THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

28 March 2012

Mỹ sẽ triển khai UAV tại Ấn Độ Dương, có thể giám sát Biển Đông

(GDVN) - Quân đội Mỹ đang xem xét việc triển khai UAV tại Quần đảo Cocos để giám sát những hoạt động tại khu vực Biển Đông.
Năm 2011, Mỹ đã tuyên bố sẽ cho quân đội đóng tại căn cứ Darwin, miền bắc Australia. Đến nay, Mỹ cũng đang đẩy mạnh việc triển khai thêm quân tại quần đảo Cocos thuộc lãnh thổ Australia, nằm tại khu vực Ấn Độ Dương.

Tờ Washington Post đưa tin, Quân đội Mỹ đang xem xét việc triển khai UAV tại Quần đảo Cocos, sử dụng trong việc giám sát những hoạt động tại khu vực Biển Đông.
Quần đảo Cocos tại Ấn Độ Dương

Các quan chức Mỹ và Australia cho biết, hai nước đang xem xét việc mở rộng hơn nữa quan hệ quân sự bao gồm việc cho Mỹ triển khai các UAV tại Quần đảo Cocos và tạo điều kiện cho lực lượng tàu chiến của Mỹ hoạt động tại đây.

Hiện nay, Mỹ đang thuê khoảng 1.600km đường biển kéo dài từ phía Nam Ấn Độ đến hòn đảo Diego Garcia của Anh và xây dựng một căn cứ hỗn hợp không quân và hải quân trên hòn đảo này.

Tuy nhiên, do hợp đồng thuê hòn đảo này sẽ hết hạn vào năm 2016 và khả năng được thuê tiếp là rất khó nên quân đội Mỹ quyết định chuyển căn cứ từ đảo Diego Garcia về phía Đông Quần đảo Cocos.

Cocos là quần đảo nằm ở Ấn Độ Dương giữa Australia và Sri Lanka, thuộc lãnh thổ bên ngoài Australia, được hình thành từ hai đảo san hô.

Tuy nhiên theo các quan chức Mỹ và Australia, đây mới là điều kiện lý tưởng cho việc triển khai các máy bay quân sự do thám UAV Global Hawk, do đó các nhà phân tích cho rằng, việc triển khai UAV tại khu vực này chỉ có thể được sử dụng để giám sát biển Biển Đông.
Máy bay do thám Global Hawk của quân đội Mỹ

Thời báo Canberra mới đây cho hay, trước đây Bộ trưởng Quốc phòng Australia ông Stephen Smith đã từng tuyên bố, Quần đảo Cocos có thể được sử dụng cho việc xây dựng các căn cứ không quân Mỹ và Australia. Tuy nhiên, kế hoạch đầu tiên giữa Mỹ và Australia trên quần đảo này là triển khai các UAV cho các hoạt động theo dõi.

Các nhà phân tích quân sự còn cho rằng, kế hoạch của Lầu Năm Góc tại khu vực này không chỉ liên quan đến riêng quần đảo Cocos, Mỹ còn đang trong giai đoạn đàm phán với Singapore để triển khai tiếp 4 tàu chiến của Mỹ tại khu vực lãnh hải của nước này.

Đồng thời đang xem xét về việc triển khai thêm quân đến các căn cứ quân sự đang đóng tại Philippines.

Ngoài ra, Lầu Năm Góc cũng đã tìm cách cải thiện quan hệ với Thái Lan, Malaysia, Indonesia và Brunei...

Mặc dù, quan chức Mỹ luôn nói rằng một loạt các hành động của Mỹ ở khu vực Đông Nam Á gần đây không nhằm chống lại bất kỳ quốc gia nào. Tuy nhiên, các nhà phân tích tin rằng hành động này rõ ràng là tăng sức ép lên Trung Quốc

My Thái (Theo thời báo Hoàn Cầu)

Cảnh sát giao thông: “Cò kè” tiền hối lộ


Dân cà phê Gia Lai (Danlambao) - "Cò kè bớt một thêm hai". Đó là câu thơ mà Nguyễn Du tả cảnh mua bán trong truyện Kiều. Bối cảnh mua bán là nhà họ Vương túng vẫn phải đem bán nàng Kiều nhưng khi bán lại bị kẻ đi mua là người giàu có cò kè bóp chẹt bớt giá. Từ đó cái từ "cò kè" của Nguyễn Du đi vào dân gian Việt nam, từ dùng để chỉ hành động của những kẻ giàu có nhưng tham lam thường hay bóp chẹt những người ở thế kẹt trong mua bán. Khi Việt Nam tiến lên xã hội chủ nghĩa, từ này không chỉ được dùng trong các vụ việc mua bán, mà còn được dùng trong… quản lý Nhà nước. Đó là trường hợp mà tôi gặp sáng nay.

Sáng nay, một ngày như mọi ngày, tôi bật mô tơ điện tưới cà phê nhưng chẳng may bị điện chập cháy, tôi vọi vàng mượn tạm cái xe của thằng em để gần bên chạy ra phố Pleiku mua phụ kiện về thay. Đến đoạn cua gần nghĩa địa ranh giới giữa thành phố Pleiku với huyện Ia Grai tôi bị cảnh sát giao thông thổi còi hỏi giấy tờ xe. Vì vội vàng khi đi nên tôi không có mang theo giấy tờ gì cả, khi bị chận hỏi giấy tờ tôi mở nắp cốp xe ra thấy có giấy đăng ký xe mô tô mang tên thằng em để ở bên trong, tôi lấy giấy đó đưa cho công an. Cuối cùng tôi được mời ra xa xa, đến "núp" bên cánh cửa xe ô tô cảnh sát cùng với chỉ một viên cảnh sát để viên cảnh sát này lập biên bản vi phạm giao thông. 

Rồi viên cảnh sát này, hắn nói: anh không có bằng lái xe tôi "hốt" xe anh. Tôi nói: thì có giấy tờ xe, anh giữ giấy tờ là bắt phạt tôi được rồi, hốt xe mà làm chi, tôi việc rất cần không có xe đi mà các anh cũng tốn công chở xe tôi về. Viên cảnh sát đồng tình với lời nói tôi nên không cho hốt xe tôi lên xe cảnh sát. Nhưng rồi thấy hắn loay hoay mãi mà biên bản vi phạm vẫn không được viết ra. 

Rất ghét chuyện hối lộ, nhưng vì công việc cần phải đi gấp và nhìn ra xung quanh thấy chỉ có một cảnh sát giao thông nên tôi cũng giở trò… hối lộ. Một tờ giấy bạc 50 ngàn Việt nam đồng tôi nhét vội vào túi cảnh sát giao thông. Tôi cứ tưởng thế là được viên cảnh sát này "tha" tội cho tôi đi, nhưng hắn thọc tay vào túi quần, lấy tờ giấy bạc mà tôi nhét vội vào, đưa ra cầm trên tay và nói thế này: "anh mời tôi một ly cà phê chứ mấy"!. 

Đúng là hắn có cách "cò kè "đòi thêm tiền hối lộ hay thiệt! Rồi hắn chờ nhưng chẳng thấy tôi đưa thêm đồng tiền nào nữa nên hắn tiếp tục đòi ghi phạt. Lần này hắn nói: "hay là tôi ghi anh cái tội không đội mũ bảo hiểm, tội nhẹ hơn, phạt chỉ 150 ngàn".

Tội không bằng lái xe phạt 200 ngàn, trừ 50 ngàn đưa hối lộ, còn lại phạt 150 ngàn ghi thành tội danh khác là không đội mũ bảo hiểm. 

Đã hối lộ thì phải xong việc, chứ sòng phẳng thế, tính toán kỹ thế, và còn tiếp tục bị nộp phạt nữa thì hối lộ mà làm gì. Năm chục ngàn ấy thà nộp vào ngân sách Nhà nước vẫn hơn là nằm trong túi hắn. Nhưng lỡ đưa hắn rồi, lại còn nói là "biếu" hắn nữa, chẳng lẽ của biếu mà đòi lại được sao. 

Tôi bèn nghĩ cách giả nghèo mà van xin với hắn. Ban nãy khi tôi mở cốp xe máy ra, hắn có nhìn thấy đồ nghề điện để ở bên trong cóp xe. Cho nên tôi vào vai anh thợ điện mà nói với hắn rằng:"Tôi đi sửa điện cho người ta, có một trăm mấy chục ngàn đồng một ngày công, đưa anh năm chục ngàn đồng rồi, còn gì nữa… tôi còn vợ con tôi nữa…" Nghe tôi nói đến đây, hắn cười khì và đưa trả giấy tờ cho tôi đi. 

Năm thế kỷ trước cụ Nguyễn Du dùng từ "cò kè" để mô tả hành động xấu xa của kẻ tham tiền ỷ thế mà bóp chẹt người khác trong mua bán. Cụ có biết đâu đến năm thế kỷ sau, khi đất nước đang thời kỳ văn minh xã hội chủ nghĩa, những quan chức Nhà nước đang dẫn dân chúng Việt Nam tiến lên xã hội chủ nghĩa, khi nhận tiền hối lộ của dân họ cũng… "cò kè"! 


Công lý đảng ta - Phó trưởng công an giao cấu với trẻ em: 30 tháng tù treo


Hoàng Nguyễn (Danlambao) - Biết các đối tượng chứa gái mại dâm, không phối hợp với các cơ quan chức năng để triệt phá mà còn tiếp tay cho chủ chứa khai khống tuổi để "hợp pháp" việc "hành nghề" của gái bán dâm, mặt khác còn giao cấu với trẻ em dưới 16 tuổi thế nhưng ngày 26/03 vừa qua, TAND tỉnh Nghệ An đã xét xử sơ thẩm và tuyên phạt Vũ Xuân Định - nguyên phó trưởng Công an thị trấn Nam Đàn, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An 30 tháng tù treo về tội giao cấu với trẻ em và tội lạm dụng, chức vụ quyền hạn trong thi hành công vụ.

Tháng 12/2010, Công an huyện Nam Đàn nhận được lá đơn của em Hoàng Thị H tố cáo bị chủ nhà nghỉ An Phú Quý (có địa chỉ tại khối Yên Khánh, thị trấn Nam Đàn) ép bán dâm cho khách. Bị lừa là vào giúp việc nhà hàng, H bị những tên bảo kê dọa nạt bắt tiếp khách. Có lần do không chịu bán dâm, H khóc lóc, từ chối liền bị chủ nhà nghỉ An Phú Quý đánh đập thậm tệ. 

Để dằn mặt H, chúng đã bố trí cho 3 tên đầu gấu hãm hiếp nạn nhân. Trong ranh giới giữa sự sống và cái chết, H đã cố gắng trèo từ tầng 2 xuống và thoát ra ngoài đến cơ quan công an tường trình lại sự việc. Lập tức, Công an huyện Nam Đàn đã thành lập chuyên án đấu tranh với hoạt động "Chứa chấp và môi giới mại dâm" tại nhà nghỉ An Phú Quý mang bí số 111D do Thượng tá Lê Khắc Thuyết - Trưởng CA huyện làm trưởng ban. 

Nhìn bề ngoài, "ổ nhện" này (do Nguyễn Thị Yến, sinh năm 1968 làm chủ) chỉ kinh doanh phòng nghỉ, mát xa và hát karaoke nhưng bên trong thực chất là tụ điểm bán dâm và môi giới mại dâm hết sức tinh vi. Trợ thủ đắc lực của Yến là Hoàng Thị Mai, sinh năm 1976, (trú tại Sầm Sơn, Thanh Hoá) và Vi Xuân Đức, sinh năm 1977, trú tại Quảng Xương, Thanh Hoá. Chúng đã tổ chức lừa đưa nhiều cô gái từ Thanh Hoá về nhà nghỉ An Phú Quý làm gái bán dâm dưới vỏ bọc người giúp việc. Trong đó có những người mới chỉ 14-16 tuổi đến từ vùng núi của Thanh Hoá và Nghệ An. Sau khi được tuyển về, họ bị giam trong phòng trọ và công việc duy nhất là... tiếp khách, không kể ngày hay đêm. Mỗi lần có khách vào mua dâm, Nguyễn Thị Yến thu từ 200.000 đồng đến hàng triệu đồng. 

Để quản lí gái bán dâm, Yến tổ chức một đội ngũ bảo vệ canh gác và kiểm soát gắt gao. Nếu cô gái nào có biểu hiện chống đối hoặc chây lười thì ngay lập tức được nhận những trận đòn roi. Chuyên nghiệp hơn, Yến còn bố trí đội bảo vệ của mình tiến hành canh gác từ xa để đối phó với cơ quan công an. Trong các phòng nghỉ, Yến cho lắp camera ghi lại cảnh khách vào mua dâm. Trong đó, có cả những vị khách có "số má" đều mắc bẫy bởi thủ đoạn xảo quyệt của tú bà Yến." 

Đại úy Nguyễn Đức Kiên, Điều tra viên chính trong chuyên án này cho biết: "Cơ quan chức năng cũng đã nhiều lần "sờ gáy" nhưng không thể bắt quả tang hành vi tổ chức bán dâm. Yến chỉ bị xử phạt hành chính vài lần nên thường huênh hoang luôn khoe mình có mối quan hệ với nhiều VIP. Vì thế, phương án bắt tú bà Nguyễn Thị Yến đã được ban chuyên án tính toán đến từng chi tiết nhỏ". 

Đêm 5/11/2011, lực lượng trinh sát do Thượng tá Lê Khắc Thuyết bất ngờ đột nhập nhà nghỉ An Phú Quý. Tại các phòng nghỉ 308 và 310, lực lượng Công an đã bắt quả tang 2 cặp nam nữ đang có hành vi mua bán dâm. Đối tượng bán dâm là Lê Thị P (sinh năm 1992) và Nguyễn Thị H (sinh năm 1984) cùng trú tại huyện Quảng Xương, Thanh Hoá. Sau khi Yến "sa lưới", tiếp tục điều tra Công an huyện Nam Đàn đã bắt khẩn cấp Hoàng Thị Mai; Vi Xuân Đức và Đinh Xuân Dũng (sinh năm 1984), trú tại Xuân Hòa, Nam Đàn, Nghệ An. 

Liên quan đến vụ án này, CQĐT Công an huyện Nam Đàn đã khởi tố Vũ Xuân Định (sinh năm 1959), nguyên Phó trưởng Công an thị trấn Nam Đàn, về 2 tội danh: "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ" và "giao cấu với trẻ em"

Theo CQĐT, khoảng tháng 2/2009, Lê Thị Ph (sinh năm 1996), quê ở Quảng Xương, Thanh Hóa được Hoàng Thị Mai đưa về làm gái bán dâm. Để thuận lợi cho việc "hành nghề", Nguyễn Thị Yến đến Công an thị trấn Nam Đàn gặp ông Định, lúc đó phụ trách quản lý hộ khẩu để đăng ký tạm trú cho Ph. Kiểm tra, ông Định thấy thiếu CMND và giấy tạm vắng nhưng vẫn "lờ" đi và tự ý sửa hồ sơ đăng kí tạm trú cho Lê Thị Ph từ năm sinh 1996 thành 1992 rồi ghi vào sổ lưu Công an thị trấn, cho phù hợp với quy định của pháp luật. Mục đích là để qua mặt sự quản lí của Công an huyện. 

Khoảng đầu năm 2010, Vũ Xuân Định đến nhà nghỉ An Phú Quý 1, sau khi nói với Nguyễn Thị Yến "Anh đi uống rượu về mệt, muốn đấm bóp tý". Yến đáp lại: "Vậy anh đi lên phòng 203 đi, em gọi nhân viên lên sau cho". Nghe xong, ông Định lên phòng nằm chờ. Một lúc sau, Nguyễn Thị Yến cho gọi Ph lên phòng 203 để phục vụ. Sau khi hai người "mây mưa" xong thì ông Định ra về. 

Tháng 9/2010, để cho P có thể bán dâm "hợp pháp", Yến đã nhờ Định sửa trong sổ đăng ký tạm trú cho cháu từ 16 tuổi lên 18 tuổi. 

Khi biết công an huyện vào cuộc điều tra, Vũ Xuân Định đã đứng ra lập biên bản ghi lại nội dung hoàn toàn trái với thực tế nhằm chứng minh: Các nạn nhân đứng ra tố cáo hành vi của An Phú Quý đều là khách đến trọ. Thậm chí, Định còn đứng ra đạo diễn, bày vẽ cho các thành viên trong nhà nghỉ An Phú Quý thông đồng thống nhất lời khai gây khó khăn, cản trở cho CQĐT.

Nguyễn Thị Yến(bên trái) tại phiên tòa sơ thẩm. (Ảnh Bee)

Ngày 26/3 vừa qua, TAND tỉnh Nghệ An đã xét xử sơ thẩm và tuyên phạt Vũ Xuân Định 30 tháng tù treo về tội giao cấu với trẻ em và tội lạm dụng, chức vụ quyền hạn trong thi hành công vụ; Nguyễn Thị Yến 19 năm tù giam, Hoàng Thị Mai 16 năm tù cùng về tội hiếp dâm, chứa mại dâm, bắt giữ người trái pháp luật.


Vụ rò rỉ đập thủy điện Sông Tranh 2: Cách xử lý chưa ổn

Trao đổi với Thanh Niên, TS Nguyễn Trí Trinh, Hội Đập lớn và phát triển nguồn nước VN cho rằng, biện pháp xử lý ngăn ngừa dòng thấm từ hạ lưu sẽ làm mực nước ngầm trong thân đập nâng cao lên cho đến khi cân bằng. Như vậy đập sẽ bị bổ sung một lực đẩy nổi rất lớn dẫn đến mất ổn định và trượt đập. Biện pháp xử lý ngăn ngừa dòng thấm từ hạ lưu đã làm là nguy hiểm, làm tình trạng đập xấu thêm.

Ông Trinh kiến nghị, cần cân nhắc lại giải pháp xử lý hiện nay. Đặc biệt, phân tích đánh giá lại hiện trạng an toàn đập để có giải pháp di dời hạ lưu nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối nếu có sự cố; lập phương án xử lý triệt để thấm (bề mặt thượng lưu đập, các khớp nối) để sẵn sàng sửa chữa.
Về lâu dài, theo ông Trinh, với đập bê tông đầm lăn (RCC), khi thiết kế, thẩm tra, thẩm định phải lưu ý kiểm soát các vấn đề liên quan đến chống thấm như khoan phụt chống thấm xử lý nền, hình thức mặt cắt chống thấm, chi tiết khớp nối, hệ thống thu và thoát nước thấm ra khỏi đập. Mặt khác, cần có tổng kết đánh giá công nghệ đập RCC làm quy chuẩn áp dụng chung cho cả nước.

Công nhân khắc phục một cách rất sơ sài chiều 25.3 - Ảnh: Hoàng Sơn
Trên diễn đàn của Hội Đập lớn và phát triển nguồn nước VN, GS-TS Phạm Hồng Giang, Chủ tịch hội cũng cho rằng, việc bịt các chỗ nước chảy ra mái hạ lưu không phải là biện pháp đảm bảo chống thấm triệt để, ổn định lâu dài cho đập bị thấm như Sông Tranh 2. Hơn nữa, nếu chất lượng thân đập không đảm bảo sẽ gây hậu quả phức tạp.
Theo ông Giang, cần phải chống thấm từ mặt thượng lưu đập. Do dùng ít xi măng nên khả năng chống thấm của bê tông đầm lăn bị hạn chế hơn so với bê tông thường. Bởi vậy, khả năng chống thấm tại mặt thượng lưu đập càng phải được đặc biệt coi trọng. Với Sông Tranh 2, để gia cố chống thấm cho mặt thượng lưu, có nhiều cách giải quyết. Giải pháp hiệu quả nhất với công nghệ mới là dán lớp màng chống thấm vào mặt thượng lưu và thi công trong nước. Giải pháp này không chờ giảm mức nước hồ, nhà máy thủy điện vẫn hoạt động bình thường và cũng đã được áp dụng thành công tại đập Platanovryssi (Hy Lạp) năm 2002. Đập này cao 95m và có vết nứt nhỏ trên mái thượng lưu và dòng thấm tràn ra mặt hạ lưu với lưu lượng tương tự như lượng thấm ở đập Sông Tranh 2.
Lo lắng đời sống vùng hạ lưu
Ngoài yêu cầu đảm bảo an toàn vận hành đập thủy điện, chính quyền địa phương còn bày tỏ lo lắng về sự an toàn, ổn định của nhân dân vùng hạ lưu công trình này. Ngoài ra, UBND tỉnh tiếp tục đề nghị lắp đặt hệ thống quan sát động đất tại khu vực công trình thủy điện Sông Tranh 2, tiến hành các nghiên cứu chi tiết về các tai biến địa chất khác liên quan để đưa ra những kiến nghị thích hợp cho việc vận hành Nhà máy thủy điện Sông Tranh 2. Trước đó, đề nghị lập trạm quan trắc cũng đã đưa ra khi có động đất kích thích do thủy điện Sông Tranh 2 tích nước, nhưng vẫn chưa được đáp ứng.
Liên tiếp hơn một tuần qua, sau khi các nhà khoa học của Hội đồng nghiệm thu nhà nước các công trình xây dựng (Bộ Xây dựng) vào cuộc khảo sát, đưa ra kết luận ban đầu về tình trạng rò rỉ nước tại thân đập thủy điện, đại diện chính quyền tỉnh Quảng Nam, H.Bắc Trà My vẫn chưa đồng tình và yên tâm. Địa phương yêu cầu có cuộc khảo sát, kiểm tra tổng thể để phân tích, đánh giá độ an toàn vận hành đập; xử lý căn cơ tình trạng thấm nước qua đập; tổ chức quan trắc, khảo sát, kiểm tra tổng thể đập để thu thập, phân tích các số liệu theo quy định, từ đó đánh giá độ an toàn đập và tổ chức công bố công khai.

Phó thủ tướng yêu cầu EVN nghiêm túc rút kinh nghiệm
Chiều 27.3, Văn phòng Chính phủ thông báo truyền đạt kết luận của Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải về kết quả kiểm tra, giải pháp khắc phục việc thấm nước tại đập thủy điện Sông Tranh 2. Phó thủ tướng kết luận: Kết quả kiểm tra của các cơ quan chức năng đã khẳng định chưa phát hiện vết nứt bất thường trên bề mặt đập và trong hành lang thân đập. Những động đất kích thích xảy ra trong tháng 11 (năm 2011 - PV) vừa qua với cường độ khoảng 3 độ Richter nhỏ hơn cường độ động đất thiết kế, không ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của nhà máy, đập và hồ chứa nước. Tuy nhiên, cần khẩn trương khắc phục triệt để hiện tượng này để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho công trình.
Phó thủ tướng yêu cầu EVN nghiêm túc rút kinh nghiệm trong việc xử lý lúng túng, thiếu chuyên nghiệp và không thông tin kịp thời, đầy đủ, rõ ràng cho các phương tiện thông tin đại chúng trong thời gian qua.
Phó thủ tướng yêu cầu trong thời gian tới, EVN cần huy động tối đa công suất của Nhà máy thủy điện Sông Tranh 2 để hạ mực nước hồ, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác xử lý thấm đạt hiệu quả; chỉ đạo các đơn vị có liên quan quan trắc thường xuyên, cập nhật và xử lý các số liệu đo đạc để phân tích đánh giá kịp thời, làm cơ sở cho công tác xử lý thấm và nghiệm thu.
Bảo Cầm

TS Tô Văn Trường, thành viên Ban Chủ nhiệm chương trình nghiên cứu khoa học trọng điểm cấp nhà nước của Bộ Khoa học - Công nghệ: Cần phải kiểm định chất lượng công trình!
Hiện tượng rò rỉ nước ở đập thủy điện Sông Tranh 2 thành dòng chảy tung tóe về hạ lưu là sự cố bất thường. Để đánh giá một cách khách quan, khoa học cần phải kiểm định chất lượng công trình. Cũng như bệnh nhân, các "bác sĩ xây dựng" phải cho siêu âm, lấy mẫu, khoan, cắt lớp, quan trắc và hội chẩn. Hội chẩn trong ngành xây dựng, giao thông, thủy lợi là quyết định của các nhà quản lý.
Theo tôi hiểu có 2 loại kiểm định. Cách thứ nhất là kiểm định công trình để cấp chứng chỉ an toàn. Cơ quan kiểm định phải tham gia từ giai đoạn lập hồ sơ khảo sát thiết kế, đến quá trình thi công, hoàn công đánh giá tổng thể để có cơ sở cấp chứng chỉ. Loại kiểm định thứ hai là khi công trình có vấn đề xảy ra sự cố. Đập thủy điện Sông Tranh 2 thuộc loại phải kiểm định khi có sự cố.
Để tiến hành kiểm định, cơ quan chủ đầu tư đưa ra đề cương yêu cầu. Cơ quan được thuê kiểm định đưa ra đề xuất kỹ thuật và tài chính để thực hiện. Công tác kiểm định chắc chắn phải kiểm tra đối chiếu hồ sơ khảo sát, thiết kế, hồ sơ quá trình thi công, hoàn công, quá trình giám sát, tổ chức giám sát, biểu đồ bố trí nhân lực, tay nghề. Về mặt kỹ thuật, phải kiểm tra lại địa chất nền móng công trình, chất lượng bê tông đầm lăn, khả năng chịu lực, đường thấm, tốc độ thấm. Kiểm tra hồ sơ chất lượng vật liệu bê tông đầm lăn của từng mẻ bê tông từ đầu vào như nước, nhiệt độ, xi măng, phụ gia. Đặc điểm của bê tông đầm lăn thường chỉ 60 - 70 kg xi măng cho 1m3 (bê tông thường phải 450 kg/m3) cho nên bê tông đầm lăn khô và rỗng rất khó siêu âm. Cách tốt nhất ở Việt Nam là khoan lấy mẫu kiểm tra chất lượng vật liệu.
M.Vọng
Mai Hà -Hứa Xuyên Huỳn



Hàng ngàn hộ dân ở Nha Trang thiếu nước sạch



Quảng Ngãi: Một tàu cá bị tàu lạ đâm chìm

Chiều 27.3, UBND xã Phổ Thạnh, huyện Đức Phổ cho biết, tàu cá do anh Đinh Quang Ngọc (SN 1973, ở xã Phổ Thạnh) làm thuyền trưởng khi đang hành nghề giã cào trên vùng biển gần đảo Cồn Cỏ (Quảng Trị), đã bị một tàu lạ đâm chìm.

