THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

10 May 2012

Rút giấy phép các cơ sở kinh doanh thuốc thú y không đủ điều kiện

Đó là ý kiến của Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Thị Xuân Thu trong buổi dẫn đầu đoàn công tác kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuốc thú y thủy sản, thức ăn nuôi tôm tại Bạc Liêu ngày 9.5.
Đoàn đã kiểm tra tại Công ty TNHH thương mại và sản xuất Trúc Anh; Cơ sở sản xuất tôm giống Kim Sa; Đại lý kinh doanh thuốc thú y thủy sản Liêm Hó; Công ty thức ăn chăn nuôi Tom King; Trang trại nuôi tôm sú sạch Võ Hồng Ngoãn... (TP.Bạc Liêu), phát hiện 7 sản phẩm thuốc thú y thủy sản chưa được phép lưu hành tại Việt Nam, đoàn chỉ đạo tiếp tục làm rõ để có hướng xử lý.
Thứ trưởng Nguyễn Thị Xuân Thu đề nghị tỉnh Bạc Liêu cần đẩy mạnh kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuốc thú y thủy sản; cơ sở nào không đủ điều kiện thì đình chỉ, rút giấy phép hoạt động kinh doanh.
Trần Thanh Phong

Phí bảo trì đường bộ: Cần sự hợp lý, hợp pháp

Đề án thu phí bảo trì đường bộ (BTĐB) của Bộ GTVT chưa đảm bảo cơ sở pháp lý hiện hành và nâng mức đóng góp của người dân, tạo sự bất công trong bối cảnh “phí chồng phí” hiện nay.
Đó là ý kiến của nhiều đại biểu tham gia hội thảo do Hiệp hội Giao nhận kho vận VN (VIFFAS) phối hợp Hiệp hội Vận tải hàng hóa TP.HCM tổ chức ngày 9.5.
Lập lờ giữa thuế và phí
Quan trọng nhất, phải làm rõ thế nào là phí, thuế, không nên lập lờ, biến tướng một loại thuế thành phí
ĐBQH Trần Du Lịch
Theo TS Trần Du Lịch - Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) TP.HCM, ủy viên Ủy ban Kinh tế QH, trong thời gian gần đây, việc huy động vốn từ tư nhân đang “teo” lại, thậm chí có nhà đầu tư xây công trình xong đòi trả lại cho TP như trường hợp cầu Phú Mỹ. Cho nên, dường như cơ quan chức năng đang cố nhắm đến hướng thứ hai là tăng số tiền đóng góp của người dân. Song nguyên tắc là người dân đóng thuế thì nhà nước phải đảm bảo hạ tầng giao thông. Đường xấu hay tốt chưa cần bàn, mà trước hết phải có đường cho dân đi lại. Khi nào làm được đường tốt hơn, đi nhanh hơn để dân lựa chọn thì mới có thể buộc họ trả tiền. Ở VN hiện nay thì hầu hết đường đều độc đạo nhưng vẫn “đè” ra thu phí. Người dân bước ra cửa là mất tiền, không có tiền thì phải ngồi nhà. Ông Lịch cho rằng, đó đã là một sự thông cảm, chia sẻ hết mức của người dân, chính quyền đừng vì sự thông cảm này mà lấn tới đòi hỏi thêm nhiều khoản phí khác.
“Quan trọng nhất, phải làm rõ thế nào là phí, thuế, không nên lập lờ, biến tướng một loại thuế thành phí. Về bản chất, thuế là nghĩa vụ công dân phải đóng mà không được quyền đòi hỏi một đối phần trực tiếp. Còn phí thì khác, người dân đưa tiền thì phải được nhận lại một đối phần trực tiếp. Như vậy vấn đề đặt ra, phí BTĐB thực chất là phí hay là thuế? Thu phí theo đầu phương tiện, xe sử dụng đường bộ hay không cũng phải đóng như nhau, về bản chất chính là một loại thuế tài sản. Phí do Ủy ban Thường vụ QH quy định, thuế thì QH quy định, chứ không phải do Chính phủ đặt ra. Chưa kể, luật Giao thông đường bộ quy định, Chính phủ lập quỹ BTĐB từ các nguồn: ngân sách nhà nước, hoặc các nguồn thu liên quan đến sử dụng đường bộ và các nguồn thu khác. Thế nhưng, Nghị định 18 của Chính phủ lại quy định phí BTĐB thu trên đầu phương tiện giao thông là đẻ thêm điều khoản mà luật không quy định. Tôi sẽ đề nghị QH cân nhắc kỹ vấn đề này, vì một chủ trương liên quan đến túi tiền của người dân thì không thể quyết một cách dễ dãi” - TS Lịch nói.
Phí bảo trì đường bộ
Người dân, doanh nghiệp đang phải đóng quá nhiều khoản thuế, phí về giao thông để đi trên những con đường hư hỏng - Ảnh: P.T
Doanh nghiệp ngắc ngoải
Theo VIFFAS, hiện cả nước có hơn 1.000 doanh nghiệp (DN) trong lĩnh vực logistics (loại hình dịch vụ tổng hợp gồm tất cả các công đoạn nhận hàng, vận chuyển, lưu kho… hàng hóa) và hàng nghìn DN vận tải. Đây là những đối tượng đang đối mặt với hàng loạt khó khăn, sức mua giảm sút, lượng hàng hóa vận chuyển giảm cùng với sự cạnh tranh khốc liệt của thị trường, nay tiếp tục chịu tác động trực tiếp từ chủ trương thu phí BTĐB. Ông Đinh Nam Dinh - Phó chủ tịch Hiệp hội Vận tải hàng hóa TP.HCM, cho rằng DN vận tải hiện đang “gánh” vô số loại thuế, phí trên một đầu phương tiện. Chỉ riêng phí cầu đường, hiện xe từ TP.HCM đi các tỉnh miền Tây phải qua ít nhất 4 trạm thu phí; đi Buôn Ma Thuột có đến 7 trạm lượt đi và 8 trạm lượt về; đi về hướng Bình Dương, Bình Phước cũng phải qua đến 3 - 4 trạm… Mạng lưới trạm thu phí dày đặc (trong đó đã gồm phí BTĐB) đang bao trùm lên vùng kinh tế trọng điểm phía nam là nơi có mật độ giao thông hàng hóa cao nhất cả nước.
Bất công nhất là, Bộ GTVT đề xuất thu phí cào bằng trên đầu phương tiện mà không căn cứ vào thực tế tham gia giao thông. Với DN vận tải, nếu vừa đánh phí trên xe đầu kéo lẫn sơmi-rơmoóc sẽ là “thu phí kép” vì 2 loại này phải kết hợp mới tham gia vận chuyển hàng hóa được. Chưa kể, hàng loạt xe hư hỏng nằm sửa chữa, xe bị tai nạn tạm giữ, xe vận chuyển nội bộ trong khu công nghiệp… không tham gia đường bộ nhưng vẫn bị thu phí hằng năm. Ngoài ra, quy định thu phí theo kỳ đăng kiểm sẽ buộc DN phải huy động ngay một số vốn không nhỏ trước khi đưa phương tiện đi đăng kiểm, với DN lớn thì số tiền đóng phí có thể lên tới cả tỉ đồng/tháng. Điều này buộc nhiều DN phải đi vay để đóng phí và như vậy phải trả lãi 2 lần cho một đầu phương tiện (vay để đầu tư phương tiện và vay để nộp phí BTĐB). Chưa kể, yêu cầu nộp trước một số tiền lớn hằng năm chẳng khác nào một hình thức chiếm dụng vốn của DN. Hệ quả xấu là sẽ có tình trạng xe container, đầu kéo “né” đăng kiểm để hạn chế đóng phí, xe không đảm bảo kỹ thuật lưu thông trên đường sẽ tăng nguy cơ tai nạn.
“Ngành GTVT cần kiểm soát được chi phí đầu vào của hệ thống giao thông đường bộ, ban hành mức giá chuẩn cho việc xây dựng 1 km mỗi loại đường. Trên cơ sở giá đầu tư hợp lý, chất lượng tốt, thì chi phí duy tu, bảo trì hằng năm sẽ ở mức thấp. Khi đó, phải tính toán mức phí phù hợp với từng loại phương tiện theo nguyên tắc: phương tiện nào sử dụng hệ thống đường bộ nhiều thì đóng phí nhiều và ngược lại” - ông Dinh góp ý.

“Thùng không đáy”
Tôi từng đề xuất giải pháp của Trung Quốc là nhà nước xây đường xong bán lại quyền thu phí cho tư nhân. Song, nhiều người bảo như thế là lý thuyết, đường Việt Nam xây xong không ai mua, vì chi phí quá đắt mà chất lượng lại thấp, thậm chí giá thành còn cao hơn cả các nước tiên tiến. Như vậy, bài toán đầu tiên ngành giao thông phải giải quyết là vấn đề chất lượng và giá thành. Nếu không khắc phục được “căn bệnh” này, thì có bơm thêm bao nhiêu tiền vào cũng như “thùng không đáy”.
ĐBQH Trần Du Lịch
Phương Thanh

Nguyên giám đốc Sở Y tế Gia Lai bị khởi tố



10/05/2012 06:42:07
Ngày 9/5, Phó Viện trưởng VKSND tỉnh Gia Lai Nguyễn Văn Quân đã phê chuẩn quyết định khởi tố bị can đối với ông Phùng Xuân Quýnh, nguyên Giám đốc Sở Y tế tỉnh Gia Lai, về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.

Như vậy, vụ án tiêu cực trong đấu thầu thuốc chữa bệnh gây thiệt hại ngân sách Nhà nước hơn 8,5 tỉ đồng đến nay có chín bị can bị khởi tố; trong đó có một giám đốc, hai phó giám đốc, năm cán bộ trưởng, phó phòng và một chuyên viên.

Sau khi sự việc xảy ra, cơ quan điều tra đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam lần lượt trước đó tám đối tượng. Trong thời gian điều tra, ngày 5/3, Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Thế Dũng đã ký quyết định buộc thôi giữ chức giám đốc Sở Y tế đối với ông Quýnh “chờ đến ngày 1/12/2013 nghỉ hưu”; đồng thời bổ nhiệm Phó Giám đốc Sở Y tế kiêm Giám đốc BV Đa khoa tỉnh Gia Lai Mai Xuân Hải thay thế. Đến ngày 9/5, cơ quan điều tra tiếp tục khởi tố ông Quýnh.
 
(Theo Phapluattp)

Thượng bất chính, hạ tắc loạn




Thăng Long (Danlambao) - "...một điều rất thực tế và đáng mừng là trong số đó cũng đã có những người vẫn còn lương tâm, lại tiếp xúc với thực tế phũ phàng không như bề trên tuyên truyền hoặc là cũng vào đọc báo “lề Dân” rồi tỉnh ngộ vượt qua được nỗi sợ và miếng cơm, manh áo thường tình mà phản kháng như trường hợp anh bác sĩ ở trại Thanh Hà hay “có những trái nổ ném ra nhưng không rút chốt” ở Văn Giang vừa rồi…"

*
Thói đời, ông bố mà suốt ngày say bét nhè thì cấm thế nào được mấy thằng con rượu chè đàn đúm? Hoặc là ông bố, bà mẹ là cái hạng lưu manh trộm cướp thì dù khi đã “rửa tay, gác kiếm” thì cũng chẳng thể nào ngăn được đám con, cháu đã bị tiêm nhiễm từ tấm bé về “con đường đã chọn” của cha, mẹ - ông, bà là lưu manh trộm cướp… Chẳng những thế mà chúng còn lưu manh, trộm cướp hơn các bậc “tiền bối” là đằng khác, thường là thế. Cũng có ngoại lệ là trong số đó vài người biết tìm “đường ngay - lẽ phải” mà quay lại với đời thường trong tình thương yêu của Bà con chòm xóm, xưa cũng thế mà nay thì vẫn vậy…

Cái đảng cộng sản Việt Nam này cũng thế thôi, khác gì? Xem chúng nó giết chóc, đánh đấm người khác vì ý thức hệ mãi chán quá rồi, bây giờ hãy bàn về những việc khác trong đó tham nhũng và hệ lụy các loại đang là “thứ” nước sôi lửa bỏng kéo đến tận cửa mỗi nhà Dân ta chỉ còn chờ chúng nó dội xuống cho chết tươi mà thôi. 

Tham nhũng ở Nước Nam ta, gọi như cái mụ mặt mỏng quẹt, ăn theo, nói leo thơn thớt phán không biết ngượng mồm rằng: “dân chủ gấp vạn lần dân chủ tư sản” hay còn gọi là cái xứ thiên đường, thì được chia làm ba giai đoạn:

- Thời “bao cấp” gọi là tham nhũng cá nhân ví dụ gã thủ kho thì ăn cắp vài ký xi măng về láng cái sân bị sụt vài chỗ, nhờ vả sếp thì biếu nhau vài ký trà, cây thuốc lá hoặc nếu sếp có máu ba lăm thì lên giường - hồi đó chúng nó gọi như thế là “hủ hóa”. 

- Đến cuối thời kỳ bao cấp thì có kế hoạch A, kế hoạch B… ở khắp các cơ quan - đoàn thể, đó gọi là tham nhũng tập thể (tất nhiên việc “lách luật” này cũng làm tăng ít, nhiều thu nhập cho người lao động thế nhưng vào túi chúng nó thì cũng đâu có ít, oan gì?). 

- Còn sau đó và cho đến thời bây giờ là Tham nhũng có Tổ Chức, cũng giống như ví dụ trên một gia đình lưu manh cùng đám con cháu đã đủ làm loạn phố phường ra rồi bây giờ lại có những mười bốn gia đình lưu manh gộc, cộng thêm vài trăm gia đình lưu manh trộm cướp “cóc ké” nữa ở hàng tỉnh thì lũ trộm cướp có mà đông như giòi và làm loạn cả cái xứ “thiên đường” này lên thì cũng có gì là khó hiểu mà phải đổ thừa cho Các thế lực thù địch theo kiểu gái đĩ già mồm như thế? 

Điều đó giải thích vì sao mà vụ cướp đất ở Tiên Lãng - Hải Phòng rồi Văn Giang - Hưng Yên và mới nhất là ở xã Liên Minh - huyện Vụ Bản - Nam Định chúng nó lại hợp đồng “tác chiến” có tổ chức và bài bản theo kiểu xã hội đen đến như vậy, bất chấp tay y tá có giả vờ ra lệnh này lệnh kia hay kết luận này nọ thì đám lâu la bên dưới cũng thừa biết đó chẳng qua chỉ là chiêu lừa bịp dư luận mà thôi, mà kể cả có là “thật” đi chăng nữa thì chúng cũng dư biết là các tay “anh chị” bề trên cũng “xơi” như thế nào rồi, vậy thì tội gì bên dưới lại không ăn? Có mà ngu mới thế, vả lại nếu không ăn thì lấy gì mà cúng biếu mỗi dịp Tết đến Xuân về hay các dịp chuẩn bị cơ cấu nhân sự mà bề trên chúng nó vẫn thường bảo là “luân chuyển cán bộ”? Cho nên Dân ta khi thấy cái gọi là “kết luận của thủ tướng” đã bị một phen mừng hụt, rõ khổ. Dân mình vốn thật thà chất phác nên cứ bị lừa mãi mà chưa thấy được điểm dừng, giống như kiểu “rừng mơ” khi xưa của Tào Tháo khiến cho tướng, sĩ cứ đi hoài mỏi cả chân mà đâu có thấy rừng mơ ở chỗ nào? 


Các vụ đã và sẽ chỉ chìm “một nửa” xuồng như Vinashin, Tập đoàn dầu khí, Tập đoàn sông Đà. v.v… quá lắm thì chỉ có mấy thằng “trộm vặt” được chúng nó đẩy ra chịu tội thay cho các “bố già” mà thôi, đi tù vài năm mà tiền của trộm được cũng đâu có mất đi xu nào? Thế thì bảo sao mà đảng hô hào diệt mãi vẫn không thấy hết được lũ giòi bọ đó, không những thế chúng nó lại còn nẩy nòi ra nhiều hơn lúc đảng chưa phát động phong trào! Vậy còn cái đám sai nha “còn đảng-còn mình” tại sao lại mất hết nhân tính đến độ theo đảng đàn áp Nhân Dân ở khắp mọi nơi, mà mới đây nhất là đứng trước người Dân ở Liên Minh, Vụ Bản không tấc sắt trong tay, đầu chít vành tang trắng như một cách “truy điệu” trước cho “cái chết” trông thấy của một vùng đất ngàn đời do tổ tiên để lại, thế mà chúng cũng không mảy may xúc động thì quả là một lũ ác hơn thú dữ. Bởi ngay như loài thú dữ nhất thì chúng cũng chẳng bao giờ ăn thịt đồng loại! 

Trả lời cho câu hỏi này là những đợt phong tướng, phong tá lố bịch & những đợt “nhồi sọ” có chủ đích của lũ cầm đầu, là sự lờ tịt cho những cú làm ăn phi pháp mà Dân ta gọi là nạn “mãi lộ” ngoài đường, vì thế bảo sao mà bọn cảnh sát cơ động lại khoái được chuyển sang cảnh sát giao thông đến thế?

Cho nên những vụ bọn chúng đánh chết Dân, hay đàn áp Dân gây thương tích trong những vụ cướp đất, nếu Dân kiện cũng sẽ không bao giờ được xử với mức án nếu đúng tội danh của một nền tư pháp Dân chủ, đơn giản là nếu làm vậy thì “lần sau” làm sao mà đảng sai khiến được chúng nữa? Lấy ai mà bảo vệ chế độ, bảo vệ những gia đình mafia? Tất nhiên không phải vì thế mà chúng ta nản lòng, vì ít nhất tòa án cũng là nơi đã và sẽ phơi bày bộ mặt thật giả danh dân chủ của bè lũ lưu manh trộm cướp này cho toàn thế giới được biết... 

Lực lượng quân đội thì chúng cũng khoác cho cái áo Nhân Dân, nhưng lại dùng chính cái danh nghĩa cao quí ấy để tham gia dọa Dân cùng với lũ sai nha “còn đảng, còn mình”. Chúng ta hãy cùng vặch mặt, chỉ tên từng tên cầm đầu liên quan đến từng sự việc cụ thể để mọi người biết, nhất là những người trong lực lượng vũ trang nói chung, để ít nhất là họ cũng dần hiểu ra được đâu là chính nghĩa, đâu là phi nghĩa, nói điều này tưởng là đơn giản nhưng chúng ta phải biết là hàng ngày hàng giờ bị nhồi sọ bởi cái tư tưởng coi Dân như thế lực thù địch, hoặc do thế lực thù địch lôi kéo cùng những lợi ích vật chất khác không phải là không tác động đến họ. 

Tuy nhiên một điều rất thực tế & đáng mừng là trong số đó cũng đã có những người vẫn còn lương tâm, lại tiếp xúc với thực tế phũ phàng không như bề trên tuyên truyền hoặc là cũng vào đọc báo “lề Dân” rồi tỉnh ngộ vượt qua được nỗi sợ và miếng cơm, manh áo thường tình mà phản kháng như trường hợp anh bác sĩ ở trại Thanh Hà hay “có những trái nổ ném ra nhưng không rút chốt” ở Văn Giang vừa rồi…

Hãy nhân rộng những bài viết vạch mặt chỉ tên cái lũ lưu manh trộm cướp này của những ai có điều kiện nắm rõ các hoat động đen tối của chúng lên nhiều trang mạng, để có thêm nhiều cơ hội đến với lực lượng vũ trang nói chung nhằm phân hóa lực lượng của chúng. 

Nhân đây người viết muốn chúng ta lưu ý kẻo lại mắc mưu mấy thằng con, thằng cháu mất dạy vẫn thường dùng chiêu “núp bóng” ông Hồ để tuyên truyền những điều tốt đẹp nhằm lừa bịp Nhân Dân cả nước cũng như dư luận quốc tế,  nhưng bên trong lại toàn làm những điều ngược lại, những điều bỉ ổi, thế là Dân ta có không ít người cứ lôi ông hồ ra “chửi”, thực tế đúng là như vậy cứ vào mạng đọc ở mục phản hồi thì đầy dẫy… làm như vậy không những vô dụng vì chỉ như “đấm vào không khí” & lại vô tình để lọt người lọt tội vì không chỉ ra được đích danh thằng con nào là trộm cắp, lưu mang. “Chửi” như thế phỏng có ích gì? Về cá nhân ông Hồ sẽ có một vài bài viết riêng vào một dịp khác… 

Ví dụ cho quan điểm trên, ta thấy ngay rằng: Không lẽ ông Hồ đội mồ sống lại để chỉ đạo thằng con hoang lên xúi những kẻ như Nguyễn Trường Tô, Sầm Đức Xương hiếp dâm mấy cháu học sinh vị thành niên? (chắc đến đây sẽ có bạn bảo là vì nó học bố nó, mà bố nó chỉ lấy vợ trẻ chứ có hiếp dâm đâu) vậy cũng có khác nào ta mất trộm không tóm ngay kẻ trộm mà lại vào nhà lôi bố nó ra xử còn để thằng con chạy mất, tiếp tục đi ăn trộm?

