THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

24 August 2012

Phập phù nông sản xuất sang Trung Quốc



TP - Gần đây, hàng nông sản xuất sang Trung Quốc, lúc thông, lúc tắc. Cùng với đó là sự kiểm soát chặt trên đường mòn, ngõ tắt của các lực lượng chức năng nên lượng hàng và người qua biên chững lại.
Bãi kiểm hóa ở Cốc Nam (Lạng Sơn). Ảnh: Duy Chiến
Bãi kiểm hóa ở Cốc Nam (Lạng Sơn). Ảnh: Duy Chiến.
Để tìm hiểu hàng nông sản xuất khẩu phập phù, ngày 23-8, phóng viên Tiền Phong có mặt ở cửa khẩu Cốc Nam (huyện Văn Lãng), chứng kiến đoàn xe ô tô, ước chừng năm chục chiếc phủ bạt, nối đuôi nhau đi vào khu vực kiểm hóa.
Phía sâu nội địa, cách 300 mét, một đoàn xe, chủ yếu là loại container nằm chờ đã hơn một ngày.
Anh Hai, lái xe ô tô biển số 77K-9437, đang ngồi uống nước gần cửa khẩu, cho biết: “Xe anh chở dừa từ Bến Tre, mới về đến. Hôm nay, có vẻ gặp may, có thể xuất hàng được ngay. Có hôm bên kia biên giới không cho nhập, phải chờ đến gần một tuần”.
Nói rồi anh chỉ về phía đoàn xe container, giải thích: “Gần đây, hàng tạm nhập tái xuất khó làm ăn, phải chờ xem “họ” điều tiết, cho đi cửa khẩu nào?”.
UBND tỉnh Lạng Sơn vừa có văn bản giao Ban quản lý Khu Kinh tế cửa khẩu (KTCK) Đồng Đăng- Lạng Sơn chủ trì, phối hợp với các ngành có liên quan xem xét, xử lý vấn đề ách tắc hàng hoá xuất khẩu tại Cốc Nam, đồng thời báo cáo tỉnh để chỉ đạo, tháo gỡ kịp thời.
Tại bãi kiểm hóa rất nhộn nhịp. Xe Trung Quốc sang “ăn hàng”, chắn hết lối đi. Ông Trần Văn Hùng, Chi cục trưởng Hải quan (HQ) Cốc Nam cho biết: Hàng xuất khẩu chủ yếu là lạc, vừng, ớt quả khô, khoai lang, dừa quả. Mấy hôm nay, tình hình làm ăn khá thuận lợi, mỗi ngày, có khoảng trên 60 xe xuất hàng sang Trung Quốc.
Nói rồi, ông Hùng chỉ cho thấy bãi kiểm hóa, cũng là nơi xe hàng hai nước Việt- Trung sang tải. Thực ra, đó là đoạn đường phình ra dẫn đến biên giới, rất chật hẹp.
Trong khi đó, một xe nông sản của ta, phải tới gần 10 xe bán tải Trung Quốc chở mới hết hàng. Vậy nên, xe to, xe nhỏ đan xen nhau, việc ách tắc thường xuyên diễn ra.
Ông Hùng cho biết thêm, phía bên kia biên giới là chợ đường biên, do lực lượng nước sở tại đảm nhiệm việc xuất nhập khẩu. Doanh nghiệp của ta thường bị động, bởi lúc thì họ cho hàng sang, lúc không. Khoảng tháng 6 trở về trước, phía bạn cho bốc hàng vào buổi tối, nhưng nay, không hiểu sao, đến 19 giờ, là đóng cổng.
Tại cửa khẩu Tân Thanh (huyện Văn Lãng), cũng xảy ra câu chuyện tương tự. Cũng may, vài ngày nay, đã không còn cảnh xe hàng nằm dài hàng km ở khu vực cửa khẩu.
Chi cục trưởng HQ Tân Thanh, ông Nguyễn Văn Chương, cho biết: “Mỗi ngày có trên, dưới một trăm xe nông sản xuất sang khu vực Pò Chài (Trung Quốc). Có thể, do lượng hàng xuất được ở các cửa khẩu Cốc Nam, Chi Ma đã làm “giảm nhiệt” lượng xe tới Tân Thanh. Thêm nữa, bây giờ cũng là lúc hàng nông sản vào cuối vụ, nên chủ hàng bên bạn không tạo cớ làm khó…”.
Lao đao vì ách tắc
Năm ngoái, tại cửa khẩu Chi Ma (huyện Lộc Bình), mỗi ngày đón nhận hàng trăm chuyến xe hàng tạm nhập, tái xuất, kèm theo đó lượng xe bán tải cũng tăng lên đáng kể. Tuy nhiên, từ giữa tháng 6 cho đến gần đây, không hiểu sao hàng hóa ách tắc, hàng trăm xe to, xe nhỏ nằm chờ ở khu vực biên giới.
Ông Lưu Công Kỳ, chủ nhiệm HTX Tiến Đạt (Lộc Bình) cho biết: Thấy nhu cầu xe sang tải rất lớn, người dân địa phương đổ xô đi mua xe cỡ từ 2,5 đến 3,5 tấn, nhiều nhà vay ngân hàng để đầu tư xe cộ, ước tính, toàn huyện có tới gần 500 chiếc. Công việc đang thuận lợi, bỗng nhiên gặp khó khăn. Nhiều nhà ôm nợ.
Theo các cơ quan chức năng tại cửa khẩu, nguyên nhân ách tắc trên là do phía nước bạn có sự thay đổi về chính sách cho hàng tạm nhập, tái xuất.
Theo thống kê của HQ Chi Ma, gần đây, lượng hàng giảm tới 70%, thu cước phí phương tiện giao thông cũng vì thế sụt giảm, nếu như trước đây đạt 350 triệu/ngày, nay chưa thu nổi 30 triệu.
Nguyễn Duy Chiến