THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

14 November 2012

18 thành viên mới của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc

18 thành viên mới của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc

Dân Làm Báo - Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc đã bầu ra 18 thành viên quốc gia mới cho Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc (HĐNQLHQ). 18 quốc gia được chọn qua phiếu bầu kín gồm có Argentina, Brazil, Côte d'Ivoire, Estonia, Ethiopia, Gabon, Germany, Ireland, Japan, Kazakhstan, Kenya, Montenegro, Pakistan, Republic of Korea, Sierra Leone, United Arab Emirates, United States và Venezuela. Bài viết đã được chỉnh sửa. Xin xem cập nhật ở cuối bài.

HĐNQLHQ với tổng số 47 thành viên là một bộ phận liên quốc gia trực thuộc Liên Hiệp Quốc. Nhiệm kỳ của mỗi thành viên là 3 năm. Nhiệm vụ của Hội đồng là tăng cường thúc đẩy và bảo vệ quyền con người trên toàn cầu và giải quyết tình trạng vi phạm nhân quyền cũng như đưa ra các khuyến nghị đối với những vi phạm này. 

Thành viên của Hội đồng được phân phối công bằng theo địa lý bao gồm: 13 cho các nước châu Phi, 13 cho các quốc gia châu Á, 8 cho châu Mỹ Latin và vùng biển Caribbean, 7 cho các quốc gia Tây Âu và 6 cho Đông Âu. 

Trong thời gian qua, đảng và nhà nước Việt Nam cũng đã ứng cử vào HĐNQLHQ và đã có những vận động rầm rộ qua các hoạt động ngoại giao quốc tế, điển hình là vào khoá họp thứ 21 của HĐNQLHQ, cũng như trên các phương tiện truyền thông của đảng vào nhà nước. 

Trong khi đó, trước những hành vi vi phạm nhân quyền trầm trọng và ngày càng gia tăng tại Việt Nam, nhiều tổ chức người Việt - bao gồm Ủy ban Nhân quyền Việt Nam và Những Người Bảo Vệ Nhân Quyền Việt Nam, Quỹ Tù nhân Lương tâm, Tập hợp Vì Nền Dân Chủ, Ủy ban Cứu người Vượt biển BPSOS - đã đồng ký tên vào một bản lên tiếng phản đối nhà nước cộng sản VN ứng cử vào HĐNQLHQ. 

Lời phát biểu của - Bs Nguyễn Đan Quế - đại diện Tổ chức Tập Hợp Vì Nền Dân Chủ có thể nói lên đủ mọi góc cạnh của vấn đề: "Việt Nam không đủ tư cách để ứng cử hay trở thành hội viên của Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc. Những người ra ứng cử phải đại diện cho những nước có thành tích nhân quyền tương đối tốt để có thể lên tiếng tranh đấu cho những vụ vi phạm nhân quyền ở nước khác. Hiện giờ cả thế giới đều thấy rằng chính quyền Hà Nội vi phạm rất trắng trợn quyền tự do lên tiếng của người dân, điển hình như các vụ xử blogger như Điếu Cày, Tạ Phong Tần, AnhbaSG chẳng hạn, hoặc đàn áp các cuộc biểu tình của dân oan hay của những người muốn lên tiếng về chủ quyền Hoàng Sa-Trường Sa, hoàn toàn là những sự lên tiếng có tính cách ôn hòa. Chúng tôi muốn lên tiếng để nói cho cả thế giới, cho tất cả các thành viên của Liên hiệp quốc, cho các thành viên trong Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc biết rằng Hà Nội không xứng đáng và không đủ tư cách để ứng cử." 

Trước những phản đối này, Đài Tiếng nói Việt Nam của đảng và nhà nước lên tiếng: "Thế nhưng gần đây xuất hiện một số ý kiến cho rằng Việt Nam không đủ tư cách để tham gia cơ quan này. Đây là những luận điệu thiếu căn cứ, cố tình làm sai lệch thực tế khách quan, những thành tựu to lớn mà Việt Nam đã đạt được trong nhiều năm qua mà cộng đồng quốc tế công nhận và đánh giá cao...

Những nỗ lực trên của Việt Nam đã được Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc công nhận và đánh giá cao trong một báo cáo mà tổ chức này đưa ra vào tháng 6 năm nay.

Uy tín của Việt Nam trong việc đảm bảo quyền con người còn được nhiều quốc gia và tổ chức quốc tế công nhận. Cuba, Venezuela và Nga coi cách tiếp cận và việc giải quyết các vấn đề về nhân quyền của Việt Nam là một trường hợp điển hình để các nước khác có thể tham khảo..."

Danh sách 47 thành viên HĐNQLHQ và thời điểm hết nhiệm kỳ:

Angola (2013), Austria (2014), Benin (2014), Botswana (2014), Burkina Faso (2014), Chile (2014), Congo (2014), Costa Rica (2014), Czech Republic (2014), Ecuador (2013), Guatemala (2013), India (2014), Indonesia (2014), Italy (2014), Kuwait (2014), Libya (2013), Malaysia (2013), Maldives (2013), Mauritania (2013), Peru (2014), Philippines (2014), Poland (2013), Qatar (2013), Republic of Moldova (2013), Romania (2014), Spain (2013), Switzerland (2013), Thailand (2013), Uganda (2013). Những thành viên mới cho nhiệm kỳ 2013-2015: Argentina, Brazil, Côte d'Ivoire, Estonia, Ethiopia, Gabon, Germany, Ireland, Japan, Kazakhstan, Kenya, Montenegro, Pakistan, Republic of Korea, Sierra Leone, United Arab Emirates, United States và Venezuela.

Cập nhật:

Một nhân viên của Tổ chức Human Rights Watch liên lạc với Dân Làm Báo và cho biết như sau:

Hội đồng Nhân quyền LHQ cứ mỗi năm lại có 1 số thành viên mãn nhiệm và 1 số thành viên mới được bổ sung cho nhiệm kỳ 3 năm. 

Những thành viên châu Á sau trong Hội đồng Nhân quyền sẽ mãn nhiệm vào năm 2013: Malaysia, Maldives, Qatar, Thailand. 


Như vậy, châu Á sẽ có 4 chỗ trống cho nhiệm kỳ 2014-2016. Việt Nam hiện đang xin ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền nhiệm kỳ 2014-2016. Do đó, việc Việt Nam không có tên trong nhiệm kỳ 2013-2015 không có nghĩa là đương nhiên VN sẽ không được chọn để trở thành thành viên của nhiệm kỳ 2014-2016. 

Dân Làm Báo xin được bổ túc và xin lỗi các bạn trong thôn về sự sai sót này.



___________________________________


Bản tin chính thức của Liên Hiệp Quốc:

General Assembly elects 18 countries to serve on UN Human Rights Council


Voting in the General Assembly to elect 18 members of the UN Human Rights Council. UN Photo/Rick Bajornas

12 November 2012 – The General Assembly today elected 18 countries to serve on the United Nations Human Rights Council (HRC) for a period of three years beginning on 1 January 2013.

Argentina, Brazil, Côte d'Ivoire, Estonia, Ethiopia, Gabon, Germany, Ireland, Japan, Kazakhstan, Kenya, Montenegro, Pakistan, Republic of Korea, Sierra Leone, United Arab Emirates, United States and Venezuela were elected by secret ballot during the elections held at UN Headquarters in New York.

Members of the Council serve for a period of three years and are not eligible for immediate re-election after serving two consecutive terms.

The Council, composed of 47 members, is an inter-governmental body within the UN system responsible for strengthening the promotion and protection of human rights around the globe and for addressing situations of human rights violations and make recommendations on them.

All of its members are elected by the world body's General Assembly, and it has the ability to discuss all thematic human rights issues and situations that require its attention throughout the year. It meets at the UN Office at Geneva.

The Council's membership is based on equitable geographical distribution and seats are distributed as follows: 13 seats for African States, 13 seats for Asian States, 8 seats for Latin American and Caribbean States, 7 seats for Western European and other States, and 6 seats for Eastern European States.

The other members of the Council and the end of their terms are as follows: Angola (2013), Austria (2014), Benin (2014), Botswana (2014), Burkina Faso (2014), Chile (2014), Congo (2014), Costa Rica (2014), Czech Republic (2014), Ecuador (2013), Guatemala (2013), India (2014), Indonesia (2014), Italy (2014), Kuwait (2014), Libya (2013), Malaysia (2013), Maldives (2013), Mauritania (2013), Peru (2014), Philippines (2014), Poland (2013), Qatar (2013), Republic of Moldova (2013), Romania (2014), Spain (2013), Switzerland (2013), Thailand (2013) and Uganda (2013).

http://www.un.org/apps/news/story.asp?NewsID=43468&Cr=human+rights+council&Cr1=#.UKJyjmlraFc

Hàng triệu con tim Việt Nam và cộng đồng thế giới đang xót xa hướng về những người yêu chuộng tự do dân chủ đang bị tù đày. Trước những bản án ác nghiệt phi nhân bản, chúng ta hãy cùng nhau hành động đòi công lý cho họ.

Chỉ tiêu của chiến dịch là 100.000 chữ ký cho đến ngày Quốc Tế Nhân Quyền, ngày 10, tháng 12, 2012. Vào thời điểm này cộng đồng người Việt trên toàn thế giới sẽ tổ chức các buổi tiếp xúc với Liên Hiệp Quốc và Bộ Ngoại Giao các nước để trao thỉnh nguyện thư và chữ ký. 

Với sự tham gia nhiệt tình của từng con dân Việt, cống lý phải đẩy lùi sự đàn áp trên đất nước ta. Nhất định phải thế. 

Trân trọng,
Chiến dịch Triệu Con Tim, Một Tiếng Nói

Ký thỉnh nguyện thư ngăn chặn CSVN gian ác mà  mong muốn tham gia làm thành viên Hội đồng nhân quyền LHQ để được danh chánh ngôn thuận mạnh tay hơn đàn áp bỏ tù người yêu nước, cướp đất, đánh đập đến chết dân oan:
http://www.democracyforvietnam.net/


Công an bắt cóc, đánh dân oan bất tỉnh phải nhập viện



CTV Danlambao - Lúc 13 giờ trưa nay, 13/11/2012, lại tiếp tục xảy ra trường hợp công an cưỡng chế, hành hung dân oan khiến một nạn nhân bất tỉnh phải đưa đi cấp cứu. Nạn nhân là côTrần Ngọc Anh, dân oan Vũng Tàu.

Cách đây 3 ngày, cô Ngọc Anh cùng 29 dân oan đã bị công an hành hung, bắt cóc đưa về giam giữ tại "Trung tâm bảo trợ xã hội I", thuộc xã Dục Tú, Huyện Đông Anh, Hà Nội.

Trong quá trình bắt giữ, cô Ngọc Anh cùng nhiều dân oan đã bị hành hung hết sức thô bạo. Cô Nguyễn Thị Kim Liên (dân oan Bình Dương) cho biết: Những ngày bị giam giữ ở Đông Anh, đêm nào Ngọc Anh cũng khóc vì cánh tay đau nhức sau khi bị công an 'bấm huyệt'.
Cô Trần Ngọc Anh bị công an đánh đập tại vườn hoa Lý Tự Trong và đưa về trại giam Đồng Dâu (Dục Tú, Đông Anh, Hà Nội). Trong ảnh là lúc cô bị ngăn cản không được tiếp xúc với các dân oan khác đến thăm. Ảnh do nhà báo Trần Quang Thành gửi Danlambao.
Sau cái chết của cụ bà Hà Thị Nhung, lực lượng công an vội vàng tìm cách đưa những người dân khiếu kiện trở về địa phương. Chính vì vậy mà trưa nay, 13/11/2012, một nhóm khoảng hơn 20 công an đã đến trại giam Dục Tú (Đông Anh) để giở trò lừa gạt.

Phía công an yêu cầu những dân oan đang bị giam giữ phải rời khỏi "Trung tâm bảo trợ xã hội I", họ còn lừa gạt là bộ trưởng CA Trần Đại Quang sẽ đứng ra giải quyết khiếu nại.

Do đã bị lừa dối nhiều lần, cô Ngọc Anh và những dân oan thừa hiểu vấn đề khiếu nại đất đai không thuộc thẩm quyền của Bộ CA. Thêm vào đó, khi mọi người bị CA bắt đưa vào "Trung tâm bảo trợ xã hội I" và giam giữ ở đó suốt nhiều ngày, phía CA không đưa ra được lệnh bắt người. Chính xác hơn, đây chính là hành vi "bắt cóc". Vì vậy mà mọi người yêu cầu phía CA phải ký giấy bắt người và thả người.

Trước thái độ kiên quyết của bà con dân oan, lực lượng công an lập tức giở thói côn đồ. Ngay sau đó, hàng chục công an lao vào khống chế và hành hung bà con dân oan. Cô Ngọc Anh chống trả quyết liệt, kết quả là cô đã bị "vật xuống" và bị đánh đến mức bất tỉnh, phải đưa đi cấp cứu.

Lúc 19 giờ tối nay, cô Ngọc Anh vẫn đang nằm mê man trong bệnh việc và vẫn đang phải truyền nước biển. Quanh bệnh viện có vài công an túc trực.
Trung tâm bảo trợ xã hội Đồng Dầu huyện Đông Anh - Hà Nội. Nơi dùng để giam giữ môt sô dân oan đi khiếu kiện. Trong ảnh là lúc bà con dân oan đến thăm cô Ngọc Anh hôm qua, 12/11, nhưng không được vào. Đến trưa ngày 13/11, cô Ngọc Anh đã bị hành hung đến bất tỉnh tại đây. Ảnh do nhà báo Trần Quang Thành gửi Danlambao.



Cô Trần Ngọc Anh nằm cấp cứu trong bệnh viện. Ảnh: Youtube LeHienDucBlog Xuân Việt Nam

Cô Trần Ngọc Anh là dân oan đã phải đội đơn khiếu kiện suốt 19 năm qua, với biết bao nhiêu cay đắng, đọa đày. Năm 2009, vì quá uất ức nên cô đã mang xăng đến ngay trước nhà Nguyễn Tấn Dũng đòi tự thiêu nhưng không thành, sau đó cô bị kết án 15 tháng tù giam.

Ra tù, cô Ngọc Anh tiếp tục lặn lội ra Hà Nội khiếu kiện đòi công lý, nhưng đáp lại vẫn là thái độ vô cảm cùng những hành vi bạo lực của chính quyền.



Hình ảnh của cụ bà Hà Thị Nhung trước khi công an cướp xác

Lý Trinh Châu - Đây là sự thật đã diễn ra tại vườn hoa Lý Tự Trọng ở Hà Nội vào lúc 9giờ sáng nay, ngày 12 tháng Mười-một năm 2012. 

Hình ảnh trung thực này do bà T nhanh tay chụp lại; bà T là một nạn nhân rất lâu năm của bạo quyền, đang ngày đêm cùng với với bà con Dân Oan toàn quốc "bám trụ" tại các vườn hoa từ Mai Xuân Thưởng đến Lý Tự Trọng để tranh đấu đòi công lý và quyền được sống xứng đáng như một con người.

Thỉnh cầu quý cơ quan cho loan tải để sáng tỏ dư luận về cái chết tức tưởi của nạn nhân Hà Thị Nhung - dân oan Thanh Hóa, do công an CSVN vừa gây ra.

Trân trọng thỉnh cầu và xin cảm ơn qúy cơ quan truyền thông.

Lý Trinh Châu - một người bạn của Dân Oan Việt Nam.













Những thông tin, bài viết liên quan:

Công an gây nên cái chết của một dân oan 76 tuổi?Thông Tấn Xã VN & Công an: Cụ bà Nhung chết do 'bị cảm'
Một dân oan - hai cái chết. Một sinh viên - hai chuyên án








danlambaovn.blogspot.com

Nên chăng lại để trống tại cửa tòa để dân đến kêu oan?



Phương Bích - Nhìn ảnh chụp bà cụ Nhung nằm trên đất, trên dưới thi thể bà là những tấm khẩu hiệu kêu oan như một thứ vải liệm, chết mà mắt vẫn mở... tôi tin rằng chẳng ai có thể đành lòng, kể cả những kẻ vô tình hay vì tắc trách đã đẩy bà đến cái chết thương tâm này. Cái chết đó có thể chấm dứt những chuỗi ngày gian khổ, kể cả về tinh thần lẫn thể xác cho bản thân bà, nhưng nó lại khoét sâu thêm vào lòng căm phẫn của những người còn sống. Sao xã hội ngày nay lại nhiều cái chết oan trái đến vậy? Tôi tin là đều có câu trả lời trong lòng mỗi người. Chỉ là họ không nói ra, hoặc có nói ra thì kẻ cần nghe cũng không nghe...

*

Tin tức về cái chết của bà cụ Nhung nóng trên mạng ngay từ đầu giờ sáng hôm qua, rằng người ta phát hiện ra bà chết trong khi các lực lượng chức năng gồm công an, bảo vệ và dân phòng đi xua đuổi bà con dân oan ra khỏi vườn hoa Lý Tự Trọng. Đương nhiên là trước đó bà vẫn trong trạng thái bình thường, cùng với những người dân oan khác tại vườn hoa lúc bấy giờ.

Tôi không biết nói gì, cứ ngồi ngẫm nghĩ, tưởng tượng về hành trình của một người phụ nữ quê mùa, lặn lội từ Thanh Hóa ra Hà Nội đi khiếu kiện. 

Thân già lận đận, biết đường nào mà đi, đến cửa nào mà kêu? Hẳn bà cũng như dân chúng tôi, đã từng gõ mọi cánh cửa có thể gõ. Nhưng cửa quan kín cổng cao tường quá, gõ mãi không thấu. Đến như dân chúng tôi đây, dẫu cũng là dân oan nhưng còn được ở ngay Hà Nội này, còn có chốn nương thân chứ không vật vờ mưa nắng ngoài vườn hoa, vỉa hè như bà và những người dân oan ngoại tỉnh khác. Và còn bao nhiêu nỗi cực nhọc khác mà người dân quê phải chịu đựng trên con đường đi tìm công lý cho họ, dân thành thị mấy ai thấu? 

