THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

26 March 2013

Chuyên gia Trung Quốc dùng gậy sắt đánh công nhân Việt Nam

Dân Việt - Chiều 26.3, Trung tá Bùi Văn Chương - Trưởng Công an xã Đức Hòa Hạ, huyện Đức Hòa, Long An xác nhận có vụ việc một chuyên gia người Trung Quốc dùng tuýp sắt đánh công nhân.

Trao đổi với Dân Việt, Thượng tá Hồ Văn Phước - Trưởng công an huyện Đức Hòa khẳng định: Cơ quan công an đang củng cố hồ sơ, làm rõ vụ việc, xem xét thương tích của các công nhân và xử lý theo pháp luật.
Công nhân tố cáo vụ việc.

Trước đó, nhiều công nhân Công ty TNHH nhựa Ngũ Kim ZhanYi, 100% vốn đầu tư của Trung Quốc (chuyên sản xuất nguyên liệu, thiết bị ngành nhựa, sản xuất linh kiện, đóng tại đường số 3, KCN Tân Đức, Đức Hòa Hạ, Đức Hòa, Long An) đã đến trụ sở UBND xã Đức Hòa Hạ tố cáo vụ việc họ bị một chuyên gia người Trung Quốc đuổi đánh khi họ đình công.

Theo trình bày của công nhân, khoảng 8 giờ sáng cùng ngày, hơn 100 công nhân ngừng việc để đòi quyền lợi. Cụ thể, công nhân phản đối chế độ bảo hiểm của công ty không minh bạch; mỗi ngày công nhân phải tăng ca đến 12 giờ; thậm chí, công nhân ăn trưa và ăn chiều cũng bị tính mỗi bữa 30 phút trừ thằng vào lương.

Ông giám đốc người Trung Quốc mỗi tháng chỉ xuất hiện một lần ở công ty sau đó đi đâu không rõ. Do chế độ làm việc quá hà khắc nên từ đầu năm đến nay công nhân đã 3 lần đình công. Lần này, công nhân yêu cầu được gặp ông Chang Kunfa – Giám đốc công ty để nói rõ việc họ bị các quản lý áp bức. Trong lúc công nhân ngồi chờ trước cổng thì một ca trưởng người Trung Quốc tên Thuận bước ra chửi bới rồi dùng tuýp sắt xông vào đánh nhóm công nhân.

Thấy ông này quá hung hăng, một vệ sĩ trực cổng tên Thành lao tới can ngăn thì bị ông này phang tuýt sắt vào đầu làm bị thương vùng mắt. Tiếp đó, ông quật gậy tới tấp làm 4 công nhân khác bị thương.

Trưa 26.3, phóng viên liên hệ xin gặp vệ sĩ tên Thành cũng như lãnh đạo công ty để có thêm thông tin nhưng không được vào với lý do: “đây là chuyện nội bộ của công ty, không có gì để cung cấp”.

Rồng Đà Nẵng bị yếu sinh lý, ngóc đầu lên không nổi à ?

chưa kịp ngóc thì hết thép

Rong tren ba?n thiet ke^' (hi`nh tren) va rong hie.n thuc khi xay du.ng (hinh duoi)


Cầu Rồng đang trong giai đoạn thi công và dự kiến hoàn thành vào 29/3/2013

Ngày 29/3, cầu Rồng sẽ thông xe đúng dịp kỷ niệm 38 năm giải phóng Đà Nẵng. Cầu có kiến trúc độc đáo, với mô hình rồng thép dài 560 mét đăng ký kỷ lục Guinness.
> Đà Nẵng khát vọng 'thế giới đệ nhất Rồng' / 'Rồng sắt 500 mét' sẽ chinh phục kỷ lục Guinness

Chậm tiến độ đúng 45 ngày, cầu Rồng được các kỹ sư và chuyên gia đánh giá là một cây cầu có kiến trúc độc đáo nhưng việc thi công chậm hơn so với dự kiến vì đòi hỏi kỹ thuật khó, tỷ mỉ.
Cầu Rồng có kiến trúc độc đáo nhưng việc thi công chậm hơn so với dự kiến vì đòi hỏi kỹ thuật khó, tỷ mỉ.
Hôm 20/3, đơn vị thi công đã thử phun lửa ở đầu rồng thành công. Theo thiết kế, sau khi hoàn thành, rồng sắt có thể phun cả lửa và nước.
Đầu rồng quay ra biển, cầu được thiết kế vượt qua đường Trần Hưng Đạo để nối trung tâm thành phố với các khu du lịch ven biển Đông. Theo kế hoạch, rồng sắt sẽ phun nước vào ban ngày, phun lửa vào ban đêm dịp cuối tuần và lễ hội.
Mặt đường đang được trải nhựa bằng công nghệ hiện đại.
Mặt đường đang được trải nhựa bằng công nghệ hiện đại.
Những chiếc vảy lớn được gắn trên thân rồng tạo thêm vẻ uyển chuyển cho con rồng sắt.
Những chiếc vảy lớn được gắn trên thân tạo thêm vẻ uyển chuyển cho rồng.
Phần nền dọc thân rồng phía trên cầu được lát gạch...
Phía dưới đầu rồng được lát gạch đỏ...
Còn phần có các dây lực nén vòm thép được phủ sơn trắng.
... còn khu vực thân nơi có các sợi cáp chịu lực được trải thép phủ sơn trắng.
Phía làn đường rộng 6 mét được kẻ vạch phân làn.
Mỗi chiều đường trên cầu Rồng sẽ có 3 làn xe chạy.
Vỉa hè dành cho người đi bộ được lát gạch và làm lan can kiên cố bằng thép, tạo hình uốn lượn nghệ thuật.
Vỉa hè dành cho người đi bộ rộng 2,5 mét được lát gạch và làm lan can kiên cố bằng thép tạo hình uốn lượn.
Phía đường dẫn lên phần đường đi bộ trên cầu được lắp kính nghệ thuật đảm bảo an toàn cho người dân và các cột thép tròn để gắn cờ.
Tĩnh không thông thuyền 7 mét, đảm bảo cho tàu thuyền của ngư dân có thể qua cầu. Đường dẫn lên cầu dành cho người đi bộ được lắp kính an toàn.
Dù chưa khánh thành nhưng cầu đã mở cửa cho phương tiện qua lại, tới đây cầu sẽ thông xe thử tải.
Các công nhân hoàn thiện những phần việc cuối cùng để phục vụ ngày khánh thành.
Cầu Rồng về đêm.
Sau hơn 3 năm thi công, dự kiến cây cầu dài hơn 660 mét, được đầu tư khoảng 1.700 tỷ đồng sẽ khánh thành ngày 29/3, dịp kỷ niệm 38 năm giải phóng Đà Nẵng.
Nguyễn Đông

