THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

14 January 2012

Tết của người Việt nghèo ở Campuchia


2012-01-13

Tết Nguyên Đán hay Năm mới là dịp quan trọng nhất trong văn hóa của người Việt Nam và một số các dân tộc có ảnh hưởng văn hóa Trung Quốc.

Quốc Việt, RFA

Người Việt bán hoa Tết tại phố chợ nhỏ thuộc Cầu Sài Gòn, thủ đô Phnom Penh.


Đây là dịp thành viên gia đình sinh sống làm ăn ở nơi xa có thể về quê vui cảnh đoàn viên ít ngày nhưng ý nghĩa thiêng liêng nhất của Tết ở chỗ nó là dịp để người Việt nhớ về cội nguồn, ông bà tổ tiên. Liệu người Việt sinh sống ở Campuchia có suy nghĩ ra sao về Tết này. Từ Campuchia, thông tín viên Quốc Việt có bài tường trình sau đây.

Dù ở đâu ngày Tết cũng hướng về quê hương


Chim có tổ người có tông là triết lý văn hóa của ông bà ta vẫn truyền cho bao thế hệ để rồi hôm nay khi Tết đến người Việt đi ngược về xuôi cũng đều muốn hướng về quê hương bên gia đình vào dịp Tết Nguyên đán này. Tuy nhiên, trong không khí cộng đồng người Việt sống xa quê hương hướng về ăn Tết thì cũng không ít người Việt ở Campuchia đang bộn bề với chuyện cơm, áo, gạo, tiền…thậm chí họ còn không hi vọng sẽ được về thăm quê hương.

Hiện cộng đồng người Việt có khoảng hơn 300 ngàn người đang sinh sống ở xứ Chùa Tháp. Họ sống rải rác ở hầu hết các tỉnh, thành phố của Campuchia nhưng đông nhất là ở thủ đô Phnom Penh, tỉnh Kandal, Prey Veng, Kampong Chhnang và tỉnh Siem Reap. Những nghề làm chủ yếu là kinh doanh, làm ăn buôn bán, mở quán phở, quán cà phê…
Hiện cộng đồng người Việt có khoảng hơn 300 ngàn người đang sinh sống ở xứ Chùa Tháp. Họ sống rải rác ở hầu hết các tỉnh, thành phố của Campuchia nhưng đông nhất là ở thủ đô Phnom Penh, tỉnh Kandal, Prey Veng, Kampong Chhnang và tỉnh Siem Reap.

nhưng tình yêu quê hương đất nước thì cũng như bất cứ cộng đồng người Việt đang sinh sống ở nước ngoài. Tình yêu quê hương đất nước, lòng thủy chung luôn hướng về quê hương, và đều mong muốn đóng góp cho 
Sinh hoạt buôn bán ở Siêu Thị Việt Nam tại thủ đô Phnom Penh, ngày cận Tết. Quốc Việt RFA
Sinh hoạt buôn bán ở Siêu Thị Việt Nam tại thủ đô Phnom Penh, ngày cận Tết. Quốc Việt RFA
đất nước, mặc dù người Việt ở Campuchia phần đông là người nghèo.

Nhờ việc thực hiện Nghị quyết 36 của Bộ chính trị về công tác đối với người Việt ở nước ngoài nên người Việt ở đây đã và đang được chính phủ quan tâm. Thậm chí Quỹ Hỗi trợ người Việt Nam ở nước ngoài còn cử cán bộ đến đây để nghiên cứu, khảo sát, xây dựng trường học tiếng Việt. 

Và mỗi lần Tết đến là Đại sứ quán Việt Nam cũng như Tổng hội người Campuchia gốc Việt tại Campuchia tổ chức đón Tết, tặng quà mừng tuổi cho cộng đồng người Việt, mặc dù đó là một hoạt động nho nhỏ khi có rất nhiều con em người Việt không được đón Tết trọn vẹn và không thể về quê, đồng thời cũng không có khả năng cắp sách tới trường.

Nguyên nhân khiến phần đông người Việt ở đây không về quê vui cảnh đoàn viên vì họ đang bận rộn với chuyện cơm, áo, gạo, tiền, khi họ là người dân lao động nghèo sinh sống trên ghe xuồng làm nghề đánh bắt cá, buôn bán nhỏ lẻ và ở mấy tỉnh kinh tế khó khăn.

 
Ông Huỳnh Văn Hứng, người Campuchia gốc Việt quê ở Tây Ninh, hiện sống ở Cầu Sài Gòn thuộc thủ đô Phnom Penh chia sẽ rằng đã có khoảng hai ngàn hộ gia đình người Việt sống rải rác tại địa bàn vừa nói. Cộng động người Việt ở đây còn gặp nhiều khó khăn về kinh tế, đại bộ phận người Việt xuất thân từ các từng lớp lao động bằng nghề đánh bắt thủy sản, buôn bán chút đỉnh; số còn lại làm các ngành nghề lao động chân tay nặng nhọc. Đối với người dân có hoàn cảnh kinh tế khá giả thì họ sẽ về quê hương dịp Tết này, còn những người nghèo thì chỉ có thể tổ chức cúng kiến ông bà, tổ tiên tại xứ người.
Và mỗi lần Tết đến là Đại sứ quán Việt Nam cũng như Tổng hội người Campuchia gốc Việt tại Campuchia tổ chức đón Tết, tặng quà mừng tuổi cho cộng đồng người Việt, mặc dù đó là một hoạt động nho nhỏ khi có rất nhiều con em người Việt không được đón Tết trọn vẹn và không thể về quê

 
Ông Huỳnh Văn Hứng chia sẽ, "Nhớ chứ, quê hương mà không nhớ sao được. Thì lúc nào cũng gấp gáp về 
Chợ bán trái cây nhân dịp Tết Nguyên đán tại phố chợ nhỏ thuộc  Cầu Sài Gòn, thủ đô Phnom Penh. Quốc Việt RFA
Chợ bán trái cây nhân dịp Tết Nguyên đán tại phố chợ nhỏ thuộc Cầu Sài Gòn, thủ đô Phnom Penh. Quốc Việt RFA
Việt Nam vì ông già, bà già mất ở Việt Nam, để ở Việt Nam. Mình là người Việt thì phải nhớ. Những người có nhà cửa, gia đình, cha mẹ ở dưới thì đi làm tới ngày Tết là phải gặp dòng họ cung kiến ông bà ở nhà. Những người đi làm công, làm mướn gì đó thì không cần biết nhưng mà người ta phải về… Nếu họ làm được thì họ về nhưng có một số người làm không được thì cũng ở đây… Kinh tế eo hẹp thì mình nói sao bây giờ."

Những cái Tết không tròn vẹn


Còn chị Nguyễn Phương Bích cũng cho biết theo kế hoạch thì Tết năm nay chị sẽ đưa con gái về quê ở An Giang, thế nên kế hoạch đó bất khả thi vì hiện tại gia đình chị đang phải tìm đủ mọi cách kiếm tiền trả nợ, mua gạo và cơm, áo.

"Tết năm nay thì không về. Không có tiền thì không về…mình cũng nhớ về xứ mình thôi nhưng mình không về tại vì mình ở đây quen, rồi con cái ở đây hết đâu có ai ở dưới đâu. Mình cũng không tổ chức ăn Tết gì đâu chỉ là cúng trong nhà trong cửa thôi…"

Anh Lê Hoàng cũng có chia sẻ, "Người Việt Nam sống ở đây (Campuchia) 70% là người sống tạm thời. Tết họ sẽ cử đại diện gia đình về thăm nhà, cung kiến…lý do là không có tiền. Bây giờ đi làm quanh năm nhưng cuối cùng Tết cũng không tròn vẹn. Tết xa quê hương buồn lắm. 
Người Việt Nam sống ở đây (Campuchia) 70% là người sống tạm thời. Tết họ sẽ cử đại diện gia đình về thăm nhà, cung kiến…lý do là không có tiền. Bây giờ đi làm quanh năm nhưng cuối cùng Tết cũng không tròn vẹn. Tết xa quê hương buồn lắm

Bản thân anh sống sát bên Campuchia – Việt Nam nhưng mình không được về nhà, cũng ngậm ngùi lắm chứ. Tết ở xứ người thì nó kỳ lắm nhưng mà hoàn cảnh bây giờ phải chịu thôi chứ biết làm sao? Tết nay không về Việt Nam vì tiền bạc cũng thiếu quá nên về làm gì."

Phần lớn người Việt sống ở xứ Chùa Tháp là những người ngược sông Mekong sống trên ghe xuồng, sang Campuchia kiếm sống, họ sớm hình thành cộng đồng người Việt tại đây. Cho đến hiện nay, người Việt ở đây đã có chi hội tại 24 tỉnh thành trong cả nước, được chính phủ Hoàng gia Campuchia cho phép hoạt động công khai. Bên cạnh đó cũng có nhiều người Việt làm giàu, thậm chí rất giàu nơi mảnh đất này, tập trung chủ yếu ở thủ đô Phnom Penh.

Bà Lâm Minh Hiếu, người quản lý Siêu thị Việt Nam tại thủ đô Phnom Penh nhận định rằng có lẽ do ảnh hưởng kinh tế toàn cầu nên cộng đồng người Việt sinh sống ở đây ăn Tết năm nay hơi khiêm tốn. Bà nói:

"Tết năm nay thấy cũng có vẽ là do tình hình chung kinh tế nên thấy cuộc sống khó khăn. Chắc do ảnh hưởng của khủng khoảng kinh tế thế giới vì mình thấy thị trường ở Campuchia không bán được nhiều như hồi năm trước. So với năm ngoái, khách giảm chút ít vì do tình hình khó khăn của thành phố…Tôi ước mong thị trường bên Campuchia phát triển giống như thị trường bên Việt Nam.

Hai bên làm ăn thông thương với nhau thì nền kinh tế sẽ phát triển hơn… Xin gửi lời chúc bà con Việt kiều, Kiều bào đang sinh sống và làm ăn tại thành phố Phnom Penh hay trên đất nước Campuchia là mong muốn mọi người luôn có cuộc sống ấm no, luôn có một cái Tết hạnh phúc an vui như mọi người mong ước…!"
Tết năm nay thấy cũng có vẽ là do tình hình chung kinh tế nên thấy cuộc sống khó khăn. Chắc do ảnh hưởng của khủng khoảng kinh tế thế giới vì mình thấy thị trường ở Campuchia không bán được nhiều như hồi năm trước. So với năm ngoái, khách giảm chút ít vì do tình hình khó khăn của thành phố

Qua 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Campuchia – Việt Nam, các hoạt động kinh tế, thương mại của Việt Nam tại Campuchia được thúc đẩy rất nhiều. Hàng năm có hội chợ triển lãm hàng Việt Nam chất lượng cao. Tính đến nay có khoảng 100 dự án đầu tư doanh nghiệp Việt Nam tại đây, với tổng vốn đầu tư đăng ký là 2,1 tỷ USD.

Tính riêng trong năm 2011, vốn đăng ký đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam tại nước láng giềng này đã đạt trên 1 tỷ USD, tăng hai lần so với năm 2010. Hiện Campuchia đứng thứ hai trong tổng số hơn 55 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam. Việt Nam là nhà đầu tư lớn thứ ba tại nước này, sau Trung Quốc và Thái Lan. Campuchia và Việt Nam còn quyết tâm đưa kim ngạch hai chiều tăng gấp hai lần trong 5 năm tới, đạt 5 tỷ USD.

Mặc dù các hoạt động xúc tiến đầu tư thương mại tại đây ngày càng tăng, các doanh nghiệp Việt Nam ngày càng đông nhưng cuộc sống của cộng đồng người Việt vẫn gặp không ít khó khăn vì tình hình kinh tế xã hội Campuchia có những khó khăn phức tạp nhất định, đặc biệt một bộ phận đáng kể người Việt ở đây không biết cả chữ Việt lẫn chữ Khmer.

Theo dòng thời sự: