THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

08 April 2012

Nhiều đường hai chiều ở TP.HCM sẽ thành một chiều


2 ngày sau mưa người dân Thủ đô vẫn “bơi” trên đường


08/04/2012 18:52:18
 - Gần 2 ngày sau đợt mưa rào đầu mùa vào sáng ngày 7/4, tuy lượng mưa không lớn, nhưng cũng đủ làm ngập các tuyến đường của Thủ đô đến tận chiều ngày 8/4, khiến người và các phương tiện lưu thông gặp nhiều khó khăn.

Chiều ngày 8/4, đoạn đường 32 đoạn thuộc xã Kim Chung (huyện Hoài Đức, Hà Nội) vẫn còn ngập trong nước từ 20-30cm, khiến nhiều phương tiện như xe máy đi ngang qua phải "tắm" nước bởi xe ô tô chạy ngang làm nước bắn tung toé.
Mỗi lần xe qua nước bay tung té
Mỗi lần xe qua nước bay tung toé
Ở ngõ 167/37 phố Tây Sơn thuộc phường Quang Trung (quận Đống Đa, Hà Nội) cũng chung số phận. Nhưng điều khiến người dân ở ngõ này khó chịu là nước thải cộng nước mưa ứ dọng lại bốc mùi hôi thối, tanh khai tấn công người dân khu vực đến "ngộp thở", thậm chí nước bẩn tấn công vào tận nhà dân.
Đường 32 vẫn thành sông
Đường 32 vẫn thành sông
 
Các xe ô tô thi té nước vào nhau
Các xe ô tô thi té nước vào nhau
Người và các phương tiện đi lại trên đường 32 gặp nhiều khó khăn
Người và các phương tiện đi lại trên đường 32 gặp nhiều khó khăn
Đường ngập người dân đi tránh lên vỉa hè
Đường ngập người dân đi tránh lên vỉa hè
Xe máy, ô tô đến vùng ngập tìm cách né vào chỗ không ngập, nên thường bị ách tắc
Xe máy, ô tô đến vùng ngập tìm cách né vào chỗ không ngập, nên thường bị ách tắc
Nước thải sinh hoạt công nước mưa ngập ngõ 167/37 phố Tây Sơn
Nước thải sinh hoạt cùng nước mưa ngập ngõ 167/37 phố Tây Sơn
Bắc cầu vào nhà
Bắc cầu vào nhà
 
Nước bẩn tấn công vào tận sân và tận cửa nhà của người dân
Nước bẩn tấn công vào tận cửa nhà của người dân
Người dân chật vật khi ra vào nhà
Người dân chật vật khi ra vào nhà
Tiến Dũng

Những giọt nước mắt phá sản


Không trả được nợ đến hạn, Công ty thủy sản Bình An đã lâm vào tình trạng phá sản theo quy định của pháp luật. Thế nhưng, chủ nợ nông dân không muốn điều đó vì họ không đòi được tiền. 
Công ty nữ đại gia thủy sản sẽ đổi chủ
Đại gia thủy sản miền Tây nặng gánh nợ nần

Theo Luật Phá sản, khi doanh nghiệp không còn khả năng thanh toán được các khoản nợ đến hạn mà chủ nợ yêu cầu thì coi như đã lâm vào tình trạng phá sản. Nếu điều này được áp vào trường hợp của Công ty cổ phần Thủy sản Bình An (Bianfishco),vốn đang là chuyện thời sự hiện nay, thì doanh nghiệp đã lâm vào tình trạng phá sản.

Theo số liệu của cơ quan chức năng tỉnh Cần Thơ, số nợ của Bianfishco tại thời điểm này là hơn 1.500 tỉ đồng. Trong đó, hàng trăm tỉ đồng nợ tiền mua cá của nông dân nhưng Bianfishco không còn khả năng để chi trả. Tuy nhiên, Bianfishco không phải là trường hợp cá biệt trong làng doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thủy sản ở Cần Thơ nói riêng và cả nước nói chung.

Ảnh:
Chủ nợ nông dân của Bianfishco chưa muốn công ty này phá sản vì muốn đòi được tiền.

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, hiện có đến 80% doanh nghiệp chế biến cá tra giảm công suất, không ít doanh nghiệp trong số đó phải đóng cửa.

Ông Dương Ngọc Minh, Phó chủ tịch VASEP nói, thời điểm này, có chưa đến 10% doanh nghiệp thanh toán tiền mua cá cho nông dân đúng hạn. Ông cho rằng nguy cơ phá sản dây chuyền trong ngành chế biến cá tra hoàn toàn có thể xảy ra do không ít doanh nghiệp đang "lâm vào tình trạng phá sản".

Trước Bianfishco, Công ty cổ phần Thép Vạn Lợi ở Hải Phòng cũng nợ 6 tổ chức tín dụng hơn 1.000 tỉ đồng, nợ tiền điện 11 tỉ đồng, bảo hiểm xã hội 7 tỉ đồng...Nhiều doanh nghiệp trong ngành thép cũng đứng trước bờ vực phá sản, trong đó có Vạn Lợi. Dù thế, doanh nghiệp thép được các tổ chức tín dụng "ưu ái", họ không muốn con nợ của mình phá sản - khi tài sản mà các doanh nghiệp thép thế chấp vay là các dây chuyền thiết bị rất khó thanh lý được giá.

Vinashin cũng đã lâm vào tình trạng phá sản khá rõ ràng khi số nợ lên đến gần cả trăm ngàn tỉ đồng và mất khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn chủ nợ yêu cầu (xét theo luật). Nhưng đến nay, mọi việc vẫn chưa rõ ràng.

Và nếu chiểu theo điều 3 của Luật phá sản, nhiều doanh nghiệp khác cũng đang đứng bên bờ vực phá sản. Thiếu vốn, các đơn vị này không thanh toán được nợ đến hạn, đặc biệt các khoản đổ vào thị trường nhà đất.

Ở trường hợp Bianfishco, nếu Bianfishco hoặc các chủ nợ chọn cách tuyên bố phá sản thì vụ việc sẽ đi đến đâu? Theo luật sư Lê Thành Kính, Trưởng văn phòng Luật sư Lê Nguyễn, thứ tự phân chia tài sản như sau: (i) Phí phá sản; (ii) Các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội và các quyền lợi khác theo thỏa ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết; (iii) Các khoản nợ không có bảo đảm cho các chủ nợ. Nợ thuế nhà nước cũng là nợ không có bảo đảm.

Vậy "chủ nợ có bảo đảm" là gì? Chủ nợ có bảo đảm là chủ nợ có khoản nợ được bảo đảm bằng tài sản của doanh nghiệp hoặc của người thứ ba. Ở đây, hầu hết các ngân hàng thương mại đều yêu cầu người vay tiền phải có tài sản thế chấp hoặc cầm cố để đảm bảo nghĩa vụ thanh toán trong trường hợp người đi vay không có khả năng trả nợ hoặc trả nợ không đúng hạn.

Do đó, chủ nợ là các nông dân bán cá cho Bianfishco sẽ là những người nhiều thiệt thòi nhất khi công ty này phá sản. Theo Luật sư Lê Thành Kính, Trưởng văn phòng Luật sư Lê Nguyễn, có thể đó cũng là lý do, một số nông dân là chủ nợ của Bình An đã không chọn hình thức nộp đơn yêu cầu Bianfishco phá sản mà khởi kiện bằng một vụ án dân sự để đòi nợ.

Clip: Nông dân có nguy cơ mất nhà, mất đất vì Bianfishco

Thường những vụ kiện này, các hộ nông dân là người thắng kiện, và tòa sẽ tuyên buộc Bianfishco trả nợ (và lãi) cho các hộ dân. Nếu Bianfishco vẫn không thể thực hiện được bản án thì cơ quan thi hành án sẽ phát mãi tài sản của Bianfishco.

Nhưng cũng có trường hợp, thua lỗ trong làm ăn, muốn phá sản, doanh nghiệp lại không thể thực hiện được đúng luật. Tại Phú Yên, một doanh nghiệp vay ngân hàng hơn trăm tỉ đồng để mua ô tô khách kinh doanh vận tải. Kinh doanh thua lỗ, doanh nghiệp phải bán xe để xoay xở nhưng vẫn không thể vực dậy được. Cuối cùng, doanh nghiệp này làm thủ tục xin tuyên bố phá sản. Tuy nhiên, chủ nợ là ngân hàng đã can thiệp vào quá trình làm thủ tục tuyên bố phá sản của doanh nghiệp.

Ngân hàng nói trên tìm cách chứng minh doanh nghiệp này có ý định lừa đảo chiếm đoạt tài sản khi cho rằng số lượng xe khách của doanh nghiệp đã thế chấp ngân hàng nhưng lại bị doanh nghiệp bán đi. Khi đó cơ quan điều tra "nhảy vào", thủ tục phá sản đến nay vẫn ngưng trệ. Đó là chưa nói đến kiểu làm ăn "hai hệ thống sổ sách" của doanh nghiệp này (cũng như của nhiều doanh nghiệp Việt Nam để đối phó với thuế) gây khó khăn không nhỏ khi làm thủ tục giải thể.

Bianfishco: Từ đám cưới siêu xe đến nợ hàng nghìn tỷ

(Theo Thời báo kinh tế Sài Gòn)