THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

02 February 2013

Ngán ngại thực phẩm tết không bao bì, không rõ nguồn gốc

(TNO) Hiện nay, hầu hết các loại thực phẩm tết (bánh, mứt, các loại khô, dưa hành, củ kiệu,…) đã có mặt đầy đủ tại các chợ TP.HCM. Tuy nhiên, nhiều hàng hóa không có bao bì, nhãn mác, nguồn gốc khiến người tiêu dùng nghi ngại và kén mua.
Ghi nhận tại các chợ Bình Tây (Q.6), Phạm Văn Hai (Q.Tân Bình), Bà Chiểu (Q.Bình Thạnh) cho thấy, hầu hết các loại mứt tết, các loại hạt (dưa, bí, hướng dương,…) và khô (bò, mực,…) đều chỉ được đựng trong các bao lớn (bao xá) và được chiết lẻ ra bán cho người mua.
 

Hầu hết các loại mứt tết, các loại hạt và khô tại các chợ đều chỉ được đựng trong các bao lớn (bao xá) và chiết lẻ ra bán khiến người mua dè dặt
Khi được hỏi về cơ sở sản xuất, ngày sản xuất, hạn sử dụng cũng như các tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) của sản phẩm, một tiểu thương sạp mứt ở chợ Bình Tây cho biết, mứt ở đây do cơ sở gia truyền sản xuất thủ công nên “đảm bảo ngon và hợp vệ sinh”.
“Mua về nhà ăn thì cần hộp, bao bì làm gì em? Chỉ mắc công tốn thêm tiền hộp. Muốn có hộp thì chị lấy hộp bỏ vô cho!”, một tiểu thương tại chợ Phạm Văn Hai (Q.Tân Bình), giải thích khi được hỏi về bao bì và nhãn mác, thông tin sản phẩm.
Nói xong, chị tiểu thương lấy ra một hộp nhựa trong và kèm theo nhãn “Chúc mừng năm mới” hỏi khách có muốn lấy không.
Trong khi đó, theo ghi nhận của phóng viên Thanh Niên Online, tình hình mua sắm tết tại các chợ hiện giờ khá bình lặng. Nhiều người chỉ đi coi, hỏi giá, hỏi hàng ở đâu để tham khảo chứ không mua.
 
Người mua dè dặt với thực phẩm chỉ có đóng bao xá
Chị Lê Xuân Thu (ngụ đường Nguyễn Tri Phương, Q.10), ngần ngại: “Nghe báo chí nói nhiều về các cơ sở xài phẩm màu, hóa chất độc hại làm mứt nên giờ cũng thấy ớn ớn! Chắc kiếm loại hàng nào của công ty lớn, có uy tín, hoặc vào siêu thị mua cho chắc”.
Bên cạnh đó, các loại củ kiệu, dưa món, lạp xưởng, giò chả cũng đã phong phú, được bày bán đầy các chợ. Tuy nhiên, một số bà nội trợ cho biết họ sợ các loại thực phẩm này có hóa chất, không đảm bảo vệ sinh.
“Chắc tui mua kiệu về tự làm một ít ăn lấy vị mấy ngày tết thôi, chứ giờ nhìn hàng cũng không biết chất lượng ra sao mà lần”, chị Thu Nga (ngụ đường Cách Mạng Tháng 8, Q.Tân Bình) cho biết sau khi đi dạo một vòng chợ Phạm Văn Hai.
Một số bà nội trợ khác thì lại chọn phương án đặt các thực phẩm ăn tết trực tiếp tại cơ sở sản xuất, người quen mà mình biết nơi, biết chỗ, cho an toàn.
Trước tâm lý đó của người tiêu dùng, nhiều hàng hóa tại chợ vẫn được đóng hộp, nhãn mác để… đối phó. Có sản phẩm chỉ có tên hiệu, có sản phẩm lại thiếu ngày sản xuất/hạn sử dụng, có sản phẩm thì tên và thành phần lại không trùng nhau…
 
Lạp xưởng, khô bò, khô mực không bao bì nhãn mác được "phơi" bán tại chợ Bình Tây
Trong khi đó, theo đánh giá của Chi cục ATVSTP TP.HCM, đa phần các trường hợp vi phạm ATVSTP đều rơi vào các cơ sở sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ, làm thủ công và có tính thời vụ chỉ mở ra làm vào dịp tết. Đáng lo ngại là các loại bánh mứt sản xuất thủ công này chiếm thị phần rất lớn trên thị trường.
Vừa qua, Bộ Y tế đã có công điện gửi các sở y tế, ban chỉ đạo liên ngành ATVSTP các tỉnh, thành đề nghị tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền các văn bản quy phạm pháp luật, kiến thức về ATVSTP, nâng cao nhận thức của người sản xuất, kinh doanh, người tiêu dùng trong việc bảo đảm ATVSTP. Kiên quyết tẩy chay các cơ sở thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, các sản phẩm, thực phẩm ô nhiễm, biến chất, không bảo đảm an toàn.
Đồng thời, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương tăng cường thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm ATVSTP, đặc biệt tập trung vào mặt hàng tiêu thụ nhiều trong dịp tết như: rượu, bia, mứt, bánh kẹo, thịt gia súc, gia cầm và các sản phẩm từ thịt, hoa quả, phụ gia thực phẩm.
Nguyên Mi

