THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

14 May 2013

Có điều gì đó xảy ra ở đây…



Jonathan London - người dịch: Hoàng Trúc (Danlambao) - "...Hàng trăm người Việt Nam đổ ra các công viên ở Hà Nội, TP.HCM và Nha Trang để tham gia “dã ngoại” nhân quyền và tự do hội họp. Phải, những hành động đó đã bị trấn áp và đe dọa. Tuy nhiên chúng vẫn tồn tại. Và cho dù chỉ xảy ra chớp nhoáng, chúng quả thật vẫn cứ là một phong trào Tocqueville của Việt Nam..."

*

Có điều gì đó đang xảy ra ở đây, nó là cái gì thì chưa rõ...
Một kẻ có súng đứng ở đâu đó, bảo tôi phải cẩn thận đấy... 
Tôi nghĩ đã đến lúc chúng ta dừng lại, bọn trẻ nghe xem tiếng nói đó từ đâu ra, mọi người nhìn xem cái gì đang xảy ra.
Giới tuyến chiến tranh đã được vạch, và không ai đúng nếu ai cũng sai.
Những người trẻ nói điều họ suy nghĩ và rồi bị phản đối rất nhiều sau lưng. 
Đã đến lúc chúng ta phải dừng lại, này mọi người, tiếng nói ấy từ đâu ra? Mọi người hãy nhìn xem chuyện gì đang xảy ra. - Buffalo Springfield, bài hát phản chiến “For What It’s Worth”.

Nhiều chuyện quan trọng đang xảy ra ở Việt Nam. Hầu hết mọi người đổ dồn sự chú ý vào tình trạng suy thoái trong nước, một đặc điểm của chính trị Việt Nam lúc này, vốn đang làm cho uy tín của đất nước trên trường quốc tế tiếp tục sa sút. Tuy nhiên trong vài tháng qua, Việt Nam đã có một số thay đổi trong văn hóa chính trị, mang tính quyết định và có thể gây tranh cãi - một diễn biến quan trọng hơn rất nhiều so với chuyện suy thoái kinh tế. 

Những thay đổi trong văn hóa chính trị đó có biểu hiện rất đa dạng. Các biểu hiện ấy không chỉ bao gồm những kiến nghị của thành phần nhân sĩ trí thức, hoặc các hành động chống đối thi thoảng lại xảy ra, mặc dù ý nghĩa của chúng là không thể bị bỏ qua. Quan trọng hơn, Việt Nam, trong một thời gian cực ngắn, đã hình thành được một nền văn hóa chính trị có tính đa nguyên và sinh động. 

Nhận ra những thay đổi đó cũng có nghĩa là nhận ra cả những hạn chế của nó. Tác giả bài viết, cách đây mới một tuần, có lái xe đi qua vùng nông thôn miền Trung Việt Nam và được nhắc nhớ rằng đất nước này thỉnh thoảng có thể rơi vào tình trạng Staline trị đến mức như thế nào. Tuy nhiên, cái đáng chú ý là mặt tối này của Việt Nam đã không còn là diện mạo chính trị duy nhất của đất nước. Chính trị, như thường lệ, đang bị công kích ở nhiều mặt trận và cây gậy trả đũa điển hình bây giờ không còn tác dụng nữa. 

Vậy chính xác là điều gì đang xảy ra? Có ba diễn biến có vẻ quan trọng nhất. Thứ nhất là một tâm lý ngày càng mạnh hơn ở Việt Nam, tồn tại ngay cả trong nhóm những người có thể tiếp cận với chính quyền. Đó là tâm lý cho rằng thiết chế xã hội và thể chế chính trị của đất nước nói riêng đang khẩn thiết cần thay đổi. Ngoại trừ một số rất ít nhân vật bảo thủ đến mức cực đoan hoặc bị đánh lừa, gần như tất cả các nhà quan sát nghiêm túc về tình hình kinh tế chính trị Việt Nam đều biết rằng đã đến lúc phải thay đổi. 

Thứ hai là, người dân Việt Nam đang lên tiếng. Bây giờ không còn tình trạng chỉ một vài người bất đồng chính kiến can đảm đứng lên hứng chịu cơn thịnh nộ của nhà nước. Những lời kêu gọi cải cách đang cất lên từ nhiều thành phần khác nhau, từ bên trong, bên ngoài, và cả trên biên giới của cấu trúc quyền lực đang nắm cương vị lãnh đạo. Chắc chắn là các tiếng nói cất lên đó rất đa dạng. Người ta nói những điều khác nhau. Nhưng người ta cũng càng ngày càng độc lập hơn. Họ công khai. Và nhìn vào đó thì thấy họ sẽ không sớm im tiếng. 

Giờ đây ngày nào cũng có hàng đoàn người dân Việt vào blog và đưa ra dự đoán này nọ. Người bên trong đảng và nhà nước thì thường xuyên tiếp cận với những ý kiến phân tích độc lập. Và nghệ thuật bình luận chính trị là phải nhìn thấy được sự đổi mới. Có thể thấy sự đổi mới trên Facebook, hiện đang được truy cập rộng rãi ở Việt Nam. Có thể thấy nó trên blog, bây giờ cũng gần như không bị chặn nữa. Và đôi khi sự thay đổi đó chuyển biến thành hành động chính trị. 

Mới cuối tuần trước, hàng trăm người Việt Nam đổ ra các công viên ở Hà Nội, TP.HCM và Nha Trang để tham gia “dã ngoại” nhân quyền và tự do hội họp. Phải, những hành động đó đã bị trấn áp và đe dọa. Tuy nhiên chúng vẫn tồn tại. Và cho dù chỉ xảy ra chớp nhoáng, chúng quả thật vẫn cứ là một phong trào Tocqueville của Việt Nam. 

Điều này đưa chúng ta đến yếu tố thứ ba, yếu tố cuối cùng và có lẽ gây tò mò nhất: sự đàn áp của nhà nước đang giảm bớt dần. Đàn áp vẫn còn đó và vẫn kinh tởm như bất kỳ lúc nào nó xảy ra. Nhưng vì nhiều lý do phức tạp và vì thời gian tồn tại (của chính quyền - ND) không còn chắc chắn kéo dài, nên hành động đàn áp ở Việt Nam đang giảm đi. Các bức hình chụp cảnh dã ngoại nhân quyền chẳng hạn, bây giờ đang được lưu truyền tự do trên mạng. 

Lập luận chung cho rằng, sức mạnh ngày càng lớn hơn của chính trị đối lập xuất phát chủ yếu từ sự chia rẽ trong nội bộ đảng, mà nhờ đó các phe phái đối lập nhận thấy lợi ích trong việc công khai công kích lẫn nhau. Quan điểm của tôi có hơi khác: Mọi sự phản ánh một tư duy và nhận thức ngày càng lớn mạnh hơn trong hàng ngũ của Đảng, rằng việc trông cậy vào các kỹ thuật trấn áp (như ở Trung Quốc) là một hướng đi không hiệu quả và không được ưa thích. 

Xin đừng hiểu nhầm điều này: Môi trường chính trị ở Việt Nam vẫn là trấn áp. Nhưng nó cũng là một môi trường đang phát triển, sống động, và ngày càng hấp dẫn hơn. Dự đoán diễn biến tình hình chính trị trong các chế độ độc tài nói chung là một việc làm liều lĩnh. Tuy nhiên đối với tác giả bài này, có thể thấy được là thay đổi chính trị thực sự sẽ diễn ra ở Việt Nam trong vòng 5 năm tới. Có nhiều người tài năng và nhiệt tình trong và ngoài đảng và nhà nước, đang cùng cất tiếng. Ít nhất thì, với những thảo luận chính trị ngày một công khai như hiện nay, tình hình chính trị Việt Nam đã bước vào một giai đoạn mới, giả sử nó còn mơ hồ. 

Nguồn: There’s something happening here…


Bản tiếng Việt: