THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

07 April 2012

Hà Nội yêu cầu giám sát Keangnam cung cấp dịch vụ


Thành phố Hà Nội vừa giao UBND huyện Từ Liêm chủ trì tổ chức hội nghị chung cư tại tòa nhà Keangnam và giám sát chủ đầu tư không được dừng cung cấp dịch vụ.
Những sự cố của tòa nhà cao nhất Việt Nam
Dân phát loa phản đối vì bị cắt dịch vụ

Theo chỉ đạo của thành phố, Công ty TNHH một thành viên Keangnam Vina phải có trách nhiệm duy trì bình thường các dịch vụ điện, nước, vệ sinh môi trường, thang máy để đảm bảo sinh hoạt bình thường cho các hộ dân. Hà Nội giao UBND huyện Từ Liêm tổ chức hội nghị chung cư tại tòa nhà Keangnam và giám sát chủ đầu tư không được dừng cấp dịch vụ.

Kể từ 1/4, đơn vị quản lý tòa nhà cao nhất Việt Nam cho biết sẽ áp mức phí quản lý mới của Keangnam là 15.080 đồng mỗi m2 một tháng. Thông báo này chỉ đưa ra vài ngày sau khi Keangnam xin giao lại công tác quản lý tòa nhà cho UBND thành phố điều hành vì bất lực khi cư dân chỉ đóng phí 4.000 đồng. Keangnam khẳng định, từ đầu tháng 4, Công ty TNHH Chesnut Vina xin rút khỏi không điều hành tòa nhà do không có kinh phí để trả cho nhân viên, duy trì tiện ích công cộng và vận hành trang thiết bị.

Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội Nguyễn Thế Hùng cho rằng, đề xuất xin giao lại tòa nhà cho Hà Nội không được chấp thuận bởi không có cơ sở pháp lý. Keangnam được phép giao kinh doanh dự án thì phải chịu trách nhiệm từ đầu đến cuối. "Keangnam đã bán nhà cho người dân phải chịu trách nhiệm với người dân. Đến nay, Keangnam đã nhận thức được vấn đề, họ đã quay lại tiếp quản vận hành tòa nhà", ông Hùng cho biết.

Với mức phí dịch vụ mới được đơn vị quản lý áp (trên 15.000 đồng mỗi m2), ông Hùng khẳng định đây chỉ mới là đề xuất của Keangnam. Để người dân thấy số tiền trên là hợp lý, thì Keangnam phải công khai phần lập dự toán. Từ đó hai bên mới ngồi với nhau cam kết đúng hợp đồng kinh tế.

Hoàng Lan

Người mua thị trấn Mỹ là doanh nhân TP HCM


Ông Phạm Đình Nguyên, Tổng giám đốc Công ty Dịch vụ phân phối Tổng hợp quốc tế (IDS), có trụ sở tại TP HCM là người đã trả 0,9 triệu USD để mua thị trấn Buford (bang Wyoming, Mỹ).
Thị trấn Mỹ được rao bán giá 100.000 USD
Vụ phá sản thành phố lớn nhất lịch sử Mỹ

Hãng đấu giá Williams & Williams cho biết, người Việt Nam mua thị trấn Buford, thuộc bang Wyoming nằm ở miền Trung nước Mỹ là một doanh nhân đến từ TP HCM. Ông này đã bay thẳng từ Việt Nam sang Mỹ để tham gia buổi đấu giá. Theo báo Tuổi trẻ, doanh nhân này là Phạm Đình Nguyên - Tổng giám đốc Công ty Dịch vụ phân phối tổng hợp quốc tế (IDS), có trụ sở tại TP.HCM.

"Sở hữu một phần của nước Mỹ là ước mơ của tôi. Khi đọc được một bài báo nói về việc đấu giá thị trấn Buford, tôi đã rất phấn khích. Vì vậy, tôi đã quyết định sẽ tới Wyoming để trực tiếp tham gia. Đây là một hành trình dài nhưng cuối cùng tôi cũng thực hiện được ước mơ của mình", vị doanh nhân chia sẻ với báo chí sau khi chiến thắng trong cuộc bán đấu giá.

Buford là thị trấn nhỏ nhất nước Mỹ với một cư dân duy nhất. Ảnh: Telegraph

Thị trấn Buford đã được bán cho ông Phạm Đình Nguyên với số tiền 900.000 USD. Trong phiên đấu giá, số tiền để mua thị trấn này đã tăng từ 100.000 USD lên 900.000 USD chỉ trong 15 phút.

Người Mỹ lo Tổng giám đốc IDS mua thị trấn Buford bị hớ

Mức giá ông Nguyên trả để mua thị trấn Buford bao gồm cả mã bưu chính, trường học lâu đời, căn nhà ba phòng ngủ cùng nguồn thu duy nhất của thị trấn là một trạm xăng và một cửa hàng tiện ích mang tên Buford Trading Post. Chủ nhân duy nhất của thị trấn, ông Don Sammons, 61 tuổi, đã cười sung sướng sau buổi đấu giá. "Đây là một ngày tuyệt vời đối với tôi, tôi không thể nào hạnh phúc hơn", ông Sammons chia sẻ với báo chí.

Cửa hàng tiện ích mang tên Buford Trading Post. Ảnh: Telegraph

Hãng đấu giá bất động sản Williams & Williams đã tổ chức buổi bán đấu giá này tại Buford Trading Post. Những người đến xem và tham gia đấu giá từ 146 quốc gia có thể theo dõi diễn biến cuộc đấu giá qua trang web của Auction Network.

3 cách để mua bất động sản ở Mỹ

Tuyến Nguyễn (theo Ibtimes/Market Watch)

Rò rỉ phóng xạ tại nhà máy điện hạt nhân ở Pháp


07/04/2012 17:59:10

Ngày 5/4, hai vụ hỏa hoạn nhỏ đã gây ra rò rỉ phóng xạ ở nhà máy điện Penly của Pháp, trên eo biển Anh gần cảng Dieppe, nhưng lượng phóng xạ rò rỉ đã được thu thập trở lại vào hai bình chứa đặc biệt một cách an toàn, theo lời nhà chức trách.

Xe cứu hỏa được điều tới nhà máy Penly (Nguồn: Reuters)
Xe cứu hỏa được điều tới nhà máy Penly (Nguồn: Reuters)

Cơ quan vận hành nhà máy, EDF (Electricite de France), cho biết một lò phản ứng đã đóng tự động sau hai trận hỏa hoạn nhỏ nói trên.

Lính cứu hỏa đã dễ dàng dập tắt các đám cháy nhưng một máy bơm làm lạnh đã bị hỏng, gây ra rò rỉ nước có phóng xạ ở mối nối đường ống. Nước này sau đó đã được thu lại vào các bình đặt bên trong lò phản ứng, EDF cho biết.

Lò phản ứng tiếp tục được làm lạnh đúng cách và các đội xử lý chuyên nghiệp đang hạ dần áp lực nước, theo công ty này.

EDF nói toàn bộ quá trình trên diễn ra an toàn, không có ai bị thương và "không để lại hậu quả gì cho môi trường".

Hiện vẫn chưa rõ nguyên nhân vụ hỏa hoạn, nhưng Cơ quan an toàn hạt nhân Pháp (ASN) cho biết các lính cứu hỏa đã tìm thấy những vũng dầu cháy và đã dập tắt lửa ở đó.

"Có những vũng dầu cháy kích thước vài centimet", người phát ngôn của ASN, Evangelia Petit, nói ngày thứ Sáu. ASN cũng cho biết mức độ báo động của sự cố này chỉ là cấp 1 (bất thường) trong bảy cấp quốc tế INES cho các tai nạn hạt nhân, với cấp 7 là "sự cố lớn".

Pháp hiện sử dụng 75% nhu cầu điện từ hạt nhân và đây dự kiến sẽ là một chủ đề gây tranh cãi trong cuộc bầu cử tổng thống diễn ra vào tháng 4 và 5 sắp tới. Là nước phụ thuộc nhất vào năng lượng hạt nhân, Pháp hiện có 58 lò phản ứng đang vận hành, nhưng lo ngại đã gia tăng kể từ sau thảm họa Fukushima ở Nhật Bản cũng như tuyên bố từ nước láng giềng Đức sẽ đóng cửa tất cả các nhà máy hạt nhân vào cuối năm 2022.

(Theo TTXVN)

Mưa đầu mùa khiến nhiều phố Hà Nội thành sông


07/04/2012 17:27:26

Cơn mưa đầu tiên trong năm đã khiến nhiều tuyến đường của thủ đô Hà Nội rơi vào trạng thái ngập lụt cục bộ.

