THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

08 November 2013

Kinh doanh tại Việt Nam: DN châu Âu ngán nhất tham nhũng!

TP - Ngày 6/11, Phòng Thương mại châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) công bố kết quả khảo sát lần thứ 13 về Chỉ số môi trường kinh doanh (BCI). Theo đó, nhiều doanh nghiệp (DN) châu Âu cho biết, thách thức chính khi hoạt động kinh doanh tại Việt Nam là tham nhũng.
Kết quả BCI của quý này cho thấy, có 4 thách thức chính với DN châu Âu khi hoạt động kinh doanh tại Việt Nam là tham nhũng (72%); việc thực thi các quy định pháp luật còn yếu hoặc chưa nhất quán (67%); những trở ngại về hành chính (52%); thiếu minh bạch (45%). Theo EuroCham, cùng với kết quả khảo sát BCI quý trước, cho thấy một số DN châu Âu đang cân nhắc việc chuyển công việc kinh doanh sang một số nước ASEAN khác.
Khi nhìn nhận chi tiết về tác động “thực thi các quy định pháp luật còn yếu hoặc chưa nhất quán”, khoảng 50% DN tham gia khảo sát chỉ ra rằng: Thay đổi các luật lệ đã tác động tiêu cực đến công việc kinh doanh của họ; 7% DN cho rằng việc thay đổi các luật lệ trong suốt năm 2013 là tích cực.
Hướng đến năm 2014, khoảng một nửa DN nói: Các quy định sẽ tiếp tục có tác động tiêu cực đến công việc kinh doanh. Tuy nhiên, khoảng 32% vẫn hy vọng sẽ có một môi trường pháp lý tích cực vào năm 2014. Có tới 89% DN cho rằng, Chính phủ Việt Nam nên cân nhắc các kiến nghị trong Sách Trắng 2014, dự kiến sẽ được công bố vào ngày 11/11 tới.
Cũng theo kết quả BCI, những kế hoạch do Chính phủ Việt Nam triển khai nhằm giảm lạm phát đã phát huy tác dụng. Điều này được thể hiện ở chỗ, quý trước có 43% (số DN cho rằng lạm phát có “tác động đáng kể và nghiêm trọng” đến hoạt động kinh doanh, quý này đã giảm xuống 29%).
EuroCham cũng cho biết, các DN phần nào tiếp tục thể hiện sự lạc quan với triển vọng kinh tế vĩ mô, với 47% mong chờ một sự “ổn định và cải thiện” của tình hình hiện tại (35% cho rằng sẽ không có sự thay đổi nào).
PHONG CẦM