THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

23 February 2013

Nhiều công an 'dính chàm' sau vụ Dương Chí Dũng bỏ trốn

Hơn 5 tháng sau khi cựu Cục trưởng Hàng hải Dương Chí Dũng bị bắt, nhà chức trách đã xử lý hình sự 6 công an từng công tác tại Hải Phòng vì tình nghi liên quan việc trốn truy nã của nghi can này.
Cục phó cảnh sát bị bắt vì vụ Dương Chí Dũng bỏ trốn'Rút kinh nghiệm vụ ông Dương Chí Dũng bỏ trốn'Vụ cựu Chủ tịch Vinalines bỏ trốn: Xem xét có lộ thông tin điều tra
Ba tháng rời ghế Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) lên làm Cục trưởng Hàng hải, ông Dương Chí Dũng bị nhà chức trách phát hiện có nhiều sai phạm trong quản lý kinh tế khi điều hành Vinalines.
Tháng 5/2012, cơ quan điều tra khởi tố bị can, ra lệnh bắt tạm giam ông Dũng về tội Cố ý làm trái các quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. Tuy nhiên, các quyết định tố tụng đã không thể tống đạt do thời điểm này ông Dũng đột nhiên "biến mất". Lệnh truy nã đặc biệt và lệnh truy nã quốc tế nghi can này được Bộ Công an phát đi.
Dương Chí Dũng trước khi bị bắt. Ảnh: Nhật Minh.
Dương Chí Dũng trước khi bị bắt. Ảnh: Nhật Minh.
Gần một tháng truy tìm cựu Cục trưởng Hàng hải không có kết quả, trả lời chất vấn tại Quốc hội vào trung tuần tháng 6/2012, Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang cho biết đã yêu cầu cơ quan cảnh sát điều tra làm rõ tại sao ông Dũng bỏ trốn, có lộ thông tin điều tra hay không? Thời điểm đó, trước báo giới, trung tướng Phan Văn Vĩnh (Tổng cục trưởng Tổng cục cảnh sát phòng chống tội phạm) khẳng định: "Chưa có tài liệu phản ánh việc lộ thông tin hay việc ông Dũng mất nhiều tiền để được "phím" trước".
Đầu tháng 9/2012, Bộ Công an thông báo đã bắt được nghi can Dương Chí Dũng. Tại buổi họp báo thường kỳ Chính phủ, trả lời về vụ bắt Dương Chí Dũng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam cho biết trong quá trình triển khai chuyên án, Bộ Công an làm chưa chặt nên để ông Dũng kịp bỏ trốn.
Theo tinh thần chỉ đạo "không có vùng đất cấm", "cá nhân nào vi phạm đều sẽ bị xử lý", cơ quan điều tra đã lần ra những người liên quan việc bỏ trốn của ông Dũng.
Đồng Xuân Phong (cựu cán bộ hải quan Hải Phòng), nghi can trốn truy nã trong vụ án buôn lậu từ nhiều năm trước, được coi là đầu mối quan trọng của quá trình điều tra. Nhà chức trách phát hiện Phong đã được ông Vũ Văn Sáu khi còn là Trưởng công an xã An Thọ, huyện An Lão, Hải Phòng viết đơn đề nghị cấp chứng minh nhân dân mang tên giả Hoàng Văn Linh, sinh ngày 16/7/1975, để làm thủ tục cấp hộ chiếu. Phong được cho là đã sử dụng hộ chiếu mang tên giả này để nhiều lần xuất nhập cảnh vào Việt Nam và tổ chức cho nguyên Cục trưởng Hàng hải bỏ trốn.
Một tháng sau, ông Phạm Đình Nghiêng (43 tuổi nguyên phó trưởng công an xã An Thọ) cũng bị khởi tố, bắt tạm giam về hành vi Giả mạo trong công tác. Như sếp của mình, ông Nghiêng được cho là đã gián tiếp giúp Dương Chí Dũng trốn truy nã trong nhiều tháng.
Trong tháng 12/2012 và tháng 1/2013, liên tiếp 3 cán bộ của Công an Hải Phòng bị phát hiện liên quan vụ việc. Với cáo buộc đã tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài, họ bị tước quân tịch, bắt tạm giam. Hai người trong số này thuộc quân số của Phòng cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, nơi em trai Dương Chí Dũng là đại tá Dương Tự Trọng từng có thời gian dài làm lãnh đạo. Họ là nguyên thượng tá Vũ Tiến Sơn (47 tuổi, Phó phòng) và nguyên thiếu úy Nguyễn Trọng Ánh (28 tuổi).
Tuy nhiên, con số 5 công an "dính chàm" trong vụ Dương Chí Dũng chưa dừng ở đó. 5 ngày sau đợt nghỉ Tết nguyên đán Quý Tỵ, hôm 22/2, Bộ Công an thông báo thêm một cán bộ trong ngành bị bắt vì liên quan vụ án "tổ chức đưa người khác trốn đi nước ngoài". Nhiều người bất ngờ khi vị công an thứ 6 trong vụ án lại là đại tá Dương Tự Trọng (52 tuổi) - em ruột ông Dương Chí Dũng. Thời gian này, ông Trọng không còn làm Phó giám đốc Công an Hải Phòng, Thủ trưởng Cơ quan cảnh sát điều tra Công an Hải Phòng mà chuyển về Bộ làm Cục phó Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội.
Hiện nhà chức trách chưa công bố cụ thể sai phạm của ông Trọng, nhưng với việc nhiều cán bộ dưới quyền của ông bị điều tra do giúp Dương Chí Dũng bỏ trốn, nhiều người nghi ngờ vị đại tá hình sự nổi tiếng đất Cảng có thể là mắt xích không thể thiếu trong hành trình trốn truy nã quốc tế của anh trai mình.
Điều 275: Tội tổ chức, cưỡng ép người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép
1. Người nào tổ chức, cưỡng ép người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép, nếu không thuộc trường hợp quy định tại điều 91 của Bộ luật hình sự thì bị phạt tù từ 2 năm đến 7 năm.
2. Phạm tội nhiều lần hoặc gây hậu quả nghiêm trọng hoặc rất nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ 5 năm đến 12 năm.
3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm.
Bích Ngọc