Lỗi đánh máy khi ra viện, cụ ông 'thai 16 tuần'


Ông Tính ngụ tại huyện Đức Hòa, tỉnh Long An, nhập viện đa khoa Củ Chi ngày 11/1, 5 ngày sau xuất viện. Vài ngày sau, gia đình nhận được điện thoại xin lỗi từ bệnh viện, thông báo đã có sự nhầm lẫn ở phần ghi chẩn đoán trên Giấy ra viện của bệnh nhân Tính. Khi đó gia đình mới kiểm tra giấy tờ, phát hiện ông Tính được chẩn đoán "chấn thương cột sống thắt lưng/thai 16 tuần".

Do sơ suất đánh máy của bộ phận hành chính, ông Nguyễn Văn Tính 73 tuổi rời Bệnh viện đa khoa khu vực Củ Chi, TP HCM, với giấy ra viện ghi "chấn thương cột sống thắt lưng/thai 16 tuần".  
Anh Nguyễn Văn Ké (con trai cụ Tính) cho biết, khi bố mình xuất viện gia đình không để ý đến sự nhầm lẫn này nên vẫn ký tên, cho đến khi bệnh viện có thông báo mới biết.
Bối rối của người nhà 'cụ ông dính bầu’ ở Long An
Giấy ra viện của ông Tính. 
 
"Sự cố này cũng không có gì nghiêm trọng. Hiện tại, sức khỏe của ông đã ổn định, dự định một hai ngày tới sẽ đưa bố lên Bệnh viện đa khoa khu vực Củ Chi để khám lại", anh Ké nói.
 
Bác sĩ Nguyễn Minh Cang - Trưởng khoa điều trị Bệnh viện đa khoa khu vực Củ Chi giải thích, nguyên nhân sự nhầm lẫn là do khâu đánh máy của bộ phận hành chính, trong quá trình ký nhận cũng không có sự rà soát kỹ. Khi phát hiện sự việc, bệnh viện cũng chủ động gọi điện thoại thông báo đến gia đình bệnh nhân ngay.
 
Theo bác sĩ Cang, bệnh nhân nhập viện được chẩn đoán bị chấn thương cột sống, sau khi điều trị cũng đã hẹn tái khám. Khi làm thủ tục ra viện thì phòng hành chính lại nhầm với một bệnh nhân nữ cũng bị bệnh chấn thương cột sống và mang thai 16 tuần.
 
Bác sĩ Nguyễn Minh Thành, Giám đốc bệnh viện đã gửi lời xin lỗi tới gia đình. Ngày 1/2, lãnh đạo bệnh viện đã họp, kiểm điểm và rút kinh nghiệm các y bác sĩ có liên quan.
 
Theo VTC

Chợ Tết ông Táo: Rau xanh giảm giá, thực phẩm đắt thêm



Một ngày trước lễ cũng ông Táo 23 tháng Chạp, sức mua tại Hà Nội và TP HCM vẫn chưa yếu, nhưng giá các loại thực phẩm tươi sống tiếp tục tăng. Riêng rau xanh chững giá, thậm chí giảm.
Siêu thị tăng giờ bán hàng phục vụ Tết

Tại Hà Nội, các chợ như Nguyễn Công Trứ (Hai Bà Trưng), Vĩnh Tuy (Hoàng Mai), Khương Đình (Thanh Xuân), giá thịt gà lông dao động từ 140.000 đến 160.000 đồng một kg. Gà công nghiệp rẻ hơn khoảng 70.000 kg. Cá chép to khoảng 60.000 một kg. Tại các chợ lớn hơn như Thái Hà, Châu Long - nơi chuyên bán gà làm sẵn - giá khoảng 200.000 đồng một kg.
Ảnh: Anh Quân
Thịt bò tăng 20.000 -30.000 đồng mỗi kg. Ảnh: Anh Quân
So với ngày thường, giá thịt lợn tăng khoảng 10.000-20.000 đồng một kg tùy khu vực, thịt thăn tại các chợ nhỏ như Khương Đình, Khương Trung, khoảng 100.000- 110.000 đồng mỗi kg nhưng ở một số chợ lớn như chợ Mơ, chợ Hôm Đức Viên hay chợ Châu Long, giá nhỉnh hơn khoảng 10%.
Thịt bò tại nhiều chợ sáng nay tăng mạnh, có nơi tăng thêm 20.000 – 30.0000 đồng mỗi kg lên 240.000 – 260.000 đồng. Riêng thịt bò thăn có cửa hàng “hét” giá tới 280.000 đồng.
Một số mặt hàng hoa quả cũng tăng giá nhẹ như cam canh hôm qua 40.000 đồng mỗi kg hôm nay lên 50.000 đồng. Xoài xanh Thái từ 35.000 đồng lên 45.000 đồng mỗi kg.
Bà Bảy (90 Võ Thị Sáu, Hà Nội) cho hay giá các loại thịt lợn, thịt bò bắt đầu tăng từ trước đó một ngày. Bà nội trợ này cho biết dù giá đắt hơn nhưng vì cuối tuần nhiều gia đình cúng lễ sớm nên vẫn phải đi chợ thật sớm mới còn thực phẩm ngon.
Ngoài ra, một số thực phẩm khô đã bắt đầu tăng giá. Nấm hương giá khoảng 350.000 đồng một kg (tăng khoảng 20.000 đồng), mộc nhĩ cũng được bán với giá đắt hơn ngày thường, khoảng 200.000 đồng mỗi kg. Theo các tiểu thương, giá thực phẩm khô sẽ tăng mạnh từ nay đến ngày 25 Tết.
Giá các mặt hàng tươi sống tại TP HCM cũng tăng nhẹ. Tôm bạc tăng giá từ 180.000 lên 190.000 đồng một kg. Cá thu tuần trước 160.000, nay lên 180.000 đồng một kg. Cá chép lớn 70.000 đồng lên 85.000 đồng một kg. Cá chép nhỏ để phục vụ cúng ông Công ông Táo dao động từ 15.000-25.000 đồng một con, tăng 5.000 đồng so với năm ngoái.
Giá thịt gà tại các khu chợ truyền thống tiếp tục nhích lên 2.000 đồng một kg đối với gà công nghiệp và 10.000 đồng đối với gà ta đặc biệt là gà cúng. Gà công nghiệp đang ở mức 50.000 đồng một kg, gà ta giá 130.000 đồng một kg.
Rau xanh tại Hà Nội và TP HCM chững giá. Ảnh: Thi Hà
Trong khi đó, giá rau xanh giữ nguyên so với ngày thường. Tại chợ Khương Đình, các mặt hàng rau xanh như su hào, su su, rau cần vẫn giữ giá. Đơn cử, su hào củ to 4.000 đồng - 5000 đồng mỗi củ, hoa lơ xanh từ 8.000 đến 10.000 một cây.
Chị Nhung, tiểu thương bán rau trên phố Trung Liệt cho biết thời gian này thời tiết nồm nên rau xanh giữ giá. “Giá thậm chí còn rẻ hơn cả thời điểm trời rét đậm vừa qua”, chị Nhung so sánh.
Theo phản ánh của các tiểu thương, những ngày cận Tết năm nay giá thực phẩm vẫn tăng nhưng sức bán không mạnh như năm ngoái. Chị Vân, một tiểu thương kinh doanh gà tại chợ Vĩnh Tuy cho biết, năm nay kinh doanh không “sướng” bằng năm ngoái. “Mọi năm tầm gần ngày ông Công, ông Táo, có ngày tôi bán được hơn 100 con gà thì năm nay chỉ tiêu thụ được khoảng 60-70 con”, chị chia sẻ.
Một ngày trước 23 tháng Chạp, cảnh mua bán tại các cửa hàng cá chép vàng khá trầm lắng. Tại các chợ nhỏ, cá chép khoảng 30.000 đồng một bộ 3 con, trong khi đó, chợ lớn, giá khoảng 40.000 đồng. Chị Dung (chợ Thái Hà, Hà Nội) cho biết, đầu giờ sáng còn nói thách 50.000 đồng một bộ nhưng thấy tình hình ế ẩm nên tôi nói luôn giá 30.000 đồng mà vẫn chưa hết hàng.