Cơn mưa lớn đầu tiên trong năm đã khiến nhiều tuyến phố Hà Nội ngập lụt
Cơn mưa lớn đầu tiên trong năm đã khiến nhiều tuyến phố Hà Nội ngập lụt. (Ảnh: TTXVN)

Tại đường Nguyễn Tuân, Thanh Xuân, mưa lớn đã khiến nước dâng lên nhanh chóng. Chỉ sau 1 tiếng đồng hồ, cả đoạn đường dài đã biến thành sông.

Tại phố Xã Đàn (Kim Liên mới), Thái Thịnh, đầu phố Tây Sơn, phố Quang Trung (Hà Đông), phố Lạc Trung…, người đi đường phải "né" những cái "ao" nhỏ đang dần hình thành.

Trên phố Kim Mã, nước chưa ngập nhưng tại nhiều điểm, các công nhân công ty thoát nước Hà Nội đã phải cạy nắp cống chờ sẵn, đề phòng mưa lớn bất ngờ.

Ngập nặng nhất phải kể đến các tuyến phố Phạm Hùng và Định Công.

Theo quan sát tại tuyến đường Phạm Hùng sáng nay, cơn mưa lớn đã nhanh chóng biến cả tuyến đường thành sông. Có đoạn, nước dâng cao ngập quá nửa bánh xe máy. Người đi đường phải cố gắng "chạy" lên vỉa hè để tránh những đoạn nước sâu.

Tại đường Định Công, đoạn chạy từ cầu Định Công ra Giải Phóng, nước cũng đọng lại thành vũng lớn, gây cản trở các phương tiện lưu thông. Các xe máy phải rón rén đi qua những chỗ ngập, còn ô tô, nhất là xe buýt thì cứ lao ầm ầm, khiến người đi đường và cả các hộ dân bên cạnh "hốt hoảng" mỗi khi có xe lớn qua.

Ô tô lội sông giữa lòng Hà Nội (Ảnh: TTXVN)
Ô tô lội sông giữa lòng Hà Nội (Ảnh: TTXVN)

Các tuyến phố trong lòng thủ đô bỗng vắng hơn ngày thường. Người đi đường ai cũng hối hả, vội vã như muốn thoát thật nhanh những cơn mưa tầm tã không dứt hạt. Tất cả những nơi có thể trú mưa như mái hiên, nhà chờ xe buýt, thậm chí cả cabin điện thoại thẻ đều chật kín người.

Theo báo cáo nhanh của Công ty thoát nước Hà Nội, đây là trận mưa chuyển mùa trong năm, mưa rải rác khắp khu vực nội thành với cường độ khác nhau, lượng mưa đo được tại khu vực Hồ Tây là 49mm, Vân Hồ 32mm và khu vực Cầu Giấy là 30mm. Đây là cơn mưa lớn nhất từ đầu năm.

Mưa lớn khiến đường Nguyễn Tuân hình thành những con sông nhỏ  (Ảnh: TTXVN)
Mưa lớn khiến đường Nguyễn Tuân hình thành những con sông nhỏ (Ảnh: TTXVN)

Với lượng mưa này, nhiều điểm xuất hiện ngập úng tuy nhiên không xảy ra ngập nghiêm trọng, lượng nước chỉ dồn ứ trên một số tuyến đường vành đai 3, Nghiêm Xuân Yên, Khuất Duy Tiến, Phạm Văn Đồng, Thái Thịnh...

Đại diện Công ty cũng cho hay, ngay từ sáng sớm, công ty đã cử người túc trực tại những điểm có nguy cơ ngập sâu để tiến hành khơi thông dòng chảy. Đến 9 giờ sáng nay, về cơ bản tình trạng ngập úng đã được khắc phục.

(Theo TTXVN)

Thực hư về gạo giả ở Việt Nam


2012-04-06

Nỗi lo âu về gạo giả đang 'nóng' trong dư luận xã hội. Các thông tin chính thức và không chính thức đan xen nhau, mức độ thực hư về loại gạo lạ này thế nào?

Photo courtesy of nld

Một mẫu gạo "lạ" xuất hiện tại TPHCM hôm 18-2.

 

Vẫn tiêu dùng bình thường?

Thông tin về gạo giả được phát hiện ở Sài gòn từ tháng 2 năm ngoái. Đến nay vẫn chưa có cơ quan nào lên tiếng chính thức về kết quả kiểm nghiệm. Trong mấy ngày qua, thông tin về gạo giả lại rộ lên ở Hà Nội. Chúng tôi liên hệ đến Phó Giáo sư Tiến sỹ Trần Đáng, nguyên Cục trưởng Cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm, Bộ Y tế để tìm hiểu về thông tin này, thì được xác nhận như sau:

Để khẳng định thị trường gạo Việt Nam có hay không, thì hiện nay trên cơ bản là chưa xác định. Cho nên tiêu dùng cứ bình thường, xuất khẩu cứ bình thường.

PGS Trần Đáng

"Hà Nội thì chưa thấy, chỉ thấy có một cái thông tin là có gạo giả. Còn chuyện gạo giả là có thực ở bên các nước láng giềng. Sản phẩm đó đã vào Việt Nam chưa; phải để đi sàng lọc, kiểm tra trên thị trường Việt Nam.

Khả năng có là có thể có. Thế nhưng mà để khẳng định thị trường gạo Việt Nam có hay không, thì hiện nay trên cơ bản là chưa xác định. Cho nên tiêu dùng cứ bình thường, xuất khẩu cứ bình thường. Không có ảnh hưởng gì đến chế độ xuất khẩu ở Việt Nam hết."

Tức để xác định chính thức Việt Nam có gạo giả hay không, quả là vấn đề phức tạp. Mặc dù về mặt pháp lý, có thể viện dẫn vào Luật Bảo vệ Người tiêu dùng và Luật An toàn Vệ sinh Thực phẩm. Đồng thời cơ quản chịu trách nhiệm chủ yếu, cũng được Tiến sỹ Trần Đáng cho biết:

"Ở Việt Nam có thẩm quyền về gạo là phân công cho Bộ Nông nghiệp. Nhưng phối hợp với Bộ Nông nghiệp là cơ quan quản lý Nhà nước về an toàn thực phẩm là Bộ Y tế.

Hai Bộ này đang ráo riết cho quân đi lấy các mẫu trên thị trường gạo Việt Nam. Nếu có là lập tức có thể giải quyết ngay trong một thời gian rất ngắn."

Gao-Thai-Lan-1-250.jpg
Một sạp bán gạo ở Hà Nội hôm 11-10-2011. RFA PHOTO.
Về lý thuyết là vậy. Song thực tế trong các vụ việc trước đây, để đi đến một công bố cụ thể là phải trải qua một quá trình dài. Bởi kết luận của hai Bộ kia luôn cần viện dẫn đến Bộ Khoa học Công nghệ, cơ quan quản lý các Trung tâm Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng. Nơi có đủ máy móc, cán bộ chuyên môn làm rõ các nghi vấn về vấn đề chất lượng. Hệ lụy phát sinh từ chỗ, Việt Nam không có cơ quan quản lý nhà nước duy nhất về thực phẩm.

Trong cuộc trao đổi với ông Nguyễn Trí Ngọc, Cục trưởng Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp, về câu chuyện tại Hà Nội không phải là thông tin đầu tiên liên quan gạo giả ở Việt Nam. Chúng tôi được ông Ngọc cho biết:

"Cái gạo mà gọi là gạo giả năm nay xuất hiện ở Hà Nội, với gạo năm ngoái, xuất hiện ở thành phố HCM. Hiện nay các cơ quan chức năng đang cho lấy mẫu, rồi kiểm nghiệm, đánh giá, phân tích. Lúc ấy mới có kết luận cụ thể."

Thì nó sản xuất bằng công nghệ công nghiệp thì nó phải giống nhau như đúc. Trong đó thì nó có cả tinh bột, chất nhựa, chất dẻo…

Ô. Nguyễn Trí Ngọc


Nhân tiện nhắc lại loại gạo giả từng có mặt ở Sài gòn, loại gạo này đem nấu thì các hạt cơm rời ra chớ không dính lại với nhau như cơm thông thường. Hạt cơm cũng không hề đứt gãy dù dùng đũa xới tơi lên. Đặc biệt hơn, mặc dù có rất nhiều bàn tay bốc vào, cơm để qua 1 ngày vẫn không bị thiu hoặc đổi màu. Về thành phần cấu tạo và cách sản xuất loại gạo này, ông Cục trưởng Nguyễn Trí Ngọc có giải thích:

"Thì nó sản xuất bằng công nghệ công nghiệp thì nó phải giống nhau như đúc. Trong đó thì nó có cả tinh bột, chất nhựa, chất dẻo…"

Cách nhận biết gạo giả

Quan sát những hạt gạo không bình thường này, người ta thấy chúng đều rất bóng, gần như giống hệt nhau. Nếm thử thì không có mùi vị. Ngoài ra, loại gạo tốt nhất ở Việt Nam hiện nay có khoảng 5% tấm thì loại gạo này hoàn toàn không có tấm. Hình dạng trong suốt không có chút bạc bụng như gạo thường.

gao-gia-250.jpg
Một mẫu gạo nghi là gạo giả đang được đưa đi kiểm nghiệm hôm 04-04-2012. Photo courtesy of antd.
Tiến sỹ Lê Duy Hàm, Viện trưởng Viện Di truyền nông nghiệp cho rằng, nếu sử dụng ni lông hoặc cao su và hương liệu để làm gạo giả thì giá thành đắt hơn rất nhiều so với trồng lúa để lấy gạo. Hoặc ông Nguyễn Trí Hoàn, Viện trưởng Viện Cây lương thực và thực phẩm phán đoán, có thể đây là một loại gạo phế phẩm. Người ta làm mới lại, rồi đem bán kiếm lời. Gạo trong và bóng là do được bọc bằng một chất nào đó. Gạo không có mùi vị gì là do gạo cũ, để lâu ngày nên mất mùi.

Vì không phải làm từ nhựa thuần túy nên giá thành gạo giả sẽ rẻ. Người hám lợi có khả năng vẫn bán với khối lượng lớn dưới hình thức trộn chúng cùng gạo thật. Với những mô tả về gạo giả mà các phương tiện thông tin đại chúng đưa ra, Phó Giáo sư Tiến sỹ Trần Hồng Côn, Đại học quốc gia Hà Nội đưa ra giả thuyết, có thể gạo giả đã được sản xuất từ polime tái chế - một loại hợp chất rất độc hại ngay cả khi sản xuất túi đựng chớ chưa nói đến thực phẩm. Về nguồn gốc xuất xứ của loại gạo giả này thì theo ông Nguyễn Trí Ngọc:

"Cái đó thì cũng chưa khẳng định được. Vì muốn khẳng định được thì phải có điều tra cụ thể. Nhưng nhiều khả năng là từ phía Trung Quốc."

Trước đây, luận chứng quan trọng khẳng định Sài gòn chưa có gạo giả Trung quốc là về chính ngạch, các doanh nghiệp trong nước chưa từng nhập gạo Trung Quốc. Tuy nhiên, con đường để gạo giả vào Việt Nam không đơn giản như vậy. Theo Tiến sỹ Trần Đáng:

"Có thì thường là nhập lậu qua biên giới. Khả năng nói nếu có, tôi nghĩ là cũng không nhiều."

Cách nhận dạng gạo giả được các nhà khoa học khuyến cáo như sau. Bỏ gạo vào chảo rang dưới ngọn lửa to, nếu là gạo giả thì sẽ nóng chảy ra. Hoặc ngâm vào nước, gạo giả sẽ không nở mà nổi lên mặt nước.

Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), mỗi năm Việt Nam có hơn 8 triệu người bị ngộ độc và tiêu chảy do ăn uống. Khó có thể hình dung được bữa ăn của người Việt không có cơm, cho nên việc xác định thực giả về gạo cần nhanh chóng làm sáng tỏ trước công luận.

Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved.


Thuốc quá liều gây đình đốn kinh tế


2012-04-06

Sau ba năm thực hiện gói kích cầu 143.000 tỷ đồng tương đương 8 tỷ USD, nền kinh tế Việt Nam đã rơi trở về điểm xuất phát cũ của năm 2008, khi khủng hoảng kinh tế tài chánh thế giới diễn ra.

RFA/AFP

Hàng chục ngàn doanh nghiệp giải thể hay ngừng hoạt động riêng trong quí 1/ 2012

 

Dư luận được báo chí dẫn dắt sau khi bị cuốn hút vào vụ Tiên Lãng, Vụ nứt đập thủy điện Sông Tranh 2, nay trở lại với thực tế đầy khó khăn của nền kinh tế Việt Nam. Theo báo điện tử Saigon Tiếp thị, tăng trưởng GDP trong quí 1/2012 đã sụt giảm mạnh xuống mức 4%, mức thấp nhất trong vòng ba năm qua. Tờ báo nhận định là, chỉ số giá tiêu dùng tháng 3/2012 được ghi nhận là trong xu hướng hạ giảm, nhưng thực chất nếu tính theo năm thì vẫn tăng 14,15% so với tháng 3/2011 và cao hơn mức 11,25% của tháng 3/2009 ở giai đoạn khủng hoảng toàn cầu. 

Những tín hiếu rõ rệt của đình đốn


Nhà báo Saigon Tiếp Thị nhận định một cách đầy lo ngại là nền kinh tế có nguy cơ rơi vào tình trạng đình đốn, theo đó tăng trưởng kinh tế chậm trong khi lạm phát vẫn duy trì ở mức cao đang tác động lớn đến hầu hết tất cả các đối tượng trong nền kinh tế. Người tiêu dùng hạn chế chi tiêu vì thu nhập không theo kịp vật giá, còn nhà sản xuất thì hầu như thập diện mai phục, khó tiếp cận nguồn vốn vay, lãi suất ngân hàng quá cao, giá nguyên vật liệu, nhiên liệu cũng tăng nhanh. Tất cả các yếu tố đó dẫn tới thực tế là chi phí đầu vào tăng nhanh, sức tiêu thụ chậm và doanh nghiệp không thể tăng giá bán đầu ra tương ứng. 
...ảnh hưởng tình hình thế giới và tất cả mọi thứ đều đi tới chỗ khó khăn, lãi suất ngân hàng cao, giá điện, giá nhân công. Các doanh nghiệp Việt Nam gặp khó khăn đóng cửa rất nhiều, trong giai đoạn này cố gắng hết sức để tồn tại thôi chứ đừng nói tới lợi nhuận và phát triển.

Một doanh nhân ở TP.HCM tâm sự với chúng tôi:   

Nhiều cửa hàng tổ chức bán hạ giá. RFA
Nhiều cửa hàng tổ chức bán hạ giá. RFA
"Năm ngoái các doanh nghiệp trong nước Việt Nam chậm chân lắm, ảnh hưởng tình hình thế giới và tất cả mọi thứ đều đi tới chỗ khó khăn, lãi suất ngân hàng cao, giá điện, giá nhân công. Các doanh nghiệp Việt Nam gặp khó khăn đóng cửa rất nhiều, trong giai đoạn này cố gắng hết sức để tồn tại thôi chứ đừng nói tới lợi nhuận và phát triển."       


Ngày 1/4 VietnamNet đưa tin, chính phủ công bố trong ba tháng đầu năm 2012 có khoảng 12.000 doanh nghiệp giải thể, đăng ký ngừng hoạt động có thời hạn hoặc dừng thực hiện nghĩa vụ thuế. Ông Vũ Đức Đam, bộ trưởng chủ nhiệm văn phòng Chính phủ trong cuộc họp báo ở Hà Nội nhìn nhận số lượng doanh nghiệp ngưng sản xuất và giải thể cao hơn những năm trước. Chính phủ giải thích nguyên nhân của tình trạng này là vì, sản xuất công nghiệp chế biến, chế tạo gặp nhiều khó khăn do chi phí đầu vào cao, tiêu thụ chậm, tồn kho còn ở mức cao, dẫn đến qui mô sản xuất thu hẹp. Trong khi đó lãi suất cho vay tuy giảm nhưng vẫn còn cao, việc tiếp cận vốn khó khăn.

Bộ trưởng Vũ Đức Đam trấn an rằng, trong nền kinh tế thị trường, các nhà kinh doanh lập ra các doanh nghiệp mới, đăng ký kinh doanh mới cũng như có các doanh nghiệp phải đóng cửa, giải thể là chuyện bình thường. Theo lời ông Bộ trưởng, số lượng doanh nghiệp nhiều hay ít không quan trọng bằng hiệu quả họat động kinh doanh của cả nền kinh tế. 
Hiện nay trên toàn cõi Việt Nam hàng nghìn doanh nghiệp đang 'cháy'vì thiếu tín dụng hoạt động mà Ngân hàng Nhà nước không giải quyết vấn đề tiếp cận tín dụng cho những doanh nghiệp đó hoạt động để hàng nghìn doanh nghiệp phải phá sản, để hàng chục vạn người lao động phải mất việc làm thế thì không hợp lý.

Một kiểu mời khách của siêu thị. AFP
Một kiểu mời khách của siêu thị. AFP
Mặt bằng lãi suất ngân hàng được chính phủ hạ giảm 1% hồi tháng trước nhưng lãi suất cho vay vẫn là quá cao trong mức 17%-18%, không những thế doanh nghiệp rất khó tiếp cận nguồn vốn ngân hàng. Ông Bùi Kiến Thành, chuyên gia kinh tế cao cấp ở Hà Nội từng nhiều lần kiến nghị chính phủ sớm giải quyết vấn đề vốn vay với lãi suất hợp lý dưới 10%, để cho doanh nghiệp có thể họat động, có thể tồn tại và có thể đóng một vai trò tích cực trong vấn đề phát triển kinh tế đất nước. Nếu kể luôn từ năm 2011 tới nay thì gần 100.000 doanh nghiệp đã phá sản, ngừng hoạt động. Chuyên gia Bùi Kiến Thành phát biểu:              

"Nếu như hôm nay ngay giữa thành phố Hà Nội trên phố Tràng Tiền cháy 5-7 căn phố mà Sở Cứu hỏa Hà Nội không chịu bơm nước chữa lửa thì tình hình nó sẽ như thế nào? Còn hiện nay trên toàn cõi Việt Nam hàng nghìn doanh nghiệp đang 'cháy'vì thiếu tín dụng hoạt động mà Ngân hàng Nhà nước không giải quyết vấn đề tiếp cận tín dụng cho những doanh nghiệp đó hoạt động để hàng nghìn doanh nghiệp phải phá sản, để hàng chục vạn người lao động phải mất việc làm thế thì không hợp lý."

Doanh nghiệp khó thoát khỏi phá sản


Cùng với thông tin chính phủ chính thức công bố số lượng 12.000 doanh nghiệp giải thể hay ngừng hoạt động riêng trong quí 1/ 2012, báo chí đưa rất nhiều tin liên quan tới tình trạng các đại công ty vỡ nợ hàng loạt, khiến độc giả không khỏi bàng hoàng. Đối với người dân bình thường, hiệu quả của toàn bộ của nền kinh tế là cái gì đó quá trừu tượng, người dân đưa ra những câu hỏi mang tính đời thường. Thí dụ năm 2011, Việt Nam xuất khẩu được 2,7 tỷ USD cà phê, kim ngạch lớn lao thế, nhưng tiền đi đâu hết mà hàng loạt đại gia cà phê vỡ nợ, tổng nợ khó trả của các đại gia cà phê cũng khoảng vài ngàn tỷ đồng. 

VnExpress cuối tháng 3 đưa tin, Công ty cổ phần Đầu tư xuất nhập khẩu Cà phê Tây nguyên tức Vinacafe Buôn Ma Thuột đang ôm khối nợ quá hạn gần 2.000 tỷ đồng, ít cơ may hồi phục. Ngày 28/3, ông Vũ Đức Tiến, Giám đốc Vinacafe Buôn Ma Thuột phát biểu trên Tiền Phong Online xác nhận số nợ quá hạn với 8 Ngân Hàng đã giảm hiện còn 1.600 tỷ đồng. Tuy nhiên tài sản công ty gồm kho bãi, bất động sản, đoàn xe tải 55 
Công nhân thất nghiệp ngồi đợi những công việc mướn làm theo giờ hoặc ngày ở Hà Nội. AFP
Công nhân thất nghiệp ngồi đợi những công việc mướn làm theo giờ hoặc ngày ở Hà Nội. AFP
chiếc đã được các ngân hàng thế chấp với trị giá 1.250 tỷ khi cho vay. 
Công ty cổ phần Đầu tư xuất nhập khẩu Cà phê Tây nguyên tức Vinacafe Buôn Ma Thuột đang ôm khối nợ quá hạn gần 2.000 tỷ đồng, ít cơ may hồi phục. Ngày 28/3, ông Vũ Đức Tiến, Giám đốc Vinacafe Buôn Ma Thuột phát biểu trên Tiền Phong Online xác nhận số nợ quá hạn với 8 Ngân Hàng đã giảm hiện còn 1.600 tỷ đồng.

Ngoài ra công ty còn lượng hàng tồn kho ước tính trị giá 300 tỷ nên nếu bán hết sẽ trả được nợ. Vinacafe Buôn Ma Thuột từng được phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động, được Hiệp Hội Cà phê Thế giới xếp hạng công ty xuất khẩu cà phê nhân đơn lẻ lớn nhất toàn cầu. Theo lời Giám đốc Vinacafe Buôn Ma Thuột Vũ Đức Tiến thì công ty ngập nợ vì chênh lệch tỷ giá USD quá lớn giữa thời điểm vay và trả. Đặc biệt lãi suất vay ngân hàng từ năm 2010 tới nay ở trong mức 16%-24% một năm khiến doanh nghiệp chao đảo. Ngoài ra Vinacafe Buôn Ma Thuột còn d
ùng một số khoản vay ngắn hạn vào đầu tư dài hạn. 

INEXIM Daklak, một doanh nghiệp xuất khẩu cà phê từng có doanh thu hơn 1.000 tỷ đồng mỗi năm, nay cũng gần cạn vốn bên cạnh món nợ khó trả 365 tỷ đồng, INEXIM có khả năng phải bán hết tài sản để trả nợ hoặc công bố phá sản. Ông Vân Thành Huy, Chủ tịch Tổng giám đốc INEXIM nói với chúng tôi "buôn tài không bằng dài vốn", doanh nghiệp Việt Nam gặp khó khăn khi khó tiếp cận vốn vay ngân hàng dù lãi suất cho vay rất cao. Hơn nữa một số lớn doanh nghiệp Việt Nam vay mượn ngân hàng lượng tiền gấp nhiều lần tổng vốn
Một công ty sản xuất đế giày phải đóng cửa, may móc để phơi nắng phơi mưa. Photo Nam Duong
Một công ty sản xuất đế giày phải đóng cửa, may móc để phơi nắng phơi mưa. Photo Nam Duong
điều lệ. Ông Vân Thành Huy nhấn mạnh:     

"Do thắt chặt tiền tệ nên doanh số thấp xuống chi phí thì cao lên và lợi nhuận giảm. Một số ngành hàng trong đó có mặt hàng cà phê gặp khó, các công ty nước ngoài (FDI) có nguồn vay với lãi suất thấp hơn chỉ khoảng 5% thôi; trong khi các doanh nghiệp của mình nếu vay ngoại tệ chịu 9% còn vay tiền Việt Nam l suất tới 22%.  Chủ trương mở rộng sản xuất để có tăng trưởng 15%-20% thì mình mở rộng sản xuất, mua thiết bị, mở rộng kho hàng, do thắt chặt tiền tệ thì bây giờ phải co hẹp lại, giải quyết bớt tài sản đi để làm vốn….
...nợ quá hạn nợ xấu ở hệ thống ngân hàng thương mại đang tăng cao hơn năm 2010 và có tỷ lệ đáng báo động. một khối lượng lớn dòng vốn là các khoản nợ quá hạn, không trở lại ngân hàng, tức không tiếp tục trở lại nền kinh tế, khiến cho vòng quay vốn không thể mở rộng.

Trong bài bình luận kinh tế đầu tuần, Sgtt.com.vn nhận định là cần khơi thông nguồn vốn để đối phó nguy cơ đình đốn. Thế nhưng chính phủ đang lâm vào thế tiến thoái lưỡng nan khi không thể đưa ra một gói kích cầu như năm 2009 nữa vì tình hình có nhiều khác biệt. Nếu lựa chọn tiếp một gói kích cầu nữa, tăng trưởng kinh tế có thể chỉ cải thiện được đôi chút nhưng rủi ro lạm phát tăng mạnh trong năm tới là điều khó tránh khỏi. Theo nhà báo, chính phủ cần có những biện pháp nhằm giải quyết căn nguyên gây ra tình trạng lạm phát đình đốn. Đó là phải giải quyết được tình trạng ách tắc của vòng quay vốn trong nền kinh tế, nhưng không gây ra thâm hụt ngân sách nhà nước.

