THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

26 January 2013

Nhà không đứng được



MY LĂNG | 26/01/2013 07:10 (GMT + 7)
TT - Căn hộ ở nhà số 44 Hàng Buồm ấy đặc biệt bởi những thông tin về nó: dài 2,64m, ngang 2,5m, cao 1,19m, người ở trong nhà ấy không bao giờ đứng thẳng được. Chính xác, đó là một căn buồng nằm trên gác xép trong một trong những con ngõ tối ngòm, nhỏ hẹp nhất phố cổ.
  • Lối đi lên nhà anh Xuân là những mấu sắt cắm vào bờ tường dựng đứng - Ảnh: My Lăng
  • Anh Xuân xem tivi  - Ảnh: My Lăng
Hộp diêm 6,6m2
Dẫn khách đi được một đoạn, chủ nhân căn nhà, anh Hoàng Văn Xuân (49 tuổi) dừng lại. Qua ánh sáng hắt từ cửa thông gió một nhà dọc đường đi, tôi thấy một cánh tay gân guốc bám chặt vào những mấu sắt cắm chặt vào bờ tường dựng đứng một bên hành lang, bàn chân leo lên, tay kia nâng một miếng gỗ ra, ánh sáng hắt xuống mặt tôi. Đó là lối đi lên nhà vợ chồng anh, lối đi ngay trên lối đi tập thể tối tăm này. “Cô để dép ở dưới, bám chặt tay vào không ngã đấy” - anh Xuân nói với xuống.
Vừa ló đầu lên khỏi ô vuông leo lên phòng nhà anh là khoảng không gian nhỏ đến mức chỉ vừa lọt đúng một cái nhìn: một chiếc tivi cũ thô treo trên tường, xô gạo, một chiếc quạt, một nồi cơm điện và tủ quần áo nằm dọc trên một rãnh chạy dài theo chiều dài của căn phòng... Cái hộp diêm ấy khi chưa lấy vợ là chỗ ngủ của bốn anh em anh Xuân. Ngày xưa nền nhà chỉ là trần ximăng lám nhám, trải chiếu chứ chưa có tiền lát đá hoa như sau này. Căn nhà bề ngang chỉ 2,5m nhưng có đến ba người ở.
Hỏi nhà chật như vậy ngủ sao, anh Xuân chỉ sáu viên gạch là bề ngang của căn nhà, bảo: “Đây, chỗ ngủ là sáu ô vuông này đây, mỗi người hai ô vuông (30cm/viên) là vừa khít, nằm muốn cựa quậy cũng khó, phải nằm im như tượng, như người nằm trong quan tài. Khi thằng Thủy được 3 tuổi, vợ chồng tôi định đẻ thêm nhưng thôi. Nhà chật chội quá, mới một đứa đã chật cứng chỗ ngủ”.
15 năm không thể đứng vươn vai
Chợt nhớ đến lời người đàn ông giữ xe đầu ngõ “Nhà vợ chồng nó độc nhất vô nhị ở Hà Nội đấy, chả bao giờ đứng được”, tôi lấy ngay sợi thước dây ra đo. Nhà chỉ cao 1,19m. Bởi cái chiều cao chưa đến 1,2m ấy, những thói quen sinh hoạt ở căn nhà này rất lạ. Cởi áo hay mặc áo phải quỳ xuống còn thay quần, mặc quần phải nằm ngửa ra sàn. “Ngay cả tôi quỳ chùng đầu gối mà đầu còn chạm trần nhà thì bảo đứng làm sao được”, anh Xuân vừa nói vừa quỳ xuống, dựng lưng thẳng lên để minh chứng cho khách thấy chiều cao có một không hai của ngôi nhà mình. Dù đã chùng đầu gối nhưng tóc anh vẫn chạm trần nhà.
Con trai anh, Hoàng Xuân Thủy, 15 tuổi nhưng chỉ cao 1,4m. “Suốt 15 năm nay không bao giờ đứng vươn vai lên được thì làm sao nó cao được hở cô! Thằng bé lại đang tuổi ăn tuổi lớn mà cứ như “ép khuôn” thế này bảo cao thêm cũng khó. Nhà chật chội, ngay cả cái cầu thang lên nhà cũng phải chôn dựng đứng vào tường, khi còn nhỏ, cháu đi lên đi xuống ngã mấy lần mới quen”, anh Xuân rầu rĩ nói.
Cũng vì nhà quá chật nên nồi cơm điện ngoài “nhiệm vụ” nấu cơm còn được dùng để luộc rau, nấu canh. Chỉ khi ninh xương, kho thịt, kho cá... vợ chồng anh mới xuống bếp than ở sân tập thể và rửa rau, rửa bát, vo gạo là làm ở dưới bể nước công cộng.
Nhà chỉ có ba vách tường, phía còn lại thông thống nhìn thẳng qua gác xép của nhà em trai anh Xuân. Mọi sinh hoạt riêng tư với nhà bên cạnh ngăn cách bằng mảnh vải mỏng và chiếc tủ quần áo lùn nằm ngang. Đã gần 12g trưa - cái giờ yên tĩnh để nghỉ ngơi - căn phòng của anh ngập đủ thứ tạp âm: tiếng tivi, tiếng băng đĩa với những bài hát rên rỉ hoặc giật đùng đùng, tiếng nói chuyện í ới, cả âm thanh ồn ào của đường phố cũng dội vào. Thanh âm nọ chồng lên thanh âm kia, lộn xộn và ong hết cả đầu.
“Sợ nhất là tầm chiều, đi làm về mệt mà nằm trong cái phòng này thì ngốt không chịu được. Mùi thức ăn xào nấu, mùi than tổ ong và tiếng ồn ào đủ mọi thứ linh tinh phát ra” - anh Xuân bức xúc bảo. Cuộc nói chuyện tạm gián đoạn bởi mùi hăng hắc của than tổ ong nồng loang khắp phòng dù đã bật quạt vù vù. Anh Xuân phân trần: “Ở trong ngõ này người ta bán bún chả, xôi thịt, xôi gà nên cao điểm vào buổi chiều giờ nấu nướng có đến 10 bếp than, chưa kể 2-3 bếp than bên cạnh để cấy (mồi) than. Còn liên tục thì lúc nào cũng không dưới năm bếp than. Tôi lo sớm muộn cũng bị ho lao”.
Câu chuyện lại bị ngưng giây lát khi một mảng vôi rơi xuống lả tả. Ngước lên nhìn lớp vôi trần nhà lởm chởm sùi lên từng vẩy nham nhở, bong tróc, anh Xuân giải thích: “Lại có người đi guốc nện gót mạnh quá đấy. Mỗi khi có người trên gác đi guốc mạnh là lớp sơn bả ra, rơi xuống người từng miếng rất bẩn, bụi”.
Ngay bên trên trần nhà là sân thượng, nơi người ta rửa chén bát, nấu nướng và cả một cống sinh hoạt. “Nước thấm xuống suốt ngày, nhất là trời mưa, nước thoát không kịp thì đọng thành giọt như mái gianh. Ở đây tầm 1-2g sáng ở trên người ta đi vệ sinh nghe rõ cả tiếng nước chảy. Lớp bêtông của cái trần này rất mỏng nên ở trên đêm người ta đi lại, buổi sáng người ta rửa chén bát, ly cốc đặt xuống cũng nghe rõ mồn một. Mùa mưa thì khổ không kể xiết, nằm nghe tiếng mưa rơi lộp độp cả đêm không ngủ nổi” - anh Xuân kể.
Gà trống nuôi con
Khi chúng tôi đến, chị Xuyến - vợ anh Xuân - đã về quê sau ca phẫu thuật u xơ tử cung. “Mới mổ xong, đau quá, không thể leo lên nhà được nên cô ấy phải về quê. Cô ấy mang hết ảnh con về quê để đỡ nhớ con. Giờ bố con tôi phải sống cảnh gà trống nuôi con thế này...” - anh Xuân phân trần.
Bất ngờ, gương mặt người đàn ông chợt rúm ró, giọng nghẹn lại. Mãi anh mới lấy lại được bình tĩnh, nói như mếu: “Nhà cửa chật chội quá, cô ấy đã chịu đựng mười mấy năm nay... Ở cái ngõ này đã mấy cặp bỏ nhau cũng chỉ vì nhà cửa quá chật chội. Từ khi mẹ cháu bỏ về quê, thằng Thủy sa sút tinh thần lắm, mặt lúc nào cũng buồn buồn. Nhiều lần đang ngủ, nó khóc, bảo nhớ mẹ quá. Nghe mà mình tủi thân, thương con chảy nước mắt, cứ an ủi nó rằng mẹ về dưỡng bệnh rồi về lại với bố con mình”.
Người đàn ông gạt nước mắt, bảo: “Cô xem, nhà chật lại còn nghèo. Vợ tôi làm tạp vụ thuê theo giờ, bữa đực bữa cái, một buổi được trả 50.000 đồng tiền công. Tôi chạy xe ôm, khi vắng khách thì đi dọn nhà, bưng bê đồ đạc cho người ta. Thương nhất là đời con mình. Khi thằng Thủy học lớp 3, nó bảo muốn tổ chức sinh nhật nhưng không dám mời bạn bè về nhà. Tôi cho cháu mấy chục nghìn bảo đi mua mấy gói bim bim rủ bạn đi ra phố chơi”.
Thủy đang học lớp 10 Trường dân lập Văn Hiến (Hai Bà Trưng, Q.Hoàn Kiếm). Đã 10 năm nay em đi bộ hàng nửa tiếng đến trường.
“Thương nhất là trưa nắng nó đi bộ về nhà cũng phải 12g15, mặt mũi đỏ bừng, mồ hôi mồ kê đầy người. Cháu nó học hành chán lắm, thi thiếu điểm nhiều quá mới phải vào dân lập, một tháng đóng hết 1,6 triệu đồng. Nhưng được cái cháu học tin học rất tốt. Ở cái nơi như thế này cô bảo làm sao học hành tử tế như con cái nhà người ta được. Muốn mua cái bàn học xếp nhỏ cho con có chỗ học hành đàng hoàng nhưng học xong để vào đâu! Giày dép còn phải để dưới lối đi. Từ lọ đường, mắm muối, dầu... phải để ở đây, bàn học để đâu! Được cái cháu hát hay lắm. Nó là cây văn nghệ của lớp, của trường. Cô cứ gọi điện thoại liên tục xin cho cháu đi tập mãi” - anh Xuân kể, giọng vui hơn một chút.

Theo Tuoitre

Dân phòng dí súng vào đầu dân, đập chết 50 con gà !


CẦN THƠ (NV) - Cảnh cáo nhiều lần không được, một dân phòng dí súng vào đầu chủ nhà uy hiếp để đồng đội thẳng tay đập chết một loạt 50 con gà chọi. Sự kiện có một không hai này diễn ra tại phường An Khánh, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ chiều ngày 23 tháng 1 vừa qua.

Ðàn gà chọi 50 con bị chính quyền đập chết thê thảm vì không ngăn được người dân chơi đá gà. (Hình: báo Thanh Niên)

Báo Thanh Niên dẫn lời của khổ chủ, ông Hồ Duy Thuấn 31 tuổi, cư dân phường An Khánh, Cần Thơ cho biết, ít nhất 50 con gà chọi nhốt trong chuồng tại nhà ông đã bị một nhóm dân phòng xông vào đập chết tươi. Trước đó, một người trong nhóm dân phòng này dùng súng - một loại súng cao su mà họ được trang bị như một “công cụ trợ giúp,” dí vào đầu ông Hồ Duy Phước 29 tuổi, em ruột của ông Thuấn. Cha của ông Thuấn là ông Hồ Văn Khải cũng bị uy hiếp, buộc phải ngồi yên.
Sau đó, đội dân phòng phường An Khánh và cán bộ thú y quận Ninh Kiều lần lượt ra tay “hành quyết” tại chỗ một loạt 25 con gà bằng cách đập đầu. Còn lại 25 con gà nhốt trong chuồng cũng bị đập nhừ tử đến ngắc ngoải và chết rụi vào sáng ngày hôm sau.

Theo đơn tố cáo của gia đình khổ chủ, mọi việc xảy ra hết sức đột ngột và các cán bộ thẩm quyền không hề thông báo hay giải thích một lời. Ông Hồ Văn Thuấn còn nói rằng tổng cộng số gà bị giết trị giá khoảng 50 triệu đồng, tương đương 2,500 đôla. Ông Thuấn nói: “Giá một con gà chọi tệ nhất hiện nay là 5 triệu đồng, tương đương với 250 đô, và con 'bảnh' nhất cũng lên tới 20 triệu đồng, tương đương 1,000 đôla.”

Báo Thanh Niên cũng cho biết, sau khi gia đình khổ chủ đâm đơn kiện về vụ các dân phòng và cán bộ thú ý vô cớ xông vào “tàn sát” đàn gà nhà ông, hầu hết các cán bộ lãnh đạo phường và thành phố Cần Thơ đều khẳng định rằng việc họ làm là đúng.

Ông Mai Văn Hiệp, phó chủ tịch chính quyền phường An Khánh khẳng định rằng thành phố Cần Thơ đã có lệnh “cấm nuôi, nhốt, tàng trữ gia cầm tại địa phương.” Ông này còn tố cáo gia đình ông Khải nhiều lần tổ chức đá gà ăn tiền, coi như một hình thức cờ bạc bất hợp pháp tại địa phương.

Còn theo ông Nguyễn Trọng Quyền, trạm trưởng Trạm Thú Y quận Ninh Kiều chiều 25 tháng 1, Cần Thơ cấm người dân nuôi, nhốt gia cầm trong phạm vi thành phố, đặc biệt là gà chọi từ hai năm nay.

Trước đó, chiều ngày 23 tháng 1, đại diện đội dân phòng, Chi Cục Thú Y và công an phường đề cho rằng “đó là hành vi trừng phạt dành cho gia đình ông Khải, vì nhiều lần tổ chức đá gà, bị bắt quả tang, bị lập biên bản nhưng vẫn ngoan cố, không chịu chấp hành.” Về số phận thảm thương của đàn gà chọi, các cán bộ này đều một mực cho rằng “lỡ tay” chứ không cố ý.

Tuy nhiên, theo dư luận, sự kiện trên cho thấy chính quyền thành phố Cần Thơ “thua trông thấy.” Chỉ vì luật pháp và lý lẽ của chính quyền địa phương không cấm được người dân nuôi gà chọi nên họ đành dùng bạo lực đập chết đàn gà. Cuối cùng chỉ tội nghiệp đàn gà vô tội. (PL)

TP HCM sẽ xây thêm hàng loạt cầu vượt để giảm ùn tắc



Cầu vượt bằng thép cho ôtô tại vòng xoay Lăng Cha Cả, bùng binh Cây Gõ, công trường Dân Chủ, 7 cầu vượt cho người đi bộ... là hàng loạt dự án tiếp tục được TP HCM đầu tư để giảm ùn tắc.
Cầu vượt thép đầu tiên ở Sài Gòn trước ngày thông xe