Vụ Dương Chí Dũng thoát lưới: Cục phó bộ CA bị bắt



Vụ Dương Chí Dũng thoát lưới: Cục phó bộ CA bị bắt

CTV Danlambao - Liên quan đến vụ án Dương Chí Dũng, Cổng Thông tin Điện tử Bộ Công an vừa phát đi bản tin ngắn về việc bắt giam Dương Tự Trọng, cựu phó giám đốc CA TP. Hải Phòng vào hôm 22/2/2013.
Ông Dương Tự Trọng là em ruột ông Dương Chí Dũng, cấp bậc đại tá, bị khởi tố điều tra về hành vi tổ chức người khác trốn đi nước ngoài theo điều 275 Bộ luật hình sự.
Thời điểm Dương Chí Dũng trốn thoát, đại tá Dương Tự Trọng khi ấy là Phó giám đốc, Thủ trưởng cơ quan cảnh sát điều tra CA TP. Hải Phòng. Sau khi Dương Chí Dũng bị tóm, vụ việc có nguy cơ bại lộ nên ‘bố già’ Nguyễn Văn Hưởng đã đưa ông Trọng về Bộ CA giữ chức Cục phó Cục Cảnh sát quản lí hành chính về trật tự xã hội vào cuối năm 2012.
Việc đưa một kẻ vi phạm về bộ CA giữ chức vụ cao cũng là âm mưu của ‘bố già’ Hưởng nhằm tạo ô dù bao che cho phe cánh, khiến không ai dám đụng đến. Tuy nhiên, quyền lực của ông tướng về hưu Nguyễn Văn Hưởng đã không còn đủ mạnh để cứu đàn em trước những đòn triệt hạ lẫn nhau của các phe nhóm trong đảng.
Trích bản thông báo từ Cổng Thông tin Điện tử Bộ CA:
“Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an bắt đối tượng liên quan vụ án Tổ chức người khác trốn đi nước ngoài 

Liên quan đến vụ án “Trần Văn Dũng cùng đồng bọn tổ chức người khác trốn đi nước ngoài”. Ngày 22/2/2013, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã thực hiện bắt, tạm giam đối với anh Dương Tự Trọng, sinh năm 1961, hiện công tác tại Tổng cục VII- Bộ Công an có hành vi phạm tội quy định tại Điều 275- Bộ luật Hình sự Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 

Trung tâm Thông tin báo chí” 
Bản thông báo trên trang web bộ CA http://www.mps.gov.vn gọi đây là vụ án mang tên Trần Văn Dũng cùng đồng bọn tổ chức người khác trốn đi nước ngoài”. Hiện không rõ nhân vật bị coi là cầm đầu vụ án mang tên Trần Văn Dũng là ai, đang giữ vị trí nào trong bộ máy nhà nước.
Trước đó, một người em rể của ông Dương Chí Dũng là đại tá Nguyễn Bình Kiên, phó giám đốc CA TP. Hải Phòng cũng đã bị khai trừ Đảng. Hình thức kỷ luật này có thể đặt dấu chấm hết cho con đường quan lộ của đại tá Kiên.
Cũng liên quan đến vụ trốn thoát của ông Dương Chí Dũng, đến nay đã có tổng cộng 7 người bị khởi tố (nếu không tính đến nhân vật bí ẩn Trần Văn Dũng). Trong số này, có đến 5 người là công an đang giữ những chức vụ có máu mặt trong bộ máy.
Từ khi bị bắt và dẫn độ về Việt Nam, mọi thông tin liên quan đến Dương Chí Dũng vẫn còn đang trong vòng bí ẩn. Lần gần đây nhất, có tin nói rằng ông Dương Chí Dũng đã bị áp giải ra Hà Nội nhằm phục vụ cho cuộc đấu đá chính trị giữa lúc Hội nghị 6 họp bí mật.

Khoản đầu tư cho 'quý tử' nhà Thủ tướng: 200 triệu đô xây dựng mạng xã hội đoàn viên CS



Nhật Minh (Danlambao) -Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa loan báo sẽ cho đầu tư 200 triệu đô-la Mĩ để thành lập một trang mạng xã hội cho đoàn viên thanh niên CS HCM – nơi con trai út của ông này là Nguyễn Minh Triết đang là ủy viên trung ương đoàn. 