Vẫn theo báo điện tử SGTT, nợ quá hạn nợ xấu ở hệ thống ngân hàng thương mại đang tăng cao hơn năm 2010 và có tỷ lệ đáng báo động. một khối lượng lớn dòng vốn là các khoản nợ quá hạn, không trở lại ngân hàng, tức không tiếp tục trở lại nền kinh tế, khiến cho vòng quay vốn không thể mở rộng. Vẫn theo SGTT hiện nay nền kinh tế Việt Nam cần một dòng vốn "sạch" từ 250.000 tới 300.000 tỷ đồng tương đương tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn vào khoảng 10-12% tổng dư nợ. Dòng vốn này có thể đến từ nước ngoài hoặc từ ngân sách nhà nước.

Điều gì đang xảy đến cho nền kinh tế Việt Nam. Tăng trưởng GDP đang giảm đáng kể nhờ chính sách thắt chặt tiền tệ tín dụng, thế nhưng sự siết chặt này lại đang gây đình đốn sản xuất. Cộng đồng doanh nghiệp và người dân Việt Nam đang đặt dấu hỏi về điều mà người xưa gọi là "Tài kinh bang tế thế" của Nhà nước. 

Theo dòng thời sự:

Fitch Ratings: Tỷ lệ nợ xấu ngân hàng Việt Nam có thể cao gấp 4 lần con số chính thức

(DVT.vn) - Theo Fitch Ratings, tỷ lệ nợ xấu của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam có thể cao gấp 4 lần con số 3,3% được công bố trước đó.

Theo báo cáo phát hành ngày 7/3 của hãng xếp hạng tín dụng Fitch Ratings, tỷ lệ nợ xấu thực sự của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam có thể cao hơn tới 4 lần so với con số chính thức 3,3% được công bố trước đó. 

Tổ chức này cũng cảnh báo chất lượng tài sản của các ngân hàng có thể xấu hơn và khả năng hấp thụ các khoản nợ xấu của Chính phủ là không rõ ràng. 

Các chuyên gia nước ngoài nhận định, hiện tại nợ xấu của các ngân hàng là nguy cơ lớn nhất đối với hệ thống tín dụng nhưng sẽ được cải thiện nếu các ngân hàng chấp thuận tiếp nhận nguồn vốn từ nước ngoài. 

Chính phủ đã hạn chế tốc độ tăng trưởng tín dụng của hệ thống ngân hàng trong nước để đảm bảo sự bền vững khi giới hạn tốc độ tăng trưởng dưới 20% trong năm 2011, giảm từ mức 23% của năm trước đó và tiếp tục hạ nhiệt xuống 15% trong năm 2012. 

Việc hạn chế tăng trưởng tín dụng, đặc biệt là với một số lĩnh vực không khuyến khích đầu tư đã bước đầu có nhiều kết quả tích cực như giúp kiềm chế tốc độ tăng lạm phát, khôi phục niềm tin của doanh nghiệp và ổn định giá trị đồng nội tệ trong những tháng vừa qua. 

Tới thời điểm hiện tại, Việt Nam còn 6 ngân hàng có tình hình tín dụng yếu kém, chiếm khoảng 6% thị phần toàn hệ thống ngân hàng và đang được Ngân hàng Nhà nước ráo riết chỉ đạo phương án tái cấu trúc hoặc sáp nhập để đảm bảo khả năng tài chính. 

Tỷ lệ nợ xấu của một số ngân hàng theo số liệu công bố chính thức năm 2011

Đỗ Hà
Theo Bloomberg

37 năm - Vui sao nước mắt vẫn trào ?


Hoàng Thanh Trúc (Danlambao) - Sau chủ trương rầm rộ của Nhà nước phát động "chiến dịch" toàn dân "Góp đá xây dựng Trường Sa" thì các em, sáu sinh viên trẻ hiếu học, gia đình nghèo quê dưới miền Tây đang thuê 3 phòng ở trọ nhà tôi cứ ấm ức đau đáu một nỗi niềm: Sao trong chiến tranh, TQ vừa giúp VN (miền Bắc) lại vừa xâm lược đảo biển VN (Hoàng Sa)? Rồi sau chiến tranh, hòa bình hữu nghị anh em láng giềng XHCN với nhau lại nảy sinh đòi hỏi tranh chấp chủ quyền tiếp tục xâm lấn Trường Sa? Bất chợt ngang nhiên tuyên bố lấy biển trời hải đảo sân nhà người ta làm cái ao nhà mình? Thường xuyên bắt giữ đánh đập phá hoại tàu thuyền, tịch thu tài sản ngư cụ của bà con ngư dân chúng ta đang sinh sống bằng con tôm, con cá từ ngàn đời trên biển đảo của tổ tiên mình mà hơn ba bốn thập niên trước thì không hề có tranh chấp này? Mà nhà cầm quyền CSVN thì chỉ khép nép "ho hen" chiếu lệ? Nhưng khi người dân Việt Nam bức xúc, yêu nước, phản ứng trong ôn hòa chống lại hành vi rất đáng gọi là "thế lực thù địch" ngoại xâm ấy thì lại bị nhà cầm quyền VN cấm đoán, xử sự với ác cảm ngược lại, coi như là "thế lực thù địch" trong nước của chính mình!?

Các em cứ tự vấn, tại sao lại ngược đời như vậy!? Cận cảnh tưởng như dễ hiểu với mọi người nhưng hoá ra lại là viễn cảnh rất khó hiểu của Đảng và Nhà nước trả lời cho nhân dân nên câu hỏi cứ lững lơ với các em cũng như với khá nhiều bạn trẻ sinh ra trưởng thành sau 1975 để cho tôi biết có một khoảng trống nhạt nhòa tối, sáng, không định hình trong tri thức của các em liên quan đến chuyện thời sự "nhạy cảm" nóng, lạnh bất thường này của các vị lãnh đạo đất nước với láng giềng "đồng chí bạn vàng" TQ? Mà nguyên nhân suy cho cùng, một phần từ sự giáo dục nó cũng "nóng lạnh" bất thường theo khuynh hướng chính trị xu thời, định hướng từng giai đoạn vì quyền lợi sống còn của Đảng CSVN chứ không vì quyền lợi dân tộc. Mà trong một hệ thống độc tài toàn trị tuyệt đối như thế thì giáo dục cũng không thể nằm ngoài cái quỹ đạo có đường đi thất thường hay trái qui luật và ngược với lòng người này.

Khi rỗi rảnh, đọc ké sách báo nhà tôi, chạm vấn đề biển đảo thấy tôi vui các em sinh viên cứ hay hỏi tôi hoài về chuyện này, tôi chỉ cười nói: Con người ta hình như ai cũng có cái định mệnh của số phần, đất nước mình chắc cũng vậy. Nếu dân tộc Việt Nam may mắn như Hàn Quốc, Đài Loan hay Singapore có được những người lãnh đạo yêu nước thương dân, đặt quyền lợi tổ quốc nhân dân lên trên quyền lợi đảng phái cá nhân thì mấy em và đồng bào chúng ta đã không có những ưu tư trăn trở, bà con ngư dân không đổ máu, rơi lệ, tan nát tàu thuyền vì TQ trên biển đảo của quốc gia mình như ngày hôm nay. Nhưng đau đớn là sự không may ấy lại do chính người Việt Nam mình thiển cận không sáng suốt gây ra chứ không do thần linh hay quyền lực siêu nhiên nào biến hóa thù hằn đày đọa. Có vài em sinh viên, khoa "xã hội nhân văn" hình như cũng "nhạy cảm" chính trị cứ đeo theo tôi mong phân tích cho rõ ngọn nguồn mà tôi thì cứ hẹn hoài bởi cần những dẫn chứng thực tế rõ ràng diễn giải cho các em, những trí thức trẻ biết được có một giai đoạn mà dân tộc (đúng hơn là Chính phủ VNCH miền Nam) phải buông tay không thể nắm lại được. Nhưng nếu "may mắn" hay người CSVN "khôn ngoan" hơn thì Hoàng Sa-Trường Sa và Biển Đông không đến nỗi phải "rối" như nồi canh hẹ và ngư dân chúng ta, không phải chịu cảnh bị Trung Quốc cứ bắt nạt, đe dọa không thấy điểm dừng như hiện nay.

Những ngày này – Tháng 4, như vết thương cũ râm ran đau khi gió trở trời, phía Nam vĩ tuyến 17 nhiều triệu người dân Việt lại nhói đau từ vết thương lòng mãi vẫn như chưa chịu liền da, lại như mưng mủ khi hơn một tháng qua (ngày 29/2/12), quân đội TQ lại bắt giam giữ hai tàu cá và 21 ngư dân xã An Vĩnh, huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) trên đảo Phú Lâm (quần đảo Hoàng Sa), đến nay phía Trung Quốc đòi người nhà các ngư dân phải nộp 70.000 nhân dân tệ (NDT) cho mỗi người mới thả về. Nếu vào năm 2010, Trung Quốc bắt tàu cá ngư dân VN liên tục bị truyền thông quốc tế lên án thì đến 2011, Trung Quốc không bắt nữa mà chuyển qua đập phá thuyền, cướp tài sản ngư dân. Ngờ đâu, qua đầu năm 2012 này, phía Trung Quốc không chỉ đập phá tài sản mà còn bắt giam tàu thuyền và ngư dân đòi tiền phạt,… "Cứ hết bị đập phá tài sản, lại chuyển sang giam người, giữ tàu đòi tiền phạt như "hải tặc". Sức đâu, tiền đâu để làm ăn nữa!" – nhiều ngư dân than thở…

Ông Vinh (ngư dân) nói, tàu cá của ông bị phía Trung Quốc cướp tài sản, đập phá nhiều lần. Còn nếu bị bắt giam thì đây là lần thứ ba. Hai lần trước vào tháng 8/2003 và tháng 2/2009, tàu bị giam ở đảo Phú Lâm và đảo Hải Nam. Mỗi lần như thế, phía Trung Quốc bắt nộp 50.000 NDT. Lôi từ trong tủ ra hàng loạt giấy tờ nộp tiền phạt khi tàu bị Trung Quốc bắt, ông Vinh kể: "Sau khi nộp phạt, lúc được thả ra, phía Trung Quốc chỉ chừa lại chút ít lương thực, dầu máy, còn bao nhiêu hải sản đánh bắt được của tàu đều bị người Trung Quốc trên đảo cướp sạch, thậm chí bột ngọt, muối, nước mắm cũng bị lấy hết". (SGTT Oline)

"…VUI SAO… NƯỚC MẮT LẠI TRÀO ??…"

Hoài niệm một thoáng quá khứ chính xác và rõ như ban ngày. Tàn cuộc thế chiến đệ II, cả thế giới mừng vui giã từ vũ khí hối hả xây dựng lại quê hương, cuộc sống trong điêu tàn đổ nát, cố hàn gắn những vết thương đạn bom thì chỉ duy nhất trên thế giới, tại Việt Nam, ông Hồ Chí Minh và các môn đồ cộng sản của ông khởi sự gây chiến tranh đẫm máu, nước mắt với chính dân tộc, đồng bào, ngay trên Tổ quốc ông, kéo dài hơn 20 năm kết thúc bằng một cái gọi là "đại thắng mùa xuân" 30/4/1975. Họ, những người CS, nhảy múa ca khúc khải hoàn trên tử thi của gần 5. 000.000 (năm triệu) địch quân "máu đỏ da vàng" nói tiếng Việt Nam cùng chủng tộc với họ trong đó có hơn 1.000. 000 (một triệu) binh sĩ trọn một thế hệ trai gái thanh niên miền Bắc đã nằm xuống… Trong khúc "khải hoàn ca" ấy toàn dân nghe câu hát "Vui sao… Nước mắt lại trào",… và nó cứ trào ngược đến mãi tận hôm nay 30/4/2012 trong cay đắng bởi lịch sử bốn ngàn năm lập quốc, một ngàn năm bị đô hộ "giặc Tàu" mạnh yếu, thắng thua có lúc nhưng khi thu hồi độc lập ông cha ta chưa bao giờ nhượng một tấc đất nào cho quân thù từ phương Bắc thì ngần ấy máu xương và quỹ thời gian vàng ngọc của cả dân tộc những người CSVN đã mang ra đánh đổi lấy lại một đất nước nhược tiểu mà cương thổ quốc gia không còn lành lặn đầy đủ như xưa?

(Theo Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh - Nguyên Ðại Sứ Việt Nam tại Trung Quốc (1974-1989) thì: "Trong đàm phán biên giới, họ (Trung Quốc) ép ta làm ta mất một nửa thác Bản Giốc, dân ta cũng không được đặt chân đến Ải Nam Quan nữa. Tất cả ta mất hàng trăm km2 đất nơi này. Một tọa độ điểm cao quan trọng khác là núi Lão Sơn, phía Việt Nam gọi là Núi Đất mà theo ông Lê Công Phụng - Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Hoa Kỳ, nguyên Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại Giao, Trưởng đoàn đàm phán của Chính phủ về biên giới, lãnh thổ với Trung Quốc trả lời báo Văn Hóa ngày 23/9/2008, khi ký Hiệp Ước Biên Giới Trên Đất Liền năm 1999, CSVN đã nhượng luôn cho TQ với lý do họ đã xây công sự (nghĩa trang…) (!?) trên đó rồi? Dân ta nói đất ta dọc đường Biên Giới mất vào tay Trung Quốc một diện tích bằng khoảng "một tỉnh Thái Bình" (1. 542 km²)

Có điều mỉa mai, lãnh thổ miền Nam do Chính phủ VNCH quản lý mà CS Bắc Việt hay gọi là "Ngụy quyền tay sai bán nước" khi họ chiếm được lại toàn vẹn lãnh thổ không mất một m2 đất nào?

Nhưng nỗi đau "Vui sao nước mắt cứ trào" là hôm nay, quần đảo Hoàng Sa – Trường Sa và Biển Đông, phên dậu ngàn đời, nơi nguồn sống của cả dân tộc VN giờ thì bị TQ xâm lược, áp bức đe dọa ngư dân triền miên mà Nhà nước và Đảng CSVN thì bó gối ngồi nhìn? Lực bất tòng tâm.

Người ta nói: "Một bác sĩ dù uyên bác nhưng chỉ một sự nhầm lẫn do cực đoan hay bảo thủ trong phác đồ trị liệu có thể giết chết một hoặc vài bệnh nhân nhưng một lãnh tụ nắm vận mệnh quốc gia phạm sai lầm tương tự có thể giết chết rất nhiều người, đôi khi đưa cả quốc gia vào vòng nhược tiểu với nhiều vấn nạn theo sau". Điều này có lẽ đúng với ông Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản của ông. Tình trạng đối diện tranh chấp Hoàng Sa-Trường Sa và Biển Đông bằng vị thế hèn mọn như kẻ dưới ngựa của những người CSVN với TQ hôm nay là di lụy bởi một chủ nghĩa lai căng, huyễn hoặc của những kẻ ngu muội nhưng cuồng tín và độc tài trong một tầm nhìn ấu trĩ, sai lầm của phường "giá áo túi cơm" (gần đúng với lời PCT. TQ Tập Cận Bình mới đây ám chỉ đa số quan chức CS TQ thời nay).

Có một giả thiết (Assumption) rất khó chấp nhận với người CSVN tại thời điểm ấy nhưng đã là giả thiết thì vẫn có % dù rất thấp của hiện thực!?: "Chúng ta cứ thử "ví dụ" điều hãn hữu đó là có thực do hồn thiêng sông núi hiển linh từ 18 đời vua Hùng mách bảo (!?) để có một giây phút mà những người CSVN chùng lòng xót xa nghĩ tới máu xương dân tộc đẫm ướt cơ đồ…mà…"

Sau tổng tấn công tết Mậu Thân 1968, thiệt hại nặng nề trên toàn miền Nam, hy sinh hơn 100.000 ngàn quân (tương đương 12 sư đoàn). Sang năm sau 1969, ông Hồ Chí Minh lìa đời, những người lãnh đạo CSVN chợt loé ra một vầng sáng từ chân lý của ông Hồ để lại: "Nước Việt Nam là một, dân tộc VN là một, sông có thể cạn núi có thể mòn, song chân lý đó không bao giờ thay đổi" và đã là chân lý thì bất di bất dịch, bây giờ chưa thống nhất được thì năm, mười, hai mươi năm sau cũng không muộn, đất nước còn nghèo, nhân dân đói khổ, tạm thời dừng lại kế hoạch "giải phóng miền Nam" bằng chiến tranh, dành mọi "tầm cao trí tuệ" của Đảng làm người xiếc đi dây, lúc nghiêng bên Nga, lúc ngã bên Tàu để móc túi viện trợ Nga, Tàu mà xây dựng XHCN miền Bắc cho hùng mạnh như các "đồng chí" CS Đông Âu rồi thống nhất đất nước sau! Vẫn là chân lý và bộ Chính trị CSVN cùng đồng tâm nhất trí cao, tạm dừng cuộc chiến – Nếu ba miền dân tộc Việt có phúc đức hân hạnh được như thế, tại thời điểm đó thì chuyện gì sẽ xảy ra?

