THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

23 October 2013

Thu 4000 tỷ phí đường bộ, dân vẫn tự vá đường!

ĐV- 22/10/2013 (Tin tức thời sự)- Tính đến ngày 30/9, Quỹ Bảo trì đường bộ (BTĐB) Trung ương đã thu được 3.990 tỷ đồng tiền phí sử dụng đường bộ từ ô tô.


Quyết thu trên 6400 tỷ đồng
Năm 2013, dự kiến Quỹ BTĐB Trung ương sẽ đạt trên 6.400 tỷ đồng, số tiền được chi theo kế hoạch của Quỹ là 4.100 tỷ đồng. 
 
2013 cũng là năm đầu tiên các tuyến đường địa phương có được nguồn kinh phí khá lớn và ổn định cho quản lý bảo trì. Ngoài nguồn thu từ xe máy, dự kiến nếu thu đủ sẽ đạt tới 2.600 tỷ đồng, các Quỹ BTĐB địa phương còn được tiếp nhận 35% của Quỹ BTĐB Trung ương chuyển về, từ nguồn thu phí trên đầu ô tô.
 
Thu hơn 4000 tỷ đồng từ thuế đường bộ của ô tô
Thu hơn 4000 tỷ đồng từ thuế đường bộ của ô tô
 
Hội đồng Quỹ vừa qua đã phân bổ 1.400 tỷ cho 50 tỉnh, thành trên cả nước để thành lập Quỹ BTĐB địa phương.
 
Báo cáo của các quỹ địa phương cho biết, số kinh phí này phân bổ cho các dự án sửa chữa hư hỏng cục bộ của 201 tuyến đường trọng yếu của các tỉnh và các dự án đều sẽ hoàn thành trong năm 2013.
 
Gia tăng tai nạn do đường xấu, thiếu kinh phí dân tự vá đường 
 
Trong khi đó, theo thống kê của Cục Cảnh sát giao thông, chỉ trong một tuần đầu tháng 6, cả nước đã xảy ra 339 vụ tai nạn giao thông làm 151 người chết, 232 người bị thương. So với cuối tháng 5, số người chết giảm nhưng số vụ tai nạn và số người bị thương lại tăng lên.
 
Hệ thống cơ sở hạ tầng, chất lượng đường sá, mặc dù đã được nâng cấp, cải thiện nhiều hơn trước nhưng theo đánh giá chung thì hệ thống đường bộ vẫn chưa đảm bảo điều kiện an toàn.

Nhiều người dân lấy đất để vá đường
Nhiều người dân lấy đất để vá đường

Ông Nguyễn Trọng Thái - Chánh Văn phòng Ủy ban An toàn giao thông quốc gia cho biết: "Theo phân tích của Cục Cảnh sát đường bộ, nguyên nhân gây tai nạn từ cơ sở hạ tầng, chất lượng đường sá chiếm khoảng từ 1-1,5% số vụ tai nạn giao thông".
 
Bên cạnh đó, ông Thái khẳng định, quỹ bảo trì là để phục vụ cho công tác duy tu, sửa chữa cho những tuyến đường quốc lộ, tỉnh lộ, tuyến huyện để đảm bảo mặt đường êm, tăng cường biển báo, đảm bảo hành lang an toàn cho người điều khiển phương tiện giao thông. Nhưng một nghịch lý "đường được nâng cấp, cải tạo xong thì tốc độ mặt đường êm hơn, đi lại thuận tiện hơn, nhưng nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông lại cao hơn".
 
Nhưng về thực chất, nhiều tuyến đường vừa xây đưa vào sử dụng đã xuống cấp trầm trọng. Đường Hồ Chí Minh đoạn qua Tây Nguyên (QL14) được xem là một trong những con đường huyết mạch của nước ta. Thế nhưng, con đường đưa vào hoạt động 2 tháng đã hư hỏng nặng. 
 
Ngay sau đó, những “ổ voi” được chủ thi công cho thợ vá bằng đá và nhựa chằng chịt, nhưng chri được một thời gian những miếng “vá” mới hoàn thành chỉ vài ngày sau lại hư lại. 
 
Trong khi đó, con số thu được để trùng tu sửa chữa đường lên tới 3.600 tỷ đồng là không nhỏ, người dân vẫn phải tự đi sửa đường, vá đường như ông Nguyễn Văn Bảy ở xứ cù lao thuộc ấp Long Bình (xã Long Khánh B, huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp).
 
Ông Nguyễn Văn Bảy dù tuổi gần 70, không còn đảm đương nổi việc đồng áng. Thế nhưng, hàng ngày, ông kéo xe đẩy tới những công trình xây dựng đang sửa chữa để xin mớ xà bần mang về đập nhỏ, đem đi vá những “ổ gà” của mặt đường, những vũng nước đọng để không gây trở ngại cho xe hai bánh đi lại.
 
Trên tuyến đường nhựa nối liền hai xã Long Khánh A – Long Khánh B dài khoảng 8km được nhựa hoá từ nhiều năm trước, nhưng trong quá trình khai thác sử dụng, đã xuất hiện nhiều “ổ gà”, nên ông Bảy bỏ tiền túi ra mua đá, nhựa… và ông cặm cụi vá lại mặt đường.
 
Thái Linh (Tổng hợp)