THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

03 July 2012

Nhập viện vì kem tẩy trắng da

(TNO) Trung tâm Dị ứng miễn dịch lâm sàng Bệnh viện (BV) Bạch Mai, Hà Nội vừa tiếp nhận một ca dị ứng nặng sau khi sử dụng kem tẩy trắng da toàn thân.
mỹ phẩm dởm
Da chị T. phồng rộp do kem tẩy trắng da toàn thân - Ảnh: Thúy Anh
Đó là trường hợp của chị N.T.T, 31 tuổi ở Q.Hai Bà Trưng, Hà Nội. Trước khi nhập viện, chị T. có đến làm đẹp tại một Spa ở Hà Nội. Tại đây chị được nhân viên giới thiệu sử dụng một sản phẩm kem trắng da toàn thân với giá 1 triệu đồng/hộp.
Về nhà, chỉ vài tiếng sau khi bôi kem trắng da toàn thân này chị T. bắt đầu thấy ngứa ngáy khó chịu và mức độ ngày càng nặng nề: mẩn đỏ toàn thân, ngứa. Thậm chí bề mặt da phồng thành các bọng nước giống như vết phỏng tại vùng bôi lớp kem dày.
Theo bác sĩ Bùi Văn Khánh, Trung tâm Dị ứng miễn dịch lâm sàng BV Bạch Mai, bệnh nhân T. được xác định bị viêm da tiếp xúc do mỹ phẩm.
Bác sĩ Khánh lưu ý, tất cả các loại mỹ phẩm dù được quảng bá là an toàn, không kích ứng như sữa rửa mặt, dung dịch tẩy trang, nước hoa hồng, kem chống nắng, kem chống nhăn, kem dưỡng ngày, dưỡng đêm, son môi, phấn má, phấn mắt hay kem trắng… đều có nguy cơ gây dị ứng.
Trong trường hợp cấp tính, phản ứng dị ứng có thể xảy ra sớm trong 24 giờ sau khi sử dụng nhưng cũng có thể chậm hơn, sau nhiều ngày mới xuất hiện.
Biểu hiện thường gặp nhất là da tại vùng sử dụng mỹ phẩm bị đỏ, sưng nề, nổi sần, ngứa, xuất hiện các mụn nước. Tình trạng này về lâu dài có thể gây sạm da, nhăn da.
Theo bác sĩ, để hạn chế thấp nhất hậu quả do dị ứng mỹ phẩm, trước khi dùng mỹ phẩm phải kiểm tra sản phẩm bằng cách bôi kem trên bề mặt da với diện tích khoảng 1 cm2 trong 3 ngày liên tục. Không thấy phản ứng bất thường, khó chịu mới sử dụng rộng hơn. Cần dừng sử dụng sản phẩm và đi khám bác sĩ chuyên khoa da liễu ngay khi có bất kỳ dấu hiệu bất thường (ngứa, phỏng rát, nổi mẩn đỏ...).
Nam Sơn

Thủ tướng: 'Tìm mọi giải pháp hỗ trợ cho sản xuất'



Tin tưởng triển vọng kinh tế 6 tháng cuối năm sẽ chuyển biến tốt hơn, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu kiên định các mục tiêu đã đề ra, đồng thời nhanh chóng khơi thông dòng vốn và tìm mọi giải pháp hỗ trợ cho sản xuất.
>'Kinh tế sẽ tăng trưởng nhanh hơn trong nửa cuối năm'
>'Đã đến lúc chuẩn bị cho giai đoạn kinh tế phục hồi'

Tình hình kinh tế 6 tháng và các giải pháp cho nửa còn lại của năm là trọng tâm phiên họp thường kỳ Chính phủ diễn ra trong hai ngày qua (2-3/7) dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Đây cũng là phiên họp sơ kết 6 tháng, nên có sự tham gia của lãnh đạo ủy ban nhân dân 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, thông qua hình thức họp trực tuyến.
Theo đánh giá của Chính phủ, kinh tế-xã hội tháng 6 và 6 tháng đầu năm 2012 đã đạt được kết quả khá toàn diện, đúng hướng, đúng mục tiêu đề ra trên tất cả các mặt như kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, tái cơ cấu nền kinh tế, bảo đảm phúc lợi, an sinh xã hội...
Đáng chú ý là thành công trong kiểm soát lạm phát. Tốc độ tăng giá bắt đầu xu hướng giảm ngay từ tháng 7/2011 và liên tục giảm trong 6 tháng đầu năm nay. Trong đó, CPI tháng 6 tăng 2,52% so với cuối năm ngoái và tăng 6,9% so với cùng kỳ. Cổng thông tin điện Chính phủ cho rằng đây là cơ sở để Chính phủ có thể điều hành lạm phát mục tiêu năm nay ở mức 7-8% và tạo dư địa cho việc thực hiện chính sách tài khóa thúc đẩy tăng trưởng, chính sách tiền tệ nhằm giảm chi phí lãi vay vốn trong những tháng còn lại của năm.
Mặt bằng lãi suất cũng đã giảm đáng kể, lãi suất cho vay các lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ phổ biến ở mức 12-13% một năm, cho vay sản xuất kinh doanh khác ở mức 14-17,5%... Trong 6 tháng đầu năm, tỷ giá cơ bản ổn định, thanh khoản ngoại tệ toàn hệ thống được cải thiện, nguồn cung ngoại tệ dồi dào do xuất khẩu tăng cao, cán cân thanh toán quốc tế thặng dư khá lớn, dự trữ ngoại hối được cải thiện,…
Xuất khẩu tiếp tục là điểm sáng trong bức tranh chung của nền kinh tế. Trong 6 tháng đầu năm 2012, tổng kim ngạch xuất khẩu ước đạt trên 53,1 tỷ USD, tăng 22,2% so với cùng kỳ năm trước. Tổng kim ngạch nhập khẩu ước đạt trên 53,8 tỷ USD, tăng 6,9% so với cùng kỳ năm trước. Nhập siêu 6 tháng đầu năm ước khoảng 685 triệu USD, bằng 1,3% tổng kim ngạch xuất khẩu.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế 6 tháng đầu năm thấp hơn tốc độ tăng cùng kỳ năm trước và thấp hơn so với kế hoạch đề ra. Tuy nhiên, Chính phủ cho rằng lý do là phải tập trung thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Hơn nữa, tăng trưởng kinh tế bắt đầu có xu hướng cải thiện hơn trong quý II. GDP quý I/2012 đạt 4%, quý II/2012 đạt khoảng 4,66%. Tính chung, tốc độ tăng GDP 6 tháng đầu năm 2012 ước đạt 4,38%
Ngành công nghiệp gặp nhiều khó khăn do giá đầu vào và lãi suất ở mức cao, tiêu thụ chậm, tồn kho tăng cao… song 4 tháng gần đây có chiều hướng cải thiện, nhất là công nghiệp chế biến. Chỉ số tồn kho có xu hướng giảm dần.
“Kết quả đạt được trong 6 tháng đầu năm cho thấy triển vọng 6 tháng cuối năm sẽ có tăng trưởng, chuyển biến tốt hơn”, website Chính phủ trích nhận định của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Ảnh: Chinhphu.vn
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu nhanh chóng khơi thông dòng vốn để hỗ trợ sản xuất kinh doanh. Ảnh: Chinhphu.vn
Tuy nhiên, các thành viên Chính phủ cũng nhìn nhận, tình hình kinh tế - xã hội vẫn tồn tại nhiều thách thức, trong đó nổi lên là tăng trưởng kinh tế thấp hơn nhiều so với cùng kỳ năm trước; lạm phát có chiều hướng giảm ở mức thấp hơn so với định hướng điều hành; khu vực doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, khó tiếp cận nguồn vốn tín dụng do lãi suất còn cao và không đáp ứng được các điều kiện vay.
Cho biết những khó khăn, thách thức mà ngành nông nghiệp đang phải đối mặt trong đó có khó khăn về thị trường tiêu thụ nhiều mặt hàng nông sản như lúa gạo, cao su, cá tra…, dịch bệnh xảy ra trên diện rộng, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát mong muốn sớm có chính sách hỗ trợ nông dân thông qua tái cơ cấu nợ, cho vay mới. Đồng thời ông đề xuất có chính sách hợp lý để hỗ trợ các hộ nông dân nuôi tôm bị thiệt hại do dịch bệnh… Bên cạnh đó, Bộ trưởng cho rằng các địa phương cần quyết liệt hơn nữa trong thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh trên cây trồng vật nuôi, bảo đảm an toàn thực phẩm, bảo vệ rừng,…
Nhấn mạnh chỉ số tồn kho có xu hướng giảm dần nhưng chưa nhiều, Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng và Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh cho rằng cần tiếp tục thực hiện hiệu quả, đồng bộ các giải pháp giải quyết hàng tồn kho, nhất là qua xúc tiến thương mại ở thị trường ngoài nước và thị trường nội địa.
Các Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, Vũ Văn Ninh cho rằng cần phải có đánh giá tổng thể hệ thống tiêu thụ nông sản trên thị trường, qua đó xây dựng lại hệ thống các kênh tiêu thụ nông sản hợp lý hơn nhằm đảm bảo lợi ích cho người nông dân; thực hiện quyết liệt, hiệu quả các giải pháp xử lý nợ xấu, đẩy nhanh việc giảm lãi suất cho vay theo chiều hướng giảm của chỉ số giá tiêu dùng. …
Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh lưu ý trong xử lý nợ xấu cần phân tích tường tận cơ cấu nợ và việc xử lý không chỉ chờ đợi vào các giải pháp mang tính dài hạn mà phải áp dụng cả các giải pháp mang tính ngắn hạn và phải triển khai ngay từ lúc này.
Chính phủ khẳng định mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát trong 6 tháng cuối năm và những năm tiếp theo. Ảnh: Chinhphu.vn
Chính phủ khẳng định mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát trong 6 tháng cuối năm và những năm tiếp theo. Ảnh: Chinhphu.vn
Phát biểu kết luận Phiên họp, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh quan điểm nhất quán trong những tháng cuối năm vẫn là kiên định các mục tiêu đã đề ra từ đầu năm. Theo đó, tiếp tục dành ưu tiên cho kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Bởi theo Thủ tướng ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô không chỉ cho năm 2012 mà còn cho cả các năm tiếp theo. Đây cũng là nền tảng để duy trì tăng trưởng và phát triển bền vững. Đồng thời, duy trì tăng trưởng ở mức hợp lý; thúc đẩy tăng trưởng nhưng phải đạt yêu cầu không gây bất ổn kinh tế vĩ mô, không làm lạm phát cao trở lại, không vì tăng trưởng mà để lạm phát cao cho những năm tiếp theo.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu tiếp tục điều hành chủ động, linh hoạt, hiệu quả các công cụ của chính sách tiền tệ, phù hợp với các cân đối vĩ mô, điều hành ổn định tỷ giá. Thủ tướng chỉ rõ, cần linh hoạt trong xử lý nợ xấu; khẩn trương cơ cấu lại nợ, cơ cấu lại các ngân hàng thương mại yếu kém; điều hành lãi suất theo lạm phát mục tiêu (7-8%); nhanh chóng khơi thông dòng vốn để các doanh nghiệp dễ tiếp cận.
Đồng thời, theo Thủ tướng, cần tìm mọi giải pháp hỗ trợ cho sản xuất, trong đó có tăng tín dụng, giải ngân hết số vốn đã bố trí; ưu tiên tín dụng đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, sản xuất hàng xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động. Thủ tướng yêu cầu tiết kiệm triệt để, giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành, tăng khả năng cạnh tranh của các sản phẩm hàng hóa.
Bộ Tài chính sẽ có nhiệm vụ tính toán các khả năng về thu chi ngân sách, không để đảo lộn thu chi ngân sách, kiểm soát kỹ lại nguồn thu; giữ mức bội chi ngân sách không vượt quá chỉ tiêu đã được Quốc hội thông qua; thực hiện chính sách tài khóa một cách hợp lý, phối hợp chặt chẽ, hiệu quả với chính sách tiền tệ, tín dụng nhằm tăng tổng cầu của nền kinh tế. Đồng thời, Bộ sẽ nghiên cứu đề xuất biện pháp hỗ trợ thuế đúng đối tượng ưu tiên nhằm khuyến khích sản xuất kinh doanh phát triển.
Tại Phiên họp, Chính phủ đã nghe báo cáo, thảo luận về lộ trình và phương án giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng; phương án thoái vốn của các Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước theo cơ chế thị trường; dự thảo Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn năm 2030; Tờ trình về dự án Luật Phòng, chống khủng bố; Tờ trình về dự án Luật Phòng, tránh và giảm nhẹ thiên tai;…
(Theo Chinhphu.vn)

Ông Tây điều khiển giao thông ở thủ đô


Bức xúc vì nhiều xe máy đi vào đường ngược chiều, một người nước ngoài đã ra đứng đường làm 'cảnh sát giao thông' bất đắc dĩ để yêu cầu người vi phạm đi đúng đường. Tuy nhiên, không ít người vẫn chống đối.


Chiều 2/7, 
VOV Giao thông ghi lại hình ảnh một vị khách người nước ngoài đứng sau biển báo đường một chiều tại nút giao thông Trần Bình Trọng - Trần Nhân Tông (Hà Nội). Mỗi khi thấy xe máy đi ngược chiều, người đàn ông này liền ngăn chạy ra hướng dẫn đi theo quy định.
Ông Tây ngăn không cho các xe đi vào đường cấm, tuy nhiên nhiều người vẫn cố vượt qua. Ảnh chụp từ clip.
Trong clip dài hơn 4 phút, có tới cả chục phương tiện đi ngược chiều bị vị khách nước ngoài này chặn đầu và nhắc nhở: "Bạn đã đi vào đường ngược chiều. Xin hãy quay lại! Cảm ơn". Sau khi nghe ông Tây giải thích, nhiều người đã quay đầu xe và đi đúng làn đường. Nhưng cũng không ít người vẫn cố tình phóng xe, thậm chí còn phản ứng lại.
Theo VOV Giao thông, vị khách nước ngoài này tên là Long (27 tuổi), đã ở Việt Nam 5 năm. Do hàng ngày anh thường xuyên đi qua đây, chứng kiến các phương tiện đi vào đường ngược chiều, khiến giao thông lộn xộn và nguy hiểm. Hai bố con anh cũng từng bị một xe máy đi ngược chiều đâm phải. Sau khi báo cơ quan chức năng nhưng không có kết quả, anh quyết định ra đường làm 'CSGT' bất đắc dĩ.
Không ít người vi phạm giao thông còn có 'phản ứng' lại với vị khách nước ngoài này. Ảnh chụp từ clip
Trao đổi với VnExpress.net về clip trên trung tá Vũ Văn Ngoại, Đội phó CSGT số 4 (Phòng CSGT Hà Nội) cho biết, đây là hình ảnh đẹp, văn minh, thể hiện văn hóa giao thông của người nước ngoài. Trong khi đó, một bộ phận người dân Việt Nam rất thiếu ý thức, thường xuyên vượt đèn đỏ, đi ngược chiều... không ít người khi bị cảnh sát dừng xe còn chống đối, đe dọa, thách thức.
Theo trung tá Ngoại, do tại ngã ba này không cắm chốt trực mà chỉ bố trí cảnh sát tuần tra nên khi vắng bóng lực lượng chức năng, người dân lại đua nhau đi ngược chiều. Thời gian tới, Đội CSGT số 4 sẽ xử lý nghiêm vi phạm tại khu vực này.
Bá Đô

Hải Phòng: Bé 3 tuổi bị cuốn trôi trong cống thoát nước



03/07/2012 16:37:09
“Cháu chỉ kịp nhìn thấy 2 tay em giơ lên, rồi bị nước cuốn trôi vào trong cống” - cô chị gái 8 tuổi hoảng sợ kể lại lúc nhìn thấy em trai 3 tuổi bị nước cuốn.
TIN LIÊN QUAN

Vào khoảng 11h ngày 1/7, cháu Trần Ngọc Yến Vy (SN 2004) cùng em trai 3 tuổi là Trần Bảo Dũng, là con của vợ chồng anh Trần Thành Duẩn và chị Nguyễn Thị Kim Dung (nhà số 780 đường Trần Nhân Tông, quận Kiến An, Hải Phòng) ra chơi ở ngõ sau Trường Mầm non Nam Hà, phường Nam Sơn (Kiến An), trong ngõ có một cống thoát nước thải sinh hoạt của khu dân cư.

Anh Nguyễn Hải Thành, là chú ruột của cháu Dũng cho biết: Do đêm hôm trước và buổi sáng trời mưa to dồn về khu vực mương thoát nước này làm ngập ngõ đi và gập đến mặt đường. Lúc này nước chảy mạnh, tạo thành vòng xoáy lớn, cháu Dũng đi đến gần đó không may hẫng chân đã bị nước cuốn trôi vào trong cống thoát nước của tuyến mương.
Cống thoát nước nơi bé trai 3 tuổi bị cuốn trôi không hề có rào chắn.
Cống thoát nước nơi bé trai 3 tuổi bị cuốn trôi không hề có rào chắn.

Cháu Yến Vy thấy em bị nước cuốn vội kêu lên và gào khóc để mọi người trong xóm chạy ra cứu. Tuy nhiên, do bị nước cuốn trôi ngay vào trong cống dẫn nước chìm qua Trường Mầm non, qua đường Trần Nhân Tông và xuyên qua cả khu dân sinh nên không thể cứu cháu ngay được.

Gia đình đã phải huy động chở một xe tải lớn đá nhỏ chặn dòng mương lại, sau đó sang đoạn cuối nguồn tuyến cống tìm, đến khoảng 12h30 cùng ngày mới vớt được xác cháu Dũng.

Chị Trần Thị Trang (SN 1977) nhà ngay cạnh đoạn mương nơi xảy ra sự việc cho biết, khi chị nghe thấy tiếng gào khóc cầu cứu của cháu Yến Vy, chị chạy ra cùng mọi người trong xóm thì không kịp nữa, nước đã cuốn trôi cháu Dũng vào trong rồi.

Chị Trang cho biết thêm, chiếc cống này phường Nam Sơn mới sửa lại cách đây khoảng 2 tháng, mặc dù nằm ngay trong khu dân cư, song cửa cống và máng nước lại không có rào chắn, không có nắp đậy, không có biển cảnh báo nguy hiểm nên khi nước mưa trong khu dân cư đổ ra là ngập cả máng và ngập lên đến mặt đường.

(Theo VTC News)

Bệnh não mô cầu xuất hiện ở Bình Phước



03/07/2012 18:44:27
 - Nhập viện trong tình trạng suy hô hấp, suy thận cấp, sốc nặng, nhiễm trùng huyết dẫn tới sốc nặng, cơ thể nổi tử ban…  bệnh nhân X. được chẩn đoán nhiễm não mô cầu.

Ngày 3/7, BS Huỳnh Thị Loan, Phó trưởng khoa Cấp cứu Hồi sức tích cực Chống độc Người lớn, Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới, TP.HCM cho biết, điều tra bệnh sử cho thấy, trước đó, bệnh nhân Đỗ Thị X. (28 tuổi, ngụ tại Bình Phước), làm việc tại một công ty chế biến hạt điều đóng tại Bình Phước, bị sốt cao.

Sau nhiều ngày dùng thuốc tây nhưng tình trạng bệnh vẫn không thuyên giảm nên gia đình đưa bệnh nhân đến Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Phước điều trị. Sau khi thăm khám lâm sàng, bác sĩ nghi ngờ bệnh nhân bị nhiễm não mô cầu nên tức tốc chuyển bệnh nhân lên Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới TP.HCM.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa: Bệnh nhân não mô cầu có xuất hiện các vết tử ban

BS Loan cho biết thêm, kết quả xét nghiệm dịch não tủy và vết tử ban cho thấy, bệnh nhân đã nhiễm não mô cầu. Ngay lập tức bệnh nhân được điều trị tích cực chống sốc, cho thở máy.

Đây là ca bệnh rất nặng, sau 5 ngày điều trị, tình trạng bệnh dần thuyên giảm nhưng chúng tôi vẫn phải tiếp tục theo dõi diễn tiến bệnh.

Ngay sau khi phát hiện ca não mô cầu này, bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới khẩn cấp gửi báo cáo đến Trung tâm phòng chống dịch. Hiện, Trung tâm Y tế Dự phòng tỉnh Bình Phước đã đến khu vực bệnh nhân sinh sống và làm việc điều tra dịch tễ đồng thời thực hiện biện pháp chủng ngừa cho những người tiếp xúc với người bệnh.

Bệnh não mô cầu là bệnh truyền nhiễm ít gặp nhưng là căn bệnh nguy hiểm vì có sức lây lan nhanh, chủ yếu qua đường hô hấp, đặc biệt ở những nơi tập trung đông người.

Bệnh do não mô cầu là bệnh viêm màng não do vi khuẩn, gây nên tình trạng nhiễm trùng ở màng não, tổn thương ở não. Nếu phát hiện sớm và điều trị kịp thời, tỷ lệ tử vong từ 5% đến 10%.

Vi khuẩn não mô cầu gây nên các tổn thương ở não, làm mất khả năng nghe và khả năng học tập, nặng hơn là nhiễm trùng máu.

Tại các nước nhiệt đới, bệnh gia tăng khi thời tiết, khí hậu thay đổi. Bệnh lây lan tại những nơi tập trung đông người.

Thanh Thủy

Bất lực trước sự lừa bịp của phòng khám Trung Quốc?



2012-07-03
Trong suốt hơn 2 tuần qua dư luận ngày một tỏ ra bất bình với tình trạng các phòng khám bệnh Trung Quốc ở Việt Nam ngày càng lộng hành trong việc không cung cấp chất lượng dịch vụ như đã quảng cáo
RFA/file photo
Tràn lan các phòng khám Trung Quốc.
một cách phô trương và thổi phồng trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Các phòng khám Trung Quốc còn bắt ép bệnh nhân phải chi trả quá nhiều tiền, thậm chí còn “giam lỏng” không cho bệnh nhân về nhà. Hòa Ái tổng hợp thông tin và trình bày trong phần sau.
Trục lợi trên sinh mạng con người
Theo như thông tin đăng tải trên báo chí trong nước thì các phòng khám Trung Quốc bao gồm phòng khám đa khoa và phòng khám y học cổ truyền ở Việt Nam hoạt động không cung cấp chất lượng dịch vụ tốt cho bệnh nhân trong thời gian gần 10 năm qua. Sở Y tế TP. HCM cho biết đã tiến hành thanh tra, phát hiện và xử lý nhiều phòng khám Trung Quốc vi phạm do nhiều nguyên nhân khác nhau như hành nghề khi chưa được Bộ Y Tế cho phép, người thông dịch không có bằng cấp theo quy định, sử dụng thuốc không rõ nguồn gốc-chất lượng, tự sản xuất thuốc sử dụng cho bệnh nhân…
Mặc dù Sở Y tế TP. HCM cho biết công tác thanh tra gặp rất nhiều khó khăn nhưng các trường hợp phòng khám Trung Quốc bị phát hiện sai phạm lại không bị chịu những biện pháp chế tài của pháp luật một cách nghiêm khắc. Có nhiều phòng khám vi phạm rất nghiêm trọng nhưng chịu mức phạt rất nhẹ nhàng chỉ vài triệu đồng. Do đó các phòng khám Trung Quốc vẫn ngang nhiên tồn tại và tiếp tục vi phạm trong thời gian dài, ngày càng “thừa thắng xông lên”. Các phòng khám Trung Quốc vung tiền cho quảng cáo với các lời rao truyền phản khoa học trên các phương tiện tuyền thông đại chúng cũng như trên các bảng quảng cáo, báo chí và các tờ rơi. Những ngôn từ quảng cáo như “tiên tiến nhất”, “hiện đại nhất”, “hiệu quả nhất” và “chỉ một lần duy nhất” cùng với “không tái phát”, “không đau, không chảy máu, không phẩu thuật” và “không nằm viện”. Các phòng khám Trung Quốc tập trung vào các bệnh mãn tính, bệnh khó nói-khó chữa trị, bệnh hiếm muộn, bệnh nam khoa, bệnh phụ khoa và cả chữa trị bệnh ung thư theo “bí truyền”…
Có nhiều phòng khám vi phạm rất nghiêm trọng nhưng chịu mức phạt rất nhẹ nhàng chỉ vài triệu đồng. Do đó các phòng khám Trung Quốc vẫn ngang nhiên tồn tại và tiếp tục vi phạm
Anh Ken, chồng chị Tuyết bị bệnh trĩ trong nhiều năm vì nghe các đài tivi quảng cáo ra rả rằng không đau và chỉ mất 10 phút đồng hồ là dứt bệnh. Trả lời đài RFA có phải vì tin theo lời quảng cáo “không đau, nhanh lẹ, bảo đảm hết bệnh…” dù có tốn tiền hơn điều trị ở bệnh viện thì anh Ken vẫn chọn giải pháp này, chị Tuyết đáp lời:
“Đúng rồi. Tại nghe hay mới tới, không có nằm, 10 phút về liền. Mỗi ngày, có khi một ngày phát trên mấy đài luôn: Đồng Nai, Long An, Bình Dương…”10 phút về liền là hết đau”. Nhưng mà về nhà đau dữ lắm, sao hết được. Giới thiệu toàn là ảo không hà. Nhằm khi mình thấy quảng cáo mình cũng không tin đâu mà tại ông chồng. Ổng mê là đi về liền, sợ vô bệnh viện bị bắt ở lại, cũng có hỏi bệnh viện rồi là phải nằm 1 tuần, nghe nói 10 phút hết liền nên ổng mừng.”
Kiểm tra phòng khám bác sĩ Trung Quốc
Kiểm tra phòng khám bác sĩ Trung Quốc. Source nld.com
Chị Tuyết cho biết chồng chị chọn đến Công ty TNHH Y học Cổ truyền Huê Hạ ở Quận 5, TP. HCM để chữa trị bệnh. Có một nhân viên thông dịch trong buổi gặp gỡ tư vấn đầu tiên với bác sĩ Trung Quốc ở đây. Họ đưa ra 4 biểu giá gồm 18-25-35-45 triệu đồng tùy theo mức độ bệnh nặng hay nhẹ. Sau cuộc tư vấn chóng vánh, anh Ken được đưa vào phòng điều trị. Chị Tuyết kể lại:
Không bằng phòng khám của Việt Nam mình. Ở đó dơ lắm. Với chỉ cho 1 người Việt Nam nói chuyện với mình thôi, nhằm khi mình muốn thắc mắc gì, muốn hỏi cũng khó. Sau khi mình mổ, họ cho 4 viên thuốc để khi nào đau thì uống một viên. Họ nói về uống đi sẽ hết đau mà thấy chồng uống vô vẫn đau, đau lắm.
Chị Tuyết
“Không bằng phòng khám của Việt Nam mình. Ở đó dơ lắm. Với chỉ cho 1 người Việt Nam nói chuyện với mình thôi, nhằm khi mình muốn thắc mắc gì, muốn hỏi cũng khó. Sau khi mình mổ, họ cho 4 viên thuốc để khi nào đau thì uống một viên. Họ nói về uống đi sẽ hết đau mà thấy chồng uống vô vẫn đau, đau lắm. Khó đi cầu nên đau. Tuần đầu chịu không nổi, ổng la trời không hà.”
Chị Tuyết nói không biết mức độ bệnh nặng nhẹ của anh Ken như thế nào nhưng chỉ biết rằng trước đó anh Ken chưa bao giờ rên la, kêu đau đớn đến mức như thế. Sau 3 lần tái khám, tổng cộng số tiền phải trả lên đến 40 triệu đồng. Dù vẫn phải tiếp tục đi tái khám với mức phí hơn 2 triệu đồng cho một lần tái khám nhưng 2 vợ chồng chị Tuyết đành phải bỏ cuộc. Chúng tôi cố gắng điện thoại đến Công ty TNHH Y học Cổ truyền Huê Hạ để kiểm chứng thông tin nhưng máy tự động trả lời là số điện thoại tạm thời không liên lạc được.
Quảng cáo lừa đảo: ai chịu trách nhiệm?
Theo loạt bài đăng tải liên tục trong 2 tuần lễ vừa qua trên báo Tuổi Trẻ Online thì công ty TNHH Y học Cổ truyền Huê Hạ được phép quảng cáo với nội dung điều trị, chữa trị chuyên nghiệp các bệnh thuộc về trĩ không cần phẩu thuật do các bác sĩ y học cổ truyền có kinh nghiệm kết hợp với kỹ thuật hiện đại. Trong khi đó, giấy chứng nhận của Sở Y tế TP. HCM cấp giấy phép hành nghề cho người đứng tên phòng khám này chỉ trong phạm vi “bắt mạch, kê đơn, bốc thuốc thang”. Chúng tôi cũng cố gắng liên lạc qua điện thoại với các phòng khám Trung Quốc khác có tên hiệu đăng tải trên báo tuổi Trẻ Online được cho là đã quá đà và thổi phồng khi quảng cáo thì hầu như không liên lạc được hoặc được trả lời là “lộn số”.
Trong cuộc trao đổi với đài RFA, Viện trưởng Viện Kiểm định và Phát triển Chất lượng TP.HCM- ông Nguyễn Quang Toản cho biết Bộ Văn Hóa, Sở Văn hóa và Thông tin cùng Bộ Y Tế cũng như các Sở Y tế địa phương có trách nhiệm trong việc cấp phép cũng như quản lý và kiểm định nội dung quảng cáo các phòng khám Trung Quốc. Theo ông Nguyễn Quang Toản thì đã quảng cáo thì phải nói trung thực. Những nơi quảng cáo nhận đăng thì phải kiểm soát những điều trung thực ấy, không thể làm cho khách hàng hiểu một cách không chính xác. Viện trưởng Viện Kiểm định và Phát triển Chất lượng TP. HCM nói:
Trong một nền kinh tế, một đất nước đã phát triển tương đối tốt, một cách bền vững thì tất cả mọi người cần phải trung thực với khách hàng, đưa lại giá trị gia tăng cho khách hàng một cách đầy đủ chứ không thể nào làm như cách của các phòng khám Trung Quốc hiện nay
ông Nguyễn Quang Toản
"Có lẽ như các báo đã nói, người ta nói là những quảng này là ‘loạn ngôn’, tức là quảng cáo một cách quá mức, mà nhiều đơn vị không kiểm soát được. Do đó có thể nói là những đơn vị phòng khám ấy đã không trung thực trong việc quảng cáo. Trong một nền kinh tế, một đất nước đã phát triển tương đối tốt, một cách bền vững thì tất cả mọi người cần phải trung thực với khách hàng, đưa lại giá trị gia tăng cho khách hàng một cách đầy đủ chứ không thể nào làm như cách của các phòng khám Trung Quốc hiện nay.”
Sở Y tế Hà Nội cho Báo Tuổi Trẻ biết có hội đồng duyệt nội dung quảng cáo của các phòng khám Trung Quốc. Tuy nhiên cũng có tin từ đại diện công ty quảng cáo tiết lộ có nhiều đài truyền hình cho quảng cáo theo kịch bản kiểm duyệt chỉ trong một vài ngày đầu và sau đó hỗ trợ bằng cách có chỉnh sửa từ ngữ trong nội dung quảng cáo. Được biết, nhiều phòng khám Trung Quốc chi ra hàng chục triệu đồng ngày chỉ riêng cho quảng cáo truyền hình.
Không chỉ “nổ hơn bắp rang” mà thôi, còn có những phòng khám còn lộng hành “giam lỏng” bệnh nhân không cho về nhà vì ép buộc bệnh nhân trả quá nhiều tiền không như lời quảng cáo. Trường hợp điển hình như dư lậu phản ánh về Phòng khám bệnh y học Trung Quốc ở 141 Phan Đăng Lưu, Phú Nhuận, TP. HCM.
Trong cuộc họp của sở Y tế TP. HCM sáng 28/6 vừa qua, phó chủ tịch Hội Hậu môn-trực tràng Việt Nam-Lương y Lê Văn Chánh khẳng định phòng khám Trung Quốc có “chống lưng, bảo kê” mới dám có những sai phạm như vậy. Bác sĩ Trương Thìn-chủ tịch Hội Đông y TP. HCM cho rằng những người hành nghề trong nước khổ bao nhiêu thì người Trung Quốc vào Việt Nam lại hành nghề sướng bấy nhiêu. Họ tự do tung hoành muốn làm gì thì làm. Trong khi đó, phó giám đốc Sở Y tế TP. HCM-PGS. TS. Phạm Khánh Phong Lan thừa nhận hoạt động của các phòng khám Trung Quốc đã vượt tầm quản lý của sở và nhận lỗi sở quản lý chưa tốt.
Nhiều người tiêu dùng Việt Nam hiện nay dù thông minh trong việc xem xét, điều tra, phân tích, dò hỏi qua người đã sử dụng một sản phẩm hay một dịch vụ sau khi nghe những lời quảng cáo ‘có cánh”. Tuy vậy, vẫn còn không ít những người tiêu dùng có trình độ hạn chế, phân tích thông tin không đầy đủ, vẫn bị lừa hàng ngày hàng giờ. Công chúng vẫn mong chờ nhiều cơ quan chức năng vào cuộc để họ an tâm trước những hoạt động truyền bá thông tin đầy dẫy mọi lúc mọi nơi.

Những sự thật không thể chối bỏ (phần 8) - Ai đã bán đứng cụ Phan Bộ Châu?




Đặng Chí Hùng (Danlambao) - Cụ Phan Bội Châu là một trí sĩ yêu nước nồng nàn của dân tộc ta. Cụ chính là một nhà nho có tư tưởng tiến bộ và uyên bác trong cái nhìn của dân tộc. Đến nay sự việc bị Pháp bắt của cụ vẫn là một ẩn số với nhiều người mặc dù đã có nhiều thông tin được hé lộ cho thấy ông Hồ Chí Minh chính là kẻ đâm sau lưng cụ Phan. Trong khuôn khổ bài này tôi xin được tổng hợp lại các thông tin đã có và các bằng chứng mới để khẳng định: Ông Hồ Chí Minh đã bán đứng cụ Phan cho Pháp lấy tiền và cũng là thủ tiêu một người yêu nước không cùng quan điểm với mình!

Đôi nét về cụ Phan Bội Châu:

Theo Wiki (http://vi.wikipedia.org/wiki/Phan_Bội_Châu):

Cụ Phan Bội Châu sinh ngày 26 tháng 12 năm 1867 tại làng Đan Nhiễm, xã Nam Hòa, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.Cụ tên thật là Phan Văn San (tự: Hải Thu), còn có tên khác là Phan Sào Nam.

Cha của cụ Phan là Phan Văn Phổ, mẹ là Nguyễn Thị Nhàn. Cụ nổi tiếng thông minh từ bé, năm 6 tuổi học 3 ngày thuộc hết Tam Tự Kinh, 7 tuổi ông đã đọc hiểu sách Luận Ngữ, 13 tuổi ông thi đỗ đầu huyện.

Thuở thiếu thời cụ đã sớm có lòng yêu nước. Năm 17 tuổi, cụ đã viết bài "Hịch Bình Tây Thu Bắc" đem dán ở cây đa đầu làng để hưởng ứng việc Bắc Kỳ khởi nghĩa kháng Pháp. Năm 19 tuổi (1885), ông cùng bạn là Trần Văn Lương lập đội “Sĩ tử Cần Vương” (hơn 60 người) chống Pháp, nhưng bị đối phương kéo tới khủng bố nên phải giải tán.

Gia cảnh khó khăn, cụ phải đi dạy học kiếm sống và học thi, nhưng thi suốt 10 năm không đỗ, lại can tội hoài hiệp văn tự (mang văn tự trong áo) nên bị kết án chung thân bất đắc ứng thí (suối đời không được dự thi).

Năm 1896, Cụ Phan Bội Châu vào Huế dạy học, do mến tài ông nên các quan đã xin vua Thành Thái xóa án. Nhờ vậy, khoa thi hương năm Canh Tý (1900) ở trường Nghệ An và đậu Giải nguyên.

Sau khi đậu Giải Nguyên thì cụ Phan đã kết giao với nhiều trí sỹ yêu nước lúc đó như cụ Nguyễn Thượng Hiền, Huỳnh Thúc Kháng… để lập ra hội Duy Tân nhằm củng cố dân trí theo con đường minh trị của Nhật lúc đó.

(Ảnh - Cụ Phan Bội Châu, ngồi, thứ 2 từ phải)

Sau đó cụ cũng chính là người phát động phong trào đông du nhằm khuyến khích giới trẻ sang tìm hiểu và học tập cách làm của người Nhật trong việc tìm tự do, độc lập cho dân tộc. Cụ Phan cũng có thời gian hoạt động ở Trung Quốc và có mối quan hệ với ông Hồ Chí Minh lúc đó với bí danh Lý Thụy. 

Ngày 30 tháng 6 năm 1925, Cụ bị Pháp bắt cóc tại Thượng Hải giải về nước xử án tù chung thân, mặc dù trước đó (1912) cụ đã bị thực dân Pháp kết án vắng mặt. Hay nói cách khác cụ bị bắt trong lúc trốn truy nã của nhà cầm quyền thực dân Pháp. Câu hỏi được đặt ra là ai đã bán thông tin này cho Pháp? Nó sẽ có câu trả lời ngay sau bài này.

Và với nhiệt huyết cùng tầm lòng yêu nước nồng nàn của Cụ, nhân dân Việt Nam đã lên tiếng. Một phong trào đấu tranh của nhân dân cả nước đòi thả Phan Bội Châu, và nhờ sự can thiệp của Toàn quyền Varenne, ông được về an trí tại Bến Ngự (Huế). Trong 15 năm cuối đời thì Cụ Phan vẫn giữ trọn phẩm cách cao khiết, không ngừng tuyên truyền tinh thần yêu nước bằng văn thơ, nên rất được nhân dân yếu mến.

Cụ Phan đã để lại những áng thơ bất hủ cho chúng ta nghiền ngẫm đến ngày nay:

SỐNG
Sống tủi làm chi đứng chật trời? 
Sống nhìn thế giới hổ chăng ai? 
Sống làm nô lệ cho người khiến? 
Sống chịu ngu si để chúng cười? 
Sống tưởng công danh, không tưởng nước. 
Sống lo phú quý chẳng lo đời, 
Sống mà như thế đừng nên sống! 
Sống tủi làm chi đứng chật trời? 


CHẾT
"Chết mà vì nước, chết vì dân,
Chết đấng nam nhi trả nợ trần.
Chết buổi Đông Chu, hồn thất quốc, 

Chết như Tây Hán lúc tam phân. 
Chết như Hưng Đạo, hồn thành thánh, 

Chết tựa Trưng Vương, phách hóa thần. 
Chết cụ Tây Hồ danh chẳng chết, 
Chết mà vì nước, chết vì dân." 


Cụ Phan chính là tấm gương sáng về lòng yêu nước nồng nàn, tình cảm vô biên giành cho dân tộc. Và qua bằng chứng về những câu thơ của Cụ cho thấy một tinh thần chiến đấu ngoan cường, không chịu khuất phục, một lòng can đảm với giặc thù. 

Quan điểm làm cách mạng của cụ Phan được thể hiện rõ ở tập "Lưu Cầu Huyết Lệ Tân Thư", gồm 5 phần: Nói về những điều sỉ nhục vì nước mất, quyền mất, thảm họa tương lai, Mở mang dân trí, Chấn động dân khí, Vun trồng nhân tài, Kỳ vọng ở những người làm quan, lấy những sự nghiệp bất hủ khuyên lơn họ được nhiều người xem là có giá trị về phương diện cổ động nhân sĩ và giới cầm quyền có tâm huyết đem tài sức ra giúp nước.

Đó là một quan điểm khá mới lạ và đầy tính tư duy đổi mới của Cụ Phan trong bối cảnh cụ đã sớm nhìn thấy dân trí và dân khí của Việt Nam ta lúc đó cực thấp. Bản thân cụ là một nhà nho nhưng đã vượt qua được những giáo điều cổ hủ của nhà nho để vươn mình tìm đường đi cho dân tộc. Cụ là một nhà yêu nước chân chính!


Lý Thụy là ai?

Ông Hồ Chí Minh có một bí danh là Lý Thụy khi ông ta hoạt động tại Trung Quốc và Thái Lan. Đó cũng là lúc diễn ra việc ông ta gặp gỡ cụ Phan Bội Châu ở Trung Quốc. 

Bằng chứng khẳng định Lý Thụy là Hồ Chí Minh có rất nhiều, tôi xin trích dẫn tại đây như sau.

Đầu tiên, trên trang Việt Báo 

Đây là tờ báo lề đảng trong bài tìm hiểu 75 năm đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh có đoạn viết: 

Mùa hè năm 1926, Nguyễn Ái Quốc, lúc này mang bí danh là Lý Thụy cử Hồ Tùng Mậu, người đồng chí thân thiết của mình trở lại Thái Lan chọn một số thiếu niên con em các gia đình yêu nước đưa sang Quảng Châu đào tạo nhằm chuẩn bị cho việc xây dựng Thanh niên cộng sản đoàn. Đến Thái Lan, Hồ Tùng Mậu liên lạc được với cụ Tú Đặng tức Đặng Thúc Hứa, một sĩ phu chủ chốt trong "Quang phục Hội" truyền đạt ý kiến của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc.

Việc lựa chọn được thực hiện rất thận trọng, duy có một học sinh làm mọi người băn khoăn vì còn nhỏ tuổi quá (mới 12). Song cuối cùng, xét về cả tư chất và thân nhân, Hồ Tùng Mậu quyết định đưa vào danh sách. Đó chính là Lê Hữu Trọng.

Nhóm thiếu niên học sinh đầu tiên người Việt từ Đông Bắc Thái Lan đến Quảng Châu rất sung sướng, vui mừng được gặp ngay đồng chí Lý Thụy. Đúng hơn, đây có thể coi là một cuộc "đoàn tụ" giữa những người thân trong gia đình. Để đảm bảo tính hợp pháp và nguyên tắc bí mật, cả nhóm có bí danh và đều mang họ Lý. Đó là: Lê Hữu Trọng mang bí danh  Tự Trọng; Đinh Chương Long mang bí danh  Văn Minh; Vương Thúc Thoại mang bí danh  Thúc Chất; Hoàng Tự mang bí danh  Anh Tự (có lúc đọc lệch là Tợ); Ngô Trí Thông mang bí danh  Trí Thông; Ngô Hậu Đức mang bí danh  Phương Đức (nữ); Nguyễn Thị Tích mang bí danh  Phương Thuận (nữ); Nguyễn Sinh Thản mang bí danh  Nam Thanh

Thứ hai, trên trang diendannuocnga.net (Website được Đại sứ quán Việt Nam tại Nga bảo trợ)có đoạn: Ngày 11-1-1924, Nguyễn Ái Quốc đến Quảng Châu. Để hợp pháp hóa hoạt động, Người lấy bí danh là Lý Thụy. Ngày 21-6-1925 tại Quảng Châu, báo Thanh Niên – cơ quan ngôn luận của “Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng minh hội” được thành lập và ra số báo đầu tiên, Người đã lấy bút danh là “Z.A.C”

Các bạn có thể tìm hiểu tại links: http://diendan.nuocnga.net/showthread.php? t=217

Điều này cũng khẳng định Lý Thụy chính là ông Hồ Chí Minh.

Thứ ba, trên Website của đảng cộng sản Việt Nam với tên gọi: Tennguoidepnhat.net có viết:Tiếp đó, trong những năm 1923-1924, Nguyễn Ái Quốc còn sử dụng thêm một số bút danh và tên gọi khác dưới các bài viết và trong hoạt động cách mạng: Chú Nguyễn, N, S Chon Vang, Cheng Vang, Trần Vương, Ai Qua Que, Nguyễn Hải Khách, Lý Thụy.

Đây là links: http://tennguoidepnhat.net/2012/02/18/một-số-but-danh-biệt-hiệu-của-bac-hồ/

Kết Luận: Hoàn toàn dựa trên các tư liệu của đảng cộng sản tôi đã chứng minh tên Lý Thụy chính là một cái tên của ông Hồ Chí Minh trong thời gian hoạt động ở Trung Quốc và Thái Lan.


Ông Hồ Chí Minh đã bán đứng cụ Phan như thế nào?

1. Hồ Chí Minh dưới bí danh Lý Thụy có liên hệ với Cụ Phan: 

Khi cụ Phan hoạt động ở Trung quốc, cụ đã muốn liên lạc với Hồ Chí Minh lúc đó với cái tên Lý Thụy. Cụ Phan chân tình muốn đoàn kết với Lý Thụy trong việc chấn hưng dân tộc. Cụ rất tôn trọng Lý Thụy thông qua bức thư mà cụ viết cho ông ta như sau:

Người cháu rất kính yêu của Bác - Hôm trước anh Lâm (Đức Thụ) và anh Hồ (Hồ Tùng Mậu) gửi lại thư của Cháu, trong thư có nói tường tận về chuyện ông Hy Mã (Phan Châu Trinh).

Tuy thư đưa trực tiếp trên chuyện thật nhưng ngụ ý thật sâu sắc, mà lối lập luận lại dựa trên những ý tưởng lớn, nhân đó mới biết là học vấn, tri thức của cháu nay đã tăng trưởng quá nhiều, quả thực không phải như hai mươi năm về trước.

Nhớ lại hai mươi năm trước đây, khi đến nhà cháu uống rượu gò án ngâm thơ, anh em cháu đều chửa thành niên, lúc đó Phan Bội Châu này đâu có ngờ rằng sau này cháu sẽ trở thành một tiểu anh hùng như thế này. Bây giờ đem so kẻ gì này với cháu thì bát thật rất xấu hổ. Nhận được liên tiếp hai lá thư của cháu, bác cảm thấy vừa buồn vừa mừng. Buồn là buồn cho thân bác, mà mừng là mừng cho đất nước ta. Việc thừa kế nay đã có người, người đi sau giỏi hơn kẻ đi trước, trên tiền đồ đen tối sẽ xuất hiện ánh sáng ban mai. Ngày xế đường cùng, chỉ sợ không được thấy ngày đó, làm sao bác không cảm thấy buồn cho chính mình được? Một đời tân khổ, gánh vác công chuyện một mình, được sức lớn của cháu giúp vào thì ắt sẽ có nhiều người hưởng ứng theo. Việc gây dựng lại giang sơn, ngoài cháu có ai để nhờ ủy thác gánh vác trách nhiệm thay mình. Có được niềm an ủi lớn lao như thế, làm sao bác không cảm thấy vui mừng được.

Bác đang định tìm một dịp tốt về Quảng Đông một chuyến để đàm luận với cháu, không biết cháu còn ở lại Quảng Đông lâu mau, hoặc giả trong tương lai có định đi chỗ khác không? Trong lòng bác có nhiều chuyện muốn hỏi ý kiến cháu, nhưng không gặp mặt thì làm sao có thể bàn cho hết ý được? Làm sao được? Nếu không coi già yếu là đồ bỏ thì cháu viết thư nhiều cho bác, bác thành thật yêu cầu cháu đấy.

Cần nhắc lại là Phan Bội Châu lúc rời nước đã gần bốn mươi (ba mươi chín tuổi đến Nhật) lại không thể tránh khỏi những trách nhiệm này nọ đặng chuyên chú học hành, cho nên tri thức lúc bấy giờ cũng vẫn như xưa. Cháu học vấn rộng rãi, và từng đi nhiều nơi, hơn bác cả chục cả trăm lần. Tri thức và kế hoạch của cháu vượt sức đo lường của bác; không biết cháu có thể chia sẻ cùng bác một hai việc? Bác rất hết sức mong đợi, mong cháu không ngại. Vì nếu không có kế hoạch thì bất quá chỉ làm những khách tha hương than thở không đâu cho hồn cố quốc, chả giống ông Hy Mã thì cũng giống Phan Bội Châu mà thôi! 

Thư bất tận ngôn, mong cháu hiểu giùm cả những ý không viết thành lời. Chúc cháu bình an.

Ngày 21 tháng 1 lịch ta (14 tháng 2 năm 1925 dương lịch) viết dưới đèn dầu.

Chỗ bác ở đâu nơi đất khách thì Quốc Đảng (Hồ Tùng Mậu) đã biết nên không ghi ở đây. Thư này nhờ Quốc Đống chuyển giúp.

Bức thư được đang tại trang của sở giáo dục tỉnh Hà Nam với tên bài “Bác Hồ với Cụ Phan Bội Châu - Bức thư Phan Bội Châu gửi Lý Thụy (Nguyễn Ái Quốc)


Trong nội dung bức thư ta có thể thấy cụ Phan viết đọng lại hai điều như sau: Cụ Phan hết sức tôn trọng tuổi trẻ của Lý Thụy (HCM) mặc dù cụ có kinh nghiệm trường đời cũng như hoạt động hơn hẳn. Cụ Phan cũng rất mong muốn hợp tác được chia sẻ các kinh nghiệm đấu tranh với Lý Thụy để không phải trở thành Khách tha hương than thở không đâu cho hồn cố quốc”, đại ý là muốn hợp tác để tranh đấu có ý nghĩa cho độc lập dân tộc. 

Nếu Cụ Phan là người chủ động gặp Nguyễn Tất Thành trong cuộc hội kiến lần thứ nhất (1905) thì 19 năm sau trong cuộc hội kiến lần thứ hai (1924), Lý Thụy là người chủ động.

Đặt chân đến Quảng Châu (Trung Quốc) sau vụ mưu sát toàn quyền Méc-lanh ở Sa Điện, Nguyễn Ái Quốc tìm gặp các đồng chí của Phạm Hồng Thái. Tại căn nhà nhỏ tồi tàn trong một hẻm phố, Nguyễn Ái Quốc đã gặp Hồ Tùng Mậu, Lê Hồng Sơn và Lê Hồng Phong. Cả ba người cùng quê ở Nghệ An với Nguyễn Ái Quốc.

Trước hết Nguyễn Ái Quốc đã ca ngợi chiến công bất tử của Phạm Hồng Thái: “Sự hy sinh của Phạm Hồng Thái sẽ trở thành cánh én báo hiệu mùa xuân sắp về. Tên tuổi của anh sẽ sống mãi” (Ép-ghê-nhi Ca-bê-lép: Đồng chí Hồ Chí Minh - Tập I. Nxb Thanh niên - Hà Nội - 1985 - Tr.195.)

Sau khi gặp Tâm tâm xã, Nguyễn Ái Quốc nhận được tin: Tháng 6-1924 do ảnh hưởng của Tôn Trung Sơn, Phan Bội Châu đã cải tổ Việt Nam Quang phục hội thành lập Quốc dân đảng Việt Nam.

Hai sự kiện chính trị trên của những người Việt Nam yêu nước ở Quảng Châu đòi hỏi Nguyễn Ái Quốc phải chủ động tìm gặp cụ Phan như đã chủ động tìm gặp Tâm tâm xã. Minh chứng cho điều này là cuốn sách của Viện lịch sử Đảng: 

Chủ tịch Hồ Chí Minh, tiểu sử và sự nghiệp - Nxb Sự thật - Hà Nội - 1987 - Tr.63.”có đoạn viết: “Đồng chí Nguyễn Ái Quốc viết thư góp ý kiến với cụ Phan Bội Châu về đường lối và phương pháp cách mạng. Cụ tiếp thu những ý kiến đó, nhưng chưa kịp sửa chữa thì đã bị đế quốc Pháp bắt gửi về nước vào năm 1925 “…” Rất may là Nguyễn Ái Quốc đã có một số lần gặp được Phan Bội Châu: khi thì ở Quảng Châu, khi thì ở Thượng Hải (Trung Quốc)… mặc dù các cuộc nói chuyện này không thông suốt ngay tức khắc, song dần dần đã đem lại những kết quả mong muốn. Họ đã đi đến quyết định, là mùa hè năm 1925, sẽ tổ chức hội nghị hạt nhân lãnh đạo của đảng. Hội nghị này đã định số phận sau cùng của Quốc dân đảng.”

Kết luận: Nguyễn Ái Quốc (Lý Thụy) và cụ Phan không phải gặp nhau chỉ một lần mà khoảng vài ba lần vào cuối năm 1924. Và giữa họ có sự khác biệt về quan điểm đấu tranh giải phóng dân tộc.

2. Những minh chứng cho việc ông Hồ bán đứng cụ Phan cho Pháp:

Như đã từng viết qua các phần trước, ông Hồ Chí Minh rất nhiều tội ác như giết người hàng loạt, bán nước… nên việc bán đứng một người có quan điểm yêu nước khác mình nhằm tranh đoạt công trạng đấu tranh, mua danh tiếng cho mình cũng là điều không có gì đáng ngạc nhiên. Với một con người như ông Hồ thì việc bán đứng cụ Phan cũng chỉ “nhỏ” so với rất nhiều tội ác ông ta đã làm với dân tộc Việt Nam.

Qua hai phần trên tôi đã khẳng định 3 điều: (1) Ông Hồ và Lý Thụy chỉ là một, (2) Cụ Phan là một nhà trí sỹ yêu nước nồng nàn, chân chính và (3) là họ có liên hệ với nhau khá nhiều mặc dù khác con đường và quan điểm đấu tranh. Và trong phần này tôi xin chứng minh bằng những bằng chứng xác thực cho hành động của ông Hồ Chí Minh đối với cụ Phan Bội Châu.


Đầu tiên, trong cuốn “Vietnam at War” của tác giả Phillip B. Davidson - một cựu sỹ quan tình báo của quân đội Mỹ đã viết:

The French say that in June 1925, Ho betrayed to the Surete in Shanghai for 100,000 piaster ….”. Đại ý dịch lại là ông Hồ Chí Minh với bí danh Lý Thụy lúc đó đã bán đứng cụ Phan cho nhà cầm quyền thực dân Pháp lấy tiên. Đây là hình ảnh về cuốn sách thuộc dạng tài liệu mật của quân đội Mỹ.

Thứ hai, Theo Joseph ButtingerA Dragon Embattled (New York: Praeger, 1967)Tập 1, của Joseph Buttinger). Ông này khẳng định rằng Nguyễn Ái Quốc nhận 150.000 đồng bạc Đông dương từ Pháp và bán cụ Phan. Trong cuốn sách có đoạn viết:Lam Duc Thu and Thanh (Ho Chi Minh) split 150,000 piasters, which Thanh later used to fund his own fledgling communist organization"Vietnamese Revolutionnary Youth Association" …..”Ho Chi Minh promised to protect Thu with condition that Thu must keep a low and "quiet" life in the village and not to reveal the secret about "activities" of both when they had lived in Hong Kong..”.

Nội dung của cuốn sách này nói về số tiền mà ông Hồ và Lâm Đức Thụ nhận được từ việc bán thông tin cụ Phan cho Pháp là 150 đồng bạc đông dương và ông Hồ đã hứa với Lâm Đức Thụ về bí mật giữa hai người này. Điều này thêm khẳng định mục đích bán cụ Phan lấy tiền để vừa triệt tiêu đối thủ chính trị, củng cố tổ chức của ông Hồ. Sự xuất hiện của đoạn văn dưới với nội dung ông Hồ hứa sẽ bảo vệ ông Thụ với điều kiện ông Thụ phải giữ im lặng về những việc họ hoạt động ở HongKong đã đánh bật luận điểm cho rằng ông Hồ vô can trong vụ án cụ Phan, đổ tội hoàn toàn cho Lâm Đức Thụ. Lâm Đức Thụ được đảng cộng sản Việt Nam tuyên truyền như một kẻ phản bội đã bán đứng cụ Phan, tuy nhiên nếu Lý Thụy (HCM) không biết thì lý do gì ông ta phải yêu cầu Lâm Đức Thụ im lặng để đổi lấy cuộc sống bình yên? Đó chính là việc HCM (Lý Thụy) đồng mưu bán đứng cụ Phan cho Pháp.

Thứ 3, Trong cuốn sách của tổng thống Richard Nixon có tiêu đề: No more Vietnams” trang 33 có đoạn viết được tạm dịch như sau:Ông Hồ liên minh hầu hết với tất cả phần từ Quốc Gia nhưng ông ta không bao giờ đặt mục tiêu chung lên trên mục tiêu của ông ta. Ông ta liên minh với các nhóm nầy là để phục vụ cho mục đích củng cố tham vọng của ông ta. Khi có mâu thuẫn, ông ta sẵn sàng tiêu diệt họ.

Năm 1925, ông Hồ phản bội nhà cách mạng lão thành nhất của Việt Nam là Phan Bội Châu cho mật vụ PhápLịch sử của CS đã nói rằng ông Phan Bội Châu đã sa ngay vào một cái bẩy, nhưng không nói ra cái bầy đó là của ông Hồ để nhân được 100 ngàn quan Pháp. Vào thời đó, ông Hồ biện hộ cho sự phản bội của ông ta với các đồng chí của ông ta rằng Phan Bội Châu là một người quốc gia và do đó sẽ trở thành đối thủ trong tương lai.”

Đây là hình ảnh được chụp từ trang đó (phần khoanh đỏ in nội dung tạm dịch)


Trong cuốn sách này tổng thống R.Nixon đã chỉ đích danh ông Hồ bán đứng cụ Phan. Chúng ta nên nhớ rằng các tổng thống Mỹ dù có đối lập quan điểm chính trị với họ thì họ không bao giờ làm một việc bẩn thỉu bôi nhọ đối thủ. Cương vị một vị tổng thống như ông Nixon viết sách bằng chính tên mình (không dùng nhiều bút danh tự ca ngợi mình như Hồ Chí Minh) không cho phép ông ta viết bừa bãi. Hơn thế nữa, thông tin mà tổng thống R. Nixon có được là thông tin có sự chuẩn hóa từ phía Pháp (đồng minh) và của tình báo Mỹ. 

Thứ 4, Nhà báo David Halberstam đã từng ở Việt Nam và đoạt giải Pulitzer năm 1964 qua các bài phóng sự của ông về chiến tranh cũng như vụ đảo chính lật đổ chính quyền ông Ngô Đình Diệm. Trong đội ngũ phóng viên thời đó được giải Pulitzer còn có Malcolm Browne, Peter Arnett, Neil Sheehan và Horst Faas (hai lần). Ông là người thiên tả với bằng chứng là tổng thống Kennedy đã từng ép buộc tờ New York Times rời khỏi Việt Nam vì sợ ông làm tăng không khí phản chiến tại Việt Nam. Nói thế để thấy ông ta có thể coi như là “bạn” của cộng sản. Tuy nhiên ông ta cũng đã viết cuốn sách “Ho” dài 120 trang xuất bản năm 1971 và in lại năm 1987. Trong cuốn sách trang 56 cũng có đoạn viết khẳng định: Ông Hồ Chí Minh bán cụ Phan Bội Châu cho mật thám Pháp để lấy 150,000 đồng tiền thưởng là có thật.

Thứ 5,  Có một bài báo trên tờ báo Washington Post viết về vụ việc này. Chúng ta cũng nên nhìn nhận rằng đây là một tờ báo nổi tiếng và có chất lượng các bài viết của mình khá trung thực. 

Bài viết có đoạn bằng tiếng anh: “... In Shanghai, Chau met Ho Chi Minh, then operating under the alias Ly Thuy. As heads of rival nationalist, revolutionary groups, they immediately distrusted each other, but in their quarrels Ho struck the first blow. In June 1925, for 100,000 piastres, he betrayed Chau to agents of the Deuxieme Bureau, Surete Generale du Gouvernement General pour l'Indochine (abbreviated as 2d Bureau)--the French police--and he was seized while passing through Shanghai's international settlement. Ly Thuy later rationalized that his was a good act

Tạm dịch ra: Tại Thượng Hải, Châu đã gặp Hồ Chí Minh, sau đó hoạt động dưới bí danh Lý Thụy. Là người đứng đầu của đối thủ quốc gia, các nhóm cách mạng, họ ngay lập tức không tin tưởng nhau, nhưng trong những cuộc cãi vã của họ Hồ đánh đòn đầu tiên. Trong tháng sáu năm 1925 cho 100.000 piastres, ông Hồ đã phản bội Châu cho các đại lý của Văn phòng Deuxieme, Surete Generale du Gouvernement pour l'Indochine (viết tắt như 2d Cục) - Cảnh sát Pháp - và ông Châu đã bị bắt giữ trong khi đi qua thanh toán quốc tế Thượng Hải. Lý Thụy sau đó hợp lý hóa của mình là một hành động tốt...”

Links của bài viết:

Đây là thêm một bằng chứng cho việc ông Hồ đã bán đứng cụ Phan lấy tiền cho thực dân Pháp. Tuy nhiên nói cho đúng, nếu không có các tài liệu được phía đảng cộng sản vốn kiểm duyệt chặt chẽ thông tin cho phép xuất bản thì đôi khi các bạn vẫn nghĩ là dẫn chứng chi là một chiều mặc dù đã có dẫn chứng của một nhà báo thiên tả, ủng hộ cộng sản. Sẽ là thiếu sót nếu không đề cập đến những dẫn chứng” lề đảng”. Và tôi xin có ngay các dẫn chứng sau đây để khẳng định điều mình nói là có thật.

Thứ 6, Trên trang mạng X-café đã từng cho đăng tải thông tin này. Đó là cuốn Thành ngữ - Điển tích - Danh nhân Từ điển của tác giả Trịnh Vân Thanh (Trịnh Chuyết). Sách được Nhà Xuất bản Văn học xuất bản năm 2008. Các bạn có thể xem chi tiết giới thiệu về cuốn sách ở trang Sachhay.com. Ở trang 742, trong mục nói về Phan Bội Châu, các nhà soạn sách đã viết việc Phan Bội Châu bị bắt như sau: 

Năm 1925, nghe theo lời của Lý Thụy và Lâm Đức Thụ, Phan Bội Châu gia nhập vào tổ chức "Toàn thế giới bị áp bức nhược tiểu dân tộc", nhưng sau đó Lý Thụy và các đồng chí lập mưu bắt Phan Bội Châu nộp cho thực dân Pháp để:

1 - Tổ chức lấy được một số tiền thưởng (vào khoảng 15 vạn bạc) hầu có đủ phương tiện hoạt động. 

2 - Gây một ảnh hưởng sâu rộng trong việc tuyên truyền tinh thần ái quốc trong quốc dân.




Ở đây phải nhìn nhận đây là cuốn sách được nhà xuất bản Văn học, nó thuộc nhà nước cộng sản Việt Nam. Nói cách khác, nó phải qua kiểm duyệt của đảng cộng sản và các cơ quan tuyên giáo, không lẽ họ bị “mù”? Không phải thế, họ nghĩ rằng việc đẳng tải như vậy với lý do “lấy tiền hoạt động, tuyên truyền cho phong trào” để nhằm tô hồng hình ảnh ông Hồ. Nhưng họ lại quên một điều rằng cụ Phan là nhà yêu nước chân chính, đâm sau lưng cụ chính là hành động hèn hạ và bỉ ổi. Hơn nữa việc đâm sau lưng này lại là giúp cho kẻ thù. Càng đáng lên án hơn về việc dùng kẻ thù để loại bỏ các nhà yêu nước khác của ông Hồ.

Thứ 7Hồ Chí Minh khi viết về cụ Phan Bội Châu và dùng bút hiệu Trần Dân Tiên có đoạn:

"Vừa nghiên cứu làm việc để sống, ông Nguyễn vẫn ra sức làm việc cho tổ quốc mình. Ông bắt đầu tổ chức đồng bào Việt kiều ở Trung Quốc. Tổ chức này gọi là Hội Việt Nam Thanh Niên Cách mạng Đồng Chí…. Hoạt động của Hội Việt Nam Thanh Niên Cách Mạng Đồng Chí bắt đầu lan vào trong nước. Thực dân Pháp gián tiếp giúp đỡ rất nhiều". (đoạn trích trong sách: Bác Hồ những năm tháng ở nước ngoài – UNESCO … Hà Nội 1999). 

Như chúng ta đã biết khi dùng bút danh Trần Dân Tiên ca ngợi mình, ông Hồ đã lộ ra một câu mà chúng ta thấy bản chất của vấn đề. Tại sao lại có chuyện Thực dân Pháp gián tiếp giúp đỡ ở đây, giúp đỡ cái gì? Việc gì? Trong khi họ là kẻ thù lúc đó của dân tộc. Đó chính là việc nói tránh sự việc bán cụ Phan cho Pháp lấy tiền để củng cố tổ chức của Hồ Chí Minh.

Thứ 8, Một tác giả viết về Hồ Chí Minh quen thuộc được coi như "bạn" của đảng cộng sản là William J. Duiker dựa vào mối nghi ngờ của Phan Bội Châu để bác bỏ việc Hồ Chí Minh dính vào việc bán người. Duiker viết: 

"Chính Phan Bội Châu đã cho biết kẻ chỉ điểm cho Pháp bắt mình là Nguyễn Thượng Huyền. Thực ra, qua những dòng trong Phan Bội Châu niên biểu, Phan Bội Châu chỉ cho biết được nghe nói như thế và tin theo chứ không hề xác định với bằng chứng nào. Sự việc này đã được sử gia Phạm Văn Sơn đề cập và cho rằng Phan Bội Châu nghi oan cho Nguyễn Thượng Huyền. Chính Nguyễn Thượng Huyền đã lên tiếng khi biết nội vụ vào dịp về Việt Nam – “khoảng năm 1965, cụ Nguyễn Thượng Huyền có về Việt Nam và đăng một bài cải chính nói rõ vụ việc trên tờ “Bách Khoa” số 73”. (Việt Sử Tân Biên – Phạm Văn Sơn – Sàigòn 1972 – Q.7, tr. 254, 229)

Như vậy, trong ba người được nêu tên liên hệ đến vụ bán người thì hai người đã lên tiếng. Nguyễn Thượng Huyền đối diện thẳng với vấn đề để chứng minh sự vô can của mình còn Lâm Đức Thụ, theo ghi nhận của Kỳ Ngoại Hầu Cường Để, đã khoe đó là thành tích do chính mình đạt được. Vào năm 1925, Lâm Đức Thụ là người thân tín của Hồ Chí Minh được dành cho vai trò lãnh đạo cao nhất của tổ chức Việt Nam Thanh Niên Cách Mạng Đồng Chí Hội nên không thể không bàn bạc với Hồ Chí Minh về mọi công việc. Như thế, nếu cụ Nguyễn Thượng Huyền là kẻ bán đứng Cụ Phan cho Pháp thì ắt hẳn đã bị Hồ Chí Minh lúc đó còn sống phản bác khi cụ Huyền khẳng định mình không bán cụ Phan. Chỉ có một lý do khiến Hồ Chí Minh phải im lặng đó là việc ông ta và Lâm Đức Thụ là kẻ chủ mưu.

Thứ 9, trong cuốn sách của tác giả cộng sản Liên Xô và được phát hành bởi đảng cộng sản Việt Nam - Ép-ghê-nhi Ca-bê-lépĐồng chí Hồ Chí Minh - Tập 2. Nxb Thanh niên - Hà Nội - 1985. có một đoạn đáng chú ý: 

Đồng chí Nguyễn (Lý Thụy) đã có những biện pháp để củng cố vị thế của mình trong tổ chức hội thanh niên yêu nước một cách khôn khéo. Người Pháp tưởng như câu được một con cá to nhưng không hẳn như vậy. Sự việc đó có lợi cho phong trào của đồng chí…”. 

Tuy không dám nói thẳng ra nhưng tác giả cộng sản này đã nói đến việc ông Hồ (Lý Thụy) củng cố phong trào cộng sản bằng việc dùng lừa người Pháp. Sự việc này cho thấy với bút danh Lý Thụy (trùng với thời điểm ông Hồ ở HongKong gặp cụ Phan) và cũng trùng với việc ông ta muốn củng cố hội của mình. Sự Việc này không gì ngoài việc nói đến bán đứng cụ Phan mà tác giả Liên Xô ám chỉ là "Con cá to".

Thứ 10ông Hà Huy Tập – một người cộng sản tiền bối và được đảng cộng sản trọng vọng trong văn bản gửi Quốc tế thứ 3 đề ngày 20-4-1935 như sau:

Trước và sau đại hội của đảng, một số đồng chí khi nói chuyện với nhau thường bàn về đồng chí Nguyễn Ái Quốc (tức Hồ). Họ cho rằng Quốc chịu trách nhiệm về việc mật thám bắt hơn 100 hội viên đoàn thanh niên, bởi vì:

a) Quốc biết rõ Lâm Đức Thụ là một tên khiêu khích nhưng vẫn làm việc với hắn.

b) Quốc đã phạm sai lầm khi yêu cầu mỗi thanh niên nộp hai bức ảnh, ghi rõ tên thật, địa chỉ, tên cha mẹ, ông bà, cụ kỵ cùng với tên của từ 2 đến 10 người bạn.

c) Ở trong nước, ở Xiêm (Thái Lan) và ở trong tù, người ta vẫn còn bàn tán đến trách nhiệm của Quốc, trách nhiệm mà anh ta không dám chối.”


Theo Hà Huy Tập, Hồ Chí Minh đã sai lầm khi đòi hỏi những người gia nhập tổ chức phải khai rõ lý lịch, nộp hình ảnh và tin cậy Lâm Đức Thụ nên những tài liệu này rơi vào tay mật thám Pháp khiến hàng trăm người đã bị bắt. Việc ông Hồ biết Lâm Đức Thụ là gián điệp nhưng vẫn dung túng để cho ông ta gửi thông tin bắt bớ các đồng chí của mình chính là hành động thể hiện sự đồng mưu bán đứng những người yêu nước trong đó có cụ Phan cho Pháp.

Kết LuậnTrong khuôn khổ bài viết này tôi đã chứng minh cụ Phan Bội Châu là người yêu nước chân chính. Bằng các tài liệu trong và ngoài nước, lề đảng, trung lập và lề dân đều đưa đến một kết luân vững chắc việc ông Hồ bán đứng cụ Phan cho Pháp lấy tiền, thanh trừ đối thủ chính trị là có thật. Đây là một tội ác với người yêu nước. Ông Hồ chính là kẻ chủ mưu trong vụ án này!

Chỉnh sửa và hoàn thiện:
29/06/2012