THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

17 December 2011

Phụ gia biến nước lã thành thức ăn


"Chỉ cần cho vài thìa hương liệu, phẩm màu, đường hóa học vào nước và nêm nếm là đã có nước ép trái cây thơm lừng", công thức pha chế được người bán hóa chất, quanh chợ Kim Biên, quận 5, TP HCM, giới thiệu mỗi khi có khách cần mua.
>TP HCM 'soi' chất lượng thực phẩm Tết

Chiều 16/12, chuẩn bị cho đám tiệc, dự định đãi khách món nước cam thay vì nước ngọt, được bạn giới thiệu quanh chợ Kim Biên có bán bột cam pha với nước rất tiện và rẻ, anh Tân quê ở Long An tìm đến. Vừa thấy khách, các chủ quầy hóa chất phẩm màu trên đường Trịnh Hoài Đức, cạnh chợ hóa chất Kim Biên đã gọi và giới thiệu.

Nhanh tay hơn cả, một thanh niên mặc quần đùi lôi khách kéo vào quầy và lấy ra hàng chục bao nhựa có chứa đủ loại hương liệu từ cam, dâu, táo, nho, chanh cho đến hương cà phê, hương sôcôla.

Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến thị sát tình hình buôn bán phụ gia thực phẩm tại chợ Kim Biên. Ảnh: Trung Hào

"Hàng ngoại đấy, an toàn lắm. Chỉ cần hơn trăm nghìn đồng hương liệu, đường hóa học pha mang về pha với nước là anh có ngay nước trái cây đãi khách", người này nói. Tuy nhiên khi anh Tân hỏi hàng ngoại là nước nào sản xuất, người bán lại lơ đi.

Bị khách chê nước phở không đậm đà, bà Liên nhà ở quận Phú Nhuận tìm đến chợ Kim Biên, mua hương liệu hỗ trợ cho công thức đang có. Vừa đến đầu chợ, chưa kịp bước vào trong, vị khách đã được các chủ cửa hiệu kinh doanh hóa chất, phẩm màu ven chợ mời chào. "Nấu phở phải không, có ngay đây, chỉ cần vài thìa thôi là thơm lừng ngay", vừa nói một chủ cửa hàng vừa kê sát vào mũi khách bọc hương liệu có ghi "phở bò" bên ngoài.

Chủ cửa hàng còn giới thiệu, so với nước hầm xương hoặc các công thức tạo mùi truyền thống, dung dịch tổng hợp của cửa hàng rẻ hơn rất nhiều. Giá của một kg hương liệu bò chưa đến 400 nghìn đồng nhưng mỗi lần nấu chỉ cần bỏ một ít là đủ, nên có thể pha cho ước tính lên đến hàng nghìn lít nước lã.

Tình hình mua bán sôi động diễn ra tại các con đường xung quanh chợ hóa chất Kim Biên, như Trịnh Hoài Đức, Phùng Hưng, Hải Thượng Lãn Ông... Ở đây, vài chục cửa hàng lớn nhỏ san sát chất đầy thùng, can, bao ni lông chứa đủ loại bột hoặc nước ghi chú rõ "hương cam, táo, mơ, dâu, đậu nành, cà phê, hương phở, hương bún bò, lẩu", hầu hết không có nhãn mác.

"Mua gì cũng có, muốn pha chế món gì người bán giới thiệu luôn. Còn nguồn gốc sản phẩm thì hên xui. Cũng có loại có nhãn, nhưng hầu hết là hàng can, hàng thùng được sang chiết ra túi nhỏ. Giá loại không nhãn mác thường rẻ hơn những loại có bao bịch bán trong chợ", anh Hải, người từng giúp việc cho một hộ kinh doanh phẩm màu tại khu vực này nói.

Cũng theo anh Hải, khách hàng thân thiết của các loại hương liệu tạo mùi thường là các cơ sở sản xuất thực phẩm theo dạng thủ công hoặc làm theo mùa. "Đắt hàng nhất là hương liệu làm các loại thức ăn cần mùi vị như bò viên, chả cá, nước ép quả. Nếu không dùng hóa chất, hương liệu, phẩm màu thì không còn lãi và thức ăn không thơm ngon", anh này nói.

Nhiều loại hóa chất công nghiệp được bán cùng phụ gia thực phẩm tại khu vực chung quanh chợ Kim Biên. Ảnh: Trung Hào

Trao đổi với VnExpress.net, bà Lưu Thị Kim Nhung, Trưởng ban quản lý chợ Kim Biên cho biết, những cửa hàng kinh doanh nhỏ lẻ năm quanh chợ đã có mặt từ hơn chục năm nay nhằm "ăn theo" chợ hóa chất Kim Biên. "Quyền quản lý các hộ này thuộc chính quyền địa phương chứ không phải của chúng tôi", bà Nhung nói.

Theo ông Phạm Kim Bình, phó chánh thanh tra Sở Y tế TP HCM, thực tế kiểm tra cho thấy, cả những hộ kinh doanh trong và ngoài chợ đều có sai phạm.

"Nhiều nhất là sang chiết phụ gia thực phẩm không đúng quy định. Nhiều hương liệu được chiết từ thùng to ra thùng nhỏ, sau đó chưa ghi rõ nhãn mác, nguồn gốc, hạn sử dụng, một số hộ kinh doanh lẫn lộn cả hóa chất công nghiệp với hóa chất thực phẩm", ông Bình nói.

Trưa 17/12, trong buổi giám sát tình hình an toàn vệ sinh thực phẩm tại TP HCM, ở chợ Kim Biên, bà Nguyễn Thị Kim Tiến, Bộ trưởng Y tế đã trực tiếp nhắc nhở ban quản lý chợ cần thực hiện nghiêm việc quản lý các hộ kinh doanh hóa chất, phụ gia thực phẩm, nhất là về nguồn gốc sản phẩm, việc sang chiết và bảo quản hàng hóa.

"Phụ gia hóa chất có mặt trong hầu hết các loại thức ăn nên ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người dân, chính vì thế công tác quản lý cần phải thắt chặt và xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm", bà Tiến nhấn mạnh.

Cùng ngày, Bộ trưởng còn đến thăm mô hình bếp ăn tự quản tại một công ty ở quận Bình Tân, đồng thời có buổi làm việc với UBND TP HCM về tình hình an toàn vệ sinh thực phẩm tại TP HCM, cũng như các công tác triển khai thanh kiểm tra thực phẩm mùa Tết.

Trung Hào

Sống đơn thân: Giờ mới thấm nỗi khổ


17/12/2011 11:03:12
 - Đó là nỗi niềm mà phải đến khi đi gần hết cuộc đời, bà Đào Thị Huệ, 65 tuổi, thôn Nhân Bình, xã Vũ Vân, Vũ Thư, Thái Bình mới đúc kết lại.

Năm 13 tuổi, chân phải của tôi tự nhiên bị teo lại, cử động rất khó khăn rồi liệt hẳn. Vì tự ti cho hoàn cảnh của mình nên ngày ngày tôi chỉ biết quanh quẩn trong nhà, ngại tiếp xúc với người ngoài. Đến lúc đôi mươi cũng có người đến hỏi tôi làm vợ. Bố mẹ, các anh chị em cũng động viên tôi lập gia đình nhưng tôi sợ mình què cụt thế này sẽ chỉ mang lại buồn khổ, vất vả cho người ta.
 
