ là di tích lịch sử quốc gia cần được bảo tồn.
Một quyết định như thế là dấu chỉ rất thực về chủ trương và chính sách hòa giải mà nhiều người Việt trong và ngoài nước đang mong đợi.
Theo BBC


Vietnam Airlines bị biểu tình ở Anh



Những bức ảnh của Hiệp Hội Bảo Vệ Động Vật tại Anh Quốc cho thấy họ vừa tiến hành cuộc biểu tình trong những ngày đầu tháng 4/2013 tại 1 văn phòng đại diện của Airline Vietnam.
Cô nhân viên Việt Nam có lẽ cũng hội nhập phần nào tính phớt tỉnh ăng lê của người Anh :-)
 airline-bieutinh4

airline-bieutinh2

airline-bieutinh3

airline-bieutinh5

airline-bieutinh1

Vinagame – đây có thể coi là 1 hành động bán nước ?



Khi đánh từ khóa “ Hoàng Sa – Trường Sa – Việt Nam

Và nhấn enter – ” Hoàng Sa – Trường Sa ” đã bị thay bằng các kí tự ” lạ ” . Chúng đã bị ngăn chặn !

Có thể kiểm tra ngày giờ ở cuối góc bên phải bức hình, 12 : 41 Pm Chủ Nhật ngày 7/4/2013

Vấn đề là thế này :
Tôi có đứa cháu có chơi game online . Đó là trò chơi Flash game online tên là Gunny . Game này là game do công ty Vinagame ( VNG – công ty phát hành trò chơi trực tuyến và thương mại điện tử – Việt Nam ) mua bản quyền và việt hóa từ công ty phát triển game 7Road ( Trung Quốc ) . Và nay 7Road đã bị thâu tóm cũng bởi tập đoàn game lớn tầm cỡ cũng của Trung Quốc từ 30/6/2011 .
Lúc nãy , nó gọi tôi lại và cho xem trực tiếp cái này :
Khi đánh từ khóa “ Hoàng Sa – Trường Sa – Việt Nam “ lúc chát online trên game thì bị chặn . “ Hoàng Sa – Trường Sa “ đã biến thành các ký tự “ lạ “ , trong khi chữ “ Việt Nam thì vẫn giữ nguyên 
Chả là thằng cháu cũng yêu nước ( mặc dù còn ham game ) nên hay ghi mấy câu như “ Hoàng Sa – Trường Sa – Việt Nam “… trên loa ( hình thức nói chuyện cho toàn sever trong game cùng biết ) . Nó bảo trước kia còn được , nhưng sáng nay thì không .
Và tôi đã chụp ảnh lại để làm chứng .
Vinagame là công ty phát hành game lớn của Việt Nam . Hầu hết 90% game đều mua bản quyền và việt hóa ( thay đổi ngôn ngữ từ tiếng Hoa sang tiếng Việt để phát hành trong nước – trong đó bao gồm cả mạng xã hội Zingme ) từ các công ty game Trung Quốc . Điều này thật đáng báo động ! Bởi lẽ hầu hết những người chơi game và tham gia vào Zingme có tuổi đời rất trẻ ( từ con nít tới 30 tuổi là phần đa ) và các game này hoàn toàn có thể được cài sẵn các công cụ theo dõi người dùng .
Công ty Vinagame nghĩ gì khi chặn từ khóa “ Hoàng Sa – Trường Sa “ ngay tại Việt Nam ? Lương tâm các ông ở đâu khi bán rẻ dân tộc mình như thế ? Không thể cất được câu “ Hoàng Sa – Trường Sa “ ngay tại chính dân tộc mình – thật là điều hổ thẹn với tổ tiên !
Các công ty game Trung Quốc đang dần thâu tóm thị trường game Việt Nam , và nó cũng được coi là thứ quyền lực mềm . Đồng hóa dân tộc Việt mọi nơi mọi lúc . Thật đáng xấu hổ và đáng lên án hành động này của công ty Vinagame .
Tôi xin chia sẻ điều này , mong rằng gia đình ai có con cháu chơi game – hãy tránh xa các game xuất xứ từ Trung Quốc !
Và tránh xa cái công ty tiếp tay cho bọn xâm lược và lũ bán nước là công ty Vinagame .
Hoàng Sa – Trường Sa – Việt Nam !
Theo Khoai Lang

Con giun phun lửa!



