THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

05 November 2013

Báo nước ngoài: “Không thể sử dụng tên Vinashin được nữa”


(Kinh tế) - “Chắc chắn cần phải có một thương hiệu riêng. Không thể sử dụng tên Vinashin được nữa”, Hãng tin Bloomberg đưa tin.


Ảnh minh họa. Nguồn Vietnam Breaking News
Ảnh minh họa. Nguồn Vietnam Breaking News
Vinashin đã được đổi tên và tái cơ cấu trong nỗ lực cải tổ các doanh nghiệp nhà nước hoạt động kém hiệu quả gây ra gánh nặng cho nền kinh tế của chính phủ Việt Nam, Bloomberg cho biết.
Vinashin sẽ được đổi tên thành Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy hoặc SBIC, tờ báo trích dẫn tuyên bố của Bộ Giao thông vận tải cho biết. SBIC vẫn sẽ thuộc sở hữu của nhà nước với 8 công ty con, vốn điều lệ đăng ký là 9,52 nghìn tỉ (451 triệu USD).
“Vinashin chấm dứt hoạt động từ ngày SBIC được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh”, Bộ Giao thông vận tải cho biết nhưng không tiết lộ thời gian chi tiết.
“Chắc chắn, sẽ cần phải có một thương hiệu riêng”, Dominic Mellor, chuyên gia phát triển kinh tế quốc gia của Ngân hàng Châu Á, cho biết trong một cuộc phỏng vấn điện thoại với Bloomberg. “Không thể sử dụng tên Vinashin được nữa. Nhưng quan trọng hơn là sự thay đổi về mặt quản lý. Đó là những gì các nhà đầu tư tiềm năng sẽ xem xét chặt chẽ hơn”.
Nỗ lực cải cách doanh nghiệp nhà nước của Việt Nam đạt được những tiến bộ “hạn chế”,  Ngân hàng Thế giới cho biết trong một đánh giá công bố hồi tháng Bảy, với lý do vẫn còn rất ít cổ phiếu của các doanh nghiệp nhà nước được bán ra.
Chính phủ đã quyết định tái cơ cấu 234 đơn vị của Vinashin. Trong số đó, 165 đơn vị sẽ được bán, thanh lý hoặc tuyên bố phá sản. Sáu mươi chín đơn vị sẽ được tái cơ cấu thông qua sáp nhập, cổ phần hóa hoặc chuyển nhượng vốn. Còn SBIC sẽ thừa các quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của Vinashin.
Công ty nhà nước chiếm khoảng một phần sáu việc làm ở Việt Nam và đóng góp một nửa doanh thu thuế thu nhập doanh nghiệp, Quỹ Tiền tệ Quốc tế cho biết trong tháng Tám.
Về sự ra đời của SBIC, chuyên gia Mellor cho rằng các công ty mới phải trở nên hiệu quả hơn. Điều đó phụ thuộc vào khả năng, thành phần hội đồng quản trị, các chương trình tái cơ cấu tài chính và tổ chức vận hành của công ty này.
“Chỉ có thời gian mới có thể cho biết liệu họ có thực sự thực hiện được những yêu cầu mới hay không”, ông nói thêm.
(Giáo Dục)