Trên tàu lúc đó còn có ngư dân Nguyễn Hữu Vươn (SN 1986). Hai người đã được một tàu cá cùng xã đang hoạt động gần đó cứu vớt kịp thời.

Giao cấu với trẻ em, phó trưởng CA hầu tòa... 30 tháng tù treo!

Ngày 26/3, TAND tỉnh Nghệ An đã tuyên phạt Vũ Xuân Định (SN 1959), nguyên Phó trưởng Công an thị trấn Nam Đàn (huyện Nam Đàn, Nghệ An) 30 tháng tù treo về tội giao cấu với trẻ em và lạm dụng chức vụ, quyền hạn trong thi hành công vụ.
TIN BÀI KHÁC


Trước đó, năm 2006, Nguyễn Thị Yến chủ nhà nghỉ An Phú Quý, thị trấn Nam Đàn tuyển nhân viên hoạt động mại dâm tại nhà nghỉ. Ở các phòng, Yến cho lắp đặt camera quay cảnh mua dâm để theo dõi nhân viên và khống chế khách. Đến năm 2009, bà Nguyễn Thị Yến, chủ nhà nghỉ An Phú Quý đã đến nhờ ông Vũ Xuân Định, Phó trưởng Công an thị trấn Nam Đàn làm giấy tờ cho Lê Thị P (trú tại Quảng Xương, Thanh Hóa). Lúc đó, P. chưa có giấy CMND và giấy tạm vắng và mới 15 tuổi, nhưng ông Định đã tự ý khai tăng tuổi cho cô gái này để đủ tuổi để hành nghề bán dâm.

Chủ nhà nghỉ An Phú Quý, Nguyễn Thị Yến và các đồng phạm. 
Đầu năm 2010, sau khi đi uống rượu say vào nhà nghỉ An Phú Quý, ông Vũ Xuân Định đã quan hệ bất chính với chính với Lê Thị P., dù biết P. chưa đủ tuổi vị thành niên

Với những bằng chứng không thể chối cãi, ngày 26/3, TAND tỉnh Nghệ An đã tuyên phạt Nguyễn Thị Yến, 19 năm tù, cùng các đồng phạm Hoàng Thị Mai 16 năm tù cùng về tội hiếp dâm, chứa mại dâm, bắt giữ người trái pháp luật;

Vũ Xuân Định (SN 1959, nguyên Phó Trưởng Công an thị trấn Nam Đàn, huyện Nam Đàn) 30 tháng tù treo về tội giao cấu với trẻ em và tội lạm dụng, chức vụ quyền hạn trong thi hành công vụ;

Vũ Xuân Đức 7 năm tù về tội môi giới mại dâm; Nguyễn Văn Trường 6 năm tù về tội hiếp dâm; Nguyễn Viết Phú (con của Yến) 4 năm tù tội chứa chấp trái phép chất ma túy; Hoàng Văn Toản 3 năm tù tội mua dâm người chưa thành niên; Bùi Trọng Tuấn 6 tháng tù về tội bắt giữ người trái pháp luật; Đinh Xuân Dũng và Đinh Xuân Nho mỗi bị cáo 6 tháng tù treo và 12 tháng thử thách về tội bắt giữ người trái pháp luật.

Quốc Huy

Phát hiện 15 mẫu heo và thức ăn chăn nuôi nhiễm chất cấm


Sếp ngân hàng bị truy nã toàn cầu


Cảnh sát Trung Quốc vừa phát lệnh truy nã trên toàn thế giới đối với Tôn Phong, cựu Giám đốc chi nhánh Ngân hàng Phát triển nông nghiệp quốc gia tại thành phố Giang Âm, tỉnh Giang Tô.
Báo China Daily đưa tin ông Tôn bị tình nghi bỏ trốn ra nước ngoài cùng vợ, cha mẹ và 2 con nhỏ sau khi vay bạn bè và người thân 100 triệu nhân dân tệ (16 triệu USD). Ông Tôn cùng gia đình bay sang Thái Lan vào tháng 12.2011 rồi sau đó biến mất và cảnh sát cho rằng họ có thể đã đến Canada. Chi nhánh ngân hàng nói trên cho hay trong số tiền ông Tôn vay không có tiền của ngân hàng và chính phủ. Theo báo Legal Daily, ông này bỏ trốn do vay tiền làm ăn riêng nhưng thua lỗ và không thể trả nợ. Đây là vụ mới nhất trong hàng loạt vụ vỡ nợ rồi bỏ trốn tại miền đông Trung Quốc xảy ra gần đây.
Văn Khoa



Tuyên chiến với chất cấm tạo nạc lợn


Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Diệp Kỉnh Tần trong cuộc họp chiều 27/3 đề nghị công an vào cuộc ngăn chất cấm tạo nạc lợn; đồng thời Cục Thú y quy rõ khi đóng dấu đưa thịt lợn ra thị trường.

Theo Thứ trưởng Diệp Kỉnh Tần, chỉ vì một vài địa phương bị phát hiện có thành phần cấm trong chất tạo nạc mà cả nước tẩy chay thịt lợn. Sử dụng chất cấm tạo nạc cho lợn là hành vi mất đạo đức, ảnh hưởng đến sức khỏe của cả cộng đồng. Vấn đề là việc buôn bán chất cấm này không chỉ tại các cửa hàng thuốc mà thương lái còn mang đến tận từng hộ chăn nuôi nhỏ lẻ bán với giá rất rẻ.

"Rõ ràng là có cả một đường dây buôn bán, có tổ chức, vì thế rất cần có sự vào cuộc của công an để ngăn chặn tận gốc", thứ trưởng Tần nói.

Thứ trưởng cũng yêu cầu Cục Thú y cần giao trách nhiệm rõ, cơ quan thú y trung ương, tỉnh, xã kiểm tra các cửa hàng bán thuốc thú y, hạn chế sử dụng các chất cấm ngoài danh mục. Siết chặt quản lý hiện nay còn quá lỏng lẻo. Nhiều cửa hàng mua sản phẩm không rõ nguồn gốc, về tự in nhãn mác, tự đóng bao.

Cục Chăn nuôi cần chỉ đạo các địa phương thường xuyên kiểm tra việc sử dụng chất cấm trong thịt lợn, chứ không phải một năm một lần. Nếu không kiểm tra thường xuyên thì vấn đề này sẽ nóng trở lại.

Chỉ vì chất cấm tạo nạc mà người tiêu dùng quay lưng với thịt lợn. Ảnh: N.P.
Chỉ vì chất cấm tạo nạc mà người tiêu dùng quay lưng với thịt lợn. Ảnh: N.P.

Ông Nguyễn Thanh Sơn, Phó Cục trưởng Chăn nuôi cũng chia sẻ: "Chưa bao giờ người chăn nuôi lợn gặp khó khăn như vậy. Chỉ sau 2 tuần có thông tin về chất cấm trong thịt lợn, giá bán đã giảm hơn 10.000 đồng một kg. Đây là bài học xương máu cho người chăn nuôi".

Theo ông để ngăn chặn việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi về lâu dài cần rà soát lại văn bản pháp quy và chế tài xử lý. Hiện nay Bộ Nông nghiệp thì cấm hoàn toàn nhưng Bộ Y tế thì vẫn cho sử dụng cho người. Vì thế cần thống nhất về văn bản, tuyệt đối cấm sử dụng trên người.

"Bên cạnh đó, cần đưa vào chương trình trọng điểm các chất cấm này để kiểm tra định kỳ hàng năm. Lò mổ nào bị phát hiện nhập thịt lợn có sử dụng chất tạo nạc thì phải đóng cửa", ông Sơn nói.

Ngoài ra các chất cấm này có xuất xứ từ Trung Quốc. Vì thế theo ông, biện pháp lâu dài cần chặn nguồn hàng từ gốc. Đồng thời ngành cũng sẽ vận động phong trào các hộ chăn nuôi ký cam kết nói không với sử dụng chất cấm. Tại Đồng Nai, đã có 300 hộ cam kết không dùng chất cấm tạo nạc lợn, ông Sơn cho biết.

Theo ông thì thực tế tỷ lệ phát hiện thịt lợn chứa chất cấm không quá cao. Như kết quả kiểm tra mới đây, trong số 115 mẫu thì chỉ có 1% là dương tính với chất cấm tạo nạc chứ không phải là 42% mẫu dương tính, đây là kết quả kiểm tra định tính, không chính xác.

Ngày 26/3, Bộ Y tế cũng chính thức có ý kiến về việc các hoạt chất Salbutamol, Clenbuterol là chất độc hại bị cấm sử dụng trong chăn nuôi nhưng lại được ngành y tế cho phép sử dụng.

Theo đó, Salbutamol là thuốc được sử dụng nhiều trong khoa hô hấp với các chỉ định dùng thăm dò chức năng hô hấp, ngăn cơn co thắt phế quản do gắng sức, điều trị cơn hen nặng, viêm phế quản mạn tính… Trong sản khoa, thuốc này được sử dụng với chỉ định trong chuyển dạ sớm khi không có biến chứng và xảy ra ở tuần thứ 24-33 của thai kỳ, làm chậm thời gian sinh, có tác dụng tốt đối với sự phát triển của phôi thai nhi.

Hoạt chất Clenbuterol cũng có tác dụng tương tự Salbutamol trong điều trị đường hô hấp.

Theo quy định của Bộ Y tế, Salbutamol và Clenbuterol là thuốc kê đơn, sử dụng theo chỉ định của bác sĩ và bệnh nhân phải tuân thủ theo hướng dẫn về liều lượng, thời gian điều trị cảu bác sĩ. Nhờ đó sẽ đảm bảo hiệu quả điều trị và an toàn cho bệnh nhân. Tại danh mục thuốc thiết yếu của Tổ chức Y tế thế giới đưa ra năm ngoái, Salbutamol vẫn có mặt để điều trị hen và bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính.

Theo Bộ Y tế, việc cho phép lưu hành sử dụng thuốc Salbutamol, Clenbuterol trong y tế chỉ để phục vụ điều trị cho người bệnh. Việc sản xuất xuất nhập khẩu, kinh doanh, phân phối và sử dụng đã được quy định chặt chẽ tại các văn bản pháp luật về lĩnh vực dược.

Nam Phương

Cái chết của một dòng sông


Hàng chục năm nay, con sông Nhuệ bị ô nhiễm nặng nề bởi nước thải công nghiệp và sinh hoạt. Những xóm chài trên sông dần biến mất. Nước sông đã đầu độc những cánh đồng và làm điêu đứng cuộc sống những người sống dọc hai bên bờ.

Theo kết quả phân tích, đánh giá số liệu chất lượng nước sông tiến hành năm 2008 và 2009, cho thấy, nước sông Nhuệ không đạt tiêu chuẩn nước tưới tiêu sử dụng cho nông nghiệp. Vậy mà, đây vẫn là nguồn nước chính sử dụng cho các cánh đồng lúa dọc lưu vực của con sông. Rất nhiều chỉ số ô nhiễm đều vượt tiêu chuẩn vài lần, thậm chí có thời điểm vượt cả vài chục lần. Đất bị ô nhiễm. Năng suất lúa đã giảm rõ rệt. Những cánh đồng hoang hóa, xác xơ.

Con sông Nhuệ đen đặc, ngập ngụa rác, thoi thóp và oằn mình gánh chịu rác và nước thải ngày đêm rỉ rả thải ra bởi các làng nghề, các xí nghiệp, các khu dân cư dọc hai bên bờ. Lòng sông bị thu hẹp từng ngày bởi các hành vi lấn chiếm. Nước sông sánh đen lại và bốc mùi hôi nồng nặc. Trước kia, nước sông Nhuệ vẫn được dùng để sinh hoạt, còn bây giờ, người ta không dám động tay vào nó nữa.

Xóm chài Lê Lợi chỉ còn lác đác vài chiếc thuyền neo đậu. Ảnh: Hạ Phong.

Diện tích ruộng lúa ở Xã Tả Thanh Oai (Thanh Trì, Hà Nội) ở ngoại thành Hà Nội vẫn còn khá lớn. Nằm gần với phía thượng nguồn con sông Nhuệ, những cánh đồng ở đây xưa kia nổi tiếng màu mỡ. Nhìn những mặt kênh mương dẫn từ sông vào ruộng một dòng đen sánh, những đám bọt trắng bẩn cao hàng mét tại các trạm bơm, dễ hiểu tại sao nhiều năm nay đất ngày càng bị ô nhiễm nặng, hủy hoại việc sản xuất trên những cánh đồng này. Trên mặt các ruộng lúa luôn thường trực một lớp bùn đen. Sâu bệnh ngày càng nhiều. Cây lúa èo uột, năng suất giảm đến quá nửa. Trong khi năng suất lúa bình quân của cả nước từ 2,5 đến 3 tạ mỗi sào thì năng suất lúa trên các ruộng tốt ở đây cũng chỉ chưa đầy 1 tạ một sào.

Nhà bà Nguyễn Thị Lan có gần 2 mẫu ruộng ở làng Nhân Hòa, xã Tả Thanh Oai. Trước kia, khi nước con sông còn sạch, mỗi sào, ruộng nhà bà đều cho thu hoạch từ 2 tạ đến 2 tạ rưỡi lúa. Nhiều năm nay, năng suất chỉ còn được vài chục cân, may ra, lúa tốt thì được 1 tạ một sào. Bà Lan than thở: "Dân bây giờ bỏ ruộng hoang hết. Nước bẩn, trồng lúa chẳng được bao nhiêu, có khi lỗ. Vụ vừa rồi, gần 2 mẫu mà chỉ được gần 2 tấn lúa. Tính ra chưa được 1 tạ mỗi sào. Chán lắm".

Cô Xuyến cũng có hơn 4 sào ruộng ở làng Nhân Hòa. Vất vả chăm sóc nửa năm trời nhưng cô chỉ gặt về được vài chục cân lúa. Ruộng nhà cô Diệp có diện tích hơn 3 sào thì ngắt về được một ôm cổ bông. Chán nản, cô bỏ ruộng hoang đã mấy năm nay.

Nước bẩn, đất ô nhiễm, sâu bệnh nhiều, chất lượng lúa cũng giảm. Bà Lan bảo: "Có khi lúa gặt về lép kẹp, đen sì, đắng ngắt, vứt cho gà, gà cũng chẳng buồn ăn. Trước kia, lúc dòng sông còn sạch, muốn ăn con cua, con ốc, xuống sông mò nhiều lắm. Bây giờ thì chúng chết hết rồi". Bà Lan vừa đi thăm lúa về, gặp chúng tôi, vừa than thở, bà vừa tháo ủng, tháo găng tay, chỉ những vết lở loét do nước ăn để chứng minh cho mức độ ô nhiễm của dòng nước tưới.

Nước sông Nhuệ bây giờ, trở thành nỗi ám ảnh đối với cuộc sống của người dân hai bên bờ sông. Tại cửa Thanh Ấm, nơi sông Nhuệ đổ nước vào sông Đáy, ông Nguyễn Văn Kiên - chủ tịch UBND xã Phùng Xá (Mỹ Đức, Hà Nội), cho biết: Mỗi lần mở cửa cống, bọt cao hàng mét, lan trắng cả khúc sông dài hàng mấy trăm mét. Có đợt, cá chết hàng loạt, trắng cả khúc sông.

Bức tử xóm chài

Từ thượng nguồn, xuôi dòng về điểm cuối cùng, nơi con sông Nhuệ đổ nước vào sông Đáy, người ta sẽ gặp xóm chài Lê Lợi nằm giữa thành phố Phủ Lý (Hà Nam) đã gần 100 năm. Không có ruộng, cả xóm dựa vào con sông và chủ yếu sống bằng nghề chài lưới. Ngày xưa, nghề chài nuôi sống được cả gia đình, bây giờ, nước ô nhiễm từ thượng nguồn xối về, cá chết, xóm chài phải rục rịch kéo nhau lên bờ đi làm thuê, tập tành buôn bán lo cho cuộc mưu sinh.

Nước sông Nhuệ đen ngòm, bọt chứa đầy hóa chất
Nước sông Nhuệ đen ngòm, bọt chứa đầy hóa chất nhưng vẫn được bơm vào các ruộng hai bên bờ. Ảnh: Hạ Phong.

Chị Nguyễn Thị Lương và chồng làm nghề chài lưới từ thuở bé. Giờ đây, cả hai vợ chồng tất bật dưới sông cả ngày mà không đủ nuôi cho hai đứa con ăn học với những chi phí tằn tiện hằng ngày. Chị Lương bỏ lưới lên bờ bán than. Thỉnh thoảng mưa gió, chị lại phụ chồng đánh lưới, buông câu kiếm thêm đồng ra, đồng vào. Nghề chài lưới trở nên chật vật.

"Hồi trước mỗi ngày một thuyền cũng được chục cân cá. Từ ngày nước sông ô nhiễm, được 2 cân, 3 cân đã khó lắm mà còn khó bán vì mang tiếng cá ô nhiễm, không ai mua", chị Lương tâm sự.

Cả xóm chài quanh năm ngụp lặn cá cua nhưng chẳng ai ăn cá do chính mình bắt. Chị Lương bảo: "Cá bắt lên mềm oặt, hôi, không ăn được, phải mang đi chợ xa mới bán được, mà bán cũng rẻ. Mỗi lần nước ô nhiễm từ thượng nguồn xả về mạnh, cá ngoi lên ven bờ sông chết trắng mà chẳng ai buồn vớt vì bán cũng chẳng có ai mua".

Ông Bùi Quốc Doanh đã gần 70 tuổi từng là một lão ngư nổi tiếng của xóm chài Lê Lợi. Nhưng bây giờ ông cũng không còn thả lưới, buông câu nữa. Chỉ có hai cậu con trai út không nghề nghiệp nên vẫn phải theo nghiệp chài. Ông bảo, ở xóm này, chẳng phải ai cũng có được cái "phúc lớn" như thằng con cả của ông. Nó lấy vợ ở huyện khác, xin được hơn mẫu ruộng, chẳng còn lo hạt gạo, hạt thóc. Cả xóm chài bây giờ chỉ còn một phần ba lao động làm nghề chài thôi, thế mà vẫn không đủ cá để bắt, dù là cá ô nhiễm.

Trước kia, gần 80 hộ dân sống hoàn toàn dưới ở dưới thuyền, neo đậu vào ven con sông Nhuệ. Nước sông ngày càng ô nhiễm nghiêm trọng, hôi thối, không thể tiếp tục ở mãi được dưới sông. Mùa cạn, nước ô nhiễm còn lơ lửng ở phía thượng nguồn Hà Nội. Tới mùa lũ, tất tần tật độc hại đều chảy hết về đây. Dân xóm chài cứ tần ngần mà nhìn nhau. Họ chỉ còn biết chèo thuyền đi xa hàng chục cây số để buông lưới.

Sông Nhuệ đang bị bức tử, ai cũng biết. Hàng chục cuộc hội thảo đã được mở ra để bàn về cách cứu con sông này. Mỗi ngày, rác sinh hoạt, nước thải công nghiệp chưa qua xử lí từ các làng nghề, các xí nghiệp vẫn trực tiếp đổ ra sông. Lối hành xử thiếu văn hóa đối với môi trường đã kéo theo biết bao nhiêu hệ lụy, tạo ra những bi kịch cho chính những cư dân sống dọc hai bên bờ. Cái vòng luẩn quẩn giữa việc phát triển và gây ô nhiễm môi trường là bài toán đầy nghịch lí, tuy không dễ trả lời nhưng nó đang ngày càng đặt ra cấp bách hơn!

Cuộc sống vẫn thế, cứ trôi qua bao nhiêu năm nay. Những lời kêu cứu của dòng sông đang ngắc ngoải, của những cư dân sống bám vào con sông dường như vẫn rơi vào vô vọng.

 
    •   
    • Tổng số: 4 lượt
    •  
 

Từ ngày 27/2 đến 27/8, độc giả VnExpress có thể tham gia cuộc thi "Bảo vệ môi trường" dưới dạng bài viết, chùm ảnh, video mô tả thực trạng môi trường hư ô nhiễm không khí, nước...; đề xuất các sáng kiến bảo vệ hoặc nâng cao chất lượng môi trường; các biện pháp ứng phó với biến đổi khí hậu.

Với bài dự thi là ảnh, độc giả gửi tối thiểu là 5 bức và tối đa 10 bức. Các bức ảnh cần có chú thích rõ ràng, dễ hiểu, có chú thích về địa danh, bối cảnh chụp. Chiều ngang của ảnh là 480 px. Dung lượng mỗi ảnh không vượt quá 10 MB. Đối với bài dự thi là clip, video, thời lượng tối thiểu 90 giây, thời lượng tối đa 3 phút, dung lượng dưới 100 MB.

Bài viết được thể hiện trên Word có độ dài không quá 1.500 từ, ảnh minh họa cho bài viết được gửi riêng, không "dán" vào Word và phải có chú thích rõ ràng cho ảnh.

Xem thể lệ cuộc thi chi tiết tại đây.

Gửi bài dự thi tại đây

Hạ Phong

Tàu Hoa Sen nghìn tỷ vẫn nằm phơi bãi


Gần 2 năm kể từ khi tiếp nhận từ Vinashin, Tổng công ty Hàng hải (Vinalines) cho biết tàu Hoa Sen trị giá hơn 60 triệu euro vẫn ế khách và tiêu tốn nhiều tỷ đồng cho những rắc rối phát sinh.
Cựu chủ tịch Vinashin: 'Sai phạm do điều kiện khách quan'
Tàu của Vinalines nợ gần nửa tỷ phí hàng hải

Trao đổi với VnExpress.net, đại diện ban Khai thác tàu biển - Tổng công ty Hàng hải cho biết tàu Hoa Sen đang neo tại một cảng của Trung Quốc. Không có hỏng hóc lớn nhưng tàu Hoa Sen phải ngừng hoạt động do không có người thuê. Trước đó, trong quá trình tái cơ cấu Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy (Vinashin), tàu Hoa Sen được chuyển giao cho Vinalines quản lý, khai thác vào tháng 7/2010.

Tàu Hoa Sen tiếp tục lận đận sau khi có chủ mới. Ảnh: Mỹ Giang
Tàu Hoa Sen tiếp tục lận đận sau khi có chủ mới. Ảnh: Mỹ Giang

Sau một thời gian sửa chữa, tìm kiếm đối tác cho thuê và thanh toán hơn nửa tỷ đồng tiền nợ phí hàng hải, đến ngày 14/2/2011, tàu Hoa Sen đã được phép rời Nha Trang để chuyển giao cho đối tác là Công ty Lianyungang CK Ferry (liên doanh giữa Hàn Quốc và Trung Quốc). Theo hợp đồng, đối tác sẽ thuê định hạn tàu trong thời gian 6 tháng (với giá 16.500 USD một ngày) trước khi chuyển sang thuê tàu trần (không thuê thuyền viên) trong vòng 2 năm.

Tuy vậy, không lâu sau khi được cho thuê, tàu Hoa Sen tiếp tục gặp rắc rối khi bị bắt giữ tại Hàn Quốc để làm tài sản đảm bảo giải quyết một vụ tranh chấp hàng hải khác của Vinalines. Tổng công ty Hàng hải sau đó phải trả số tiền gần 4,3 triệu USD để chuộc tàu. Tuy nhiên, đối tác thuê tàu sau đó đã "bỏ của chạy lấy người" khiến tàu Hoa Sen tiếp tục rơi vào tình trạng không ai thuê. Con tàu tai tiếng này sau đó được đưa về neo ở cảng Trung Quốc và nằm lại đó từ giữa năm 2011 đến nay.

Theo đại diện ban Khai thác tàu biển Vinalines, Tổng công ty vẫn đang tiếp tục tìm kiếm đối tác thuê tàu nhưng có rất ít tín hiệu lạc quan, trong khi hàng ngày vẫn phải trả các chi phí neo đậu, bảo dưỡng, hoa tiêu… Tuy không đưa ra con số cụ thể nhưng ông này cho biết các khoản phí nêu trên đều rất lớn. "Trong thời gian tới, nếu không thể tìm được đối tác cho thuê, rất có thể Vinalines sẽ phải tính tới việc bán tàu để cắt lỗ", ông này cho biết.

Trao đổi với VnExpress.net vào thời điểm tiếp nhận con tàu giữa năm 2010, một lãnh đạo của Vinalines cho biết tàu Hoa Sen thực chất chỉ thích hợp với việc khai thác du lịch và vận tải chặng ngắn (giống như được sử dụng tại khu vực Địa Trung Hải). Trong khi nếu vận tải tuyến Bắc - Nam như Vinashin, hiệu quả kinh tế sẽ rất thấp: "Riêng tiền dầu sẽ lỗ khoảng một tỷ đồng mỗi ngày", lãnh đạo này cho biết.

Tàu Hoa Sen là loại tàu ro-pax (tàu chở xe và hành khách) trọng tải 7.550 DWT, cao 7 tầng và có sức chứa 500 ôtô 4 chỗ, 70 xe tải, 160 xe container 40 feet cùng gần 640 hành khách. Tàu được đóng năm 2001 và được Vinashin mua lại từ Italia vào cuối năm 2007 với giá 60 triệu euro (tương đương gần 1.300 tỷ đồng tính theo tỷ giá lúc đó) nhằm chuyên chở hàng hóa, khách du lịch trên tuyến Bắc - Nam. Tuy vậy, chỉ sau 40 lần hải hành với trục trặc, Vinashin đã phải cho dừng hoạt động con tàu từ đầu năm 2009 do thua lỗ, kém hiệu quả.

Tàu Hoa Sen cũng được xem là một trong những điểm tối nhất trong hoạt động của Vinashin dưới sự điều hành của cựu Chủ tịch Phạm Thanh Bình. Việc cố ý làm trái trong quá trình mua bán và vận hành tàu Hoa Sen là nội dung quan trọng của cáo trạng được Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đưa ra đối với ông Bình và các bị can khác trong vụ xét sử sai phạm tại Vinashin đang diễn ra tại Hải Phòng.

Theo cáo trạng, ông Bình (với tư cách là người tổ chức) và các đồng phạm đã cố ý làm trái khi thực hiện một số hành vi như không thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng, phê duyệt mua tàu trước khi lập và thẩm định dự án, không thực hiện thủ tục chào hàng cạnh tranh, không quyết toán vốn dự án… Hậu quả của những hành vi này, theo giám định, đã gây thiệt hại cho Vinashin nói riêng và ngân sách nói chung gần 470 tỷ đồng, trong đó riêng tiền lãi vay và chi phí vay vốn đã lên tới hơn 464 tỷ.

Nhật Minh