Nguyên Anh (Danlambao) - Sau khi ông Nguyễn Bá Thanh bí thư, chủ tịch TP Đà Nẵng ra ngoài TW ngồi chơi xơi nước thì người dân lại loạn cào cào với di chứng của ông ta để lại. Người khen có và người chê ông cũng có. Người khen thì nói nhờ có ông Thanh mà Đà Nẵng có diện mạo như hôm nay? Người chê thì nói ông chém gió khi tuyên bố hốt hết đám tham quan thủ đô nhưng hình như ông ra cũng đã lâu nhưng chưa ai bị… hốt!? 

Đi ngược lịch sử Đà Nẵng thời Pháp được gọi là Tourane, tại đây thiên nhiên đã ban tặng cho người dân nhiều thắng cảnh thiên nhiên như Ngũ hành Sơn, phố cổ Hội An,bán đảo Sơn Trà, Bà Nà và không khó gì khi quy hoạch thành một thành phố du lịch. 

Còn về chê ông Thanh thì dư luận đồn đãi ông chưa kịp hốt ai thì đã bị anh 3D phang cho một nhát 4000 tỷ tiền bán đất phải nộp cho TW đang còn bàn cãi ngược xuôi! 

Bỏ qua mấy chuyện đó mấy hôm nay thiên hạ râm ran về cây cầu có hình con rồng dưới thời của ông. Thành thật mà nói nhé ông Thanh, người dân đi khắp cùng trời cuối đất, từ dưới Nam bán cầu Australia cho đến xứ thằng đế quốc cờ hoa mà chưa hề thấy có cây cầu nào… cải lương chi bảo như vậy. Cây cầu để làm gì? Để các phương tiện qua sông, biển dể dàng thuận tiện, có cái cầu đúc bê tông, có cái dây văng, có cái cầu treo, có cái cầu khỉ nhưng cầu rồng thì phải nói thế giới này chỉ có mình ông với cái tư duy… đỉnh cao trí tuệ nghĩ ra. Và cây cầu của ông nó lại không giống con rồng… lộn mà nó dài thòn lòn cho nên nhìn giống con giun trườn thì đúng hơn,mà hình như cái đó là điềm báo cho con đường quan lộ của ông thì phải? 

Đã vậy nó còn phun lửa để hù ai đó,hay là để cho ai ghiền thuốc là mà không có hộp quẹt mồi thuốc chăng!?
Còn ban ngày nó lại phun nước èo èo như mưa làm bà con tối mắt. Nhưng dù sao cũng phải khen ông một cái vì đã có công ngu dân xứ mình, chỉ có cây cầu hình con rồng mà bọn thầy dùi báo lá cải bàn ra tán vào ngày này qua ngày khác! Nếu tầm nhìn của ông chỉ là con giun biết phun lửa thì người dân nghĩ chắc mấy khu du lịch họ cần đấy, nhưng được biết ở vùng Westminter bang California phía sau chợ Mỹ Thuận của bọn đế quốc cũng có dấu tích của ông thì phải! 

Một ngôi nhà có 5 cái móng bê tông chỉa ra góc ngã tư đại lộ Westminter và đường Magnolia được gọi là nhà bank mà người dân tại đó gọi là lầu ông Thanh Việt Nam, không biết ông Thanh vào vậy ta? Hy vọng không phải là ông Nguyễn Bá Thanh xứ mình nhé.

Dư luận viên đã bôi tro trát trấu vào mặt Thủ tướng



Huỳnh Công Thuận - Thật buồn cười khi bọn dư luận viên đã tự vả, tự tát vào mặt mình và còn bôi tro trát trấu mặt Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

Trong những ngày tòa án Hải Phòng diễn vở kịch xét xừ công khai "gia đình Đoàn Văn Vươn", công an an ninh thì chốt chận đuổi xô giải tán và bắt bớ những người ủng hộ gia đình anh Vươn mà những người dân này ủng hộ Thủ tướng NTD ngày 10/2/2012 đã công bố kết luận về việc cưởng chế gia đình Đoàn Văn Vươn ở Tiên lãng - Hải Phòng:

"UBND Huyện Tiên Lãng sai hoàn toàn => gia đình anh Vươn vô tội"

Thật tội nghiệp thay cho nhà cầm quyền TP Hải Phòng với cả một bộ máy công an an ninh được tăng cường tối đa côn đồ cộng với cả một bầy 900 dư luận viên chuyên viết bài bôi nhọ đánh phá xuyên tạc những người dân chống áp bức bất công với biểu ngữ trên tay cùng nhau đứng biểu tình ngoài đường và các blogger biểu tình ủng hộ gia đình anh Vươn trên mạng.

Trái lại bọn công an, an ninh, dư luận viên hoàn toàn không viết được một bài, không một hình ảnh thực tế nào ra hồn và hoàn toàn không dám công khai làm một biểu ngữ nào minh chứng cho việc chúng "bảo vệ cái sai của chúng", bọn hèn với giặc ác với dân phải muối mặt lấy cắp hình ảnh của phóng viên nước ngoài chụp hình người dân trương biểu ngữ ủng hộ gia đình anh Vươn ngay bên ngoài tòa án, thậm chí bọn này lúng túng đến nỗi phải lấy hình ảnh của Blogger ủng hộ gia đình anh Vươn trên Facebook chụp trong buổi cầu nguyện Công Lý & Hòa Bình tại nhà thờ DCCT tối 31/3/2013, bọn chúng xào xáo sửa lại nội dung một cách trơ trẽn thô thiển khi dòng chử viết tay vẫn còn phía dưới.

Nhưng điều đáng nói nhất ở đây là bọn chúng đã tự vã, tự tát vào mặt mình, bọn chúng còn bôi tro trát trấu vào mặt Thủ tướng NTD khi đưa những hình ảnh "xào nặn trơ trẽn" này vào chính trang web của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (nguyentandung.org) xem tại đây:


- Hình ảnh thật của Blogger Huỳnh Công Thuận chụp tại buổi cầu nguyện Công Lý & Hòa Bình tại nhà thờ DCCT tối 31/3/2013 với 3 dòng chữ viết tay:

Tự Do cho ĐOÀN VĂN VƯƠN
chúng ta là Đoàn Văn Vươn


- Hình ảnh bọn chúng sửa lại (còn để sót 1 dòng chử viết tay ở cuối):


Lạy ông con ở bụi này, giấu đầu lòi đuôi, gian mà không ngoan khi chúng xóa 2 dòng trên sửa lại nội dung lại để sót nguyên dòng cuối.

Vì vậy nay Blogger Huỳnh Công Thuận phải thêm vào hình ảnh ủng hộ gia đình anh Vươn 3 dòng có nội dung kết luận của Thủ tướng như sau:

"Ngày 10/2/2013, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng kết luận "UBND Huyện Tiên Lãng sai hoàn toàn" => gia đình Đoàn Văn Vươn vô tội":


Huỳnh Công Thuận xin gởi lời cám ơn đến tất cả các bạn đã phát hiện và báo cho biết.

Huỳnh Công Thuận 

Án oan: Một nét đặc thù của chế độ cộng sản!



