THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

09 April 2012

Ai trả nợ cho công ty nhà nước?

Ai trả nợ cho công ty nhà nước?

Cập nhật: 13:26 GMT - chủ nhật, 8 tháng 4, 2012

PetroVietnam phải xử lý khoản tiền vi phạm lên tới hơn 18.000 tỉ đồng.

Một chuyên gia từ Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam nói với BBC chính người dân và những người đóng thuế sẽ phải "bỏ tiền" ra để trả nợ vì những "sai phạm" kinh tế làm lỗ tới hàng tỷ đôla gây ra bởi các tập đoàn, tổng công ty của Nhà nước mới được thanh tra trung ương phát giác.

Thanh tra Chính phủ vừa thông báo phát hiện "sai phạm kinh tế" lên đến 30.720 tỷ đồng, tương đương 1.5 tỷ đôla, tại các tập đoàn lớn của nhà nước.


Kết quả này được đưa ra dựa trên báo cáo của Thanh tra Chính phủ sau khi tiến hành 25 cuộc thanh tra trong ba tháng đầu năm 2012.

"Tôi nghĩ cái đó là nhân dân thôi, lại lấy tiền của dân ra trả chứ còn ai trả được nữa. Nhà nước trả cũng là tiền của dân. Tóm lại những án tù chỉ là những hình phạt mang tính răn đe. Còn tất cả những tai họa, mất mát này là đổ vào đầu dân, đổ vào đầu những người đóng thuế, đổ vào đầu những người hiện nay đang rất vất vả cho cuộc sống mưu sinh của mình và tất cả đều phải gánh chịu," Tiến sỹ Hàn Mạnh Tiến nói với BBC hôm 08/4/2012.

'Vấn đề cũ'

Trước hết, về việc hàng loạt các đại doanh nghiệp nhà nước như Tập đoàn Sông Đà, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petro Vietnam), Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Tập đoàn Viễn thông Quân Đội, Ngân hàng Nông nghiệp Nông thôn... bị thanh tra chính phủ phát hiện "sai phạm" gây tổn thất nặng nề, Tiến sỹ Hàn Mạnh Tiến bình luận:

"Đây là kết quả thanh tra mới nhất, nhưng vấn đề rất cũ rồi. Việc các tập đoàn nhà nước làm ăn lỗ là, thì từ bao năm nay các chuyên gia kinh tế, tài chính đã khẳng định. Và với cách thức quản lý như hiện nay, chuyện ấy là đương nhiên. Nếu làm (điều tra) chi tiết, đi đến cụ thể, thì việc các tập đoàn kinh tế làm lỗ lã đến hàng tỷ đô-la là chắc chắn."

Chuyên gia cho rằng các sai phạm trước hết xuất phát từ "hệ thống quản lý" với các lãnh đạo tập đoàn, tổng công ty... đều được "các lãnh đạo cấp cao" của nhà nước bổ nhiệm, chính hệ thống này đã tạo ra các "kẽ hở" cho các hành vi tham nhũng, gian dối, lách luật và lợi dụng kẽ hở quản lý để tư lợi.


Mở bằng chương trình nghe nhìn khác

"Chủ trương tái cấu trúc các khu vực kinh tế nhà nước là đúng, nhưng cách làm là rất sai. Bây giờ cần phải định nghĩa khu vực kinh tế nhà nước là cái gì đã và trong phát triển của đất nước, khu vực ấy đóng vai trò gì. Phải xác định mục tiêu, rồi sau đó mới phân loại và thực hiện các cải cách."

Ông Tiến, người cũng là Tổng Biên tập Tạp chí Nhà Quản lý và Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Đào tạo về Quản lý thuộc Vusta không bình luận về việc Bộ trưởng Giao thông - Vận tải Đinh La Thăng có trách nhiệm gì hay không trong việc Tập đoàn Dầu khí, thời ông làm lãnh đạo, bị phát hiện vi phạm gây tổn thất lên tới trên 18.000 tỷ đồng.

Tuy nhiên, vị chuyên gia nói: "Hiện tượng tương đối phổ biến là sau khi đã làm không tốt ở cấp thấp thì điều chuyển lên cấp cao hơn, đấy là hiện tượng mà tôi dùng (từ) là tương đối phổ biến. Còn đối với trường hợp Bộ trưởng Đinh La Thăng, tôi miễn bình luận."