Nghĩ thế nên tôi quyết định ở vậy. Mọi người cũng khuyên tôi nên kiếm lấy đứa con để đỡ đần lúc về già. Tôi cũng đã xuôi xuôi rồi, nhưng nghĩ lại, mình lo cho mình còn không nổi thì làm sao lo cho con được. Thế là thôi.
Sợ mang lại buồn khổ cho người khác, bà Huệ quyết định ở vậy.
Sợ mang lại buồn khổ cho người khác, bà Huệ quyết định ở vậy.
Nhà tôi có bốn anh chị em. Anh và em trai của tôi lên đường nhập ngũ rồi hy sinh ngoài chiến trường. Cô em út lấy chồng xã bên. Tôi sống cùng bố mẹ đẻ. Các cụ lần lượt qua đời. Tôi sống một mình đã ngót hai chục năm nay. 

Tôi không làm ruộng, chỉ quanh quẩn nuôi đàn gà, đàn vịt, chăn con lợn để gọi là có chút vốn đề phòng lúc ốm đau. Thóc thì đã có vợ chồng người em gái vừa bán vừa cho. Số tiền trợ cấp hằng tháng dành cho người khuyết tật cũng giúp tôi trang trải phần nào chi phí sinh hoạt. Nhu cầu ăn tiêu của tôi cũng đơn giản lắm nên cuộc sống coi như tạm ổn.

Thế nhưng, khoảng chục năm nay, khi sức khoẻ yếu dần, tôi mới thấm thía nỗi khổ, sự thiệt thòi của việc sống một mình. Những lúc trái gió trở trời, chân tay đau nhức hay khi chiếc bóng điện bị hỏng vào đêm mưa thì tủi thân lắm. Vợ chồng em gái, các cháu thi thoảng chạy qua chạy lại thăm tôi nhưng cũng chỉ được phần nào thôi, chúng còn có công việc của mình.

Tôi cũng đã từng đi phụ việc ở cửa hàng bách hóa của một người họ hàng xã bên. Họ nuôi ăn, nuôi ở, tôi lại có công việc, có người trò chuyện nên cũng đỡ buồn. Nhưng hai năm nay, tôi phát hiện bị bệnh ung thư nên phải nghỉ để ở nhà điều trị. Thôi thì ông trời cho sống đến ngần này tuổi cũng gọi là được rồi, tôi chẳng thiết tha gì hơn. Ngẫm lại, kể cũng hơi ích kỷ nhưng việc tôi không có chồng con lại là cái may. Vì biết đâu, bây giờ, chồng và con tôi lại vất vả hơn bội phần?!

An Nhiên

Vụ lật xe chở gỗ: Tường trình nóng của kiểm lâm


17/12/2011 16:38:03

 "Qua câu chuyện thì tôi biết là xe chúng tôi đang chờ xe bốc gỗ cho một lãnh đạo cấp trên vì tính chất công việc nên tôi không hỏi số gỗ trên là của ai...".

Sáng 17/12, thông tin từ công an tỉnh Nghệ An cho biết, cơ quan này đã triệu tập Ngô Ngọc Tuấn (SN 1985) và Cao Văn Phúc (SN 1986) kiểm lâm viên - Trạm kiểm lâm Nga My (thuộc BQL Vườn quốc gia Pù Huống) để lấy lời khai về vụ chiếc xe chở gỗ bị lật sáng 7.12 tại xã Bình Chuẩn huyện Con Cuông, làm 10 phu gỗ chết thảm và 8 người khác bị thương. 

Thu dọn hiện trường vụ lật xe.

Trong bản tường trình tại cơ quan điều tra sáng 16/12 Ngô Ngọc Tuấn khai:

"Sau khi ăn cơm tối xong thì tôi cùng với 04 đồng chí trong trạm ngồi xem tivi. Đến khoảng 21h30 phút thì đồng chí Phan Sỹ Tuấn - Trạm trưởng trạm Nga My bảo tôi rằng: Chú đi mượn cho anh chiếc xe để anh em đi công việc, sau đó tôi cùng đồng chí Cao Văn Phúc lại nhà anh Phú Minh mượn xe. Mượn xe xong chúng tôi trở về trạm rồi đi ngủ.

Khoảng 1h sáng 7/12, đồng chí Phan Sỹ Tuấn gọi tôi dậy và bảo chú lái xe chở anh đi công việc, tôi thay đồ dân sự rồi lái xe đi. Đi cùng xe còn có đồng chí Cao Văn Phúc (tôi cũng không biết là đi đâu, làm gì?).

Xe chạy được một đoạn qua nga ba bản Chon thuộc xã Xiêng My thì Sỹ Tuấn bảo dừng xe lại. Ngọc Tuấn nhìn thấy một chiếc xe Ford đi tới và dừng lại gần xe chúng tôi, có 2 đồng chí Đào Công Thắng và Nguyễn Kim Hùng thuộc Trạm QLBVR Trung tâm đi ra từ chiếc xe Ford lên xe chúng tôi ngồi nói chuyện.

Qua câu chuyện thì tôi biết là xe chúng tôi đang chờ xe bốc gỗ cho một lãnh đạo cấp trên vì tính chất công việc nên tôi không hỏi số gỗ trên là của ai. Đến khoảng 2h, đồng chí Sỹ Tuấn bảo tôi lái xe đi tiếp đến ngã ba Khe Hạnh thì dừng lại.

Một hồi sau đó khoảng 3h sáng chúng tôi thấy một chiếc xe tải mang biển kiểm soát 37S - 1670 chạy hướng từ phía Nga My sang hướng Bình Chuẩn nên đồng chí Sỹ Tuấn bảo tôi lái xe đuổi theo chiếc xe tải kia.

Lúc đó, 2 đồng chí Thắng và Hùng xuống xe để chúng tôi đuổi theo xe tải. Tôi điều khiển xe chở 2 đồng chí Sỹ Tuấn và Cao Phúc vượt lên và yêu cầu chiếc xe tải dừng lại để kiểm tra. Qua kiểm tra thấy trên xe này chở phi đựng dầu.

Sau khi kiểm tra được một lúc thì thấy một chiếc xe tải mang BKS 37V- 3851 đi qua, đồng chí Sỹ Tuấn chỉ đạo tôi lái xe đi theo sau chiếc xe chở gỗ đó. Khi lên đến đỉnh dốc Pù Huột thì chiếc xe tải dừng lại, tôi điều khiển cho xe chạy trước đến ngã ba bản Tông, xã Bình Chuẩn thì dừng lại chờ...

Một lúc sau đó thì Phúc nói có Thắng gọi điện nói xe đã bị tai nạn rồi, lại cứu anh với. Vậy nên tôi vội vàng đánh xe quay ngược đến dôc Pù Huột thì thấy có 2 người đi bộ và lấy áo che mặt đang dìu nhau đi từ phía xe bị lật lại phía xe chúng tôi.

Tôi dừng lại và Sĩ Tuấn, và Phúc ra khỏi xe dìu 2 người này lên xe. Sĩ Tuấn chỉ đạo tôi trước mắt phải đưa 2 người này đi cấp cứu ngay (lúc đó tôi không biết 2 người bịt mặt đó là ai).

Sau khi sơ cứu cho 2 người xong, thấy vết thương của Thắng khá sâu nên anh Sĩ Tuấn chỉ đạo tôi đưa cả 2 người (Đào Công Thắng và Nguyễn Kim Hùng đã bị bắt- PV) về bệnh viện Quỳ Hợp để rửa và băng bó vết thương cho an toàn…"

Hiện, 4 kiểm lâm liên quan đến xe gỗ bị lật đã bị bắt giam gồm: Trịnh Thanh Long - Phó BQL Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống - Kiêm hạt trưởng Kiểm lâm Pù Huống; Đào Công Thắng - Trạm trưởng Kiểm lâm trung tâm ở Quỳ Hợp; Phan Sỹ Tuấn - Trạm trưởng Trạm kiểm lâm Nga My và Kiểm lâm viên là Nguyễn Kim Hùng . 

(Theo Nông thôn ngày nay)

Bão Washi tàn phá Philippines, sắp ảnh hưởng tới Việt Nam


17/12/2011 20:03:53

 - Lũ quét do bão Washi gây ra đã làm chết ít nhất 180 người chết và khoảng 400 người khác mất tích ở miền nam Philippines.

Tại các thành phố Iligan và Cagayan de Oro thuộc đảo Mindanao, lũ tràn về bất ngờ trong đêm khi người dân đang ngủ.  

Chỉ riêng tại Cagayan de Oro, cho đến thời điểm hiện tại, các đội cứu hộ đã tìm được gần 100 thi thể, chủ yếu là trẻ em. Công tác cứu hộ và tìm kiếm người mất tích vẫn đang được tiến hành. Theo ông Benito Ramos, người đứng đầu Cơ quan tìm kiếm cứu nạn quốc gia Philippines thì con số thiệt hại về người chắc chắn sẽ còn tăng cao.

Tại Iligan, lũ đã quét qua một phần tư thành phố và ít nhất 10 làng xung quanh. Thị trưởng Iligan, Lawrence Cruz cho biết đây là trận lũ tồi tệ nhất trong lịch sử tại địa phương. Bản tin của đài truyền hình GMA phát đi hình ảnh một gia đình ở Iligan trèo qua cửa sổ để thoát khỏi ngôi nhà bị ngập. 

Nhiều khu vực rộng lớn trên đảo Mindanao hiện vẫn mất điện. Một số chuyến bay nội địa bị hủy do sức gió lên tới 90km/h. 

Theo dự báo, sau khi vượt qua biển Sulu với sức gió 75km/h, bão Washi sẽ đổ bộ vào đảo Palawan, phía tây Philippines vào tối nay. Sau đó, bão tiếp tục đi vào biển Đông và có thể ảnh hưởng đến Việt Nam vào đầu tuần tới.

Mưa lớn liên tục trong 24 giờ do bão Washi đã gây ra lũ quét ở miền nam Philippines, làm ít nhất 180 người chết
Mưa lớn liên tục trong 24 giờ do bão Washi đã gây ra lũ quét ở miền nam Philippines, làm ít nhất 180 người chết
Đội cứu hộ đã tìm thấy gần 100 thi thể ở thành phố Cagayan de Oro
Đội cứu hộ đã tìm thấy gần 100 thi thể ở thành phố Cagayan de Oro
Cagayan de Oro là một trong những  địa phương thiệt hại nặng nề nhất
Cagayan de Oro là một trong những địa phương thiệt hại nặng nề nhất
Quân đội Philippines đã huy động khoảng 10.000 binh sĩ tham gia cứu hộ
Quân đội Philippines đã huy động khoảng 10.000 binh sĩ tham gia cứu hộ
Dân chúng đã được cảnh báo, nhưng nhiều người không chịu đi sơ tán
Dân chúng đã được cảnh báo, nhưng nhiều người không chịu đi sơ tán

T.T (theo CNN)

 

Vì sao trực thăng từ chối cứu hộ tháp EVN?


17/12/2011 11:22:21
 - Dù  các cán bộ điều hành trực thăng cứu hộ cho biết, không thể cứu hộ bằng trực thăng trong vụ cháy tòa cao ốc EVN nhưng lãnh đạo Hà Nội và Sở Cảnh sát PCCC Hà Nội vẫn cho rằng, cần trực thăng để chữa cháy.

Một cán bộ của Công ty dịch vụ trực thăng (Bộ Quốc Phòng) – một đơn vị có bề dày kinh nghiệm trong công tác cứu hộ, cứu nạn- khẳng định trên Infonet: Máy bay trực thăng không thể hoạt động trong điều kiện đám cháy tạo ra biển khói đen dày đặc như vậy. Bởi máy bay trực thăng đòi hỏi hoạt động trong điều kiện khí tượng có sự ổn định nhất định để đảm bảo an toàn cho phi công và phương tiện.

Vì vậy, tuy đã được yêu cầu, nhưng các cán bộ điều hành đã khẳng định trong điều kiện như vậy, không thể thực hiện được các chuyến bay cứu hộ.

Theo tiết lộ của một phi công trực thăng lão luyện, người đã thực hiện hàng trăm lần chuyến bay cứu hộ, cứu nạn đặc biệt là bay cứu hộ bão lụt của Quân chủng Phòng không- Không quân, có 2 lý do để không thể cứu hộ bằng trực thăng trong vụ cháy đêm qua.

Thứ nhất, đám khói quá đen, quá dày đặc, gây hạn chế rất lớn đến tầm quan sát của phi công và các thành viên tổ bay.
Lực lượng cứu hỏa đưa thang cứu hộ lên cứu người phía sau tòa nhàLực lượng cứu hỏa đưa thang cứu hộ lên cứu người phía sau tòa nhà
Lực lượng cứu hỏa đưa thang cứu hộ lên cứu người phía sau tòa nhà

Thứ hai, trong điều kiện có đám cháy lớn, luồng khí nóng tỏa ra, khiến cho mật độ không khí giảm (loãng không khí), dẫn đến áp suất thấp dẫn đến lực nâng của máy bay bị giảm và công suất động cơ trực thăng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Điều đó cực kỳ nguy hiểm đến tính mạng của những người đi… cứu hộ chứ chưa nói đến việc cứu được người gặp nạn hay không.

Còn dùng máy bay để dập cháy từ trên không, cũng là không hiệu quả trong trường hợp này.

Việt Nam đã được trang bị máy bay cứu hộ Mi- 171, khí tài này có được trang bị một gầu múc nước dùng để dập cháy từ trên không với 3 khối nước một lần xả.

Nhưng tòa nhà lại cháy từ bên trong nên việc dội nước từ bên ngoài là việc làm vô nghĩa.

Đó là chưa kể việc, tòa nhà có bãi đỗ trực thăng hay không? những vật cản như nhà cao tầng, cột ăng-ten (từ chuyên môn gọi là tiêu cao) xung quanh tòa nhà đó cũng ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động bay…

Tuy nhiên, sáng 16/12, Chủ tịch UBND Hà Nội Nguyễn Thế Thảo đã có cuộc họp khẩn cấp với lãnh đạo sở, ngành của thành phố về vụ cháy tòa tháp EVN. Theo ông Thảo, "Phải tính đến việc trang bị máy bay trực thăng để khi xảy cháy nhà cao tầng có thể cứu hộ dễ dàng hơn".

Ngoài ra, Đại tá Tô Xuân Thiều (Phó giám đốc Sở Cảnh sát PCCC Hà Nội) cũng nhận định với Bee.net.vn: "Vấn đề dùng trực thăng để chữa cháy, rõ ràng là chúng ta đang rất cần. Tuy nhiên còn phải tính toán chuyện kinh phí, đó là vấn đề không hề nhỏ. Mà một điểm cần lưu ý, là khi sắm trực thăng rồi, không phải tòa nhà nào trực thăng cũng có thể tiếp cận được".

"Tuy nhiên, để tiếp cận thì tòa nhà phải xây dựng, thiết kế có vị trí cho trực thăng đỗ. Vì có những trường hợp cứu người như hôm qua (cháy tháp EVN-PV), đưa thang cứu hộ đến nơi mà người ta vẫn sợ không dám bước lên, huống gì nếu mà trực thăng cứ bay trên cao thả thang xuống thì càng không dám trèo lên", Đại tá Tô Xuân Thiều nhấn mạnh.
 
Cũng liên quan tới việc chữa cháy tòa tháp EVN, ông Thiều tiết lộ, Hà Nội có xe cứu hỏa có thang cao 72m (có thể cứu hộ nhà cao 33 tầng). Tuy nhiên, do xe nặng tới 80 tấn, hạ tầng giao thông của Hà Nội không thể đáp ứng nên đành phải xếp kho.

Phạm Lý - Ngọc Tú

Sức mạnh của internet "khủng" thật!



Chủ tịch Hà Nội muốn có trực thăng cứu hộ cháy cao ốc


Trước công tác cứu hộ vụ cháy tòa tháp EVN chiều 15/12 tốn nhiều thời gian, Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Thế Thảo đã yêu cầu các sở, ngành tính toán mua trực thăng. Trường hợp chưa trang bị được, cần phối hợp với quân đội.
5 giờ mắc kẹt trong tòa tháp bị cháyẢnh giải cứu các nạn nhân

Sáng 16/12, Chủ tịch UBND Hà Nội Nguyễn Thế Thảo đã có cuộc họp khẩn cấp với lãnh đạo sở, ngành của thành phố về vụ cháy tòa tháp EVN chiều 15/12. Theo ông Thảo, những hình ảnh từ vụ cháy làm người dân liên tưởng tới hình ảnh tháp đôi Trung tâm thương mại ở Mỹ bị khủng bố năm 2001. "Phải tính đến việc trang bị máy bay trực thăng để khi xảy cháy nhà cao tầng có thể cứu hộ dễ dàng hơn", ông Thảo nói.

Người đứng đầu thành phố đặt câu hỏi cho các lãnh đạo sở, ngành vì sao không nhờ đến trực thăng quân đội. Vì nếu trực thăng đến thì thả dây thang xuống có thể cứu nhanh hơn với những người mắc kẹt trên nóc nhà. Theo ông Thảo, trong điều kiện chưa mua sắm được phương tiện hiện đại này, Sở Cảnh sát PCCC tính đến việc phối hợp vì hiện có rất nhiều tòa nhà cao tầng, khả năng tái diễn cháy ở các cao ốc hoàn toàn có thể xảy ra.

Ảnh: Nguyễn Hưng.
Lực lượng cứu hộ, cứu nạn phải móc ròng rọc và đưa lần lượt từng nhóm nhỏ công nhân kẹt trên nóc tòa tháp 33 tầng xuống đất. Ảnh: Nguyễn Hưng.

Với vụ cháy nghiêm trọng ở tòa tháp EVN, ông Nguyễn Thế Thảo yêu cầu không chỉ rút kinh nghiệm mà phải xác định rõ nguyên nhân. Trước mắt, cảnh sát hình sự sẽ vào cuộc, các Sở Cảnh sát PCCC, Sở Xây dựng, Lao động sẽ thanh tra sai phạm về quy định phòng cháy chữa cháy, quy định xây dựng và an toàn lao động. Nếu nguyên nhân do nhà thầu thì nhà thầu phải chịu trách nhiệm, do công nhân thì công nhân phải chịu trách nhiệm.

Rút kinh nghiệm từ vụ cháy, Chủ tịch UBND Hà Nội cho rằng, trong thời gian tới các sở, ngành cần tăng cường công tác phóng cháy. Sở Tài chính cung cấp kinh phí để Sở Cảnh sát PCCC trang bị thêm thiết bị chữa cháy, trang thiết bị bảo hộ thì mới có thể làm việc hiệu quả.

Ngoài ra, người đứng đầu thành phố yêu cầu Sở Lao động Thương binh và Xã hội cùng Sở Xây dựng phải quan tâm tới sức khỏe của công nhân, tránh để hậu quả lâu dài cho người lao động. Ông cũng chỉ đạo các Sở xây dựng, Sở Cảnh sát PCCC, Sở Công thương kiểm tra tất cả nhân lực thi công xây dựng các công trình cao tầng hiện nay.

Trao đổi với VnExpress, ông đại tá Tô Xuân Thiều, Phó giám đốc Sở Cảnh sát PCCC Hà Nội, cho rằng giải cứu người bị nạn bằng trực thăng là phương án hay song không đơn giản. Không phải chỗ nào trực thăng cũng đỗ được. Nếu cứu người bằng thả thang dây cũng rất khó. Hôm qua, lực lượng PCCC dùng thang ở phía bên ngoài nhà để đưa công nhân xuống mà nhiều người còn sợ.

Khoảng 16h chiều 15/12, tòa nhà 33 tầng của Tập đoàn Điện lực Việt Nam trên phố Cửa Bắc đang trong giai đoạn hoàn thiện bốc cháy dữ dội. Khói bốc lên từ tầng hầm, sau đó theo cầu thang bộ, hệ thống ống kỹ thuật, ống rác... bao trùm toàn bộ tòa nhà. Lúc đó tòa nhà có khoảng 40 công nhân đang làm việc rải rác tại các tầng.

Khoảng 600 người gồm cảnh sát phòng cháy chữa cháy, bộ đội đặc công của Bộ tư lệnh Thủ đô được huy động đến hiện trường khống chế đám cháy và giải cứu nạn nhân. Tuy nhiên do tòa nhà cao, xe thang không tới nên lực lượng cứu hộ phải sử dụng ròng rọc để vận chuyển nạn nhân từ các tầng cao xuống.

Nguyễn Hưng

Bệnh viện cháy, hàng trăm bệnh nhân chạy loạn trong đêm


Nghe báo cháy ở khoa nội, hàng trăm bệnh nhân và người thân tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Sóc Trăng hoảng loạn, chạy tứ tán trong đêm 15/12.

Khuya đêm qua, lửa bùng phát phía sau kho trên tầng một khoa nội Bệnh viện Đa khoa tỉnh Sóc Trăng. Nghe báo động, lửa bốc lên cao vút làm hàng trăm bệnh nhân và người nhà của họ đang theo nuôi tại khoa nội, khoa ngoại chạy tán loạn.

Thùng cat-tông, ghế bố bị cháy phía sau kho của khoa nội Bệnh viện Đa khoa Sóc Trăng khuya 15/12. Ảnh: Thiên Phước.

Tội nhất là các sản phụ tại khoa sản đi đứng khó khăn được chồng, cha vội bồng bế cả mẹ lẫn con mới sinh chạy thoát thân. "Chồng một sản phụ run bần bật vì sợ nguy hại đến vợ con khi vợ đang nằm trên bàn khâu tầng sinh môn. Đây là lần thứ 4 tôi chứng kiến bệnh nhân sản khoa nhốn nháo vì phát hỏa trong bệnh viện", một nữ bác sĩ kể lại.

Nguyên nhân khiến mọi người lo lắng là do khu vực phát hỏa có nhiều dây điện chằng chịt, cách đó vài bước chân là hàng chục bình ôxy lớn của Trung tâm ôxy bồn lỏng Bệnh viện Đa khoa Sóc Trăng. Những bác sĩ ở đây cho biết trung tâm này được xây dựng ngay mặt trước khoa phụ sản và cách khoa nội vài bước chân nên rất nguy hiểm nếu xảy ra sự cố.

Các bác sĩ cho rằng lắp đặt trung tâm ôxy bồn lỏng trước khoa phụ sản và gần nơi bệnh nhân điều trị nội trú với nhiều bình ôxy như thế này là thiếu an toàn, rủi ro cao khi sự cố xảy ra. Ảnh: Thiên Phước.

3 xe chuyên dụng và hàng chục lính cứu hỏa nhanh chóng có mặt. Khoảng 20 phút sau lửa được dập tắt, bệnh nhân dần ổn định tinh thần quay lại giường bệnh.

Trao đổi với VnExpress.net sáng 16/12, bác sĩ Nguyễn Hoàng Cát - Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Sóc Trăng - cho biết khu vực phát hỏa có nhiều thùng carton để phía sau kho của khoa ngoại.

Nguyên nhân cháy đang được cơ quan điều tra làm rõ.

Thiên Phước

“Lương chưa lo xong, nói gì thưởng Tết?!"


16/12/2011 09:24:53

 - Khi được hỏi, đại diện nhiều doanh nghiệp chán nản: "Lương chưa lo xong, nói gì thưởng Tết".

Là một trong những ngành luôn đứng đầu về mức thưởng Tết hàng năm, chỉ còn nửa tháng nữa là Tết dương lịch và chưa đầy 1,5 tháng nữa là đến Tết Nguyên đán nhưng hầu như các ngân hàng vẫn im ắng.

Lãnh đạo các ngân hàng Vietinbank, GP-Bank… đều trả lời "chưa có thông tin gì về thưởng Tết 2012".

Ông Phạm Quyết Thắng - Tổng Giám đốc Ngân hàng dầu khí Việt Nam GP-Bank chia sẻ: "Thời điểm này rất bận, cuối năm lượng công việc nhiều, phải hoàn thành kinh doanh mới tính đến chuyện thưởng Tết cho cán bộ nhân viên, chưa biết năm nay cao hay thấp".

Các doanh nghiệp cho rằng thưởng Tết năm nay sẽ thấp.

Theo tổng giám đốc một ngân hàng cổ phần có lợi nhuận vượt chỉ tiêu, việc thưởng Tết năm nay vẫn diễn ra bình thường. Tuy nhiên, ông này cũng thừa nhận với áp lực chia cổ tức cho cổ đông ở mức cao (hơn 10%) thì thưởng của nhân viên không thể ở mức cao.

Lãnh đạo Công ty Dệt 19/5 cho biết: "Chưa bao giờ như năm nay, mọi năm thời điểm này công ty đã mua sắm, chuẩn bị túi quà, lên danh sách thưởng cho cán bộ, công nhân viên. Năm ngoái sàn thưởng của chúng tôi khoảng 1,2 tháng lương. Năm nay, lãi suất ngân hàng cao, hàng hóa ế ẩm, sản phẩm làm ra phải chất kho nên thời điểm này chúng tôi vẫn đang lo trả lương tháng 11, 12 cho công nhân. Còn vấn đề thưởng Tết chưa nghĩ đến".

Giám đốc Công ty Medialink chuyên cung cấp các dịch vụ quảng cáo, in ấn, truyền thông lắc đầu cho biết: "Năm nay ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế, công ty vẫn cố gắng có thưởng và quà tượng trưng cho nhân viên. Tuy nhiên mức thưởng sẽ giảm một nửa so với năm ngoái, chỉ còn khoảng 4 - 5 triệu đồng/người".

Ông Nguyễn Thành Lê, Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Điện lực miền Bắc khi trả lời báo chí cũng "kêu" rằng EVN đang lỗ hàng chục nghìn tỷ đồng: "Hiện nay ngành điện đang lỗ lớn đến như vậy chắc chắn sẽ không có tiền thưởng Tết".

Theo ông Vũ Văn Quyền - Giám đốc Công ty Cổ phần xây dựng Việt Hùng: "Nhiều công ty BĐS còn đang cuống cuồng lo lương. Năm ngoái Tết Dương và Âm lịch chúng tôi đều có thưởng. Năm nay Dương lịch không có thưởng, Âm lịch sẽ cố gắng cho mỗi người một tháng lương để động viên tinh thần".

Đưa ra nhận định về thưởng Tết năm nay, bà Tống Thị Minh - Vụ trưởng vụ Lao động tiền lương (Bộ LĐ-TB&XH) phân tích: Cái khó nhất để nhận biết đó là thưởng hay chỉ là khoản tiền lương trích lại của NLĐ trong cả năm.

"Nếu tiền thưởng nằm trong quỹ lương thì doanh nghiệp vẫn được quyết toán và gọi đó là thưởng; còn tiền thưởng nằm ngoài quỹ lương, được trích ra từ lợi nhuận trong khi doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ thì chắc chắn doanh nghiệp đó không có thưởng Tết" - bà Minh nhận định.

Thu Huyền

Cảnh tan hoang dưới tầng hầm tháp đôi EVN sau cháy lớn


16/12/2011 19:59:35
Ngày 16/12, cơ quan chức năng bắt đầu tổ chức khám nghiệm hiện trường vụ cháy Tòa nhà "Trung tâm điều hành và Thông tin viễn thông Điện lực Việt Nam" (nằm trên hai mặt phố Cửa Bắc- Phạm Hồng Thái, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội).
TIN LIÊN QUAN

Khu vực được đặc biệt chú ý là tầng hầm của tòa tháp cao 33 tầng, nơi được cho là điểm gây cháy đầu tiên. Tại đây, tất cả đều ám khói đen sì: từ tường cho đến trần hầm, cột trụ bê-tông.... hệ thống hộp kỹ thuật đứt võng xuống sàn nhà, đó đây vẫn còn những chiếc xe đẩy tay của công nhân.
 
 
Ngay từ ngoài cửa hầm, đã ám khói đen sì
Ngay từ ngoài cửa hầm, đã ám khói đen sì
Trong hầm còn nhiều đống cát sỏi xây dựng
Trong hầm còn nhiều đống cát sỏi xây dựng
Cơ quan công an đang kiểm tra khu vực xảy chảy
Cơ quan công an đang kiểm tra khu vực xảy chảy
Nhiều hộp kỹ thuật gắn trên trần, đã rơi xuống dưới sức nóng nghìn độ của ngọn lửa
Nhiều hộp kỹ thuật gắn trên trần, đã rơi xuống dưới sức nóng nghìn độ của ngọn lửa
Lăn lóc các vật dụng: Những cuộn dây dở, xe đẩy tay....tất cả đều cháy nham nhở
Lăn lóc các vật dụng: Những cuộn dây dở, xe đẩy tay... tất cả đều cháy nham nhở
Cảnh phía trên trần tầng hầm
Cảnh phía trên trần tầng hầm
 
 
Cùng nhìn lại những hình ảnh đáng sợ khi đám cháy xảy ra
Cùng nhìn lại những hình ảnh đáng sợ khi đám cháy xảy ra
 
(Theo ANTĐ)

Bộ Chính trị ra Nghị quyết về doanh nhân Việt Nam


16/12/2011 19:45:42
Bộ Chính trị vừa ban hành Nghị quyết số 09-NQ/TW về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. 

Bee.net.vn xin giới thiệu toàn văn Nghị quyết: 

I- Đánh giá tình hình

Các doanh nhân Việt Nam được tôn vinh trong ngày Doanh nhân Việt Nam 13/10.
Các doanh nhân Việt Nam được tôn vinh trong ngày Doanh nhân Việt Nam 13/10. Ảnh: IE
Trong những năm qua, Ðảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách khuyến khích phát triển doanh nghiệp, phát huy vai trò của doanh nhân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước. Nhờ đó, nhận thức về vai trò của đội ngũ doanh nhân có chuyển biến tích cực, nhiều cấp ủy đảng, chính quyền thường xuyên quan tâm đến sự phát triển của doanh nghiệp, đội ngũ doanh nhân, hướng hoạt động của doanh nghiệp, doanh nhân vào mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội của địa phương, đất nước. 

Cùng với sự tăng nhanh về số lượng và quy mô của các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, đội ngũ doanh nhân nước ta đã không ngừng lớn mạnh, đóng góp tích cực vào việc thực hiện chiến lược phát triển kinh tế-xã hội, giải quyết việc làm cho người lao động và các vấn đề an sinh xã hội, xóa đói, giảm nghèo. Đội ngũ doanh nhân trong khu vực doanh nghiệp nhà nước ngày một trưởng thành, chất lượng được nâng lên, đáp ứng tốt hơn yêu cầu đổi mới, nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước. Đội ngũ doanh nhân trong khu vực ngoài nhà nước ngày càng đông đảo, thể hiện tính năng động, hiệu quả trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. 

Đội ngũ doanh nhân đã phát huy tinh thần dân tộc, ý thức trách nhiệm với xã hội, từng bước nâng cao được uy tín, thương hiệu sản phẩm, thương hiệu doanh nghiệp, góp phần nâng cao vị thế của nước ta trên trường quốc tế. Nhiều doanh nhân đã tích cực tham gia các chương trình xã hội, chương trình xóa đói, giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa, chương trình vì cộng đồng, gắn bó hơn với giai cấp công nhân, nông dân và đội ngũ trí thức, góp phần tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc. 

Tuy nhiên, trước yêu cầu mới của sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, đội ngũ doanh nhân nước ta còn không ít hạn chế, bất cập, nhất là về kiến thức, sự am hiểu pháp luật và năng lực kinh doanh, kinh nghiệm quản lý, khả năng cạnh tranh và hội nhập. Một bộ phận doanh nhân còn thiếu văn hóa kinh doanh và trách nhiệm xã hội, chưa tự giác tuân thủ pháp luật, lợi dụng những kẽ hở của pháp luật để trục lợi, móc nối với những phần tử thoái hóa, biến chất trong bộ máy quản lý nhà nước, vì lợi ích cục bộ, lợi ích nhóm, làm trầm trọng thêm các tiêu cực xã hội. 

Nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém nêu trên trước hết là do những sơ hở, lỏng lẻo và yếu kém của hệ thống các quy định pháp luật và công tác quản lý nhà nước; do đội ngũ doanh nhân nước ta mới hình thành và phát triển, chưa có tích lũy nhiều về vốn, tri thức, công nghệ và kinh nghiệm, truyền thống kinh doanh. 

Ở một số nơi, sự quan tâm của cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể đối với doanh nhân còn hạn chế, chưa có được sự thống nhất nhận thức về vai trò của doanh nhân trong phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. Thể chế về phát triển doanh nghiệp, doanh nhân còn thiếu đồng bộ; cải cách hành chính còn chậm. Công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, giáo dục truyền thống và đào tạo nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu. Vai trò của các hiệp hội doanh nghiệp, doanh nhân chưa được chú trọng. Công tác phát triển đảng trong đội ngũ doanh nhân và việc xây dựng tổ chức đảng, tổ chức chính trị - xã hội trong doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế ngoài nhà nước còn nhiều bất cập... 

II-Quan điểm chỉ đạo

1- Đội ngũ doanh nhân là lực lượng có vai trò quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Xây dựng đội ngũ doanh nhân lớn mạnh, có năng lực, trình độ và phẩm chất, uy tín cao, sẽ góp phần tích cực nâng cao chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh, phát triển nhanh, bền vững và bảo đảm độc lập, tự chủ của nền kinh tế. 

2- Xây dựng đội ngũ doanh nhân lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng, nâng cao trình độ, kiến thức toàn diện của doanh nhân, chú trọng nâng cao phẩm chất đạo đức, ý thức công dân, trách nhiệm xã hội và tinh thần dân tộc của đội ngũ doanh nhân, góp phần đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. 

3- Xây dựng đội ngũ doanh nhân lớn mạnh là trách nhiệm của Đảng, của cả hệ thống chính trị và của bản thân mỗi doanh nghiệp, doanh nhân. Xây dựng và phát huy vai trò đội ngũ doanh nhân phải gắn liền với hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; bảo đảm quyền sở hữu và tự do kinh doanh của doanh nhân theo pháp luật, khuyến khích doanh nhân làm giàu cho mình và cho đất nước. Tăng cường mối liên kết, hợp tác, đoàn kết cùng có lợi giữa doanh nhân với công nhân, nông dân và đội ngũ trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng. 

III-Mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ

1- Mục tiêu 

Xây dựng đội ngũ doanh nhân lớn mạnh, có tinh thần dân tộc, giác ngộ chính trị, văn hóa kinh doanh, có trách nhiệm xã hội cao, có đủ năng lực, trình độ để lãnh đạo, quản lý các doanh nghiệp hoạt động có chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh cao, liên kết chặt chẽ, tham gia tích cực vào mạng sản xuất, chuỗi giá trị trong nước và toàn cầu; không ngừng phát triển, phấn đấu đến năm 2020 có một số doanh nhân, doanh nghiệp có thương hiệu đạt tầm cỡ khu vực Đông-Nam Á. 

2- Phương hướng, nhiệm vụ 

2.1- Nâng cao nhận thức về vai trò của đội ngũ doanh nhân trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế 

Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động nhằm tạo sự chuyển biến nhận thức trong cán bộ, đảng viên và sự đồng thuận xã hội về vị trí, vai trò của doanh nhân, doanh nghiệp trong phát triển kinh tế - xã hội đất nước, góp phần thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế; phát huy tinh thần yêu nước, trách nhiệm xã hội trong kinh doanh, khuyến khích các hoạt động sản xuất, kinh doanh tạo ra nhiều của cải cho xã hội; tôn vinh sự cống hiến và bảo hộ thu nhập hợp pháp của doanh nhân; nâng cao trách nhiệm của doanh nhân đối với cộng đồng xã hội. 

Tổ chức cho doanh nhân và doanh nghiệp thực hiện tốt việc "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh," cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" và các cuộc vận động khác do Đảng, Nhà nước phát động. 

2.2- Tạo môi trường sản xuất, kinh doanh bình đẳng và thuận lợi cho doanh nhân 

Công khai, minh bạch các định hướng, quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội, các chính sách hỗ trợ để định hướng cho doanh nhân, doanh nghiệp đầu tư theo quy hoạch, kế hoạch phát triển và bảo đảm quyền lợi đầu tư, giảm rủi ro kinh doanh cho doanh nhân. Tạo điều kiện để các doanh nghiệp tư nhân tiếp cận bình đẳng các nguồn lực phát triển, nhất là trong việc thực hiện các dự án, công trình theo hình thức hợp tác công-tư. Khuyến khích tư nhân góp vốn vào các doanh nghiệp nhà nước. Thúc đẩy hình thành các doanh nghiệp lớn, có hiệu quả và sức cạnh tranh cao. 

Hoàn thiện hệ thống pháp luật về sở hữu, quyền tự do kinh doanh, về tài chính công, thuế, tài nguyên môi trường, bảo vệ người tiêu dùng; tạo lập môi trường pháp lý cho cạnh tranh lành mạnh, xoá bỏ đặc quyền và độc quyền kinh doanh, xã hội hoá đầu tư vào các lĩnh vực kinh tế-xã hội. Phát triển đồng bộ, vận hành thông suốt, lành mạnh các thị trường, nhất là thị trường tài chính, thị trường bất động sản, thị trường lao động, thị trường khoa học-công nghệ. Nâng cao hiệu lực xét xử của tòa án về các vụ việc tranh chấp thương mại, khuyến khích giải quyết tranh chấp bằng trọng tài. 

Đẩy mạnh cải cách hành chính, đặc biệt là thủ tục hành chính đối với doanh nhân, doanh nghiệp, nêu cao trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, tạo điều kiện thuận lợi để doanh nhân, doanh nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh. Khuyến khích và có biện pháp bảo vệ các doanh nhân đấu tranh chống tiêu cực, tham nhũng, lãng phí. 

Xây dựng và thực hiện tốt cơ chế đối thoại, tham vấn ý kiến của doanh nhân trong quá trình xây dựng, tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, phát triển kinh tế vùng và địa phương. 

Xây dựng các cơ chế, chính sách và tăng cường kiểm tra, giám sát để bảo đảm tính minh bạch trong quan hệ giữa các cơ quan, công chức, viên chức nhà nước với doanh nghiệp, doanh nhân, nhằm ngăn ngừa, đẩy lùi những hiện tượng móc nối trục lợi, gây khó khăn, phiền hà đối với doanh nhân trong quá trình kinh doanh. 

Xây dựng cơ chế giám sát và đánh giá tác động của chính sách phát triển doanh nghiệp của Quốc hội, hội đồng nhân dân và Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp. 

2.3- Hỗ trợ đội ngũ doanh nhân mở rộng quy mô, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, khuyến khích phát triển doanh nhân khu vực nông thôn 

Xây dựng chương trình hỗ trợ phát triển doanh nghiệp gắn với quá trình cơ cấu lại doanh nghiệp, chuyển dịch cơ cấu ngành, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Thực hiện tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước với trọng tâm là các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước và ngân hàng thương mại nhà nước. 

Thực hiện có hiệu quả chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, quan tâm hỗ trợ hộ kinh doanh cá thể phát triển thành doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp. Khuyến khích liên kết, hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp, tăng nhanh số lượng doanh nghiệp có quy mô vừa; thúc đẩy hình thành và phát triển doanh nghiệp lớn, có khả năng dẫn dắt, hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ, khẳng định vị trí tại thị trường trong nước và thâm nhập có hiệu quả vào thị trường thế giới. 

Hỗ trợ doanh nhân xây dựng thương hiệu sản phẩm gắn với doanh nghiệp; nâng cao khả năng tiếp cận thị trường trong nước và nước ngoài thông qua các chương trình xúc tiến thương mại cụ thể, thực chất. Chú trọng cung cấp kiến thức pháp luật, thông tin về thị trường, về khoa học công nghệ cho doanh nghiệp. Cơ quan đại diện thương mại, đại diện ngoại giao có trách nhiệm giúp đỡ và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của doanh nhân khi hoạt động kinh doanh ở nước ngoài; tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nhân Việt Nam tham gia tiến trình hội nhập quốc tế. 


Có chính sách và triển khai các biện pháp tạo thuận lợi cho doanh nhân đầu tư nghiên cứu đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, nghiên cứu thiết kế, thử nghiệm sản phẩm, dịch vụ mới. Chú trọng đầu tư phát triển doanh nghiệp trong các khu công nghệ cao. Phát huy hiệu quả các khu, cụm công nghiệp, làng nghề, vùng chuyên canh sản xuất, chế biến nông, lâm, thuỷ hải sản. Tăng cường liên kết, hợp tác đầu tư giữa các doanh nghiệp, doanh nhân với công nhân, nông dân và các nhà khoa học. 

Có chính sách khuyến khích, hỗ trợ phát triển lực lượng doanh nhân khu vực nông nghiệp, nông thôn; cải thiện khả năng tiếp cận thông tin tài chính, công nghệ và thị trường của doanh nhân ở khu vực này; chú trọng gắn kết chặt chẽ, bảo đảm hài hoà lợi ích giữa nhà kinh doanh và nhà nông. 

2.4- Quan tâm, tạo chuyển biến trong đào tạo và bồi dưỡng doanh nhân 

Xây dựng và triển khai thực hiện chương trình đào tạo doanh nhân, chương trình đào tạo về khởi sự doanh nghiệp; trang bị cho doanh nhân mới những kiến thức cần thiết về kinh doanh, về pháp luật và trách nhiệm xã hội; từng bước tiếp cận chuẩn mực pháp luật quốc tế trong đào tạo quản trị kinh doanh, quản trị doanh nghiệp. 

Đổi mới nội dung chương trình, phương pháp đào tạo về kinh tế, quản trị kinh doanh ở các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề theo hướng nâng cao tính thực tiễn của các chương trình đào tạo và khả năng thực hành của học viên. Tăng cường mối quan hệ, liên kết giữa nhà trường, viện nghiên cứu với các doanh nghiệp; gắn đào tạo của nhà trường với yêu cầu của doanh nghiệp và xã hội; khuyến khích doanh nhân tham gia đầu tư và giảng dạy trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo. Chú trọng nội dung giáo dục đạo đức, ý thức trách nhiệm, sự trung thực, tinh thần hợp tác, ý thức dân tộc, ý thức cộng đồng. Tạo điều kiện để doanh nhân Việt Nam giao lưu học hỏi, trao đổi kinh nghiệm với doanh nhân nước ngoài. 

2.5- Đề cao đạo đức, văn hoá kinh doanh, trách nhiệm xã hội, tinh thần dân tộc của đội ngũ doanh nhân, xây dựng quan hệ lao động hài hòa 

Xây dựng chuẩn mực của doanh nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : có lòng yêu nước, tinh thần dân tộc, ý thức tuân thủ pháp luật; có khát vọng vươn lên làm giàu cho mình, cho đất nước, không ngừng nâng cao năng lực kinh doanh và quản trị doanh nghiệp; có trách nhiệm với người lao động, với cộng đồng, xã hội và có đạo đức, văn hoá kinh doanh, góp phần chống tiêu cực, tham nhũng, lãng phí. 

Xây dựng hình ảnh doanh nhân có bản sắc Việt Nam; khuyến khích doanh nhân không ngừng hoàn thiện mình để trở thành những người có trách nhiệm, có đóng góp cho xã hội và đất nước. Phát động các phong trào thi đua để nuôi dưỡng khát vọng vươn lên của doanh nhân Việt Nam. Đồng thời, quản lý hoạt động tôn vinh khen thưởng doanh nghiệp, doanh nhân tiêu biểu theo đúng quy định của pháp luật, thực sự có tác dụng biểu dương, nêu gương. 

Hoàn thiện khung khổ pháp luật để xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ và tăng cường sự gắn bó giữa doanh nhân và người lao động trong doanh nghiệp. Doanh nhân có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành, phát triển các tổ chức chính trị và chính trị-xã hội trong doanh nghiệp; tham gia xây dựng hệ thống pháp luật, nhất là những quy định liên quan đến doanh nghiệp, doanh nhân. 

2.6- Phát huy vai trò của các tổ chức đại diện của cộng đồng doanh nghiệp và đội ngũ doanh nhân 

Củng cố, kiện toàn, nâng cao chất lượng hoạt động của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam với vai trò là một tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp vững mạnh của cộng đồng doanh nghiệp, các hiệp hội doanh nghiệp, đội ngũ doanh nhân và người sử dụng lao động ở Việt Nam. 

Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, các tổ chức chính trị-xã hội và các hiệp hội doanh nghiệp cần quan tâm đến công tác vận động chính trị trong đội ngũ doanh nhân bằng nhiều hình thức thích hợp; tập hợp, phản ánh ý kiến, nguyện vọng của đội ngũ doanh nhân; tham mưu cho Đảng, Nhà nước về các chính sách kinh tế - xã hội; xây dựng đạo đức, văn hoá kinh doanh, thúc đẩy phát triển doanh nghiệp, doanh nhân; hỗ trợ doanh nghiệp, doanh nhân hội nhập kinh tế quốc tế. 

Tăng cường hợp tác, tham vấn, đối thoại giữa Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và các hiệp hội doanh nghiệp với các cơ quan quản lý nhà nước; tạo điều kiện cho các doanh nhân, hiệp hội doanh nghiệp tham gia vào việc xây dựng, triển khai các quy hoạch phát triển ngành hàng, kinh tế vùng và địa phương. Tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý cho các hiệp hội và hỗ trợ nâng cao năng lực hoạt động của các hiệp hội doanh nghiệp. 

2.7- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với việc xây dựng và phát huy vai trò đội ngũ doanh nhân

Các cấp ủy đảng thường xuyên quan tâm xây dựng và phát triển đội ngũ doanh nhân; chỉ đạo triển khai thực hiện chiến lược phát triển đội ngũ doanh nhân. Cụ thể hóa đường lối, chính sách của Đảng đối với đội ngũ doanh nhân bằng các chương trình hành động thiết thực. Thường xuyên lắng nghe và tham vấn ý kiến của doanh nhân trong phát triển kinh tế - xã hội của ngành, địa phương. Quan tâm lãnh đạo đẩy mạnh cải cách hành chính, giảm phiền hà, sách nhiễu trong việc thực hiện các thủ tục hành chính đối với doanh nghiệp, doanh nhân. 

Chú trọng công tác phát triển đảng, xây dựng tổ chức đảng trong các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. Nâng cao giác ngộ chính trị cho người sử dụng lao động và người lao động, bảo đảm cho hoạt động của doanh nghiệp, doanh nhân theo đúng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Thí điểm việc kết nạp chủ doanh nghiệp tư nhân đủ tiêu chuẩn vào Đảng. Tạo điều kiện cho đội ngũ doanh nhân có đại diện trong các cơ quan thuộc hệ thống chính trị. 

Đổi mới nội dung và phương thức lãnh đạo của Đảng đối với các tổ chức, đoàn thể trong doanh nghiệp. Hướng dẫn để các tổ chức, đoàn thể hợp tác cùng doanh nhân góp phần xây dựng kế hoạch sản xuất, kinh doanh có hiệu quả, xây dựng đạo đức, văn hoá kinh doanh, quan hệ lao động hài hoà, thực hiện tốt trách nhiệm xã hội, bảo đảm doanh nghiệp phát triển bền vững, đời sống vật chất, tinh thần của người lao động không ngừng được nâng cao. 

IV- Tổ chức thực hiện

1- Cấp ủy, tổ chức đảng ở từng cấp có trách nhiệm tổ chức học tập, quán triệt Nghị quyết tới cán bộ, đảng viên; xây dựng chương trình, kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết. 

2- Đảng đoàn Quốc hội lãnh đạo việc nghiên cứu sửa đổi, bổ sung hoàn thiện pháp luật về phát triển doanh nghiệp, doanh nhân. 

3- Ban cán sự đảng Chính phủ xây dựng chương trình hành động thực hiện Nghị quyết; chuẩn bị đề án đào tạo phát triển đội ngũ doanh nhân Việt Nam đến năm 2020; lãnh đạo việc rà soát, sửa đổi, bổ sung, xây dựng và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân đến năm 2020. 

4- Đảng đoàn Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam phối hợp với các bộ, ngành xây dựng và tổ chức triển khai các chương trình hỗ trợ doanh nhân nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập, khen thưởng, tôn vinh doanh nhân, phát triển các hiệp hội doanh nghiệp và làm tốt công tác đại diện người sử dụng lao động. 

5- Ban Dân vận Trung ương phối hợp với các ban của Đảng và Đảng đoàn Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam giúp Bộ Chính trị, Ban Bí thư theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Nghị quyết và định kỳ báo cáo Bộ Chính trị, Ban Bí thư. 

Nghị quyết này được phổ biến đến chi bộ.
 
(Theo TTXVN)