THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

27 April 2013

Ngân hàng nhà nước ĐẤU GIÁ hay ĐẤU THẦU vàng?



gold-auction

1. ĐẤU GIÁ hay ĐẤU THẦU?

Kính gửi BBT TTXVA.
Tôi thấy nhiều phóng viên trẻ của các phương tiện thông tin đại chúng không phân biệt nổi hai khái niệm ĐẤU GIÁ và ĐẤU THẦU nhưng TTXVA là nơi có nhiều trí thức tham gia, tôi đề nghị TTXVA nên viết cho đúng bản chất của sự việc.
Đấu thầu là khi nhà đầu tư cần mua một hàng hoá hay dịch vụ gì, thí dụ ta cần trang bị mạng máy tính cho đơn vị hay xây một nhà máy thuỷ điện, ta kêu gọi và những người có khả năng cung cấp hàng hoá (máy tính) hay dịch vụ (xây dựng)sẽ gửi hồ sơ dự thầu. Nhà đầu tư sẽ xét ai chào giá rẻ thì mua.
Bản chất của ĐẤU THẦU là mua công khai với giá RẺ NHẤT.
Đấu thầu là một quá trình chủ đầu tư lựa chọn được một nhà thầu đáp ứng các yêu cầu của mình theo quy định của luật pháp. Trong nền kinh tế thị trường, người mua tổ chức đấu thầu để người bán (các nhà thầu) cạnh tranh nhau. Mục tiêu của người mua là có được hàng hóa và dịch vụ thỏa mãn các yêu cầu của mình về kỹ thuật, chất lượng và chi phí thấp nhất. Mục đích của nhà thầu là giành được quyền cung cấp hàng hóa dịch vụ đó với giá đủ bù đắp các chi phí đầu vào và đảm bảo mức lợi nhuận cao nhất có thể.
Còn ĐẤU GIÁ là bán công khai cho ai trả giá cao nhất, thí dụ Nhà đấu giá Sortheby bán đấu giá tranh của Picassco cho ai trả giá cao nhất.
Việc Ngân hàng nhà nước BÁN vàng cho ai trả GIÁ CAO là cuộc (việc, sự) ĐẤU GIÁ chứ không phải ĐẤU THẦU.
Vậy đề nghị TTXVA từ nay dùng đúng khái niệm, việc này rất dễ, khi bán công khai thì gọi là Đấu giá, mua công khai thì gọi là Đấu thầu. Còn tất nhiên đã bán thì ai cũng muốn bán đắt và mua thì muốn mua rẻ.
Đấu giá là một quá trình mua và bán bằng cách đưa ra món hàng cần đấu giá, ra giá và sau đó bán món hàng cho người ra giá cao nhất. Về phương diện kinh tế, một cuộc đấu giá là phương pháp xác định giá trị của món hàng chưa biết giá hoặc giá trị thường thay đổi. Trong một số trường hợp, có thể tồn tại một mức giá tối thiểu hay còn gọi là giá sàn; nếu sự ra giá không đạt đến được giá sàn, món hàng sẽ không được bán (nhưng người đưa món hàng ra đấu giá vẫn phải trả phí cho nơi người phụ trách việc bán đấu giá). Trong ngữ cảnh của cuộc đấu giá, một từ vựng tiếng Anh thường được dùng là bid hay auction, nghĩa là giá đề nghị. Đấu giá có thể áp dụng cho nhiều loại mặt hàng: đồ cổ, bộ sưu tập (tem, tiền, xe cổ, tác phẩm nghệ thuật, bất động sản cao cấp, các mặt hàng đã qua sử dụng, sản phẩm thương mại (cá, tôm), giống ngựa đua thuần chủng và các cuộc bán đấu giá cưỡng ép (thanh lý, phát mãi)
Xin trân trọng cảm ơn.

2.  ĐẤU GIÁ KÍN

daugia-kin
Bỏ phiếu đấu thầu vàng.

TTXVA xin cám ơn phản ánh xác đáng của tác giả và sẽ sửa sai.
Thời gian vừa qua, TTXVA đã trích đăng NGUYÊN VĂN các bài báo, nên không thể tự ý chỉnh sửa tựa bài viết khác với khái niệm mà nhân dân bị tuyên truyền.
Đơn giản bằng 1 thủ thuật thay đổi ngôn ngữ, khái niệm kinh tế đã được đánh tráo.
A.  Bản chất của việc ĐẤU GIÁ VÀNG
Mục đích của đấu giá vàng là nâng giá đến mức cực trần, đem về lợi nhuận cao nhất cho Ngân Hàng Nhà Nước.  Nhất là khi NHNN đã sử dụng phương thức ĐẤU GIÁ KÍN là thủ thuật kích động tâm lý đẩy giá lên mức cao nhất.  Theo đó, tất cả mọi người cùng đặt giá đồng thời, nhưng không ai biết giá của ai, người ra giá cao nhất mới là người được mua vàng.
Dựa vào hạn ngạch giới hạn về cung của nguồn vàng độc quyền, NHNN đã tạo ra cơn khát khan hiếm căng thẳng qua phiên đấu giá vàng, theo đó thị trường đầu cơ đã nhanh chóng nắm bắt thông điệp ngầm mà đẩy giá và nâng giá vàng, đồng thời tập trung nguồn lực để vét cạn máng vàng hiếm hoi trước khi cạn kiệt trong những lần đấu thầu tiếp theo.
Bản chất việc nâng giá vàng của NHNN đã đẩy giá vàng tăng vọt ngay sau khi phiên đấu giá đầu tiên được thực hiện.
B.  Đánh tráo khái niệm kinh tế về ĐẤU GIÁ và ĐẤU THẦU
Đúng như phân tích của tác giả Phan Ngọc, thuật ngữ ĐẤU THẦU đã được sử dụng SAI BẢN CHẤT về cuộc đấu TĂNG GIÁ VÀNG để phục vụ mục đích tuyên truyền, có tác dụng như 1 liều thuốc an thần, tạo sự ngộ nhận mục tiêu ổn định thị trường theo ”chính sách vĩ mô” của NHNN.  Chính việc dùng từ ngữ sai đã tạo tâm lý mong đợi lượng cung vàng lớn tung ra với mục đích MUA RẺ.  
Vì vậy, khi tham gia cuộc “đấu thầu” được quảng cáo rầm rĩ “BÌNH ỔN THỊ TRƯỜNG VÀNG”, so sánh với thị trường tự do đang gây cấn với cơn sốt với giá cao chất ngất,  các nhà kinh doanh vàng bạc đã bị bất ngờ khi giá sàn vàng đi ngược dự đoán “bình ổn giá” trong phiên đấu giá đầu tiên.
Đây không phải là lần đầu NHÀ NƯỚC dùng sai từ ngữ hay không thể hiện đúng BẢN CHẨT.
Mọi việc không chỉ là CHUYỆN THƯỜNG NGÀY Ở HUYỆN :-)

vang-daugia1