Tại TP HCM, đồ vàng mã năm nay có thêm sản phẩm cá chép vàng, giá 3.000 đồng một con. Bộ 3 mũ và 2 cá chép vàng lớn giá 70.000 đồng một bịch. Ở chợ Bà Chiểu (quận Bình Thạnh), Phạm Văn Hai (quận Tân Bình), Văn Thánh (quận Bình Thạnh), Thái Bình (quận 1), giá vàng mã tăng 5%. Bộ 3 mũ dành cho ông Công ông Táo có giá dao động từ 35.000 đến 45.000 đồng. Thèo lèo thường đứng giá ở mức 5.000 đồng một bịch, thèo lèo cao cấp 30.000 đồng một bịch. Bộ giấy tiền vàng có giá 10.000 đồng một bịch, tăng 2.000 đồng.
Theo các tiểu thương ở TP HCM, năm nay sức mua yếu hơn so với mọi năm, người tiêu dùng mua với số lượng ít nên hàng hóa chỉ tăng nhẹ. Chị Linh, tiểu thương chợ Bà Chiều chia sẻ: “Năm nay, nhân viên ở các công ty than vãn lương thưởng ít, có nơi tháng thứ 13 còn chẳng có có chứ lấy đâu ra tiền mua mua sắm nên sức mua chán lắm”.
Theo ban quản lý chợ Bà Chiểu, sức mua năm nay quá kém, thực phẩm tươi sống cũng như thực phẩm khô vẫn ế ẩm. Dự báo giá sẽ không tăng trong tuần tới.
Ông Văn Đức Mười, Chủ tịch Hội lương thực thực phẩm TP HCM cho hay đến thời điểm này sức mua vẫn ì ạch, chỉ tăng 30% so với ngày bình thường. Dự đoán sức mua sẽ tập trung vào những ngày cận Tết, do vậy nhiều cửa hàng sẽ đóng cửa trễ hơn so với năm trước.
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Việt Nam kỹ nghệ súc sản (Vissan) dự định 12h trưa ngày 29 tháng chạp đóng cửa nhưng giờ đã chuyển sang 17h chiều.
Bà Nguyễn Thanh Hà, Phó giám đốc Công ty quản lý và kinh doanh chợ đầu mối chợ đầu mối nông sản Thủ Đức chia sẻ, bắt đầu từ 23 tháng chạp trở đi hàng về liên tục, nếu sức mua yếu tiểu thương sẽ ngưng nhập hàng. Bà Hà dự báo một số mặt hàng rau quả sẽ tiếp tục giảm giá vì ít người mua. Tuy nhiên, theo chuỗi cung cầu, trường hợp nếu cầu nhiều hơn cung, khi ấy cung cầu mất cân đối, giá sẽ tăng mạnh trở lại, còn nếu cung nhiều hơn cầu thì toàn bộ các mặt hàng sẽ tiếp tục giảm.
“Do diễn biến sức mua của người dân rập rình nên tiểu thương khó dự đoán được lượng hàng cung ứng cho thị trường. Năm ngoái, tiều thương dự trữ hàng hóa rất nhiều nhưng sức mua quá yếu nên hàng tồn lớn. Năm nay, họ rút kinh nghiệm nên lưu lượng hàng hóa có tập trung nhưng không cao bằng năm ngoái. Những ngày cận Tết nếu sức mua tăng lên thì giá hàng hóa có thể sẽ tăng mạnh để phản ứng lại với sức mua” bà Hà lo lắng.
Còn theo ông Nguyễn Đăng Phú, Phó giám đốc Công ty quản lý và kinh doanh chợ Bình Điền, sức mua có tăng hơn nhưng lượng hàng vẫn ổn định, một số mặt hàng khô có tăng giá nhưng nếu so với cung kỳ thì thấp hơn do sức mua giảm. Dự báo trong tuần tới sức mua và nguồn hàng tăng lên. Lượng trái cây và rau sẽ tăng 100%, thịt cá tăng 50-70%.
Sở Công Thương Hà Nội cho biết, Sở đã chỉ đạo các doanh nghiệp trên địa bàn chuẩn bị lượng hàng hóa phục vụ Tết, tập trung vào nhóm hàng thiết yếu. Các mặt hàng như thịt lợn, thịt gà, trứng gia cầm, thủy hải sản, thực phẩm chế biến, rau củ tăng 20-25% so với Tết 2012 nên giá cả sẽ bình ổn. Lãnh đạo Sở Công Thương cho hay, để đảm bảo lượng hàng hóa phục vụ thị trường dịp Tết Nguyên đán, Sở Công Thương đã chỉ đạo các doanh nghiệp khai thác hàng hóa từ các tỉnh đưa về Hà Nội tiêu thụ, tập trung vào một số mặt hàng có biến động mạnh trong dịp Tết như: thịt lợn, thịt gà, rau củ quả, trứng gia cầm.
Trước đó, Thành phố cũng có công điện khẩn yêu cầu sở ngành phải theo dõi sát tình hình giá cả, thị trường các mặt hàng thiết yếu như nhiên liệu, lương thực, thực phẩm, rau quả tránh hành vi đầu cơ gây mất cân đối cung cầu.
Trâm Anh - Bách Hợp - Thi Hà