Chuyên đề Mậu Thân - Bài 6



Việt Cộng là ai?

Trần Quốc Việt (Danlambao) dịch - Lệ Xá Tây, Nam Việt Nam, 12 tháng 11, 1969 (AP) - Dưới bóng cây nhiều mấu xù xì bà Phan Thị Dân lặng lẽ khóc chồng. Thỉnh thoảng bà vuốt ve tấm vài nhựa màu xanh đựng thi hài chồng được bó chặc bằng sợi dây ny lon - một vài cái xương, những mẩu vải áo quần còn sót lại, và chiếc sọ lộ rõ hai chiếc răng vàng còn nguyên vẹn. 

"Việt Cộng?" bà đáp lại câu hỏi. "Chúng tôi cùng chung giòng giống, chúng tôi cùng chung màu tóc, chúng tôi cùng chung ngôn ngữ. Nhưng họ vô gia đình, vô tổ quốc, vô tôn giáo. Và giờ đây chúng tôi biết rằng họ còn vô nhân đạo."

Lời phát biểu này không biểu lộ hận thù, càng không biểu lộ nhiều xúc cảm. Bà Dân, cô giáo 45 tuổi, suốt trong 21 tháng trời bà biết chồng bà chắc đã chết, một trong hơn 3.000 người bị các toán hành quyết Việt Cộng sát hại trong trận chiến ở Huế trong cuộc tấn công vào dịp Tết năm ngoái. 

Nhiều người bị chôn sống

Tuần này là lần thứ 14 bà đến nơi những người lao động dính đầy bùn đất vất vả khai quật thi hài và những người tình nguyện trẻ xem xét và phân loại các thi hài một cách cẩn thận và tỉ mỉ để tìm ra những thông tin mà có thể giúp nhận diện các nạn nhân. 

Bà Dân là một trong có lẽ độ 100 người phụ nữ đến từ một quận nằm hơi xa về hướng đông nam thành phố Huế. Trong hàng tháng trời họ đã chờ đợi và theo dõi khi các thi hài được khai quật ở những nơi mà Việt Cộng đã dẫn các nạn nhân đến, rồi giết họ bằng đạn và gậy hay chôn sống họ. 

Bà trở thành người có nhiều kinh nghiệm trong việc nhận diện những xác bị chôn đã lâu.

"Ta có thể biết được xác phụ nữ lớn tuổi nhờ hàm răng và xác của những phụ nữ trẻ nhờ mái tóc dài." bà giải thích. 

Trong trường hợp đàn ông- đa số nạn nhân là đàn ông- việc nhận diện xác khó hơn rất nhiều. Đôi khi giấy căn cước, cái bật lửa hay một đồ vật mang tên nạn nhân nằm trong các hố chôn tập thể. Thông thường hơn hy vọng duy nhất là hàm răng, vụn vải áo quần hay chỉ nhờ linh tính của người vợ hay người mẹ. 

Chồng bà Dân, công chức 50 tuổi, Tôn Thất Lang, là một trong số 150 người ở làng ông bị lùng bắt rồi bị giải đi vào ngày thứ tư của trận chiến. Bà không biết tại sao họ bắt ông.

Tuần qua thi hài của hơn 100 người đã được tìm thấy ở vài địa điểm. Nhiều xác chết nằm chồng lên nhau, chứng tỏ những kẻ hành quyết Việt Cộng đã bắt họ sắp hàng rồi bắn họ hay dùng gậy đánh họ để họ rơi vào những hố mới đào. 

Những thi hài được chất lên chiếc thuyền máy để đưa về trụ sở quận Phú Thứ cách đấy hơn ba cây số. Những thi hài được đặt ở ngoài sân và người ta đọc trên loa bảng liệt kê những vết tích tìm được của mỗi thi hài. 

Hàng chục người, đa phần phụ nữ, chen lấn lên để xem xét thật kỹ các thi hài. Nhưng ít người tìm được dấu tích của người thân.


Nguồn: New York Times 13/11/1969. Tựa đề của người dịch


_________________________________


Dân Làm Báo - Họ tiếp tục hát trên những xác người, chối bỏ tội ác, đổ thừa tội phạm, chà đạp lịch sử để tự vinh danh những kẻ sát nhân lẫn một chế độ sát nhân. Và vì thế những tang thương quá khứ đành phải lật lại vì sự thật của lịch sử:

Cục phó cảnh sát bị bắt vì vụ Dương Chí Dũng bỏ trốn



Ông Dương Tự Trọng (đứng giữa).

Ông Dương Tự Trọng (Cục phó Cục cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội) vừa bị bắt giam do liên quan việc trốn truy nã của anh trai - nguyên cục trưởng Hàng hải Dương Chí Dũng.
Trung tá công an giúp Dương Chí Dũng trốn ra nước ngoài

Ngày 22/2, Bộ Công an phát đi thông báo, Cơ quan An ninh điều tra đã khởi tố bị can với đại tá Dương Tự Trọng (52 tuổi) để điều tra hành vi tổ chức, cưỡng ép người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép theo điều 275 Bộ luật Hình sự.
Sau khi công bố các quyết định tố tụng, Cơ quan An ninh điều tra đã bắt tạm giam ông Trọng.
Đại tá Trọng được cho là "mắt xích" trong đường dây tổ chức cho nguyên cục trưởng Hàng hải Dương Chí Dũng bỏ trốn ra nước ngoài. Ông Trọng là em trai ruột của ông Dũng.
Thời điểm ông Dũng bị truy nã, đại tá Trọng giữ chức vụ Phó giám đốc, Thủ trưởng Cơ quan cảnh sát điều tra Công an Hải Phòng. Sau đó, ông về Hà Nội làm Cục phó Cục cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội. Ông Trọng từng nhiều năm làm Trưởng phòng Cảnh sát hình sự Hải Phòng. Tại đất cảng, ông nổi tiếng là cảnh sát hình sự giỏi, chỉ đạo nhiều chuyên án lớn.
Liên quan việc ông Dũng bỏ trốn, hiện ngoài đại tá Trọng, nhà chức trách đã bắt 5 công an tại Hải Phòng để điều tra các hành vi tổ chức người khác trốn đi nước ngoài, giả mạo trong công tác. Trong số này có ông Vũ Tiến Sơn (47 tuổi, nguyên thượng tá, phó trưởng Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, bị bắt tháng 12/2012), Nguyễn Trọng Ánh (28 tuổi, cán bộ Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, bị bắt tháng 1).
Điều 275: Tội tổ chức, cưỡng ép người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép
1. Người nào tổ chức, cưỡng ép người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép, nếu không thuộc trường hợp quy định tại điều 91 của Bộ luật hình sự thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
2. Phạm tội nhiều lần hoặc gây hậu quả nghiêm trọng hoặc rất nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười hai năm.
3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm.
Hải Hưng - Hà Anh

Bao nhiêu tiền "bốc hơi" khi các ông lớn "dính phốt"?



(Kienthuc.net.vn) - Tuy chỉ là tin đồn thất thiệt, nhưng việc tung tin các ông lớn ngân hàng bị bắt đã ảnh hưởng rất lớn đến thị trường tài chính ngân hàng.

Tin đồn ông Trần Bắc Hà, Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) bị bắt xảy ra vào sáng 21/2 khi chính vị chủ tịch này đang chủ trì cuộc họp triển khai kế hoạch kinh doanh. Tin đồn đã làm náo loạn hệ thống các ngân hàng và các giao dịch tiền tệ, tài chính, chứng khoán.

Chiều 21/2, giá vàng có xu hướng tăng so với sáng. Chiều thu mua ở 44,7 triệu đồng (tăng 300.000 đồng), còn chiều bán là 44,9 triệu (tăng 200.000 đồng). Trong khi đó, tỷ giá đô la sau khi chững lại vào buổi sáng, bất ngờ tăng vọt trở lại vào buổi chiều.

Ông Trần Bắc Hà 
Những tin đồn liên tiếp trong ngày đã khiến thị trường chứng khoán có một ngày khốn đốn. Lình xình phiên sáng, thậm chí tăng nhẹ 0,5 điểm trong đợt khớp lệnh xác định giá mở cửa, nhưng tới lúc đóng cửa ngày 21/2, VN-Index đã giảm hơn 18 điểm, chỉ còn lại 476,73 điểm. HNX-Index cũng lao dốc 3,55 điểm xuống mức 63,45 điểm.

Cụ thể, ngay những phút đầu tiên của phiên giao dịch chiều 21/1, hàng chục mã cổ phiếu lớn đồng loạt bán mạnh. Thống kê trên toàn thị trường cho thấy, có tới 425 mã giảm giá, trong đó 153 mã giảm sàn. Số cổ phiếu tăng giá chỉ 100 mã.

Trên sàn HoSE, các mã bluechips như BVH, REE, HPG, VSH, DIG bị giảm sàn, còn các “đại gia” vốn hóa lớn như MSN, VNM, GAS, VIC, VCB, DPM, FPT, HAG... cũng giảm điểm.

Các cổ phiếu lớn trên sàn HoSe khớp lệnh với khối lượng lớn từ vài trăm nghìn đến hàng triệu cổ phiếu. Sàn HNX ghi nhận sự sụt giảm mạnh của hàng loạt mã như SHB, SCR, VCG, PVL, KLS...

Đây là mức giảm mạnh nhất sau ngày 23/8/2012 (2 ngày sau khi bầu Kiên bị bắt) tới nay.

Theo thống kê trên Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM, đóng cửa phiên giao dịch ngày 21/2/2013, vốn hóa thị trường sàn HSX đã giảm xuống còn 780.122 tỷ đồng từ con số 809.038 tỷ đồng thời điểm đóng cửa phiên 20/2. Như vậy, chỉ sau một ngày, vốn hóa sàn HSX đã lao dốc tới 28.916 tỷ đồng.

Trong khi đó, tại sàn HNX, vốn hóa thị trường cũng giảm mạnh từ 100.833,5 tỷ đồng phiên hôm trước xuống còn 95.960,4 tỷ đồng phiên này, tương ứng mất 4.873,1 tỷ đồng.

Tổng thiệt hại toàn thị trường phiên này lên tới 33.789,1 tỷ đồng (khoảng 1,6 tỷ USD).

Tuy nhiên, trong hôm nay (22/2), thị trường chứng khoán đảo chiều tăng trở lại sau khi những tin đồn thất thiệt ngày hôm qua đã chính thức bị bác bỏ.

VN-Index và HNX-Index cùng tăng hơn 2%. Các cổ phiếu hôm qua bị chất bán giá sàn thì sáng nay đồng loạt tăng mạnh.

Với nhận định của Chủ tịch BIDV thì những kẻ tung tin đồn đã tranh thủ trục lợi thu về ít nhất 500-700 tỷ đồng, trên thị trường chứng khoán cũng xuất hiện 4 mã nghi bị làm giá trong 3 phiên vừa qua.

Quay trở lại vụ việc bầu Kiên (Nguyễn Đức Kiên - nguyên Phó chủ tịch HĐQT, Phó chủ tịch Hội đồng sáng lập Ngân hàng TMCP Á Châu - ACB), bị bắt ngày 21/8/2012, một loạt các lãnh đạo ngân hàng khác như: ông Hồ Hùng Anh - Chủ tịch HĐQT Techcombank và ông Lê Hùng Dũng - Chủ tịch HĐQT Eximbank, ông Trần Xuân Giá, cựu Chủ tịch HĐQT Ngân hàng ACB cũng dính phốt. 

