THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

26 October 2013

Tương lai trực thăng tấn công cho chiến trường Việt Nam

ĐẤT VIỆT - 25/10/2013


Tư tưởng hình thành trực thăng chiến đấu tấn công là thuộc người Mỹ. Kinh nghiệm của chiến tranh Việt Nam đã xác định trong các lực lượng tham chiến cần 3 loại trực thăng cơ bản: vận tải, chiến đấu và trinh sát. Loại thứ nhất cần phải rộng rãi và có tải trọng lớn, loại thứ hai cần rất mạnh, có khả năng cơ động cao và có kích thước hợp lý, loại thứ 3 cần có tốc độ cao và rẻ. 

Những thợ săn đêm


Vào thời điểm tiếp nhận vào biên chế lực lượng vũ trang 1995 ngay cả máy bay Ка-50 hoặc máy bay chiến đấu Mi-28 cũng đã không phù hợp cho chiến tranh hiện đại, toàn thế giới đang tích cực phát triển công nghệ tác chiến đêm. Nếu máy bay không được trang bị thiết bị ảnh nhiệt, sẽ hoàn toàn không có khả năng xuất khẩu, ngay cả chống lực lượng khủng bố được trang bị vũ khí cá nhân các máy bay này cũng tác chiến không hiệu quả.

Trong cuộc chiến Chechnya trong tháng 12/2000 – 01/2001 đã sử dụng hai máy bay trực thăng Ka-50, một chiếc đã thực hiện 36 lượt bay, chiếc thứ 2 thực hiện khoảng 18 lượt, hai máy bay đã phóng 929 rockets, bắn 1600 viên đạn và bắn 3 tên lửa “Vikr”.
Kết luận gần như thảm họa: “ Trực thăng Ka – 50 có khả năng thực hiện tìm kiếm và tiêu diệt mục tiêu trên địa hình đồi núi chỉ trong điều kiện ban ngày và khí hậu thời tiết đơn giản” những kết quả này thì ngay cả Mi-24 và Mi – 8 có trang bị vũ khí cũng dễ dàng thực hiện.

 Mi – 28N. “Thợ săn đêm” được lắp đặt radar “Arbalet”
Mi – 28N, “Thợ săn đêm” được lắp đặt radar “Arbalet”
Cuộc cạnh tranh giữa hai nhà thiết kế tiếp tục với những công nghệ và ý tưởng mới. Vào tháng 11/1996 chiếc máy bay Mi-28Н “Kẻ săn đêm” chiếc máy bay trực thăng chiến đấu đa nhiệm đầu tiên của Liên bang Nga. Nhìn từ phía bên ngoài Mi -28 H có đặc điểm khác với Mi – 28 là phía trên trục cánh quạt chủ động là một quả cầu mắt thần hình tròn có chứa radar “Arbalet”.

Chính radar “Arbalet” đã biến chiếc Mi – 28H trở thành thế hệ máy bay trực thăng chiến đấu thế hệ mới: radar  phát hiện mục tiêu, xác định tọa độ và phát hiện những mục tiêu di động trên mặt đất, mặt nước và trên không, đồ họa lại trên bản đồ quỹ đạo đường bay, chỉ thị mục tiêu và dẫn bắn các tên lửa lớp “không đối đất” và “không đối không”.

Radar cũng hỗ trợ dẫn đường bay ở độ cao thấp, phát hiện các chướng ngại vật tầm thấp. Hoạt động của Mi – 28 về cơ bản tương tự như AH-64 Apache Longbow. Các trang thiết bị quan sát quang học, video, đo xa laser và quang ảnh nhiệt được lắp trên một bộ phận cơ quay ổn định ở phía mũi của máy bay.

 Ka – 52
Ka – 52 "Alligator" cuộc cách mạng của trực thăng tấn công
Cất cánh vào không trung muộn hơn là máy bay trực thăng tấn công đa nhiệm Ка-52 "Alligator" với radars “Arbalet” phía trên cánh quạt chủ động, tương tự như máy bay Mi – 28H. Bộ phận cơ quay ổn định hình bán cấu với các thiết bị quang học, quang ảnh nhiệt và các thiết bị lasers được chuyển từ mũi máy bay đặt lên trên nóc cabin của phi công nhằm mục đích giúp cho máy bay có thể phát hiện, theo dõi mục tiêu và chiếu xạ mục tiêu laser trong khi vẫn được che chắn tối đa sau chướng ngại vật.

Có một đặc điểm khá thú vị: đó là cabin bọc thép có hai người ngồi cạnh nhau.Các nhà thiết kế Kamov thú nhận, khi bay ở độ cao thấp ban đêm, thực hiện các nhiệm vụ trinh sát mục tiêu, chỉ thị mục tiêu và tấn công tiêu diệt, một phi công không thể đảm nhiệm nổi. Trong máy bay Ka – 52  hai phi công ngồi cạnh nhau, do đó tầm nhìn phía trước khá rộng, nhưng tầm nhìn bao quát bị giảm đi nhiều. Và quyết định thiết kế này có vẻ rất kỳ lạ, nếu như chiếc Ka – 50 -2 "Erdogan" cải tiến sâu vẫn bố trí 2 phi công một ngồi phía trước và một phía sau.

Ai thắng ai trong cạnh tranh của Kamov và Mil

Trên các forum về máy bay trực thăng đã có nhiều cuộc tranh luận về máy bay nào hơn, Ка-52 hay Mi -28H. Tất cả những ưu điểm kỹ thuật và nhược điểm kỹ thuật đã được chỉ rõ. Một điểm khác nhau rõ nét nhất của hai loại máy bay này là – sơ đồ nguyên tắc của cánh quạt chủ động.
Hệ thống cánh quạt chủ động đồng trục của Kamov cho phép có công suất riêng cao nhất (sơ đồ cánh quạt theo kiểu truyền thống Sikorski với cánh quạt đuôi tiêu hao 10 – 12% công suất cho trục truyền động lực và không tham gia vào lực nâng máy bay), nhưng kết cấu kỹ thuật rất phức tạp.

Chính vì cấu trúc thiết kế phức tạp mà trên thể giới, các hãng máy bay không sử dụng sơ đồ đồng trục này. Nhưng 10 – 12 % công suất cho phép các máy bay của Kamov có thể bay cao hơn hẳn so với Mila. Ka – 52 có trần bay cao là 3600 m so với 3500 m của Mi-28. Do đó thực tế Ka – 52 có ưu thế hơn Mi – 28H khi tác chiến vùng rừng núi.

Thiết kế nhỏ, gọn của máy bay đồng trục Ka- 52 cho phép bay cao hơn. Cho đến nay vẫn chưa rõ ràng, chiều cao thấp hơn hay kích thước ngắn hơn là điểm mạnh của trực thăng chiến đấu. Nhưng máy bay đồng trục cánh nâng chủ động cho khả năng điều khiển tốt hơn, đặc biệt ở chế độ treo trên mặt đất, nhưng không đến mức làm cả thế giới chạy theo sơ đồ này.

>>Sự lựa chọn trực thăng tấn công cho chiến trường Việt Nam
Một ưu thế nữa của sơ đồ thiết kế Kamov, đó là khả năng máy bay "Alligator" có thể bay kiểu xoáy, kỹ năng bay xung quanh một điểm ngắm với hướng mũi máy bay và hệ thống vũ khí về phía mục tiêu.

Quan trọng hơn cả là hệ thống vũ khí có điều khiển. Máy bay trực thăng chiến đấu Ka – 52 được lắp đặt vũ khí chống tăng “Vikr”, trên lý thuyết có thể tiêu diệt mục tiêu ở khoảng cách 10 km ban ngày và 6 km ban đêm, điều đó cho phép "Alligator" có thể tấn công xe tăng khi vẫn nằm ngoài vùng nguy hiểm của phòng không đối phương.

Tầm bắn của Mi-28J nhỏ hơn, tổ hợp tên lửa chống tăng “Ataka” có khả năng tiêu diệt mục tiêu trên khoảng cách 6-8 km cả ngày lẫn đêm. Đây là những thông số  thực nghiệm trên thao trường. Trong thực tế chiến đấu, phóng tên lửa có điều khiển bằng chỉ thị mục tiêu và dẫn đường laser tương đối khó khăn, tia laser hiện lên rất rõ trong điều điện khói bụi và sương mù, khoảng cách phóng đến 10 km buộc tên lửa chống tăng phải bay trong thời gian là 20s.

Thời gian này thừa đủ để kích hoạt tự động hệ thống phóng đạn khói azot chống tên lửa của xe tăng. Tên lửa chống tăng “Vikr” là tên lửa có sử dụng hệ thống dẫn đường, chỉ thị mục tiêu laser của phòng thiết kế Shipunov và đây cũng là điểm yếu của Ka -52.

“Ataka” có được hệ thống dẫn đường tên lửa sử dụng sóng radar tiên tiến hơn, hệ thống dẫn đường tên lửa radars là hệ thống được lắp đặt trong máy bay trực thăng chiến đấu “Apache – AH -64” điều khiển tên lửa Hellfire AGM-114B, thay thế cho tên lửa dẫn đường tiêu chuẩn bằng lasaer  AGM-114A.

Cả hai máy bay trực thăng chiến đấu đều thuộc một thế hệ máy bay và có các tính năng kỹ chiến thuật tương đương. Sự lựa chọn Mi – 28N có vẻ hợp lý hơn đối với chiến trường Việt Nam. Khi thiết kế máy bay, để tiết kiệm chi phí đã tồn tại một giới hạn ứng dụng các công nghệ hiện đại, không quá 30%, nếu vượt quá ngưỡng đó, khả năng sản xuất đại trà sẽ giảm xuống ở mức tối thiểu, điều đó đồng nghĩa với việc giá thành sản phẩm sẽ rất cao.

Máy bay trực thăng Ka – 52 là một nguyên mẫu hoàn toàn mới mang tính cách mạng, không có sản phẩm nào tương đương trên thế giới, trong khi đó, Mi – 28H là sự phát triển của Mi – 24 hoặc chính xác hơn là Mi – 8 với tất cả những ưu điểm của loại máy bay này.

Không những thế, những ứng dụng công nghệ được sử dụng cho Mi-28N, cũng được áp dụng cho Mi- 24 và Mi – 8 nhằm nâng cao khả năng khai thác sử dụng. Ví dụ như trên máy bay Mi – 24 tương tự như Mi – 28, được lắp các cánh quạt có trục các đăng nhựa tổng hợp elastomeric thay thế cho trục các đăng 3 cánh quạt thường xuyên phải bơm mỡ bảo quản.

Hệ thống các bộ phận máy móc và trang thiết bị trên máy bay Mi – 28 tương tự như Mi – 8 và Mi – 24, do đó, các máy bay Mi – 28N có thể sử dụng các căn cứ hậu cần kỹ thuật và sân bay có sẵn của không quân Việt Nam, không cần phải đầu tư hạ tầng cơ sở vật chất đảm bảo cho hoạt động, chính vì vậy sự lựa chọn Mi- 28N là máy bay trực thăng tấn công hoàn toàn hợp lý.

Riêng máy bay Ka – 52, mặc dù có những ưu điểm trong thiết kế mới ứng dụng các công nghệ tiên tiến, vẫn cần phải chứng minh hiệu quả tác chiến của mình, khi tiến hành các chiến dịch ở khu vực miền núi và địa hình phức tạp.

Tương lai cho máy bay trực thăng chiến đấu
 Máy bay trực thăng tương lai RAN – 66 “Commanche”Mỹ.
Máy bay trực thăng tương lai RAN – 66 “Commanche”Mỹ.
Thực tế chiến tranh trong tương lai, các máy bay trực thăng chiến đấu loại Ка-52 và Мi-28N có lẽ sẽ là các máy bay trực thăng tấn công cuối cùng.Vào năm 1995 ở nước Mỹ đã thử nghiệm bay một máy bay chiến đấu tiên tiến nhất mọi thời đại RAH-66 Comanche. Máy bay trực thăng siêu hiện đại, chế tạo theo công nghệ “Stealth”, có cấu trúc khí động học hoàn thiện và hệ thống điện tử tiên tiến nhất, thực tế đã là một siêu máy tính điện tử chiến đấu biết bay.

Nhưng sau khi đã tiêu tốn 8 tỷ đô la, bộ quốc phòng Mỹ quyết định không tiếp tục đơn đặt hàng 1300 chiếc máy bay loại này, mà thay thế nó bằng các máy bay không người lái, có khả năng tàng hình tốt hơn, cơ động hơn và tác chiến hiệu quả hơn nhiều. Những thành tựu đạt được trong dự án Comanche được áp dụng để hiện đại hóa Apache.

Trong tương lai, để chiến đấu bảo vệ vùng biển và vùng trời. Việt Nam sẽ phải phát triển độc lập các phương tiện bay chống tăng và BBCG không người lái. Với giá thành hạ, kích thước nhỏ gọn, có thể nghiên cứu phát triển trong nước. Các UAV không người lái săn tăng có những ưu thế rõ rệt trong chiến đấu phòng ngự, đồng thời lại rất đơn giản trong điều khiển và an toàn trong khai thác sử dụng.

Trịnh Thái Bằng