THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

06 August 2013

NHỚ LỜI NHÀ CÁCH MẠNG NGUYỄN AN NINH (1900-1943)

Xem lại thấy ông CS này nói y hệt cảnh xã hội VIỆT NAM bây giờ !
- Hãy để cho người dân được sống yên trong cái xứ đó, cái xứ mà chỉ với một chút xíu khoa học họ đã trở thành nhà thông thái, với hai xu trong túi họ đã trở thành những nhà giàu. Họ cảm thấy thỏa mãn vừa lòng khi chui rúc trong một túp lều. Họ bị áp bức mà không khổ sở và nhất là - nhất là họ bị lừa gạt, bị hăm dọa đòi tiền, bị ăn cắp bóc lột mà vẫn không dè…

- Thực tế suy cho cùng, chính quyền có lý khi cấm người An Nam nói đến chính trị, bởi vì tại cái đất này không có chính trị. Ở đây chỉ có nhà cầm quyền làm vua mà thôi…

- Ở xứ đó những thằng đại bợm ăn cắp được nhiều nhất là những thằng giỏi xoay xở và khôn khéo trong công việc nhà nước…

NHỚ LỜI NHÀ CÁCH MẠNG NGUYỄN AN NINH (1900-1943) NĂM XƯA:

- Hãy để cho người dân được sống yên trong cái xứ đó, cái xứ mà chỉ với một chút xíu khoa học họ đã trở thành nhà thông thái, với hai xu trong túi họ đã trở thành những nhà giàu. Họ cảm thấy thỏa mãn vừa lòng khi chui rúc trong một túp lều. Họ bị áp bức mà không khổ sở và nhất là - nhất là họ bị lừa gạt, bị hăm dọa đòi tiền, bị ăn cắp bóc lột mà vẫn không dè… 

-  Thực tế suy cho cùng, chính quyền có lý khi cấm người An Nam nói đến chính trị, bởi vì tại cái đất này không có chính trị. Ở đây chỉ có nhà cầm quyền làm vua mà thôi…

- Ở xứ đó những thằng đại bợm ăn cắp được nhiều nhất là những thằng giỏi xoay xở và khôn khéo trong công việc nhà nước…
Sống và chết
Sống mà vô dụng, sống làm chi
Sống chẳng lương tâm, sống ích gì?
Sống trái đạo người, người thêm tủi
Sống quên ơn nước, nước càng khi.
Sống tai như điếc, lòng đâm thẹn
Sống mắt dường đui, dạ thấy kỳ
Sống sao nên phài, cho nên sống
Sống để muôn đời, sử tạc ghi.
Chết sao danh tiếng vẫn còn hoài
Chết đáng là người đủ mắt tai
Chết được dựng hình tên chẳng mục
Chết đưa vào sử chứ không phai
Chết đó, rõ ràng danh sống mãi
Chết đây, chỉ chết cái hình hài
Chết vì Tổ quốc, đời khen ngợi
Chết cho hậu thế, đẹp tương lai

(Phan Bội Châu)

Ông sinh ngày 15 tháng 9 năm 1900 tại quê mẹ ở xã Long Thượng, quận Cần Giuộc, tỉnh Chợ Lớn (nay thuộc tỉnh Long An). Cha ông là Nguyễn An Khương, người ở Quán Tre, huyện Hóc Môn (nay thuộc Thành phố Hồ Chí Minh), một nhà văn có tinh thần yêu nước, tinh thông Hán học và chữ Quốc ngữ.

Chú ruột của Nguyễn An Ninh là Nguyễn An Cư, cũng là một nhà văn, một Đông y sĩ nổi tiếng. Cả cha và chú đều được nhiều người trong nước quý trọng.