THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

27 February 2013

Hình ảnh rợn người trong viện sau bát tiết canh


 - Không chỉ tiết canh lợn, tiết canh dê, ngan, vịt, … đều có thể khiến người bệnh nhiễm liên cầu khuẩn.

Tại Bệnh viện bệnh Nhiệt đới Trung ương, bệnh nhân Lê Văn Nở (quê huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa) đang nằm điều trị khi đã bị nhiễm liên cầu khuẩn sau khi ăn tiết canh dê.

Bệnh nhân Nở sau đó đã xuất hiện những dấu hiệu như sốt, rét run, trên da có các nốt ban đỏ…

Chiều mùng 1 Tết, bệnh nhân được chuyển ra Hà Nội điều trị. Các bác sỹ chẩn đoán ông bị viêm màng não mủ do nhiễm liên cầu khuẩn.

Bệnh nhân Lê Văn Nở đang điều trị tại BV Bệnh Nhiệt đới TW. Sức khỏe của vốn tốt nhưng hiện ông bị điếc nặng, không thể nghe được

Vốn có sức khỏe bình thường nhưng do ảnh hưởng của bệnh, hiện bệnh nhân Nở bị điếc rất nặng, chỉ nói được chứ không thể nghe được.

Tại thời điểm này, các nốt ban hoại tử trên cơ thể bệnh nhân đã lặn dần, chỉ còn lại ở bắp chân, lòng bàn chân, ngón tay.

Theo bác sỹ Vũ Đình Phú, Phó trưởng khoa điều trị tích cực (bệnh viện bệnh Nhiệt đới Trung ương) thì nhiễm liên cầu khuẩn để lại nhiều di chứng nặng nề cho người bệnh.

Bắp chân, bàn chân ông Nở và hậu quả từ việc nhiễm liên cầu khuẩn do ăn tiết canh dê

“Có người bệnh đã phải cắt bỏ các chi vì mạch máu bị tắc. Nguyên nhân là do nhiều bệnh nhân bị sốc nhiễm khuẩn do liên cầu khuẩn gây rối loạn đông máu, khiến tình trạng tắc mạch xuất hiện ở nhiều nơi trong cơ thể”, bác sỹ Phú cho hay.

Bệnh nhân Nguyễn Thị Hạnh, 46 tuổi, trú tại huyện Ba Vì, Hà Nội, tuy không ăn tiết canh lợn nhưng cũng bị nhiễm liên cầu lợn do đi bán thịt, tiếp xúc trực tiếp với thịt lợn sống.

“Tôi lấy thịt từ lò mổ ở xã Ba Trại, huyện Ba Vì. Trước khi bị bệnh, tôi có thái thịt làm đứt tay. Lúc nhiễm bệnh rồi, tôi sốt, đau đầu dữ dội, mình mẩy ê ẩm”, chị Hạnh nói.

Bệnh nhân Nguyễn Thị Hạnh

Chị Hạnh cũng bị viêm màng não mủ do liên cầu lợn. Hiện tình trạng sức khỏe của chị đang tiến triển tốt.

Theo bác sỹ Phú, trong tổng số 16 bệnh nhân nhập viện đợt Tết nguyên đán vừa qua vì nhiễm liên cầu khuẩn thì có 4 bệnh nhân rất nặng, trong đó có 2 bệnh nhân ở Nam Định bị sốc nhiễm khuẩn nặng, huyết áp không đo được và đã tử vong.

12 bệnh nhân còn lại đều bị viêm màng não mủ, chủ yếu ở các tỉnh lân cận Hà Nội.

Bác sỹ Phú cho biết hoàn toàn có thể phòng tránh được nguy cơ mắc liên cầu lợn.

Biện pháp hữu hiệu là giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, từ khâu giết mổ đến vận chuyển, chế biến, nấu nướng, v..v …

Những nốt hoại tử chi chit trên cơ thể của bệnh nhân nhiễm liên cầu khuẩn

Hiện nay, tiết canh là món “khoái khẩu” của nhiều người. Tuy nhiên, theo các bác sỹ, tiết canh là “ổ bệnh” nguy hiểm.

Lý do là vì trong máu của gia súc, gia cầm (kể cả những con khỏe mạnh đều chứa rất nhiều virus, vi khuẩn gây bệnh). Đó là chưa kể quá trình cắt tiết, vi khuẩn ở đường hô hấp, da, lông dễ dàng xâm nhập vào máu.

Tiết canh heo, dê, vịt, ngan… đều là món ăn có thành phần máu tươi của con vật nên sẽ chứa nhiều mầm bệnh. Khi ăn, tức là con người trực tiếp đưa vi trùng, vi khuẩn vào người.

Tại bệnh viện bệnh nhiệt đới TƯ, trên 70% bệnh nhân mắc liên cầu khuẩn lợn là do ăn tiết canh.

C.Quyên

Không ai có thể ngăn cản được con đường đi đến Sự Thật



Trần Quốc Việt (Danlambao) - Anh Nguyễn Đắc Kiên đã cứu danh dự chung cho các nhà báo Việt Nam dưới chế độ toàn trị dù cái giá anh trả là bị đuổi việc, là tương lai bấp bênh đang chờ anh và gia đình. 

Anh là người chính trực và là người tự do!

Những công dân Locris ở miền trung Hy Lạp cổ đại đều được ban cho quyền tự do ngôn luận, dù nhiều người trả giá rất cao. Tại các cuộc họp công cộng, ai cũng có thể đứng lên bàn cãi về những thay đổi trong luật pháp hay trong phong tục, với chỉ một điều kiện duy nhất. Trước khi họ bày tỏ ý kiến người ta tròng sợi dây thừng vào cổ họ. Nếu những gì họ nói không làm công chúng vừa lòng, họ sẽ bị treo cổ ngay. 

Câu chuyện "đóng góp" ý kiến về hiến pháp hiện nay ở Việt Nam chính là phiên bản "tự do ngôn luận" cổ đại ở trên. 

Sợi dây thừng đầu tiên đã được đảng CSVN tròng vào cổ anh Nguyễn Đắc Kiên và những người góp ý kiến khác. 

Anh Nguyễn Đắc Kiên là nhà báo can đảm, và câu chuyện của anh gợi tôi nhớ đến câu chuyện của nhà báo can đảm khác. Đó là nhà báo Từ Chung, chủ bút nhật báo độc lập Chính Luận

Chính Luận là tờ báo không do dự chỉ trích chính quyền Việt Nam Cộng Hòa, Hoa Kỳ, hay Cộng Sản. Vì sự trung thực can đảm này, Cộng Sản đã ghi tên chủ nhiệm Đặng Văn Sung và chủ bút Từ Chung vào danh sách sách những kẻ phải giết. Vào tháng Sáu 1965 Việt Cộng gởi thư tố cáo họ là "những con chiên ghẻ phục vụ chủ Mỹ" và đe dọa ám sát họ. Người ký tên dưới bức thư là Võ Công Minh "Chỉ huy Phân đội 628, Lực lượng Giải Phóng Vũ trang khu vực Sài Gòn- Gia Định." 

Chính Luận đăng lá thư này, kèm theo bài xã luận đáp lại rằng báo chỉ cố gắng phục vụ một người chủ duy nhất- Sự Thật- như được minh chứng qua việc các bên đều chỉ trích báo. Nhưng chỉ những người cộng sản, bài xã luận tuyên bố, mới đe dọa giết chết họ. Bài xã luận kết luận: 

"Như tất cả mọi người đều quý sự sống, chúng tôi quý sự sống Chúa đã thở vào thân xác chúng tôi. Nhưng chúng tôi sẽ nhìn thẳng vào nòng súng của kẻ giết người đến hại chúng tôi và chúng tôi sẽ nói: "Ông có thể giết chúng tôi, nhưng tinh thần của chúng tôi sẽ sống mãi." 

Vào ngày 30 tháng Mười Hai, 1965, khi chủ bút Từ Chung từ trên xe hơi bước xuống trước nhà ông, hai tên khủng bố Việt Cộng bắn bốn viên đạn vào người ông ở khoảng cách gần và giết ông ngay tức thì. 

Tinh thần của chủ bút Từ Chung ngày xưa chính là tinh thần của nhà báo Nguyễn Đắc Kiên ngày nay. 

Tinh thần Sự Thật ấy được nhà văn Nga Alexander Solzhenitsyn khẳng định như sau trong bức thư gởi Hội nhà Văn Xô Viết: 

"Tất nhiên tôi tin chắc rằng tôi sẽ làm tròn bổn phận của mình với tư cách là một nhà văn trong mọi hoàn cảnh-ngay cả càng thành công hơn và không bị thử thách hơn từ nấm mồ hơn từ trong cuộc đời tôi. Không ai có thể ngăn cản được con đường đi đến sự thật, và để đẩy mạnh chính nghĩa của sự thật, tôi sẵn sàng chấp nhận cả cái chết." 

Nếu nước ta có nhiều người như Từ Chung, Nguyễn Đắc Kiên, Điếu Cày, Tạ Phong Tần, Đỗ Thị Minh Hạnh và nhiều người dấn thân khác thì tự do đến sớm hơn cho tất cả mọi người Việt Nam. Họ là những người can đảm. Như lời người Mỹ hay nói về nước họ như sau: "Đất nước của những người tự do nhờ những người can đảm." 

Càng nhiều người can đảm dấn thân sớm ngày nào thì Việt Nam nhất định sẽ trở thành đất nước của tự do sớm ngày đó. 



_____________________________________

Bài liên quan đã đăng:

Lấy gì chứng minh Hồ Chí Minh không phải Hồ Tập Chương?



Tạ Nhất Linh (Danlambao) - Trong bài “Bàn về Hồ Chí Minh – Hồ Tập Chương”, tôi có nói: “Không cần chứng minh rằng Hồ Chí Minh không phải Hồ Tập Chương”. Lý do để tôi nói như vậy là vì đối với chúng ta, những người không cần đến Hồ Chí Minh, việc chứng minh đó chẳng có ý nghĩa gì đáng kể. 

Tuy nhiên, một vài ý tứ khá thú vị sẽ xuất hiện khi đặt ra câu hỏi: Nếu giới cầm quyền VN hiện nay cố khẳng định bằng được rằng HCM không phải HTC thì họ có thể chứng minh điều đó bằng cách nào?

Theo cái cách mà họ vẫn hay làm để nhồi vào đầu dân chúng một luận điệu nào đó, họ sẽ chẳng bao giờ có thể ‘chứng minh’ theo cách suy luận chặt chẽ, với việc tổ chức tranh luận công khai, hay đưa ra những bằng chứng mà không ai chối cãi được. Cái cách mà họ thường xuyên làm là: cho người lên đài phát thanh, truyền hình, lớn tiếng khẳng định đi khẳng định lại, với hy vọng ngu xuẩn rằng nghe mãi người ta cũng phải tin (giống như kiểu của Göbbels, trùm thông tin tuyên truyền của Đức Quốc Xã). Hỗ trợ cho lối tuyên truyền như vậy còn có những biện pháp bịt mồm tất cả những ai định ho he nói lên điều người lại. Bịt mồm ở đây không chỉ đơn thuần là không cho nói thành tiếng, mà còn có việc cho mất việc, bắt bỏ tù, bắt cóc rồi cho mất tích, thủ tiêu, v.v... Sự việc mới nhất vừa xảy ra là nhà báo Nguyễn Đắc Kiên bị cho thôi việc vì có ý kiến về những phát biểu của ông Nguyễn Phú Trọng.

Đó, cái gọi là ‘chứng minh’ kiểu CSVN chủ yếu là như vậy. Để chứng minh HCM không phải HTC, chủ yếu họ cũng chỉ làm như vậy. 

Tất nhiên, đôi khi họ cũng cho một vài ‘lý loạn da’ thò mặt lên các phương tiện thông tin đại chúng, tung ra đủ thứ ‘hỏa mù lý loạn’, làm rối tinh mọi thứ, để người nghe chẳng còn hiểu quái gì, và phục họ có những lý luận cao siêu! Về đề tài HCM-HTC, họ có thể nêu ra những ‘chứng cứ’ như sau: 

1) Tình báo có thể đóng giả một sĩ quan, một công chức, chứ làm sao đóng giả suốt đời được một thiên tài như HCM? Lừa một nhóm người thì được chứ làm sao lừa được cả một dân tộc? Làm sao che mắt được cả ‘quốc tế cộng sản’? 

