THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

13 June 2013

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng “thoát hiểm” sau cuộc bỏ phiếu tín nhiệm



nguyentandung1

8 giờ 35 phút sáng ngày thứ Ba 11/6, kết quả lấy phiếu tín nhiệm các chức danh chủ chốt do Quốc hội bầu và phê chuẩn đã được công bố trước Quốc hội.
Theo thể thức bình chọn, kết quả bỏ phiếu được chia thành 3 loại: tín nhiệm cao, tín nhiệm và tín nhiệm thấp.
Người dẫn đầu về số phiếu “tín nhiệm cao” là bà Nguyễn Thị Kim Ngân, Phó Chủ tịch Quốc Hội, được 372 trên tổng số 492 đại biểu tín nhiệm.
Trong khi đó, người đứng đầu về số phiếu “tín nhiệm thấp” là Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình với 209 phiếu bầu, chỉ đạt chưa tới 18% “tín nhiệm cao.”
Ở 3 vị trí lãnh đạo cao cấp, số phiếu “tín nhiệm cao” dành cho Chủ tịch nước Trương Tấn Sang là 330, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng 328 phiếu và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng 210 phiếu.
Xét về số phiếu “tín nhiệm thấp”, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có tỷ lệ 32%, thua xa mức tín nhiệm của hai ông Trương Tấn Sang (gần 6%) và Nguyễn Sinh Hùng (hơn 5%).

Lần đầu tiên

Đây là cuộc bỏ phiếu tín nhiệm các chức danh chủ chốt do Quốc hội bầu và phê chuẩn lần đầu tiên diễn ra tại Việt Nam, bắt nguồn từ lời yêu cầu của Chủ tịch nước năm ngoái đòi hỏi các giới chức Việt Nam cần nâng cao năng lực chịu trách nhiệm trong bối cảnh chế độ toàn trị của Việt Nam tìm giải pháp hóa giải sự phẫn nộ của công chúng trước nạn tham nhũng hoành hành và khả năng điều hành yếu kém.
Kết quả bỏ phiếu phản ánh sự bất mãn của người dân trước cách thức quản lý nền kinh tế và hệ thống ngân hàng yếu kém. – TS Nguyễn Quang A
Theo luật Quốc hội, bất kỳ một chức danh chủ chốt nào có số phiếu bầu “tín nhiệm thấp” trên 2/3 sẽ buộc phải từ chức hoặc nếu không có được sự ủng hộ của một nửa số đại biểu Quốc hội trong hai năm liên tiếp cũng phải từ chức.
Mặc dù, với lần bỏ phiếu này, Thủ tướng Việt Nam đã vượt qua ngưỡng “nguy hiểm”, song nhiều nhà phân tích cho thấy quan điểm thờ ơ từ các đại biểu Quốc hội với ông Dũng, nhất là trong bối cảnh nền kinh tế đình trệ và nợ xấu chất chồng.
Bản tin của Reuters trích lời Tiến sĩ Nguyễn Quang A, một nhà kinh tế cho biết kết quả bỏ phiếu phản ánh sự bất mãn của người dân trước cách thức quản lý nền kinh tế và hệ thống ngân hàng yếu kém. Đồng thời, với 1/3 số phiếu “tín nhiệm thấp” mà Thủ tướng Dũng có được, chứng tỏ hình ảnh của một nhà lãnh đạo đang bị hoen ố vì hàng loạt những vụ tham nhũng cũng như tình hình kinh tế còn quá khó khăn.

Chia rẽ trong hàng ngũ lãnh đạo?

Kết quả khá tương phản khi Chủ tịch nước Trương Tấn Sang có tới 330 phiếu “tín nhiệm cao” và chỉ có 28 phiếu “tín nhiệm thấp”, điều này một lần nữa cho thấy mối hoài nghi của công chúng về sự chia rẽ phe cánh giữa Thủ tướng và Chủ tịch nước.
Mặc dù kết quả lấy phiếu được đánh giá là khách quan nhưng nhiều đại biểu quốc hội còn băn khoăn với cách thức tiến hành, đặc biệt là việc đưa ra 3 mức độ tín nhiệm và lấy phiếu đồng loạt. Đồng thời, nhiều đại biểu cũng cho rằng thông tin về hoạt động của các người được lấy phiếu, đặc biệt là khối quản lý điều hành vẫn chưa rõ ràng.
Hơn nữa, những lĩnh vực như Ngoại giao, Quốc phòng thông tin cũng thường bị hạn chế, thế nên, kết quả bỏ phiếu chỉ phản ánh sự tin cậy của các đại biểu hơn là dựa trên những thông tin thực tế được cung cấp.
Một số người khác lại nhận xét rằng chỉ nên áp dụng hình thức “tín nhiệm” và “không tín nhiệm” như các quốc gia khác đang áp dụng mà thôi.
Theo RFA