Phát biểu tại Hội nghị tổng kết năm an toàn giao thông 2012 vào sáng 26/1, ông Bùi Xuân Cường, Phó giám đốc Sở Giao thông Vận tải TP HCM cho biết, sau 2 cầu vượt bằng thép đầu tiên tại ngã tư Thủ Đức và Hàng Xanh sẽ được thông xe vào sáng 27/1, thành phố sẽ tiếp tục xây dựng thêm nhiều cầu vượt tại những khu vực thường xuyên ùn tắc để giải quyết ùn tắc trên địa bàn.
"Gần nhất là cầu vượt tại vòng xoay Lăng Cha Cả sẽ được khởi công ngày 5/2, dự kiến sẽ hoàn thành vào tháng 6. Các cầu vượt tại bùng binh Cây Gõ, vòng xoay Dân Chủ... cũng đang được nghiên cứu để nhanh chóng khởi công", ông Cường nói.
Sở này cũng phối hợp với các đơn vị liên quan thống nhất 7 vị trí cần xây dựng cầu vượt dành cho người đi bộ là trước cổng trường Hồng Hà (đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, quận Bình Thạnh), công viên Gia Định (đường Hoàng Minh Giám, quận Gò Vấp), đường Kinh Dương Vương (phường Tân Tạo, quận Bình Tân), khu vực Lottemark - ĐH Tôn Đức Thắng (đường Nguyễn Hữu Thọ, quận 7), đường Điện Biên Phủ (quận Bình Thạnh), trước bến xe An Sương (quốc lộ 22, quận 12)...
Sơ đồ cầu vượt vòng xoay Lăng Cha Cả (quận Tân Bình) sẽ được khởi công ngày 5/2.
Ngành giao thông TP HCM cũng dự kiến xây cầu vượt cho xe máy tại các ngã tư Hai Bà Trưng, Nam Kỳ Khởi Nghĩa trên đường Võ Thị Sáu. Trên đường Ba Tháng Hai có thể làm cầu vượt hai chiều cho xe máy và ôtô tại ngã tư Thành Thái - Nguyễn Tri Phương, Lê Đại Hành, Lãnh Binh Thăng. Tại bùng binh Cây Gõ, trong khi chờ dự án mở rộng vòng xoay, có thể làm trước cầu vượt hình chữ Y.
Ngoài ra, thành phố cũng dự kiến làm cầu vượt tại các giao lộ Cộng Hòa - Trường Chinh, Trần Hưng Đạo - Nguyễn Văn Cừ, ngã sáu Nguyễn Tri Phương. Trên trục Điện Biên Phủ có thể làm cầu vượt cho xe máy tại các ngã tư Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Pasteur, Hai Bà Trưng, Đinh Tiên Hoàng.
Cũng để góp phần giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông trên địa bàn, tại cuộc họp với Bộ Giao thông Vận tải mới đây, TP HCM kiến nghị Thủ tướng cho phép miễn tiền thuê đất, tiền sử dụng đất và tiền chuyển mục đích sử dụng đất trong toàn bộ thời gian sử dụng đất đối với các doanh nghiệp được nhà nước cho thuê đất hoặc được giao sử dụng đất để xây dựng bãi đậu xe nhằm thu hút các nhà đầu tư xây dựng các bãi đậu xe.
Thành phố cũng đề nghị cho phép doanh nghiệp được miễn tiền thuế thu nhập doanh nghiệp trong 10 năm kể từ khi công trình bắt đầu khai thác và đối với các dự án đầu tư xây dựng bãi đậu xe mà đất được giao phải thực hiện bồi thường giải phóng mặt bằng. Đồng thời, cho phép chủ đầu tư có quyền tự quyết định giá dịch vụ trong giữ xe.
Hữu Công

Nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế bị điều chuyển làm chuyên viên



 Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến vừa ký quyết định điều chuyển ông Cao Minh Quang - nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế, về làm chuyên viên Viện Dược liệu.

Như những thông tin đã đưa, trong thời gian vừa qua, ông Cao Minh Quang đã có những sai phạm như khai man bằng cấp, trù dập cán bộ, lợi dụng uy tín để vay tiền doanh nghiệp... Ông Quang đã bị Ủy ban kiểm tra Trung ương 2 lần cảnh cáo về mặt Đảng, trong đó có một lần được chuyển từ cảnh cáo xuống khiển trách.

 Ông Cao Minh Quang, nguyên thứ trưởng Bộ Y tế
Cụ thể, Ủy ban Kiểm tra Trung ương nhận định, trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao, ông Cao Minh Quang đã có những khuyết điểm, vi phạm như thiếu gương mẫu, vụ lợi khi vay tiền của cá nhân là lãnh đạo doanh nghiệp thuộc phạm vi phụ trách; phát ngôn, phản ánh không chính xác, thiếu thận trọng về một số vụ việc tại Bộ Y tế.

Ông Cao Minh Quang đã nhận xét, đánh giá tùy tiện, không mang tính chất xây dựng đối với cán bộ cấp dưới; vi phạm Quy chế làm việc của Cơ quan Bộ Y tế trong việc gửi kiến nghị Thủ tướng Chính phủ có nội dung trái với dự thảo Nghị định về quản lý thanh tra, kiểm nghiệm an toàn thực phẩm khi đã được Bộ Y tế và Bộ Nội vụ thống nhất trình Chính phủ; khai nhận học vị tiến sĩ không đúng thực chất văn bằng được cấp theo chương trình đào tạo tại Thụy Điển, cũng như Công văn số 965/SHĐ, ngày 12/02/2001 xác định học vị tương đương tiến sỹ của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Những việc làm trên của ông Cao Minh Quang đã vi phạm tiêu chuẩn đảng viên và Quy định về những điều đảng viên không được làm, gây ảnh hưởng đến đoàn kết nội bộ, làm cho uy tín của cá nhân giảm sút.

Cũng được biết, trong tháng 12/2012, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định không bổ nhiệm lại chức vụ Thứ trưởng Bộ Y tế đối với ông Cao Minh Quang.