 Bầu Kiên
Những tin đồn này đã ảnh hưởng không ít tới các giao dịch chứng khoán, làm thất thoát một khối lượng tiền lớn. Cụ thể: Trong phiên giao dịch ngày 21/8/2012, VN-Index đóng cửa phiên giảm gần hết biên độ 4,67% xuống còn 416,84 điểm, trong khi HNX mất 5,24% xuống 66,95 điểm. Dữ liệu cuối ngày cho thấy giá trị vốn hoá thị trường trong phiên ngày 21/8 đã mất gần 19.119 tỷ đồng (920 triệu USD).

Tới phiên giao dịch ngày 23/8/2012, thị trường chứng khoán bất ngờ lao dốc mạnh. Lo ngại trước ACB, vốn là một cổ phiếu lớn có tầm ảnh hưởng mạnh tới HNX-Index, nhà đầu tư tháo chạy khỏi tất cả các sàn giao dịch từ sàn Hà Nội, sàn TP.HCM tới UpCom.

Kết thúc phiên giao dịch sáng ngày 23/8, VN-Index giảm 16,66 điểm, tương ứng 4,06%  xuống 393,57 điểm HNX-Index giảm 3,59 điểm, tương ứng 5,55% xuống 61,06 điểm.

Bầu Kiên là người chịu thiệt hại nặng khi gia đình mất gần 300 tỷ đồng. Nhưng bầu Kiên không phải là người mất mát nhiều nhất. Vì bị bắt, bầu Kiên đã “thổi bay” 1.456,2 tỷ đồng của 5 đại gia giàu nhất sàn chứng khoán Việt.

Giá vàng tại Việt Nam tăng mạnh sau vụ bắt giam Bầu Kiên, vì người tiêu dùng cho rằng giữ vàng an toàn hơn là giữ tiền tại các ngân hàng. Các ngân hàng cũng phải mua thêm vàng để giao cho những người ký thác bằng vàng bây giờ muốn rút ra khỏi ngân hàng. 

Với hệ lụy từ tin đồn, nhà đầu tư bị “đánh cắp” khối tài sản không hề nhỏ trên sàn chứng khoán. Những hoạt động giao dịch tiền tệ trong các ngân hàng bị xáo trộn, người dân ồ ạt đi rút tiền, trong khi đó, giá vàng cùng với giá đô la lại tăng lên. 

Nhưng những ngày sau đó, với sự can thiệp của Nhà nước, mọi hoạt động giao dịch tiền tệ chứng khoán lại trở lại bình thường. Nhưng số tiền "khủng" đã mất đi do những tin đồn này không thể không khiến những nhà kinh doanh không đau lòng.
Nguyên Đa

Bắt Đại tá Dương Tự Trọng - em trai Dương Chí Dũng



Bộ Công an đã công bố quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Đại tá Dương Tự Trọng - em trai Dương Chí Dũng.

Sáng nay, Bộ Công an đã công bố quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Đại tá Dương Tự Trọng, Cục phó Cục Cảnh sát Quản lí Hành chính về Trật tự Xã hội (Bộ Công an).

Ngay sau khi công bố quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, Cơ quan An ninh Điều tra, Bộ Công an ngay lập tức thực hiện lệnh bắt tạm giam đối với Đại tá Dương Tự Trọng (51 tuổi). Đại tá Trọng bị khởi tố về hành vi "Tổ chức người khác trốn đi nước ngoài" được qui định tại Điều 275, Bộ Luật Hình sự.

Cơ quan an ninh điều tra xác định Đại tá Dương Tự Trọng là một mắt xích quan trọng trong đường dây tổ chức cho nguyên Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam Dương Chí Dũng bỏ trốn.
Đại tá Dương Tự Trọng.
Ông Dương Tự Trọng là em trai ruột ông Dương Chí Dũng và là con trai thứ hai trong một gia đình có 5 người con. Ông Trọng quê ở Hải Dương, sinh ra và lớn lên ở TP Hải Phòng trong một gia đình có truyền thống cách mạng với nhiều người cống hiến cả cuộc đời cho ngành công an Việt Nam.

Sau khi tốt nghiệp Đại học Bách khoa, ông Dương Tự Trọng gia nhập lực lượng công an và công tác tại công an TP Hải Phòng đến chức Phó Giám đốc. Ông Trọng nổi tiếng đất Cảng là một cán bộ cảnh sát hình sự và là người chỉ đạo nhiều chuyên án, vụ án lớn triệt phá các băng ổ nhóm giang hồ...

Thời điểm ông Dương Chí Dũng bỏ trốn, Đại tá Dương Tự Trọng giữ chức vụ Phó Giám đốc, Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát Điều tra, Công an TP Hải Phòng. Sau đó vài tháng, lãnh đạo Bộ Công an quyết định điều động Đại tá Dương Tự Trọng lên Hà Nội làm Cục phó Cục Cảnh sát Quản lí Hành chính về Trật tự Xã hội.

Việc khởi tố Đại tá Dương Tự Trọng sẽ giúp cơ quan điều tra làm sáng tỏ một số nghi án liên quan đến một vài quan chức đã tham gia tổ chức cho ông Dương Chí Dũng bỏ trốn.

Trước đó, Cơ quan An ninh Điều tra, Bộ Công an cũng đã khởi tố và bắt giam Thượng tá Vũ Tiến Sơn (47 tuổi, nguyên Phó Trưởng phòng Cảnh sát Điều tra tội phạm Hình sự, CATP Hải Phòng), Vũ Văn Sáu (44 tuổi, Trưởng Công an xã An Thọ, huyện An Lão, Hải Phòng), Phạm Đình Nghiên (43 tuổi, Phó trưởng Công an xã An Thọ), Hà Trọng Tuấn (48 tuổi, ở đường Lê Lợi, quận Ngô Quyền, Hải Phòng), Trung tá Hoàng Văn Thắng (43 tuổi, Đội trưởng thuộc Phòng Cảnh sát Môi trường, Công an TP Hải Phòng), Thiếu uý Nguyễn Trọng Ánh (cán bộ Phòng Cảnh sát Điều tra tội phạm Hình sự, Công an TP Hải Phòng) và hiện truy nã gắt gao Đồng Xuân Phong (nguyên cán bộ Cục Hải quan Hải Phòng).

Đại tá Dương Tự Trọng là người thứ 8 đã bị khởi tố, bắt giam trong đường dây tổ chức cho ông Dương Chí Dũng bỏ trốn.
Trước đó, em rể ông Dương Chí Dũng và Đại tá Dương Tự Trọng là Đại tá Nguyễn Bình Kiên, Phó Giám đốc Công an TP Hải Phòng vừa bị khai trừ Đảng vì vi phạm nghiêm trọng qui định công tác nghiệp vụ của ngành công an và xâm phạm quyền tự do cá nhân của công dân...

Theo TienPhong

“Văn hóa treo đèn lồng không phải của người Việt”



(Kienthuc.net.vn) - Theo giáo sư Trần Lâm Biền, văn hóa treo đèn lồng không phải của người Việt. Do đó, ông không khuyến khích việc làm này trong dịp lễ tết của Việt Nam. 

Bản sắc Tết Việt Nam khác Tết Trung Quốc

Trong dịp Tết vừa qua, một số báo chí đưa câu chuyện một Tổng lãnh sự quán một nước châu Âu đóng tại TP HCM gửi thiệp chúc Tết cho các nhà báo với dòng chữ Happy Chinese new year (Chúc mừng Tết Trung Quốc). Một số du khách, người dân các nước trên thế giới cũng vẫn gọi Tết Nguyên đán của Việt Nam là “Chinese new year”... Lỗi này do đâu?

Trao đổi với Kiến Thức, nhà nghiên cứu văn hóa, giáo sư Trần Lâm Biền cho rằng sự nhầm lẫn Tết Nguyên đán của người Việt là “Tết của Trung Quốc” không hoàn toàn là sự hiểu lầm vô ý vì thực tế Tết Nguyên đán của ta là ảnh hưởng từ niên lịch của Trung Quốc. Thế nhưng, cái Tết đó đã được người Việt Việt hóa với cách ứng xử khác, phong tục khác và trở thành Tết của người Việt Nam. 

“Người Việt Nam có Tết khác là Tết đón mưa như của người Đông Nam Á nhưng đến khi bị Trung Quốc xâm lược, đất Việt Nam đã lấy Tết Nguyên đán làm Tết của mình. Tuy cùng một thời điểm nhưng cách ứng xử với cái Tết của người Việt Nam hoàn toàn khác với Tết của Trung Quốc nên nó trở thành Tết của người Việt Nam với những nét đặc trưng riêng” - ông Biền cho biết. 

 Bao lì xì Trung Quốc tràn ngập thị trường Việt Nam dịp Tết. (Ảnh minh họa)

Cũng theo nhà nghiên cứu Trần Lâm Biền, Trung Quốc là một nước khổng lồ, là trung tâm văn minh của nhân loại nên việc các nước xung quanh chịu ảnh hưởng nền văn hóa của nước này là bình thường, nhất là nước Việt Nam từng có 1000 năm Bắc thuộc. Điều này, không ảnh hưởng đến tâm hồn người Việt bởi người Việt đã chấp nhận thời điểm khởi đầu của một năm như vậy nhưng họ ứng xử xử theo cách riêng để nó đúng là cái Tết của người Việt Nam. Việc một số du khách, người dân, thậm chí những người ở các nước trên thế giới làm việc tại Việt Nam còn hiểu Tết Nguyên đán của người Việt là “Chinese new year” là do họ chưa hiểu đầy đủ về nguồn gốc, đặc trưng của Tết Việt Nam. Theo đó, các cơ quan ngoại giao, cơ quan liên quan phải có trách nhiệm nói rõ vấn đề này cho người nước ngoài hiểu. 

“Văn hóa treo đèn lồng không phải của người Việt”

Cũng trong dịp Tết Nguyên Đán, người dân một số địa phương vô tình mua phải loại đèn lồng Trung Quốc có chữ “Tam Sa” về treo. Tuy nhiên, ngay sau khi biết thông tin này, họ đã không sử dụng loại đèn lồng này hoặc dán cờ đỏ sao vàng lên đèn để trang trí.

Nhiều nhà văn hóa, lịch sử rất phẫn nộ trước việc Trung Quốc đưa đèn lồng in dòng chữ “Tam Sa” vào Việt Nam. Theo nhà sử học Lê Văn Lan, phía Trung Quốc đã và đang dùng mọi hành vi tinh vi, thâm hiểm với Việt Nam. “Việc in bản đồ có hình lưỡi bò hay những dòng chữ “Tam Sa” hay “Nam Sa” trên bản đồ, hàng hóa tuy nhỏ nhưng là việc làm thâm độc bởi nếu để lâu, nó dễ mặc định như một điều tất yếu. Đây là thủ đoạn thâm độc nhằm phá hoại một cách cố ý”, giáo sư Lan bức xúc.

Còn theo nhà nghiên cứu văn hóa Trần Lâm Biền, những người làm quản lý cần phải có trách nhiệm hơn trong công tác tuyên truyền, kiểm soát hàng hóa nước ngoài vào Việt Nam. Người dân không có lỗi trong chuyện này bởi khi chưa có thông tin khuyến cáo về sự độc hại, họ thấy bán thì dùng. 

Đèn lồng được người dân dán cờ đỏ sao vàng ở khu dân cư Quán Toan, quận Hồng Bàng, Hải Phòng. Ảnh: Internet
Tuy nhiên, ông Biền cho biết, văn hóa treo đèn lồng không phải của người Việt Nam nên những người hiểu biết sẽ không thích thú với việc này. 

“Tôi không khuyến khích việc người dân treo đèn lồng dịp Tết bởi nó chắc chắn không phải văn hóa Việt Nam. Cái gì đó mà nó cứ thẩm thấu dần, trở thành thói quen sẽ ảnh hưởng đến tinh thần dân tộc, hoàn toàn không tốt. 

Sở dĩ, vùng từ Quảng Nam trở vào sử dụng đèn lồng nhiều trong dịp lễ tết là do trước đây có người Minh Hương - người Trung Hoa lưu lạc sống. Sau này, nhóm người này thành người Việt nhưng vẫn giữ lại những tác phong của người phong kiến. 

Người Việt Nam có tinh thần đoàn kết, lòng tự tôn dân tộc rất cao nên khi biết rằng, cái đó là kế thừa của người Trung Hoa, họ sẽ chấp nhận và từ bỏ nhưng cần phải có cái gì khác thay thế. Điều này, đòi hỏi các cơ quan chức năng phải nghĩ tới trước và định ra được cái gì thay thế”, nhà văn hóa Trần Lâm Biền phân tích.

Để đưa ra một hình thức thay thế cho những cái gỡ bỏ, ông Biền cho rằng, không thể lấy ý kiến chủ quan của một cá nhân để áp đặt mà phải có sự chỉ đạo của Bộ văn hóa, phải tập hợp các nhà nghiên cứu lại, đưa ra các ý kiến, thảo luận rồi mới đưa ra một hình thức phù hợp nhất.

TS Nguyễn Mạnh Hùng, Giám đốc Công ty Thái Hà Book cũng không ủng hộ việc treo đèn lồng của Trung Quốc. "Chúng ta phải tự sản xuất đèn lồng của người Việt, treo đèn lồng của người Việt chứ nếu không sẽ tự biến thành của nguời Trung Quốc" - ông Hùng nói.

Không nên dùng cái gì mình không biết

Không chỉ đèn lồng, trong dịp Tết Nguyên Đán, bao lì xì của Trung Quốc cũng xuất hiện nhan nhản trên thị trường Việt Nam. Tuy chưa phát hiện ra điểm bất thường của những dòng chữ in trên vỏ bao nhưng nhiều ý kiến cho rằng không nên dùng chúng để thể hiện sự tự tôn của dân tộc. 

Theo nhà nghiên cứu Trần Lâm Biền, việc dùng bao lì xì dịp Tết cũng là ảnh hưởng của người Trung Quốc nhưng người Việt đã chuyển hóa thành của người Việt. Do sự tác động, phát triển của kinh tế thị trường nên bao lì xì bây giờ cũng khác ngày xưa nhiều. Điều này phù hợp với sự phát triển của xã hội và tiện lợi cho người dân nhưng cần đẩy mạnh chất lượng sản phẩm sản xuất trong nước để đẩy hàng của Trung Quốc ra khỏi thị trường Việt Nam.

“Ngày tôi còn bé, người lớn thường dùng giấy màu đỏ gấp đồng tiền nhỏ vào đó thể hiện năm mới hạnh phúc, may mắn. Những chiếc bao lì xì được in ấn, đóng gấp đẹp đẽ trong thời kỳ kinh tế thị trường mới có và nó thể hiện sự tiện lợi. Nếu có tổ chức nào trong nước mà sản xuất được mặt hàng này thì không có vấn đề gì. Người Việt sẵn sàng dùng thôi nhưng khi in ấn phải đẹp, hấp dẫn”, ông Biền nói.

Để chống lại sự lấn át của bao lì xì Trung Quốc, tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng, Giám đốc Công ty Thái Hà Book đã phát động phong trào dùng bao lì xì thuần Việt trong dịp Tết Nguyên đán vừa qua. 

Ông Hùng cho biết, việc dùng những sản phẩm của nước ngoài, in chữ nước ngoài mà mình không hiểu rất nguy hiểm. Do không biết, nên có thể vô tình bị đối tượng xấu nào đó lợi dụng. Vì thế, ông đã phát động mọi người dùng bao lì xì thuần Việt để kêu gọi mọi người quay về cái gốc văn hóa tinh túy của người Việt Nam.

“Những sản phẩm sản xuất ở nước ngoài, in chữ nước ngoài nếu ta không hiểu rõ thì không nên dùng bởi nó rất nguy hiểm đối với sức khỏe con người cũng như nền văn hóa, kinh tế của đất nước.

Người Việt Nam có 4000 năm lịch sử, văn hóa Việt Nam rất đáng trân trọng nên mình không nên dùng cái gì của người khác trong khi mình có. Người Việt dùng hàng Việt là thể hiện tinh thần yêu nước, tự hào dân tộc và ủng hộ các doanh nghiệp trong nước. 

Người Việt, không phải ai cũng nghèo, ai cũng ham rẻ, ham hàng lậu nhưng muốn thay đổi tư duy của người dân cả nước thì phải có thời gian, phải làm từng bước. Khi có ai đó phân tích thấy rõ được cái đúng cái sai… người dân ắt sẽ thay đổi dần dần”, ông Hùng nói.

Cũng theo ông Hùng, muốn toàn dân có ý thức dùng hàng Việt, trước tiên phải tác động thay đổi tư duy những người đứng đầu các địa phương, các doanh nghiệp. Người dân có thể không biết nhưng khi lãnh đạo nhận thức đúng thì họ sẽ làm cho những người dân ở hiểu và thay đổi. Có thể thời gian đầu chỉ một vài tỉnh nhưng 5-10 năm sau người dân cả nước sẽ thay đổi

Khánh Tường