2) Trên thực tế, sau một thời gian vắng mặt ở trong nước, khi trở về, ‘bác’ đã gặp lại những người quen là những nhà lãnh đạo ưu tú của ‘cách mạng’ VN. ‘Bác’ cũng đã về quê, và còn phát hiện ra cái cổng nhà được làm mới, không đúng với vị trí cũ,… 

3) Nếu là người dân tộc khác, làm sao ‘bác’ có được lòng yêu nước thương dân như vậy? Bác đã bao lần nói: “Tôi chỉ có một ham muốn. Ham muốn tột bậc là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do…”. Bác đã từng khóc vì “thương đoàn dân công đêm nay ngủ ngoài rừng”, vì đồng bào miền Nam còn phải sống dưới ách cai trị của Mỹ-Ngụy. Trước khi ra đi, ‘bác’ còn để lại “muôn vàn tình thương” cho nhân dân,… 

Trước những ‘chứng lý’ đó, Tạ Nhất Linh tôi xin thưa: 

1) ‘Bác’ Hồ của quý vị là thiên tài đối với quý vị, chứ với chúng tôi thì không! Một nhà lãnh đạo thiên tài của một dân tộc tại sao lại thú nhận rằng khi ông ta chọn con đường của chủ nghĩa cộng sản thì ông ta cũng chẳng hiểu gì, chỉ thấy nó lên tiếng bênh vực các dân tộc thuộc địa? Người thiên tài mà lại nói: “Bác có thể sai, trung ương có thể sai, nhưng Mao chủ tịch không bao giờ sai.” Đó chẳng phải là một phát ngôn ngu xuẩn hay sao? Và thiên tài gì mà để cố vấn TQ nó chỉ huy giết bao nhiêu ‘đồng bào’ (nếu ông ta không phải HTC)? Thiên tài gì mà bao nhiêu năm cai trị không cho ra được một bộ luật? 

Tất nhiên HCM (HTC) cũng phải có những cái giỏi. Đó là giỏi dối trá, lừa lọc. Nhưng cái đó không có liên quan đến tầm tư tưởng về trị quốc. 

2) Về việc gặp lại người quen sau gần một chục năm vắng bóng (1932 – 1941), ta hãy nhớ lại một số chi tiết sau đây để thấy HTC không khó để có thể lừa được họ: 

Tất cả những ‘người quen’ này trước đó đều mới chỉ gặp Nguyễn Ái Quốc một cách thoáng qua. Họ không biết về ông ta nhiều lắm để có thể phát hiện ra những khác biệt nhỏ giữa ông ta và HTC. Họ đã buộc phải tin khi hỏi giấy tờ của HCM-HTC và được trả lời bằng một câu hỏi khác, đại ý: “Liệu tôi có còn sống về được đến đây không, nếu tôi mang theo giấy tờ?” Hơn nữa, trong bối cảnh lúc bấy giờ phong trào cộng sản ở VN chỉ có được một nhúm người và bế tắc về đường hướng, việc những ông như Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp,... gặp được một người có thể đưa ra được phương hướng làm ‘cách mạng’ (theo sách lược TQ) làm họ cảm thấy quá may mắn, và không còn nghĩ đến việc thẩm tra tung tích của người đó nữa. Họ cũng cảm thấy không đủ tư cách để kiểm tra ‘lãnh tụ’. Chỉ có hai người có khả năng nhiều nhất để nhận ra HTC không phải Nguyễn Sinh Cung, đó là anh trai và chị gái của Nguyễn Sinh Cung là ông Khiêm và bà Thanh, thì một người không được gặp, người kia gặp không quá vài phút! Chi tiết liên quan đến vị trí mới của cổng nhà thì cái đó chẳng là gì: Có thể HTC đã được tìm hiểu từ trước, hoặc nhìn và nhận ra sự vô lý của cổng mới. Đối với một sĩ quan tình báo thì việc biết trước những chi tiết như vậy là quá bình thường. 

