THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

20 January 2013

Hơn 100 khách vũ trường bị đưa về trụ sở công an



Khi bị xe chuyên dụng đưa về trụ sở công an, 113 người liên tục hò la, gọi với theo người đứng bên dưới. Nhiều cô gái ăn mặc "mát mẻ", gương mặt căng thẳng liên tục gọi điện báo tin cho bạn bè hoặc nhờ vả người quen.
Hàng trăm cảnh sát phong toả vũ trường lúc rạng sáng

0h45 sáng nay, một phần con đường Lý Tự Trọng (phường Bến Nghé, quận 1) nơi quán bar Diamon Club toạ lạc bị phong toả. Hàng trăm cảnh sát cơ động trang bị vũ khí cùng chó nghiệp vụ bao vây cửa trước, lực lượng khác ập vào bên trong đang chật kín khách.
Diamond club nơi cảnh sát ập vào. Ảnh: Quốc Thắng.
Diamond club nơi cảnh sát ập vào. Ảnh: Quốc Thắng.
Các vị khách được yêu cầu hợp tác, nhiều ngóc ngách, ghế salon của quán được chó nghiệp vụ sộc tới lùng sục ma tuý. Cảnh sát thu giữ 6 viên nén dạng tròn, nhiều tép giấy bạc chứa bột trắng (nghi là hàng đá và heroin). Ngoài ra, 11 xe máy, ôtô cùng nhiều rượu ngoại không hoá đơn chứng từ cũng bị tạm giữ.
Gần 2h sáng, 60 nam và 53 phụ nữ không có chứng minh nhân dân và nhiều biểu hiện nghi vấn được xe chuyên dụng đưa về trụ sở Công an quận 1. Trên xe, nhóm thanh niên liên tục hò la và gọi với những người phía dưới. Bên ngoài, nhiều cô gái ăn mặc "mát mẻ", gương mặt căng thẳng liên tục gọi điện báo tin cho bạn bè hoặc nhờ vả người quen.
Phía bên trong chật kín khách. Ảnh: Quốc Thắng.
Phía bên trong chật kín khách. Ảnh: Quốc Thắng.
Theo trung tá Nguyễn Nhật Thành (Đội trưởng Đội CSĐT Trật tự và xã hội Công an quận 1), Diamond Club thuộc Công ty TNHH Việt Giải Trí Mới nhưng biến tướng thành vũ trường. Trong số những được đưa về trụ sở đã có 21 mẫu thử phát hiện dương tính với ma tuý (12 nam và 9 nữ). Trong đó, 8 người bị đưa về đội hình sự để xác minh vì có dấu hiệu nghi vấn. Một người khác tàng trữ công cụ hỗ trợ được bàn giao cho công an phường Bến Nghé để xác minh.
Trước đó, rạng sáng 13/1, Công an quận 1 cũng ra quân kiểm tra nhà hàng Club 39, phát hiện 40 trường hợp dương tính với ma tuý.
Quốc Thắng

Thêm một vụ xông vào nhà dân vây bắt, đập đầu gà một cách khó hiểu



(Dân trí) – Trong khi vụ chặn xe, đập đầu gà khó hiểu ở Trảng Bàng, Tây Ninh chưa lắng xuống thì cách hành xử kỳ quặc này lại xảy ra ở huyện Bình Chánh, TPHCM làm 8 con gà của người dân chết oan uổng.
 >> Khó hiểu việc tổ chức chặn bắt, đập đầu gà ở Trảng Bàng

Công an, kiểm dịch lừa dân đập gà
Báo Dân trí vừa nhận đơn tố cáo của anh Trần Văn Quyền (SN 1972, ngụ B5/1 ấp 2, xã Vĩnh Lộc B, huyện Bình Chánh) phản ánh về việc các cán bộ tự ý xông vào nhà anh bắt gà, đập chết rồi mang đi.
Trong đơn anh Quyền cho biết, chiều 14/1/2013, công an khu vực, trưởng ấp, tổ trưởng nơi anh đang cư ngụ và một số nhân viên kiểm dịch (có một người tên Khanh của kiểm dịch huyện Bình Chánh) đã tự ý đột nhập vào nhà anh. Những cán bộ này không xuất trình bất cứ một giấy tờ nào chứng tỏ rằng họ thực hiện công vụ. Không hề giải thích lý do gì cho chủ nhà, những cán bộ này đã bắt 8 con gà đang nuôi trong chuồng đập đầu chết rồi bỏ vào bao tải mang đi.
Sáng 17/1, tiếp xúc với phóng viên Dân trí, vợ anh Quyền còn chưa hết bàng hoàng khi kể về việc kiểm dịch “chớp nhoáng” 8 con gà của các cán bộ. Theo lời gia chủ thì họ nuôi gà trên đất vườn nhà mình. Ở đây, cũng có nhiều hộ dân sống bằng nghề chăn nuôi này. Thế nhưng, chiều 14/1, các cán bộ bất ngờ xuất hiện. Họ không trình lệnh kiểm dịch, mà ra trại gà bắt gà. Sau đó, một cán bộ bảo vợ anh Quyền vào trong nhà lấy bàn ra để mọi người ngồi. Tin lời, chị vợ vào trong nhà lấy bàn thì khi quay ra thấy các cán bộ đang túm lấy gà và đập đầu chết. “Trong trại gà lúc đó có 13 con nhưng họ chỉ bắt được 8 con rồi đập chết. Sau đó, vợ chồng em bắt lại được 2 con, còn 3 con gà hoảng sợ chạy mất. Họ đã lừa em vào nhà để bên ngoài họ giết chết gà”, chị vợ thở dài.
Gia đình anh Quyền bàng hoàng kể lại việc 8 con gà bị đập đầu đến chết
Gia đình anh Quyền bàng hoàng kể lại việc 8 con gà bị đập đầu đến chết
Một lúc sau, anh Quyền về nhà, thấy cán bộ đập gà nhà mình nên lớn tiếng cự cãi thì bị dọa đánh. Trước thái độ cứng rắn của anh Quyền, “đoàn kiểm tra” đã lập 01 biên bản rồi cất luôn mà không giao cho gia chủ một bản. Sau đó, “đoàn kiểm tra” bỏ 8 con gà vào bao tải rồi mang đi trong sự khó hiểu của gia đình anh Quyền.
Bức xúc trước cách thực thi công vụ mập mờ, thiếu minh bạch nên anh Quyền đã làm đơn tố cáo hành vi của các cán bộ này đến chính quyền địa phương.
PV Dân trí đã đến UBND xã Vĩnh Lộc B để xác minh sự việc. Phòng Chủ tịch khóa kín. Ông Võ Trường Thành – Phó Chủ tịch xã cho biết ông phụ trách văn hóa xã hội nên không trả lời được. Còn Phó Chủ tịch phụ trách lĩnh vực liên quan đến chăn nuôi gà thì đi vắng. Chúng tôi sang làm việc với công an xã thì Phó trưởng công an xã không thuộc thẩm quyền trả lời báo chí. Người có chức năng tiếp truyền thông là Trưởng công an xã thì đi họp.
Người dân có thể khởi kiện đòi bồi thường
Trao đổi với Dân trí, luật sư Phạm Tấn Thuấn (Đoàn luật sư TPHCM) cho biết, nếu mỗi con gà giá trị 300.000 đồng thì 8 con đã là 2,4 triệu đồng. Với giá trị này, người dân có thể khởi kiện để yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Theo luật sư Thuấn, các cán bộ này đi kiểm tra mà như bạn đọc phản ánh thì là việc làm không chính danh. “Đoàn kiểm tra” đã không báo cho gia chủ, không văn bản chỉ đạo, không giải thích cho người dân hiểu mà tự ý xâm nhập gia cư. Dù có là gà đá đi chăng nữa thì cũng là gia cầm. Luật không có quy định cấm người dân nuôi gà đá. Mà nếu có cấm nuôi gia cầm (gà đá) thì khi kiểm tra, đoàn cũng phải làm đúng quy trình, có thành lập tổ liên ngành, có quyết định… “Nếu phát hiện gà lậu, không kiểm dịch thì lập biên bản tịch thu, tạm giữ để chờ xử lý. Còn đây là hành động kiểu côn đồ, xã hội đen và không khác gì là cướp gà, công nhiêm chiếm đoạt tài sản của dân”, luật sư nói.
Con gà vô tội thoát chết sau một trận càn
Con gà vô tội thoát chết sau một "trận càn"
Công chức chỉ được làm những gì pháp luật cho phép. Lập biên bản phải có đầy đủ các thành phần, căn cứ quy định, xét hành vi vi phạm. Biên bản cũng được giao cho người vi phạm rồi hẹn ngày giải quyết. Muốn tiêu hủy gà thì cũng phải lập biên bản, ra quyết định xử lý hành chính và các biện pháp kèm theo như phạt tiền, tịch thu, tiêu hủy theo quyết định mà người có thẩm quyền chỉ đạo. Ở đây, Chủ tịch UBND xã có thẩm quyền ra quyết định này và giao thú y kiểm dịch, tiêu hủy. “Đoàn “liên ngành” công an, tổ dân phố, thú y đến nhà anh Quyền kiểm tra gà thì cũng phải chờ chủ tịch UBND xã ra quyết định thì mới đem gà đi tiêu hủy được chứ không thể ngang nhiên, đứng trên pháp luật mà hành xử như vậy”, luật sư Thuấn nhấn mạnh.
Trong trường hợp của anh Quyền, người dân có thể khởi kiện về hành vi hành chính của các cán bộ ra tòa buộc bồi thường thiệt hại do hành vi hành chính đó gây ra. Tài sản thiệt hại mà trên 2 triệu đồng thì đủ yếu tố hình sự nên có thể đề nghị cơ quan công an khởi tố hình sự các cán bộ này về tội: “Hủy hoại tài sản”.
Trong diễn biến khác, ngày 4/1/2013, báo Dân trí đăng bài: Khó hiểu việc tổ chức chặn bắt, đập đầu gà ở Trảng Bàng. Bài viết phản ánh việc nhiều người dân chở gà đi ngang qua địa bàn xã Bình Thạnh (Trảng Bàng, Tây Ninh) thì bị cảnh sát giao thông, cảnh sát 113 bắt giữ giao công an xã Bình Thạnh. Công an xã bắt dân ôm gà rồi chụp hình như tội phạm. Sau đó, UBND xã Bình Thạnh tự ý đập đầu gà chết để tiêu hủy. Trước phản ánh của PV, ông Trần Minh Tâm Phó Chánh Văn phòng UBND huyện Trảng Bàng cho biết sẽ cho kiểm tra và trả lời sớm đến cơ quan ngôn luận. Tuy nhiên, đến nay, đã nửa tháng nhưng chính quyền huyện Trảng Bàng vẫn còn nợ báo chí một lời giải thích rõ ràng như đã hứa.
Dân trí sẽ tiếp tục thông tin sự việc hy hữu này đến bạn đọc.
Công Quang