Thất Lĩnh (Danlambao) - Khi vụ án Đoàn Văn Vươn khép lại, một cơn bão dư luận trên nhiều phương tiện truyền thông, mạng xã hội mạnh mẽ kết luận: bản án 5 năm tù cho Đoàn Văn Vươn là quá nặng. Tuy nhiên, vấn đề mà mọi người đề cập đến không chỉ dừng lại ở mức án mà cách tiến hành xử án đã bộc lộ rõ bản chất của chế độ cộng sản, đó là bẻ cong lẽ phải - bất chấp công lý.

Nhiều người theo dõi sát sao phiên tòa đều khẳng định, hội đồng xét xử chỉ tập trung vào hành động phản kháng của Đoàn Văn Vươn mà không đề cập động cơ dẫn đến hành động ấy. Thực tế, gia đình Đoàn Văn Vươn đã nhiều lần giải trình, thương lượng với chính quyền địa phương về quyền lợi và nghĩa vụ mà họ đã cam kết với chính quyền trước đây. Tất cả những lời giải thích đều bị phớt lờ vì nhà nước cần diện tích đất mà gia đình ông Vươn sở hữu để phục vụ cho mục đích khác. Sự nghiệp mà cả gia đình đã đầu tư gần 20 năm bỗng chốc bị tước đoạt, cùng đường, gia đình Đoàn Văn Vươn đã liều mình giữ đất bằng vũ lực nhằm níu giữ niềm tin le lói sau cùng. Thế nhưng, niềm tin ấy đã bị dập tắt bằng sức mạnh của cường quyền, không theo lẽ phải của một phiên xử bị phê phán từ người dân thường, người am hiểu luật pháp trong nước đến các chuyên gia nhân quyền quốc tế.

Cách tiến hành xử vụ án Đoàn Văn Vươn khiến nhiều người liên tưởng đến vụ xử của nhà báo Hoàng Khương cách đây chưa lâu. Muốn có bằng chứng cảnh sát giao thông nhận hối lộ, Hoàng Khương đã nhờ người đưa hối lộ. Đây là một phương cách thực tế chứng minh người viết bài lăn xả vào thực tế sự việc. Nhưng trớ trêu anh bị buộc tội vì hành vi “gày bẫy” cảnh sát giao thông. Thử hỏi cảnh sát giao thông liêm chính thì ai gày bẫy được? Một nhà báo không dùng phương cách đó thì làm sao có bằng chứng cảnh sát phạm tội. Hóa ra việc làm đúng trở thành sai. Người đúng ra có công góp phần đầy lùi tội tham nhũng trở thành tội phạm. Lý do là vì ai đó muốn cảnh báo rằng: dân thường hay truyền thông muốn lên tiếng chống tiêu cực thì cũng vừa phải thôi, làm quá mất uy tín của chính quyền thì phải bị xử. Thế là Hoàng Khương nhận một bản án oan khuất.

Một xã hội nhiễu nhương trắng đen lẫn lộn như thế không khó để hiểu tiêu cực vì sao tồn tại và ngày càng phát mạnh như một thứ dịch hạch. Đây là một trong hai điển hình của các vụ oan án đang xảy ra hằng ngày, hằng giờ trên đất nước Việt Nam được cai trị của đảng cộng sản. Sau khi theo dõi các vụ oan án Đoàn Văn Vươn nhiều người đã phải buộc miệng thốt lên rằng: họ ước có một vụ xử đồng Nọc Nạn thời Pháp thuộc. Cộng sản lên án thực dân Pháp là ác ôn, bất công nhưng trong mắt người dân hiện nay tòa án cộng sản thua xa tòa án thời Pháp thuộc cách đây hằng trăm năm. Điều này chứng minh sự bóc lột và bất công của chế độ cộng sản đối với đồng bào mình cũng ghê gớm hơn kẻ thù ngoại xâm. 