3) Còn việc là người ngoại tộc mà tỏ ra hết lòng vì đất nước ta thì là việc mà đương nhiên một điệp viên phải làm, và cái sự ‘tỏ ra’ này đâu có mất gì: chỉ là những lời đầu môi chót lưỡi thôi mà! 

Về lý thuyết, để xác định xem HCM là Nguyễn Sinh Cung hay HTC, chỉ có một cách chắc chắn nhất là thử AND. Nhưng việc này hoặc họ không bao giờ làm, hoặc nếu có làm thì cũng không công khai, để còn sẵn sàng đánh tráo kết quả. 

Tóm lại, CSVN sẽ không thể nào có được những chứng cứ thuyết phục để chứng minh rằng HCM không phải HTC. 




_________________________________

P.S. Cũng xin nhắc lại rằng vào năm 1932 báo l’Humanit số ngày 9 – 8 – 1932 của Pháp đã đưa tin Tống Văn Sơ (tức Nguyễn Ái Quốc) đã chết trong tù tại Hương Cảng. (Đây là chi tiết được khẳng định bởi chính sách báo của CSVN.)
___________________

Bài liên quan đã đăng:

Nhà báo bị thôi việc vì đụng đến Tổng bí thư



CTV Danlambao - Nhà báo Nguyễn Đắc Kiên vừa bị báo Gia Đình & Xã hội ra quyết định kỷ luật, buộc thôi việc vì một bài viết phê phán mạnh mẽ lời phát biểu của TBT Nguyễn Phú Trọng.

Bài viết khiến nhà báo Nguyễn Đắc Kiên bị án kỷ luật là bài 'Vài lời với TBT ĐCS VN Nguyễn Phú Trọng'. Đây là bài báo được phổ biến vào đêm ngày 25/2/2013, ngay sau khi ông Trọng lên tiếng cáo buộc những người đòi sửa hiến pháp là 'suy thoái chính trị, tư tưởng, đạo đức'.

Bài viết đang được phổ biến rộng rãi trên các mạng xã hội, gây được sự chú ý đặc biệt bởi nội dung truyền tải những thông điệp mạnh mẽ, dứt khoát và đanh thép hiếm thấy, nhất là những phản biện được nêu công khai từ một nhà báo là phó phòng, biên tập viên của một tờ báo tại VN. 

Trong bài viết truyền đi vào tối 25/2/2013, nhà báo Nguyễn Đắc Kiên đã khẳng định TBT Nguyễn Phú Trọng 'không có tư cách' để nói với nhân dân cả nước. 

Đúng một ngày sau, 26/2/1013, báo Gia Đình & Xã hội phát đi bản thông báo với tít: Anh Nguyễn Đắc Kiên không còn tư cách là phóng viên Báo Gia đình & Xã hội.

Bản thông báo viện lý do nhà báo Nguyễn Đắc Kiên 'vi phạm Quy chế hoạt động của Báo và Hợp đồng lao động', nên đã bị kỷ luật, buộc thôi việc.


Trưa ngày 26/2/2013, nhà báo Nguyễn Đắc Kiên đã gửi lời nhắn lên Facebook của mình:


"À ơi con ngủ cho ngoan, để mẹ đi cấy đồng sâu chưa về..."

Được bế con lên vai, ru con ngủ, được nghe hơi thở của thằng Cừu heo lông gà lông vịt bên tai là hạnh phúc lớn lao của mình. 

Trưa nay anh ru thằng Cừu heo lông gà lông vịt ngủ đấy mụ Bê maxcara à. 

Giờ anh đi gặp Ban biên tập. Cầu mong cho tổ tông sông núi phù hộ cho đất nước sớm thoát cảnh nô lệ. Mọi thứ còn chưa bắt đầu các bạn ạ. Tôi muốn nhắc lại một câu này, dân chủ là tiến trình không thể đảo ngược, nhưng cũng là tiến trình đòi hỏi thật nhiều sự kiên nhẫn. Còn câu này tôi nói thêm, và nhiều lòng dũng cảm, sự kiên quyết và trí tuệ nữa. Cầu mong bình an cho tất cả.