Cả trăm hộ dân phường Bách Khoa có nguy cơ mất nhà



(Dân trí) - Trở lại vụ tranh chấp khu đất giáp ranh ĐH Bách Khoa và ĐH Xây dựng, có một vấn đề đặt ra là vì sao ĐH Bách Khoa chỉ hối thúc thu hồi phần đất này, trong khi hàng trăm hộ dân khác cũng xây nhà trong khuôn viên trường vẫn yên bình?
 >>  Đại học Bách khoa phải bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi thu hồi đất
 >>  Vụ thu hồi đất tại ĐH Bách khoa: Không thể đẩy người dân ra đường

Có hàng trăm hộ dân như gia đình ông Trịnh Văn Tiến đã sinh sống ổn định
Có hàng trăm hộ dân như gia đình ông Trịnh Văn Tiến đã sinh sống ổn định
nhiều năm ở những khu đất giáp ranh trường Bách Khoa
 
Như thông tin báo Dân trí đã đưa, dựa trên Quyết định giao đất năm 1976 của TP. Hà Nội, trường Đại học (ĐH) Bách Khoa yêu cầu gia đình ông Trịnh Văn Tiến là cán bộ cũ của trường, cùng 5 hộ dân khác đã sinh sống ổn định ở khu đất giáp ranh giữa ĐH Bách Khoa và ĐH Xây dựng từ năm 1992. Trên thực tế, trong quá trình quản lý, ĐH Bách Khoa đã cấp đất cho hàng trăm cán bộ công nhân viên xây nhà trên phần đất thuộc khuôn viên nàh trường. Nếu căn cứ theo Quyết định giao đất từ năm 1976 để thu hồi, sẽ có hàng trăm gia đình bị đẩy ra đường chứ không dừng lại ở con số 5.
Theo Quyết định số 200/QĐ-HN, năm 1976, TP. Hà Nội giao cho trường ĐH Bách Khoa 35ha để xây dựng trường. Sau khi TP. Hà Nội thu hồi một phần đất để thành lập phường Bách Khoa ngày nay và dành xây dựng trường ĐH Xây dựng, hiện trường ĐH Bách Khoa còn quản lý khoảng 25,6 ha.
Trong hàng chục năm quản lý và sử dụng, trường ĐH Bách Khoa đã tự phân hàng chục nghìn mđất cho cán bộ, giảng viên để xây nhà và khai khoang nhiều khu đất hoang hóa. Nếu ăn cứ vào Luật Đất đai 2003, phần lớn các hộ dân trong khuôn viên trường ĐH Bách Khoa đều đủ điều kiện được công nhận QSDĐ hợp pháp.
Quay lại với vụ trường ĐH Bách Khoa đòi đất của gia đình ông Trịnh Văn Tiến, cùng những hộ gia đình khác sinh sống ổn định trên khu đất giáp ranh giữa trường ĐH Bách Khoa và trường ĐH Xây dựng từ năm 1992. Cho đến nay, Sở TNMT TP. Hà Nội và quận Hai Bà Trưng đã nhiều lần ra văn bản khẳng định, trường ĐH Bách Khoa phải có phương án hỗ trợ, đền bù tái định cư theo quy định pháp luật.
Nhưng có một vấn đề đặt ra, tại sao trường ĐH Bách Khoa lại nhiệt tình đòi phần đất giáp ranh giữa trường ĐH Bách Khoa và trường ĐH Xây dựng nằm trên đường Trần Đại Nghĩa? Trong khi đó, có hàng trăm hộ gia đình khác cũng xây dựng trong khuôn viên nhà trường, trên phố Tạ Quang Bửu và cùng nhiều khu đất khác bị Thanh tra TP. Hà Nội yêu cầu chấm dứt việc cho thuê, hoặc sử dụng sai mục đích thì vẫn được “làm ngơ”.
 
Các cơ quan chức năng TP. Hà Nội đều khẳng định trường ĐH Bách Khoa
Các cơ quan chức năng TP. Hà Nội đều khẳng định trường ĐH Bách Khoa
phải bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi thu hồi đất theo đúng quy định
Liên quan đến vụ tranh chấp khu đất giáp ranh giữa trường ĐH Bách Khoa và trường ĐH Xây dựng, khi trao đổi với PV, Giáo sư Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ TNMT cũng khẳng định việc cơ quan chức năng của TP. Hà Nội và quận Hai Bà Trưng yêu cầu trường ĐH Bách Khoa phải lập phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư cho các hộ gia đình là đúng với quy định nhà nước ban hành, vì những hộ gia đình này đã sinh sống ổn định từ năm 1992 đến nay.
Phần diện tích đất tranh chấp giáp ranh ĐH Bách khoavà ĐH Xây dựng có nguồn gốc thuộc Trung tâm Hỗ trợ phát triển khoa học kỹ thuật do trường ĐH Bách khoa thành lập năm 1990. Sau khi Trung tâm được thành lập, ông Võ Trí Hào được bổ nhiệm giữ chức Giám đốc Trung tâm, ông Trịnh Văn Tiến (con bà Vũ Thị Phước) giữ chức Xưởng trưởng. Trung tâm có nhiệm vụ nghiên cứu, triển khai sản xuất thực nghiệm hóa chất nên buộc phải có nhà xưởng và chỗ ở cho người lao động. Được sự đồng ý của nhà trường, ông Trịnh Văn Tiến cho xây dựng 130m2 bằng vật liệu khung sắt, mái tôn làm nhà xưởng.
Trong quá trình xưởng hoạt động, ông Trịnh Văn Tiến có tờ trình gửi ĐH Bách khoa xin phép được lấp phần ao hoang hóa, hố nước đọng phía sau khu xưởng, nằm giáp sông Sét và được Trung tâm Hỗ trợ phát triển khoa học kỹ thuật chấp thuận bằng văn bản. Thời điểm các hộ dân bỏ tiền san lấp, khu vực này luôn trong tình trạng ô nhiễm bởi nguồn nước phế thải bốc lên từ sông Sét. Đến năm 2000, trường ĐH Bách khoa yêu cầu Trung tâm trả lại 130 đất ban đầu mở phòng thí nghiệm cho sinh viên. Thực hiện chỉ đạo của trường, Trung tâm đã trả lại toàn bộ diện tích 130m2 ban đầu.
Sau khi Trung tâm hỗ trợ phát triển khoa học kỹ thuật trả lại đất cho ĐH Bách khoa, xưởng sản xuất chỉ nằm trên phần đất do ông Tiến và các hỗ dân tự san lấp xây dựng năm 1992. Cùng lúc, trường ĐH Bách khoa cho xây tường rào cao gần 3m ngăn cách phần diện tích các hộ dân đang sử dụng với khuôn viên nhà trường.
Về vụ việc này, ngày 14/7/2010, ông Nguyễn Hữu Nghĩa Phó Giám đốc Sở TNMT đã ký văn bản số 688/BC-TNMT -TTr báo cáo kết quả kiểm tra, xác minh quá trình sử dụng đất của ông Trịnh Văn Tiến đối với phần diện tích đất giáp ranh nói trên. Văn bản của Sở TNMT nêu rõ: Kiểm điểm trách nhiệm cá nhân và tập thể trong việc buông lỏng quản lý, sử dụng đất: Cụ thể, để tình trạng lấn chiếm đất xây dựng nhà ở trái phép trong khuôn viên đất được Nhà nước giao từ năm 1976 để xây dựng trường học, khi phát hiện việc chiếm đất và xây dựng trái phép từ năm 1992 không phát hiện kịp thời và có biện pháp xử lý dứt điểm dẫn đến những diễn biến phức tạp, gây dư luận xấu trên địa bàn.
Trường ĐH Bách khoa có trách nhiệm lập phương án sử dụng đất sau khi nhận mặt bằng (do hộ ông Trịnh Văn Tiến và các hộ mua lại của ông Tiến đang sử dụng), đưa diện tích đất này vào sử dụng có hiệu quả, đúng mục đích được giao; Bố trí kinh phí phục vụ cho công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo phương án được UBND quận Hai Bà Trưng phê duyệt; Phối hợp với UBND quận Hai Bà Trưng thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư di chuyển các hộ dân ra ngoài khuôn viên Trường ĐH Bách khoa theo quy định của pháp luật”.
 
Văn bản của quận Hai Bà Trưng vừa ban hành cũng khẳng định
Văn bản của quận Hai Bà Trưng vừa ban hành cũng khẳng định
trường ĐH Bách Khoa có trách nhiệm bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi thu hồi đất
 
Gần nhất, ngày 21/12/2012, quận Hai Bà Trưng đã ban hành văn bản số1636/UBND - TNMT báo cáo TP. Hà Nội nội dung cuộc họp. Văn bản của quận Hai Bà Trưng nêu rõ: “Việc di chuyển các hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất trong khuôn viên trường ĐH Bách khoa, trong đó có hộ gia đình ông Trịnh Văn Tiến và các hộ dân phải thực hiện theo đúng chỉ đạo của UBND Thành phố tại văn bản số 326/ UBND - TNMT ngày 12/01/2012, để giao lại cho trường ĐH Bách khoa sử dụng theo đúng mục đích và dự án được phê duyệt.
 
Theo đó, trường ĐH Bách khoa phải tiến hành lập dự án theo đúng trình tự, thủ tục quy định tại quyết định số 02/2010/QĐ - UBND ngày 18/1/2010 và quyết định số 48/2011/QĐ - UBND ngày 26/12/2011 của UBND Thành phố, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt Sau đó phối hợp với UBND quận Hai Bà Trưng và các cơ quan chức năng để tiến hành bồi thường, hỗ trợ, tái định cư di chuyển các tổ chức, hộ gia đình cá nhân đang sử dụng đất trong khuôn viên nhà trường tại các ô số 4,7,11,13,14, trong đó có gia đình ông Trịnh Văn Tiến và các hộ dân”.
Báo Dân trí sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc trên.
Vũ Văn Tiến - Ngọc Cương

VIDEO - Giảng viên trường Thực phẩm tát liên tiếp vào mặt Học sinh như đánh Boxing



Chiều 18/1, nguồn tin Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM xác nhận với VietNamNet người đánh HS trong clip “Cô giáo tát đánh học sinh như tập boxing” là giảng viên của trường.
Đoạn clip dài hơn 1 phút mới xuất hiện trên Youtube ghi lại quang cảnh một lớp học, có lẽ là trong giờ ra chơi. Trong khi các học sinh khác vẫn mải nói chuyện, cười đùa thì ở giữa lớp, cô giáo tát liên tiếp vào một học sinh nam.

Thông tin cho hay: “Vụ việc xảy ra ở lớp học văn hóa hệ đào tạo 4 năm (trung học). Cô giáo chỉ vô tình, không chủ ý đánh học sinh. Đây là lần đầu tiên vụ việc như vậy”.

Theo nguồn tin cho biết: “Giáo viên này mới về trường công tác, cô rất nhiệt tình và có trách nhiệm. Hiện chánh văn phòng và thanh tra nhà trường đã gặp gỡ, trao đổi với giáo viên và học sinh xung quanh sự việc. Khi có kết quả xử lí trường sẽ thông báo sau".

Theo VietNamNet

Đại sứ quán CSVN tại TC tổ chức chiêu đãi nhân kỷ niệm 63 năm thiết lập quan hệ Ngoại giao Việt Nam-Trung Quốc

http://vietnamese.cri.cn/421/2013/01/18/1s182192.htm
Theo tin Đài chúng tôi: Ngày 18/1, Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc đã tổ chức chiêu đãi nhân kỷ niệm 63 năm thiết lập quan hệ Ngoại giao Việt Nam-Trung Quốc, Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc Nguyễn Văn Thơ và Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc Phó Doanh đã tham dự và phát biểu tại buổi chiêu dãi. 
 Đại sứ Nguyễn Văn Thơ cho biết, Việt Nam hết sức coi trọng phát triển quan hệ với Trung Quốc, coi đây là một trong những ưu tiên chiến lược và đường lối đối ngoại nhất quán và lâu dài của Vịêt Nam. Đại sứ hy vọng với nỗ lực chung của hai bên, quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt-Trung sẽ tiếp tục phát triển đúng hướng, ổn định và lành mạnh. 

Phát biểu trong buổi chiêu đãi, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc Phó Doanh nói, Trung Quốc coi trọng quan hệ với Việt Nam, sẵn sàng cùng nỗ lực với Việt Nam thúc đẩy quan hệ hai nước phát triển theo quỹ đạo đúng đắn. Nhà lãnh đạo hai nước đã đạt được nhận thức chung quan trọng về làm thế nào để xử lý ổn thỏa một số vấn đề giữa hai nước, điều then chốt là phải thực hiện đúng những nhận thức đó, không để cho các vấn đề không ngừng cản trở tới sự phát triển thuận lợi của quan hệ hợp tác hai nước. 

Sáng cùng ngày, Đại sứ Nguyễn Văn Thơ đã tổ chức họp báo có mặt đông đủ của các nhà báo Trung Quốc và nước ngoài, giới thiệu tình hình phát triển quan hệ hai nước Việt-Trung trong 63 năm kể từ ngày thiết lập quan hệ ngoại giao đến nay. Khi trả lời câu hỏi của phóng viên, Đại sứ Nguyễn Văn Thơ đã bác lại những tin đồn về chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Nhật A-bê, đồng thời bày tỏ, Việt Nam hy vọng tích cực duy trì quan hệ tốt đẹp với Trung Quốc, thúc đẩy sự phát triển chung.

AUDIO - PV Nghê Lữ phỏng vấn quả phụ Ngụy Văn Thà nhân ngày 19/1/2013

Tưởng Rolls-Royce Phantom thế nào, không bằng Ghe của VN

Quyết liệt vì Hoàng Sa

 http://www.thanhnien.com.vn/pages/20130119/quyet-liet-vi-hoang-sa.aspx

Ngày này cách đây đúng 39 năm, Trung Quốc dùng vũ lực cưỡng chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa. Hành động phi pháp ấy đã vấp phải sự kháng cự mãnh liệt của người Việt Nam và sự lên án mạnh mẽ của thế giới.

Ngày 25.11.2011, trong phát biểu trước Quốc hội, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đề cập tới hai thời điểm Trung Quốc xâm chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam: “Năm 1956, Trung Quốc đã đưa quân chiếm đóng các đảo phía đông của quần đảo Hoàng Sa. Đến năm 1974, Trung Quốc dùng vũ lực đánh chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa trong sự quản lý của chính quyền Sài Gòn, tức chính quyền Việt Nam Cộng hòa (VNCH). Chính quyền VNCH lúc đó đã phản đối, lên án việc làm này và đề nghị Liên Hiệp Quốc can thiệp. Chính phủ lâm thời cách mạng miền Nam Việt Nam lúc đó cũng ra tuyên bố phản đối hành vi chiếm đóng này”. Thủ tướng cũng cho biết Chính phủ Việt Nam sẽ kiên trì đòi lại Hoàng Sa bằng biện pháp hòa bình. 

Phát biểu của người đứng đầu Chính phủ của một đất nước Việt Nam thống nhất đã nhắc chúng ta nhớ tới một ngày bi tráng của 39 năm về trước, khi đất nước còn chia đôi. Đó là ngày 19.1.1974, Trung Quốc nổ súng cưỡng chiếm quần đảo Hoàng Sa. Các chiến hạm cùng quân nhân VNCH đã chiến đấu quyết liệt, nhưng cuối cùng với một lực lượng mạnh hơn, Trung Quốc đã chiếm được cụm phía tây của quần đảo Hoàng Sa, sau khi đã chiếm cụm phía đông hồi thập niên 1950, qua đó chiếm đóng phi pháp toàn bộ quần đảo này từ đó đến nay.

Xâm lăng
Trận hải chiến Hoàng Sa diễn ra trong khoảng 30 phút vào ngày 19.1.1974, nhưng trước đó nhiều ngày, Trung Quốc đã bắt đầu những chuyển động cho hành trình xâm lược của mình. Ngày 10.1, tàu Trung Quốc bắt đầu xuất hiện trong khu vực cụm tây quần đảo Hoàng Sa. Sau đó một ngày, Bộ Ngoại giao nước này phát đi từ Bắc Kinh tuyên bố rằng Hoàng Sa và Trường Sa là của Trung Quốc và VNCH đang chiếm đóng phi pháp. Ngay lập tức, Tổng trưởng Ngoại giao Vương Văn Bắc của chính quyền Sài Gòn đã bác bỏ luận điệu ngang ngược này và lên án hành động xâm lăng gây hấn của Trung Quốc. 

Lúc bấy giờ, về mặt quân sự, phía Việt Nam chỉ có một trung đội địa phương quân thuộc Chi khu Hòa Vang trú đóng trên đảo Hoàng Sa. Để tăng cường sức mạnh bảo vệ biển đảo, Tư lệnh Hải quân Vùng 1 Duyên hải vào ngày 15.1 đã ra lệnh cho tuần dương hạm Lý Thường Kiệt (HQ-16), do trung tá Lê Văn Thự làm hạm trưởng, trực chỉ Hoàng Sa. Tiếp theo, khu trục hạm Trần Khánh Dư (HQ-4) do trung tá Vũ Hữu San chỉ huy đang tuần tra vùng biển ngoài khơi Quảng Ngãi cũng được lệnh tức tốc tới bảo vệ Hoàng Sa. Sau đó, do diễn biến phức tạp, tuần dương hạm Trần Bình Trọng (HQ-5) và hộ tống hạm Nhật Tảo (HQ-10) cũng đã được điều động. HQ-5 là soái hạm, với hạm trưởng là trung tá Phạm Trọng Quỳnh; còn HQ-10 do thiếu tá - Hạm trưởng Ngụy Văn Thà chỉ huy. Ban Chỉ huy công tác trên biển của chiến dịch bảo vệ Hoàng Sa được đặt trên tàu HQ-5, với đại tá Hà Văn Ngạc thừa lệnh Tư lệnh HQ Vùng 1 Duyên hải làm chỉ huy trưởng. 

Trong thời gian này, phía Trung Quốc đã cho tàu cá chở quân lính giả dạng ngư dân tiến chiếm một số đảo. Công điện 50.356 của Tư lệnh Hải quân Vùng 1 Duyên hải gửi HQ-4, HQ-5 và HQ-16 cho biết: “Trung Cộng đã bất thần tiến chiếm các đảo Robert (Cam Tuyền - NV), Duncan (Quang Hòa), Drummond (Duy Mộng) và Money (Vĩnh Lạc) thuộc quần đảo Hoàng Sa kể từ ngày 10.1.1974. Hiện có 2 tàu loại 100 tấn neo đậu tại đảo Robert... Trên đảo Duncan có 1 chòi quan sát... Tại đảo Money có 1 hầm còn mới...”. Công điện còn cho biết phi cơ của Sư đoàn 1 Không quân đang trực ở sân bay Đà Nẵng. Nhiệm vụ được giao cho lực lượng bảo vệ Hoàng Sa là trước hết sử dụng đường lối ôn hòa, yêu cầu kẻ địch rút khỏi lãnh thổ Việt Nam, trong trường hợp địch khai hỏa thì “tập trung khả năng để tiêu diệt địch”, lệnh từ văn phòng chỉ huy ở Đà Nẵng truyền ra cho HQ-5 nêu rõ. 

Lúc bấy giờ, lực lượng chiến đấu của phía Trung Quốc có 11 tàu, trong đó có 2 tàu chống ngầm Krondstadt, 2 tàu quét lôi, vài tiểu đoàn thủy quân lục chiến và một số tàu chở quân. Bên cạnh đó, Trung Quốc còn có một đội quân dự phòng ở Hải Nam, trong đó có nhiều tàu tên lửa Komar và Osa.


Bản đồ Hải chiến Hoàng Sa 1974. Các chiến hạm VNCH (ảnh nhỏ) - Đồ họa: Hồng Sơn
 
Nổ súng
Sáng sớm 19.1, một toán Biệt hải từ HQ-4 và một đội Hải kích từ HQ-5 chia làm hai mũi dùng bè cao su đổ bộ lên tái chiếm đảo Quang Hòa. Một cuộc đọ súng xảy ra giữa quân VNCH và quân Trung Quốc đã chiếm đảo này từ trước cùng với số mới đổ bộ từ các chiến hạm gần đấy. Cuộc giao tranh này khiến 2 quân nhân VNCH tử thương và sau đó, do quân số ít hơn rất nhiều, hai toán đổ bộ của VNCH đã phải rời đảo, trở lại tàu. 

Lúc này, các tàu chiến trên biển đã di chuyển theo đội hình chiến thuật, bộ chỉ huy trên soái hạm HQ-5 chỉ định mục tiêu cho từng chiến hạm thành viên để tiêu diệt. Theo đó, HQ-5 đối đầu tàu Krondstadt 274; HQ-4 đối đầu Krondstadt 271; HQ-10 đối đầu trục lôi hạm 396; HQ-16 đối đầu trục lôi hạm 389. Lúc 10 giờ 22 sáng 19.1.1974, lệnh tác xạ đồng loạt vào các chiến hạm Trung Quốc được ban hành từ HQ-5. Thông tin công khai trước đây cho rằng tàu Trung Quốc đã nổ súng trước. Tuy nhiên, mới đây, nguyên Hạm trưởng HQ-4 Vũ Hữu San xác nhận rằng, lúc bấy giờ, tàu chiến của VNCH đã “chủ động khai hỏa”. Ngay trong những phút đầu, một chiếc Krondstadt đã bị trúng đạn bốc cháy. Sau đó, chiếc Krondstadt thứ hai cũng hư hại và phải ủi vào rạn san hô gần đó để khỏi chìm. Phía VNCH cũng chịu tổn thất khi HQ-4 và HQ-5 đều trúng đạn nhưng vẫn còn chiến đấu được; HQ-16 bị hư hại nặng hơn và phải dần rút khỏi vòng chiến. Riêng HQ-10, là tàu nhỏ nhất, bị bắn chìm và Hạm trưởng Ngụy Văn Thà tử trận. 

Đến gần 11 giờ, có tín hiệu cho thấy Trung Quốc đang tăng viện với các tàu tên lửa Komar xuất hiện từ phía xa. Nhận thấy tình thế bất lợi, chỉ huy trưởng Hà Văn Ngạc đã ra lệnh cho toàn bộ lực lượng rời vùng giao tranh. Trong cuộc chiến này, theo con số thống kê chưa đầy đủ, 53 quân nhân VNCH đã bỏ mình vì nước; một số quân nhân và nhân viên khí tượng bị bắt làm tù binh và đã được trao trả sau đó. Phía Trung Quốc có 4 tàu bị bắn hỏng và 18 binh sĩ chết. 

Sau trận chiến ngắn ngủi nhưng ác liệt, Trung Quốc đã chiếm trọn quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Dù thế, trận hải chiến 1974 một lần nữa khẳng định ý chí bất khuất của người Việt Nam trong sứ mệnh bảo vệ chủ quyền. Trước một kẻ thù mạnh hơn và trong một tình hình chính trị chung có nhiều diễn biến bất lợi, các quân nhân đã kiên cường nổ súng vào kẻ xâm lăng. Cuộc chiến đó cũng một lần nữa làm nổi rõ tính phi nghĩa của Trung Quốc tại Hoàng Sa và trên toàn biển Đông về sau, như tuyên cáo của Bộ Ngoại giao VNCH số 015/BNG sau trận hải chiến 1974 đã vạch rõ: “Các hành động quân sự của Trung Cộng là hành vi xâm phạm trắng trợn vào lãnh thổ VNCH”. Hành động dùng vũ lực để chiếm lãnh thổ của nước khác đi ngược lại với Hiến chương LHQ, và vì thế, dù cho đã chiếm đóng toàn bộ Hoàng Sa gần 40 năm qua, Trung Quốc mãi mãi vẫn không có được một tư cách hợp pháp đối với vùng lãnh thổ này.  

Tư liệu cho bài viết này được lấy từ Tài liệu Hải chiến Hoàng Sa (Vũ Hữu San, Trần Đỗ Cẩm), qua trao đổi với ông Vũ Hữu San và một số cựu quân nhân tham gia trận hải chiến cũng như tham khảo nhiều tài liệu khác.

Đỗ Hùng


VIDEO : Phó đề đốc Hồ Văn Kỳ Thoại kể về trận Hải Chiến Hoàng Sa 1974




Nhân chứng sống kể về Hải Chiến Hoàng Sa 1974

Hội chứng hoang tưởng



Bs Ngọc Blog - Hội chứng hoang tưởng (paranoid personality disorder, sẽ viết tắt là PPD) là một rối loạn tâm thần với đặc điểm là người mắc bệnh hay nghi kỵ người khác. Người mặc bệnh PPD không có khả năng tin tưởng vào người khác, nhìn người khác như là những người thù địch. Có thể nói rằng bệnh nhân PPD rất giống với người cộng sản.

“Thế lực thù địch” là cụm từ mới xuất hiện gần đây, nhưng đã trở thành khá phổ biến. Chỉ cần gõ “thế lực thù địch” trong hộp tìm kiếm của Google tôi được kết quả hơn 2 triệu kết quả trong vòng 0,26 giây. Báo chí, đài phát thanh, đài truyền hình không ngớt lớn tiếng cảnh báo người dân rằng thế lực thù địch đang len lỏi vào guồng máy của Nhà nước, đang gây tác hại nghiêm trọng cho Việt Nam. Có khi họ cảnh báo rằng thế lực thù địch đe doạ đến sự sống còn của đảng, của Nhà nước và sự an sinh của người dân. Có thể nói rằng những người làm truyền thông cho đảng đã dùng thế lực thù địch như một con ngáo ộp, kích động người dân, làm cho người dân cảm thấy bất an.

Chỉ một thời gian ngắn tiến hoá “thế lực thù địch” đã trở thành một câu thần chú của người cộng sản. Trong bài diễn văn dài bế mạc Hội nghị 6 gì đó của ngài tổng bí thư NPT có đoạn:“Ban Chấp hành Trung ương đã thảo luận rất kỹ, cân nhắc toàn diện các mặt ở thời điểm hiện nay và đi đến quyết định không thi hành kỷ luật đối với tập thể Bộ Chính trị và một đồng chí trong Bộ Chính trị; và yêu cầu Bộ Chính trị có biện pháp tích cực khắc phục, sửa chữa khuyết điểm; không để các thế lực thù địch xuyên tạc, chống phá”. Trong những năm qua, dường như trong đầu óc của những người cộng sản họ chỉ nghĩ đến những thế lực thù địch. Ngay cả khi đất nước ở trong tình trạng thù trong giặc ngoài như thế mà họ chỉ nghĩ đến thế lực thù địch! “Thế lực thù địch” gần như là một câu kinh của những người cộng sản Việt Nam trong thế kỷ 21.

Nhưng ai là thế lực thù địch thì chẳng ai biết nhưng có thể đoán được. Dù họ không nói thẳng ra ai là thế lực thù địch, nhưng ai cũng hiểu rằng bất cứ người nào phê bình chính sách của đảng đều được xếp trong danh sách thù địch. Mỹ và các nước phương Tây được Trung cộng xem là thế lực thù địch. Người cộng sản Việt Nam cũng xem Mỹ và các nước phương Tây là thế lực thù địch dù họ rất thích gửi con cháu sang đó du học. Người dân đi biểu tình chống Trung cộng xâm lăng cũng bị xem là thế lực thù địch, là phản động. Một điểm đáng nói ở đây là bất cứ ai mà Trung cộng xem là thế lực thù địch thì người cộng sản VN cũng xem là thế lực thù địch.

Vì không biết cụ thể thế lực thù địch là ai, nên chúng ta có thể tạm cho đó là một thế lực ma. Ma là một khái niệm trừu tượng, thường đề cập đến người đã chết, nhưng vì còn ân oán với người cõi trần nên hay hiện về để nhát. Ma không hiện hình mà chỉ xuất hiện trong tâm tưởng của con người. Người sợ ma là người thiếu tự tin. Thiếu tự tin nên họ tin vào thần thánh, bùa ngải. Thiếu tự tin là một thể hiện của người bất an và thiếu học vấn. Nếu là người có tự tin và học vấn thì không ai tin vào ma quỷ, chẳng ai khấn nguyện nhờ đến thần thánh để che chở. Chỉ có người vì biết mình bất tài, biết mình thất học, biết mình làm chuyện ác ôn, nên mới cảm thấy bất an và hô toáng lên là có ma. Do đó, có thể nói rằng người cộng sản đang hô toáng thế lực thù địch cũng có nghĩa họ đang bất an.

Nhưng tại sao người cộng sản lại đa nghi, không tin người dân? Nghĩ một chút tôi thấy những gì người cộng sản suy nghĩ, nói và làm rất phù hợp với những đặc điểm của hội chứng hoang tưởng PPD hoặc hội chứng phản xã hội. Tôi sẽ bàn về hội chứng PPD trước.

Hội chứng hoang tưởng 

Triệu chứng nổi bật của người mắc chứng PPD là không tin tưởng vào người khác, lúc nào cũng nghi ngờ người khác, nghi ngờ cả người thân và đồng nghiệp. Người mắc bệnh PPD có những đặc tính nổi bật như thiếu tin tưởng vào người khác, lúc nào cũng nghi kị người khác. Trong đầu của bệnh nhân PPD là người khác lúc nào cũng tìm cách ám hại mình, bất cứ hành động mang tính tích cực nào của người khác cũng được hiểu là có ý đồ xấu xa. Điều này rất đúng với người cộng sản vì họ không tin ai cả. Trong xã hội do người cộng sản điều hành và cấu tạo nên, ai cũng nghi kỵ lẫn nhau. Ngay cả trong gia đình cũng nghi kỵ lẫn nhau. Trong xã hội VN hiện nay mọi thành viên đều là những người tù dự khuyết. Bầu Kiên có thể là anh hùng hôm qua nhưng đùng một cái là tù nhân. Một ông cựu bộ trưởng đáng kính vẫn có thể đi tù dễ dàng. Người cộng sản không tin ai cả vì chính họ cũng không tin họ nói thật. Ngoài triệu chứng chính vừa đề cập người mắc chứng PPD còn có một số biểu hiện như sau:

Một là nghi ngờ người khác một cách vô căn cớ, nghĩ rằng người khác đang lợi dụng mình, hãm hại mình, hay lường gạt mình. Người cộng sản lúc nào cũng nghi ngờ người ngoài đảng. Họ xem người ngoài đảng như tín đồ Hồi giáo xem người không theo đạo Hồi là những kẻ ngoại đạo, đáng nghi ngờ. Chính vì suy nghĩ này mà người cộng sản chỉ chia chác quyền lực và đặc lợi cho người trong đảng. Nói ra thì có vẻ quá đáng như đảng Mafia cũng làm như thế. Vì nghi ngờ nên người cộng sản xem bất cứ việc làm gì của các tổ chức phi chính phủ (NGO) là những thế lực đáng ngại, cần phải theo dõi. Chính vì thói nghi ngờ và thiếu tự tin nên họ không tin vào Việt kiều. Bao nhiêu trí thức Việt kiều muốn góp một tay cho chế độ mà có được đâu. Ngay cả những người trí thức trong nước góp ý chân tình cho họ mà vẫn bị theo dõi, thậm chí bắt bớ giam cầm.

Hai là bị ám ảnh bởi những nghi ngờ về sự trung thành và tin cậy của bạn bè, đồng nghiệp. Khi người khác giúp họ thật tình, họ cũng nghi ngờ sự giúp đỡ đó. Mỹ muốn giúp đào tạo chuyên gia cho VN, nhưng người cộng sản nhìn đó như là một thế lực đe doạ, và xem Mỹ như kẻ thù. Ngay cả trong nội bộ đảng họ cũng có cơ chế kiểm tra hành động của đảng viên. Đi xa hơn kiểm tra hành động là kiểm soát tư tưởng của đảng viên. Do đó, toàn bộ đảng viên trở thành những con cừu, chỉ biết suy nghĩ và nói theo một định hướng. Những ai có suy nghĩ khác thì sống bằng cuộc sống 2 mặt. Bên Tàu có một cuốn tiểu thuyết mô tả một nhân vật sống 2 mặt rất sống động. Sáng sớm anh ra vườn sau chửi bới đảng cộng sản, chửi xong, anh thay đồ đi làm và lên lớp ca ngợi công ơn trời biển của đảng!

Ba là không muốn chia sẻ thông tin với người khác vì họ sợ thông tin sẽ được sử dụng để chống lại hay ám hại mình. Người cộng sản xem thông tin là vũ khí. Mà vũ khí thì có thể dùng để gây tác hại. Do đó, người cộng sản kiểm soát toàn bộ thông tin. Từ báo chí, đài phát thanh, đến đài truyền hình và mạng, họ kiểm soát tất cả. Thật ra, đây là một hành động suy bụng ta ra bụng người, bởi trong quá khứ họ từng lũng đoạn thông tin và lợi dụng tự do thông tin để gây tác hại đến đối phương.

Bốn là lúc nào cũng diễn dịch ý nghĩa tiềm ẩn đằng sau mỗi thông tin và sự kiện vì họ nghi ngờ rằng thông tin được trình bày chỉ là bề mặt, còn đằng sau là hàm ý ám hại họ.Người cộng sản rất thích nói về “bản chất và hiện tượng”. Những gì xảy ra họ xem là hiện tượng, họ không quan tâm mấy, nhưng họ rất quan tâm đến bản chất. Khi công an “làm việc”với ai họ nghi là “phản động” (nghi ngờ là bản chất của họ) thì câu hỏi xoay quanh ai đứng đằng sau việc làm của người đó. Đây cũng là một bản chất mang tính suy bụng ta ra bụng người, bởi trong quá khứ họ đứng đằng sau xúi dục trí thức miền Nam xuống đường chống lại chế độ Mỹ-Thiệu. Tương tự, khi người dân xuống đường đòi đất, họ không quan tâm giải quyết vấn đề mà chỉ truy tìm mầm mống mà họ gọi là “phản động”.

Năm là lúc nào cũng tỏ thái độ đố kỵ, thù hận. Người mắc bệnh PPD không có khả năng tha thứ, họ luôn tìm cách dìm người khác, nói xấu người khác và khi cần ám hại họ. Tha thứ không có trong từ điển ngữ vựng của người cộng sản. Họ đày đoạ quân lính, sĩ quan, viên chức của chế độ cũ ra sao thì chúng ta đều biết. Có thể nói đó là một chương sử đen tối nhất của người cộng sản.

Một đặc điểm khác là người mắc chứng PPD rất huênh hoang. Họ tự xem mình là tài giỏi nhất thế giớilà trường tồn. Đặc điểm này cũng giống với người cộng sản. Họ tự xem mình là “quang vinh”, là tài ba nhất thiên hạ, là “đỉnh cao trí tuệ”, là bách chiến bách thắng. Họ không ngần ngại tuyên bố đảng của họ là “muôn năm” dù trong lịch sử nhân loại không có chế độ nào hay đảng phái nào tồn tại muôn năm.

Tất cả những đặc điểm của chứng bệnh hoang tưởng vừa mô tả trên đều rất phù hợp với người cộng sản. Theo y văn thì hội chứng PPD khá phổ biến trong dân số. Trên thế giới, thống kê cho biết có khoảng 0,5 đến 3% người mắc chứng hoang tưởng. Nam giới có khuynh hướng dễ mắc PPD hơn nữ giới. Phần lớn những người mắc chứng PPD ở độ tuổi 40-50. Hiện nay có khoảng 3 triệu đảng viên đảng CSVN, chiếm 3% dân số. Con số này cũng phù hợp vối y văn thế giới. Số nam đảng viên cao hơn nữ đảng viên. Do đó, số người mắc chứng hoang tưởng nhiều hơn trong nam giới, cũng phù hợp với y văn thế giới.

Hội chứng phản xã hội

Một hội chứng có liên quan đến PPD là hội chứng phản xã hội (antisocial personality disorder, viết tắt APD). Đặc điểm chính của APD là khuynh hướng không quan tâm đến quyền lợi của người khác, hay xâm phạm quyền lợi người khác. Hội chứng này cũng rất phù hợp với người cộng sản vốn rất vô cảm và có khi tàn ác. Người mắc chứng APD có những triệu chứng như sau:

Một là không sống theo chuẩn mực xã hội. Họ không tôn trọng luật pháp, họ sống theo luật của chính họ đặt ra. Người cộng sản một mặt nói đến luật pháp như là một khuôn mẫu về trật tự xã hội, nhưng khi hành động thì hoàn toàn trái với pháp luật. Họ bắt người một cách tuỳ tiện. Muốn bắt thì bắt, không cần đến luật pháp, toà án. Họ thậm chí còn tuyên bố “luật là ta, ta là luật”. Mà đúng như thế. Họ ngồi xổm trên luật pháp. Chúng ta thấy một mặt họ kêu gọi thắt lưng buộc bụng, nhưng mặt khác họ sống như những bậc đế vương thời phong kiến mà họ từng nguyền rũa. Trong khi người dân chen chút nhau trong bệnh viện, họ có bệnh viện riêng, bác sĩ riêng, thậm chí còn có cả vườn rau riêng, đàn bò sữa riêng. Họ ra điều luật cho cán bộ cao cấp không được kết hôn với những ai có gốc gác “nguỵ”, nhưng con gái thủ tướng thì được lấy con trai của cựu thứ trưởng “nguỵ”. Con gái tổng bí thư Lê Duẩn cũng được kết hôn với người Nga, trái 180 độ với qui định do chính ông đề ra! Người cộng sản nói một đằng làm một nẻo.

Hai là lường gạt, giả dối. Người mắc chứng ADP rất hay nói dối, dùng tên giả để nói xấu người khác. Nói dối, với người cộng sản, là một quán tính. Họ có thể biến trắng thành đen, nói đen là trắng. Điển hình như vụ việc ở Văn Giang, Tiên Lãng. Họ cho công an đánh dân, nhưng đài báo thì nói là “xã hội đen”. Ai cũng biết lãnh đạo cộng sản hay dùng tên giả. Có người dùng đến cả trăm tên giả! Thời chiến thì có thể hiểu được, nhưng thời bình họ cũng dùng tên giả. Mỗi khi muốn nói xấu ai họ cho phóng viên ký tên giả để tha hồ viết. Ai cũng biết đó là một thái độ tiểu nhân, nhưng họ làm gì có quân tử tính mà chúng ta phải ngạc nhiên. Còn tính giả dối của người cộng sản thì gần như là một đặc tính tiêu biểu. Giả dối về lịch sử như vụ Lê Văn Tám. Giả dối trong khoa học. Giả dối trong giáo dục. Giả dối bằng cấp. Lĩnh vực nào cũng giả dối. Nói chung sau 37 năm thống trị, người cộng sản đã biến một xã hội lành mạnh trở thành một xã hội giả dối.

Ba là hung hãn, hay đánh người. Người cộng sản xem công an không phải là lực lượng bảo vệ an ninh cho dân mà là một thanh kiếm của đảng. Kiếm thì chỉ dùng cho chuyện đâm chém, giết người, răn đe. Nên chúng ta không ngạc nhiên khi thấy công an là một kiêu binh thời nay. Công an bắt người vô cớ, đánh người, giết người thoải mái. Giết người trong đồn. Giết người trên đường lộ. Dàn cảnh gây tai nạn. Tất cả những hành động này cho thấy công an là những người mắc bệnh phản xã hội.

Bốn là làm việc tuỳ tiện. Sự tuỳ tiện của người cộng sản có thể nói là ghê gớm. Qua bên Hàn Quốc thấy người ta có những tập đoàn lớn, về nhà cũng bắt chước làm theo mà không có chiến lược gì cả. Dự án đường sắt cao tốc giá trị mấy chục tỷ đôla chỉ có vài chục trang giấy. Hậu quả là Vinashin, Vinalines gây tổn hại ngân sách quốc gia hàng trăm ngàn tỷ đồng. Họ quen làm việc như thời chiến, nên không có quốc sách lâu dài nào cả.

Năm là tỏ ra vô trách nhiệm. Ông Nguyễn Cao Kỳ lúc còn sinh tiền có lần nhận xét rằng trong hệ thống chính quyền VN không ai chịu trách nhiệm cả. Điều này đúng vì đảng là người đứng đằng sau chính phủ, nhưng đảng không chịu trách nhiệm. Người cộng sản gây ra nhiều thảm hoạ chính trị và kinh tế cho đất nước. Cải cách ruộng đất. Nhân văn giai phẩm. Trại “học tập cải tạo”. Vinashin. Vinalines. Mất Hoàng Sa vào tay kẻ thù. Nhượng một phần thác Bản Giốc cho kẻ thù. Chúng ta nghĩ rằng người cộng sản sẽ chịu trách nhiệm trước toàn dân, nhưng không. Họ không nhận lỗi. Họ rất vô trách nhiệm.

Sáu là không có cảm giác ăn năn hối lỗi và vô cảm. Vô cảm là một đặc điểm rất nổi bậc của bệnh nhân ADP. Bệnh nhân ADP rất bàng quang trước những gì xảy ra trước mắt họ. Thấy người ta bị nạn, họ chỉ đứng nhìn mà không có một hành động giúp đỡ hay một lời phân ưu. Người cộng sản cũng thế. Những cái chết trong đồn công an trong thời gian gần đây là một minh chứng hùng hồn. Chúng ta còn nhớ ông Trịnh Xuân Tùng trong khi bị đánh gần chết chỉ muốn uống nước mà họ cũng không cho. Bà Liêng ở Bạc Liêu tự thiêu chẳng làm cho 700 tờ báo động lòng. Trong khi đó Hoà thượng Thích Quảng Đức tự thiêu gây ra một làn sóng câm phẫn trong dư luận báo chí thời trước 1975. Người cộng sản không ăn năn xám hối trước những cái chết như thế. Họ cũng chẳng bao giờ xin lỗi những vong hồn trong vụ Mậu Thân ở Huế hay vụ Cải cách ruộng đất. Có thể nói rằng người cộng sản rất vô cảm. Và khi họ cai trị đất nước sau 37 năm thì cả nước cũng trở nên vô cảm.

Tóm lại, những người cộng sản có lẽ đã và đang mắc chứng hoang tưởng PPD và phản xã hội APD. Nhận ra bệnh để mà chạy chữa. Nhưng cái khó là cả hai bệnh này đều là bệnh tâm thần, hay cũng có thể nói là bệnh liên quan đến thần kinh, nên rất khó chữa trị.

Để tìm phương án chữa trị, cần phải biết nguyên nhân gây bệnh. Các chuyên gia tâm thần cho rằng bệnh có nhiều nguyên nhân, trong đó có cả nguyên nhân tương tác xã hội. Khi người ta trưởng thành một môi trường đảng, qua tương tác, bị tiêm nhiễm những giáo điều, thói quen và suy nghĩ của đảng, và dẫn đến bệnh.

Nếu chẩn đoán trên là đúng và nếu nguyên nhân xã hội là đúng thì có lẽ biện pháp điều trị bệnh này là hoàn toàn có thể. Nga và các nước Đông Âu đã điều trị bệnh này. Họ cũng đã thành công. Nếu vì sức khoẻ của đất nước, những người cộng sản Việt Nam nên xem trường hợp Nga và Đông Âu như là những kinh nghiệm chữa trị bệnh hoang tưởng và phản xã hội.

Thăm vợ liệt sĩ Ngụy Văn Thà



Mục sư Thân Văn Trường (Danlambao) - Chiều 19/1/2013, Đức Chúa Trời sai chúng tôi tới thăm bà Huỳnh Thị Sinh, vợ cố trung tá Ngụy Văn Thà, bà ở nhờ nhà người em ở đường Nguyễn Kim, quận 10, Sài Gòn. Vì bà ở nhờ nên chúng tôi không gặp được 3 con gái và 6 cháu ngoại của trung tá. Trong căn nhà chật hẹp giữa nội đô ồn ã, nhưng tấm lòng của gia đình rộng mở. Họ gần như dành riêng phòng khách cho chúng tôi nói chuyện, dù biết tôi là cựu sĩ quan Việt Cộng. Bà Thà đồng ý với tôi, chuyện chiến tranh đã qua lâu rồi, nhưng sự thật chúng ta là con một nhà. Chẳng có lý do gì để kẻ bắc, người nam cứ cựu thù mãi.

Trung tá Ngụy Văn Thà sinh ngày 16/1/1943 tại Tây Ninh, hy sinh cùng 74 chiến hữu vào ngày 19/1/1974 khi ông chỉ huy chiến đấu bảo vệ đảo Hoàng Sa, cấp hàm thiếu tá và được truy phong trung tá. Ông Thà tốt nghiệp sĩ quan Hải quân Nha Trang với quân hàm thiếu úy lúc 22 tuổi. Bà Thà (Huỳnh Thị Sinh) quê Cà Mau, nhưng học trung học ở Sài Gòn. Hai người gặp nhau trong lớp Anh văn Hội Việt- Mỹ, rồi yêu nhau, nên vợ chồng. Lúc ông hy sinh, bà mới 26 tuổi, nay bà 65 tuổi, tóc đã bạc quá bán. Ba con gái của bà, lớn 47, kế 44 và út 42 đều đã có gia đình riêng. Cháu ngoại của bà có sáu tất cả, đứa lớn đã học lớp 12, đứa bé nhất lớp 3. Hy vọng các cháu sẽ vào được đại học, chứ không như mẹ chúng, cô trượt đại học y khoa, người trượt Đại học kinh tế, cũng vì lý lịch xấu.

Mục sư Thân Văn Trường đến thăm bà trung tá Ngụy Văn Thà ngày 19.01.2013 tại Saigon

Chúng tôi tặng Kinh Thánh cho bà Thà, rồi cùng thảo luận câu Kinh Thánh: VÌ ĐỨC CHÚA TRỜI YÊU THƯƠNG THẾ GIAN ĐẾN NỖI ĐÃ BAN CON MỘT CỦA NGÀI, ĐỂ AI TIN CON ẤY KHÔNG BỊ CHẾT MẤT MÀ ĐƯỢC SỰ SỐNG ĐỜI ĐỜI (Giăng 3: 16).

Chúng tôi thấy vui khi bà Thà đọc Kinh Thánh không cần mang kính.

Đức Chúa Trời yêu mọi người, đặc biệt là kẻ mồ côi, người góa bụa. Khẩu hiệu của Việt Nam là “Đời đời nhớ ơn các liệt sĩ”. Chúng tôi thăm vợ liệt sĩ Ngụy Văn Thà, thấy gia cảnh của bà mà ước mong bà cũng được hưởng chính sách đền ơn, đáp nghĩa như những người hy sinh cho tổ quốc. Bà cũng có nhà ở, để khỏi ở nhờ. Mong bà cũng được hưởng trợ cấp như ai. Nhiều bộ đội hy sinh còn có mộ phần xây đẹp trong nghĩa trang liệt sĩ. Trung tá Ngụy Văn Thà và gần 100 chiến sĩ hy sinh, không tìm thấy một ai giữa biển khơi!

Sao chúng ta lại quên những người đã hy sinh và bỏ rơi thân nhân họ nhỉ?

Làng Đại học Thủ Đức, Mùa Xuân 2013

Mục sư Thân Văn Trường - (Sổ hưu số 2931)