THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

07 November 2013

Lưu ý ngư lôi diệt tàu ngầm của Trung Quốc

ĐV- 06/11/2013  --  Vũ khí chống ngầm cơ bản đầu tiên của Hải Quân Trung Quốc là ngư lội động cơ điện  "Yu-3", được chế tạo cho các tàu ngầm nguyên tử. Phiên bản đầu tiên thử nghiệm năm 1969. Đến năm 1975, ngư lôi “Yu – 3” chính thức được biên chế cho tất cả các tàu ngầm nguyên tử và diesel Trung Quốc.


Ngư lôi chống ngầm

Ngư lôi chống ngầm “Yu – 3“  có đường kính 533 mm, chiều dài 6.6 m. Khối lượng 1.34 tấn , đầu đạn nặng 205 kg, sử dụng động cơ tua bin khí. Tầm bắn 13 km, tốc độ 35 hải lý/giờ. Độ sâu tấn công đến 400 m nước. Từ 1985 Trung Quốc hiện đại hóa ngư lôi có đầu tự dẫn 2 chế độ chủ động và thụ động và đặt mã hiệu là "Yu-3II".
Ngư lôi chống ngầm “Yu-4” được phát triển từ năm 1950 đến 1971 dựa trên cơ sở của ngư lôi SAET – 50 của Liên xô. Phiên bản lắp đầu tự dẫn thụ động là “Yu – 4A” và đầu tự dẫn chủ động – thụ động là  “Yu-4B”. Đường kính 533 mm, dài 7,748mm, khối lượng 1,755 kg, đầu đạn nặng 309kg, tốc độ 30 hải lý/giờ. Ngư lôi sử dụng động cơ điện bình ắc quy bạc – kẽm. Tầm bắn 6 km ở độ sâu đến 400m. Ngư lôi được biên chế vào Hải quân năm 1984.
Ngư lôi chống ngầm “Yu-4”
Ngư lôi chống ngầm “Yu-4”
Tháng 10/1978, sau khi vớt được ngư lôi Mỹ "Mk. 46 mod. 1" và phát triển thành ngư lôi "Yu-7", biên chế vào Hải quân năm 1994. Ngư lôi “Yu – 7” là ngư lôi được trang bị cho tất cả các phương tiện bay chống ngầm như trực thăng chống ngầm Z-9C, Z-8SW và các khinh hạm. “Yu-7” là ngư lôi động cơ điện, cỡ đạn 324mm, chiều dài 2,6m, khối lượng 235 kg, đầu đạn 45 kg, tốc độ 43 hải lý/giờ, tầm bắn là 13 km, hoạt động ở độ sâu đến 400 m.
 Ngư lôi “Yu – 7” lắp trên máy bay trực thăng chống ngầm.
Ngư lôi “Yu – 7” lắp trên máy bay trực thăng chống ngầm.
Một loại ngư lôi hạng nhẹ chống ngầm cũng được Hải quân Trung Quốc trang bị cho không quân là  ngư lôi A244 của Ý. Ngư lắp đặt cho các máy bay ném bom H-5 và máy bay tiêm kích ném bom Q-5.
Ngư lôi A244 của Ý
Ngư lôi A244 của Ý
Ngư lôi A-244 có đường kính 324mm, dài 2,75m, khối lượng 221 kg, đầu nổ 34 kg. A-244 sử dụng động cơ điện, tốc độ 39 hải lý/h, tầm bắn 11 km, hoạt động ở độ sâu đến 600m nước.  
Năm 1990, Trung Quốc nhập khẩu tàu ngầm diesel dự án 877EKM và 636 lớp Kilo, đồng thời tiếp nhận ngư lôi động cơ điện của Liên xô “Test – 71”. Ngư lôi được điều khiển bằng dây, có đầu từ dẫn chủ động – thụ động. Ngư lôi có thể được điều khiển theo tầm và hướng, trên cơ sở của “Test – 71” Trung Quốc có dự kiến chế tạo ngư lôi “Yu – 5” nhưng không đạt kết quả.
Ngư lôi chống ngầm “Test-71”
Ngư lôi chống ngầm “Test-71”
Ngư lôi “Test-71” có đường kính 533mm, dài 7,9m, khối lượng 1,82 tấn, đầu nổ 205 kg. Ngư lôi sử dụng động cơ điện cho tốc độ 35 – 40 hải lý/giờ, tầm bắn đến 18 km, hoạt động ở độ sâu đến 400 m nước.
Ngư lôi chống ngầm “SET-65KE”
Ngư lôi chống ngầm “SET-65KE”
