THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

01 March 2013

Bí mật xác ướp Hồ Chí Minh




by QuốcViệt Lê on Thursday, 28 February 2013 at 11:53 ·



1.- Hồ Cẩm Đào yêu cầu chôn Hồ Chí Minh

Hồi tháng 3 năm 2010, Hồ Cẩm Đào gởi công hàm yêu cầu, xác Hồ Chí Minh nên được đem đi chôn ở một nơi khác, Trung Quốc không thể bảo quản thêm được nữa, vì xác ướp đã bị vữa thúi. Nội dung công hàm có đoạn “Xác ông Hồ nên được đem đi chôn, vì xác ướp đã bị vữa thúi. Trung Quốc không thể bảo đảm là sẽ giúp bảo quản xác ông Hồ, vì quá tốn kém. Hơn nữa, việc trưng bày xác chết không có trong quan niệm văn hoá tại Việt Nam cũng như tại Trung Quốc.” Hồi đầu năm 2010, Vladimir Putin của Nga cũng nói, xác ông Hồ nên được đem chôn chỗ khác. Sau buổi họp sáng ngày thứ hai 14-2-2010, Bộ Chính Trị CSVN quyết định đem xác ông Hồ đi chôn. Tổng Bí Thư Nông Đức Mạnh và một số đại biểu QH chống lại việc đem xác đi chôn. Người con vô thừa nhận nầy đe dọa “Nếu đem cái xác chết đi chôn thì dân chúng sẽ biểu tình lớn (?), gây bất ổn cho xã hội VN”. Báo chí cho biết, thế giới chỉ còn có mấy cái xác ướp của các chủ tịch Cộng sản, là Lenin, Hồ Chí Minh, Kim Nhật Thành… Thật ra, chôn hay không chôn, chỉ là hình thức bên ngoài, người miền Bắc đã xem bác như vị cha già dân tộc qua khẩu hiệu “Bác Hồ vĩ đại sống mãi trong quần chúng.”

2.- Người Nga muốn chôn Lênin

Năm 2010, trang Web hàng đầu của Nga đã thực hiện một cuộc trưng cầu dân ý với tựa đề “Goodbye Lenin”. Câu hỏi đã được đặt ra cho độc giả là “Bạn có đồng ý với việc an táng Lenin không?” Chỉ trong 3 ngày đầu, đã có hơn 70,000 người tham gia với 69% muốn cái xác đang nằm chình ình ở Công trường Đỏ, phải được đem đi chôn chỗ khác. Trong những năm gần đây, nhiều người Nga đã đưa ý kiến, nên đem chôn cái xác Lenin vì gánh nặng phí tổn trong việc bảo quản nó. Hơn nữa, vì những bí mật về tội ác của chế độ Cộng sản Liên Xô đã được lần lượt phơi bày ra ánh sáng. Chủ Nghĩa Cộng Sản mà Lenin lập ra đã bị ném vào sọt rác, vậy thì tác giả của nó cũng phải chịu cùng chung số phận thôi. Người khởi xướng việc đem chôn Lenin là Thủ tướng Vladimir Putin, cựu đại tá tình báo KGB và cũng là cựu đảng viên CS. Thi hài được ướp trong hoá chất 86 năm, không phải chỉ tiêu tan ít nhiều, mà các chuyên viên đánh giá là, nó chỉ còn có 10% thôi. Con số nầy được một nghị sĩ QH Nga đưa ra hồi năm 2009, đã làm cho nhiều người giật mình, vì trước sau gì thì nó cũng tiêu tùng. Trên trang mạng chính thức của đảng Nước Nga Thống Nhất, nghị sĩ Vladimir Medinski cho rằng, 90% thi thể Lenin đã thúi rữa từ lâu rồi. Năm 2010, Tổng thống Nga Medvedev đã “khai tử” Stalin một lần nữa, khi công khai tuyên bố “Stalin là tên Cộng sản sát nhân”, thì trên toàn nước Nga, kể cả nơi quê hương của hắn, người Nga đã kéo cổ tượng đài của Stalin xuống đất. Nhiều tài liệu đưa ra công luận những chứng cớ không thể chối cãi được về tội diệt chủng của đảng Cộng Sản Xô Viết dưới thời Stalin, trong đó có 22,000 sĩ quan Ba Lan bị thảm sát ở Katyn. Bàn tay của lãnh tụ CS nào mà không đẩm máu của dân tộc họ? Stalin, Mao Trạch Đông, Pol Pot và Hồ Chí Minh chính là thủ phạm diệt chủng. Cho dù cái xác chết của Lenin có bị đem dẹp ở chỗ khác, người ta cũng có thể “chiêm ngưỡng” bản Copy y chang của nó, đang nằm ở Công trường Ba Đình. Tất cả đều được thiết kế, xây dựng, bảo quản của các chuyên viên người Nga. Điều đáng chú ý là Lăng Ba Đình được xây dựng trái với nguyện vọng của người chết, vì theo di chúc, thì HCM mong muốn được hoả thiêu, đem tro cốt rải khắp ba miền đất nước. Lê Duẩn đã không làm theo di chúc của người chết là một cái sai, bây giờ đem chôn xác chết thì lại phạm thêm một cái sai nữa. Mà phải đem đốt thành tro. Thật ra, người ta chỉ muốn lợi dụng cái xác không hồn đó, làm cái áo mị dân, để che dấu một cơ thể đang lở loét vì tham nhũng, đạo đức xuống cấp, tư tưởng phản động, cố bám lấy quyền lực để tham nhũng. Việc đem thi hài ra khỏi lăng còn có một ý nghĩa nữa là hạ bệ, làm nhục lãnh tụ, kết án chủ nghĩa, cụ thể là việc trục xuất thi hài của Stalin ra khỏi lăng Lenin. Ngày nay, khách du lịch viếng các lăng lãnh tụ CS, đa số phát xuất từ tính tò mò, muốn xem cái lạ, cũng giống như người ta đi thăm sở thú vậy thôi.

3.- Tổng quát về việc ướp xác

Xác ướp là thi thể của người chết được bảo quản một cách cẩn thận bằng nhiều phương pháp, mục đích kéo dài thời gian mà không bị tan rữa. Người Ai Cập xưa tin rằng, thể xác là chỗ ở của linh hồn cho nên cần phải duy trì thân xác. Người Ai Cập duy trì thi thể bằng cách làm cho khô xác chết, như chôn vùi dưới cát nóng của sa mạc. Xác được bọc bằng nhiều lớp vải phủ kín cả cơ thể rồi đem chôn. Xác vua chúa thì để trong các kim tự tháp. Người Ai Cập ướp xác để chôn, chớ không phải để trưng bày.