Tôi cũng không tin chỉ vì giằng co, xô xát mà có thể làm chết người. Nhưng cái giằng co xô xát ấy, hoàn toàn có thể khiến trong một khoảnh khắc xúc động dâng trào, khiến một người có thể đột tử ngay tức thì. Chuyện này tôi có nghe kể lại, trong vụ cưỡng chế nhà D2 Giảng Võ, một người đàn ông cũng đã đột tử ngay tại bàn làm việc, khi nghe người nhà báo tin chính quyền phường đang cưỡng chế nhà ông. 

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến cái chết. Nhưng điều không thể chối bỏ và lẩn tránh, đó là những nguyên nhân gián tiếp đã đẩy con người ta đến gần hơn với cái chết, và rồi kết thúc một đời người oan ức và cay đắng đến mức chết mà không nhắm được mắt. 

Hai hôm nay, đâu đâu trên mạng cũng nghe thấy cái câu- chết không nhắm được mắt! Tôi chẳng muốn lạm dụng cái từ này quá, như một kiểu đổ thêm dầu vào lửa. Nhưng sự thực nó là thế, chả cần la lối um sùm, mà vốn dĩ một hình ảnh có thể thay cả ngàn lời nói. Nhìn ảnh chụp bà cụ Nhung nằm trên đất, trên dưới thi thể bà là những tấm khẩu hiệu kêu oan như một thứ vải liệm, chết mà mắt vẫn mở.... tôi tin rằng chẳng ai có thể đành lòng, kể cả những kẻ vô tình hay vì tắc trách đã đẩy bà đến cái chết thương tâm này. Cái chết đó có thể chấm dứt những chuỗi ngày gian khổ, kể cả về tinh thần lẫn thể xác cho bản thân bà, nhưng nó lại khoét sâu thêm vào lòng căm phẫn của những người còn sống. Sao xã hội ngày nay lại nhiều cái chết oan trái đến vậy? Tôi tin là đều có câu trả lời trong lòng mỗi người. Chỉ là họ không nói ra, hoặc có nói ra thì kẻ cần nghe cũng không nghe. 

Xem ra ngày nay không công khai bằng ngày xưa. Cửa quan ngày nay không có trống và dùi, để dân đánh trống kêu oan, đỡ hẳn cái cảnh khẩu hiệu hay áo đỏ làm gì cho xấu hình ảnh của thủ đô như lời ông Nguyễn Thế Thảo phàn nàn. Thêm nữa cũng để các vị chức trách không ỉm đi hồ sơ kêu oan của dân chúng, khiến cho thiên hạ cứ tưởng xã hội vẫn hết sức bình yên và ổn định. Nhưng dám chắc nếu có cái trống đặt ở cửa tòa, thì thủ đô ta sẽ chẳng được phút nào bình yên vì tiếng trống kêu oan. 

 





Viết văn làm thơ - Từ Leo Tolstoy đến Hồ Chí Minh



Trần Việt Trình (Danlambao) - Trên đây là những “thói hư tật xấu” của các nhà văn nhà thơ trên thế giới khi sáng tác. Có những cái hư cái xấu nhưng cũng có cái “dễ thương” và cái dị biệt riêng của mỗi người. Chỉ có một người chẳng có thói quen gì đáng nói, người này chỉ có một thói hư tật xấu là đạo văn đạo thơ của người khác. Nói nôm na là “chôm” tác phẩm của người khác làm tác phẩm của mình. Người đó là Hồ Chí Minh. 

Ngục Trung Nhật Ký hay được gọi nôm na là cuốn Nhật Ký Trong Tù là một bằng chứng hùng hồn nhất...

*

Có những nhà văn có thói quen dựng truyện rất công phu, nào là lập biểu đồ tâm lý, nào là tạo hình tượng các nhân vật như trường hợp Leo Tolstoy với bộ tiểu thuyết “Chiến tranh và hòa bình” (War and Peace). Còn nhà văn Aleksay Tolstoy, thế hệ sau và có liên hệ bà con xa với Leo Tolstoy, tác giả cuốn “Con đường đau khổ” (The Road to Calvary) thì lại không hề biết nhân vật của ông sẽ đối thoại với nhau những gì trước đó hai phút. Ông là người có tài sáng tác nhanh và bất ngờ. Người ta nói tay ông không chạy theo kịp với ý nghĩ của ông. 

Khi hoàn tất xong một tập bản thảo, nhà văn Nga Konstantin Paustovsky thường cho đánh máy lại gọn gàn sạch sẽ rồi hủy bản nháp ngay. Ông không thích nhìn những dòng chữ bị gạch xóa, viết đi viết lại. Trong khi đó thì thi hào Nga Alexander Pushkin khi sáng tác, nếu thấy đoạn nào không ưng ý là bỏ qua ngay, cứ tiếp tục viết, không dừng lại. Sau đó, ông mới quay trở lại những đoạn đã bỏ dở trước kia, nhưng cũng chỉ quay trở lại khi còn hứng thú sáng tác. 

Nhà văn Nga Anton Tsekhov khi còn trẻ có thể viết ra trên bất cứ vật liệu gì, ngay cả vỏ bao thuốc lá. Có năm ông sáng tác đến 200 truyện ngắn. 

Một nhà văn người Nga khác là Arkadi Gaidar lại thích viết trong khi đi tản bộ. Ông có trí nhớ tuyệt vời. Vừa đi dạo ông vừa lẩm nhẩm và sắp xếp trong đầu những câu văn. Về đến nhà, ông chỉ việc lấy giấy bút ra ghi chép lại. 

Nhà văn Pháp Alexandre Dumas (cha) rất cầu kỳ trong việc lựa chọn giấy viết. Ông sáng tác nhiều thể loại nên ông ưa chọn loại giấy màu xanh để viết tiểu thuyết, giấy màu vàng để làm thơ và giấy màu hồng dành cho những bài nghị luận. 

Nhà văn Stendhal, tên thật là Marie-Henri Beyle, lại có thói quen lạ lùng là, để hâm nóng cảm hứng sáng tác, ông thường phải đọc vài trang trong Bộ Dân luật của Napoleon rồi mới ngồi vào bàn viết. 

Khi sáng tác, nhà thơ Pablo Neruda của Chile không muốn thấy bất cứ vật gì trước mặt, ngoại trừ bức tường. Ông có một ngôi nhà gỗ và trên bức tường gỗ ấy, ông để trống, không cho trang trí gì cả. Ông không muốn đầu óc bị phân tâm để tập trung tất cả vào việc làm thơ. 

Nhà văn Ernest Hemingway của Mỹ thì loay hoay gọt hàng chục cây bút chì trước khi ngồi vào bàn. Ben Franklin có thói quen viết trong lúc ngâm mình trong bồn tắm. Nhà văn - nhà thơ James Whitcomb Riley lại thích giam mình trong căn phòng thuê của khách sạn để sáng tác. Ông đóng hết cửa phòng để viết trong tình trạng... thoát y. Bennett Cerf thì lại có cảm hứng sáng tác nhất khi ngồi trong... toilet. 

Trên đây là những “thói hư tật xấu” của các nhà văn nhà thơ trên thế giới khi sáng tác. Có những cái hư cái xấu nhưng cũng có cái “dễ thương” và cái dị biệt riêng của mỗi người. Chỉ có một người chẳng có thói quen gì đáng nói, người này chỉ có một thói hư tật xấu là đạo văn đạo thơ của người khác. Nói nôm na là “chôm” tác phẩm của người khác làm tác phẩm của mình. Người đó là Hồ Chí Minh. 

Ngục Trung Nhật Ký hay được gọi nôm na là cuốn Nhật Ký Trong Tù là một bằng chứng hùng hồn nhất. 

Thật ra, cuốn thơ này là do một ai đó đã viết ra trong khoảng thời gian từ năm 1932 tới năm 1933. Nội dung toàn là những bài thơ nói về cuộc kháng chiến chống Nhật của dân Trung Hoa, ca tụng Tưởng Giới Thạch, không lẽ HCM là cộng sản, mà lại làm thơ ca tụng một lãnh tụ của quốc gia? 

Theo Wikipedia, nguyên gốc tập thơ chỉ là một quyển sổ tay nhỏ, bìa xanh đã bạc màu, ghi bốn chữ “Ngục trung nhật ký”. Kèm theo bốn câu thơ và hình vẽ hai nắm tay bị xích, bên trong gồm hơn 100 bài thơ chữ Hán và một số ghi chép, trang đầu ghi 29.8.1932 và ngày 10.9.1933, trang sau ghi 29-8-1942 và 10-9-1943 là thời điểm HCM bị bắt ở Quảng Tây. Điều này làm nảy sinh nhiều nghi vấn về thời điểm sáng tác cũng như về tác giả của tập thơ. 

Đã lâu rồi, có nhiều bài báo bàn ra tán vào và đặt nghi vấn ai là tác giả đích thật. Những điểm khác biệt giữa 2 tác phẩm cần được lưu ý như: số bài thơ trong 2 tác phẩm không đồng nhất, ngày tháng tù ở bìa sách và của HCM ở lưng sách sai biệt đến 10 năm, chữ viết có vẻ khác. Trang đầu ngày tháng dùng dấu chấm, chữ hơi nghiêng về trái. Trang bìa cuối, ngày tháng dùng dấu gạch ngang, chữ hơi ngã về phải. Nói chung quy, hầu hết các bài báo xác quyết HCM “chôm” thơ của người khác rồi nhét thêm thơ của mình vào. Cho nên HCM không thể là tác giả của Ngục Trung Nhật Ký gốc được. 

Theo Giáo sư Lê Hữu Mục, trước 1975 dạy Triết trường Quốc Học Huế và các Đại Học Văn Khoa, qua cuốn “Hồ Chí Minh không phải là tác giả Ngục Trung Nhật Ký”, thì tác giả của tập thơ là của một ông già tên Lý bị giam ở Hồng Kông những năm 1932-1933. 

Một lập luận khác khá chính xác và uy tín cho rằng tập thơ là của một tù nhân người Hán sáng tác từ 29.8.1932 đến 10.9.1933 trong một nhà tù ở Quảng Tây, Trung Quốc. Tù nhân này đã chết trong tù vì bệnh lao sau khi viết xong 134 bài thơ và bỏ lại tập thơ trong nhà lao đó, nơi mà 10 năm sau HCM mới bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam vào ngục này trong 11 năm từ năm 1942 đến 1943. Rồi bằng một cách nào đó HCM đã “nhặt” được cuốn Nhật Ký này trong nhà lao đó. 

Ai cũng biết thời gian 29.8.1932 đến 10.9.1933 ghi trên bìa bản gốc quyển Nhật Ký không trùng hợp với thời gian “Bác” nằm tù ở Quảng Tây, Trung Quốc. Nhiều người nghi ngờ, chất vấn “Bác”. “Bác” trả lời ỡm ờ rằng “Mình muốn đánh lạc hướng, ai hiểu thế nào thì hiểu”. Câu hỏi này, “Bác” luôn trả lời không có sức thuyết phục. Trả lời như dinh đóng cột sao được? “Bác” có phải là tác giả thật đâu! Chỉ có tác giả thật mới trả lời được câu hỏi này với sức thuyết phục mà thôi! 

Nhật Ký Trong Tù được công bố lần đầu vào năm 1960, sau vụ Nhân văn Giai Phẩm. Năm 1990 mới cho xuất bản toàn bộ gồm 133 bài. Sách nào viết về HCM cũng đề cập tới Nhật Ký Trong Tù. Các bộ máy công quyền CSVN đã vận dụng mọi phương tiện để quảng cáo vị lãnh tụ của họ không những là một nhà cách mạng mà còn là một nhà thơ, một nhà văn hóa nữa. Nhằm tâng bốc lãnh tụ, đảng và nhà nước CSVN tiếp tục dí những vần thơ đó vào miệng HCM, tiếp tục thừa nhận tập thơ đó là của “Bác”, đưa vào làm sách giáo khoa để giáo dục học sinh các thế hệ sự bịp bợm, dối trá, vay mượn, và ăn cướp những vần thơ ô uế tục tằn đó. 

Ở vào kỷ nguyên thông tin dễ dàng truy cập như ngày nay, khó có một bí mật nào có thể được giấu kín mãi với công chúng. Điều này cũng không là một ngoại lệ đối với các lãnh tụ cộng sản, những kẻ thường được nhào nặn và thêu dệt thành những vĩ nhân, thánh nhân, trong khi con người phàm tục của họ thì được che đậy hết sức khéo léo để lừa gạt, để mị dân. 

Lãnh tụ HCM của CSVN phải được xem làm một kẻ bịp bợm nhất trong số các lãnh tụ cộng sản. 

Viện Văn Học của CSVN trong cuốn “Suy Nghĩ Mới Về Nhật Ký Trong Tù”, với sự cộng tác của 21 giáo sư và nhà nghiên cứu của chế độ cho biết “Nhật Ký Trong Tù của Hồ Chí Minh đã được tìm hiểu, nghiên cứu hầu như về tất cả mọi phương diện và công bố dưới nhiều hình thức khác nhau: khảo luận, giảng dạy, bình thơ...” Tác phẩm này được dịch và phổ biến ở nhiều nước trên thế giới như Liên sô, Pháp, Balan, Hungari, Trung Quốc, Tiệp Khắc, Mỹ,... 

Dầu vậy, những phản biện của Viện Văn Học không đủ sức thuyết phục, không đánh tan được nghi vấn ăn cắp thơ của Hồ Chủ Tịch từ nửa thế kỷ nay. Đây là một vụ đạo văn thơ lớn nhất trong lịch sử văn học VN, có sự hỗ trợ của nhà cầm quyền. HCM đã đi vào lịch sử VN bằng con đường cách mạng vô sản, để lại nhiều nhà tù, nhiều án mạng bí ẩn, thanh trừng, gây cảnh Nam Bắc phân ly, huynh đệ tương tàn. Đường vào văn học sử thì khác. Rất dễ nhưng rất khó. Nó đòi hỏi nghệ thuật và sự thật. “Bác” thiếu cả hai. 

Còn nữa, ngoài việc “chôm”, HCM còn xuất sắc trong việc viết “tự truyện”. 

Hai cuốn sách “Vừa đi vừa kể chuyện” viết với bút danh T.Lan và cuốn “Những Mẩu Chuyện Về Đời Hoạt Động Của Hồ Chủ Tịch” do Trần Dân Tiên viết, cả hai đều do Hồ viết ra, và cả cái đảng CSVN ra sức đánh bóng nó lên. 

Cuốn “Vừa đi đường vừa kể chuyện” xuất bản lần đầu năm 1950, HCM lấy bút hiệu là T Lan, đóng vai một chiến sĩ trong đoàn tùy tùng của Hồ Chủ tịch đi hành quân, vừa đi vừa hỏi chuyện Chủ tịch và ghi chép lại. 

Cuốn “Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch” được xuất bản lần đầu tiên tại Trung Hoa năm 1948, tại Paris năm 1949 và đã được tái bản nhiều lần. Trong cuốn này, Trần Dân Tiên không dùng hình thức tự truyện mà thuật lại lời của một người khác. Ông đóng vai trò một nhà báo xin gặp HCM để ghi chép lại tiểu sử của Chủ tịch nhưng không được chấp thuận (sic!). Trần Dân Tiên phải lân la tìm gặp những người đã từng quen biết với Hồ Chủ tịch để hỏi chuyện, thu thập tài liệu rồi viết ra tác phẩm này. Trần Dân Tiên không ai khác hơn là Hồ Chính Mi

Trong cuốn “Ho Chi Minh: The Missing Years”Sophie Quinn-Judge nhận xét như sau: 

“While it is based on fact, its omissions, embellishments, and insistence on Ho Chi Minh's proletarian virtue made it an element in the construction of his myth rather than a serious record.” 

Tạm dịch: 

“Tuy nó được dựa trên sự thật, những sự kiện mà nó bỏ qua, những điều mà nó tô vẽ thêm, và việc nó khăng khăng khẳng định phẩm chất vô sản của Hồ Chí Minh đã làm cho nó thành yếu tố tạo ra sự huyền hoặc thay vì một sử liệu nghiêm túc”. 

Trong cuốn “Ho Chi Minh: A Life”William J. Duiker đã nói việc HCM dùng tên giả khi viết tự truyện và các bài báo đã tạo sự khó khăn cho những ai định viết sách về ông. 

Hai cuốn sách tự truyện trên không thể nào được coi là sách tài liệu được, vì nó do chính Hồ viết ra để tự đánh bóng mình, tự khoe khoang thành tích của mình. 

Thật là dối trá và bịp bợm! Nhưng chuyện đó cũng chẳng có gì là lạ. Bởi đối với HCM, sự thật thì ít mà dối trá thì nhiều. Dối trá đến cả họ tên, cả ngày sinh và ngày mất. Sự nghiệp HCM là làm cách mạng chuyên nghiệp. Có cả hàng chục lần thay tên đổi tên họ, thanh toán và thủ tiêu, tù tội và thảm sát, dối trá lường láo suốt cả đời người. Đến lúc chết, nằm xuống rồi vẫn còn láo.
Vậy thì chúng ta, những người dân Việt, còn lý do gì nữa để tin vào HCM, tin vào đường lối mà ông ta đã chọn, và những tay chân thủ hạ của ông đã theo? Chúng ta còn lý do nào nữa để tiếp tục tin vào đảng CSVN? Chúng ta chần chờ gì nữa? Sao không rũ bỏ chế độ cộng sản bán nước hại dân này để xây dựng một chế độ chính trị thực sự do dân và vì dân? 

14 tháng 11 năm 2012