THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

03 May 2012

Quoc Han Ngay 30 thang 4 nam 2012 tai City Hall Toronto

HoaLan_Quoc Han_2012

Frankfurt_QuocHan_2012

37 Năm Quốc Hận, Việt Nam Tôi Đâu ? tại Vương Quốc Bỉ 28-4-2012

Nới vốn ngoại tệ cho nhu cầu trong nước



Có thêm một đối tượng nữa được xem xét cho vay vốn ngoại tệ cho nhu cầu vốn trong nước.

Ngày đầu tiên Thông tư 03 quy định về đối tượng được vay vốn ngoại tệ có hiệu lực (2/5), Ngân hàng Nhà nước tiếp tục có văn bản nới thêm đối tượng được vay ngoại tệ.
Theo quy định này, từ nay đến hết 31/12, ngân hàng được phép xem xét cho vay đối với người cần ngoại tệ để thực hiện sản xuất, kinh doanh trong nước, kinh doanh hàng xuất khẩu qua cửa khẩu, biên giới.
Một trong những điều kiện để được vay là khách hàng có đủ ngoại tệ từ nguồn thu xuất khẩu để trả nợ vay. Ngoài ra, khi được giải ngân, người vay phải bán ngoại tệ cho ngân hàng theo hình thức hối đoái giao ngay, trừ phi phải thanh toán bằng ngoại tệ.
Theo Ngân hàng Nhà nước, việc cho phép các nhu cầu vốn trong nước được vay ngoại tệ là sự linh hoạt để hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn của doanh nghiệp, tăng sức cạnh tranh của hoạt động xuất khẩu.
Trước đó, Thông tư 03 của Ngân hàng Nhà nước quy định, chỉ các doanh nghiệp cần ngoại tệ để thanh toán nước ngoài mới được vay vốn. Riêng nhập khẩu, chỉ giới hạn trong doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu. Tuy vậy, hiện tại, sẽ có thêm vốn ngoại tệ dành cho nhu cầu trong nước.
Tuệ Minh

LỜI CỦA NHỮNG HÀI CỐT BỊ CÀY ỦI TRÊN CÁNH ĐỒNG VĂN GIANG !

Lời của những mảnh hài cốt bị cày ủi trên cánh đồng Văn Giang
Nguyễn Thị Hồng

Chúng tôi yên nghỉ trên mảnh đất tổ tiên đã nhiều đời
Con cái cháu chắt chúng tôi là những người hiếu đễ
Hiểu câu để đời của cha ông
“Sống vì mồ vì mả
Không ai sống vì cả bát cơm”
Cả ở đây nghĩa là to
Nghĩa là không sống vì bát cơm to!

Nhưng họ
Bát cơm to là cái đinh!
Họ thừa mứa đô la vàng bạc kim cương biệt thự
Cho hôm nay, cho ngày mai, cho muôn đời sau
Con cháu họ!
Vậy mà sao họ vẫn tham lam quá thể
Cày xới lên cả mồ mả tổ tiên
Con Lạc cháu Hồng!

Đất có thổ công
Sông có hà bá
Hồn thiêng sông núi hội tụ trong mỗi khúc xương này
Giờ chúng tôi bị cày tung, vỡ vụn
Hồn chúng tôi biết tụ về đâu?

Những tưởng con cháu chúng tôi sẽ được hưởng an bình
Sau những năm máu đổ hy sinh
Trên mảnh đất mồ hôi nước mắt
Dù cuộc sống còn nhiều chật vật!

Nhưng
Hôm nay
Chúng tôi chứng kiến
Con cái cháu chắt mình như đàn chim vỡ tổ
Tao tác xóm làng
Bát cơm nhỏ bát cơm to đều bị giật!

Còn chúng tôi
Linh hồn  không còn nguyên vẹn
Đầu một nơi mà chân cẳng một nơi
Đêm ngày chúng tôi sẽ như những ma trơi
Kêu khóc đi tìm những mảnh xương thất lạc!

Thì làm sao chúng tôi đủ linh thiêng để phù hộ
Cho cháu con mình và cho cả nòi giống Lạc Hồng
Tránh qua được những kinh thiên động địa!

Con ơi! Cháu ơi! Chắt ơi!
Hãy cứu!
Ta đang lang thang trên cánh đồng Văn Giang
Hoàng hôn ngập ngụa
Chân trời
Loang màu máu!

(Viết sau khi xem những hình ảnh trên Blog của TS. Nguyễn Xuân Diện do chính ông đi thực địa ở Văn Giang ngày 30 tháng 4 năm 2012) 
Mùng1 tháng 5 năm 2012
   NTH
Nguồn: TranNhuong.com


Chùm ảnh: Trên cánh đồng Văn Giang chiều 30.4.2012:

Ở cánh đồng, chiều nay bà con Xuân Quan đi ra nơi những máy xúc, máy ủi của cuộc cưỡng chế để nhặt xương cốt tổ tiên mình bị đào xới tan hoang trong trận càn hôm 24.4.2012:














Viên gạch Bát Tràng đậy nắp tiểu sành
Xương ống chân







Mảnh chum (nồi đình) các ngôi mộ chôn trẻ con
Một ngôi mộ bị bật tung tiểu sành còn nguyên vẹn đã được bà con đắp lại
Cỗ quan tài chôn một hài nhi

Chiều nay, lần đầu tiên trong đời, tôi cầm trên tay những tấm xương người. Tôi chưa từng cầm hài cốt người bao giờ! Hồi sang cát cho Ông Nội tôi, mọi việc đều do cha tôi, chú tôi và các bác trong họ làm. Những mảnh hài cốt này không phải của tổ tiên tôi. Tôi chỉ định làm việc này lần đầu khi nào bốc mộ cha tôi. Nhưng hôm nay, với Văn Giang, tôi đã coi như là ruột thịt ....Chiều Văn Giang! Ôi! Đớn đau quá chừng...!!!

Những người dân Văn Giang chiều nay gom những mảnh hài cốt này cũng không chắc đó là của tổ tiên của dòng tộc họ, vì ở đây có hàng chục ngôi mộ bị máy ủi và máy xúc đảo lộn để làm một con hào ngăn cách khu dân cư và khu đất đã bị cưỡng chế san phẳng. 



 


BBC: BÀ BÙI HẰNG KỂ LẠI THỜI GIAN HÃI HÙNG TRONG TRẠI THANH HÀ







Bà Bùi Hằng kể chuyện sau khi ra trại





Bà Hằng là nhân vật được Hoa Kỳ và các tổ chức nhân quyền quan tâm

Bà Bùi Thị Minh Hằng, người bị chính quyền Hà Nội đưa vào Trại giáo dục Thanh Hà vì tội gây rối trật tự công cộng, bác bỏ tin tức cho rằng bà được thả vì làm đơn xin nhà nước khoan hồng.

Bà đã được chính quyền trả tự do và về đến nhà chiều Chủ nhật ngày 29/4.

Các bài liên quan
Lý do bà được thả, theo báo An ninh Thủ đô một ngày trước đó, là để thực hiện "chính sách khoan hồng của Nhà nước" nhân kỷ niệm ngày 30/4.

Trong phỏng vấn với BBC từ Vũng Tàu ngày thứ Ba 1/5, bà cho hay năm tháng trong trại Thanh Hà là 'khoảng thời gian hãi hùng'.

Bùi Thị Minh Hằng: Thực tế đó là một khoảng thời gian rất hãi hùng đối với tôi, kể ra thì nó dài vô cùng. Nhưng phải nói một điều rằng tôi xác định tôi không có tội. 

Tôi vẫn tin vào pháp luật cần phải có trong một quốc gia, nhưng quả thật thời gian mà họ giam giữ tôi một cách trái phép cho đến lúc họ thả ra thì tôi mới thấy họ không làm theo luật pháp.

Việc họ thả tôi ra hôm vừa rồi thì ngay đến giờ phút cuối cùng họ vẫn đối xử với tôi hết sức nhẫn tâm.

BBC: Vậy bà được thả ra theo đơn xin khoan hồng của nhà nước?

Không đúng. Tôi nhận được Quyết định miễn thời gian chấp hành còn lại. Gần một tháng trước đó, họ vận động tôi viết đơn xin khoan hồng.

Tôi trả lời là tôi không có tội gì mà viết đơn xin khoan hồng cả. Trong những lá đơn tôi gửi chỉ có đơn khiếu nại và tố cáo thôi.

Tôi khiếu nại Quyết định của UBND thành phố Hà Nội và tôi tố cáo những hành xử sai trái pháp luật trong việc bắt cóc tôi từ Sài Gòn đưa ra và những cư xử đến mức độ tôi phải hủy hoại thân thể và phải nhịn ăn vài ngày trong trại.

Sau đó, họ tiếp tục vận động là do cơ thể tôi quá yếu, vì thời gian tôi tuyệt thực chính thức trong đó chiếm gần hết thời gian tôi ở cơ sở nên tôi sút cân nhiều quá.
"Tôi trả lời là tôi không có tội gì mà viết đơn xin khoan hồng cả. Trong những lá đơn tôi gửi chỉ có đơn khiếu nại và tố cáo thôi."
Bà Bùi Thị Minh Hằng
Tôi cho rằng họ không coi trọng tính mạng của tôi. Mặc dù tôi tuyệt thực rất nhiều lần, nhưng họ không có động tĩnh gì.

Đến khi biết rằng từ bên ngoài, sức đấu tranh của quần chúng rất cao, cộng với không chịu được cách hành xử của họ, ở trong đó tôi đã một lần rạch chân rạch tay, do vậy họ bắt đầu có động thái.

Tuy nhiên, đây không phải là những động thái sửa sai mà là vận động tôi làm đơn xin khoan hồng.

Sau khi tôi không chấp nhận làm đơn xin khoan hồng, họ vận động tôi làm đơn xin đi chữa bệnh.
Rất nhiều đơn khiếu nại, đơn từ tố cáo tôi đã làm trong thời gian ở trong trại nhưng tôi cho rằng có lẽ họ không gửi những đơn từ đó của tôi đi đâu cả.

Vì biết tôi hay làm đơn từ, cho nên khi vào trong trại họ thu giữ hết giấy tờ, sách bút. Và cũng vì vấn đề này mà giữa tôi và cơ sở giam giữ tôi đã xảy ra rất nhiều lần đối đầu.

Tôi cũng làm đơn tố cáo việc quản giáo thu giữ giấy tờ không cho tôi viết vì đây không phải là những việc bị cấm đoán theo quy định.

BBC: Có nhiều bài viết trên báo chí chính thống về bà. Vậy bà có đọc được những bài viết đó không?

Có, tôi có đọc được những bài viết đó.
Trong chỗ chúng tôi ở thì có TV và họ nói là cho đọc báo Pháp luật, nhưng thực tế họ không bao giờ cho chúng tôi đọc một loại báo gì.

Bà Bùi Thị Minh Hằng được biết đến qua việc xuống đường chống Trung Quốc năm 2011

Nhưng khi có những sự kiện như thế, cách họ thông tin là các cán bộ, quản giáo cho những trại viên gần gũi với cán bộ mang vào như một cách truyền tải đến tôi.

Họ gần như dàn xếp một lịch trình để cho tôi và trại viên trong trại được xem những sự kiện như thế. 

Gia đình

BBC: Nhiều bài báo đã trích dẫn nhận xét của một số 'người thân' của bà, vậy xin bà cho biết nhận xét của mình?

Tôi chưa thể một lúc mà nói hết được. Nhưng tôi tin rằng bằng những hành xử không chính danh của chính quyền thì người dân sẽ tự phân tích điều đó.

Tôi rất tin tưởng vào chính nghĩa. Tôi đã viết ra thành những bài thơ rất đau xót trong những ngày tôi ở trong tù thông qua những lá thư gửi cho con tôi.

Từ những khổ đau như thế, tôi biết phải làm gì và làm gì nhiều hơn nữa để xã hội không còn những cảnh như gia đình tôi, không còn những nỗi đau như của con trai tôi trong những ngày tháng phải bỏ học đi nuôi tôi.
"Từ những khổ đau như thế, tôi biết phải làm gì và làm gì nhiều hơn nữa để xã hội không còn những cảnh như gia đình tôi, không còn những nỗi đau như của con trai tôi trong những ngày tháng phải bỏ học đi nuôi tôi."(Bùi Thị Minh Hằng)
Tôi đã dặn con tôi là “một kẻ làm chó thì ta phải chịu khó để làm người”.

Cho phép tôi không nói sâu hơn về những gì thuộc về cá nhân tôi vì những điều đó tôi đã chịu đựng trong rất nhiều năm qua. Đó là điều mà tôi phải rời xa gia đình để đi tìm cuộc sống ở nơi khác trong cảnh mẹ góa con côi.

Đó là những nỗi đau mà tôi không bao giờ muốn một lần trong đời bởi vì chọn bạn bè thì chúng ta chọn được, người này không tốt ta chọn người khác ta chơi, nhưng không ai chọn được nơi mình sinh ra. 

'Không phải chính trị gia'

BBC: Nhưng xin bà cho biết ý kiến riêng của bà trước sự tin cậy đằng sau những bài báo đó?

Tôi chưa nói đến độ tin cậy mà tôi nói đến độ bỉ ổi bởi vì bản thân tôi không phải là một chính trị gia cũng không phải là nhân vật trong giới kinh tế chính trị ở Việt Nam để họ làm điều đó nhắm vào tôi.

Tôi chỉ là một người rất bình thường từ những áp bức bất công trong xã hội. Những nền tảng duy nhất để chúng tôi đấu tranh là quyền của một người dân trong xã hội có luật pháp, có tôn ti trật tự.

Nhưng họ đã dùng những điều đó để trả thù tôi một cách điên cuồng đến mức tôi cho rằng họ lú lẫn. Đến bây giờ tôi nghĩ rằng họ biết là đã bị phản tác dụng. Bởi vì, từ hai hôm nay trở về đây, rất nhiều người dân từ Sài Gòn, Biên Hoà, Bà Rịa và những người xung quanh đây đến với tôi bằng tình cảm.

Có những anh xe ôm chỉ có mấy trái dừa, những lẵng hoa. Tôi tin là người dân bây giờ đã rất trưởng thành và vững vàng.

'Sẽ làm sáng tỏ'

BBC: Có nguồn tin cho biết bà có ý định tự vẫn?

Tôi từng có quyết định tự vẫn vì những bức xúc trước hành xử sai trái của chính quyền.

Nhưng trong những cuộc biểu tình tôi đi với bạn bè và chứng kiến cảnh họ đàn áp, bản thân tôi xuất phát là một dân oan, tôi từng nói rằng tôi sẽ tự thiêu nếu nhà nước này đối xử với dân như thế.
"Sau khi ổn định, việc đầu tiên là tôi sẽ cương quyết làm sáng tỏ về sự bắt giữ oan sai và những hành xử đối với tôi trong thời gian bị chính quyền giam giữ."
Bà Bùi Thị Minh Hằng

Cho đến giờ phút này, tôi đang dồn tâm huyết để viết lá thư cho chủ tịch nước và tổng bí thư rằng người dân trong chế độ hiện nay bị quá nhiều áp bức và chịu quá nhiều bất công đến mức không thể chịu đựng nổi.

Và nếu nhà nước không có được những động thái gần dân, vì dân, hoặc khắc phục những điều này thì tôi sẽ hiến tấm thân của tôi cho dân oan nhưng duy nhất tôi chỉ giữ ý định chọn cái chết là tự thiêu. Ngoài ra, nếu như có bất cứ sự kiện gì khác xảy đến với tôi thì đấy là sự tấn công từ bên ngoài.

BBC: Xin bà cho biết ý định của bà trong thời gian tới?

Tôi sẽ dành thời gian nghỉ ngơi trong vòng 10-15 ngày để lấy lại sức khoẻ vì bản thân tôi đã sút trên 15 kg từ lúc vào trại đến lúc về, cộng với rất nhiều vấn đề xảy đến gia đình và con cái tôi.

Hiện nay, tôi vẫn còn một cháu phải bỏ học giữa chừng để đi nuôi mẹ bị bắt. Trước mắt tôi khắc phục những việc của cá nhân tôi.

Sau khi ổn định, việc đầu tiên là tôi sẽ cương quyết làm sáng tỏ về sự bắt giữ oan sai và những hành xử đối với tôi trong thời gian bị chính quyền giam giữ.

Nguồn: BBC Tiếng Việt.


Khóc cùng nông dân Văn Giang



Nguyễn Thanh Giang (Danlambao) - Đảng đã vì lợi ích của các tập đoàn tư bản đỏ mà đẩy Luật đất đai 2003 lùi một bước so với Luật 1993 khi đưa thêm điều 39 trong phần “Thu hồi đất” với định nghĩa những “lợi ích quốc gia” là những “dự án đầu tư có nhu cầu sử dụng đất phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt”... Các cấp chính quyền đã thông đồng với bọn tư bản đỏ để ức hiếp, cướp bóc, trấn lột của nông dân Văn Giang khi đền bù cho họ không đầy 150 nghìn đồng một mét vuông ruộng rồi bán lấy lời gấp hàng trăm lần... 

*

Ngày còn là sinh viên tôi đã từng lội đồng vác đất góp sức khơi mở cống Xuân Quan. Trệu trạo mấy nắm mỳ luộc nhân dĩn (mọt gạo), bập bõm chút nhạc lý tự học; nhưng vì mơ ngày nước tràn đồng tưới xanh ruộng mật bờ xôi, với cảm xúc tràn trề tôi đã viết ca khúc “Dào dạt Xuân Quan”. (Ca khúc này hình như chỉ được vài chục người hát trong vài tuần). 

Lâu lắm rồi không thăm lại Xuân Quan nhưng trong tâm tưởng tôi ở đấy (nhờ có nước của Đảng đưa về tưới tắm) vẫn xanh mượt vườn cây trái, vàng ươm lúa chín thơm, và mấy năm gần đây còn xen thêm những luống hoa, vườn cảnh muôn mầu … 

Thế mà, mấy ngày vừa rồi bỗng gặp lại Xuân Quan qua các video clip trên màn hình computer với rừng rực lửa đuốc, ầm ào tiếng súng, tiếng mìn, tiếng người kêu khóc! 

Thảm họa rồi! 

Không thể không lên tiếng cùng Xuân Quan, cùng bà con nông dân Văn Giang. 

“Lấy thịt đè người” cưỡng chế nông dân Văn Giang, chính quyền đã phạm bốn lỗi/tội ác không thể không chê trách, không thể không oán giận: 

1 – Vi phạm luật pháp: 

Điều 27, Luật Đất đai 1993, quy định rằng: “Trong trường hợp thật cần thiết, Nhà nước thu hồi đất đang sử dụng của người sử dụng đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng thì người bị thu hồi đất được đền bù thiệt hại”. 

Ở đây không có “trường hợp thật cần thiết”, cũng không có “để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng”

2- Phá hoại sản xuất nông nghiệp, làm nguy hại đến kế hoạch dự trữ lương thực quốc gia: 

Đảng đã vì lợi ích của các tập đoàn tư bản đỏ mà đẩy Luật đất đai 2003 lùi một bước so với Luật 1993 khi đưa thêm điều 39 trong phần “Thu hồi đất” với định nghĩa những “lợi ích quốc gia” là những “dự án đầu tư có nhu cầu sử dụng đất phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt”

Cho dẫu thế, hãy xét xem: 

Ecopark chỉ là một dự án xây dựng nhà ở và khu vui chơi giải trí, Đảng không được để cho bất kỳ “cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt” nào có quyền xét duyệt việc biến một vùng đất phù sa mầu mỡ vào hạng nhất nước như Văn Giang thành vùng đất chết đối với nông nghiệp như vậy. Một dự án như vậy nếu đặt ở vùng đất ít mầu mỡ như Sóc Sơn, Xuân Mai …(không xa trung tâm Hà Nội lắm) thì còn được. 

3 – Các cấp chính quyền đã thông đồng với bọn tư bản đỏ để ức hiếp, cướp bóc, trấn lột của nông dân Văn Giang khi đền bù cho họ không đầy 150 nghìn đồng một mét vuông ruộng rồi bán lấy lời gấp hàng trăm lần. Trang vneconomy.vn trong bài báo “Nhộn nhịp đầu tư bất động sản tại Văn Giang” cho biết, công ty tư nhân Việt Hưng rao bán giá căn hộ dự án Ecopark khoảng20 triệu đồng/m2 và biệt thự, nhà phố là 45 triệu đồng/m2

4 – Chính quyền đối với dân tàn bạo hơn với giặc ngoại xâm: 

Trong khi Trung Quốc hầu như đã chiếm hẳn Hoàng Sa rồi thì chỉ rên rỉ, nhắc đi nhắc lại“Hoàng Sa là của Việt Nam”“Hoàng Sa là của Việt Nam” mà không có một đối sách nào hợp lý như Philippines thì đối với dân lại hùng hùng hổ hổ, bạo ngược tham tàn. Thông tin lan truyền trên mạng cho biết chính quyền đã huy động một lực lượng lên đến 3.000 cảnh sát mặc đồng phục lẫn thường phục, trật tự mang băng đỏ cùng nhiều xe ủi, sử dụng cả hơi cay để tấn công vào những người dân nằm vạ nằm vật trên đồng để bám trụ giữ đất. 

Dã man hơn, còn bắt giam mấy chục người. 

Gian trá, ti tiện hơn, không còn xem đạo lý, luật pháp là gì khi bắt ép những ai muốn được thả thì phải ký khống vào ba tờ giấy trắng, và làm thêm một tờ cam kết sẽ không khiếu nại tiếp. 

Bà Lê Hiền Đức – một lão thành cách mạng 80 tuổi đã nghẹn ngào khi kể với tôi về cảnh bà đã đến tận nơi để chứng kiến cảnh hãi hùng đó. 

Một vài nông dân Văn Giang đã đến cầu cứu tôi. Nhưng, tôi chỉ biết khóc cùng họ. 

Tôi khóc rồi ngồi viết bản luận tội này. Họ khóc để rồi sẽ cùng cả nước thét lên.


Hà Nội 30 tháng 4 năm 2012 


Dân phản ứng gay gắt khi Bộ trưởng gợi ý 'đóng hụi'



Sao lại phải ký quỹ khi tham gia giao thông? Phải chăng người dân sẽ bị đóng hụi chết suốt đời? Phải chăng "sáng kiến" này chợt lóe lên trong đầu ông Bộ trưởng... Đó là những ý kiến khi nghe Bộ trưởng Bộ GTVT đề xuất loại phí mới.

Đóng “hụi chết” suốt đời!

Trong phiên chất vấn trước Ủy ban Pháp luật của Quốc hội ngày 24/4 vừa qua, Bộ Trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng đã đề xuất nhiều giải pháp mạnh mẽ: Tịch thu, sung công quỹ xe đua; tăng mức phạt vi phạm và phạt thông qua tài khoản ngân hàng…

Kiến nghị mở tài khoản ngân hàng của chủ phương tiện và yêu cầu một khoản ký quỹ khi tham gia giao thông để tiến tới thu tiền phạt qua tài khoản đã được Bộtrưởng Bộ GTVT nhắc lại là một trong kiến nghị quan trọng để xử lý triệt để các vấn đề vi phạm hành chính và các giải pháp khắc phục trong lĩnh vực giao thông đường bộ.Tuy nhiên, trước kiến nghị này, nhiều người dân bức xúc: Căn cứ nào để ông Bộ trưởng nảy ra đề xuất này? Tại sao người dân có phương tiện giao thông cá nhân phải ký quỹ, có phải bất cứ ai ra đường cũng sẽ vi phạm giao thông? Ai quản lý quỹ này (bởi số tiền của 600.000 ô tô cá nhân và 33 triệu xe gắn máy)? Mức ký quỹ là bao nhiêu?... 

“Theo đề suất này ngân hàng lời to bởi không cần huy động, không cần trả lãi mà vẫn có khoảng tiền rất lớn trong thời gian rất dài. Số tiền ký quỹ này nếu không vi phạm giao thông, phải chăng người dân sẽ bị đóng hụi chết không lãi suốt đời? Chủ phương tiện thiệt thòi quá rõ. Nên nhớ rằng dân ta còn rất nhiều người nghèo”, TS Nguyễn Văn Vịnh (Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu xã hội và phát triển) chia sẻ. 

Chỉ nên khuyến khích

TS Nguyễn Văn Vịnh phân tích đề xuất này của Bộ trưởng Thăng xuất phát từ ý định tốt đẹp là “triệt tiêu” tiêu cực, CSGT và TTGT không trực tiếp tiếp xúc với tiền mặt; giảm sự phiền hà cho người dân. 

Chủ tịch Hiệp hội vận tải ô tô Nguyễn Mạnh Hùng đồng tình: Hiện nay quy trình nộp tiền phạt vi phạm giao thông rất bất tiện cho người dân, tài xế. Ví dụ sau khi vi phạm người dân bị lập biên bản (tạm giữ giấy tờ), trong đó hẹn ngày giờ đến cơ quan CSGT để nhận quyết định xử phạt rồi tới kho bạc nộp tiền, sau đó quay lại cơ quan CSGT đưa biên lai nộp tiền mới được trả lại giấy tờ. 

“Chưa kể, nhiều trường hợp người vi phạm giao thông là người tỉnh khác, chi phí đi lại để nộp phạt còn tốn kém hơn tiền phạt, dễ dẫn đến tâm lý hối lộ cho xong”, ông Đỗ Văn Cương (Vụ Pháp chế, Bộ Công an) thừa nhận.

Theo TS Vịnh, việc hạn chế tiêu cực không nằm ở câu chuyện tiền mặt hay không mà ở chỗ lực lượng chức năng có muốn, có dám và có thể nhận tiền mặt hay không. Nếu cả 3 điều “có” kia xảy ra thì không có cách nào chống được tiêu cực. TS Vịnh thắc mắc, đề xuất này dường như là “bột phát, chợt lóe lên trong đầu ông bộ trưởng thì phải?”. 

Ở nước ngoài, CSGT có biên bản thông báo, người vi phạm mang biên bản này ra đâu nộp cũng được hoặc trừ vào tài khoản. 

Tại Việt Nam, việc không sử dụng tiền mặt chỉ có ý nghĩa giảm bớt sự phiền hà cho người dân. Mới đây, Bộ Tài chính và Bộ Công an có cuộc tham vấn cho dự án Luật xử phạt vi phạm hành chính. 

Bộ Tài chính cho rằng trong xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông, nên thí điểm thu qua tài khoản ngân hàng theo cơ chế bắt buộc mở tài khoản đối với một số đối tượng trên một số địa bàn thí điểm. Tuy nhiên, việc làm này cũng không đơn giản. Người dân vẫn quen dùng tiền mặt, việc mở tài khoản ngân hàng và thanh toán qua thẻ chưa phổ biến, cách làm này vẫn dừng ở mức khuyến khích chứ chưa bắt buộc và chưa có chế tài xử lý. Hình thức này cũng không đơn giản hơn nộp phạt bằng tiền mặt, người vi phạm phải chứng minh đã chuyển tiền nộp phạt mới được lấy lại giấy tờ, phương tiện bị tạm giữ, còn phải chịu thêm chi phí chuyển tiền.

Theo Đất Việt

Tạm giam nhà báo Hoàng Khương thêm 3 tháng ?



Q. Lâm (NLĐ) – Ngày 2-5, một nguồn tin cho biết Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM đã quyết định tạm giam thêm 3 tháng đối với ông Nguyễn Văn Khương, tức Hoàng Khương-phóng viên Báo Tuổi Trẻ. Các bị can khác trong vụ án gồm Nguyễn Đức Đông Anh, Huỳnh Minh Đức và Tôn Thất Hòa cũng nhận được tống đạt tương tự. 

Lý do của việc gia hạn là nhằm chờ kết quả trưng cầu giám định băng ghi âm giọng nóicủa Hoàng Khương mà công an thu giữ ở thời điểm thực hiện lệnh bắt phóng viên này. 

Trước thông tin trên, ông Lê Xuân Trung, Tổng Thư ký Tòa soạn Báo Tuổi Trẻ, cho biết: “Tại buổi giao ban báo chí hồi tháng 2 năm nay, một vị lãnh đạo Công an TPHCM tuyên bố sẽ có kết luận điều tra vụ án liên quan nhà báo Hoàng Khương trong tháng 3-2012. Chúng tôi chờ mãi hết tháng 4 vẫn chưa thấy và bây giờ đã qua tháng 5 thì lại nhận được thông tin gia hạn tạm giam. Chúng tôi sẽ có công văn đề nghị giải thích rõ lý do của sự việc này”. 

Đến nay, báo Tuổi Trẻ đã 2 lần đề nghị cơ quan công an cho Hoàng Khương được tại ngoại để điều tra vì hoàn cảnh gia đình khó khăn và sức khỏe của Khương không bảo đảm. Sau đó, Báo Tuổi Trẻ có nhận được một phiếu chuyển nội bộ Công an TPHCM với nội dung xem xét đơn xin cho Hoàng Khương tại ngoại của Báo Tuổi Trẻ. 

Phóng viên Hoàng Khương bị khởi tố và bắt tạm giam vào ngày 2-1-2012 vì liên quan đến việc đưa hối lộ CSGT trong quá trình thực hiện viết “CSGT giải cứu xe đua trái phép”.