Quyết định này được đưa ra sau hàng loạt sự kiện cho thấy sự nhảy bén của báo chí lề dân khiến uy tín ông Thủ tướng ngày càng thảm hại, người dân căm ghét. 

cậu ấm Nguyễn Minh Triết (bìa  phải) con trai Thủ tướng
Nguyễn Tấn Dũng.
Trước đó, chính đồng chí “3 Dờ” đã cho ra công văn 7169 “hỏa tốc” đến Bộ Công An, Bộ Thông Tin Truyền Thông và Ban Tuyên giáo về việc “Xử lý thông tin có nội dung chống Đảng và Nhà Nước” để xử lý Danlambao và một số trang mạng khác [1]. Tuy nhiên, hệ thống báo lề dân lại càng phát triển mạnh mẽ hơn sau sự kiện đó. Để gỡ điểm, đồng chí “3 Dờ” đã giở chiêu mới: “Biến đoàn viên thanh niên thành các dư luận viên”[2] với số chi phí đầu tư (dự kiến) lên tới 200 tr USD. 

Sáng ngày 24/3, đồng chí “3 Dờ” gặp Ban Bí thư T.Ư Đoàn và yêu cầu T.Ư Đoàn xem xét phối hợp với Bộ Thông tin và truyền thông nghiên cứu, lập đề án triển khai “thành lập trang mạng xã hội mới cho đội ngũ đoàn viên cộng sản Hồ Chí Minh”. 

Với quái chiêu này, đồng chí “3 Dờ” sẽ đưa đội ngũ đoàn viên thanh niên (cánh tay đắc lực của đảng) vào cuộc chiến trên mạng truyền thông. Thông qua kế hoạch này, ông Dũng nuôi tham vọng biến mỗi đoàn viên thanh niên sẽ trở thành một dư luận viên. Đây là kế hoạch của ông Dũng, bước đầu xây dựng và củng cố quyền lực cho con trai út đang giữ chân trong Ủy viên trung ương đoàn. 

Được biết cả nước hiện có 7,73 triệu đoàn viên (tính đến năm 2012) [3]. TT Dũng và đảng CS muốn biến các đoàn viên thành 8 triệu dư luận viên trên internet, để đối đầu với hệ thống báo lề dân!? 

Trước đó ngày 9.1.2013, Quan chức Hà Nội tiết lộ về nhóm “hồng vệ binh” trên mạng [4] do ông Hồ Quang Lợi (Trưởng ban giáo Tp. Hà Nội) cầm đầu. 

Cuộc chiến đấu giữa báo chí lề đảng và lề dân sẽ diễn ra quyết liệt hơn sau khi dự án 200 triệu $ cho dự án xây dựng trang mạng xã hội được hoàn thành. Kể từ sau kỳ đại hội T.Ư đảng lần 6, đây là lần đầu đồng chí “3 Dờ” xuất hiện, và lần xuất hiện này đã tiêu tốn 200 triệu $ USD. Trước đó trong báo cáo về nợ công của Việt Nam là 800 USD/1 đầu người [5].

Trách nhiệm với chữ ký



Nguyễn Đắc Kiên (Blog Ba Cừu) - Tôi sẽ không ngạc nhiên nếu Ban soạn thảo Sửa đổi Hiến pháp 1992 bỏ những ý kiến khác dự thảo vào sọt rác, với lý lẽ: “Có những ý kiến trái chiều nhưng đa số người dân ủng hộ dự thảo”. Tuy nhiên, sẽ là một nỗi thất vọng to lớn nếu một cách hành xử tương tự xảy ra với những người chủ trương Kiến nghị 72 và Tuyên bố Công dân Tự do. 

Đằng sau mỗi chữ ký trong hàng nghìn, vạn chữ ký của Kiến nghị 72 – Tuyên bố Công dân Tự do là một con người với những trăn trở, suy tư, thậm chí cả những rủi ro cho bản thân họ và gia đình. Vì thế, có quá đáng không khi chúng ta đòi hỏi một hành xử có trách nhiệm và thực xứng đáng với những chữ ký của mình?

Trả lời BBC Tiếng Việt, GS Nguyễn Huệ Chi cho biết, có nhiều người đã viết những lá thư bày tỏ nỗi buồn, nỗi đau và xin rút tên khỏi danh sách vì thế: “Anh (ông Lộc) vẫn cố giữ được chữ ký thế là tốt rồi”(*). 

Còn trả lời RFA Tiếng Việt, ông Nguyễn Đình Lộc nói rằng: “Cái việc hôm ấy đã làm xong rồi thì rút hay không rút làm gì nữa? Chỉ làm bằng ấy thôi chứ có làm thêm điều gì đâu? Chuyện gì mà ân hận nhỉ? Quốc hội kêu gọi nhân dân đóng góp ý kiến thì chúng tôi góp ý kiến thôi có gì đâu mà ân hận? Tiếp thu hay không thì đó là việc của ban soạn thảo, đem trình Quốc hội thì Quốc hội quyết chứ ” (**). 

Trong tư cách một người đã ký tên mình vào Kiến nghị 72, tôi hy vọng rằng, đây chỉ là những ý kiến cá nhân của GS Chi và ông Lộc, không phải là quan điểm chính thức của nhóm chủ trương Kiến nghị 72. 

“Chỉ làm bằng ấy thôi chứ có làm thêm điều gì đâu?… Tiếp thu hay không thì đó là việc của ban soạn thảo”. Bằng ấy thôi là bằng thế nào? Tốt rồi là tốt thế nào? – tôi đã tự hỏi mình như vậy. 

Tôi tin rằng, người ta sẽ có đủ lý lẽ để biện minh cho cái “bằng ấy thôi”, cho cái “tốt rồi”. Tôi sẽ không bàn đến cái “bằng ấy thôi”“tốt rồi” ở đây, mà sẽ bàn đến cái khác, cái liệu rằng chúng ta có thể làm tốt hơn, có trách nhiệm hơn không? 

Tôi luôn tin tưởng vào ý hướng tốt đẹp và tính chính trực của những người chủ trương Kiến nghị 72, nhưng tôi nghĩ rằng có lẽ họ đã làm chưa hết nhẽ. 

Khi quyết định ký tên mình vào bản Kiến nghị 72, tôi đã băn khoăn: Tại sao nhóm chủ trương không đưa ra một thời hạn tiếp nhận chữ ký? Tại sao nhóm chủ trương không đưa ra một lộ trình, mục tiêu, sau khi hết thời hạn tiếp nhận chữ ký, họ sẽ xử lý ra sao với những chữ ký đó? 

Những câu hỏi này đã trở lại mạnh mẽ với tôi khi nghe ý kiến của GS Nguyễn Huệ Chi và ông Nguyễn Đình Lộc đã nói ở trên. 

Cá nhân tôi cho rằng, các nhóm chủ trương Kiến nghị 72 và Tuyên bố Công dân Tự do hoàn toàn có thể làm khác. Ngay bây giờ, họ có thể đưa ra một thời hạn lấy chữ ký. Sau thời hạn đó, có thể cử đại diện trực tiếp trao bản Kiến nghị, lời Tuyên bố cùng với danh sách người đã ký tên cho Ban soạn thảo Hiến pháp, đồng thời, yêu cầu một sự giải trình, đối thoại, tranh luận sòng phẳng về những điểm khác biệt. Tôi nhấn mạnh là đối thoại, tranh luận hoặc nếu là giải trình cũng phải trực tiếp và công khai, tuyệt đối không phải là hình thức trả lời bằng văn bản. 

10.000 chữ ký theo Dự thảo Hiến pháp 2013 (tài liệu tham khảo đi kèm Kiến nghị 72) đã có thể mở đường cho một người ứng cử vào Quốc hội làm Nghị sỹ, thì với 11.688 chữ ký trong bản Kiến nghị 72 hay 8.300 chữ ký trong bản Tuyên bố Công dân Tự do hiện có, tại sao lại không thể đòi hỏi một đối thoại chính thức với chính quyền? 

Trong trả lời phỏng vấn với BBC Tiếng Việt, GS Chi cũng cho rằng, việc truyền thông nhà nước tuyên truyền, phản bác bản Kiến nghị 72 và các ý kiến khác dự thảo là lẽ thường, là dân chủ. Tôi không đồng ý với cách lập luận này. 

Có lẽ vì GS Chi đã không theo dõi những diễn biến gần đây trên truyền hình nên mới có ý kiến như vậy. Tôi theo dõi sát sao cách đưa thông tin trên các đài, báo của nhà nước, đặc biệt trên kênh 1 của Đài truyền hình VN (VTV1). Ở đó, tôi chỉ thấy được một chiều thông tin là có một dự thảo nhà nước đưa ra và hàng loạt các ý kiến bảo vệ cho các điểm trong dự thảo. Tôi không thấy những ý kiến trái chiều và những lập luận để bảo vệ cho các ý kiến đó. Tức là, không có một sự tranh luận, đối thoại sòng phẳng trong chủ đề này. Vì thế, tôi cho rằng, sẽ theo nguyên tắc dân chủ nếu có một diễn đàn tranh luận, đối thoại sòng phẳng trên các kênh thông tin quan trọng trên của nhà nước. Nên nhớ, Đài truyền hình VN cũng như các đài, báo khác của nhà nước như: Nhân Dân, QĐND... là của người dân VN, hoạt động từ tiền thuế của nhân dân nên đòi hỏi này là chính đáng. 

Tôi xin mượn lại hình ảnh “hầm trú ẩn” của Nhà báo Huy Đức để nói rằng, không chỉ ĐCS VN, kể cả những người có mong muốn thúc đẩy dân chủ tự do trên đất nước chúng ta, có lẽ đã đến lúc chúng ta cần phải ra khỏi hầm trú ẩn cuối cùng của mình. 



________________________

Chú thích:

Dự án mở rộng QL1: Gánh nặng phí

Việc nhà đầu tư BOT được phép thu mức phí rất cao so với hiện nay, nhiều lo ngại cho rằng gánh nặng phí sẽ đè lên các doanh nghiệp vận tải khi dự án mở rộng QL1 hoàn thành và đi vào sử dụng năm 2016.
Đi tìm nhà thầu
Để gỡ khó cho nhà đầu tư, mức phí dự kiến thu với các dự án mở rộng QL1 sẽ tăng rất cao so với hiện nay
Tại hội nghị triển khai các dự án mở rộng QL1 tại Nghệ An sáng 25.3, theo Thứ trưởng Bộ GTVT Trương Tấn Viên, các đoạn tuyến mở rộng theo hình thức BOT (xây dựng - kinh doanh - chuyển giao) sẽ phải đồng loạt khởi công trước tháng 5.2013, các đoạn tuyến sử dụng vốn trái phiếu chính phủ sẽ chậm lại một chút do khó khăn về vốn. Bộ GTVT đặt mục tiêu sẽ khởi công toàn bộ các dự án (DA) mở rộng trên tuyến Hà Nội - Cần Thơ ngay trong năm 2013, hoàn thành vào năm 2016. Tuy nhiên, bài học từ việc triển khai ì ạch một số đoạn tuyến mở rộng đã thực hiện như đoạn qua Thanh Hóa, Hà Nam cho thấy, mục tiêu này không dễ thực hiện.
Ngoài đoạn tuyến Hà Nội - Ninh Bình và Thanh Hóa  - Vũng Áng (Hà Tĩnh) đang triển khai, mục tiêu mở rộng 1.050 km QL1 Hà Tĩnh - Cần Thơ từ 2 lên 4 làn xe vào năm 2016 đang vướng cả hai rào cản lớn là tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) và lựa chọn được nhà đầu tư, nhà thầu đủ mạnh về tài chính và năng lực thi công.
Ông Nguyễn Ngọc Hồi, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa, cho biết giá đền bù và giá đất thị trường chênh nhau nhiều nên người dân không chấp nhận, nhiều trường hợp chây ỳ, đền bù sau lại cao hơn đền bù trước dẫn đến tái lấn chiếm, chưa kể kinh phí cấp cho GPMB không kịp thời. Dẫn ra ví dụ đoạn qua tỉnh Ninh Bình GPMB chậm, bàn giao mặt bằng không liên tục, ông Dương Viết Roãn, Phó cục trưởng Cục Quản lý xây dựng và chất lượng công trình giao thông, cho rằng GPMB vẫn là khâu nóng nhất và diễn ra phức tạp. Mặt khác, theo ông Roãn, còn nhiều khiếm khuyết trong tư vấn, thi công và nhà thầu. Mặc dù đã có quy định chặt chẽ trong lựa chọn nhà thầu, nhưng một số chủ đầu tư vẫn chưa lựa chọn được những nhà thầu có tên tuổi, uy tín.
Dẫn lại lời người đứng đầu ngành giao thông, ông Trương Tấn Viên nhấn mạnh các chủ đầu tư phải chọn tư vấn thiết kế đủ năng lực, có thương hiệu. “Bộ trưởng đã nói, những tư vấn “Chiều tím”, “Hoàng hôn”, “Na no” gì đó thì nghỉ, không chọn, nhà thầu cũng phải mạnh, đủ năng lực, thậm chí không đủ vốn vẫn hoàn thành”, ông Viên nói. Tuy nhiên, trên thực tế ngay cả nhà thầu có tên và đủ năng lực tài chính, vẫn thi công ì ạch nếu thiếu giám sát. Theo ông Viên, “DA mở rộng đoạn Dốc Xây (Thanh Hóa) làm hơn nửa thời gian nhưng chưa được bao nhiêu khối lượng, đến lúc báo chí lên tiếng nhiều quá, Bộ trưởng ra mấy lần văn bản thì DA mới chạy, nhà thầu dồn tiến độ làm 3 ca mới kịp 18 tháng. Nhưng đó là nhà thầu có năng lực tài chính, các nhà thầu khác không làm được việc này, nên các DA phải giám sát tiến độ theo tháng, mỗi tháng phải làm được bao nhiêu phần trăm, nếu không làm được thì thay”.
Đặc biệt, theo ông Viên, “Bộ GTVT đã báo cáo Thủ tướng tổng vốn đầu tư DA mở rộng QL1. Thủ tướng đã phê bình nhiều lần ông giao thông nói 1 thành 2, 3 nên Bộ trưởng cương quyết không điều chỉnh vốn, sẽ không bổ sung tự do khối lượng”.
Dự án mở rộng QL1
Giá thành vận tải sẽ tăng rất cao sau khi dự án mở rộng QL1 hoàn thành và tiến hành thu phí - Ảnh: Diệp Đức Minh
Mức phí tăng cao
Đáng chú ý, trong hơn 1.000 km mở rộng QL1 còn lại phải thực hiện từ nay đến 2016, gần nửa số này phải thực hiện theo hình thức BOT. Nêu lại tình trạng tuyến tránh Hà Tĩnh nếu không khéo nhà đầu tư BOT sẽ vỡ nợ, theo ông Viên, với thời gian thu hồi vốn dài (20 năm), nếu nhà đầu tư “yếu” là “chết”.
Để gỡ khó cho nhà đầu tư, mức phí dự kiến thu với các DA mở rộng QL1 sẽ tăng rất cao so với hiện nay. Cụ thể, với đoạn Nghi Sơn (Thanh Hóa) - Cầu Giát, Nghệ An (dài 33,93 km, tổng mức đầu tư 3.627 tỉ đồng, thời gian hoàn vốn 20 năm), nhà đầu tư là Cienco 4 sẽ được thu phí theo dự kiến từ năm 2016 mức thu sẽ bằng 3,5 lần mức thu phí đường bộ theo Thông tư 90 của Bộ Tài chính, các năm tiếp theo 3 năm được điều chỉnh một lần.
Với đoạn mở rộng QL1 qua Quảng Nam, nhà đầu tư là Cienco 5 sẽ được phép thu phí hoàn vốn DA (20 năm) với mức giá bằng 3,5 lần mức hiện tại theo Thông tư 90. Ngoài ra, mức thu cũng được phép điều chỉnh 3 năm một lần, mỗi lần tăng 15%. Trước đó, Bộ GTVT cũng đã có đề nghị lên Chính phủ và đã được đồng ý về chủ trương cho lộ trình tăng mức thu phí đường bộ qua các trạm BOT từ nay đến năm 2016 tăng thêm 1,5 - 3,5 lần so với mức giá cơ bản Bộ Tài chính ban hành năm 2004. Việc tăng thu phí được lý giải do mức thu cũ không còn phù hợp do trượt giá, nguồn thu phí không đủ sức thu hút các nhà đầu tư BOT.

Doanh nghiệp vận tải gặp khó khăn lớn
Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam, cho biết: “Đầu tư theo hình thức BOT là cần thiết, nhưng nộp phí bảo trì đường bộ rồi lại nộp phí qua trạm BOT với mức rất cao thì doanh nghiệp khó khăn quá. Chúng tôi đã nhiều lần đề xuất nên giảm phần bảo trì đường bộ trong mức thu qua trạm BOT (gồm cả phần thu hồi vốn, bảo trì đường bộ), thì mức thu sẽ giảm đi. Nếu không có giải pháp thì mức giá cước tuyến bắc - nam sẽ tăng lên rất cao, tác động đến nhiều lĩnh vực khác nữa”, ông Hùng nhìn nhận.

89.300 tỉ đồng
Theo Bộ GTVT, đoạn Hà Nội - Cần Thơ dài 1.887 km (đã mở rộng và xây dựng tuyến tránh 554 km, đang mở rộng 73 km, chưa mở rộng khoảng 1.260 km), một số đoạn tuyến đã quá tải, thường xảy ra tình trạng ùn tắc trên diện rộng, đặc biệt các đoạn từ Hà Nam - Ninh Bình - Thanh Hóa - Hà Tĩnh và một số đoạn qua đô thị lớn, một số đoạn sắp quá tải như Cần Thơ - Phụng Hiệp, Đồng Nai - Phan Thiết. Theo tính toán, trong khoảng 986 km từ Hà Nội - Cần Thơ cần được nâng cấp mở rộng, có 639 km dự kiến đầu tư bằng nguồn vốn nhà nước, 374 km đầu tư theo hình thức BOT. Tổng nhu cầu vốn đầu tư toàn tuyến khoảng 89.300 tỉ đồng, nhu cầu kêu gọi vốn tư nhân thực hiện các DA BOT là 34.500 tỉ đồng.
Mai Hà

Vụ kiện “đường lưỡi bò”: Thẩm phán Ba Lan đại diện Trung Quốc

(TNO) Thẩm phán người Ba Lan Stanislaw Pawlak sẽ đại diện cho Trung Quốc trong vụ kiện “đường lưỡi bò” ở biển Đông do Philippines đứng đơn, theo một quan chức cao cấp của Manila hôm 24.3.
Báo mạng Rappler của Philippines cho biết, ông Pawlak được Chánh án Tòa án Quốc tế về luật Biển (ITLOS) Shunji Yanai chỉ định vào tuần trước sau khi Trung Quốc không chỉ định đại diện trong thời hạn 60 ngày, theo Công ước Liên Hiệp Quốc về luật Biển (UNCLOS).
Bước đi kế tiếp của chánh án người Nhật là chỉ định 3 thành viên còn lại của ban trọng tài trong vòng 30 ngày.
Trước đó, thẩm phán người Đức và là cựu Chánh án ITLOS Rudy Wolfrum đã được chọn làm đại diện Philippines sau khi Manila đệ đơn khởi kiện tuyên bố chủ quyền phi lý của Trung Quốc ra tòa án quốc tế vào ngày 22.1, theo Rappler.
Vào ngày 19.2, Trung Quốc đã chính thức từ chối tham gia vụ kiện, theo đó Bắc Kinh từ chối chỉ định đại diện tại ban trọng tài, buộc ITLOS phải tự chỉ định.
Theo quy định của UNCLOS, sau khi 5 thành viên của ban trọng tài được phê chuẩn, họ sẽ lắng nghe tranh luận của hai bên và đưa ra phán quyết.
Trong hai năm qua, Manila đã nhiều lần khiếu nại về các hành động ngày càng khiêu khích của Trung Quốc tại biển Đông.
Lập trường gây hấn của Trung Quốc đã châm ngòi cuộc đối đầu giữa tàu bè hai nước tại vùng biển xung quanh bãi cạn tranh chấp Scarborough ở biển Đông vào năm ngoái.
Sơn Duân

Cá lau kính thành mồi nhậu

(TNO) Sau bài viết Cá lau kính “chiếm lĩnh” sông rạch tại Tây Ninh (đăng ngày 25.3), trao đổi thêm với phóng viên Thanh Niên Online, ông Trần Văn Trưng, Phó chi cục Thủy sản Tây Ninh, cho biết sắp tới chi cục sẽ nghiên cứu về tác hại của loài cá này để cảnh báo về nguy cơ của nó đối với môi trường sinh thái.
Ông Trưng cũng nhấn mạnh, loài cá này hiện vẫn chưa được sử dụng làm món ăn rộng rãi. “Cá lau kính là sinh vật ngoại lai. Trước mắt thì thấy loài cá này khá hiền lành và thường chỉ ăn rong rêu. Tuy nhiên, về mức độ nguy hại cần phải được nghiên cứu kĩ trong thời gian tới, sau đó mới có thể đưa giải pháp cụ thể”, ông Trưng nói.

Cá lau kính
Cá lau kính dễ dàng bắt được tại khu vực cầu Bến Dầu 
Theo tìm hiểu của chúng tôi, tại nhiều chợ ở Tây Ninh, hiện cá lau kính chưa được bán rộng rãi và chủ yếu được bán cho những người nuôi cá cảnh.
Nói về các món ăn từ cá lau kính, anh Nguyễn Văn Hoàng (ngụ xã Bình Minh, thị xã Tây Ninh) cho biết: “Loại cá này bề ngoài trông xấu xí nhưng sau khi làm thịt, bỏ hết lớp da sần sùi thì ăn ngon, thịt săn chắc, tươi ngọt”.
 Cá lau kính 2
Cá lau kính có hình thù xấu xí nhưng với dân nhậu, nếu biết chế biến có thể tạo ra những món ăn hấp dẫn
Theo anh Hoàng, loài cá này thường được dân nhậu chế biến thành các món như hấp sả hoặc món nướng ăn kèm với rau sống, bún. “Cá này ăn lúc còn nóng nóng chứ để nguội sẽ khó ăn”, anh Hoàng cho biết.
Còn theo anh Trần Văn Chinh (xã Thành Long, huyện Châu Thành) thì trước đây, những lần đi lưới cá trên sông Vàm Cỏ Đông mà có cá lau kính thì anh thường bỏ cho chết khô hoặc mang cá về cho mấy đứa trẻ nuôi chơi trong hồ kính. Gần đây, thấy người ta chế biến cá lau kính để ăn và thịt cũng ngon như cá khác nên thử chế biến thành món chua, ngọt.
“Ban đầu thì chỉ có dân nhậu ăn, giờ thì nhiều người đã rục rịch ăn thử trong các bữa cơm rồi”, anh Chinh nói
Tin, ảnhGiang Phương

Công trạng thì dành cho các bác, khổ nạn thì dành cho dân đen thì đừng làm cách mạng dân chủ



nguyendinhloc-hiepphap2


nguyendinhloc-hiepphap2

nguyendinhloc-hiepphap
xem tại đây:

Thư gửi nhóm Kiến nghị 72

TRANH CÃI VỀ CHỮ KÝ MA danh sách kiến nghị Hiến Pháp của 72 nhân sĩ trí thức

Thế nào là dân chủ thực, nhân quyền thực?

TỰ PHỦ NHẬN MÌNH KHÔNG DỄ

Thì ra 10 phút cũng có thể làm nên lịch sử


Tổng hợp lại các blog anhbasam, boxit, xuandien và của một số trí thức trả lời trên BBC, RFI, RFA về ông Nguyễn Đình Lộc toát lên một điều rằng các bác tựu chung là có lòng, có tâm huyết cho vấn đề dân chủ, tương lai tương sáng của dân tộc nhưng…
….cái này mới là quan trọng à!
Nhưng các bác chưa thể là ngọn cờ, thủ lãnh thực sự để chí ít những người như chúng tôi giơ lưng chắn đạn cho các bác vì các bác vẫn còn sợ những cái vu vơ, tiếc rẻ danh hão và cũng vẫn sợ đi tù. Sao được như các trí sĩ thời chống Pháp họ không sợ chết, tù đày.
Thành phần kiểu như tôi ngoài xã hội chắc ko ít nhưng khổ nỗi một số cái hạn chế cho nên không tự lập ra một hội cho đàng hoàng, còn nếu gọi là cho có thì chả để làm gì mà hữu danh vô thực. Cho nên thôi thì vun vào cho có gọi là ít người, còn yếu nên ko muốn đoàn kết cũng phải đoàn kết.
Người/nhóm thủ lãnh, tướng ngoài chuyện tài chí, cơ mưu cũng phải can đảm không được sợ chết mới có tâm phúc, đệ tử trung thành không thì cũng chỉ xem như “góp gạo thổi cơm chung” mà thôi.  Đến khi nguy biến, mạnh ai người đó chạy, mạnh ai người đó lo thì những anh-em lỡ cỡ là thiệt thân và dân đen là thiệt thòi nhất.
Nôm na là công trạng thì dành cho các bác, vận hạn-khổ nạn thì dành cho dân đen thì đừng nghĩ đến chuyện làm cách mạng dân chủ làm gì.
————————————
Bỏ qua cái chuyện dạy vi tính, gia cảnh…nếu viết như anhbasam thì nói thật tư thế cựu bộ trưởng như ông Lộc quả thật chỉ già tuổi đời mà non tuổi nghề DÂN CHỦ. Và như thế thì nhóm 71 người còn lại sẽ bị đánh giá thấp vì tầm đấy. Tôi không nói những ông khác có tên vào nhưng cũng không biết bản lãnh thế nào mà lần.
Ở cái tầm cựu bộ trưởng Công Sản và chấp nhận tạm gọi là đứng nhấp nháy về phía dân chủ mà được bênh vực như “cậu ấm” thì người đọc sẽ nghĩ sao? rất buồn cười và cám cảnh cho cái phong trào dân chủ ở Việt Nam rất còn xa vời và ảm đạm.
Viết như tiến sĩ Nguyễn Quang A là được còn viết như giáo sư Huệ Chi là dở. Cuộc chơi dấn thân cho DÂN CHỦ thì chỉ có từ chết đến bị thương và phải xác định chứ đừng nói như chuyện vui thì tham gia, có người quen nên yên tâm nhập cuộc.
Các bác cứ thanh minh, thanh nga kiểu này thì các bác chẳng bao giờ làm thủ lãnh thực sự ở ngoài đời được đâu, trừ phi các bác không muốn thế.
CHỐT HẠ: yếu thì không nên ra gió, còn đã ra gió thì không nên cho đi tuyến đầu là chết cho người đó và cho cả người đi sau
————————————
Cho dù ông Lộc trả lời rất chỉn chu, xác nhận đúng việc Ông đã làm trong chừng mực nhưng với sắc thái trả lời lấm lét, nhất là thái độ cười khẩy vai trò “trưởng đoàn” mà 71 người nhân sĩ-trí thức đầu tiên đã kỳ vọng và trao cho Ông thì việc gây ra luồng dư luận không vui là điều dễ hiểu. Cộng đồng mạng trong đó có tôi trong buổi tối hôm qua rất bức xúc nhưng khi bình tâm lại có thể hiểu dù sao ông Lộc vẫn còn là đảng viên Đảng Cộng Sản Việt Nam (ĐCSVN) và Ông phải tuân lệnh Đảng bất luận bài viết, lời nói đi ngược lại với lương tâm của chính mình, đi ngược lại niềm tin gửi gắm của hàng chục nghìn người cùng kí tên cũng như dư luận quan tâm đến chính trị. Điều này góp thêm minh họa sống động vì sao cuộc Cải Cách Ruộng Đất tại miền Bắc năm xưa xảy ra kinh hoàng, gây vết thương lòng cho dân tộc Việt Nam và vết đen không thể tẩy xóa cho ĐCSVN. Bởi vì điều lệ Đảng, chỉ thị-nghị quyết của Đảng cấp trên là tối thượng, tuyệt đối phải thi hành bất chấp đạo lý, truyền thống dân tộc.
Tôi có thể hiểu việc ông Lộc làm nhưng tôi không thông cảm cho ông ta. Độc giả có đồng ý điều này hay không?
Không rõ tâm trạng của ông Lộc lúc này thế nào? Cũng không rõ những người đứng sau hậu trường sắp đặt câu chuyện để ông ta lên phát biểu trên truyền hình có hả hê hay đang chờ đợi phản ứng của dư luận nhằm có biện pháp đối phó tiếp theo?
Nhưng tôi có thể đoan chắc một điều: không đợi cho việc dấy lên việc tham gia góp ý sửa đổi Hiến Pháp 1992 thì những người quan tâm đến chính trị, đa số những người bình dân nhất trong xã hội đã không còn tin vào chủ thuyết Cộng Sản; khát khao về dân chủ, tự do, nhân quyền thậm chí mong muốn đổi tên/giải tán ĐCSVN là có thật và đang tăng dần lên theo năm tháng. Đó là sự thật và tôi cam đoan đó là sự thật!
Tôi không có nhu cầu truy tìm động cơ sự việc bi hài này, chẳng hạn như ông Lộc bị CS nắm bài tẩy, bị dí súng vào đầu, bất mãn một vấn đề cá nhân nào đó hay chính ông Lộc là “siêu chim mồi“? Những chuyện này với tôi và đa số mọi người đã ký tên vào tuyên bố này, kiến nghị kia liên quan đến sửa đổi Hiến Pháp 1992 không thay đổi lập trường. Vì việc góp sức cùng kí tên vào Kiến Nghị 72 nói riêng và các tuyên bố khác nói chung là tôi và những người có cùng suy nghĩ chỉ khiêm tốn muốn góp một giọt nước trong biển cả nhằm vun lại thành cơn sóng gột rửa những rác rưởi, thối nát đang làm băng hoại, khốn đốn dân tộc Việt Nam bấy lâu nay.
Tôi từng là người CS như ông nên tôi hiểu chỉ cần 1 lần xuống đường biểu tình chống Tàu nếu bị công an bắt và thẩm vẩn coi nhưng không bao giờ tổ chức CS tin đồng chí của mình nữa. Chưa nói trong quá khứ, CS luôn kiểm tra chéo những ai hoạt động tình báo cho chính quân đội CS bất luận có công trạng cho chế độ như thế nào, theo dõi ngầm những Việc Cộng là tù binh trong chiến tranh Nam-Bắc khi được trao trả về quê hương bản quán. Ngay cả trong giai đoạn chiến tranh biên giới với Tàu 1979, các đảng viên mà đi học bên Tàu hay có xu hướng thân Tàu cũng được chọn lọc để theo dõi, giám sát.
Giờ phút nay tôi cũng đoan chắc một điều ông Lộc không bao giờ được ĐCSVN coi trọng mà chỉ được sử dụng như công cụ, phương tiện có tính thời vụ nhằm đánh phá những lực lượng tiến bộ của dân tộc. Hiển nhiên, lúc này Ông không còn chỗ đứng được trân trọng trong hàng ngũ những người tốt muốn cải tạo xã hội. Trừ phi Ông không quan tâm đến chuyện thị phi, đến việc thao thức với tiền đồ dân tộc mà muốn sống bình lặng như bạt ngàn các cán bộ, công chức về hưu khác thì chẳng ảnh hưởng gì đến hòa bình thế giới. Nhưng nếu ông Lộc muốn sửa chữa sai lầm, góp chút tàn lực nhằm thức tỉnh những người tốt trong hàng ngũ CS thì tôi kính đề nghị ông Lộc công khai tuyên bố trên các phương tiện truyền thông rằng:
“Tôi Nguyễn Đình Lộc bắt đầu từ giờ phút…xin long trọng tuyên bố từ bỏ Đảng Cộng Sản Việt Nam!“
Kinh mong ông Lộc gia nhập vào “HỘI HUYNH ĐỆ LẦM ĐƯỜNG LẠC LỐI“. Tôi xin ủng hộ nhiệt liệt và vận động cho Ông trở thành Chủ Tịch kiêm Huynh Trưởng mà hiện nay trong thâm tâm tôi muốn vun vào cho ai đó đang huặc từng công tác trong các nghành công an/quân đội/tuyên giáo dám công khai “chối Đảng”.
Lời văn của tôi có thể trúc trắc nhưng suy nghĩ, tấm lòng của tôi là thành thật muốn giúp ông Lộc thoát khỏi tình trạng khó xử hiện nay nếu như Ông còn muốn có một tiếng nói nhằm thức tỉnh cho những người CS đang ở lại vì lý do nào đó.
Theo FB Nguyễn Chí Đức