THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

22 April 2012

Xăng tăng giá một, cước vận tải "đòi" tăng hai



(Dân trí) - “Với xe khách chạy dầu, chắc chắn sẽ phải tăng nhưng mức tăng bao nhiêu cũng là vấn đề khó, vì thời điểm này khách ít, nếu tăng quá cao khách đi lại sẽ giảm thêm. Nếu tăng, sẽ tăng khoảng từ 7-10% so với mức giá vé hiện nay”.
 >>  Dân chen chúc mua xăng "chạy" giá mới
 >>  Xăng tăng giá lên 23.800 đồng/lít
Ông Nguyễn Mạnh Hùng - Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Ô tô Việt Nam cho PV Dân trí biết ngay sau khi giá xăng tăng thêm 900 đồng/lít.
Theo ông Hùng, nếu cộng cả 2 lần tăng giá trong năm nay (lần 1 là ngày 7/3 - PV) thì giá xăng đã tăng khoảng 15%, dầu diesel tăng khoảng 8%. Lần trước taxi đã điều chỉnh giá cước rồi, nhưng với xe khách thì vẫn chưa tăng giá vé.

Hoạt động vận tải đang đứng trước áp lực tăng giá xăng và phí bảo trì đường bộ
“Bắt đầu từ 1/6 tới các phương tiện sẽ phải nộp thêm phí bảo trì đường bộ nên 2 sức ép này cộng lại sẽ buộc các doanh nghiệp phải điều chỉnh giá cước. Theo tôi, với taxi thì lần tăng giá xăng này không quá cao nên có thể tại thời điểm này cước taxi sẽ không được điều chỉnh nữa, nhưng khi cộng thêm phí bảo trì đường bộ vào thì cũng chưa thể nói trước được, rất có thể sẽ tăng.
Riêng với xe khách thì khả năng sẽ phải điều chỉnh giá cước là rất lớn bởi áp lực tăng giá xăng dầu trong 2 lần, cộng với phí bảo trì sắp nộp. Nhưng việc tăng giá của các loại hình vận tải chắc chắn nếu xảy ra dồn dập cũng phải là từ 1/6 trở đi, vì ngay thời điểm này không thể kịp để chuẩn bị và hoàn tất các thủ tục trình đơn vị chức năng.” - ông Hùng phân tích.
Nói như vị Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Ô tô Việt Nam thì các doanh nghiệp có muốn tăng cũng phải đợi đến sau 1/6 để cộng dồn phí, nhưng nhiều người lại đang đặt ra quan ngại rằng việc xăng dầu tăng giá vào thời điểm cận nghỉ lễ 30/4-1/5 sẽ là cái “cớ” để các doanh nghiệp vin vào mà đẩy giá vận chuyển lên cao, gây khó khăn cho hành khách.
Về vấn đề này ông Hùng nhìn nhận rất dễ xảy ra, bởi kể cả khi không tăng giá xăng dầu hay không thu phí bảo trì đường bộ thì các doanh nghiệp vận chuyển hành khách, đặc biệt là ở phía Nam cũng đã có kiến nghị tăng thêm từ 40-60% phụ phí. Vì thế, chuyện “đẩy” giá trong dịp vận chuyển khách trong dịp nghỉ lễ sẽ có, nhưng chỉ là tức thời, là tăng chui, còn về mặt thủ tục thì không kịp hoàn thành cho việc tăng giá một cách danh chính ngôn thuận.
“Trong bối cảnh lượng khách đi lại không nhiều như hiện nay, doanh nghiệp tăng giá cước cũng chết mà không tăng cũng chết. Nhưng theo tôi tăng giá cước là chuyện sẽ xảy ra, vấn đề là ở thời điểm nào mà thôi” - ông Hùng cho hay.
Trong khi đó, thể hiện động thái ngay lập tức về việc xăng tăng giá, ông Bùi Danh Liên - Chủ tịch Hiệp hội vận tải Hà Nội cho biết, chiều nay (21/4) Hiệp hội sẽ có văn bản gửi các doanh nghiệp vận tải, trong đó việc điều chỉnh giá xăng, dầu lần này là bất khả kháng để đảm bảo hoạt động cho các đơn vị kinh doanh xăng, dầu.
Ông Liên cho rằng việc xăng tăng giá lần này là chuyện không khó hiểu, bởi khi giá đầu vào tăng thì bán ra cũng phải tăng theo. Tuy nhiên, với sự tăng giá này, cùng với áp lực thu phí bảo trì đường bộ trong ít thời gian tới thì việc các doanh nghiệp tăng giá vận tải cũng là đương nhiên.
“Với loại hình taxi, đầu tháng 3 vừa qua nhiều hãng taxi đã tăng giá cước bình quân là 1.000 đồng/km. Vì vậy, chúng tôi khuyến cáo các doanh nghiệp nên cấn đối và điều chỉnh cho hợp lý để doanh nghiệp khỏi lỗ, nếu có điều chỉnh thì cố gắng đợi qua dịp nghỉ lễ 30/4-1/5.
Còn với xe khách tuyến cố định, ông Liên chỉ ra đợt tăng giá xăng trước hầu như các doanh nghiệp vận tải chưa điều chỉnh giá cước vì kinh tế khó khăn và người dân đi lại ít, đợt tăng giá xăng dầu lần này cũng không lớn nên Hiệp hội cũng đề nghị các doanh nghiệp cố gắng kìm giá thêm một thời gian nữa, đợi đến 1/6 khi thực hiện phí bảo trì đường bộ, cộng với giá dầu tăng lần này để tính điều chỉnh giá cước cho phù hợp, mức tăng khi đó có thể là trên dưới 10%” - ông Liên nhấn mạnh.
Ông Liên cũng mong muốn người dân sẽ chia sẻ với Nhà nước về việc tăng giá xăng dầu lần này, chia sẻ với các doanh nghiệp vận tải nếu giá cước phải điều chỉnh, đồng thời khuyến cáo người dân nên cân nhắc nhiều hơn đến việc đi lại để có được sự thuận lợi cho mình.
Quỳnh Anh