THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

05 November 2013

Người chịu án oan 10 năm sẽ được đền bù 138 triệu đồng?


 Liên quan đến vụ việc ông Nguyễn Thanh Chấn bị kết tù chung thân về tội giết người đã được tạm đình chỉ thi hành án chờ ngày xét xử tái thẩm, dư luận đang đặt ra nhiều câu hỏi, liệu ông Chấn sẽ được Tòa án Nhân dân tỉnh Bắc Giang bồi thường baonhiêu cho 10 năm bị tù oan?
Trao đổi với Luật gia Giang Quyết, ông cho biết, hiện chưa có quyết định cuối cùng về mức bồi thường mà ông Nguyễn Thanh Chấn được hưởng.
Điều 32 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước quy định ngày 18/6/2009, 
1. Toà án cấp sơ thẩm có trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong các trường hợp sau đây:
a) Toà án cấp sơ thẩm tuyên bị cáo có tội nhưng Toà án cấp phúc thẩm huỷ bản án sơ thẩm, tuyên bị cáo không có tội và đình chỉ vụ án vì người đó không phạm tội hoặc huỷ bản án sơ thẩm để điều tra lại mà sau đó bị can được đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án vì không thực hiện hành vi phạm tội hoặc huỷ bản án sơ thẩm để xét xử lại mà sau đó bị cáo được tuyên là không có tội vì không thực hiện hành vi phạm tội;
 b) Toà án cấp sơ thẩm tuyên bị cáo có tội, bản án sơ thẩm đã có hiệu lực pháp luật nhưng Toà án xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm huỷ bản án và đình chỉ vụ án vì người đó không thực hiện hành vi phạm tội;
c) Toà án cấp sơ thẩm tuyên bị cáo có tội, bản án đã có hiệu lực pháp luật nhưng Toà án xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm huỷ bản án để điều tra lại mà sau đó bị can được đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án vì không thực hiện hành vi phạm tội;
d) Toà án cấp sơ thẩm tuyên bị cáo có tội, bản án đã có hiệu lực pháp luật nhưng Toà án xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm huỷ bản án để xét xử lại mà sau đó bị cáo được tuyên là không có tội vì không thực hiện hành vi phạm tội.
2. Toà án cấp phúc thẩm có trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong các  trường hợp sau đây:
a) Toà án cấp phúc thẩm tuyên bị cáo có tội nhưng Toà án xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm huỷ bản án phúc thẩm và đình chỉ vụ án vì người đó không thực hiện hành vi phạm tội;
b) Toà án cấp phúc thẩm tuyên bị cáo có tội nhưng Toà án xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm huỷ bản án phúc thẩm để điều tra lại mà sau đó bị can được đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án vì không thực hiện hành vi phạm tội;
c) Toà án cấp phúc thẩm tuyên bị cáo có tội nhưng Toà án xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm huỷ bản án phúc thẩm để xét xử lại mà sau đó bị cáo được tuyên là không có tội vì không thực hiện hành vi phạm tội.
3. Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Toà án quân sự quân khu và tương đương có trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi Uỷ ban Thẩm phán Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Toà án quân sự quân khu và tương đương xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm giữ nguyên bản án của Toà án cấp dưới tuyên bị cáo có tội trong các trường hợp sau đây:
a) Toà hình sự Toà án nhân dân tối cao xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm huỷ quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm của Uỷ ban Thẩm phán Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Toà án quân sự quân khu và tương đương và đình chỉ vụ án vì người đó không thực hiện hành vi phạm tội;
b) Toà hình sự Toà án nhân dân tối cao xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm huỷ quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm của Uỷ ban Thẩm phán Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Toà án quân sự quân khu và tương đương để điều tra lại mà sau đó bị can được đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án vì người đó không thực hiện hành vi phạm tội;
c) Toà hình sự Toà án nhân dân tối cao xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm huỷ quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm của Uỷ ban Thẩm phán Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Toà án quân sự quân khu và tương đương để xét xử lại mà sau đó bị cáo được tuyên là không có tội vì không thực hiện hành vi phạm tội.
4. Toà án nhân dân tối cao có trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao, Toà hình sự Toà án nhân dân tối cao, Toà án quân sự trung ương (sau đây gọi chung là Toà có thẩm quyền) xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm giữ nguyên bản án của Toà án cấp dưới tuyên bị cáo có tội trong các trường hợp sau đây:
a) Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao huỷ quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm của Tòa có thẩm quyền thuộc Toà án nhân dân tối cao và đình chỉ vụ án vì người đó không thực hiện hành vi phạm tội;
b) Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao huỷ quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm của Tòa có thẩm quyền thuộc Toà án nhân dân tối cao để điều tra lại mà sau đó bị can được đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án vì người đó không thực hiện hành vi phạm tội;
c) Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao huỷ quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm của Tòa có thẩm quyền thuộc Toà án nhân dân tối cao để xét xử lại mà sau đó bị cáo được tuyên là không có tội vì không thực hiện hành vi phạm tội.
Theo Điều 46 của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước quy định ngày 18/6.2009 về thiệt hại và bồi thường của Tòa án nhân dân trong hoạt động tố tụng hình sự. Theo đó, ông Chấn sẽ được đền bù ứng với 1 trong 3 trường hợp sau:
- Nếu ông Chấn xác định được thiệt hại do thu nhập thực tế bị mất trong 10 năm, thì Nhà nước sẽ đền bù tương ứng với số tiền mà ông Chấn bị mất. Thu nhập thực tế của cá nhân được quy định tại Điều 8 của Thông tư liên tịch hướng dẫn thực hiện trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động tố tụng dân sự, tố tộng hành chính quy định: 
Trường hợp trước khi xảy ra thiệt hại mà người bị thiệt hại có thu nhập ổn định từ tiền lương trong biên chế, tiền công từ hợp đồng lao động thì căn cứ vào mức lương, tiền công của tháng liền kề của người đó trước khi xảy ra thiệt hại làm căn cứ để xác định khoản thu nhập thực tế.
Người chịu án oan 10 năm sẽ được đền bù 1,3 tỷ đồng?

Ông Nguyễn Thanh Chấn được đình chỉ thi hành án sau 10 năm chịu án tù chung thân

Trường hợp trước khi xảy ra thiệt hại mà người bị thiệt hại có việc làm và hàng tháng có thu nhập nhưng không ổn định thì lấy mức thu nhập trung bình của ba tháng liền kề trước thời điểm xảy ra thiệt hại làm căn cứ để xác định khoản thu nhập thực tế.
Trường hợp trước khi xảy ra thiệt hại mà người bị thiệt hại là nông dân, ngư dân, người làm muối, người trồng rừng, người làm thuê, người buôn bán nhỏ, thợ thủ công, lao động khác có thu nhập nhưng theo mùa vụ hoặc không ổn định thì lấy mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại tại địa phương; nếu không xác định được thu nhập trung bình thì lấy mức lương tối thiểu đối với cơ quan Nhà nước tại thời điểm giải quyết bồi thường làm căn cứ để xác định khoản thu nhập thực tế.
- Trong trường hợp ông Chấn có thu nhập thường xuyên không ổn định thì mức bồi thường được xác định căn cứ vào thu nhập trung bình trong ba tháng liền kề trước thời điểm thiệt hại xảy ra.
- Nếu ông Chấn không có thu nhập ổn định, và không có cơ sở xác định cụ thể hoặc thu nhập có tính chất thời vụ thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại tại địa phương. Trường hợp không xác định được thu nhập trung bình thì tiền bồi thường được xác định theo mức lương tối thiểu chung đối với cơ quan nhà nước tại thời điểm giải quyết bồi thường. Ứng với lương tối thiểu năm 2013, thì khoản tiền ông Chấn được bồi thường sẽ là: (1,150,000*12)*10= 138 triệu đồng.
Trước đó, ngày 11/ 3/2012, viện KSND huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước đã bồi thường 500 triệu đồng cho 6 người bị bắt ngồi tù oan tổng cộng gần 190 tháng. Chi tiết vụ án cuối tháng 12/2008 trên địa bản huyện Đồng Phú, cơ quan cảnh sát điều tra huyện bắt khẩn cấp Nguyễn Văn Hùng ( 19 tuổi, huyện Đồng Phú) vi nghi liên quan đến vụ án. Đầu tháng 1/2009, công an huyện này tiếp tục bắt tạm giam Lương Văn Sang, Lương Văn Trọng, Lương Văn Hận, Trương Quang Lâm, Lê Văn Huy, Nguyễn Như Tùng, Đỗ Văn Đại (19 tuổi) và Phan Văn Thương (21 tuổi), cùng ở Bù Đăng để điều tra; đồng thời ra quyết định khởi tố 9 bị can về tội cướp tài sản, cướp giật tài sản.
Tuy nhiên, trong quá trình điều tra, cơ quan này không chứng minh được 9 người phạm tội; xảy ra cướp nhưng không có bị hại, không có tang chứng vật chứng. Công an huyện Đồng Phú còn dùng biện pháp ép cung khiến Nguyễn Như Tùng trọng thương.
Tháng 2/2010, Viện KSND huyện Đồng Phú ra cáo trạng kết luận 9 bị can phạm tội như kết luận của công an huyện Đồng Phú và chuyển hồ sơ sang TAND huyện xét xử. Tòa trả hồ sơ với lý do cơ quan điều tra vi phạm nghiêm trọng luật tố tụng.
18 tháng sau (8/2011), Viện KSND huyện Đồng Phú buộc phải ra quyết định đình chỉ vụ án, trả tự do cho 9 bị can và thương lượng bồi thường oan sai.
Tại Sóc Trăng, năm 2007, công an huyện Mỹ Tú bắt tạm giam Hiếu khi đó đang làm sinh viên năm thứ 4 Trường Cao đẳng Cộng đồng Sóc Trăng. Hiếu bị TAND huyện Mỹ Tú phạt 5 năm tù về tội "cố ý gây thương tích". Sau 3 năm, năm 2010, anh Hiếu đã được Tòa Án Nhân Dân huyện Mỹ Tú ra quyết định đình chỉ vụ án. Đến ngày 30/8/2012 tòa án nhân dân huyện Mỹ Tú bồi thường gần 170 triệu đồng bao gồm thiệt hại giảm sút tinh thần, dịch vụ pháp lý, học phí, tiền tàu xe và tiền trọ học trong 4 năm là sinh viên.
 
Theo thông báo chính thức của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, cách đây hơn 10 năm, ngày 15/8/2003, tại thôn Me, xã Nghĩa Trung, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang đã xảy ra vụ án giết người, nạn nhân là chị Nguyễn Thị Hoan. Theo kết quả khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, nạn nhân bị nhiều vết thương ở đầu, mặt, bụng làm đứt động mạch, chảy máu và mất máu cấp … dẫn đến tử vong.
Ngày 17/8/2003, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bắc Giang đã ra Quyết định khởi tố vụ án giết người theo Điều 93 Bộ luật hình sự để tiến hành điều tra. Từ một số thông tin ban đầu, ngày 30/8/2003, Cơ quan điều tra đã mời ông Nguyễn Thanh Chấn (52 tuổi, trú tại thôn Me) đến trụ sở làm việc để lấy lời khai.
Căn cứ tài liệu điều tra ban đầu ngày 28/9/2003, Cơ quan điều tra đã ra lệnh tạm giữ với ông Nguyễn Thanh Chấn; tiếp đó, ngày 29/9/2003, đã ra Quyết định khởi tố bị can và ra lệnh tạm giam với Ông Nguyễn Thanh Chấn về tội danh giết người.
Ngày 3/12/2003, cơ quan điều tra đã ra bản kết luận điều tra vụ án và chuyển hồ sơ để nghị Viện kiểm sát truy tố bị can Nguyễn Thanh Chấn về tội giết người. Ngày 10/2/2004, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Giang ra bản Cáo trạng – quyết định truy tố bị can Nguyễn Thanh Chấn về tội giết người theo quy định tại điểm n, khoản 1, điều 93 Bộ Luật Hình sự.
Đến ngày 26/3/2004, Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Giang đã mở phiên tòa xét xử bị cáo Nguyễn Thanh Chấn và đã ra bản án tuyên bị cáo phạm tội giết người với mức án tù chung thân; bị cáo Chấn kêu oan và làm đơn kháng cáo. Ngày 26 và 27/7/2004, Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Hà nội xét xử phúc thẩm vụ án, tuyên y án sơ thẩm.
Trong quá trình ở trại giam, phạm nhân Nguyễn Thanh Chấn đã có một số lần kêu oan. Ban giám thị trại giam đã gửi đến các cơ quan liên quan, trong đó có viện KSND tối cao và TAND tối cao xem xét. Bà Nguyễn Thị Chiến, vợ của phạm nhân Nguyễn Thanh Chấn cũng có đơn kêu oan cho chồng.
Ngày 4/11/2013, viện trưởng viện KSND tối cao Nguyễn Hoà Bình đã ký quyết định số 01/QĐKNTT-VKSNDTC  kháng nghị tái thẩm bản án đối với ông Nguyễn Thanh Chấn. Cùng ngày, phó viện trưởng viện KSND tối cao Lê Hữu Thể ký quyết định số 04/QĐTĐCTHA tạm đình chỉ thi hành án đối với phạm nhân Nguyễn Thanh Chấn.
 
P.V
Nguồn : Tin Mới / Nguoiduatin.vn