Hay như chuyện chống tham nhũng mà lại nói “nếu không cẩn thận sẽ rối nội bộ” hoặc khẳng định “Nhà nước ta không tam quyền phân lập” chẳng lẽ cũng do ông Hồ về báo mộng xúi cái lão dở người Nguyễn Phú Trọng nói thế? Rồi như tên Đinh La Thăng không lo làm đường xá, vận tải công cộng cho ra hồn mà suốt ngày đòi thu đủ các loại phí cứ như là thằng loạn thần hết thuốc chữa, đã thế lại tính theo kiểu dở hơi ăn người là đòi dùng “phí hạn chế phương tiện cá nhân” để đầu tư một đoạn quốc lộ 1A, hay như tên Vũ Huy Hoàng mồm lúc nào cũng như thể trôn vịt sắp đẻ cũng kém miếng khó chịu mà đòi thu “phí điều tiết điện lực”… 

Chắc ông Hồ cũng thừa thông minh để không đi mây, về gió mà xúi hai thằng cháu mất dạy coi Dân cứ như thể ai cũng vừa ngu vừa tham như chúng,  nhắm mắt làm liều định lấy tiền Dân ở chỗ này mà lại đi đắp ở chỗ khác chẳng ăn nhập gì và cực kỳ vô lý đến thế. Điều này là chúng nó học được “cách đớp” như cá tra từ chính thằng đàn anh y tá đấy chứ chẳng phải ở đâu xa. Cho nên chúng ta hãy để ông Hồ ngủ yên, lôi mấy thằng cháu, chắt lưu manh ấy ra mà chửi đích danh cho đúng, cho trúng…

Hà Nội: Bắn vỡ kính xe cảnh sát đi tuần



10/05/2012 00:06:22
Công an TP.Hà Nội khám nghiệm hiện trường, thu được 3 vỏ đạn và 4 đầu đạn do súng K59 và súng colt bắn ra.

Sự việc xảy ra vào lúc 0h15 ngày 9/5, tại khu vực ngã ba Đinh Liệt - Cầu Gỗ, Q.Hoàn Kiếm (TP.Hà Nội).

Vào thời điểm trên, tổ công tác của Đội Cảnh sát giao thông - trật tự - phản ứng nhanh, Công an Q.Hoàn Kiếm đang làm nhiệm vụ tuần tra thì phát hiện một tốp thanh niên khoảng 10 người đuổi đánh nhau ở ngã ba Đinh Liệt - Cầu Gỗ.

Trước sự việc trên, Đội Cảnh sát giao thông - trật tự - phản ứng nhanh đã dùng ô tô tải chuyên dụng mang BKS 31A - 2380 tiếp cận, đồng thời dùng loa yêu cầu số thanh niên trên dừng tay và giải tán.

Khi chiếc ô tô chuyên dụng của tổ công tác tiến tới trước cửa ngôi nhà số 100 Cầu Gỗ, lại thấy xuất hiện hai thanh niên dùng súng bắn về hướng ngã năm Hàng Đào.

Ngay lập tức, tổ công tác đã dùng loa yêu cầu hai thanh niên trên bỏ vũ khí xuống. Nhưng thay vì chấp hành hiệu lệnh, bất ngờ một nam thanh niên đã chĩa súng về chiếc xe của tổ công tác và bắn một phát đạn. Hậu quả, cửa kính xe ô tô bị vỡ, còn cánh cửa bên trái ô tô cũng bị thủng.

Sau khi gây án, hai thanh niên trên cầm súng chạy vào ô tô Madza màu đỏ tẩu thoát về phía Cầu Gỗ.

Không lâu sau khi vụ việc xảy ra, Công an Q.Hoàn Kiếm đã phối hợp với Phòng Kỹ thuật hình sự, Công an TP.Hà Nội khám nghiệm hiện trường, thu được 3 vỏ đạn và 4 đầu đạn do súng K59 và súng colt bắn ra.

Hiện vụ việc đang được Công an TP.Hà Nội khẩn trương điều tra.

(Theo Thanh Niên)

Xe khách lật dưới chân cầu vượt, 13 người trọng thương



09/05/2012 21:24:01
-Vụ TNGT nghiêm trọng xảy ra lúc 16h chiều nay (9/5) trên QL1A đoạn dưới gầm cầu vượt đường dẫn cao tốc Trung Lương, xã An Phú Tây, huyện Bình Chánh-TP.HCM khiến 13 người trọng thương.

Theo thông tin ban đầu, vào thời gian và địa điểm nói trên, xe tải BKS 63L-8609 lưu thông từ hướng đường Nguyễn Văn Linh ra QL1A với tốc độ rất nhanh. Khi phát hiện xe khách chạy tuyến Gò Công (Tiền Giang-TP.HCM) BKS 51B-045.06 lưu thông trên QL1A theo hướng Long An về, tài xế xe tải đã không kịp thắng, tông thẳng cực mạnh vào hông xe khách.
Ảnh: Hiện trường vụ tai nạn và nạn nhân đang cấp cứu tại Bệnh viện huyện Bình Chánh
Hiện trường vụ tai nạn
Lực tông khủng khiếp gây tiếng động kinh hoàng khiến tài xế xe khách mất hoàn toàn khả năng điều khiển phương tiện, tông vào xe máy của một người chạy xe ôm đang đậu ven đường khiến người này bị hất lên cao té đập đầu xuống đường bất tỉnh tại chỗ. Sau đó chiếc xe khách chao đảo rồi lật nhào.

Hàng chục hành khách bên trong chiếc xe nháo nhào kêu la cầu cứu gây hỗn loạn.

Nhiều người dân nhanh chóng đổ ra đường dùng mọi phương tiện đập kính, phá cửa lần lượt đưa mọi người ra khỏi xe, đồng thời chuyển những nạn nhân bị thương vào Bệnh viện huyện Bình Chánh cấp cứu.
Các nạn nhân nhập viện trong tình trạng đa chấn thương nặng, trong đó có hai trường hợp nguy kịch.

Hiện vụ tai nạn nghiêm trọng này đang được cơ quan chức năng điều tra làm rõ.

Danh sách 13 nạn nhân cấp cứu tại Bệnh viện huyện Bình Chánh:
1. Nguyễn Minh Tuân (30 tuổi, quê Vĩnh Long)
2. Nguyễn Văn Thọ (54 tuổi)
3. Nguyễn Hoài Vũ (39 tuổi, Sóc Trăng)
4. Nguyễn Minh Diệp (22 tuổi, Vĩnh Long)
5. Nguyễn Thị Hồng Thúy (22 tuổi, Tiền Giang)
6. Nguyễn Văn Quý (43 tuổi, Tiền Giang)
7. Nguyễn Minh Điền (1983, Vĩnh Long)
8. Nguyễn Minh Hùng (29 tuổi, Đồng Tháp)
9. Huỳnh Văn Luông (29 tuổi, Bình Dương)
10. Trương Thị Điển (58 tuổi, Tiền Giang)
11. Phan Văn Phố (25 tuổi, Đồng Tháp)
12. Cháu Phạm Đăng Khoa (4 tuổi, Bình Chánh, TP.HCM)
13. Một người chưa rõ danh tính.
Vũ Sơn

Lực lượng công an Gia Lai vừa bắt giữ 62 người thiểu số



Tin tức Đài chúng tôi thu thập được cho hay tất cả những người này bị bắt ngày hôm qua trong cuộc bố ráp do công an tỉnh phối hợp chung vời trung đoàn cảnh sát cơ động Tây Nguyên.
Những nguồn tin khác nhau đều nói là theo công an Gia Lai, những người bị bắt theo đạo Hà Mòn, nhận chỉ thị tử một tổ chức ở Hoa Kỳ do ông Ksor Kok lãnh đạo để thành lập nhà nước riêng.

Trong số bị bắt, có 3 thủ lãnh sẽ bị truy tố về tội lợi dụng tôn giáo để hoạt động FULRO, phá hoại tình đoàn kết dân tộc.

Không nghe nói gì về tình trạng của những người còn lại.

Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved.

Vì sao phiên xử các bloggers bị trì hoãn?



2012-05-09
Việc chính quyền Việt Nam hoãn phiên xử blogger Điêu Cày, tức nhà báo Nguyễn Văn Hải cùng hai blogger khác là Tạ Phong Tần và Phan Thanh Hải đang làm dấy lên nhiều câu hỏi
RFA/civilrightsdefenders.org
Blogger Điếu Cày đã được “Civil Rights Defenders” ở Thụy Ðiển tuyển chọn là “nhà bảo vệ nhân quyền” của tháng (năm 2011)
bởi vì giới chức Việt Nam đã không đưa ra bất cứ giải thích nào về lý do hoãn phiên xử cũng như ngày giờ của phiên xử tới. Liệu Hà Nội có thể hoãn phiên xử những blogger này đến bao giờ và sức ép quốc tế có tác động thế nào lên phiên xử của các blogger này? Việt Hà có bài tìm hiểu

Vào ngày 4 tháng 5 năm 2012, gia đình các blogger Điếu Cày, Tạ Phong Tần và Phan thanh Hải cùng các luật sư bào chữa được nhận thông báo của tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh cho biết phiên tòa xử những người này sẽ diễn ra vào ngày 15 tháng 5 năm 2012. Tuy nhiên trong buổi chiều cùng ngày, tòa thông báo rút lại quyết định này mà không đưa ra một lý do cụ thể nào. Điều này đã làm cho gia đình blogger Điếu Cày và những người quan tâm đến vụ án hết sức băn khoăn.

Sức ép quốc tế


Trả lời đài Á châu tự do qua điện thoại, chị Dương Thị Tân, vợ cũ blogger Điếu Cày cho biết nhận định của gia đình về việc hoãn phiên tòa như sau:

"Thực sự chúng tôi rất hoang mang không biết là định dở trò gì. Nhưng theo ý kiến chủ quan của gia đình tôi thì họ tung ra những tin này tin kia để gia đình và các tổ chức quan tâm đến vấn đề này mệt mỏi. Họ theo dõi, họ cất công từ nước ngoài sang, rồi họ bỏ việc khác để tập trung vào việc này đến nơi, nhưng chuyện này xảy ra một hai lần thì người ta nản.

Rồi có những lần sau tiếp người ta không biết đúng hay sai, thật hay hư để người ta tới nữa. Họ làm nhiều cách để sự tham gia của các tổ chức quốc tế và cá 
Chị Dương Thị Tân, vợ cũ blogger Điếu Cày.
Chị Dương Thị Tân, vợ cũ blogger Điếu Cày. Citizen photo
nhân có quan tâm càng ít. Họ sẽ hạn chế tối đa sự tham gia của các tổ chức như vậy.
"
Họ làm nhiều cách để sự tham gia của các tổ chức quốc tế và cá nhân có quan tâm càng ít. Họ sẽ hạn chế tối đa sự tham gia của các tổ chức như vậy.
Bà Dương Thị Tân
Đã có ý kiến cho rằng việc hoãn phiên tòa đột ngột lần này là do sức ép quốc tế không có lợi cho Hà Nội. Nhân ngày báo chí thế giới, 3 tháng 5 vừa qua, Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama, trong bài diễn văn của mình đã nhắc đến trường hợp blogger Điếu Cày như một minh chứng về sự đàn áp báo chí của chính quyền các nước không tôn trọng tự do báo chí.

Ông Trần Bình Nam, một nhà bình luận chính trị tại hải ngoại nhận xét:

"Trong một thông cáo mà tự nhiên ông Tổng thống nhắc đến tên một người thì tự nhiên dư luận thế giới sẽ chú ý, nên tôi nghĩ rằng nhà cầm quyền Hà Nội phải chú ý đến điểm đó." 

Cũng trong tháng 4 vừa qua, Bộ ngoại giao Hoa Kỳ đã lên tiếng kêu gọi Việt Nam phải trả tự do ngay lập tức cho ba blogger. Phát ngôn viên bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho rằng việc cầm tù những blogger này cho thấy Việt Nam đang gia tăng việc kiềm chế các tiếng nói trên mạng.

Vào trung tuần tháng 4, các tổ chức quốc tế như tổ chức theo dõi nhân quyền quốc tế và Ân xá quốc tế cũng lên tiếng kêu gọi Hà Nội phải trả tự do cho các bloggers này.

Trong khi đó, theo ông Trần Bình Nam thì một sự việc vi phạm nhân quyền quan trọng khác xảy ra đồng thời tại Trung Quốc liên quan đến luật sư mù Trần Quang Thành (hay còn gọi là luật sư Chen) cũng khiến Hà Nội phải cân nhắc đến việc đưa những blogger nổi tiếng ra xét xử.

Từ trên xuống blogger Điếu Cày, Anh ba Sài Gòn và chị Tạ Phong Tần.
Từ trên xuống blogger Điếu Cày, Anh ba Sài Gòn và chị Tạ Phong Tần. RFA file
"Thường thường Hà nội khi xử một nhà đối lập về chính trị hay một nhà báo tự do, không đi theo lề phải thì họ không muốn có dư luận trên thế giới, họ muốn mọi việc nó êm êm cho qua. Nhưng mà họ xử vào lúc có vụ luật sư Chen đang trở thành một vấn đề quốc tế như vậy thì tự nhiên dư luận quốc tế sẽ kết nối hai sự kiện với nhau.

Việc xử ông Điếu Cày, bà Tạ Phong Tần và Phan Thanh hải sẽ trở thành một dư luận quốc tế bất lợi cho Hà Nội và Hà Nội thì không muốn như vậy.
"

Hoãn đến bao giờ?

Ngay từ khoảng đầu tháng 4, đã có những thông tin trên mạng cho biết có nhiều khả năng các blogger này sẽ bị đưa ra xét xử vào ngày 17 tháng 4 nhưng cuối cùng phiên tòa dự đoán cũng không xảy ra.

Vào khoảng giữa tháng 4, báo chí trong nước đồng loạt đưa tin về bản cáo trạng của Viện kiểm sát nhân dân tối cao thành phố Hồ Chí Minh đối với ba blogger. Bản cáo trạng đề ngày 19 tháng 2 năm 2012 kết luận ba blogger phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, vi phạm an ninh quốc gia và đề nghị truy tố các blogger này trước tòa về tội ‘tuyên truyền chống nhà nước cộng hòa xã hôi chủ nghĩa Việt nam’ theo điều 88 bộ luật hình sự.

Sau khi bản cáo trạng được Viện kiểm sát gửi sang tòa, những người quan tâm đến vụ án thấp thỏm chờ đợi phiên tòa sẽ được mở trong một ngày không xa, nhưng đã bị thất vọng khi phiên tòa được mọi người trông đợi đã bị hoãn đột ngột.

Vậy việc hoãn phiên tòa lần này có hợp lệ và liệu Việt Nam có thể hoãn phiên xử đến bao lâu? Luật sư Nguyễn Quốc Đạt, người tham gia bào chữa cho blogger Điếu Cày giải thích:

"Sau khi đưa hồ sơ ra tòa án thì trong thời hạn nhất định, thẩm phán sẽ đưa vụ án ra xét xử, và kể từ ngày có quyết định xét xử thì thẩm phán vẫn có quyền hoãn. Thời gian hoãn của thẩm phán từ ngày có quyết định là khoảng một tháng."
Luật sư Nguyễn Quốc Đạt cho biết nếu có lý do chính đáng thì tòa vẫn có thể có thêm quyết định hoãn phiên tòa. Tuy nhiên trong lần hoãn đầu tiên này, tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đã không đưa ra bất cứ một lý do cụ thể nào cho gia đình và các luật sư. Luật sư Nguyễn Quốc Đạt nhận định có nhiều khả năng phiên tòa sẽ vẫn diễn ra trong tháng 5 này.

Blogger Điếu Cày, Tạ Phong Tần và Phan Thanh Hải là những người tham gia sáng lập câu lạc bộ nhà báo tự do không được chính quyền Hà Nội công nhận. Blogger Điếu Cày đã bị bắt vào ngày 19 tháng 4 năm 2008 à bị phạt 30 tháng tù giam với tội trốn thuế.

Sau khi hết hạn tù ào ngày 20 tháng 10 năm 2010, ông tiếp tục bị giam giữ để điều tra về tội tuyên truyền chống nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Blogger Tạ Phong Tần bị bắt vào tháng 9 năm 2011. Còn blogger Phan Thanh Hải bị bắt vào giữ vào tháng 10 năm 2010.
Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved.

Một ông Mao khác



2012-05-09
Tuần qua, khi dư luận còn theo dõi vụ luật sư Trần Quang Thành có được hộ chiếu để tới Mỹ hay chăng thì một sự việc nhỏ lại lọt khỏi tầm nhìn của nhiều người.
Photo courtesy of cato.org
Ông Mao Yushi tại Viện CATO, trụ sở tại Washington DC hôm 04/5/2012.
Đó là sau nhiều trở ngại, một học giả Trung Quốc cuối cùng đã được chính quyền cho phép qua Mỹ nhận một giải thưởng về kinh tế. Diễn đàn Kinh tế trao đổi với ông Nguyễn-Xuân Nghĩa, tư vấn kinh tế của đài Á châu Tự do về nhân vật này, một người ngẫu nhiên cũng họ Mao.

Vài nét về viện CATO

Thanh Quang: Xin kính chào ông Nghĩa. Chắc là ông có theo dõi cái tin hơi lạ về một kinh tế gia Trung Quốc sau cùng đã được chính quyền cho phép đến Hoa Kỳ nhận giải "Milton Friedman về Phát huy Tự do" hôm Thứ Sáu mùng bốn Tháng Năm vừa rồi. Tiết mục chuyên đề tuần này xin đề nghị ông trình bày về giải thưởng đó và về người đoạt giải năm nay, một kinh tế gia mang họ Mao mà lại kịch liệt chống tệ nạn sùng bái cá nhân của Mao Trạch Đông. Như thông lệ, xin ông trình bày cho bối cảnh hầu thính giả dễ theo dõi câu chuyện ly kỳ này.
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Tôi xin từng bước trình bày câu chuyện mà ra khỏi thủ đô Hoa Kỳ đôi khi người ta ít theo dõi. Nhân đó, mình cũng thấy rõ hơn về trí thức Trung Quốc.
Trước hết, Milton Friedman là một trong các kinh tế gia có ảnh hưởng nhất của hậu bán thế kỷ 20. Sinh năm 1912, ông mở ra trường phái tiền tệ trong khoa kinh tế và đoạt giải Nobel Kinh tế năm 1976. Ông sống rất thọ, cho đến năm 2006, và đào tạo ra nhiều thế hệ kinh tế gia từ Đại học Chicago, nổi tiếng về lý luận kinh tế tự do và thu hẹp tầm kiểm soát của chính quyền để bảo vệ quyền tự do của công dân. 
Milton Friedman đã được mời qua Trung Quốc thời Đặng Tiểu Bình để thuyết trình nhiều lần về kinh tế tự do. Năm 2001, ông được viện CATO xin phép dùng tên ông để lập ra giải thưởng vinh danh những người góp phần phát huy quyền tự do cá nhân. Giải đầu tiên được trao năm 2002 và hai năm một lần, viện CATO lại trao giải với trị giá là 250 ngàn Mỹ kim. Đó là về "Giải thưởng Milton Friedman".
Viện này quản trị một tài sản lên tới hơn 50 triệu đô la, cấp học bổng và mở khóa huấn luyện, nghiên cứu rất rộng. Thật ra, đây là một lò trí tuệ theo trường phái tôi xin gọi là "tự do tuyệt đối" mà bên Mỹ này gọi là "libertarian".
Ô. Nguyễn-Xuân Nghĩa
Thanh Quang: Chuyện thứ hai, thưa ông, viện CATO đó là gì?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: CATO là tên một chính khách La Mã vào thế kỷ thứ nhất trước Tây lịch, lừng danh về tài hùng biện và lòng kiên định bảo vệ nền cộng hòa chống Hoàng đế Julius Ceasar đã chuyên quyền đưa nền Cộng hoà La Mã qua một đế chế. Ông ta nổi tiếng đến độ vào thế kỷ thứ 18, hai trí thức Anh mượn tên ông làm bí danh để phổ biến những lá thư đề cao nền cộng hoà và gây ảnh hưởng rất lớn cho cuộc Cách mạng Độc lập của Hoa Kỳ. Những lý luận mệnh danh là "Thư của CATO" mới dẫn đến chuyện ngày nay. 
Năm 1974, một viện nghiên cứu được lập tại thành phố Wichita của tiểu bang Kansas và hai năm sau thì họ lấy tên là "Viện CATO", ngày nay có trụ sở tại thủ đô Washington của Hoa Kỳ. Đây là một trong các trung tâm nghiên cứu có ảnh hưởng nhất tại Mỹ, với tôn chỉ là nâng cao sự nhận thức về chính sách công quyền theo các nguyên tắc là giới hạn sự can thiệp nhà nước, phát huy kinh tế thị trường, bảo vệ quyền tự do cá nhân và hòa bình. Họ được nhiều tổ chức vô vụ lợi và doanh nghiệp tài trợ và trước sau được sự cộng tác của 19 giải Nobel Kinh tế chứ không ít. 
Viện này quản trị một tài sản lên tới hơn 50 triệu đô la, cấp học bổng và mở khóa huấn luyện, nghiên cứu rất rộng. Thật ra, đây là một lò trí tuệ theo trường phái tôi xin gọi là "tự do tuyệt đối" mà bên Mỹ này gọi là "libertarian". 
Thanh Quang: Câu chuyện này ngày càng rắc rối thưa ông! Cái trường phái "libertarian" đó là gì?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Chính là vì rắc rối nên ta càng cố trình bày từng bước thì mới hiểu ra nước Mỹ rất phức tạp này! Sau đó thì mới nói tới nhân vật Mao Vu Thức của Trung Quốc. 
"Libertarian" là một dòng tư tưởng mà ta có thể dùng chữ "vô vi" của Đông phương để diễn tả. Trường phái này phát huy quyền tự do tuyệt đối của con người về kinh tế, xã hội và chính trị qua việc thu hẹp sự can thiệp hay cấm đoán của nhà nước hoặc bất cứ một hệ thống lý luận nào. Song song, về đối ngoại họ cũng chống lại sự can thiệp quân sự hay chính trị của chính quyền. 
Vì vậy, họ đứng ở phía cực tả với quan niệm tự do phóng túng, như quyền hôn nhân đồng tính, nôm na là nhà nước không nên xía vào chuyện chăn gối của thiên hạ! Vì triệt để lên án các chính quyền Dân Chủ lẫn Cộng Hoà khi tham chiến ở xứ khác, họ có tinh thần phản chiến, chủ hòa, hoặc bất xen lấn, đến độ tự cô lập. Ngược lại, vì đòi thu hẹp tầm can thiệp của nhà nước vào thị trường và phát huy kinh tế tự do, với kỷ cương về chi thu ngân sách - tức là chống tăng chi, tăng thuế và gây bội chi - xu hướng này được coi là bảo thủ, là điều mà họ rất khó chịu! 
Trong cuộc tranh cử tổng thống tại Mỹ, Dân biểu Ron Paul bên đảng Cộng Hoà là điển hình của trường phái "libertarian". Dù được phong trào Tea Party ủng hộ về đòi hỏi quân bình ngân sách và bất can thiệp vào kinh tế, ông cũng là nhân vật phản chiến nhất trên chính trường và thật ra có ảnh hưởng trong nhiều thành phần cả trẻ lẫn già, bình dân hay trí thức. Nói chung, lý luận phân ranh tả hay hữu đều quá thô thiển để nói về trường phái này.

Giải thưởng Milton Friedman

Thanh Quang: Bây giờ ta nói về Giải thưởng Milton Friedman. Thưa ông, sau năm lần trao giải, ta có thấy ra một số đặc tính về giải thưởng này không?
035_pau345932_24-250.jpgNguyễn-Xuân Nghĩa: Năm người đoạt giải đã qua là một tập hợp rất lạ. Đầu tiên là một kinh tế gia xuất sắc người Anh gốc Hung đã cải tiến lý luận về viện trợ và phát triển các nước nghèo và rất có ảnh hưởng đến lề lối viện trợ của Ngân hàng Thế giới. Thứ nữa là một kinh tế gia người Peru ở Nam Mỹ, nổi tiếng về công trình nghiên cứu nền kinh tế chui và phát huy quyền tư hữu tại các nước nghèo. 
Thứ ba là một sử gia, cựu Thủ tướng, Bộ trưởng Kinh tế rồi Quốc phòng với thành tích nghiên cứu về tội ác cộng sản và phát triển Cộng hoà Estonia sau khi giành lại độc lập từ chế độ Xô viết. Thứ tư là một luật gia trẻ vì đấu tranh cho nền dân chủ tại xứ Venezulea dù đã bị đàn áp rất nặng. Thứ năm là một nhà báo và nhà văn người Iran, đã được nhiều nước Âu Châu vinh danh là công dân danh dự, do thành tích đấu tranh cho dân chủ chống lại chế độ thần quyền của xu hướng Hồi giáo cực đoan tại Tehran. Người thứ sáu, vừa được trao giải tuần trước là kinh tế gia Mao Vu Thức, sinh tại Nam Kinh thuộc tỉnh Giang Tô của Trung Quốc.
Thanh Quang: Chúng ta đi đến phần ly kỳ, ông Mao Vu Thức này đã làm những gì mà được trao giải về phát huy quyền tự do?
Ngay trong buổi trao giải hôm Thứ Sáu vừa rồi còn có một người Hoa đứng lên hô khẩu hiệu đả kích ông ta về tội phản quốc và được an ninh mời ra ngoài!
Ô. Nguyễn-Xuân Nghĩa
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Chúng ta cũng có thể nêu câu hỏi là ông ta đã bị những gì dưới chế độ độc đảng chuyên quyền của Trung Quốc!
Dù giải thưởng đã được thông báo và thủ tục xuất ngoại đã hoàn tất, khi lên máy bay qua Mỹ ông ta còn bị làm khó dễ! Có thể là vì chính quyền Bắc Kinh khi đó đang lúng túng với vụ luật gia khiếm thị Trần Quang Thành nên ngại là nếu cản trở thì lại bị dư luận chú ý và đành để ông ta đến Wahington lãnh giải. Ngay trong buổi trao giải hôm Thứ Sáu vừa rồi còn có một người Hoa đứng lên hô khẩu hiệu đả kích ông ta về tội phản quốc và được an ninh mời ra ngoài!
Về lai lịch thì sinh năm 1929, năm nay đã 83 tuổi, Mao Vu Thức tốt nghiệp Giao thông Đại học tại Thượng Hải từ năm 1950 và là kỹ sư trước khi nghiên cứu về kinh tế từ năm 1978 về sau. Khi còn là một kỹ sư, ông ta đã bị kỷ luật, lưu đày và thậm chí bỏ đói vì chống lại chủ trương chỉ huy kinh tế và xã hội của đảng Cộng sản. Trong cuộc Cách mạng Văn hóa, gia đình ông bị tước đoạt tài sản, bản thân bị cầm tù và hành hạ. 
Nhờ căn bản khoa học của một kỹ sư, Mao Vu Thức trở thành kinh tế gia với lý luận có cơ sở, nhưng chú ý đến vấn đề xã hội. Ông đã viết 15 cuốn sách về kinh tế thị trường, trong đó có ảnh hưởng nhất là cuốn "Kinh tế học trong Đời sống Hàng ngày" với những chỉ dẫn thực tế, dễ hiểu. Ông được mời làm Giáo sư Thỉnh giảng tại Đại học Harvard bên Mỹ rồi Đại học Queensland bên Úc. Năm 1993, cùng năm kinh tế gia khác của Trung Quốc, ông lập ra Viện Nghiên cứu Kinh tế "Thiên Tắc" hay Unirule để phát huy kinh tế thị trường và cải thiện chế độ cai trị của xứ sở. 
Ngoài ra, ông còn hoạt động về xã hội khi mở nhiều hội thiện để giúp dân nghèo cải tiến cuộc sống và tự lập, rồi trở thành một nhà đấu tranh cho dân chủ. Tháng 10, năm 2008, nhân kỷ niệm 60 năm ngày công bố bản Tuyên ngôn Nhân quyền của Liên hiệp quốc, ông đã cùng hơn 350 trí thức ký bản "Hiến chương 08" theo tinh thần của bản Hiến chương 77 của Tiệp Khắc năm xưa để kêu gọi 19 điều cải cách chính trị và luật lệ hầu ra khỏi chế độ độc đảng và tiến tới dân chủ. Trong số các nhân vật đề xướng bản tuyên ngôn có một đảng viên cấp Trung ương đảng, thư ký riêng của Tổng bí thư Triệu Tử Dương rồi bị khai trừ và cầm tù là Bao Đồng. Và có nhà văn Lưu Hiểu Ba, sau này được Giải Nobel Hoà bình năm 2010 và đang bị cầm tù. 