Những gì lớn lao thuộc phạm trù có thể hay có lẽ cho cả dân tộc không dám lạm bàn nhưng lãnh thổ và nhất là Hoàng Sa – Trường Sa cùng Biển Đông không ở tình thế thất thoát "bi đát" và phần còn lại của Trường Sa phải phòng thủ như mành treo chuông hiện nay. Bởi "Việt Cộng" không chiếm miền Nam thì TQ không tiếp cận Khmer đỏ, có nghĩa CSVN không phải "tình nguyện sang Campuchia làm nghĩa vụ"!? (hy sinh đến 50.000 quân) và nếu CSVN không tràn qua Campuchia thì TQ không "nóng mặt" để có lý do tràn qua biên giới 2 lần dạy cho VN "một bài học" thì cột mốc dọc biên giới và Ải Nam Quan (Hữu nghị quan) không bị TQ dời đi, phía Bắc VN không mất khoảng 1.542 km² và đau đớn với hàng trăm ngàn binh sĩ và người dân không đáng phải bỏ mạng hy sinh.

Còn Hoàng Sa -Trường Sa vẫn nằm chắc chắn trong tay Chính phủ VNCH do QL.VNCH trấn giữ (năm 1956, Pháp bàn giao) có sự phòng thủ hỗ tương từ đơn vị tiền phương Hải quân Mỹ tại vịnh Cam Ranh và sự yểm trợ tuần tra giám sát an ninh biển trên toàn vùng Biển Đông của Hạm đội 7 Thái Bình Dương Mỹ, bản doanh đóng tại vịnh SuBic Phillipnes đối diện VN. Từ năm 1973, chính phủ VNCH cũng đã tổ chức 2 vòng đấu thầu khai thác mỏ dầu ngoài khơi thềm lục địa. Nhiều công ty khai thác dầu lửa nước ngoài đã tham gia, bất chấp là tình hình an ninh chưa ổn định. Chính phủ VNCH cấp giấy phép cho sáu tổ hợp công ty dầu lửa được khai thác 13 địa điểm trong một khu vực 82.000 km² (mới chỉ là 16% của thềm lục địa). Tới tháng 10/1974, hãng Mobil (Hoa Kỳ) khoan mỏ Bạch Hổ tại lô 04-TLD, ngoài khơi Vũng Tàu tìm được dầu dưới độ sâu trên 2,7 km. Ước tính là vào cuối 1975, sẽ có ít nhất 20 giàn khoan, sản xuất một lượng dầu khả quan sắp được bắt đầu, muộn lắm là vào cuối năm 1977. (Năm 1975, các mỏ dầu này do Liên doanh Vietsopetro Việt Nam – Nga quản lý và khai thác) (Wikipedia). Và như vậy để bảo đảm quyền lợi cho nhà đầu tư Hoa Kỳ khai thác dầu trên vùng biển VN thì hải quân Mỹ còn tăng cường hơn nữa để bảo vệ toàn vùng Biển Trời của Biển Đông trong chiến lược kinh tế quân sự Đông Nam và Châu Á của mình mà lực lượng hải quân TQ (thập niên70-80) có muốn đương đầu cũng không thể so sánh nổi với hạm đội 7 hải quân Mỹ đang đặt bản doanh tại Phillipine trực diện tham chiến tại VN khống chế toàn Biển Đông. Có chăng hải quân TQ cũng chỉ quanh quẩn quanh đảo Hải Nam của mình chứ hoàn toàn không có cơ hội tràn xuống biển Đông cướp đoạt Hoàng Sa trong tay hải quân QL.VNCH năm 1974 và lại càng không thể tiến xuống Trường Sa để ngang ngược đưa ra cái lưỡi "con bò điên" hình chữ U trên toàn vùng biển Đông như hiện nay! 

clip_image002
Asean và Biển Đông (Xaluan. com)

clip_image004

Hoàng Sa & Trường Sa (Ảnh nguoivietquocgia)

clip_image006

Quân Pháp - Việt chào cờ trên đảo Hoàng Sa. ( 1945) Ảnh chụp tại phòng lưu trữ tư liệu Hoàng Sa, Đà Nẵng - Ảnh: V. Hùng chụp lại

clip_image008
Ngọn hải đăng và lá Quốc Kỳ (tam tài) Pháp ở quần đảo Hoàng Sa 1945

clip_image010
Bia chủ quyền Việt Nam trên đảo Hoàng sa thời kỳ Pháp thuộc(1945)

clip_image012
Trụ sở hành chính của Chính quyền Việt Nam Cộng Hòa trên quần đảo Hoàng Sa trước năm 1974

clip_image014
Bia chủ quyền mang hình ảnh quốc kỳ chính phủ "Việt NamCộng Hòa" 
dựng trên đảo Trường Sa trong quần đảo Trường Sa (1961

clip_image016
Không ảnh đảo Hoàng Sa với cơ sở quân sự, khí tượng 
của CP "Việt NamCộng Hòa" (chụp năm 1968)

clip_image018
Trên Sân thượng toà nhà Ty khí tượng của Việt Nam Cộng Hòa 
tại đảo Hoàng Sa (Pattle Island, Shanhu Dao) (chụp năm 1969)

clip_image019
Bia chủ quyền Việt Nam Cộng Hòa ghi: "Quần đảo Trường Sa thuộc tỉnh Phước Tuy, Phái bộ quân sự thị sát nghiên cứu đến viếng quần đảo này ngày 22 tháng 8 năm 1956 được sự hướng dẫn của Hải Quân Việt Nam"

clip_image021
Đây là cột mốc chủ quyền của đảo Nam Yết - là thủ phủ của quần đảo Trường Sa, dưới sự Trấn Giữ quản lý chủ quyền của những chiến sĩ Hải quân QLVN/CH trước 1975. Bia cũng ghi một nội dung: " Quần đảo Trường Sa thuộc tỉnh Phước Tuy, Phái bộ quân sự thị sát nghiên cứu đến viếng quần đảo này ngày 22 tháng 8 năm 1956 được sự hướng dẫn của Hải Quân Việt Nam"

clip_image022
- Đây là hình ảnh cuối cùng của QLVNCH tại đảo Trường Sa, những hầm hào công sự phòng thủ quân sự chuẩn bị đối phó với quân TQ sau sự kiện TQ xâm lược đảo Hoàng Sa, hiện trường để lại cho quân đội CS BắcViệt sau 30/4/1975

HÌNH ẢNH ĐƠN VỊ HẢI QUÂN TIỀN PHƯƠNG CỦA HẠM ĐỘI 7 THÁI BÌNH DƯƠNG MỸ TẠI QUÂN CẢNG CAM RANH TRƯỚC 1975

( Cam Ranh Bay VN Pictures-1968/1969) (Wikipedia)

clip_image024
Logo một đơn vị Không Quân Hoa Kỳ tại Cam Ranh

clip_image026
Chào mừng bạn đến Đoàn Không Vận 483 chiến thuật – Hoa Kỳ-1969, Đồn Trú tại Cam Ranh Bay

clip_image028
Căn Cứ hải quân tiền phương của hạm đội 7 hải quân Mỹ tại Cam Ranh (1968)Hai đường băng, liên kết 02-20, cho phi cơ quân sự. Đây là căn cứ xuất phát tàu tuần duyên phối hợp liên quân hải quân Việt Mỹ tuần tra lãnh hãi và Biển Đảo VNCH (Cam Ranh Bay Air Force Base)

clip_image030
Quân Cảng Cam Ranh

clip_image032
Căn cứ đơn vị Tiền Phương Hải Quân Mỹ trực thuộc Hạm Đội 7 Thái Bình Dương 
tại Quân cảng Cam Ranh thời chiến tranh Việt Nam

clip_image034
Máy bay F4 "Phantom" Không Quân Mỹ tại Cam Ranh Bay

clip_image036
Khu trục oanh tạc A-1H "Skyraider " hải quân Mỹ tại CamRanh Bay 1968 .
clip_image038
Phi cơ hải quân Mỹ tại Căn cứ quân sự Cam Ranh tháng 9 năm 1968 .
clip_image040
C-141A (trái) và C-5A (bên phải) chụp từ dưới cánh của một máy bay Caribou. Hai loại máy bay vận tải mới, hiện đại tại thời điểm đó, làm nhiệm vụ tại Cam Ranh Bay Việt Nam. (1968)

clip_image042
Nhà ga kho hàng và nhân viên quân sự Mỹ phía Tây của Cam Ranh Bay.

HẠM ĐỘI 7 THÁI BÌNH DƯƠNG- HẢI QUÂN HOA KỲ - SUBIC BAY- LUZON - PHILLIPINES .

clip_image044
.
clip_image046
Soái Hạm hàng không USS Enterprise Hạm đội 7 Mỹ

clip_image048
Căn cứ hải quân Hoa Kỳ tại Subic Bay, Philippines Luzon.

clip_image050
Căn cứ Hạm Đội 7 và sân bay HQ/Mỹ nhìn từ trên cao Subic Bay, Luzon Philippines

clip_image052
Chú thích:Tuần dương Hạm tên lửa hướng dẫn hạt nhân USS Bainbridge (CGN-25) ở phía trước. Ở bên trái là tàu chở dầu USNS HASSAYAMPA (T-AO-145), tàu tuần dương tên lửa dẫn đường USS STERETT (CG-31), các tàu khu trục tên lửa dẫn đường USS Henry B. WILSON (DDG-7) và tàu tuần dương tên lửa dẫn đường USS WILLIAM H. STANDLEY (CG-32). tại hải quân STATION, Subic Bay, Philippines Luzon.

clip_image054
Tàu sân bay hạt nhân USS Enterprise phía trước. Các khu trục hộ tống phía sau 
neo đậu ở căn cứ hải quân Subic Bay, Philippines- Luzon

clip_image056
Tàu khu trục USS Elliot (DD-967), tàu khu trục tên lửa dẫn đường USS Ramsey (FFG-2), 
và các tàu tấn công đổ bộ USS Bellau Wood (LHA-3) tại Subic Bay

clip_image058
Tàu sân bay USS Enterprise trước đây ký hiệu là CVA(N)-65, chạy bằng năng lượng hạt nhân đầu tiên trên thế giớithuộc Hạm Đội 7 tại Subic Bay, Philippines

clip_image060
Tàu ngầm tên lửa liên lục địa Polaris – Hạm Đội 7 Thái Bình Dương Hoa Kỳ

clip_image062
Chú thích: Phía trước, tuần dương hạm năng lượng hạt nhân tên lửa điều khiển USS Bainbridge (CGN-25) với Ba tàu ngầm, bao gồm cả các tàu ngầm tấn công hạt nhân USS cá tuyết (chấm đen) SSN-621, Bốn tàu ở phía bên kia từ phải sang trái: Tuần dương tên lửa điều khiển USS WILLIAM H. STANDLEY (CG-32), các tàu khu trục tên lửa dẫn đường USS Henry B. WILSON (DDG-7), các tàu tuần dương tên lửa dẫn đường USS STERETT (CG-31) và tàu chở dầu USNS HASSAYAMPA (T-AO-145). Cập cảng STATION of USNAVY Subic Bay, Luzon Philippines (1970- PHL)

clip_image064
Kho Bom của Hạm Đội 7 Thái Bình Dương tại căn cứ Subic philippines

clip_image066
Ngày 10/11/2011-Mỹ đã 'lặng lẽ' đưa một tàu ngầm tấn công hạt nhân lớp Virginia, chiếc USS Texas (SSN 775) với tàu ngầm hộ tống USS Emory (AS 39) tới vịnh Subic ở Philippines - Tàu ngầm tấn công Texas, thuộc lớp Virginia được đánh giá là một trong những lớp tàu ngầm chạy êm nhất, hiện đại nhất của quân đội Mỹ và trên thế giới. Trang bị 12 tên lửa hành trình Tomahawk và 4 ống phóng ngư lôi 533 mm. Tàu có khả năng hỗ trợ hàng loạt các nhiệm vụ, tác chiến chống tàu ngầm, chống tàu mặt nước, tấn công vào đất liền, tình báo, trinh sát và giám sát, tham gia các cuộc chiến tranh đột xuất và có thể hoạt động ở vùng nước nông. (Navy Recognition)

***

Không như những "Thái thượng hoàng" CSVN đang rung đùi an toạ tuổi già trong những vila, biệt thự tiện nghi, tâm đắc với châm ngôn "Đúng sai, sống chết mặc chúng mày, thành quả cướp được của trẫm thì trẫm cứ thụ hưởng". Những người CSVN hôm nay nhìn Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan để cay đắng nhận diện ra rằng không phải những người lính Mỹ mà chính "đồng chí" cật ruột láng giềng "4 tốt 16 vàng" mới là kẻ khẩu phật tâm xà vừa, vừa ăn cướp vừa la làng lãnh thổ, biển trời, đất đai, hải đảo của tổ tiên mình. Việc dùng hàng núi xương sông máu dân Việt Nam làm chảy máu những người lính Mỹ để họ nản chí rút lui là một sai lầm, nó giống như cố đuổi con mèo Mỹ cửa trước để rước đàn chuột cống TQ cửa sau, lợi bất cập hại để bây giờ những người CSVN bó gối nhìn ra cái lưỡi chữ U "con bò điên" TQ trên Biển Đông mà nan giải đến nát lòng?


Không biết lúc này các "Thái thượng hoàng" CSVN và những người CS có biết "mắc cỡ" không với cái khẩu hiệu nằm lòng một thời như câu kinh nhật tụng mà đảng dạy cho dân: " Nơi nào có gót giày lính Mỹ thì nơi đó là thuộc địa, tay sai, cho thực dân kiểu mới của đế quốc Mỹ" nhưng đảng ta thì cứ khuyến khích nhà nước "xuất khẩu" càng nhiều càng tốt dân mình qua Nhât, Hàn, Đài Loan làm osin, làm vợ, làm "trâu bò" cho "thuộc địa thực dân kiểu mới đế quốc Mỹ"!? Và cũng tha thiết hân hoan xin làm con nợ của các "thuộc địa" này?

Mới đây, ngài TBT. Đảng Cộng sản VN Nguyễn Phú Trọng "lên giây cót" cho nhân dân với lời phát biểu "Chúng ta phải tự hào hãnh diện với những thành tựu "to lớn" của đất nước mà đảng, nhà nước và nhân dân ta đã đạt được trong thời gian qua…"!?: Lạm phát (19%) - top 4 thế giới - nhất ASEAN, dự trữ ngoại tệ 12 tỷ USD (các nước tư bản ASEAN bình quân 250 tỷ USD), chỉ số tham nhũng (CPI) Việt Nam hạng 116/178 (nặng) – Con tàu Vinashin chở hơn 4 tỷ USD chìm nghỉm giữa đại dương tham nhũng nhưng xét thấy: "chưa đến mức kỷ luật tập thể hay cá nhân nào"? (Bộ chính trị Đảng Cộng sản VN), thu nhập bình quân đầu người Việt Nam tụt hậu tới 51 năm so với Indonesia, 95 năm so với Thái Lan và 158 năm so với Singapore (of Bank world 2012) – Tháng 1 và 2-2012, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo xuất kho hơn 29.481 tấn gạo cho 18 tỉnh để cứu đói nhân dân dịp Tết Nguyên đán và giáp hạt năm 2012. Ngày 29/2/12 quân đội TQ bắt giam giữ hai tàu cá và 21 ngư dân VN ở biển Hoàng Sa đòi nộp 70. 000 NDT/người dù VN có "lá bùa" (4 tốt + 16 vàng) cũng không ngoại lệ!? Chính Phủ Myanmar mở toang cửa nhà tù, phóng thích, trả tự do cho 14.758 tù nhân, trong đó có hơn 200 tù chính trị quan trọng, tu sĩ tôn giáo, sinh viên lãnh đạo biểu tình, kể cả cựu Thủ tướng Khin Nyunt (bị bắt giam năm 2004). Nhà nước Việt Nam cũng sắp mở toang cửa nhà tù… để đưa ra pháp đình xét xử những người dân nói và làm ngược với ý đảng và nhà nước: Điếu Cày (anh Nguyễn Văn Hải), Anh Ba Sài Gòn (anh Phan Thanh Hải), Tạ Phong Tần, Đoàn Văn Vươn… v.v… dự kiến sẽ diễn ra sắp tới đây...

Thành tựu quá lớn để người dân cười rơi lệ: "37 NĂM – VUI SAO NƯỚC MẮT CỨ RÀN RỤA TRÀO!?... "