 Theo Dan Viet 

CSGT "tha" người vi phạm sau khi xem ví



(Kienthuc.net.vn) - Không hiểu CSGT “đòi gì” mà người vi phạm phải vạch ví ra để “chứng minh”. Sau đó người này đã được CSGT trả lại giấy tờ và… cho đi.

Vụ việc “lạ” nói trên được phóng viên báo điện tử Kiến thức phát hiện và ghi hình tại đầu cầu vượt Gò Dưa, trên đường Gò Dưa, phường Tam Bình, quận Thủ Đức, TP.HCM.

Cụ thể, vào khoảng 10h 30 ngày 22/1, 2 CSGT công an quận Thủ Đức, TP.HCM dừng xe công vụ tại 1 góc khuất ngay đường dẫn lên cầu vượt Gò Dưa để kiểm tra, xử lý phương tiện vi phạm. 

Tổ kiểm tra phát hiện 2 thanh niên đi trên xe máy vi phạm nên ra tín hiệu chặn dừng để kiểm tra.

Qua quan sát của phóng viên, sau khi người vi phạm xuất trình giấy tờ, viên CSGT mang hàm thiếu úy đã có sự trao đổi với người vi phạm. Tuy nhiên không hiểu viên CSGT này nói gì mà người vi phạm bất ngờ vạch ví ra có vẻ như để chứng minh “cái gì đó” có hay không có trong ví. 

Sau nhiều giây “suy nghĩ”, viên CSGT này đã trả lại giấy tờ để người vi phạm tiếp tục lưu thông mà không hề lập biên bản xử lý.

Vũ Sơn

Trung Quốc: Các quan chức đua nhau bán nhà tháo chạy

Chỉ trong dịp Trung thu và 1/10 (Quốc khánh) năm 2012 đã có hơn 1.100 quan chức xuất cảnh nhưng không quay về, trong đó có 714 người được xác định là đã bỏ trốn, một quan chức của Ủy ban Kiểm tra kỷ luật Trung ương Đảng cho biết.

Thái Bân và một số ngôi nhà của ông ta ở Quảng Châu.
Thái Bân và một số ngôi nhà của ông ta ở Quảng Châu.
Ngày 19-1, Ủy ban Kiểm tra kỷ luật Trung ương Đảng (UBKTKLTW) của Trung Quốc bắt đầu họp Hội nghị lần 2 khóa 18 để tổng kết công tác chống tham nhũng năm 2012 và triển khai nhiệm vụ năm 2013. Theo báo chí Trung Quốc, một trong những vấn đề sẽ được đưa ra bàn thảo là việc các quan chức trốn ra nước ngoài ngày càng nhiều. 

Mới đây, UBKTKLTW đã ra thông báo “Động hướng mới trong công tác đấu tranh chống tham nhũng”, trong đó nêu rõ: từ trung tuần tháng 11-2012 đến nay, tại 45 thành phố vừa và lớn đã xuất hiện làn sóng bán tháo các biệt thự, căn hộ cao cấp.

Từ tháng 12 đến nay, hiện tượng này tiếp tục lan rộng, số nhà cửa được sang tên đổi chủ tăng gấp hàng trăm lần so với trước và là điều chưa từng có.

Có tới trên 60% người bán nặc danh, lấy tên giả hoặc lấy tên công ty để rao bán; đại đa số chủ nhà đều để nhà trống, cho người thân, bạn bè ở, không có hợp đồng cho thuê; khi bán đều yêu cầu giao dịch bằng tiền mặt, không qua ngân hàng.
Theo trang mạng của Ủy ban xây dựng nhà ở Bắc Kinh, nửa đầu tháng 1-2013 ở Bắc Kinh đã có 7.940 căn hộ được chuyển nhượng tăng 360% so với cùng kỳ năm 2012, tăng 11% so với tháng 12-2012, trong số đó số căn hộ cao cấp có giá 35 ngàn tệ/m2 (115 triệu VNĐ) trở lên chiếm 31%. Được biết, một bộ phận người bán là các quan chức cơ quan công quyền và giới lãnh đạo các doanh nghiệp nhà nước. Ủy ban KTKL đã thông báo tình hình này với trung ương và đã có kế hoạch đối phó.

Các số liệu trong thông báo cho hay, theo thống kê của Bộ Nhà ở - Xây dựng đô thị và Bộ Giám sát, trong động thái bán tháo nhà ở, biệt thự hiện nay, xuất hiện hiện tượng không bình thường: có tới trên 60% người bán nặc danh, lấy tên giả hoặc lấy tên công ty để rao bán; đại đa số chủ nhà đều để nhà trống, cho người thân, bạn bè ở, không có hợp đồng cho thuê; khi bán đều yêu cầu giao dịch bằng tiền mặt, không qua ngân hàng; các chủ nhà ủy quyền cho luật sư giao dịch, không lộ mặt khi mua bán. 

Bản báo cáo cũng đưa ra nạn nhận ngoại tệ của các quan chức đảng, chính quyền địa phương, các ban ngành ở 6 tỉnh, thành phố như Bắc Kinh, Thiên Tân, Giang Tô, Sơn Đông, Thượng Hải… và người nhà, nơi cao nhất là Sơn Đông nhận 1 tỷ 792 triệu, nơi thấp nhất cũng 370 triệu USD.

11 thành phố có hiện tượng bán tháo nhà diễn ra nghiêm trọng nhất là: Nam Kinh, Thượng Hải, Hàng Châu, Thiên Tân, Thẩm Dương, Hạ Môn, Nam Kinh, Phúc Châu, Tế Nam, Quảng Châu, Thâm Quyến, Thành Đô; trong đó nhiều nhất về số căn hộ là Quảng Châu (4.880 căn) và Thượng Hải (4.755 căn), nhiều nhất về biệt thự là Hàng Châu (412 ngôi) ít nhất là Thiên Tân (112).

Vì sao hiện tượng các quan chức bán tháo nhà lại đột nhiên diễn ra ồ ạt như thế? Đó là vì mấy tháng trước, tin tức về Thái Bân, một cán bộ cấp trưởng phòng cơ quan KTKL khu ủy Phiên Ngu, Quảng Châu lương 10 ngàn tệ/tháng mà có tới 21 ngôi nhà trị giá 40 triệu tệ lan tràn trên mạng. 

Thành ủy Quảng Châu cho điều tra, kết quả cho thấy Thái Bân có 22 nhà. Sự kiện này đã kéo theo các cuộc điều tra về nhà ở của quan chức tại các địa phương và liên tiếp có nhiều siêu quan tham về địa ốc bị lôi ra ánh sáng. 

Mới đây nhất, ngày 18-1, báo chí đã đưa tin về Củng Ái Ái – phó giám đốc Ngân hàng thương mại nông thôn huyện Thần Mộc, đại biểu HĐND thị xã Du Lâm, tỉnh Thiểm Tây có tới hơn 20 ngôi nhà trị giá hàng tỷ tệ ở Bắc Kinh. 

Vào trung tuần tháng 12, UBKTKLTW, Văn phòng TW, Ban Tổ chức TW cũng đã cho gọi hơn 120 quan chức cấp cao đương nhiệm lên gặp gỡ, đối thoại, nhắc nhở họ và người thân ngừng ngay việc bán tháo nhà, bán dưới tên giả, giấu tên… 

Sau khi bán nhà, số tiền này sẽ được chuyển bất hợp pháp ra nước ngoài, tạo nên hiện tượng chảy máu dòng vốn. 

Thông báo trên đây của UBKTKLTW cho biết, theo thống kê chưa đầy đủ, năm 2010 có tới 412 tỷ USD bị chuyển bất hợp pháp từ Trung Quốc ra bên ngoài, năm 2011 số tiền này là 600 tỷ, năm 2012 đã vọt lên trên 1.000 tỷ và năm 2013 dự tính quy mô chảy máu tiền vốn sẽ lên tới 1.500 tỷ USD.
 
Theo Thu Thủy Tiền Phong/Tân Hoa xã và Dahe

"Hô biến" hàng nghìn chai vang Đà Lạt thành vang...Pháp, Chi-Lê



Sau hơn 1 tháng điều tra, 2 người điều hành xưởng "hô biến” rượu vang “nội” thành rượu “ngoại” đã bị khởi tố.

Ngày 25/1, cơ quan CSĐT Công an quận Tây Hồ, Hà Nội cho biết đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can Nguyễn Xuân Thành (SN 1982), trú tại huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An - chủ kho hàng; Võ Thu Phương (SN 1982), trú tại Thụy Khuê (Tây Hồ) kế toán (chị dâu của Thành) về hành vi “Sản xuất, buôn bán hàng giả là thực phẩm (rượu)”. Đối tượng Phương đang nuôi con nhỏ nên được tại ngoại nhưng “cấm đi khỏi nơi cư trú”. Trước đó, cơ quan điều tra đã tạm giữ 7 đối tượng liên quan để điều tra làm rõ hành vi sản xuất rượu giả. 

Nguyễn Xuân Thành tại cơ quan công an
Nguyễn Xuân Thành tại cơ quan công an
Trước đó, như Báo ANTĐ đưa tin, chiều 21/12/2012, Đội QLTT số 11 - Chi Cục QLTT Hà Nội, phối hợp với Đội CSĐT tội phạm về TTQLKT và CV CAQ Tây Hồ, CAP Xuân La bất ngờ ập vào ngôi biệt thự 3 tầng bỏ hoang trong ngõ 38 đường Xuân La, phát hiện 5 công nhân đang “hô biến” rượu vang Đà Lạt thành vang Pháp và Chile. Thời điểm kiểm tra, ngoài thủ kho là Bùi Công Định (SN 1974), ở huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương còn có Nguyễn Xuân Thành (SN 1982) - phụ trách kinh doanh.

Hàng nghìn chai rượu vang nội được hô biến
Hàng nghìn chai rượu vang "nội" được "hô biến"

Theo ông Lê Mạnh Hùng - Đội trưởng QLTT số 11: toàn bộ số rượu trên được xác định của một công ty có địa chỉ tại TP Hồ Chí Minh. Sau khi vận chuyển hàng ra Bắc, công nhân tiến hành bóc nhãn mác hàng nội để dán mác các thương hiệu rượu vang nổi tiếng của nước ngoài như: Bordeaux, Moonlight, Vallee damour - Metisse.

Công đoạn tẩy nhãn mác...
Công đoạn tẩy nhãn mác...
Trước khi dán mác ngoại

Trước khi dán "mác ngoại"
Ngay sau đó, CAQ Tây Hồ đã trưng cầu giám định tại Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an, kết quả giám định sơ bộ tất cả tem nhập khẩu dán trên chai, hộp và số tem rời thu tại hiện trường đều là tem giả. Số rượu bị thu giữ có giá trị hơn 93 triệu đồng.
Theo Quang Tấn
An ninh thủ đô

Lộ đường dây tuyển lao động trái phép



Thứ Sáu, 25/01/2013 22:45

Bộ LĐ - TB - XH khẳng định việc COSEVCO Nghệ An tuyển dụng lao động sang Angola là bất hợp pháp và sẽ xem xét rút giấy phép xuất khẩu lao động của doanh nghiệp này

Những ngày qua, không khí đau thương bao trùm ngôi nhà nhỏ của anh Nguyễn Quang Hạnh ở xóm 2, xã Nghi Thạch, huyện Nghi Lộc - Nghệ An. Chỉ vì đòi lại 2.500 USD tiền đặt cọc đi làm việc ở Angola mà anh bị sát hại dã man ngay tại trụ sở Công ty CP Thương mại - Xuất nhập khẩu Xây dựng (COSEVCO) Chi nhánh Nghệ An (COSEVCO Nghệ An) vào sáng 21-1.

Con của anh Nguyễn Quang Hạnh mới hơn 17 tháng tuổi đã mồ côi cha. Ảnh: GIA TÂN
Vỡ mộng xuất ngoại
Vì muốn đi XKLĐ để có tiền lo cho gia đình, anh Hạnh quyết tâm ra nước ngoài. Biết một số người của COSEVCO Nghệ An về địa phương tuyển lao động sang Angola, anh bàn tính với vợ rồi đi vay ngân hàng để có đủ 5.500 USD nộp cho công ty này.
Ngày 22-12-2012, anh Hạnh được đưa ra Hà Nội để làm thủ tục bay thì bị trục trặc. Sau khi về nhà, thấy việc sang Angola không ổn, anh bàn với vợ không đi nữa rồi đến COSEVCO Nghệ An xin lấy lại tiền đặt cọc và được trả lại 3.000 USD. Sáng 21-1, theo lời hẹn,  anh cùng cha là ông Nguyễn Quang Minh (76 tuổi) đến trụ sở để lấy phần tiền còn lại.
Trong lúc chờ lãnh đạo công ty giải quyết thì bất ngờ một nhóm thanh niên từ ngoài xông vào kéo anh Hạnh ra ngoài đánh đập dã man.  “Thấy con mình bị đánh, tôi liền chạy ra can nhưng chưa đến nơi thì nó đã bị một thanh niên rút dao đâm chết” - ông Minh kể.
Thắp nén nhang cho chồng, chị Nguyễn Thị Đạt (SN 1988) ràn rụa nước mắt, đau đớn  nghe ông Minh thuật lại câu chuyện chồng chị bị sát hại.  Hai người cưới nhau mới hơn 2 năm nay, anh làm thợ mộc, còn chị buôn bán quần áo ở chợ. Đứa con gái đầu mới hơn 17 tháng tuổi nay mồ côi cha vẫn chưa cảm nhận được nỗi đau mất mát.
Chị Đạt gào khóc:  “Anh nói đi Angola kiếm tiền nhưng nghe nói bên đó phức tạp nên em bàn thôi không đi nữa, ở nhà vợ chồng rau cháo có nhau, không ngờ lại xảy ra chuyện như vậy. Giờ mẹ con em biết bấu víu vào đâu?”.

Trụ sở COSEVCO Nghệ An, nơi anh Nguyễn Quang Hạnh bị đâm chết hôm 21-1. Ảnh: GIA TÂN

Xuất khẩu lao động “chui”
Cái chết của anh Hạnh có liên quan đến giám đốc COSEVCO Nghệ An Phạm Viết Văn và một số đối tượng mà cơ quan công an đang điều tra làm rõ. Đằng sau án mạng nghiêm trọng này,  đã hé lộ đường dây hoạt động tuyển người sang Algola trái phép liên quan đến COSEVCO Nghệ An.
Sau khi vụ việc vỡ lở, ông Nguyễn Đăng Dương, Trưởng Phòng Lao động - Việc làm - Tiền lương và BHXH (Sở LĐ-TB-XH tỉnh Nghệ An), cho biết việc COSEVCO Nghệ An tự ý tuyển dụng và thu tiền của người dân để đi XKLĐ sang Angola là bất hợp pháp. Theo ông Dương, ngày 23-1, Sở LĐ-TB-XH tỉnh Nghệ An đã có công văn gửi lãnh đạo COSEVCO miền Trung và COSEVCO Nghệ An yêu cầu báo cáo chi tiết về việc COSEVCO Nghệ An tuyển lao động làm việc tại Angola và vụ án mạng vừa xảy ra trước cổng chi nhánh này.
Trong khi đó, chiều 25-1, trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, bà Trần Thị Nga, Trưởng Phòng Tổ chức COSEVCO miền Trung (công ty mẹ của COSEVCO Nghệ An - người được cử ra  ra Nghệ An để xác minh vụ việc, cho rằng COSEVCO Nghệ An thành lập năm 2010 và chỉ được phép tuyển lao động sang Malaysia. Còn việc COSEVCO Nghệ An có tuyển lao động đi Angola hay không thì lãnh đạo COSEVCO miền Trung không biết. “Việc này có thể do một cá nhân lợi dụng để tuyển lao động cho đường dây ngoài chi nhánh” - bà Nga thanh minh.
Tuy nhiên, bà Nga thừa nhận để xảy ra vụ việc trên, COSEVCO miền Trung cũng có trách nhiệm vì quản lý và sử dụng cán bộ không tốt.
Theo thông tin mới nhất, sau vụ anh Hạnh bị sát hại, gia đình ông  Phạm Viết Văn đã đến Công an tỉnh Nghệ An nộp lại số tiền đặt cọc là 2.500 USD để hoàn trả cho gia đình nạn nhân, đồng thời hỗ trợ 70 triệu đồng tiền mai táng.
Ngoài 4 đối tượng bị bắt trước đó (Báo Người Lao Động ngày 25-1 đã đưa tin), Công an tỉnh Nghệ An đã khởi tố bị can và bắt tạm giam thêm 5 đối tượng có liên quan đến cái chết của anh Nguyễn Quang Hạnh.
ÔNG NGUYỄN NGỌC QUỲNH, CỤC TRƯỞNG CỤC QUẢN LÝ LAO ĐỘNG NGOÀI NƯỚC:
Do một cá nhân của COSEVCO Nghệ An thực hiện
Lãnh đạo COSEVCO miền Trung đã có báo cáo vụ việc với chúng tôi, khẳng định không ký hợp đồng đưa lao động sang Angola mà đây là do một cá nhân của COSEVCO Nghệ An thực hiện. Chúng tôi khẳng định chưa cấp phép cho COSEVCO đưa lao động sang Angola cũng như chưa thẩm định bất kỳ hợp đồng cung ứng lao động nào của các doanh nghiệp xuất khẩu lao động ở thị trường này. Đây là vụ việc rất nghiêm trọng, sẽ được chúng tôi làm rõ để có biện pháp xử lý phù hợp.
N.Quyết
ÔNG NGUYỄN THANH HÒA, THỨ TRƯỞNG BỘ LĐ-TB-XH:
Sẽ xem xét rút giấy phép của COSEVCO
Việc COSEVCO Nghệ An có tuyển lao động sang Angola trái phép hay không hay do một số cán bộ lợi dụng làm bậy phải chờ kết luận từ cơ quan điều tra. Tuy nhiên theo quy định, COSEVCO miền Trung phải gánh chịu mọi trách nhiệm khi để xảy ra sai phạm và hậu quả nghiêm trọng tại COSEVCO Nghệ An. Chúng tôi sẽ phạt nặng và xem xét rút giấy phép xuất khẩu lao động của COSEVCO trong trường hợp để xảy ra sai phạm nghiêm trọng.
N.Duy
GIA TÂN - HOÀNG DŨNG

Bi hài triển lãm ngủ hành lang, rúc gầm giường bệnh viện


Thứ Sáu, 25/01/2013 14:24

(NLĐO) - Chen chúc nhau chờ khám, ngủ dưới gầm giường, ngủ trong lồng, vạ vật nơi hành lang bệnh viện hay bất kỳ chỗ nào có thể ngả lưng là những hình ảnh được trưng bày trong triển lãm “Chợ sức khỏe”.

Người dân đến xem triển lãm
Triển lãm “Chợ sức khỏe” tập hợp trên 100 bức ảnh do các nhân viên, cộng tác viên của Trung tâm Sáng kiến sức khỏe và dân số (CCIHP) cùng các phóng viên thực hiện đang diễn ra tại Trung tâm Triển lãm 45 Tràng Tiền (Hà Nội) đã phản ánh được phần nào góc khuất sau những dịch vụ y tế.
Đến với Triển lãm “Chợ Sức khỏe”, người xem có cơ hội nhìn lại những khoảng trống trong cung cấp dịch vụ y tế, những áp lực, gánh nặng đối với cả người sử dụng và người cung cấp dịch vụ. Bên cạnh đó, triển lãm cũng giới thiệu một số nỗ lực, sáng kiến của ngành y tế trong việc khắc phục những tồn tại trên.
 
Trong con mắt của người dân, sức khỏe đang trở thành một món hàng, bị bủa vây bởi tầng tầng lớp lớp các loại “chợ”. Ở bệnh viện trung ương, dịch vụ y tế được ví như chợ phố thị , bệnh viện huyện là chợ quê, còn cơ sở y tế tư nhân là chợ thuốc và thực phẩm chức năng - chợ cóc …
 
"Màn trời chiếu đất"
 
Bây giờ mới đến gần 300, sợ mình hơn 500

Nằm ngoài này cho mát

Chờ khám

Chỗ nào cũng có thể ngủ ngon...

Cho tôi một lối đi...

Ngủ... tập thể

Không chỉ trẻ em mới ngủ lồng

Lỉnh kỉnh đồ vào bệnh viện




Ngủ gục sau một đêm thức trắng canh người nhà
 
Xếp hàng chờ đợi...


Như thời bao cấp
Triển lãm với mong muốn chuyển tải thông điệp để ngành y tế có thể “cảm nhận” được nỗi niềm của người dân khi đi khám chữa bệnh, từ đó đề ra những giải pháp hiệu quả cải thiện vấn đề.
N. Dung