Kinh tế gia đặc biệt họ Mao

035_20081215_77356-250.jpg
Ông Mao Yushi (thứ 2 từ phải) tại Diễn đàn FT hàng năm của Trung Quốc tổ chức ở Bắc Kinh. Ảnh chụp hôm 15/12/2008. AFP
Thanh Quang: Như ông vừa trình bày thì ông Mao Vu Thức này quả là một nhân vật khác thường. Thế chế độ Cộng sản Trung Quốc có làm gì ông ta hay không?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Tất nhiên là chính quyền Bắc Kinh thấy khó chịu nhưng khó trực diện đàn áp một người có uy tín như vậy.
Chuyện lý thú là Tháng Tư năm ngoái, Mao Vu Thức còn viết một bài xã luận trên blog "Tài Kinh" hay Caixin với tựa đề "Hãy để Mao Trạch Đông là Người". Lý luận của ông là đừng sùng bái Mao như thần thánh và tốn tiền ướp xác làm chi mà phải coi Mao là người, rồi đem ra xử trước công lý về cái tội đã làm 50 triệu dân vô tội bị chết oan trong 30 năm đen tối của Trung Quốc. Cũng do bài viết này và việc kịch liệt bênh vực Lưu Hiểu Ba mà Mao Vu Thức gây phản ứng dữ dội từ phe Maoít. Cả vạn người đã ký trên cái blog Utopia của cánh "Tân Tả" để bênh Mao và mạt sát, thậm chí còn đòi hạ sát Mao Vu Thức! 
Tuy nhiên, ông ta viết lách và ăn nói ôn tồn, mà khi đó, Bắc Kinh đang sợ Mùa Xuân Á Rập và Cách mạng Hoa nhài và lại vừa bắt giam nghệ sĩ Ngải Vị Vị nên tránh làm lớn chuyện. Cũng từ vụ bênh Mao Trạch Đông và tấn công Mao Vu Thức, người ta mới chú ý đến nhân vật Bạc Hy Lai và phong trào "thanh hồng – đả hắc" của ông ta tại Trùng Khánh. Khi đó, dư luận đã để ý đến lời than phiền của Thủ tướng Ôn Gia Bảo tại Hong Kong, rằng có hai thế lực đang cản trở tiến trình cải cách tại Trung Quốc. Một là "tàn dư của chế độ phong kiến", với hàm ý là phe thủ cựu, bên kia là "ảnh hưởng mờ ám của Cách mạng Văn hoá". Qua sự kiện đó ta cũng đã có thể tiên đoán những biến động chính trị vừa rồi trong vụ Bạc Hy Lai. 
Nói cách khác, trong tầng lớp trí thức Trung Quốc, cuộc tranh luận về cải cách hoặc tiến thoái đang gây ra nhiều đợt sóng ngầm và Mao Vu Thức quả là nhà tư tưởng đáng chú ý và có ảnh hưởng trong khung cảnh tranh tối tranh sáng của Trung Quốc.
Thanh Quang: Như ông vừa trình bày thì ông có tìm hiểu về nhân vật này từ đã lâu. Ông nghĩ sao về lý luận kinh tế của Mao Vu Thức?
Khi còn là một kỹ sư, ông ta đã bị kỷ luật, lưu đày và thậm chí bỏ đói vì chống lại chủ trương chỉ huy kinh tế và xã hội của đảng Cộng sản. 
Ô. Nguyễn-Xuân Nghĩa
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Là một nhà khoa học tự nhiên trước khi nghiên cứu về nhân văn và xã hội, Mao Vu Thức là kinh tế gia thực tiễn và có chiều sâu về văn hoá. Ông giải thích cho quần chúng hiểu những khúc mắc kinh tế từ các điển tích phổ quát trong dân gian. Thí dụ như ông giải lại truyện Kính Hoa Duyên của Lý Thời Trân rất nổi tiếng từ đời Thanh ra chuỗi lý luận dễ tiếp nhận về lợi nhuận và ưu thế của kinh tế thị trường. Ông cũng đem nhân vật không thật mà được hệ thống tuyên truyền của chế độ dựng thành hình tượng lý tưởng là chú bộ đội Lôi Phong để minh chứng rằng kinh tế thị trường mới có lý! 
Hãy tưởng tượng là các nhân vật huyền thoại như Lê Văn Tám hay Nguyễn Văn Trỗi được các kinh tế gia Việt Nam khéo vạch trần để nói về kinh tế học trong đời sống hàng ngày! Chẳng có khẩu hiệu gì ghê gớm làm chế độ sợ hãi và quy tội là "có âm mưu lật đổ", nhưng lại có giá trị soi sáng cho người dân thấp cổ bé miệng ở dưới.
Thanh Quang: Câu hỏi cuối, thưa ông, từ giải thưởng Milton Friedman về thành tích Phát huy Quyền tự do đến nhân vật Mao Vu Thức được quốc tế trọng vọng, ông nghĩ sao về các học giả và trí thức của Trung Quốc?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Dĩ nhiên là họ có nhiều xu hướng tả hữu, thủ cựu hay cách tân, cực đoan hay ôn hòa, nhưng trình độ chung thì khá cao và những người chủ trương cải cách cũng có đởm lược và nhất là không sợ bạo quyền. Theo dõi lý luận của họ từ phái Tân tả qua Tân hữu, từ Uông Huy đến Chu Học Cần, từ thân chính quyền đến cải cách chính trị, tôi thiển nghĩ chế độ vẫn chấp nhận một vùng tranh luận tự do để mong tìm thấy trong đó những giải pháp khả thể. Điều ấy mới làm trí thức và kinh tế gia ở Việt Nam nên quan ngại và dám suy nghĩ rộng hơn. Và nhất là dám nói thật mà không sợ.
Thanh Quang: Đài Á châu Tự do xin cảm tạ chuyên gia Nguyễn-Xuân Nghĩa về cuộc trao đổi này.

Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved.