THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

14 September 2012

Giá vàng lên 47,4 triệu đồng



Giá vàng miếng trong nước tăng gần một triệu đồng mỗi lượng sáng nay, lên mức cao nhất kể từ tháng 9 năm ngoái.
Giá vàng ở quanh 46,4 triệu đồng chờ FED

Mở cửa sáng nay, các doanh nghiệp vàng trong nước đồng loạt báo giá bán ở 47,4 triệu đồng. So với cùng thời điểm hôm qua, giá tăng gần một triệu đồng một lượng. Niêm yết mua cũng lên mức cao từ 47 đến 47,18 triệu đồng. Lần gần đây nhất giá thu gom đạt mốc này là một năm trước, vào ngày 13/9 năm ngoái.
Tính đến 8h55 theo giờ Hà Nội, Tập đoàn DOJI báo giá mua và bán vàng lần lượt ở 47,18 - 47,4 triệu đồng, tăng 860.000 - 950.000 đồng so với sáng qua. Còn tại Công ty Vàng bạc đá quý Phú Nhuận, niêm yết bán lên 47,35 triệu đồng, có thêm 900.000 đồng sau một ngày.
Mỗi lượng vàng có thêm gần một triệu đồng sau một đêm, đẩy giá trong nước lên 47,4 triệu đồng. Ảnh: Anh Quân
Hiện giá bán vàng của các doanh nghiệp ở mức cao nhất kể từ ngày 12/9 năm ngoái. Cuối tháng 8/2011, thị trường từng đạt đỉnh cao nhất trong lịch sử ở 49 triệu đồng, sau đó hạ nhiệt dần xuống có lúc chỉ còn trên 40 triệu đồng vào tháng 5/2012.
Vào ngày 12/9 năm ngoái, mỗi ounce vàng thế giới ở quanh 1.820 USD, cao hơn gần 50 USD so với hiện nay. Trong đợt tăng 3 tuần vừa rồi, giá trong nước luôn lên nhanh và mạnh hơn quốc tế. Sáng nay, chênh lệch giữa vàng nội và ngoại tiếp tục ở mức cao 2,8 triệu đồng, do mỗi lượng vàng thế giới quy ra tiền Việt chỉ tương đương 44,6 triệu đồng (đã bao gồm các chi phí liên quan).
Còn trên thị trường quốc tế, giá vừa có phiên bật cao trên 35 USD sau khi FED kết thúc phiên họp quan trọng kéo dài 2 ngày và tung ra một quyết định chưa từng thấy.
Theo đó, ngân hàng trung ương Mỹ tuyên bố sẽ mua lại nợ với tốc độ 40 tỷ USD mỗi tháng cho đến khi tình hình kinh tế được cải thiện một cách căn bản và khi lạm phát vẫn trong tầm kiểm soát. Ngoài ra FED cũng chưa có ý định nâng lãi suất cơ bản, hiện ở mức thấp kỷ lục, cho đến ít nhất là giữa năm 2015.
Đường màu xanh lá biểu thị giá bật tăng mạnh trong phiên giao dịch ngày hôm qua.
Đường màu xanh lá biểu thị giá bật tăng mạnh trong phiên giao dịch ngày hôm qua.
Theo giới phân tích, quyết định chưa từng có của FED là cú thay đổi quan trọng, từ mục tiêu ổn định giá cả sang mục tiêu hồi phục bức tranh việc làm. Đây là quyết định có tác động tích cực đến giá vàng, vì thông thường, vàng sẽ được hưởng lợi trong môi trường lạm phát.
"Họ (FED) hiện tập trung vào vấn đề tăng trưởng, do đó tạm thời không quan tâm đến lạm phát", Axel Merk, giám đốc đầu tư của một quỹ có 600 triệu USD tài sản nhận xét. Theo ông này dự đoán, giá vàng sẽ tiếp tục hưởng lợi từ chính sách này trong những năm sắp tới.
Trong phiên giao dịch hôm qua, giá giao ngay có lúc lên tới 1.772,26 USD trước khi hạ nhiệt nhẹ về quanh 1.765 USD, tăng gần 35 USD so với mở cửa đầu ngày. Hiện biểu đồ giá cách không còn xa so với mức cao nhất của năm nay lập hồi tháng 2, ở 1.790 USD.
Trên sàn COMEX tại New York, lượng giao dịch vàng cũng tăng đột biến lên mức cao nhất kể từ cuối tháng 7, và tăng 40% so với trung bình 250 ngày.
Còn sáng nay, đà tăng tại châu Á vẫn chưa dừng lại. Tính đến 9h27 theo giờ Hà Nội, mỗi ounce tương đương 1.772,60 USD, tăng 5,40 USD so với mở cửa.
Thanh Bình

Đảng Cộng Sản Việt Nam Làm Gì!?

Đảng Cộng Sản Việt Nam Làm Gì!?

(diễn giả Đổ-Thông-Minh) ngày 14/09/2012.


Tổng kết các cuộc chiến và tình hình VN: HCM và đảng CSVN kêu gọi đánh đuổi Pháp, Mỹ bằng cách đưa Nga(với sách lược xuất cảng “Cách Mạng Vô Sản”), Tàu (với sách lược bành trướng về phương Nam) vào. Nên đuổi "thực dân" mà đưa "cộng sản" vào, thì không thể gọi là "giải phóng". Tổng kết là tạo cuộc chiến ngu xuẩn, hy sinh 3-4 triệu người, đưa đất nước vào cảnh tan nát, phân hóa vô ích.
Cố TT CSVN Võ Văn Kiệt nói “Hàng triệu người vui, hàng triệu người buồn” cho thấy rõ ràng là một cuộc chiến vô ích!
Chuyện VN, coi như đuổi 2 “con cọp” cửa trước, rước 2 “con cọp” cửa sau. Cái được cho dân tộc VN không có, mà cái mất là cả 4 con cọp lần lượt xâu xé, tàn phá đất nước.
HCM và đảng CSVN đưa Pháp trở lại qua Hiệp Ước Sơ Bộ ngày 6/3/1946 rồi đuổi Pháp, chia đôi đất nước qua Hiệp Định Genève ngày 20/7/1954 rồi thống nhất đất nước. Rõ ràng là những việc làm ngu xuẩn, vô ích mà hữu hại!
HCM và đảng CSVN thi hành sách lược của Nga, Tàu và cái được nếu có là đảng “cướp” CSVN độc quyền thống trị và chiếm đoạt tài sản... để rồi sẽ đi đến sụp đổ!

Quốc Tế Ca (L'Internationale)
(Từng được chọn làm quốc ca của Liên Xô từ 1917 đến 1944)
Vùng lên hỡi các nô lệ ở thế gian!
Vùng lên hỡi ai cực khổ bần hàn!
Sục sôi nhiệt huyết trong tâm đầy chứa rồi.
Quyết phen này sống chết mà thôi.
Chế độ xưa ta mau phá sạch tan tành
Toàn nô lệ vùng đứng lên đi.
Nay mai cuộc đời của toàn dân khác xưa
Bao nhiêu lợi quyền tất qua tay mình.
Đấu tranh này là trận cuối cùng
Kết đoàn lại để ngày mai
L'Anh-te(rơ)-na-xi-o-na-lơ
Sẽ là xã hội tương lai.
Đấu tranh này là trận cuối cùng
Kết đoàn lại để ngày mai
L'Anh-te(rơ)-na-xi-o-na-lơ
Sẽ là xã hội tương lai.
Đó là chủ trương cướp của CS mà nay đã hiện nguyên hình!
Tố Hữu cũng đã viết lên tất cả sự gian ác này:
Giết! Giết nữa! Bàn tay không phút nghỉ.
Cho ruộng đồng lúa tốt, thuế mau xong.
Cho Đảng bền lâu cùng rập bước chung lòng.
Thờ Mao Chủ tịch, thờ Xít-ta-lin bất diệt...

Trong tất cả các tài liệu của đảng CSVN đều kêu gọi “cướp chính quyền” thể hiện rõ bản chất một “đảng cướp”.
- Về tinh thần, bắt dân chúng học tập tư tưởng, chính trị Mác, Lê và Hồ Chí Minh vô bổ, chạy theo CS Quốc Tế, nhưng cấm hoạt động chính trị, triệt tiêu lòng yêu nước, tạo trạng thái vô cảm. Từ trí thức tới người dân dân đều chán ngán, chỉ còn biết than thở! +
- Về vật chất, kinh tế, tiêu diệt tư sản trong nước, tạo khoảng trống bất lực, rồi đua nhau đứng ra làm cai thầu trung gian kiếm tiền bỏ túi từ việc rước tư bản nước ngoài vào, thẳng tay dùng bạo lực ép dân lấy đất dâng cho tư bản!
- Về ngoại giao với Trung Quốc, mang tâm thức lệ thuộc, dâng đất, dâng biển, bỏ mặc ngư dân cho TQ ức hiếp, sát hại. Mở cửa biên giới cho cả trăm ngàn người Hoa tư do vào Việt Nam thao túng!

Thẩm phán gốc Việt được bổ nhiệm Thượng nghị sĩ Canada



2012-09-13
Một công dân Canada gốc Việt cư ngụ tại thủ đô Ottawa, thẩm phán Ngô Thanh Hải, được thủ tướng Stephen Harper bổ nhiệm vào thượng viện, trở thành Thượng Nghị Sĩ gốc Việt đầu tiên ở Canada nói riêng và hải ngoại nói chung
Wikipedia
Toà nhà quốc hội Canada
Trong thông  cáo báo chí ngày 7 tháng 9 từ văn phòng thủ tướng, việc bổ nhiệm năm công dân xuất sắc vào Thương Viện Quốc Gia, mà với  kinh nghiệm và sự tận tâm của họ đối với cộng đồng sẽ củng cố thêm hiệu quả cho Thượng Viện, đồng thời mang lại nhiều lợi ích cho đất nước.
Tị nạn đến Canada năm 1975
Chức vụ thượng nghị sĩ Canada có hiệu lực ngay sau khi được bổ nhiệm. Từ tư gia ở Orleans, Ontario, tân thương nghị sĩ Canada Ngô Thanh Hải, từng có thời là chủ tịch cộng đồng người Canada gốc Việt từ những năm 81, 82 và 83,  phát biểu:
Mình sinh hoạt và giúp cộng đồng rất nhiều, với công việc của thẩm phán Tòa Án Di Trú tôi làm việc rất sát với cộng đồng và cũng làm việc rất sát với chính phủ. Có thể vì lý do đó mà chính phủ để ý tới tôi.
Nhưng một cái đặc biệt mình phải nói khi chính phủ để ý tới người nào đó thì vì sao, tại sao? Tôi nghĩ rằng vì Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia tại Canada có thể nói là sinh hoạt và phát triển rất mạnh trong xã hội Canada. Khi chính phủ một quốc gia mà thấy một cộng đồng sinh hoạt rất mạnh và có ảnh hưởng thì họ không những chỉ để ý tới cộng đồng đó mà còn để ý tới các cá nhân khác nữa.
Là người tị nạn Việt Nam đến Canada năm 1975, ông Ngô Thanh Hải định cư tại Ottawa tỉnh bang Ontario từ đó đến giờ. Thanh Trúc mời quí vị cùng đi lại chặng đường mà một người tị nạn phải trải qua, không chỉ để có thể hội nhập vào giòng chính của đất nước tân tiến mình đang định cư, mà còn là quá trình phấn đầu của bản thân để thăng tiến nơi xứ người.
Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia tại Canada có thể nói là sinh hoạt và phát triển rất mạnh trong xã hội Canada. Khi chính phủ một quốc gia mà thấy một cộng đồng sinh hoạt rất mạnh và có ảnh hưởng thì họ không những chỉ để ý tới cộng đồng đó mà còn để ý tới các cá nhân khác nữa
Thẩm phán Ngô Thanh Hải
Năm 1966, ông Ngô Thanh Hải từ miền Nam sang Pháp du học và tốt nghiệp cử nhân tại đại học Sorbonne, Paris.
Trở về nước năm 1970, ông làm việc tại Bộ Ngoại Giao Sài Gòn. Năm 1973, ông được cử sang Tòa Đại Sứ Việt Nam Cộng Hòa ở Bangkok, Thái Lan, trong trách vụ tùy viên báo chí. Sau 30 tháng Tư 1975, ông rời Thái Lan và xin đi tị nạn tại Canada. Đến Ottawa, Canada, ông Ngô Thanh Hải đi học trở lại, tốt nghiệp cử nhân và cao học giáo dục tại đại học Ottawa, dạy Toán và văn chương Pháp tại một trường trung học ở Ottawa cho đến 2002.
Năm 2002 cũng là lúc ông Ngô Thanh Hải được bổ nhiệm làm chủ tịch Hội Đồng Xét Trợ Cấp Thất Nghiệp:
Muốn được chính phủ bổ nhiệm vào thì mình phải qua một số điều kiện chẳng hạn như phải qua một cuộc tuyển  chọn của Hội Đồng Nội Các. Qua Hội Đồng Nội Các họ thấy mình biết hai thứ tiếng, tiếng Pháp và tiếng Anh, thì Hội Đồng Thành Phố họ mới chấp nhận. Nhiệm kỳ là ba năm tới năm năm, sau đó nếu mình muốn tiếp tục thì họ bổ nhiệm thêm một nhiệm kỳ thứ hai.
Trước khi được bổ nhiệm chức thẩm phán Tòa Án Liên Bang Về Di Trú Và Quốc Tịch của Canada năm 2007, ông Ngô
Thẩm phán Ngô Thanh Hải, được thủ tướng Stephen Harper bổ nhiệm vào thượng viện
Thẩm phán Ngô Thanh Hải, được thủ tướng Stephen Harper bổ nhiệm vào thượng viện. (Ảnh do tác giả gởi)
Thanh Hải còn là chủ tịch Công Ty Gia Cư bất vụ lợi ở Ottawa:
Đó là một chức vụ thiện nguyện, tôi đứng ra xin tiền chính phủ để lập một chung cư cho người Việt có lợi tức thấp. Lúc đó thì chính phủ trợ cấp để xây cất ba mươi tám căn nhà cho ba mươi tám gia đình, tất cả đều là người Việt Nam qua Canada và được chấp nhận cho vô ở trong chung cư đó.
Luôn hướng về cộng đồng người Việt
Làm chủ tịch Công Ty Gia Cư Bất Vụ Lợi được năm năm, ông Ngô Thanh Hải giao chức vụ này lại cho người khác.Ông cũng là đồng sáng lập Ủy Ban Quốc Tế Yểm Trợ Việt Nam Tự Do khu bộ Canada, bao gồm các nghị sĩ, dân biểu, giáo sư, chính trị gia Canada, Mỹ, Pháp, Bĩ, Hòa Lan, Australia, với tôn chỉ tranh đấu cho một nước Việt Nam tự do, dân chủ và nhân quyền:
Thí dụ năm 1989 ở Canada chúng tôi có 47 dân biểu và nghị sĩ tham gia vào ủy ban này, năm 1991 bên Hoa Kỳ, Âu Châu và Úc có khoảng 101 người. Tổng cộng lúc đó Ủy Ban Quốc Tế Yểm Trợ Việt Nam Tự Do gồm ba trăm mấy vị.
Tháng Mười Hai 2007, ông trở thành thẩm phán Tòa Liên Bang Về Di Trú Và Quốc Tịch, một chức vụ không dính líu gì nhiều đến vấn đề Việt Nam :
Công việc mình sinh hoạt, hoạt động cho Việt Nam hay là cho cộng đồng người Việt tại Canada thì nó liên tục. Vì lý do đó mà được chính phủ và các giới chức trong chính phủ họ để ý tới mình chăng
Thẩm phán Ngô Thanh Hải
Tuy nhiên với chức vụ thẩm phán đó thì tôi đi lobby cũng như vận động các hội đoàn Việt Nam gặp các chính giới tại Canada, gặp các tổng trưởng gặp thủ tướng vân vân… Tôi giúp cộng đồng Việt Nam lúc đó là như vậy.
Công việc của mình làm kéo dài từ 2002 tối 2007 và tới 2012 là  một quá trình đối với chính phủ. Chính  phủ cũng đã biết cộng đồng người Việt, nhất là tại Ottawa. Công việc mình sinh hoạt, hoạt động cho Việt Nam hay là cho cộng đồng người Việt tại Canada thì nó liên tục. Vì lý do đó mà được chính phủ và các giới chức trong chính phủ họ để ý tới mình chăng.
Tôi từng làm việc rất sát với ông tổng trưởng di trú để giúp người Việt Nam còn kẹt lại tại Phi. Từ 2005 cho tới 2009,  275 người Việt còn lại tại Phi được chính phủ Canada  nhận hết.
Được biết trong năm công dân Canada được bổ nhiệm vào thượng viện thì ông Ngô Thanh Hải và ông Tobias Enverga Jr. giữ hai ghế thượng nghị sĩ của Ontario,  người thứ ba vào ghế thượng viên vùng Quebec, người thứ tư vào khu vực Nova Scotia và người thứ năm vào ghế nghị sĩ vùng New Brunkswick.
Bày tỏ cảm nghĩ trong tư cách một thượng nghị sĩ đươc chấp thuận,  ông Ngô Thanh Hải nói  rằng được đích thân thủ tướng gọi điện thoại báo tin bổ nhiệm vào thượng viện là một vinh dự lớn lao cho bản thân và gia đình ông:
Cám ơn một quốc gia đã mở rộng vòng tay đón chúng ta. Ở đây gần bốn mươi năm thì tất cả người Việt cũng coi xứ Canada là quốc gia của mình, tuy nhiên gốc gác mình vẫn là Việt Nam.
Thẩm phán Ngô Thanh Hải
Thẩm phán Ngô Thanh Hải
Trước nhất là dân Canada thì ưu tiên số một của tôi là vấn đề kinh tế. Tôi sẽ dùng ảnh hưởng của tôi trong công việc một thượng nghị sĩ để giúp cộng đồng người Việt tại Canada nói chung và Ontario nói riêng. Tất cả những gì cộng đồng người Việt hải ngoại cần giúp đỡ. Với một thượng nghị sĩ thì mình có thể làm việc rất nhiều cho không riêng người Việt Canada mà những sắc dân khác nữa.
Ao ước của tôi là đến lúc các thế hệ người Việt thứ hai phải dấn thêm phải bước thêm một bước nữa. Thế hệ thứ nhất cỡ chúng tôi đã lớn tuổi rồi,giới trẻ nếu còn để ý nếu còn ý thức được vấn đề đất nước của mình thì phải nối tiếp mà thôi
Thẩm phán Ngô Thanh Hải
Ao ước của tôi là đến lúc các thế hệ người Việt thứ hai phải dấn thêm phải bước thêm một bước nữa . Thế hệ thứ nhất cỡ chúng tôi đã lớn tuổi rồi,giới trẻ nếu còn để ý nếu còn ý thức được vấn đề đất nước của mình thì phải nối tiếp mà thôi.
Cần biết Canada  nằm trong khối Commomwealth tức Khối Thịnh Vượng Chung, trên nguyên tắc lập pháp Canada theo thể chế như Anh Quốc, Dân Biểu hạ viện do dân bầu chọn và Thượng Nghị Sĩ trên thượng viện do thủ tướng  chỉ định với sự chấp thuận của vị đại diện nữ hoàng Anh Quốc ở Ottawa.
Trước nay, người được chỉ định làm Thượng Nghị Sĩ Canada đương nhiên kiêm nhiệm danh vị này tới năm 75 tuổi.  Tuy nhiên theo ông Ngô Thanh Hải thì nội các của thủ tướng Stephen Harper đang nhắm tới một  thay đổi:
Chính phủ hiện nay đang vận động để cải tổ thượng viện, bổ nhiệm các thượng nghị sĩ vào thượng viện với một nhiệm kỳ tối đa là chín hoặc mười năm.
Ngoài thẩm phán Ngô Thanh Hải là người gốc Việt đầu tiên được chọn vào thượng viện, Canada đã có ba dân biểu trẻ gốc Việt được bầu vào hạ viện địa phương trước đó:
Người đầu tiên đắc cử hạ viện năm 2007 và nay đã mãn nhiệm là bà  Ève Mary Thái Thị Lạc, người Việt gốc Chàm, dân biểu Bloc Québecois hạ viện Canada.
Hai người còn đương nhiệm là nữ dân biểu Anne Quách Minh Thư, đại biểu  đơn vị Beauharnois Salaberry , và dân biểu Mai Hữu Hoàng tức Hoàng Mai, đại diện dân cử vùng Brossard La Prairie gần Montreal, Canada.

Biển Hoa đông nổi sóng



2012-09-13
Trung Quốc phái hai tàu hải giám ra vùng quần đảo Điếu Ngư/ Senkakư sau khi lớn tiếng phản đối việc Đô trưởng Tokyo quyên tiền mua lại 3 hòn đảo trong đó của tư nhân người Nhật, đã ký giấy tờ mua bán hôm mùng 9 tháng 11. Chưa bao giờ Bắc Kinh lớn giọng như vậy về quần đảo mà người Nhật gọi là Senkakư, và Nhật có chủ quyền từ năm 1895. Chuyện gì sắp xảy tới?
Screen capture
Tàu tuần Nhật chặn tàu Trung Quốc gần Senkaku/Điếu Ngư

“Nhóm đá vô tri” gây sóng gió

Tuần này Thái Bình Dương lại nổi sóng nhưng không phải ở biển Đông Việt Nam mà là ở biển Đông Trung Hoa. Vào giờ này hai tàu hải giám của Trung Quốc có thể đã đến khu vực quần đảo Senkaku mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư, sau khi Đô trưởng Tokyo công bố việc mua lại 3 hòn đảo của quần đảo này do một tư nhân người Nhật sở hữu, nói là để giao lại cho chính quyền Nhật, hầu chính phủ Nhật Bản xác định chắc chắn chủ quyền và quyền cai quản nơi này thuộc về Nhật Bản.
Nhóm 5 hòn đảo đá này cách Đài Loan 175 km, và gần với đảo Ishigaki của Nhật hơn, với khoảng cách 147 km. Ishigaki là đảo của Nhật gần Đài Loan nhất, hai bờ chỉ cách nhau 184 km.  Gần với Ishigaki là Miyako, cách Senkaku 192km.
Nhật Bản công bố chủ quyền nơi này từ năm 1895. Đến năm 1945 lãnh thổ Nhật Bản rơi vào quyền cai quản uỷ trị của Hoa Kỳ. Hiệp ước San Francisco 1951 cho phép Hoa Kỳ  trả lại Senkaku cho Nhật vào năm 1972. Trung Quốc trước sau vẫn phản đối hiệp ước đó, đòi chủ quyền Điếu Ngư thuộc về Bắc Kinh. Hai bên giành giựt với nhau nhóm đá vô tri này từ hằng chục năm nay.
Hôm 15 tháng 8, 14 người Hồng Kông và đại lục đi tàu đến, tàu bị cản, 7 người nhảy xuống bơi vào và đổ bộ lên một trong ba đảo lớn, giương cờ Đài Loan và Hoa Lục, và hát quốc ca. Hài quân biên phòng Nhật ngăn cản tàu, bố trí quân chờ sẵn trên đảo, lập tức bắt giữ cả nhóm về tôi di trú
senkaku-250
Vị trí Senkaku/Điếu ngư với Đài Loan, Nhật Bản - GoogleEarth Map capture
bất hợp pháp! Mấy hôm sau Nhật tha bổng mọi cáo buộc, trả lại 7 người này cho Hồng Kông, 7 người kia dong thuyền của họ trở về xứ sở.
Tuần sau đó, một nhóm người Nhật cũng làm tương tự, đổ bộ lên Senkaku, gây một làn sóng phản đối bạo động chống Nhật khắp Trung Quốc.

Lớn chuyện hơn?

Lần này là hai tàu Hải giám hơn 1 ngàn tấn của chính quyền Bắc Kinh lên đường ra hải đảo tranh chấp.  Chắc rằng tàu tuần duyên của Nhật không thể không ra ra ngăn cản, và có dự kiến sẽ xảy ra cuộc đối đầu giống như ở bãi cạn Scarborough ở Philippines. Tuy nhiên diễn tiến tiếp theo khó lường trước.
Ý kiến khác cho rằng lần này thái độ của Trung Quốc rất cứng rắn. Chủ tịch Hồ Cẩm Đào tuyên bố tại Vladivostok “nhất quyết không thể nhượng bộ về lãnh thổ”. Thủ tướng Ôn Gia-Bảo hôm thứ ba đã tuyên bố Trung Quốc quyết không nhượng bộ lãnh thổ dù chỉ nửa inch.
Ngày hôm sau, tức là chỉ vỏn vẹn trong vòng 72 giờ, phát ngôn viên Cảnh Nhạn Sinh của bộ quốc phòng Bắc Kinh ra tuyên bố về quần đảo Điếu Ngư, nói rằng chính quyền và quân đội Trung Quốc quyết tâm bảo vệ sự vẹn toàn lãnh thổ, Trung Quốc đang theo dõi diễn biến của tình hình và giành quyền có những biện pháp trả đũa cần thiết.
Báo Quân đội Nhân dân của Bắc Kinh tiếp sức, tung ra bài xã luận viết rằng Trung Quốc ngày nay đã có sức mạnh quân sự khiến thế giới phải kính nể, Nhật phải cân nhắc, nếu có hành vi khiêu chiến thì sẽ tự mình gây ra thảm hoạ cho mình.

Hùng hổ như thường lệ

Giọng điệu hùng hổ như vậy không phải bây giờ mới được Bắc Kinh nói ra. Nhất là đối với Việt Nam, chắc ta còn nhớ báo Global Times từng đưa ra cả một kế hoạch quân sự đánh chiếm Việt Nam với hằng chục quân đoàn hải lục không quân.
Cánh bảo thủ hiếu chiến trong quân đội Trung Quốc luôn luôn muốn khiêu chiến và doạ dẫm, nhưng làm như vậy chỉ chứng tỏ mang đầu óc thiển cận và nhiễm độc luận điệu tuyên truyền của chính họ và đảng Cộng sản của họ. Giới chính trị ở Bắc Kinh có thể chỉ để cho cánh cực đoan lên tiếng, chứ chính họ thì không bao giờ muốn có giọng điệu hùng hổ đến thế.
chinese-navy-250
Hài quân Trung Quốc thao dượt- Screen capture
Những chính quyền Hồi giáo như ở Iran và Taliban ở Afghanistan trước đây cũng vậy, nói đến an ninh quốc gia của họ là tuôn ra toàn những là sức mạnh vô địch, sẵn sàng chiến đấu, trừng trị, đem lại thảm hoạ… trong khi những nước mạnh thực sự như Nga, Mỹ, Nhật không bao giờ cần nói như thế.

Khích động nhân đại hội đảng

Thêm vào đó lúc này là lúc sắp tới Đại hội 18 của đảng Cộng sản Trung Quốc. Áp lực của phe hiếu chiến trong quân đội và đảng Cộng Sản rất mạnh, trong lúc nền kinh tế đang phát triển vượt bực.
Trên thực tế những vấn đề về kinh tế tài chính của một quốc gia phát triển như bong bóng phình trướng đã manh nha phát tác. Tuy nhiên phía quân đội và những người dân yêu nước cực đoan khó hiểu được điều đó, nên vẫn hung hăng hiếu chiến. Trong bối cảnh đó tuy giới chính trị cũng phải tỏ ra “quyết tâm bảo vệ từng tấc đất của tổ tiên”… nhưng bộ chính trị ở Bắc Kinh hẳn phải khôn ngoan hơn những khuynh hướng hiếu chiến.
Thêm vào đó, người ta còn đang chờ xem đệ thất hạm đội Hoa Kỳ đưa tàu chiến đến để viếng thăm Tokyo hay tuần tiễu vùng biển Okinawa vào lúc sắp xảy ra đối đầu giữa hai lực lượng hải quân Trung Quốc và Nhật Bản.
Mỗi đại hội đảng cộng sản là một dịp đảng này khích động lòng yêu nước và lòng trung thành với đảng của người dân. Đó là lý do của những lời lẽ cứng rắn của Bắc Kinh, không phải là dấu hiệu một cuộc chiến tranh hay một đụng độ quân sự sắp diễn ra. Bắc Kinh có vẻ như chỉ toan “nắn gân” Tokyo, trong lúc xứ Phù Tang cũng phải tỏ ra tự tin ở sức mạnh của mình.
Nhiều người chưa quên hải quân Nhật Bản từng được đánh giá là hùng mạnh chỉ thua hải quân Hoa Kỳ trong thế chiến thứ hai. Nhật còn có một lực lượng tuần duyên, thực chất là lực lượng bảo vệ biển đảo, rất chuyên nghiệp và năng động. Người ta còn nhớ Nhật Bản ngày nay đã thừa kế tình thần và bản lãnh chỉ huy lãnh đạo quân sự của hải quân Thiên Hoàng từng ngang dọc khắp Thái Bình Dương, đòi làm bá chủ trong nhiều năm liền, trước khi bại trận.
Vì vậy nói cứng là một lẽ, còn thực tâm thì Bắc Kinh không hề muốn gây chiến trong lúc này, dù là với nước nhỏ như Việt Nam, Philippines. Đó là sách lược, chiến lược của Trung Quốc, dù rằng họ vẫn luôn luôn phải bành trướng lãnh hải vì lý do sinh tử là nguyên nhiên liệu dưới lòng biển, đó là máu huyết của nền kinh tế Trung Quốc. Đó là lý do khiến Bắc Kinh phải có hành động cương quyết để bảo vệ những phần lãnh hải mà họ muốn
japan-coast-guard-250
Lực lượng hải quân bảo vệ biển đảo của Nhật Bản - Screen capture
bành trướng ra hầu khai thác sau này khi thấy có tiềm năng dầu khí. Khi tàu Trung Quốc sách nhiễu hà hiếp ngư dân Việt Nam ở Hoàng Sa thì chẳng phải vì mấy con tôm con cá, mà vì dầu khí ở dưới đáy biển khiến họ phải doạ nạt, bắt bớ và đuổi tàu của ngư dân Quảng Ngãi ra khỏi lãnh hải Hoàng Sa, để nhất quyết giành giữ lấy chủ quyền.

“Mềm nắn rắn buông”

Trung Quốc hẳn nhiên phải biết lẽ “liệu cơm gắp mắm”. Gần đúng hai năm trước đây khi Nhật Bản bắt tàu cá Trung Quốc ở gần Okinawa và Senkaku, giam nhốt và phạt thuyền trưởng tàu Trung Quốc, Bắc Kinh phản đối gay gắt, sử dụng biện pháp kinh tế, ngưng xuất khẩu đất hiếm, trong khi mấy chục người dân biểu tình trước sứ quán Nhật đòi phải thả viên thuyền trưởng. Giam từ ngày 8, đến 24 tháng 9, 2012 thì người này được trả về Trung Quốc. Không nghe quân đội nhân dân nào lên tiếng đe doạ điều gì.
Việc đó cũng đồng nghĩa với “mềm nắn rắn buông”. Các quốc gia láng giềng nạn nhân của chính sách bành trướng Trung Quốc chắc đều biết rõ như thế

Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved.

Nông dân cần lợi nhuận, chẳng cần đứng đầu



2012-09-13
Việt Nam sẽ vẫn xuất khẩu hơn 7 triệu tấn gạo trong năm 2012, nhưng thật ngạc nhiên khi nông dân cho biết lợi nhuận của họ không những không tăng theo vật giá mà còn giảm hơn năm ngoái khá nhiều.
AFP photo
Nông dân phơi lúa trên một cánh đồng ở huyện Phú Nhuận, tỉnh Tiền Giang hôm 06 tháng 7 năm 2010.

Thực tế chua chát

Lần đầu tiên Trung Quốc trở thành thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam với gần 1,4 triệu tấn gạo, vượt con số 1,2 triệu tấn của toàn bộ thị trường châu Phi, kế tiếp là Philippines với 830 ngàn tấn, sau đó là Malaysia, Indonesia và Cuba. Đây là tổng lượng xuất khẩu gạo 8 tháng vừa qua.
Theo thông báo chính thức của Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), tính từ đầu năm tới hết tuần lễ đầu tháng 9 các doanh nghiệp đã xuất khẩu khoảng 5,2 triệu tấn gạo trị giá 2,3 tỷ USD. Tin ghi nhận các doanh nghiệp đã ký nhiều hợp đồng xuất khẩu gạo trong 2 tháng 7,8 và khả năng trọn năm xuất khẩu 7 triệu tấn hoặc vượt qua con số này là trong tầm tay. Tuy vậy VFA cho biết giá gạo xuất khẩu nói chung giảm hơn 10% so với cùng kỳ năm ngoái và chỉ mới bắt đầu tăng mạnh vào cuối tháng 8.

Lúa gạo Việt Nam năm nay đứng đầu thế giới, nghe nói vượt Thái Lan, mình nông dân đâu cần chi chuyện đó chỉ cần lợi nhuận của mình thôi.
Nông dân ĐBSCL
Năm nay Việt Nam vẫn có thể giữ vững vị trí thứ nhì của mình trong tốp 3 nước xuất khẩu gạo nhiều nhất thế giới. Tuy vậy, TS Lê Văn Bảnh, viện trưởng Viện Lúa vùng Đồng bằng sông Cửu Long từng nhận định trên báo chí là xuất khẩu gạo hàng đầu để làm gì, khi giá lúa năm 2012 thấp hơn 2011. Đây là một thực tế chua chát đối với nông dân ở vựa lúa miền tây. Ông Tám một người trồng lúa ở vùng sông nước Cửu Long phát biểu:
“Lúa gạo Việt Nam năm nay đứng đầu thế giới, nghe nói vượt Thái Lan dù giá trị không bằng chỉ vượt số lượng thôi. Mình nông dân đâu cần chi chuyện đó chỉ cần lợi nhuận của mình thôi. Nếu so với năm rồi, thì giá lúa thua năm rồi, năm ngoái có giá hơn. Trong khi đó, vật tư đầu vào lại cao hơn năm rồi, từ phân bón thuốc trừ sâu rồi tới xăng dầu mấy mặt hàng này nông dân phải đi mua chứ làm sao có được. Mặt hàng xăng dầu nhảy quá cao kéo dài tới vụ đông xuân nông dân cần bơm nước ra cần tới xăng dầu.”
Trong cuộc họp ngày 7/9 ở Saigon, các giới chức Hiệp hội Lương thực Việt Nam tiết lộ những điều khác thường. Ngoài chuyện Trung Quốc tăng nhập khẩu gạo Việt Nam và tạm thời trở thành thị trường lớn nhất tiêu thụ gạo Việt Nam, còn có chuyện thương nhân chuyển hơn 400.000 tấn gạo qua Campuchia để bán tiếp qua Thái Lan. Đây là chuyện chưa từng có vì trước kia mỗi năm khoảng 1 triệu tấn lúa từ Campuchia được thương lái và người dân đưa qua biên giới tiêu thụ trên thị trường Việt Nam. Năm nay vì giá lúa gạo Thái Lan quá cao do chính sách của chính phủ nước này trợ giá mua lúa cho nông dân, nên thương nhân Thái Lan đã mua gạo 5% tấm chất lượng cao của Việt Nam để thực hiện hợp đồng xuất khẩu.
gao200.jpg
Sàng gạo trong một cửa hàng bán gạo lẻ ở TPHCM, ảnh chụp trước đây. AFP photo.
Do những yếu tố tăng xuất khẩu đột biến, một khối lượng gạo lớn được xuất qua đường tiểu ngạch ở biên giới phía bắc và biên giới tây nam nên từ cuối tháng 8 giá lúa đồng bằng sông Cửu Long tăng rất cao. Tuy vậy vụ hè thu đã cơ bản kết thúc ở vựa lúa miền tây, đại đa số nông dân đã bán hết lúa ngay khi thu họach với giá thấp, mức giá được mô tả là là chỉ lời chút ít, hòa vốn hoặc bị lỗ trước và trong thời gian 1 tháng VFA mua tạm trữ từ 15/7 đến 15/8.  Nông dân trồng lúa vùng đồng bằng sông Cửu Long mô tả sự việc này:
“Lúa hè thu bán hết rồi, bán lấy tiền xoay sở mọi chuyện khó khăn, thiệt thòi lắm…lúa trữ lại giờ nằm trong tay thương lái và doanh nghiệp. Lúa hè thu nông dân thu hoạch xong là bán hết….Hiện nay giá lúa nhảy lên, giá từ 5.200đ-5.300đ một Kg lúa tươi OM 4218.”
Như vậy với đợt tăng giá lúa hiện nay, hầu như chênh lệch giá rơi vào một số thương lái và doanh nghiệp trữ được lúa, còn người nông dân thực tế chẳng được gì từ khối lượng 400.000 tấn gạo bán tiểu ngạch qua biên giới Campuchia để từ đó qua Thái Lan.

Quyền lợi nhóm

Khi giá gạo xuất khẩu tăng không phải toàn bộ doanh nghiệp xuất khẩu có lợi, các chuyên gia đề cập tới điều gọi là quyền lợi nhóm trong xuất khẩu lúa gạo. Chỉ có những doanh nghiệp cốt cán chi phối thị phần xuất khẩu lớn có một lượng kho trữ nhất định thì mới hưởng lợi chênh lệch giá. Tại Việt Nam có tình trạng nghịch lý là có nhiều doanh nghiệp ký hợp đồng thương mại xuất khẩu gạo xong rồi mới đi mua gạo nên nếu giá lúa gạo nội địa tăng thì doanh nghiệp có thể bị lỗ vốn. Tình trạng thiếu kho trữ là một căn bệnh trầm kha ở đồng bằng sông Cửu Long. Điều này được TS Phạm Văn Tấn chuyên gia công nghệ sau thu hoạch hiện làm việc ở miền Nam mô tả:

Chiến lược lúa gạo đòi hỏi phải có tồn trữ trên 6 tháng, vì một khi dự kiến thị trường biến động mới có thể điều tiết.
TS Phạm Văn Tấn
“Có khoảng 2,5 tới 3 triệu tấn kho là những kho hai mái như nhà bình thường thôi…hầu hết những kho đó là không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật để có thể chứa lúa quá 6 tháng mà chỉ đáp ứng chứa trong ba tháng thôi. Như vậy rõ ràng không thể đáp ứng chiến lược lúa gạo đòi hỏi phải có tồn trữ trên 6 tháng, vì một khi dự kiến thị trường biến động mới có thể  điều tiết khi nào cần bán ra lượng nhiều khi nào cần hạn chế để tránh bị khách hàng quốc tế ép giá.”
Chính vì vậy người cầm trịch hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam là chủ tịch VFA Trương Thanh Phong mới có nhận định trái ngược tại phiên họp 7/9/2012. Theo đó việc các doanh nghiệp ồ ạt ký hợp đồng xuất khẩu gạo trong thời gian qua không phải là việc đáng mừng, vì giá xuất khẩu có thể tiếp tục tăng. Ký hợp đồng mà không có gạo trong kho, ký xong mới đi mua gạo, thì khi giá lúa gạo nội địa tăng doanh nghiệp có khả năng bị lỗ hoặc vỡ hợp đồng.
Từ 30/9/2012 sắp tới nếu không có sự gia hạn hoặc thay đổi,  sẽ chỉ có các doanh nghiệp có giấy phép kinh doanh và xuất khẩu gạo mới được họat động trong lãnh vực này. Một trong những điều kiện là doanh nghiệp phải có kho trữ, phương tiện sấy lúa và xay xát. Các chuyên gia hy vọng khi thực hiện quy định này sẽ giảm tình trạng bát nháo trong hoạt động xuất khẩu gạo cũng như tiến tới định hình một chuỗi giá trị sản xuất và tiêu thụ lúa gạo trong tương lai.

Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved.

Hiệu ứng Boomerang



2012-09-13
Một văn bản từ văn phòng chính phủ ra lệnh điều tra đóng cửa những trang mạng phản động bôi đen chế độ như Quan Làm Báo, Dân làm báo, Biển Đông… đang dấy lên sự tò mò của người dân khiến hai trang này tăng thêm số lượng độc giả một cách bất ngờ.
Screen capture
Một bài viết chỉ trích trang blog "Quan làm báo" trên trang http://nguyentandung.org

Lòng yêu nước

Trong nhiều năm qua, người theo dõi tin tức trên mạng nếu chú ý sẽ thấy sự ra đời của những trang báo cá nhân mà thông tin của chúng nhiều và đa dạng đến nỗi các tờ báo lớn trong nước có mơ cũng không thể theo kịp.
Những trang mạng như BauxiteVn, Vietstudies, Basam, Nguyễn Xuân Diện, Quê Choa, Phạm Viết Đào, Nuvuongcongly, Truongduynhat, Danlambao, Maithanhhai, Nguyentuongthuy, Huynhngocchenh… là nơi thân quen với hàng triệu người đọc báo mạng. Những trang báo lớn nhỏ nằm dưới dạng blog này trong một thời gian dài thoải mái post lên bài viết ghi nhận ý kiến phản biện rất giá trị của nhiều người, nhiều giới.

Thủ tướng ra công văn để mà tố cáo trang Dân làm báo và Quan làm báo thực tế chỉ là quảng cáo mà thôi, chỉ phản tác dụng vì càng cấm thì người dân càng tò mò.
Nguyễn Chí Đức
Những vụ án oan sai, áp bức dân chúng ở các địa phương khó ai biết tới. Nhiều vụ trấn áp nhằm chiếm đất của các quan tham hay vô cớ bắt giam trái phép, tra tấn chết nguời…. cưỡng bức tôn giáo, sách nhiễu người dân… tất cả cùng nhau xuất hiện hàng ngày trên những trang báo mạng này gây sức ép lên nhà nuớc rất lớn và không ít trường hợp, từ các phản biện gay gắt buộc chính phủ phải nhượng bộ như vụ Tiên Lãng, Văn Giang đã chứng minh trước đây.
Đỉnh điểm quan trọng chung của hầu hết những trang này là các bài viết chống lại sự bành trướng của Trung Quốc qua nhiều cách nhìn khác nhau. Có lẽ đây là một yếu tố khiến những trang báo công dân này được nhà nuớc tảng lờ đối với những bài viết có vấn đề khác. Khi chủ đề Trung Quốc bị buộc chặt trên các trang lề phải thì các bài phân tích sự nguy hiểm của Trung Quốc trên các trang báo công dân sẽ nói giúp phần nào chủ đề nghiêm trọng nhức nhối cho chính quyền hiện nay.
Tuy nhiên nói nhà nước tảng lờ có khi thiếu chính xác vì có thể sự tảng lờ này phát xuất từ lòng yêu nước tiềm tàng trong tâm hồn những nhân viên an ninh mạng, những chuyên gia IT của chính phủ, hay công an văn hóa những người đủ khả năng làm cho một trang blog biến mất trong vòng vài tiếng đồng hồ.
Nếu công bình mà nói thì trong số những trang mạng nổi tiếng ấy không có trang nào vuợt giới hạn phê phán như hai trang “Dân làm báo” và “Quan làm báo” đang làm.

Vì sao chọn Dân làm báo?

danlambao091212-305.jpg
Giao diện trang blog Dân Làm Báo ngày 12/09/2012. Screen capture.
“Dân làm báo” đúng như tên gọi của nó, bài vở hình ảnh được đóng góp từ người dân bình thường, làm báo vì bức xúc trước thời cuộc, vì những trái tai gai mắt trong lĩnh vực chính trị không được các tờ báo chính quy chạm tới.
Những bài viết trên Dân làm báo không coi trọng nguyên tắc báo chí và thuờng sử dụng từ ngữ nặng nể đôi khi cực đoan. Tuy nhiên để bù lại, gần như những thông tin mà Dân làm báo đưa ra đều dựa từ người thật việc thật, thậm chí từ chính nạn nhân của một vụ việc nào đó có thể dễ dàng kiểm chứng. Nhà báo Nguyễn Thượng Long, một cộng tác viên của Dân làm báo cho biết động cơ khiến ông tham gia vào trang mạng này:
“Tôi chọn lựa Dân làm báo để bỏ bài viết xuất phát từ suy nghĩ rất chủ quan của tôi. Tôi là người víết báo, là người thực thi điều 69 của hiến pháp tức là tự do tư tưởng , tự do ngôn luận mà hiến pháp CHXHCN Việt Nam đã quy định. Sống trong thời đại bùng nổ thông tin như thế này mà nhà nuớc lại đưa cả Internet vào đất nuớc này hòa nhập vào cộng đồng Internet của thế giới thì những gì không bình thường đều khiến chúng tôi suy nghĩ và những suy nghĩ đến mức độ không dám thực thi thì với ai tôi không bíêt nhưng đối với tôi thì không có điều gi khiến tôi phải phủ nhận tôi được.”

Quan làm báo viết gì?

Bên cạnh Dân làm báo, trong thời gian gần đây xuất hiện thêm một trang mạng gây xôn xao ngay từ lúc ra mắt, nó có cái tên rất ngộ nghĩnh: Quan làm báo.
Một bên là dân, một bên là quan, hai cái tên đối nghịch này cùng chung một tôn chỉ: tố cáo những đen tối trong lòng chế độ. Tuy giống nhau về mục đích nhưng lại khác hoàn toàn về cách đưa những thông tin mà hai bên có được.
Hầu hết những thông tin mà Quan làm báo đưa ra đều nhắm tấn công Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và phe cánh của ông ta. Những khuôn mặt mà Quan làm báo tố cáo đều liên quan trực tiếp đến Thủ tướng và vụ bắt giữ bầu Kiên chứng minh nó biết tường tận là một bằng chứng mạnh mẽ cho thấy Quan làm báo có tay trong cung cấp thông tin chính xác của từng trường hợp.
qlb250.jpg
Trang blog "Quan làm báo". Screen capture.
Quan làm báo xuất hiện đã đẩy tin đồn Thủ tướng và Chủ tịch nuớc đấu đá với nhau để tranh giành quyền lực lên cao trào mặc dù trước đó các dấu hiệu này đã lác đác xuất hiện trên ViệtStudies, Ba Sàm và Phạm Viết Đào. Thông tin từ Quan làm báo khiến người ta tin cuộc đấu đá bắt đầu và rồi Duơng Chí Dũng và Đặng Thành Tâm cùng lúc được PetroTimes và VietnamNet thay nhau đưa lên mặt báo đã dẫn tới quýêt định tiêu diệt xúât xứ của những đồn đóan có thể tạo bất ổn chính trị.

Biện pháp chống đỡ

Thủ Tuớng Nguyễn Tấn Dũng không thề ngồi im, ông đích thân ra lệnh cơ quan an ninh bằng mọi cách phải triệt tiêu hai trang mạng này và một số trang khác. Trên cổng thông tin chính phủ phổ biến văn bản và sau đó hầu như toàn bộ các phương tiện truyền thông đều lập lại trong đó có VTV:“một số trang thông tin điện tử như: “Dân làm báo”, “Quan làm báo”,”Biển Đông”… và một số trang mạng khác, đã đăng tải thông tin vu khống, bịa đặt, xuyên tạc, không đúng sự thật nhằm bôi đen bộ máy lãnh đạo của đất nước, kích động chống Đảng và Nhà nước ta, gây hoài nghi và tạo nên những dư luận xấu trong xã hội. Đây là thủ đoạn thâm độc của các thế lực thù địch.”
Khi được hỏi liệu blogger còn tiếp tục viết sau khi văn bản này ra đời hay không, blogger Huỳnh Công Thuận, một người thường xuất hiện trên Dân làm báo cho biết.
“Như vậy lại càng dễ cho blogger nữa. Từ trước tới giờ những người viết báo nếu nhà nước cần đưa tin chính xác thì người ta đưa tên ra ngay chứ có gì khó đâu. Trong khi ông Nguyễn Tấn Dũng nói rằng viết sai sự thật, xuyên tạc mới cấm chớ người ta viết đúng thì làm sao cấm?”

Tác dụng ngược

Anh Nguyễn Chí Đức, người vừa gửi đơn xin ra khỏi đảng và lá đơn này lại xuất hiện trên Dân làm báo sau khi lệnh cấm ban hành một ngày cho biết nhận xét:

Thủ tướng mà cứ soi mói vào blog thế này thế kia thì không phải tầm của một Thủ tướng.
Nguyễn Chí Đức
“Thủ tướng mà cứ soi mói vào blog thế này thế kia thì không phải tầm của một Thủ tướng. Tôi nói thẳng luôn. Tầm của thủ tướng mà lại dùng quyền lực của mình để huy động cả một hệ thống đồ sộ như vậy chỉ để dọa nạt một trang Dân làm báo, chỉ là một blog rất nhỏ bé mà không biết nó đang ở đâu, như vậy theo tôi thì không xứng đáng làm thủ tướng, là người đại diện quốc gia mà tầm rất thấp, tôi rất coi thường trong chuyện này.
Thủ tướng ra công văn để mà tố cáo trang Dân làm báo và Quan làm báo thực tế chỉ là quảng cáo cho Dân làm báo mà thôi, chỉ phản tác dụng  vì càng cấm thì người dân càng tò mò.”
Đúng như tiên đoán của anh Nguyễn Chí Đức về hiệu ứng ngược của văn bản, ngay sau khi lệnh này phát hành, một bài viết của Chris Brummitt của hãng thông tấn AP ghi nhận trong vòng nửa ngày số người truy cập trang Dân làm báo lên tới 500 ngàn lượt.
Hơn nữa người ta chú ý đến một điều nữa khi văn bản này nhấn mạnh trong điều 3 và 4: “Báo Nhân Dân, Thông tấn xã Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ, các cơ quan thông tin đại chúng tăng cường cung cấp thông tin kịp thời, chính xác và chủ động phản bác các thông tin không đúng sự thật, xuyên tạc, chống Đảng và Nhà nước. Các Bộ, ngành, các địa phương lãnh đạo cán bộ, công chức, viên chức không xem, không sử dụng, loan truyền và phổ biến các thông tin đăng tải trên các mạng phản động.”
Câu hỏi đặt ra: người dân sẽ có lợi gì nếu các phương tiện truyền thông đại chúng cùng nhau phản bác lại những thông tin mà chính phủ nói là không đúng sự thật? Rõ ràng đây là cơ hội lớn cho toàn dân để họ thấy được sự thật từ hai phía.  Riêng điều cuối cùng của văn bản cấm cán bộ công chức không được xem hai trang blog này giống như cách mà Boomerang quay ngược trở lại với người ném nó.
Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved.