THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

22 November 2012

Trung Cộng Thêm Hình Hầu Hết Biển Đông Trong Hộ Chiếu Mới Phát Hành


China’s new passports show a map including its claim to almost all the Southeast Asia Sea



China has redrawn the map printed in its passports to lay claim to almost all of the South China Sea, infuriating its southeast Asian neighbours. 

In the new passports, a nine-dash line has been printed that hugs the coast of the Philippines, Brunei, Malaysia, Vietnam and some of Indonesia, scooping up several islands that are claimed both by China and by its neighbours.
China has printed nearly six million of the new passports since it quietly introduced them in April, judging by the average monthly application rate.
On Thursday, the Philippines joined Vietnam in voicing its anger at the new map.
"The Philippines strongly protests the inclusion of the nine-dash lines in the e-passport as such image covers an area that is clearly part of the Philippines' territory and maritime domain," said Albert del Rosario, a foreign affairs spokesman.
Immigration officials in other countries worry that they will implicitly recognise China's territorial claims simply by stamping the new passports.

TQ: In Hình Biển Đảo Vào Sổ Thông Hành, Hàng Triệu Du Khách TQ Tới VN, Đưa Sổ Này Ra, Hải Quan VN Sẽ Phải Đóng Dấu Chấp Nhận...

BEIJING/HANOI (VB) --  Nhà nước Trung Quốc xuất độc chiêu: trên hàng trăm triệu thông hành (passport) mới cấp cho công dân TQ, có in bản đồ TQ với lãnh hải gồm cả vùng chín-đoạn, nghĩa là bao gồm hầu hết vùng Biển Đông.

Độc chiêu là: khi du khách TQ vào VN, sẽ đưa thông hành này ra, và cán bộ Hải quan VN sẽ phải đóng dấu vào sổ thông hành này, nghĩa là chấp nhận hiện hữu quyền sở hữu của TQ trên vùng Biển Đông.

Báo Financial Times hôm Thứ Tư cho biết tình hình trên, và nói rằng phía VN đã chính thức khiếu nại với Bắc Kinh: tòa đại sứ VN tại Bắc Kinh nói 2 nước đang thảo luận [về thông hành in bản đồ Biển Đông thuộc TQ], nhưng chưa có kết quả gì.

Một nhà ngoại giao tại Bắc kinh ẩn danh nói với báo Financial Times rằng đây là leo thang nghiêm trọng “vì TQ cấp phát nhiều triệu giấy thông hành này, và các thông hành có giá trị 10 năm,” nghĩa là Bắc Kinh không muốn đối thoaị gì về chủ quyền Biển Đông với bất kỳ nước nào.

Báo FT cũng phỏng vấn Tiến sĩ Nguyễn Quang A, cựu cố vấn chính phủ VN, và được trả lời: “Đây là một bước cực kỳ là độc hại do TQ đưa ra trong nhiều ngàn thủ đoạn độc hại của TQ. Khi dân TQ thăm VN, chúng tôi sẽ phải chấp nhận và đóng dấu lên sổ thông hành đó... Thế giới phải lên tiếng bây giờ, chứ không nên chỉ riêng người VN.”

Trong khi đó, một bản tin VOA ghi rằng quan điểm của ASEAN về các tranh chấp ở Biển đông, trở nên rạn nứt hơn ngày hôm Thứ Ba khi Philippines xác định Việt Nam là nước thứ hai chống lại tuyên bố của Campuchia rằng 'ASEAN đã đạt đồng thuận không quốc tế hóa vấn đề này'.

Nhật báo The Cambodia Daily số ra hôm Thứ Tư nói rằng Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh của Việt Nam không trực tiếp xác nhận lập trường của Hà Nội, nhưng nói rằng tuyên bố chủ quyền lãnh hải liên quan đến 4 nước của ASEAN – là Philippines, Việt Nam, Malaysia và Brunei –  tranh chấp với Trung Quốc đã là một mối quan tâm và lợi ích quốc tế vì đang có những lo ngại về tự do hàng hải và duy trì ổn định trong khu vực.

Nhật báo này trích lời Ngoại trưởng Phạm Bình Minh nói: “Thứ nhất là tranh chấp lãnh thổ, kế đến là hòa bình và ổn định trong khu vực sẽ bị ảnh hưởng nếu có bất cứ chuyện gì xảy ra trên Biển đông, và thứ ba là các tuyến giao thông hàng hải.  Nếu nhìn vào một bố cục đó, chúng ta có thể thấy được bản thân nó đã là một vấn đề quốc tế.”

Cũng hôm Thứ Tư, bản tin RFI nói rằng, Cam Bốt lại bị nghi ngờ giúp Trung Quốc thao túng hồ sơ Biển Đông.

Bản tin ghi nhận câu hỏi:

“Phải chăng Cam Bốt đã trở thành «nội gián» cho Trung Quốc trong nội bộ ASEAN để thúc đẩy lợi ích của Trung Quốc tại Biển Đông? Câu hỏi này lại được giới quan sát nêu lên vào hôm nay, 21/11/2012, sau khi báo chí tiết lộ rằng chủ tịch đương nhiệm ASEAN cho đến giờ phút chót vẫn muốn nêu bật điều mà Cam Bốt và Trung Quốc đều cho là ASEAN đã nhất trí không quốc tế hóa hồ sơ Biển Đông.”

RFI cũng nhắc rằng, vào tháng Bẩy vừa qua, Cam Bốt đã sẵn sàng để cho ASEAN mất uy tín khi thực hiện lời đe dọa là hủy bỏ việc công bố Tuyên bố chung của Hội nghị Ngoại trưởng nếu văn kiện này nêu lên vấn đề tranh chấp Biển Đông với Trung Quốc theo yêu cầu của Philippines và Việt Nam. Hành động đó đã khiến một số nhà phân tích coi Cam Bốt là nước đại diện cho quyền lợi của Bắc Kinh trong lòng ASEAN.

Trong khi đó, bản tin BBC ghi lời Tiến sĩ Nguyễn Nhã nói rằng các học giả Trung Quốc tỏ ra 'mềm mỏng hơn tại Hội nghị Biển Đông vừa kết thúc tại TP Sài Gòn.

BBC ghi rằng, Hội nghị Biển Đông lần thứ tư này có sự tham gia của học giả có uy tín từ Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Nhật, Nga, Trung Quốc, Singapore, Việt Nam và nhiều nước khác với số tham luận lên tới trên 30.

Hàng trăm học giả, công chức và nhân viên ngoại giao của các nước đã tới dự 10 phiên họp trong ba ngày 19, 20 và 21/11.

Tuy nhiên, cũng cần phải cảnh giác độc chiêu giương Đông kích Tây của Bắc Kinh: trong khi cho các học giả nói mềm mỏng, các tàu chiến TQ vẫn  liên tục khủng bố ngư dân VN.

Thực tế cho thấy, nói và làm là 2 điều khác nhau, và chính bản thân Hà Nộị cũng y hệt như thế, thì làm sao tin được lời học giả Bắc Kinh.