4.- Ướp xác Lenin

Ngày thứ hai 21-1-1924, vào lúc 6:30 chiều, Vladimir Ilich Ulianov, bí danh Lenin đã trút hơi thở cuối cùng vì chứng xơ vữa động mạch. Trên Công trường Đỏ, người ta đã dùng chất nổ để đào huyệt. Thi hài Lenin được ướp tạm cho tuần lễ quốc tang trước khi đem chôn. Bộ Chính trị họp. Stalin quyết định ướp xác lâu dài. Năm tuần lễ trôi qua, xác Lenin bị đen, hốc mắt trũng sâu vào, những vết màu nâu xuất hiện trên xương sọ. Ngày 26-3-1924, Vorobiev và bạn ông là giáo sư giải phẩu Boris Zbarsky bắt đầu làm việc với cái thi hài thúi rữa. Xác chết được mổ bụng phanh ra, bộ đồ lòng và các cơ quan nội tạng khác như tâm cang tỳ phế thận, phèo phổi được lấy ra hết. Kế đó, xác chết được rửa sạch bên trong bằng nước cất. Dùng ống chích tiêm qua động mạch 6 lít cồn, “Phóoc môn” và Glycerin. Được phép của đảng, giáo sư Boris Zbarsky dùng dao bén khứa lên bụng, vai, chân, lưng và lòng bàn tay của thi hài để cho hoá chất ngấm vào toàn bộ thi thể. Sau đó, thả dìm thi hài Lenin vào bồn bằng kiếng ngập đầy dung dịch hoá chất bí mật, trong đó có Glycerin, Acetate Kali và Clorquinine. Quá trình ngâm nước nầy kéo dài kéo dài 4 tháng. Sau đó, mặt, tay và toàn bộ lớp da được phủ bằng khăn ướt có tẩm “Phóoc môn”. Kể từ đó, cứ mỗi tuần thì lập lại công việc như trên. Hàng năm, lăng Lenin phải đóng cửa một tháng rưởi để ngâm thi hài vào dung dịch hoá chất. Ở phòng trưng bày, vẻ mặt nhợt nhạt màu tái của Lenin được xoá đi bằng những tia sáng màu hồng do những kính lọc ở những ngọn đèn chiếu sáng, làm cho gương mặt hồng hào, tạo ấn tượng như là người sống đang ngủ. Hai nhản cầu nhân tạo được đặt vào hốc mắt để không ai nhận ra là chúng trống rỗng. Môi Lenin được khâu lại, ngụy trang ở dưới râu mép.

5.- Ướp xác Hồ Chí Minh

Theo Mark McDonald, Associated Press, trong bài viết Lenin Undergoes Extreme Makeover, thì chuyên viên tẩm liệm hàng đầu của Liên Xô là Yuri Denisov Nikolsky và toán ướp xác, đã bí mật ướp xác Hồ Chí Minh trong một hang núi ở miền Bắc, vào khoảng những năm 1970. Như thế, thì cái xác không hồn của bác đã nằm chơi trong rừng ít nhất cũng 3 tháng. Thi thể Hồ Chí Minh (HCM) được bảo quản ở nhiệt độ rất thấp, từ -12 độ C đến -18 độ C. Nhóm chuyên gia người Nga làm việc ròng rã suốt nhiều năm và hoàn tất vào cuối năm 1975. Hàng năm, vào khoảng tháng 10, tháng 11, thì xác HCM được đưa sang Liên Xô để tu bổ toàn bộ, chủ yếu là ngâm chìm xác chết trong dung dịch hoá chất có Glycerin và Potassium Acetate trong 30 ngày, để làm căng phồng lên, nở trương ra cơ thể do thời gian và thời tiết làm mất nước (Dehydrate). Việc mất nước làm cho da nhăn nheo, tròng mắt xẹp xuống, mí mắt teo rút, cơ bắp teo nhỏ lại. Sau 30 ngày ngâm trong dung dịch, thi thể được tẩy rửa cho sạch, khâu vá, dán dính lại, thay thế những chỗ bị hủy hoại, bằng sáp và chất dẽo Plastic. Kỹ thuật trang điểm, phấn son được xử dụng tối đa. Râu, tóc, lông được dùng keo hoá học gắn dính lại. Theo tiết lộ của bác sĩ riêng của Mao Trạch Đông, Lý Chí Thỏa, thì khi Mao chết, lúc đó quan hệ Trung Cộng và Liên Xô căng thẳng, nên Trung Cộng gởi người đến Hà Nội học hỏi cách bảo quản thi hài, nhưng Việt Cộng từ chối việc chia xẻ kỹ thuật, thật ra, lúc đó là người Nga phụ trách một cách bí mật. Lý Chí Thoả còn cho biết, vành tai trái của HCM bị rụng ra và được dán lại bằng keo đặc biệt. Sóng mũi bị teo, co lại và sụp xuống, râu càm cũng bị rụng nhiều.

Thời trang bác Hồ.

Nhiều tác giả cho biết, hồi năm 1975, bác mặc áo bà ba đen, cổ quấn khăn rằn. Sau kỳ đại tu năm 1980, thì bác mặc quần bộ đội, dưới chân có đôi dép râu.

Bác Hồ bị đày đọa.

Mỗi ngày trong lịch viếng thăm, thì xác được di chuyển từ phòng bảo quản đặc biệt đến phòng trưng bày, cứ thế, sáng ra, tối vào, di động không ngừng. Hàng năm, xác được đưa về quê hương cách mạng Mốc Cu để chỉnh trang sắc đẹp và thẫm mỹ. Có một điều mà khi còn sống, không ai muốn làm, đó là nằm tô hô ra, thoát y đúng 100% để cho thiên hạ xúm vào sọi rọi, quan sát, ngắm nghía, nắm sửa, lắc tới lắc lui để chùi rửa tận tới những nơi hốc hẻm của cơ thể. Dùng keo chống rụng, bảo đảm đầy đủ hoa lá cành về phương diện thẩm mỹ. Nếu có “sự cố”, thì phải tân trang. Người VN thường cầu chúc những điều mong muốn, là người chết được yên nghỉ ở nơi vĩnh hằng, thế nhưng, bác đã chết mà có yên thân, an nghỉ được đâu? Rõ ràng là đảng CSVN đã đày đọa thân xác bác. Có điều chắc chắn là xác của bác không bao giờ tồn tại mãi mãi được đâu. Đó là quy luật của sự sống, của vật chất. Phát sinh, phát triển, lão hoá và tự hủy diệt. Hồ Cẩm Đào gởi thơ thông báo là sẽ không còn giúp bảo quản xác ướp của bác được nữa. Đó cũng có thể nằm trong những ngón đòn dằn mặt CSVN. À, người dân mới hiểu ra là từ trước tới nay, Trung Cộng đã bắt bác Hồ làm con tin để khống chế đảng CSVN. Nga đã không bảo quản, Trung Cộng cũng sẽ không, và VN thì không được truyền nghề, Bộ Chính trị CSVN thì quyết đem chôn, nhưng người con vô thừa nhận của Bác phản đối, vậy thì ai sẽ tiếp tục bảo quản bác đây? Một nguồn tin tuyệt mật rò rĩ ra, đó là kế hoạch đúc tượng bằng sáp hoặc Plastic, y chang hình dạng của bác để trưng bày ở Ba Đình, đố ai có thể nhận ra. Nhưng kế hoạch còn cân nhắc, chờ phản ứng xem Hồ Cẩm Đào có lật tẩy hay không?

6.- Những lăng mộ xưa và nay trên thế giới

6.1. Lăng Hồ Chí Minh Lăng Hồ Chí Minh là nơi đặt thi hài của HCM. Khởi công ngày 2-9-1973 tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội. Được khánh thành ngày 29-8-1975. Lăng có 3 tầng, chiều cao 21.6 mét. Tầng giữa là trung tâm lăng, bao gồm phòng thi hài và những hành lang. Chung quanh bốn mặt là những cột hình vuông bằng đá hoa cương. Lăng hình vuông, mỗi cạnh 30 mét. Diện tích xây dựng là 12,000 mét vuông. Trên đỉnh lăng có hàng chữ “Chủ Tịch Hồ Chí Minh” ghép bằng đá ngọc màu đỏ thẩm của Cao Bằng. Cửa lăng làm bằng gỗ quý của Tây Nguyên. Các vật liệu quý hiếm nhất trên toàn đất nước được mang về xây lăng. Thi hài HCM được đặt trong lồng kiếng trong suốt, trong bộ kaki bạc màu. Dưới chân có đặt một đôi dép râu. Khách tham quan mỗi tuần khoảng 15,000 người. Có nhiều tin tức cho biết là trước kia, Công an khu vực lên lịch thăm viếng cho các hộ dân ở phường, khóm, khu phố…được hướng dẫn từng đoàn tình nguyện viếng thăm bác rất có trật tự. Lăng bác mở cửa 5 ngày trong tuần. Hiện nay, phí vào cửa được miễn. Khách được yêu cầu phải ăn mặc chĩnh tề, không được mang máy ảnh vào trong, phải im lặng và tỏ ra vẻ tôn nghiêm. Ngày mở cửa, có 4 lính canh, thay đổi gác mỗi giờ một lần. Ban quản lý và bảo vệ lăng Ban bảo vệ lăng là những trung đoàn thuộc quân đội, trung đoàn cảnh vệ bộ Công An, tất cả thành một đơn vị cấp sư đoàn, do một tướng lãnh chỉ huy. Trưởng ban: Thiếu tướng Nguyễn Văn Cương Phó trưởng ban: - Vũ Văn Binh - Đặng Trọng Huy

6.2. Lăng Lenin Lăng Lenin là nơi bảo quản xác ướp của Vladimir Ilich Lenin. Viết tắt là VI Lenin, cho nên cán bộ Việt Cộng gọi một cách trân trọng là Ông Sáu Lenin, VI là số 6 La mã. Lịch sử xây dựng. - Đầu tiên làm bằng gỗ. - Trong chiến tranh, thi hài ông Sáu Lenin được sơ tán về vùng núi Ural. - Từ năm 1953, trong lăng có thêm thi hài của Stalin, thời đó gọi là Lăng Lenin, Stalin. Sau đó, xác chết Stalin bị trục xuất ra khỏi lăng. Ngày 1-9-1973, một kẻ khủng bố đã cho nổ một quả bom tự chế trong lăng, làm cho một số người bị thương, nhưng thi hài không sao cả. Tội nghiệp cho ông Sáu, chết mà cũng không yên thân. Đó là lý do cho biết, tại sao mà lăng Hồ Chí Minh phải được bảo vệ bằng một sư đoàn lính chính quy.

6.3. Lăng Mao Trạch Đông Mao Trạch Đông (MTĐ) chết ngày 9-9-1976. Lăng Mao Trạch Đông tại Quảng trường Thiên An Môn, Bắc Kinh, Trung Quốc. Ý nguyện của Mao là được hoả táng khi chết, nhưng cái xác được ướp và trưng bày trong lăng. Diện tích 70,000 mét vuông, được khởi công xây dựng ngày 24-11-1976, hoàn thành ngày 24-5-1977. Vật liệu quý hiếm từ các nơi được đem về để xây lăng. Có hơn 700,000 người dân từ khắp nơi về Bắc Kinh góp sức lao động xây lăng. Cũng giống như Tần Thủy Hoàng huy động nhân dân xây Vạn Lý Trường Thành và Lăng mộ của ông ta. Lăng MTĐ mở của 5 ngày trong tuần. Vào cửa miễn phí, nhưng phải qua cổng kiểm soát an ninh, và phải ăn mặc lịch sự, không được mang “cái di động”, máy ảnh, quay phim. Cấm nói cười ồn ào. Bộ mặt đưa đám là thích hợp nhất.

6.4. Lăng mộ Tào Tháo 6.4.1. Vài nét tổng quát về Tào Tháo Tào Tháo (155-220) tự là Mạnh Đức. Là nhà chính trị, quân phiệt cuối đời Đông Hán ở Trung Hoa. Đã lập lên chính quyền Tào Ngụy ở phía bắc. Tào Tháo được mô tả là một người có nhiều thủ đoạn, đặc biệt nhất là cái tánh đa nghi, không tin tưởng ai cả. Cũng có ý kiến cho rằng Tào Tháo là một nhà chính trị, một tướng lãnh tài ba lỗi lạc. Tào Tháo có nhiều vợ, trong đó có 6 phu nhân và 25 người con. Trong dân gian có những thành ngữ: Đa nghi như Tào Tháo Bị Tào Tháo đuổi Hễ nhắc Tào Tháo là Tào Tháo tới Câu nói được nhắc đến “Thà ta phụ người, chớ đừng để người phụ ta”. 6.4.2. Lăng mộ Tào Tháo Trước khi chết, Tào Tháo dặn thuộc hạ là ngoài việc xây mộ thật cho ông, phải xây thêm 72 cái mộ giả, để đề phòng những kẻ thù đến đào mộ, do đó, khó tìm được được mộ thật của ông ta. Cuối tháng 12 năm 2009, các nhà khảo cổ Trung hoa tuyên bố đã tìm thấy một mộ lớn và cho rằng, đó là nơi thật sự đã chôn xác Tào Tháo. Trong buổi họp báo ở Bắc Kinh, Giám đốc Viện Khoa học Xã hội là Liu Qingzhu mô tả chi tiết mộ như sau: Diện tích của mộ là 740 mét vuông, gồm có hai ngăn. Có 3 quan tài, một cái chứa thi hài đàn ông khoảng 60 tuổi, (Tào Tháo chết năm 66 tuổi) và 2 phụ nữ. Đồng thời, một văn bia với những dòng chữ mang nội dung ám chỉ là Tào Tháo. Tân Hoa Xã đưa tin, các nhà khảo cổ đã khai quật được 250 đồ vật bằng vàng, bạc và đồ gốm. Ông Liu cũng cho biết là họ đã đào được 59 cái dĩa đá khắc tên và số lượng những đồ vật trong mộ, trong đó có 7 cái dĩa ghi tên những món vũ khí mà “Ngụy vương xử dụng”. Nhiều bức tranh tạc trên đá cũng được khai quật. Trước khi qua đời, Tào Tháo viết di chúc, “ông căn dặn rằng, ông chỉ mong muốn có được một nơi an nghỉ đơn giản”. Giám đốc viện khảo cổ tỉnh Hà Nam Hao Benxing cho biết, ngôi mộ tìm được cũng khá đơn giản, so với những vua chúa khác. Ngoài ra, ngôi mộ cũng có vị trí ăn khớp với những ghi nhận trong lịch sử của thời Tào Tháo. Nếu quả thật đây là một thật, thì sẽ còn 72 cái mộ khác nữa.

6.5. Lăng mộ Từ Hy Thái Hậu Đông Lăng là nghĩa trang hoàng gia của hai triều nhà Minh, Thanh, nằm trong thành phố Tuân Hoá, tỉnh Hà Bắc. Qua 272 năm, Đông Lăng là nơi an nghỉ thiên thu của 5 vị hoàng đế, 15 hoàng hậu, 136 phi tần. Từ Hy được chôn bên cạnh của vua Khang Hy, Càn Long và Hiếu Trang hoàng hậu. Khi còn sống, Từ Hy thái hậu rất ưa thích các loại vàng ngọc, trân châu mã não, đá quý, khi chết, mang theo cả một kho vàng bạc châu báu. Ngày 18-10-1908, sau 13 năm công phu xây dựng, phí tổn đến hàng triệu vạn lượng bạc, công trình xây lăng tẩm cho Từ Hy đã hoàn tất. Điều đặc biệt là 4 ngày sau đó, Từ Hy qua đời, thọ 74 tuổi. Lăng mộ rất nguy nga tráng lệ, có tên là “Kim-Mộc-Thạch, tam tuyệt”. Kim tuyệt. Chỉ riêng vàng lá dùng để đắp 3 đại điện là 4,592 lượng vàng. Tổng cộng có 2,400 con rồng vàng, 64 cột trụ chạm trỗ hình rồng, phượng, dơi được thếp bằng vàng. Đó là kim tuyệt. Mộc tuyệt. Những trụ cột trong 3 đại điện được làm bằng gỗ thượng phẩm. Gỗ lê hoa vàng thật rắn chắc, vân gỗ dầy mà rất đẹp. Về giá cả, có thể gọi là “tấc gỗ tấc vàng”. Riêng quan tài được làm bằng gỗ quý hơn hết, gọi là Nam mộc tơ vàng. Đó là mộc tuyệt. Thạch tuyệt. Tất cả đá dùng trong mộ Từ Hy đều là loại Hán bạch ngọc thượng phẩm, được điêu khắc cực kỳ tinh xảo. 76 trụ cột trong điện được chạm hình rồng, phượng. Đó là thạch tuyệt. 6.5.1. Kho báu trong quan tài Từ Hy Dưới đáy quan tài lót bằng gấm quý, đan sợi tơ vàng dầy 7 tấc, có đính 2,604 hạt trân châu, 85 viên đá quý, 203 miếng bạch ngọc. Phủ trên thi hài là tấm chăn thêu bộ kinh Đà La Ni bằng tơ vàng với 25,000 chữ. Trên chăn, đính 820 viên trân châu. Khi nhập liệm, Từ Hy đội mủ phụng quán, trên mủ có gắn hột trân châu to bằng quả trứng gà, theo giá đương thời là hơn 10 triệu lượng bạc trắng. Trong miệng, ngậm một viên minh châu, tương truyền có thể phát sáng trong đêm xa ngoài trăm bước. Cổ đeo 3 xâu chuỗi, 2 xâu bằng trân châu, 1 bằng hồng bảo thạch. Lễ phục mặc trên người dệt bằng sợi tơ vàng, tay cầm một nhánh hoa sen bằng ngọc. Khi đặt xong tất cả, thì thấy còn chỗ trống trong quan tài, thì được bỏ thêm vào 4 hộp trân châu và 2,200 miếng hồng thạch, lam thạch, lục thạch. Riêng số châu báu điền vào chỗ trống đáng giá 2.23 triệu lượng bạc trắng. 6.5.2. Kẻ cướp kho báu Từ Hy Đầu tháng 7 năm 1928, viên tướng Tư lệnh Quân đoàn 12 của Tưởng Giới Thạch, là Tôn Điện Anh lập kế hoạch khai quật lăng mộ Từ Hy bằng cách tổ chức một cuộc diễn tập quân sự, dùng đại bác phụ trợ đào xới. Quân lính tham dự chia nhau những báu vật nhỏ, rơi rớt lẻ tẻ. Nội vụ đổ bể. Viên tư lịnh quân đoàn Tôn Điện Anh dùng châu báu lo lót, hối lộ cho nên an toàn. Trong khi đó, viên tư lịnh sư đoàn thì bị bắt.

6.6. Lăng mộ Tần Thủy Hoàng Lăng mộ Tần Thủy Hoàng nằm ở phía bắc núi Ly Sơn, tỉnh Thiểm Tây, Trung Hoa. Khi vừa mới lên ngôi, Tần Thủy Hoàng sai đào núi Ly Sơn, huy động 700,000 người đến xây mộ. Đem vàng bạc, châu báu của các cung, của trăm quan lại, xuống cất dưới lăng mộ. Năm 1974, lăng mộ được khai quật. Có hơn 8,000 tượng bằng đất sét nung, gồm các quan văn võ và binh lính. Có 130 chiến xa, 520 con ngựa và 100 kỵ binh. Tần Thủy Hoàng cho xây cả một thành phố, gồm các cung điện, tháp canh và cả trăm con sông mà nước là thủy ngân.

Phát hiện kho báu trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng Các nhà khảo cổ Trung quốc và Đức dùng kỹ thuật Scan khu vực, đã khám phá ra những chi tiết mới về cấu trúc và một khối lượng tiền đồng xu rất lớn nằm dưới mộ. Các nhà khảo cổ chưa khai quật vì lo ngại có thể làm hư hỏng những cổ vật bên trong.

7.- Kết luận Hồ Chí Minh là người được giáo dục, huấn luyện ở Liên Xô, làm việc và ăn tiền của Đệ Tam QT Cộng sản. Ngày nay, CNCS đã bị kết tội là chống lại loài người, và CNCS đã bị ném vào thùng rác của lịch sử nhân loại. Lãnh tụ Cộng sản nào mà tay không đẩm máu của đồng bào mình? Ngoài Stalin, Mao Trạch Đông và Pol Pot, thì HCM cũng không ngoại lệ. Người Nga muốn tống xuất cái xác chết thúi rữa đi chỗ khác cho khuất mắt, thì cái xác ướp ở Ba Đình cũng nên cho de là vừa.

Trúc Giang

http://lytuongnguoiviet.com/index.php/baivietbinhluan/22849-bi-mt-xac-p-h-chi-minh


Hàng loạt món ăn vặt được ưa thích dính chất độc gây teo não


Click image for larger version Name: omai_282_v.jpg Views: 7 Size: 11.4 KB ID: 446967  
Hàng loạt thông tin về các món ăn khoái khẩu của nhiều người như quẩy, ô mai, hạt dưa, mới đây nhất là hạt hướng dương có chứa chất độc gây teo não, mất trí nhớ, ung thư khiến nhiều người tiêu dùng lo lắng.

Xí muội, chứa chất gây ung thư bán tràn lan

Ngày 24/5/2012, Viện Vệ sinh Y tế công cộng TP.HCM đã lấy 10 mẫu ô mai, xí muội tại các cửa hàng, siêu thị, chợ để kiểm tra. Kết quả, đã phát hiện nhiều mẫu có sử dụng cyclamate, hàm lượng saccharine và chì (các chất có thể gây ung thư) không được phép sử dụng trong thực phẩm.

Sau đó, thanh tra Sở Y tế TP HCM và Chi cục An toàn Vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) Sở Y tế TPHCM đã phối hợp kiểm tra đột xuất các cơ sở sản xuất, kinh doanh mặt hàng ô mai, xí muội.

Tại chợ Bình Tây (quận 6), qua kiểm tra phát hiện hầu hết các mặt hàng ô mai, xí muội đều không có bao bì, nhãn mác, không hóa đơn chứng từ. Thay vì được đóng gói ghi rõ nguồn gốc, ngày sản xuất, ngày sử dụng hầu hết các sản phẩm trên được cơ sở kinh doanh chứa trong bịch nilon, đóng trong bao giấy. Tại thời điểm kiểm tra, nhiều sản phẩm ô mai, xí muội đã nổi nấm mốc. Đoàn kiểm tra đã tiến hành niêm phong, thu giữ nhiều mặt hàng; đồng thời tiến hành lấy mẫu mang đi xét nghiệm. Thông tin này đã khiến nhiều tín đồ của món ăn vặt 'đáng yêu'' này chững lại, ngần ngại hơn khi tiêu thụ mặt hàng này.

Ô mai, hoa quả khô cũng chứa chất gây ung thư

Cuối tháng 4/2012, Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường, Bộ Công an đã lấy mẫu kiểm tra ngẫu nhiên các loại ô mai. Kết quả cho thấy sản phẩm Preserved Fruits có chứa chất cấm cyclamate và loại đường saccharin với hàm lượng vượt hơn 31 lần so với tiêu chuẩn của Việt Nam.

Chất cyclamate có thể gây ung thư gan, thận, phổi và tiểu đường, từ lâu đã bị Bộ Y tế cấm sử dụng trong thực phẩm cho người.



Ô mai. Ảnh: Internet

Cùng thời điểm đó, báo chí cũng đã thông tin về việc các cơ quan chức năng Trung Quốc phát hiện rất nhiều loại trái cây sấy khô như đào khô, xí muội, hồng khô... của nước này có sử dụng các loại chất phụ gia, hóa chất có thể gây ung thư. Điều đáng nói là những loại trái cây sấy khô này cũng đang được bày bán tràn lan tại Hà Nội, TP HCM. Ghi nhận tại chợ Bình Tây (TP HCM) cho thấy, hầu hết các sạp đều có bán các mặt hàng như táo tàu, xí muội, đào khô...

Không chỉ có vậy, các mặt hàng trên đều không có bao bì, ghi nhãn đầy đủ. Hàng bán theo ký. Do đó, cả bao khối lượng khoảng 10 kg cũng chỉ dán nhãn giấy duy nhất đủ ghi tên mặt hàng và giá bán. Trên nhãn không thể hiện cơ sở sản xuất, xuất xứ hàng hóa, hạn sử dụng theo đúng quy định...

Quẩy gây teo não

Tháng 7/2012, dư luận đã không khỏi bang hoàng trước thông tin quẩy có xuất xứ từ Trung Quốc có chất gây teo não. Theo thông tin từ cơ quan chức năng thì loại quẩy này được làm từ chất Ammonium aluminium sulfate anhydrous, đây là loại hóa chất dùng để làm thuốc nhuộm, mạ đồng, trong đó Alum là thành phần chính, nếu dùng Alum làm chất phụ gia thực phẩm thì sau khi vào cơ thể, nó sẽ không thải ra được, vĩnh viễn tích lại trong cơ thể.



Ảnh: Internet.
Sử dụng Alum trong thời gian dài sẽ gây teo não, lãng quên, ảnh hưởng đến trí lực, dẫn đến chứng Alzheimer của người già. Giáo sư Lưu, chuyên ngành hóa học ở Đại học KHKT Hoa Trung, cho biết, trong tinh quẩy có chứa ion nhôm, là nguyên nhân quan trọng gây nên nhiều chứng bệnh về não, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Theo các nhà khoa học, công thức làm quẩy ở Việt Nam cũng giống ở Trung Quốc, tức là sử dụng men vi sinh và bột nở. Nếu người sản xuất sử dụng các hóa chất độc hại để rán quẩy thì chính họ là người chịu hậu quả đầu tiên.

PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ sinh học và thực phẩm - Đại học Bách Khoa Hà Nội - cảnh báo: “Người sản xuất và người sử dụng quẩy nên biết, thành phần chính cấu tạo bột khai dùng để làm quẩy là (NH4)2CO3, thể rắn và tan trong nước. Khi gặp nhiệt (NH4)2CO3 sẽ bị phân giải thành thể khí (NH3), tạo ra mùi khai và có tính độc, đặc biệt khí này sẽ bay lên khi có sự tác động của nhiệt độ, khi đó người đầu tiên trực tiếp “chịu độc” chính là người rán quẩy sau đó mới đến người sử dụng”.

Hạt hướng dương chứa chất gây teo não

Mới đây (ngày 26/2/2013), cơ quan chức năng thành phố Tô Châu, Chiết Giang, Trung Quốc đã cho lấy mẫu kiểm tra các loại hạt hướng dương đã rang chín được tiêu thụ trên thị trường, kết quả phát hiện 7 loại hạt hướng dương có chứa chất nhôm dễ gây teo não.



Hạt hướng dương. Nguồn: Internet.

Để giữ cho hạt hướng dương giòn và bảo quản được lâu hơn, nhà sản xuất đã cho thêm phèn. Phèn có chứa nhôm mà khi vào cơ thể sẽ rất khó bị đào thải ra ngoài, gây tổn hại cho não, tế bào thần kinh khiến trí nhớ giảm sút.

Ngoài ra, để cho hạt hướng dương bóng đẹp, bắt mắt, nhà sản xuất sẽ cho thêm bột talc, loại bột này có chứa chất gây ung thư.

Còn đối với vấn đề hạt hướng dương hay hạt dưa có sử dụng chất gây teo não, ung thư khi chế biến, TS Phan Thanh Thảo- Viện Công nghệ hóa học cho biết, việc dùng các loại hóa chất công nghiệp như xút, phèn để tẩy sạch và bảo quản hạt hướng dương và hạt dưa là vô cùng nguy hiểm, xút (NaOH) là chất rắn màu trắng dùng trong tẩy trắng, dùng làm xà bông và xử lý nước thải trước khi cho ra môi trường… Tuy thuộc vào thời gian tiếp xúc mà tính độc hại của xút tác động nhiều hay ít.

Hiện nay, hầu hết các loại hạt hướng dương, hạt dưa đều có màu sắc rực rỡ, bóng nhẫy, trông rất bắt mắt thường dùng phẩm màu công nghiệp có chứa chất Rhodamine B thường được dùng để nhuộm vải, cấm sử dụng trong sản xuất thực phẩm vì có khả năng gây ung thư, ảnh hưởng đến não. Ăn các sản phẩm nhuộm Rhodamine B có khả năng tích tụ các chất độc trong gan, thận, gây dị ứng da. Đặc biệt, việc rang hạt hướng dương, hạt dưa nhưng dùng dầu thực vật loại thải, đã bị hydro hoá cũng không tốt bởi loại dầu ăn này gây nên bệnh tim mạch nếu dùng nhiều và lâu dài.

Đây không phải là lần đầu người tiêu dùng biết được thông tin thực phẩm, đồ dùng của Trung Quốc chứa chất độc hại. Mà thời gian qua người tiêu dùng đã nhiều phen tá hỏa khi phát hiện hoa quả, đồ chơi trẻ em, lồng đèn... cũng chứa chất độc gây hại trực tiếp cho người sử dụng. Vì vậy, để tránh là nạn nhân của những món đồ độc hại trên bạn nên tìm hiểu kỹ về những gì mình sẽ mua và sử dụng.


theo KT

Đất nước nhìn từ dưới hố



S.T.T.D Tưởng Năng Tiến (Danlambao) – “Thiệt là quá đã, và… quá đáng. Từ cái hố bauxite nhầy nhụa bùn đỏ mà đám nhà báo, nhà văn (và “những nhà khoa học nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực nhôm, khoáng sản”) vẫn nhìn ra một khoảng trời xanh bao la (cùng rất nhiều dollar) như vậy thì trách chi cái ông Thủ tướng, một kẻ thất phu và (tất nhiên) thất học.” 

*

“Bauxite Tây Nguyên hoàn toàn có thể là điểm khởi đầu cho một sự tan rã, không chỉ ở mức thể chế chính trị mà ở tầm quốc gia – dân tộc.” 


--------- 

Giới sĩ phu Bắc Hà (lắm người) có tính rất hài, nghĩa là thích “giễu” – nếu nói theo ngôn ngữ của dân chúng miền Nam. Bữa rồi, có vị vỗ vai tôi bỏ nhỏ: “đảng Cộng sản Việt Nam như người đi đường không biết dùng bản đồ. Thỉnh thoảng lại sa xuống hố. Lóp ngóp bò lên được thì hô vang thắng lợi. Cứ thế, đảng ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.” 

Thắng lợi kế tiếp, sau khi đảng lóp ngóp bò được lên khỏi cái hố (bauxite) hiện nay, là chuyện của tương lai – và chắc là “tương lai” hơi xa – nên xin để hạ hồi phân giải. Ngay bây giờ, câu hỏi đang được nhiều người đặt ra là tại sao lại ra đến nông nỗi khốn khổ khốn nạn này? 

Theo quí vị trưởng thượng của trang Bauxite Việt Nam thì đây chả qua là “hệ lụy của một dự án thiếu tầm nhìn và không tỉnh táo… nên đã… đâm quàng vào bụi.” Những blogger thuộc thế hệ trẻ thì đặt vấn đề một cách quyết liệt và dữ dằn hơn, thấy rõ: 

Sáu Vinh: Đó là hậu quả tất yếu của sự kiêu ngạo và bỏ ngoài tai mọi lời góp ý, mọi sự đóng góp của nhân dân, mọi quyền lợi của người dân trên đất nước này. Khi giành được quyền lực vào tay mình, những người cộng sản đã nghiễm nhiên coi chỉ có mình là người chủ đất nước và mọi tiếng nói phản biện của người dân đều bị coi khinh, thậm chí được xếp vào “thế lực thù địch…” 

Mẹ NấmVấn đề đặt ra ở đây là ai sẽ chịu trách nhiệm cho tất cả những việc trên? 

Osin: Tôi nghĩ, nay là thời điểm chín muồi để các bác “Bauxite Việt Nam” thu thập chữ ký mời Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng từ chức, đề nghị thả tự do cho Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ… 

Bọ Lập: Bây giờ đã trắng mắt ra chưa? Câu hỏi đặt ra là: Ai chịu trách nhiệm về dự án này? Tập đoàn than – khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) thì rõ rồi. Thế còn Chính phủ thì sao? Quốc hội thì sao? Ai đỡ đầu cho dự án này đều phải chịu trách nhiệm, trước hết người đứng đầu Chính phủ đó là Thủ tướng. 

Miệng người sang (mới) có gang có thép. Còn đám thường dân cỡ như J.B Nguyễn Hữu Vinh, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Trương Huy San, Nguyễn Quang Lập… e không đủ sang trọng để có thể đưa ra những lời kết án hùng hồn và đanh thép như thế đối với đảng (nói chung) và ông Thủ tướng (nói riêng). Noble cỡ luật sư Cù Huy Hà Vũ mà đụng tới thằng chả còn đi tù thấy mẹ luôn, chớ đâu phải chuyện giỡn – mấy cha? 

Để cho nó an toàn – theo tôi – trách nhiệm nên đổ vào, và đổ xuống, những kẻ thấp bé hơn (đại loại như đám nhà văn, nhà báo, ký giả, hay còn gọi là kỹ giả) cỡ như ông Nguyễn Hữu Nhàn là vừa. Bằng chứng lại có sẵn hẳn hòi. 

Rành rành là vào ngày 1 tháng 9 năm 2010, trên tạp chí Hồn Việt có bài phóng sự (Bô-xít Tây Nguyên, Thấy gì ghi nấy) của tác giả này. Xin ghi lại vài ý chính, coi chơi, trước khi nó rất có thể bị ông Tổng biên tập (GS-TS Mai Quốc Liên) gỡ xuống vì thấy ngượng: 

Đầu hè, Hà Nội, Huế, Sài Gòn đang nóng như lò lửa, nhưng ở Đắk Nông nắng vẫn dịu mát trải vàng trên miền đất đỏ bazan. Nguyễn Văn Hiếu – Chánh văn phòng Công ty cổ phần Alumin Nhân Cơ – TKV ra giữa sân nắng vẫy tay ra hiệu cho ô-tô chạy vào sát cửa hội trường. Chúng tôi đứng chờ ngoài cửa cho năm ba cán bộ kỹ sư người Trung Quốc thu dọn máy tính, thiết kế, bản đồ… sang làm việc tạm phía nhà ăn để nhường hội trường cho Công ty tiếp khách… 

Tôi thoáng thấy quanh tường hội trường treo kín ảnh, khách đến Công ty. Thấy có Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Quốc phòng và nhiều Ủy viên Bộ Chính trị khác. .. 

Hiếu bấm máy điện thoại di động mời các cán bộ phụ trách về kỹ thuật, đào tạo, đền bù và quản đốc công trường địa chất của công ty đến làm việc với chúng tôi. Các nhà văn gặp từng người hỏi và ghi chép không ngừng… 

Hiếu vừa chỉ lên bản đồ vừa giải thích cho chúng tôi biết: Tỉnh Đắk Nông có trữ lượng quặng bô-xít nhiều nhất cả nước. Mà Việt Nam lại có trữ lượng bô-xít lớn thứ 3 trên thế giới sau Guinea và Australia. Dự kiến tỉnh Đắk Nông sẽ xây bốn nhà máy sản xuất Alumin. Còn từ Alumin sản xuất ra nhôm kim loại còn phải qua công đoạn điện phân tốn rất nhiều điện phải chờ có nhà máy thủy điện Đồng Nai V, chuyên phục vụ cho sản xuất nhôm. Ta không có chủ trương xuất khẩu quặng bô-xít. Alumin không phải là sản phẩm thô, có giá trị thương mại cao nhưng biến nó thành nhôm kim loại thì mới thật sự có hiệu quả kinh tế. 

Các tỉnh Tây Nguyên, đặc biệt tỉnh Đắk Nông đang trông chờ vào các dự án khai thác bô-xít, sản xuất Alumin, nhôm để biến vùng đất nghèo thành giàu có. 

Nguyễn Văn Hiếu, người miền Bắc học xong Cao đẳng Bản đồ liền vào đây thăm dò quặng bô-xít cùng với các chuyên gia Hunggari từ 1981. Hiếu nói: 

- Các anh tìm hiểu thực tế sẽ rõ, dư luận cán bộ và người dân Đắk Nông rất ủng hộ dự án bô-xít, khác hẳn với dư luận ở các nơi…. 

Chúng tôi vào gia đình già làng của bon Bu Dấp. Đó là già làng Điểu Sơn, 82 tuổi. Hỏi về cảm tưởng của người dân với việc xây dựng nhà máy Alumin ở đây, già làng cười nói: 

- Dân mình thích lắm, nhiều nhà giàu lên, có nhà tầng, có xe máy vì được đền bù đấy. Xưa kia cứ ông trời làm mưa là có cá về Bầu Ếch. Tát cá Bầu Ếch, cả bon lại chia đều mỗi nhà một phần cá, nay nhà máy lấy mất Bầu Ếch đền bù chia nhau mỗi nhà một triệu, hơi thiệt đấy nhưng nhà máy về dân mình mới có cái đường cái điện về bon chứ… 

Ảnh: Nhà văn Lã Thanh Tùng. 
Nguồn: 
vanvn.net
Do được hưởng lợi trực tiếp hoặc gián tiếp mà từ hôm đến Đắk Nông, hỏi bất cứ người dân nào người ta đều ủng hộ các dự án về bô-xít, chắc chắn nó sẽ làm thay đổi hẳn bộ mặt tỉnh Đắk Nông trong tương lai. 

Từ nhà già làng Điểu Sơn, chúng tôi sang nhà ông Điểu Lônh (Lôi). Nhờ có tiền đền bù đất mấy trăm triệu, ông xây cho con gái, con rể ngôi nhà khang trang lát gạch men bóng lộn, xa lông, tủ chè, ti-vi, quạt điện… làm chúng tôi ngỡ mình đang ngồi ở thành phố chứ không phải là một bon hẻo lánh của người H’Mông. 

Nhờ dự án khai thác bô-xít mà bon Bu Dấp và cả xã Nhân Cơ đang từng ngày thay da đổi thịt để trở thành công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đô thị hóa. 

Miệng lưỡi của Nguyễn Hữu Nhàn, xem chừng, cũng ngọt. Tuy thế, nhân vật này ấy chưa “đĩ miệng” bằng ông bạn đồng nghiệp Lã Thanh Tùng. Trong một bài viết trước đó (“Bô-xít và những điều khác”, Văn nghệ số 44, phát hành ngày 31 tháng 10 năm 2009) vị văn sĩ này tỏ ra hùng biện và hùng hổ hơn nhiều: 

Chuyến đi “bauxit” của chúng tôi diễn ra trong những ngày siêu bão Ketsana hoành hành dữ dội khắp vùng Tây Nguyên, Trung Bộ. Bão là sự trở chứng của thời tiết, tàn phá mọi thứ dám cản đường nó. Nhưng trong tâm trí chúng tôi dường như còn có cơn bão khác “hiểm” hơn, cơn bão của những luồng thông tin và nhận thức trái chiều, xoay quanh một chủ trương tưởng như rất bình thường của cuộc sống. 

Trước khi đi, tôi đã kịp tìm hiểu một số nguồn tài liệu để có những kiến thức đầu tiên. Nhưng những gì tôi đọc được, nghe và chiêm ngưỡng, rõ ràng là một mớ bùng nhùng. Cụ thể, có thể phân làm hai loại: 

- Phái chủ động, chưa kể Bộ Chính trị và Chính phủ, thì bao gồm luôn Bộ Công thương, Tập đoàn Than Khoáng sản Việt Nam (TKV), Lãnh đạo các địa phương có bauxit, và một số nhà khoa học nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực nhôm, khoáng sản. Ý kiến của họ khá giản dị: Chúng ta có tài nguyên, Tây Nguyên lại đang nghèo. Vậy làm sao để khai thác tốt, đánh thức những tiềm năng to lớn, đóng góp vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước. 

- Phái phản biện, khá đông, bao gồm nhiều nhân sĩ trí thức, đặc biệt là giới trí thức Việt kiều, những người tự nhận là tỉnh táo, độc lập tư duy, chống tham nhũng, chống độc quyền, độc đoán trong xã hội. Căn cứ để họ phản biện thường là: Tây Nguyên là địa bàn chiến lược, các dự án có người nước ngoài vào sẽ ảnh hưởng xấu đến an ninh quốc phòng. Tây Nguyên là mái nhà Đông Dương, tập trung rừng đầu nguồn của nhiều dòng sông, bùn đỏ sẽ để lại hậu quả nghiêm trọng. Tây Nguyên đang thanh bình, các dự án hiệu quả chưa thấy đâu, nhưng rất dễ phá vỡ cảnh quan, mất bản sắc văn hóa các dân tộc, bần cùng hóa người bản địa… 

Việc đầu tiên chúng tôi quan tâm, đi đâu cũng hỏi, là trữ lượng bauxit của nước ta hiện nay. Theo Phó Giám đốc Công ty Cổ phần Alumine Nhân Cơ Nguyễn Phú Dương thì tuy hàm lượng quặng bauxit của chúng ta chỉ ở mức khá, chứ chưa phải tốt nhất, nhưng trữ lượng thì Việt Nam đứng hàng thứ ba thế giới, chỉ sau Ghinê và Úc. 

Khắp Tây Nguyên gần như chỗ nào cũng có bauxit, nhưng nhiều nhất tập trung ở Lâm Đồng và Đắc Nông, trong đó riêng Đắc Nông chiếm đến 70% trữ lượng toàn quốc. Mạch bauxit vùng Đắc Nông còn lan cả sang Cămpuchia, mở ra triển vọng hợp tác quốc tế sau này… 

Về hiệu quả, theo đánh giá của các chuyên gia, với mức giá năm 2005 là thời điểm thiết kế, thì sau khi trừ mọi chi phí, đóng góp các loại thuế, mỗi năm một dự án như Tân Rai cũng sẽ lãi khoảng 50 triệu USD, tức chỉ khoảng 13 năm sau sẽ hoàn đủ vốn… 

Bauxit của chúng ta khai thác dễ đến nỗi, chỉ cần gạt lớp đất mặt đi (khoảng 0,9 mét) là đến ngay vỉa quặng dày đến 4 mét. Theo các chuyên gia, trữ lượng bauxit của Việt Nam có thể khai thác hàng trăm năm, đem lại lợi nhuận hàng chục tỷ USD… 

Thiệt là quá đã, và… quá đáng. Từ cái hố bauxite nhầy nhụa bùn đỏ mà đám nhà báo, nhà văn (và “những nhà khoa học nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực nhôm, khoáng sản”) vẫn nhìn ra một khoảng trời xanh bao la (cùng rất nhiều dollar) như vậy thì trách chi cái ông Thủ tướng,một kẻ thất phu và (tất nhiên) thất học.

S.T.T.D Tưởng Năng Tiến

Từ vụ Tổng biên tập Vũ Kim Hạnh đến nhà báo Nguyễn Đắc Kiên bị đuổi việc: 20 năm đảng CSVN vẫn không đổi thay



Vũ Nhật Khuê (Danlambao) - 20 năm đủ để một thế hệ trưởng thành. Một em bé sinh ra ngay thời điểm năm 1992 lúc bà Vũ Kim Hạnh bị cách chức Tổng biên tập báo Tuổi Trẻ đến tháng 2 năm 2013 nhằm lúc nhà báo Nguyễn Đắc Kiên bị đuổi khỏi báo Gia Đình & Xã Hội thì em bé ngày xưa ấy giờ là sinh viên đại học năm thứ 3. Có lẽ các sinh viên ngày nay không biết nhiều về chuyện của bà Vũ Kim Hạnh nhưng ít nhiều họ nghe hay biết về vụ nhà báo Nguyễn Đắc Kiên hiện nay.

Vụ bà Vũ Kim Hạnh và nhà báo Nguyễn Đắc Kiên có những tương đồng và khác nhau. Bà Kim Hạnh thì "hưởng ứng" lời kêu gọi đổi mới nên mới dám đăng bài: "Thư Bác Hồ gởi vợ". Còn nhà báo Nguyễn Đắc Kiên thì "phản ứng" trước thông điệp của Tổng Bí thư về sửa đổi Hiến Pháp. Kết cuộc thì y như nhau là cả hai đều "giả từ dĩ vãng" với cái thẻ nhà báo do đảng cấp cho họ để làm nhà báo "công cụ". Cả 2 vụ thì từ khi bài báo lên khuôn đến lúc "đương sự nhà báo" nhận kỷ luật chưa đầy 48 tiếng đồng hồ.

20 năm qua, bản chất trả thù của đảng cộng sản không thay đổi nhưng thời thế đã đổi thay rất nhiều nên vụ việc của 2 nhà báo có nhiều khác biệt. Bà Vũ Kim Hạnh không lường trước phản ứng của Ban tư tưởng văn hóa nhưng nhà báo Nguyễn Đắc Kiên thì dự đoán những chuyện sẽ xảy đến cho mình. Bà Vũ Kim Hạnh thì khóc hết nước mắt muốn ở lại làm "nhà báo bình thường" cũng không được trong khi nhà báo Nguyễn Đức Kiên chấp nhận nhẹ nhàng. Vụ của bà Vũ Kim Hạnh chỉ có nội bộ Báo Tuổi Trẻ biết nhưng vụ của nhà báo Nguyễn Đức Kiên thì coi như lan đi với tộc độ âm thanh khắp thế giới. Ở đâu có người Việt thì ở đó công đồng nhận tin này. Vụ bà Vũ Kim Hạnh thì chỉ vài cơ quan thông tấn nước ngoài đưa tin chứ vụ của nhà báo Nguyễn Đức Kiên chưa chi đã thấy lan tràn trên các báo từ Đông sang Tây như Dân Làm Báo đã tổng hợp.

Sau này bà Kim Hạnh về làm tờ Sài Gòn Tiếp Thị thì ban đầu đảng cộng sản vẫn không cho. Trong lớp huấn luyện cho các phóng viên của Báo Pháp Luật Thành phố thì bà Kim Hạnh nói cho chúng tôi biết là khi bà nói tờ SGTT chỉ lo ba chuyện tiêu hành ớt tỏi chứ không liên quan gì đến chính trị chính em thì mới được chấp thuận. Do vậy sau này con đường trở thành "nhà báo quốc doanh" của Nguyễn Đắc Kiên sẽ cam go. Sẽ chẳng có chuyện "xử lý hình sự" hai nhà báo nhưng chắc chắn một điều là sau này khi đi đâu thì Nguyễn Đắc Kiên cũng có "vài cái đuôi" theo dõi như bà Vũ Kim Hạnh đã từng có.

Bà Vũ Kim Hạnh nói cho đám phóng viên tập sự chúng tôi biết là chồng của bà là "nhà báo quan chức" của báo Nhân Dân nên bà có cơ hội quay lại "nghiệp làm báo": Bà luôn tự hào mình là một nhà báo và yêu nghề báo. Nhưng vì bận rộn với công việc "Xúc Tiến Thương Mại" với những "Hội Chợ Hàng Việt Nam Chất Lượng Cao" nên ít viết bài, nhưng công việc của bà liên quan và dính líu rất nhiều đến báo chí. Nhà báo Nguyễn Đắc Kiên vẫn còn đấy một đam mê với nghề báo. Nhưng con đường trở thành một nhà báo tự do (nhà báo không có thẻ của đảng cấp) đang xích lại gần anh hơn bao giờ. 

Bà Vũ Kim Hạnh truyền cho chúng tôi bí quyết "hành nghề" khi đi Cu Ba hay Bắc Triều Tiên trong những ngày còn đỉnh cao "nghiệp báo của đảng". Nhưng để làm Vũ Kim Hạnh của ngày hôm nay là một quá trình dài. Nhưng trong thời đại internet thì nhà báo Nguyễn Đắc kiên đã nhận ra vấn đề từ lâu và chuyện công bố bài viết chỉ là bùng phát khi có cơ hội mà thôi. Một Vũ Kim Hạnh đầy bức xúc và xung đột trở thành chị em thân thuộc với chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan trong nhóm của tiến sĩ Nguyễn Quang A.

Không chỉ có bà Vũ Kim Hạnh, không chỉ có nhà báo Nguyễn Đắc Kiên mà còn rất nhiều nhà báo khác đang và đang nhận ra bản chất thật của đảng cầm quyền. Họ đã và đang trên con đường quay ngòi bút trở về với nhân dân đúng nghĩa. Một nhà báo của Tuổi Trẻ hiện nay nói với tôi rằng: "Cho dù hiện nay Tổng biên tập của Tuổi Trẻ trở nên nhu nhược nhưng các thế hệ làm báo ở Tuổi Trẻ không bao giờ quên những ân oán mà đảng dành cho họ". Bà Vũ Kim Hạnh không là người lẻ loi ra đi khi đang là TBT của báo Tuổi Trẻ. Mà chén đắng đó ông Lê Văn Nuôi sau đó là ông Lê Hoàng cũng phải "uống cạn" ra đi trong ngậm ngùi.

Ngày xưa thì bà Kim Hạnh có thể khóc nhưng ngày nay chắc bà sẽ mỉm cười với thế hệ làm báo đàn em Nguyễn Đắc Kiên. Trong 1 ngày hơn 2000 người kết bạn với Đắc Kiên trong facebook của anh. Ai cũng ủng hộ và sẵn sàng che chở cho nhà báo này. Hơn ai hết bà Vũ Kim Hạnh đồng cảm cho hoàn cảnh của một người vừa bị thu hồi thẻ nhà báo.

Cách hành xử ti tiện của đảng dành cho các nhà báo dám nói thẳng nói thật không thay đổi trong 20 năm qua. Nhưng điều mà đảng không lường trước là phản ứng của một đứa bé sơ sinh đang bú khác với phản ứng của một cô cậu sinh viên trưởng thành đang lướt web.

Như bao nhiêu người bình thường khác, tôi phải vào facebook của Nguyễn Đắc Kiên để like cho anh một cái ủng hộ anh. Thêm một nhà báo trở về với nhân dân.