Rõ ràng, việc nhà báo Nguyễn Đắc Kiên bị cho thôi việc càng khiến dư luận quan tâm đến bài viết của anh nhiều hơn. Ngay trong tối ngày 26/2/2013, thành viên trang web đứng thứ 5 thế giới là Bách khoa Toàn thư mở Wikipedia đã lập tức tạo chủ đề về Nguyễn Đắc Kiên.

Sau khi nhận quyết định kỷ luật thôi việc, tối 26/2/2013, nhà báo Nguyễn Đắc Kiên tiếp tục chia sẻ trên facebook của mình:

"Dù có chuyện gì xảy ra, tôi chỉ mong các bạn hiểu cho một điều, tôi không muốn là anh hùng, không muốn là thần tượng. Nước ta đã có nhiều anh hùng, nhiều thánh thần quá rồi. Tôi sợ. Tôi chỉ nghĩ rằng, khi đất nước ta có tự do, dân chủ, các bạn sẽ thấy rằng, các bài viết của tôi là rất bình thường, nó thật sự bình thường, không có gì to tát cả. Tôi cũng xin các bạn đừng nặng lời phê phán Báo Gia đình & Xã hội nơi tôi đã làm việc, tôi hiểu và tôn trọng quyết định của lãnh đạo báo. Nếu ở cương vị của họ, có thể tôi cũng phải làm thế. Tôi hiểu là mọi thứ còn chưa bắt đầu. Cầu chúc an lành cho tất cả chúng ta".

Sự kiện nhà báo bị trả thù chỉ vì phản bác TBT đang tiếp tục là một chủ đề nóng đang được loan tải trên các mạng xã hội, đặc biệt là facebook. Mọi nghi vấn đổ dồn về phía ông Nguyễn Phú Trọng cùng với chiêu bài 'lấy ý kiến nhân dân sửa đổi hiến pháp', nhưng những góp ý không theo chủ trương của đảng cộng sản đều bị trả thù.

Trước đó, phát biểu tại Phú Thọ, TBT Nguyễn Phú Trọng cũng đã trịnh thượng lên án những người góp ý, đồng thời đe dọa 'xử lý' những người bị ông ta cho là 'suy thoái'.

Hạt hướng dương chứa chất gây teo não



Kết quả kiểm tra của các cơ quan chức năng Trung Quốc cho thấy có 7 loại hạt hướng dương đã rang chín bán trên thị trường có chất độc hại gây teo não và ung thư.

Theo “Giờ cao điểm tin tức tối” của CCTV lên sóng ngày 22/02 , cơ quan chức năng thành phố Tô Châu (Chiết Giang) đã cho lấy mẫu kiểm tra các loại hạt hướng dương rang được tiêu thụ trên thị trường, kết quả phát hiện 7 loại hạt hướng dương có chất nhôm dễ gây teo não.
 
 7 loại hạt chứa nhôm gây teo não,người dùng kêu gọi không ăn
Còn trên các trang mạng sức khỏe đều đăng tải những thông tin cho thấy người tiêu dùng lo sợ về các loại hạt hướng dương có chất nhôm. Các từ khóa như “bột talc (1 khoáng chất thiên nhiên, thường được dùng nhiều trong công nghiệp để làm chất chống dính khuôn (ép cao su)” được nhiều người tìm kiếm nhất sau khi có kết quả điều tra được công bố. Hạt hướng dương chứa nhôm gây teo não
 
Trên thực tế, để giữ cho hạt hướng dương giòn và giữ được vị thơm ngon lâu hơn, nhà sản xuất đã thêm phèn vào. Phèn này có chứa nhôm mà khi vào cơ thể sẽ rất khó bị đào thải ra ngoài, gây tổn hại cho não, tế bào thần kinh khiến trí nhớ suy giảm….
 
Ngoài ra, để cho hạt hướng dương bóng đẹp, bắt mắt, nhà sản xuất sẽ cho thêm bột talc. Đây là loại bột có chứa chất gây ung thư.

Theo Dân Trí