PICS : Những hình ảnh 'cực độc' chỉ có ở VN



Biển cấm sai chính tả, đội mũ bảo hiểm cả khi chuẩn bị lên lẫn khi ngồi trên máy bay...
Những đôi dép 'độc nhất vô nhị'Những phát minh tạm bợ (Phần 2)/ Ảnh vui về mối quan hệ giữa chó với mèo

Biển chỉ dẫn mới.
Sai chính tả.
Dù là chưa lên máy bay hoặc đã yên vị thì cũng nên đội mũ bảo hiểm.
Loại lá mới?
Tốt nhất là nên chú ý đến quy định.
Tận dụng làm cọc giữ chó luôn.
Hôm nay nghỉ nhé.
Nhạy cảm thế ai dám góp ý.
Đọc sao viết thế.
(Nhóm độc giả sưu tầm)

Bắt cóc học sinh ngay trước cổng trường giờ tan học



(Kienthuc.net.vn) - Ngay trước cổng trường tiểu học Lê Văn Việt (Q9 - TP. HCM), vào giờ tan học, bất chấp sự có mặt của nhiều người, hai phụ nữ đã khống chế, bịt miệng một em học sinh đưa đi để lột vàng.

Sáng ngày 2/2, cô Phạm Ngọc Lan, hiệu trưởng trường tiểu học Lê Văn Việt, phường Tăng Nhơn Phú A, quận 9-TPHCM xác nhận với PV báo điện tử Kiến Thức: tại trường tiểu học này vừa xảy ra một vụ 2 đối tượng đến cổng trường giờ tan học rồi bịt miệng, khống chế đưa một em học sinh lớp 3 lên xe chở đi để lột 2 chiếc bông vàng đeo tai rồi bỏ lại giữa đường.
Trường tiểu học Lê Văn Việt, nơi xảy ra vụ khống chế chở học sinh đi lột vàng
Vụ việc xảy ra vào lúc 16h45 ngày 17/1 tại trước cổng trường tiểu học Lê Văn Việt, đường Man Thiện, quận 9. Vào thời gian trên cũng như mọi ngày, em Lê Hoàng Gia B (học sinh lớp 3/1) tan trường và tự đi về nhà (cách trường chỉ vài trăm mét).

Tuy nhiên khi vừa bước ra khỏi cổng và dù tại khu vực này có rất nhiều phụ huynh đến đón con em cũng như ngôi trường gần khu chợ, bưu điện, các trường Đại học…đông đúc người qua lại nhưng 2 phụ nữ đi trên chiếc Wave màu đỏ, mặt bịt kín khẩu trang vẫn táo tợn để một tên chạy đến một tay bịt kín miệng, tay kẹp chặt 2 tay của em B khống chế đưa lên xe chở về phía ngã tư Thủ Đức). Theo nhận định của cô Lan thì có khả năng bọn chúng ra tay quá nhanh khiến cháu bé không kịp kêu la, vẫy tay cầu cứu nên nhiều người không phát hiện.

Theo tường trình lại vụ việc của em B với BGH nhà trường thì trên đường đi, B định bụng khi đến giao lộ có đèn tín hiệu hoặc gặp các chú Công an thì kêu cứu. Tuy nhiên 2 ả nói trên đã rất “chuyên nghiệp” khi tránh được điểm dừng chờ đèn ở ngã tư Thủ Đức cũng như luôn giữ chặt tay và bịt kín miệng em.

Khi đến khu vực vắng vẻ trên đường Kha Vạn Cân, chúng đã dùng áp lực lột đôi bông tai bằng vàng của  B. rồi bỏ em xuống ven đường.

Thấy cháu bé gái đứng khóc trong lúc trời chập tối, các bảo vệ siêu thị sách trên đường Kha Vạn Cân gần đó đã đến hỏi thăm và tường tận vụ việc. 

“Do nhà trường đã dạy tất cả các em học sinh phải biết và nhớ số điện thoại của người thân nên em B. đã đọc số và nhờ các chú bảo vệ gọi giúp cho gia đình”, cô Lan kể lại.

Trong lúc cả gia đình  B hốt hoảng đi trình báo Công an phường về việc B. đi học nhưng không về nhà và chia nhau đi tìm  thì nhận được điện thoại từ bảo vệ siêu thị sách. Ngay sau đó mọi người vui mừng  tìm được B trong tình trạng tinh thần hoảng loạn, mặt mũi lấm lem và vội đưa về nhà.

Trước tính chất nghiêm trọng của vụ việc, hiệu trưởng trường tiểu học Lê Văn Việt đã báo cáo khẩn cấp về Phòng GD-ĐT và Cơ quan CSĐT Công an quận 9. Đồng thời BGH nhà trường cũng đã tổ chức cuộc họp khẩn để thông báo đến các bậc phụ huynh, thầy cô nhà trường nhằm khuyến cáo không để học sinh đeo nữ trang, tiền bạc khi đi học và cùng phối hợp trong việc bảo đảm an toàn tuyệt đối cho các em học sinh.

Trước đó, tại một số trường tiểu học ở các phường xa trung tâm quận 9 cũng đã liên tiếp xảy ra tình trạng các em học sinh bị dụ dỗ chở đi rồi kẻ gian lột lấy vàng và bỏ rơi các em giữa đêm tối trên đường. Tuy nhiên, khi tình trạng nói trên đang được cơ quan Công an truy xét thì ngay trung tâm đông đúc người dân của quận 9, các đối tượng vô cùng táo tợn khống chế, bắt các em học sinh chở đi rồi chiếm đoạt tài sản.
 Em Huỳnh Thị Bích Tuyền, một học sinh lớp 1 trường tiểu học Phước Thạnh (P. Trường Thạnh, quận 9) từng là nạn nhân bị dụ đưa lên xe chở đi để lấy vàngvà bỏ rơi giữa Sài Gòn
Trung tá Trịnh Văn Sâm, Đội trưởng đội cảnh sát điều tra tội phạm về TTXH Công an quận 9-TPHCM khuyến cáo các bậc phụ huynh tuyệt đối không nên cho trẻ nhỏ đeo nữ trang để tránh nguy hiểm.

“Nhiều năm trước trên địa bàn quận ở các phường vùng ven đã từng xảy ra thủ đoạn này và lực lượng Công an đã bắt xử lý một đối tượng. Sắp tới chúng tôi sẽ phối hợp cùng các địa phương để theo dõi nhằm bảo đảm công tác an ninh trật tự tại các trường học nói riêng và địa bàn khu dân cư trên toàn quận nói chung”, Đội trưởng CSHS khẳng định.


Vũ Sơn

Tàu chiến Trung Quốc tiến vào Biển Đông



Một đội tàu chiến của hải quân Trung Quốc vừa tiến vào Biển Đông nhằm thực hiện nhiệm vụ tuần tra và diễn tập quân sự.
>Trung Quốc sắp tập trận ở Biển Đông, Hoa Đông

Các tàu tham gia tuần tra và diễn tập quân sự tại Biển Đông. Ảnh: Xinhua
Các tàu chiến Trung Quốc tham gia tuần tra và diễn tập quân sự tại Biển Đông. Ảnh:Xinhua
Xinhua dẫn lời các nguồn tin quân sự hôm qua cho biết đội tàu gồm tàu khu trục tên lửa Thanh Đảo cùng các tàu hộ vệ tên lửa Yên Đài và Diêm Thành tiến vào khu vực Biển Đông lúc 11h40 sáng, sau khi mất 5 giờ để đi qua kênh Bashi.
Nằm giữa Đài Loan và đảo Luzon của Philippines, kênh Bashi là một tuyến hàng hải quốc tế nối Biển Đông với Thái Bình Dương.
Ba tàu chiến dự kiến tiến hành các nhiệm vụ tuần tra và diễn tập quân sự đa chủng loại trên Biển Đông trong vài ngày tới, bài báo cho biết. Tàu Thanh Đảo rời cảng phía đông Trung Quốc hôm 29/1 để thực hiện các bài tập ở khu vực biển cả và các nhiệm vụ tuần tra. Đội tàu này sáng 31/1 thực hiện cuộc diễn tập quân sự trên vùng biển cả đầu tiên trong năm 2013, ở Tây Thái Bình Dương, sau khi đi qua eo Miyako như dự kiến. Đến nay, đội tàu đã đi được chặng đường hơn 1.200 hải lý.
Tại Biển Đông, Trung Quốc có chủ quyền chồng lấn với các nước thành viên ASEAN là Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei.
Trọng Giáp

Tờ 2 USD lì xì Tết bị đẩy giá lên 3 triệu đồng



Nếu như cách đây vài tuần, tờ tiền may mắn 2 USD mới chỉ có giá vài chục, vài trăm nghìn thì cho đến thời điểm này, có tờ 2 USD đã lên tới 3 triệu đồng.

Theo đó seri càng đẹp, tiền càng cổ thì giá càng cao.

Chưa bao giờ tiền seri số đẹp lại được nhiều người lựa chọn như năm nay, đặc biệt là đồng 2 USD, một đồng tiền được gán cho ý nghĩa may mắn. Cũng chính bởi lí do này mà không chỉ chợ đen mới có bán mà ngay cả các trang mạng cũng tìm mọi cách đáp ứng nhu cầu của các thượng đế.

Theo đó, những tờ tiền 2 USD có số seri tam hoa, tứ quý, ngũ quý và lục quý có giá khá cao. Tờ có tam hoa 6,8,9 đang được đẩy lên 250.000 đồng/tờ, tờ có tứ quý 3333,5555,7777 hoặc 6666,8888,9999 có giá 1 triệu đồng/tờ; tờ có seri ngũ quý 5,7 giá là 1 triệu đồng/tờ, riêng lục quý là loại cực hiếm, không bán dưới 2,5 triệu/tờ. Tuy nhiên đó chỉ là những tờ 2 USD được sản xuất năm 2003, còn tờ 2 USD càng cổ, giá càng đắt.
 
 Tờ 2 USD phát hành năm 1976 có số seri thường có giá 150.000 đồng/tờ
Nếu USD phát hành năm 1976, tờ có số seri thường có giá 150.000 đồng/tờ, nếu seri số đẹp tăng gấp 3-4 lần. USD phát hành năm 63 tờ số thường là 350.000 đồng/tờ; năm 1953 có giá 450.000 đồng/tờ; năm 1928 có giá từ 500.000 đồng/tờ trở lên. Riêng năm 1917 tờ số thường là 3 triệu đồng. Nếu mua USD cổ, khách hàng phải đặt trước để dịch vụ đặt hàng từ nước ngoài gửi về. Nếu khách hàng chọn mua USD cổ còn mới, seri đẹp thì giá từ 2 triệu trở lên, USD càng cổ, giá càng đắt.

Để phục vụ nhu cầu mừng tuổi đầu năm, tại các trang diễn đàn, rao vặt thậm chí ở chợ đen cũng vô vàn lời rao bán, mời mọc tờ 2 USD. Độc đáo hơn, ở các dịch vụ này còn đang cung cấp tờ để bàn 100 USD bằng vàng nguyên chất 24 carat do Mỹ sản xuất. Giá của tờ USD này là 4,3 triệu. Đây là món quà độc đáo, có giá trị và đẹp. 
 
Cả bộ 6 tờ USD bằng vàng nguyên chất gồm các tờ: 1, 2, 10, 50 và 100 USD được đặt trong một khung tranh đẹp và sang trọng có giá 11 triệu đồng, tuy nhiên loại này thì ít người mua hơn vì quá đắt.
 
Ngoài ra, để phục vụ các bạn trẻ và những cặp đôi tặng nhau, trên thị trường còn có cả những tờ 2 USD mạ vàng sản xuất năm 2003 trị giá 450.000 đồng/tờ. Với mức giá vừa phải, hiện tờ USD mạ vàng đang được bán rất chạy.

Theo VOV

Nguyễn Thanh Phượng: Hơn 50% vốn CK Bản Việt thuộc về ai?



xem tại đây:

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng không mất chức thì Đảng Cộng Sản Việt Nam SẼ SUY VONG!


Tính đến cuối năm 2012, bà Nguyễn Thanh Phượng – Chủ tịch HĐQT CTCP Chứng Khoán Bản Việt (VCSC) đang sở hữu 11.48% vốn điều lệ của công ty. Tỷ lệ cổ phiếu trên tương đương với 4,557,000 cp VCSC bà Phượng đang nắm giữ.
Liên quan đến bà Phượng, Ngân hàng TMCP Bản Việt (VietCapitalBank) cũng sở hữu 4,365,900 cp VCSC, chiếm tỷ lệ 10.96% vốn cổ phần VCSC. Bà hiện đang đảm nhận vị trí Chủ tịch HĐQT tại ngân hàng này từ tháng 2/2012.
Ngoài ra, vợ chồng ông Tô Hải – Tổng giám đốc công ty đang nắm tổng cộng gần 30% vốn cổ phần. Trong đó, bà Trương Nguyễn Thiên Kim (vợ ông Tô Hải) sở hữu gần 7 triệu cp, chiếm tỷ lệ 17.51%.
Hiện 4 tên tuổi trên đang nắm giữ tổng cộng hơn 52% vốn của VCSC.

Nguồn: Báo cáo quản trị 2012 của VCSC

Được biết, bà Nguyễn Thanh Phượng hiện đang là Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Bản Việt, Chủ tịch HĐQT Chứng khoán Bản Việt và Chủ tịch HĐQT Quản lý quỹ Bản Việt (VCAM). Bà Phượng từng giữ chức vụ Phó Giám đốc Tài chính Công ty Liên doanh Holcim (Việt Nam), tập đoàn đa quốc gia Thụy Sĩ, một trong những nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam.
Trước khi sáng lập CK Bản Việt, Bà giữ vai trò Giám đốc đầu tư của Quỹ Vietnam Holding, một quỹ đầu tư nước ngoài niêm yết trên thị trường chứng khoán London.
Bà Phượng tốt nghiệp Cử nhân ngành Tài chính – Ngân hàng, Đại học Kinh tế Quốc dân (Hà Nội). Bà đã hoàn tất chương trình Thạc sĩ chuyên ngành Quản trị tài chính Đại học Quốc tế tại Geneva (International University in Genava), Thụy Sĩ.
Theo Vietstock


Thủ tướng ơi! đừng để chúng nó cởi truồng...



Mai Thanh Hải - Nói tụi lít nhít học sinh vùng cao biên giới (mà mình cứ quen mồm gọi là chúng nó) đói cơm, nhiều cán bộ cả Trung ương lẫn địa phương sẽ giãy nảy lên, bảo "nói bậy", bởi tụi đi học, từ bé đến lớn đều được chế độ của Nhà nước.

Cái sự thiếu tý cơm hay cơm ăn với muối, với nước, với măng... có chăng là do "cơ chế chính sách", "việc triển khai thực hiện", khiến tiền về chậm, các cháu biết thịt thà - mì chính qua buổi "truy lĩnh" cuối năm mà thôi.

Và như thế, đừng trách Nhà nước!.

Ừ! Mà mình có trách đâu. Chính phủ mình đã lo hết thảy mọi thứ, từ các cháu cho đến người nghèo, cũng cứ danh sách - đầu người mà rót tiền, ấy chứ..



Nói chuyện ăn rồi, phải nói chuyện chuyện mặc, bởi cụm từ "ăn mặc" luôn đi cùng với nhau.

Đi miền núi mãi rồi, cũng quen với cách rách rưới - phong phanh của bọn trẻ. Nhưng cứ mùa đông, lên miền núi, nhìn chúng vẫn vậy chịu rét, mới giật mình lẩn thẩn: "Hình như, cũng chưa có 1 quy định nào về việc hỗ trợ cái mặc cho trẻ con, nhất là học sinh!".

Hỏi cán bộ địa phương và giáo viên, ai cũng cười: "Cái bụng còn chưa no, lo gì cái da!", khiến mình lại buồn nẫu...

Nẫu nhất khi nhìn bọn lít nhít Mầm non cởi truồng lồng lộng, chim cò cứ phơi phới tung tăng. Nhiều người liệt ra cả đống nguyên nhân, như: Đồng bào quen vậy rồi; để thế cho... nó mát; chống tè dầm...


Nhưng với mình, nói thật là họa có điên, giời lạnh đến vài độ C mà vẫn để con phong phanh không quần không áo, để nhìn chúng tím tái - run rẩy?.. Chỉ có thể là thiếu thốn, đến mức không có tiền để mua đồ ấm cho con, không xin đâu được đồ cũ cho con, mới đành để thế...

Dẫu biết, con trẻ vùng cao quen chịu khổ và cũng có sức đề kháng cao, nhưng rút cục chúng vẫn là đứa trẻ, là con người chứ chả phải siêu nhân - chiến binh chịu rét, nhịn đói làm tỷ điều siêu phàm vượt bậc...

Cứ qua quýt, lấp liếm theo cái kiểu "Ối Giời! Chúng nó quen rồi", "Sức đề kháng tốt lắm. Đứa nào không chịu được, bị loại ngay từ khi mới sinh. Đứa nào sống, chấp mọi điều kiện"... nhưng thật ra, phải cắn răng lại mà chịu đựng đấy.

Chính thế, lên mấy Đồn Biên phòng vùng cao, mang quần áo cũ trẻ em lên, anh em Đội Vận động quần chúng quý lắm.

Chả là mỗi chuyến đi công tác xuống địa bàn, đồng bào rét quá, toàn bế con chặn bộ đội giữa đường, xin cái mũ cái áo của anh em. Không cho thì không đành mà cho thì rét lắm, suốt quãng đường vài ngày lăn lóc bản này bản khác, rừng này rừng khác...


Nếu có ít quần áo trẻ em trong ba lô, lúc ấy giở ra, thì còn gì bằng?..

Đại tá Phùng Tuấn, Phó Chính ủy Bộ đội Biên phòng Cao Bằng cứ đau đáu cảnh: Xe Uoat chở ông lên triển khai công tác đầu năm trên đơn vị, tụi trẻ con thấy xe ôtô cứ níu lấy, chìa tay xin áo; Lên Đồn, lại chứng kiến cảnh bà con run rẩy kéo đến cổng Đồn Biên phòng, kêu ời ời: "Đồn ơi! Rét lắm!"... và chính vì thế, bây giờ cứ sắp đến mùa rét, Đại tá Phùng Tuấn lại ký điện gửi có đơn vị, yêu cầu vận động chiến sĩ hết nghĩa vụ nhường lại, cán bộ mới phát quân trang thu gom, tất cả quần áo - chăn đệm - tất giầy.. tặng đồng bào, trước mùa rét...

Nhưng vẫn không đủ.

Cái Chương trình "Áo ấm biên cương" be bé của tụi mình, mỗi lần triển khai ở địa bàn nào đấy, ngoài số quần áo - khăn ủng đúng theo số lượng học sinh (mà nhà trường, Biên phòng, chính quyền thống nhất, báo về), lúc nào cũng lủng lẳng 1 bao hàng gọi là dự trữ, cũng toàn quần áo, để quàng thêm cho những đứa trẻ rách áo, cởi truồng đứng bơ vơ bên đường hoặc không có trong danh sách, đứng ngoài thèm khát nhìn các bạn được nhận quần áo mới...


Nhìn chúng nó cởi truồng giữa mùa đông, xót xa lắm. Có cảm giác như vùng đất ấy, con người ấy trở lại thời hồng hoang, chỉ vỏ cây - áo lá che thân.

Và quan trọng hơn, cảm giác như nòi giống cứ bị lụi bại đi bởi chim cò tím tái, thông thống giữa gió lạnh, từ bên kia biên giới kèn kẹt thổi sang...

Lo được cái ăn rồi, nhưng căn cơ gì mà không lo thêm cái mặc, cho chính tương lai của đất liền, của vùng biên ải...

Không biết Thủ tướng của mình, đã bao giờ được chứng kiến những cảnh này chưa?..

*****

Hình ảnh ghi lại từ những chuyến đi của Thành viên Chương trình "Áo ấm biên cương" và trên một số trang xã hội của đồng nghiệp: xomnhiepanh.com; otofun.net; phuot.net...

*****