Nhiều năm qua, người nông dân nói riêng và người dân Việt Nam nói chung đã chịu nỗi đau bị chiếm đoạt đất đai. Song hành với điều đó là tình trạng oan án đang ngày càng gia tăng. Thử hỏi một xã hội mà người dân luôn chịu oan khuất, bị tước đoạt từ ruộng đất đến quyền công dân thì xã hội đó có tốt đẹp giống như những lời lừa bịp được nghe, được thấy hàng ngày trên truyền hình, báo in thông qua phát biểu của lãnh đạo cộng sản? 

Chắc chắn phản ứng của người dân đến tai lãnh đạo cộng sản. Chắc chắn lãnh đạo cộng sản hiểu rõ nguyên do Đoàn Văn Vươn phản kháng. Nhưng câu hỏi đặt ra là vì sao biết rõ đó là oan sai mà chính quyền cộng sản vẫn không thay đổi phương cách cai trị mà vẫn hà hiếp người dân từ vũ lực đến tòa án? Bởi vì, nếu không làm thế thì họ thừa nhận chính quyền sai. Từ đó, họ lo sợ niềm tin vốn đã bị xói mòn ngày càng hao hụt. Nhưng thực tế chứng minh ngược lại, hành động đó càng khiến cho uy tín của chính quyền càng bị lung lay trong lòng người dân. Qua đó, người dân càng cảm thấy rõ hơn rằng dù họ đang sống ở thế kỷ 21 nhưng họ bị cộng sản đối xử chẳng khác thời phong kiến mà vua quan được tự quyền định đoạt bất chấp công lý.

Một xã hội như thế rất đáng bị xóa đi để thay thế bằng một chế độ khác tốt đẹp hơn!

Lại động đất xung quanh thủy điện Sông Tranh 2

(TNO) Khoảng 9 giờ 30 phút sáng nay 7.4, xung quanh khu vực thủy điện Sông Tranh 2 (H.Bắc Trà My, Quảng Nam) tiếp tục xảy ra động đất.
Ông Trần Anh Tuấn, Phó chủ tịch UBND H.Bắc Trà My vừa xác nhận với Thanh Niên Online thông tin này, đồng thời cho biết thêm, trận động đất kéo dài trong khoảng 5-7 giây.
“Lòng đất phát ra tiếng nổ lớn, sau đó là những rung chấn kèm theo khiến nhà cửa rung lắc mạnh. Hiện chúng tôi đang chờ số liệu phân tích từ Viện Vật lý địa cầu về cường độ cũng như các thông số liên quan”, ông Tuấn nói.
Theo ông Tuấn, trong những ngày gần đây, tại khu vực quanh thủy điện Sông Tranh 2 rất hay xảy ra những trận động đất tương tự.
Ông Hồ Văn Tiến, Chủ tịch UBND xã Trà Bui (H.Bắc Trà My), cho biết thêm: “Thường thì động đất xuất hiện sau các trận mưa giông kéo dài. Tuy nhiên, do người dân đã quá quen nên họ không còn quá lo lắng, hoang mang như những lần trước”.
Như vậy, từ đầu tháng 3 đến nay, tại địa phương này đã xảy ra khoảng 7-8 đợt rung chấn. Trong đó, trận động đất mạnh nhất xảy vào hồi 15 giờ 39 phút ngày 7.3 với cường độ 3,6 độ Richter.

Theo thông báo phát đi của Viện Vật lý địa cầu Việt Nam, trận động đất xảy ra vào lúc 9 giờ 33 phút hôm nay tại vị trí có tọa độ 15,352 độ vĩ  bắc, 108,086 độ kinh đông, độ sâu chấn tiêu khoảng 6,7 km.
Trận động đất xảy ra trong khu vực Sông Tranh (H.Bắc Trà My) với cường độ 3,8 độ Richter.
Theo đánh giá của Viện Vật lý địa cầu Việt Nam, động đất gây nên rung động trên cấp 4 (MSK 64) tại khu vực tâm chấn.
Tin, ảnh: Hoàng Sơn

Ly kỳ hành trình thoát khỏi “động quỷ” ở Angola của thiếu nữ Việt

(TNO) Nạn nhân Tr.T.T cho biết cứ tưởng sang Angola để bán quán, tuy nhiên khi vừa sang đến nơi lại bị ép phải “tiếp khách”.
Bảo đi bán quán, sang bán dâm
Ngay sau khi về được Việt Nam, gia đình chị Tr.T.T (20 tuổi, trú tại xã Thạch Đài, H.Thạch Hà, Hà Tĩnh) đã làm đơn tố cáo gửi các cơ quan chức năng.
Trưa nay 7.4, trong sự sợ hãi, T. đã cố gắng kể lại toàn bộ sự việc với Thanh Niên Online.
Thiếu nữ Việt trốn thoát khỏi “động quỷ” ở Angola
Đến nay, tinh thần của T. vẫn chưa được ổn định
Theo T., giữa tháng 9.2012, bà Đ.T.L.X (trú tại xã Thạch Linh, TP.Hà Tĩnh, là bạn của mẹ T.) gọi điện cho T. và gia đình hẹn gặp ở một quán cà phê ở TP.Hà Tĩnh để bàn chuyện đưa T. đi xuất khẩu lao động.
Tại đây, bà Đ.T.L.X giới thiệu rằng ông S. (trú tại xã Kỳ Khang, H.Kỳ Anh, Hà Tĩnh) có 7 người con đang kinh doanh nhà hàng tại Angola và muốn tìm người để sang giúp việc, lương 1.000 USD/tháng. Ông S. bảo T.: “Cháu sứ suy nghĩ kỹ, nếu muốn đi thì bác sẽ giúp đỡ, làm thủ tục cho mà đi sớm”.
Sau buổi gặp tại quán cà phê, ông S. cùng vợ liên tục gọi điện, tới nhà thúc giục gia đình cho T. sang Angola làm việc, mẹ T. cho biết.
Thời điểm này, T. đang là sinh viên của một trường cao đẳng tại Hà Tĩnh. Nhưng vì gia đình có hoàn cảnh khó khăn nên T. quyết định nghỉ học để đi làm kinh tế. Tháng 12.2012, vợ ông S. đi làm visa để đưa T. cùng với 3 người khác nữa sang Angola.
Đến sáng 8.3.2013, vợ ông S. đưa T. cùng với 3 người phụ nữ trên ra sân bay quốc tế Nội Bài để sang Angola. Trải qua 3 chặng bay, khoảng 12 giờ 30 phút ngày 9.3, T. đã sang đến Angola. Tại đây, T. được đưa đến một quán ăn nhỏ của một bà chủ người Việt tên là Hương (cách sân bay Luanda khoảng 50 km). Ngay tối hôm đó, bà chủ quán giao nhiệm vụ hằng ngày của T. là... bán dâm.
Thiếu nữ Việt trốn thoát khỏi “động quỷ” ở Angola 2
Tin nhắn thể hiện sự vô vọng của cô gái tên Th. (quê ở Quảng Bình) đang bị bà Hương ép bán dâm ở Angola, nhắn cho T.
Theo T. thì khi biết bị lừa bán sang động mại dâm cô đã khóc van xin nhưng chủ quán không cho mà còn đe dọa: “Nếu các cô không đồng ý sẽ bị bán sang động mại dâm khác”.
Dù rất sợ hãi nhưng T. cố bình tĩnh, tìm cách gọi điện cho mẹ mình ở Việt Nam thông báo bị lừa ép sang Angola bán dâm. Ngay khi nhận được tin báo của T. chị L. (mẹ của T.) đã kịp giữ vợ ông S. lại, vì lúc đó đang đi trên cùng một xe taxi.
Theo chị L., bị làm căng, vợ ông S. phải gọi điện sang cho Hương, bảo: “Con đừng ép nó làm gái, gia đình nó đang giữ mẹ ở bến xe”.
T. cho biết, ngay khi vợ ông S. gọi điện, chủ quán tên Hương tỏ ra mềm mỏng, xởi lởi với T. nhưng vẫn liên tục để mắt tới cô.
Mẹ của T. cho biết, ngay khi nhận được điện thoại của con báo về, chị đã gọi điện cho một người thân đang làm việc ở Angola, tìm cách đưa T. về Việt Nam. Khi đã biết địa điểm của T. người này đã lên kế hoạch giải cứu.
Trốn thoát
Sáng 12.3, người này thuê một chiếc taxi chạy quãng đường hơn 120 km đến gần chỗ ở của T. chờ sẵn. Thấy T. người lái xe taxi bản địa ra ám hiệu nhưng vì đang có bà Hương ở đó, T. ra ám hiệu trả lời là chưa được. Để không bị lộ, chiếc taxi trên chạy đi chỗ khác, khoảng 30 phút sau mới quay lại. Lần này, T. cũng chưa thể trốn thoát vì đang cùng mọi người ăn cơm.
Theo T., đến khoảng 12 giờ 30 phút, sau khi ăn cơm xong, bà Hương bảo cô vào phòng nằm ngủ, T. xin phép được ngồi hóng mát một lúc vì chưa buồn ngủ. Lợi dụng lúc bà Hương vào phòng ngủ, trong phút chốc, khi thấy chiếc xe taxi trên, cô đã nắm cơ hội, nhanh chóng chạy ra chiếc xe taxi và trốn thoát.
Ngay sau khi T. bỏ trốn, chủ quán tên Hương đã gọi điện cho mẹ của cô đe dọa sẽ cho phong tỏa mọi ngõ ngách, dán ảnh T. ở sân bay, đừng hòng mà thoát và gán cho tội là ăn trộm 10 ngàn đô bỏ trốn. Khi chị L. nói sẽ đề nghị Đại sứ quán Việt Nam giúp đỡ, Hương hù dọa Hương là con nuôi của ông đại sứ.
Sau khi được người thân giải cứu, sáng 19.3, T. đã cải trang để không bị phát hiện khi ra sân bay lên đường trở về Việt Nam. Sau 3 chặng bay, đến khoảng 7 giờ 30 phút tối 20.3 T. mới về tới Việt Nam.
Chị L. cho biết từ ngày trốn thoát trở về, đêm nào T. cũng mê sảng, ngủ hay giật mình. Đến nay, tinh thần của T. vẫn chưa hoàn toàn ổn định.
Chị L. cũng cho biết thêm, một người làm việc tại quán của Hương gọi điện về bảo chị hãy trình báo với cơ quan công an để còn cứu những cô gái khác.
Chiều nay 7.4, trao đổi với Thanh Niên Online, đại diện Phòng CSHS Công an tỉnh Hà Tĩnh xác nhận đã tiếp nhận đơn thư tố cáo của gia đình chị T.
Phòng cũng đã cử người xuống tiếp xúc với nạn nhân và đang mở rộng điều tra, làm rõ vụ việc.
Bài, ảnh: Trần Trung Hiếu

Nơi trẻ mầm non phải ăn mỳ tôm với... lá sắn



Bữa cơm trưa của học sinh mầm non ở điểm trường số 1, thuộc trường mầm non Tuổi Hồng xã Đắk Rơ Wa, TP Kon Tum là cơm trắng, lá sắn non nấu mì tôm.
Thêm vào đó, điểm trường này không có điện, nước và cơ sở vật chất rất thiếu thốn.

Điểm trường số 1 của trường mầm non Tuổi Hồng là một phòng học nhỏ, nằm bên cạnh 2 phòng của học sinh tiểu học. Học ở ngôi trường cách trung tâm TP Kon Tum chưa đầy 5km, học sinh nơi đây hàng ngày phải ngồi học trong cảnh nóng bức vì không có điện, không đảm bảo vệ sinh vì không có nước rửa.

Tất cả học sinh mầm non của điểm trường số 1 có 23 em từ 3 - 5 tuổi được ghép chung lại thành một lớp, 100% em là người đồng bào dân tộc Bahna. Hàng ngày, các em được cha mẹ gửi từ khoảng 7h sáng tới chiều tối thì đón về. Mỗi sáng, các em đi học đều mang theo một cặp lồng cơm để trưa ở lại ăn tại trường.

 

 Các em đi học đều mang theo cặp lồng cơm để ăn trưa tại trường.
Có chứng kiến tận mắt mới thấy nhói lòng khi nhìn các em học sinh ở đây ăn cơm. Vì ăn, ngủ, học chỉ có 1 phòng duy nhất nên tới bữa ăn các em cùng tụm năm, tụm ba ra ngoài hành lang ngồi ăn. Mỗi em một cặp lồng cơm được cha mẹ chuẩn bị cho từ trước giờ lên lớp. Em có thìa xúc từng muỗng đưa vào miệng, có em dùng tay bốc, rón. Nhưng nhìn trong cặp lồng cơm tất cả đều là… cơm trắng. Có em may mắn hơn thì thức ăn là mì tôm nấu lá sắn non, có em thức ăn ngon nhất tôi nhìn thấy là hai con cá bằng hai ngón tay hấp.

Cô Y Huynh - giáo viên lớp mầm non này cho biết: “Tội các em lắm, vì gia đình của các em hầu hết đều là những hộ nghèo, có những em ngày nào đi học cũng chỉ là một cặp lồng cơm trắng cứng không nuốt nổi, có em nào tốt hơn thì có được miếng thịt, con cá”.

 Lá sắn non nấu với mì tôm là món thường ngày của học sinh mầm non nơi đây.
 Trong tất cả những cặp lồng cơm, đây có lẽ là cặp lồng cơm ngon nhất.
Cô Huynh cho biết, trong tất cả các học sinh ở đây, thì hoàn cảnh khó khăn nhất là em A Bú 3 tuổi, hàng ngày cứ chiều chiều là em đòi về trước theo mẹ đi đào con dế, để “mai mang lên lớp ăn”.

“Muốn là muốn có nước, có điện, bữa cơm có miếng thịt cho các em bớt khổ, mới tí tuổi mà ăn uống ăn toàn lá sắn sao mà lớn được”- cô Huynh mong mỏi.

Không chỉ ăn uống thiếu thốn, các học sinh ở đây đều phải chịu cảnh không điện, không nước. Cô Huynh cho biết, từ tết đến nay điện có được khoảng 2 tuần thì mất, cả phòng có 1 cái quạt nhưng vì không có điện nên để trên điểm trường chính. Mỗi buổi trưa trời nóng bức cô đều dùng quạt tay cho từng em, đến khi nào các em ngủ say thì thôi.

 

 Trải những manh chiếu rách để ngủ trưa, không có chăn, các em dùng áo lót làm gối.
Thêm vào đó tại điểm trường không có giếng nước, mỗi sáng cô đều phải ra giếng nhà dân xin nước về cho học sinh rửa và lau phòng nhưng “có hôm họ không cho vì sợ tốn điện”.

 Chậu nước lẫn cả cát mà cô giáo Huynh xin được từ nhà dân về cho các học sinh sử dụng.
Bà Diệp Thị Thúy - hiệu trưởng Trường mầm non Tuổi Hồng cho biết: “Toàn trường có 1 điểm trường chính và 4 điểm trường phụ, chỉ có trường chính là cơ sở vật chất khá hơn. Tất cả các điểm trường phụ đều chưa có giếng nước và nhà vệ sinh”.

Để giải quyết vấn đề nước uống, cô Thúy cho biết phải “vận động phụ huynh khi đưa con đi học mang theo bình nước”. Những khó khăn này cô Thúy đã kiến nghị lên Phòng Giáo dục nhưng chưa được giải quyết.

Theo Dân trí