Ngoài ra, khi nhập khẩu khu trục hạm dự án 956E, Trung Quốc đã nhập các thiết bị phóng ngư lôi DTA – 53-956 và ngư lôi chống ngầm “SET-65KE”. Ngư lôi có đường kính 533mm, dài 7,728m, khối lượng 1750 kg, đầu nổ 205 kg. Ngư lôi động cơ điện cho vận tốc 40 hải lý/h, tầm bắn đến 16 km, độ sâu đến 400 m nước.
Năm 1998, Trung Quốc mua của Kazakhstan hơn 40 tên lửa-ngư lôi "VA-111" Shkval".
Tổng số ngư lôi theo biên chế của Hải quân PLA là 1437 quả, trong đó cỡ 533 mm là 1198 quả, cỡ 324 mm là 239 quả.
Các tổ hợp pháo phản lực và bom chìm phản lực là vũ khí chống ngầm cơ bản của tất cả các hộ tống hạm và xuồng phóng ngư lôi – tên lửa hạng nhẹ của Hải quân Trung Quốc
Một trong những tổ hợp pháo phản lực phóng bom chìm được lắp nhiều trên các hộ tống hạm hạng nhẹ là tổ hợp phóng bom chìm phản lực “Type 87” có hai phiên bản, phiên bản 5 ống phóng và phiên bản 6 ống phóng.
Tổ hợp phòng bom chìm “Type 87”
Tổ hợp phòng bom chìm “Type 87”
Tổ hợp phóng bom chìm phản lực 252mm "Type 87" là tổ hợp phóng bom chống ngầm và chống ngư lôi tàu ngầm, có tính năng kỹ chiến thuật tương tự như tổ hợp phóng bom chìm “RBU – 1200” của Liên xô, được sử dụng để phóng bom trên diện rộng. Tổ hợp có tầm bắn 1200 m, tốc độ phóng đạn 2,5 phát/giây. Bom chìm có khối lượng 73 kg, tốc độ bay là 400 m/s, tốc độ chìm là 6,5m/s, độ sâu hoạt động đến 300 m.
Phiên bản 6 nòng hình bán nguyện của “ Type 87” cũng tương tự như phiên bản 5 nòng với những tính năng kỹ chiến thuật tương đương. Cả hai tổ hợp loại này đều được sử dụng vào giai đoạn những năm 50 – 70x, khả năng chống ngầm hiện đại rất thấp.
Các tàu khu trục hiện đại của Hải quân Trung Quốc lắp đặt tổ hợp ống phóng bom chìm phản lực  loại "FQF-2500" cỡ nòng 213 mm, có các phiên bản 12 ống phóng và 18 ống phóng, theo biên chế cơ số đạn là 120 quả bom chìm và 180 quả bom chìm.
 Tổ hợp phóng bom chìm
Tổ hợp phóng bom chìm "FQF-2500"
Tổ hợp "FQF-2500" sử dụng cỡ đạn 212 mm, tốc độ bắn 3,2 phát/giây, tầm bắn từ 500 – 2500m, được sử dụng để chống ngầm và chống ngư lôi tàu ngầm. Bom chìm có khối lượng 84 kg, tốc độ bay trong không khí  400m/s, tốc độ chìm  11 m/s, độ sâu hoạt động đến 350 m.
 Tổ hợp phóng bom chìm RBU-1000
Trên 4 khu trục hạm nhập khẩu của Nga có lắp các tổ hợp phóng bom chìm phản lực RBU-1000 "Smerch-2” cỡ nòng 305 mm, mỗi tàu có hai tổ hợp với cơ số đạn 48 quả bom chìm. Tổ hợp phóng bom chìm RBU – 1000 có sáu nòng, tốc độ bắn là 2 phát/s, tầm bắn từ 100 – 1000 m. Bom chìm có khối lượng 97 kg, tốc độ bay trong không khí  400 m/s tốc độ chìm  11,8 m/s. Độ sâu hoạt động 350 m.
Nhìn chung, các vũ khí chống ngầm thông thường của Hải quân Trung Quốc có các thông số tương đương với vũ khí thời Xô viết, có khả năng tác chiến tầm xa đến 13 km so với hạm tầu, chủ yếu nhằm mục đích bảo vệ mục tiêu ven bờ và các chụm chiến hạm tác chiến trên biển.

Trịnh Thái Bằng (Nguồn: Vũ khí hải quân thế giới. Fas.org)