THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

03 November 2013

Đồng tiền là tư hữu 100% với quyết định dân chủ trực tiếp!

VRNs (03.11.2013) – Geneva, Thụy Sĩ –  Trong những tuần vừa rồi, chúng tôi viết về đồng ĐÔ-LA, một đồng tiền được sự đồng thuận quốc tế để ngự trị từ Hội Nghị Bretton Woods 1944 cho đến ngày nay. Trong những bài viết về đồng Đô-la này, chúng tôi chưa chú thích về những tính chất đặc biệt của một đồng tiền và sự chấp nhận nó hoàn toàn với quyết định dân chủ trực tiếp từ những sở hữu chủ. Nhiều những đề nghị chọn ra một Đồng Tiền từ trên ấn định xuống dưới cho dân. Nhưng dân có toàn quyền phủ nhận đồng Tiền ấy vì đồng Tiền kiếm ra và tiết kiệm là TƯ HỮU 100% của mỗi cá nhân và chính cá nhân ấy quyết định chấp nhận hay không.

Phát minh tiền tệ là từ dân
Loài vật tìm mồi nuôi sống thân xác mình, khi ăn no đủ, cũng biết cất giữ cho những ngày kế tiếp cho mình hay cho con. Tỉ dụ con sóc hay con ong, con tò vò… Con người ngoài việc tích trữ những phương tiện nuối thân cho tương lai, còn biết đổi chác với nhau những phương tiện sống. Chính vì việc đổi chác này mà con người thấy cần phải phát minh ra tiền bạc làm trung gian:
*Đổi chác hiện vật (Echange de Troc). Đây là thương mại đơn giản nhất ở thời kỳ chưa nghĩ ra tiền bạc trung gian. Tỉ dụ 1 cái ghế đổi lấy 3 con gà.
*Tiền trung gian Hàng hóa (Monnaie-Marchndise). Đổi chác hiện vật gặp bế tắc ở chỗ hiện vật không thể chia cắt ra từng phần. Tỉ dụ một người chỉ có 2 con gà và họ muốn có cái ghế. Không thể chặt cái ghế ra làm 3 phần để đổi lấy hai con gà. Vì vậy việc đổi chác gà và ghế bị bế tắc. Các dân tộc, từ sự bế tắc đổi chác hiện vật ấy, đồng thuận lựa chọn một Hàng hóa trung gian  tỉ dụ như Gạo ở Á Đông, Răng Sư Tử ở Phi Châu, Vỏ những Con Sò ở những Xứ gần biển… Nếu 1 con Gà đổi được 4 đấu gạo, thì 1 cái Ghế trị giá 12 đấu gạo. Khi một người mới chỉ có 2 con Gà, nghĩa là chỉ có 8 đấu Gạo, họ có thể bán rau cỏ, hoa trái kiếm thêm cho đủ 4 đấu Gạo nữa để mang Gạo ra chợ mua được cái Ghế trị giá 12 đấu Gạo. Như vậy Gạo, một thứ Hàng hóa được đồng thuận, trở thành một thứ Tiền-Hàng hóa (Monnaie-Marchandise) trung gian giữa các Hàng hóa khác trong Thương mại đổi chác.
*Tiền Kim loại (Monnaie Métallique). Hàng hóa dễ bị hư hao trong thời gian (Marchandise périssable) như Gạo không giữ được lâu, dễ bị mọt. Vì vậy các dân tộc tìm đến các loại Kim loại để dùng làm tiền trung gian như Sắt, Đồng, Bạc và cuối cùng là Vàng không bị rỉ sét. Vàng lại là Kim loại được đồng thuận đã từ lâu của loài người.
*Tiền Giấy (Certificat de Dépôt & Billet de Banque). Khi việc đổi chác Thương mại phát triển giữa các Thành phố, các Vùng và các Nước, việc di chuyển Tiền Kim loại đi xa gặp nguy hiểm trộm cướp, người ta nghĩ đến việc ký thác Tiền Kim loại ở một Nhà giữ ký thác (Maison de dépôt) để lấy một Giấy Chứng Nhận (Certificat de dépôt). Cầm Giấy Chứng Nhận này để đi xa buôn bán, có sự an toàn và nhẹ nhàng hơn. Giấy Chúng Nhận ký thác là hình thức đầu tiên của những Tờ Giấy bạc và những Nhà Giữ Ký thác là hình thức đầu của những Tổ chức Ngân Hàng.
*Tiền Tín Dụng (Monnaie Fiduciaire). Khi cầm những Tờ Giấy Bạc (Billet de Banque) đi tiêu dùng, người ta lại sợ bị mất vì ai cũng có thể dùng Tờ Giấy Bạc đó được. Do đó, những Tờ Giấy Bạc này lại được ký thác vào Ngân Hàng (Cash Deposit) và Ngân Hàng phát hành cho sở hữu chủ những Credit Cards hay những Bảo Lãnh Ngân Hàng (Bank Guarantees, Standby Letters of Credit) để sử dụng trong Thương mại.
Tóm lại, tất cả những thứ được đồng thuận làm trung gian cho việc đổi chác Hàng hóa đều gọi là TIỀN TỆ.

Những Đặc tính của Tiền Tệ
Tiền Tệ mang những đặc tính sau đây:
*Tính Khả chia (Divisibilité).  Càng chia ra những phần nhỏ càng hay. Càng chia ra được những phần nhỏ, đồng tiền càng mang tính chất đại chúng trong thương mại.
*Tính Lưu trữ trong thời gian (Stockage dans le temps). Đây là đặc tính căn bản cho Tiết kiệm. Việc Tích trữ Tiền tệ không phải là việc tích trữ Tiền vì Tiền mà vì những Giá trị tương đương Hàng hóa của đồng Tiền ấy. Tính chất này đòi một đồng Tiền ít biến đổi Giá trị Hàng hóa trong thời gian. Để có được tính chất này, đồng Tiền phải thuộc về một nước có nền Kinh tế vững đều đặn
*Tính Phổ quát của Đồng Tiền (Universalité). Đồng Tiền phải được nhiều người chấp nhận để khi tiêu dùng có tinh cách phổ quát. Tính cách Phổ quát này không phải là do việc ấn định của một quyền lực cho mọi người, mà là do sự Tự do chấp nhận của mọi người từ nông thôn đến thành thị, từ dân đơn sơ mộc mạc cho đến trí thức, từ trẻ em đến người già cả.
Hiểu Đồng Tiền với những Đặc tính trên đây, chúng ta thấy rằng ĐỒNG TIỀN kiếm được, nhất là Tiết kiệm, là TƯ HỮU tuyệt đối của cá nhân với quyết định chấp nhận đồng tiền ấy hay không, hoàn toàn có tính cách Dân chủ trực tiếp.
Đồng Tiền không thuộc về Nhà Nước mà là Tư hữu của Dân. Chính vì vậy khi mà một Nhà Nước dùng quyền lực độc tài làm phá giá Tiền tệ, đó là không tôn trọng TƯ HỮU của từng cá nhân.   
Việc lựa chọn một đồng Tiền để ký thác TƯ HỮU là hoàn toàn tự do.     
Trong mấy năm gần đây và vừa rồi nhân vụ Shutdown, Trần Nợ của Hoa kỳ, có những đề nghị thay thế đồng Dollar bằng một Đồng Tiền nào đó. Người ta nói đến một Đồng Tiền chung cho Hoa kỳ, Liên Âu và Trung quốc. Khi bàn đến một Đồng Tiền chung như vậy, người ta chỉ nghĩ đến sức mạnh Kinh tế mà đã quên yếu tố phải đồng nhất Chính trị điều hành Đồng Tiền. Đồng Tiền không phải chỉ nguyên có khía cạnh một Quốc gia giầu về Kinh tế, mà còn khía cạnh Chính trị phải tôn trọng quyền TƯ HỮU của đồng Tiền và quyền Tự do cá nhân quyết định chấp nhận Đồng Tiền đó hay không. Không phải IMF quyết định Đồng Tiền và bắt mọi người phải chấp nhận khi mà Đồng Tiền ấy pha trộn nhào nháo Chính trị độc tài của Trung quốc với Chính trị Tự do Dân chủ của Liên Âu và Hoa kỳ. Khi chấp nhận Đồng Tiền có sự tham dự mang tính cách quyết định độc tài của Trung quốc, người ta ngại sợ sự thay đổi bấp bệnh tổ hại đến mất mát tiết kiện TƯ HỮU. Ngay cả 1 tỉ 500 triệu người Trung quốc, liệu họ có chấp nhận Đồng Tiền chung có bàn tay quyết định của quền lực độc tài của nước họ hay họ lại chỉ đi tích trữ đồng Đô-la của Mỹ tôn trọng TƯ HỮU của họ. Người dân có thể phủ nhận không tiết kiệm bằng Đồng Tiền do IMF mà lại chi tin tưởng Tiết kiệm bằng Quan Thụy sĩ hay Đồng Euro, Dollar vì họ thấy những Đồng Tiền này tôn trọng TƯ HỮU của họ và cho họ quyền quyết định dân chủ trực tiếp.
Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế