THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

15 December 2011

Bệnh viện chật ních, trạm y tế 10 ngày không có ai khám


Trạm y tế được xây mới khang trang, đạt chuẩn quốc gia, có cả bác sĩ chuyên khoa 1, nhưng gần 10 ngày qua không có ai đến khám. Trong khi đó tại Bệnh viện Xanh Pôn, có những người đi xếp sổ khám từ 5h sáng đến tận trưa mà vẫn chưa đến lượt.

Đây là thực trạng của trạm y tế thị trấn Cầu Diễn (Từ Liêm, Hà Nội) và cũng là tình trạng chung của đa phần trạm y tế trên địa bàn thành phố qua buổi thị sát của Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến trong ngày 14/12.

Nằm sát nội thành và giữa vùng dân cư đông đúc, trạm y tế thị trấn Cầu Diễn được trang bị máy móc khá đầy đủ, thậm chí còn có cả một số máy móc hiện đại. Đặc biệt, hệ thống nhân lực cũng rất toàn diện, ngoài các y tá, nữ hộ sinh còn có cả một bác sĩ chuyên khoa 1.

Thế nhưng từ đầu năm đến nay, cả trạm mới chỉ phục vụ khám chữa bệnh cho khoảng 4.000 bệnh nhân. Trong đó, chủ yếu là chăm sóc sức khỏe cho các bệnh nhân mãn tính, chỉ có 5 ca vào cấp cứu, điều trị bệnh.

Bộ trưởng Y tế không hài lòng khi xem sổ theo dõi của Trạm Y tế Cầu Diễn, trong 10 ngày qua không có ai tới khám bệnh. Ảnh: N.P.
Bộ trưởng Y tế không hài lòng khi xem sổ theo dõi của trạm y tế Cầu Diễn (Từ Liêm, Hà Nội), trong 10 ngày qua không có ai tới khám bệnh. Ảnh: Anh Tuấn.

Bác sĩ Đặng Thị Lan, Trưởng trạm y tế thị trấn Cầu Diễn cho biết: "Khả năng của trạm hoàn toàn đáp ứng được việc khám chữa bệnh và điều trị ban đầu cho các bệnh nhân. Thế nhưng, người bệnh không đến. Họ tìm đến các phòng khám tư nếu bệnh nhẹ hoặc tự vượt tuyến, kể cả những trường hợp đăng ký nơi khám chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu là tại trạm".

Cũng vì thế, trạm y tế hầu như chỉ làm nhiệm vụ quản lý thai sản, chăm sóc sức khỏe sinh sản cho chị em và chăm sóc người già, người bệnh mãn tính.

Ông Nguyễn Văn Phi, Giám đốc Trung tâm y tế huyện Từ Liêm cũng thừa nhận việc thu hút bệnh nhân không hề dễ dàng. Trong năm nay, 16 trạm y tế và 2 phòng khám đa khoa của huyện chỉ thu hút được 44.000 lượt khám của bệnh nhân bảo hiểm, một con số khiêm tốn so với sự đầu tư của các cơ sở này.

Trong khi đó, tại Bệnh viện Xanh Pôn - bệnh viện đa khoa hạng 1 của thành phố, có 550 giường nhưng trung bình mỗi ngày có 1.700-2.000 trường hợp vào khám, điều trị. Đây cũng là cơ sở có số đăng ký thẻ bảo hiểm y tế nhiều nhất ở Hà Nội. Điều này tất yếu dẫn đến quá tải.

Ảnh: Nam Phương.
Đã hơn 11 giờ trưa 14/12 thế nhưng vẫn còn khá nhiều bệnh nhân đang chờ đến lượt khám tại Bệnh viện Xanh Pôn. Ảnh: Nam Phương.

Theo bà Nguyễn Phạm Ý Nhi, Giám đốc Bệnh viện Xanh Pôn, tổng thu cả năm qua của cơ sở này là 210 tỷ đồng, trong đó thu dịch vụ chỉ được khoảng 40 tỷ đồng, Ngân sách nhà nước chiếm 26%, còn lại là viện phí và bảo hiểm y tế. Mức thu quá thấp, viện phí lại chỉ được thu một phần khiến bệnh viện rơi vào tình cảnh bị "trói cả chân lẫn tay", không có tiền để đầu tư, nâng cao thu nhập cho cán bộ y bác sĩ.

"Đó cũng là lý do khiến bệnh viện phải cố giữ số thẻ bảo hiểm y tế càng nhiều càng tốt. Vì có vậy mới có thêm nguồn thu", Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến bày tỏ.

Theo ông Nguyễn Khắc Hiền, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội, nguyên nhân quá tải của các bệnh viện thành phố là do nhu cầu khám chữa bệnh của người dân ngày càng tăng cao, trong khi cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ y tế nhất là tuyến cơ sở còn mỏng, thiếu những người có trình độ chuyên môn cao. Số giường bệnh tăng thấp (mới đạt 14 giường/10.000 dân) so với sự gia tăng dân số của thành phố và sự gia tăng số lượt người bệnh điều trị nội trú.

Ngoài ra, một số bệnh viện cơ sở hạ tầng đã xuống cấp chưa được đầu tư xây dựng, diện tích chật hẹp không đủ theo quy định.

Để giảm quá tải theo nhiều chuyên gia cần thiết phải dựng thêm các bệnh viện mới, để đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của người dân. Về vấn đề này, ông Trương Quốc Cường, Cục trưởng Quản lý Dược cho rằng: "Việc quá tải tập chung chủ yếu ở các bệnh viện chuyên khoa giỏi. Chính vì thế, xây thêm bệnh viện nhưng bệnh viện phải đạt tiêu chuẩn, đội ngũ bác sĩ có trình độ, chứ không xây rồi cũng không ai đến".

Trong khi đó, thành phố Hà Nội đề xuất di chuyển 24 cơ sở y tế của Trung ương ra khỏi nội đô trong 10 năm tới, trong đó, có các bệnh viện lớn như: Việt Đức, Lão khoa, Bạch Mai, Phụ sản, Tai mũi họng, Da liễu, Mắt Trung ương... Diện tích đất tại các cơ sở y tế đã di dời được chuyển đổi thành các cơ sở nghiên cứu, y tế dự phòng hoặc dịch vụ khám chữa bệnh phục vụ dân cư đô thị trung tâm. Còn tại nơi chuyển đến của các bệnh viện tuyến trung ương phải đảm bảo không nằm trong khu đô thị và phải cách trung tâm thành phố trong vòng bán kính từ 25 đến 30 km.

Bộ Trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến nhấn mạnh: "Bộ sẽ phối hợp chặt chẽ với thành phố Hà Nội để thực hiện chủ trương di dời các bệnh viện điều trị bệnh truyền nhiễm ra khỏi nội đô và chuyển những bệnh viện ở nơi đông dân cư đến khu vực thích hợp. Đồng thời, các bệnh viện tuyến trung ương đang bị quá tải cần phối hợp chặt chẽ hơn nữa với thành phố để xây dựng bệnh viện cơ sở 2".

Cũng theo Bộ trưởng, trong một thập kỷ nữa Việt Nam phải có những bệnh viện ngang tầm khu vực. Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện Nhi Trung ương phải tiên phong trong việc này.

Nam Phương

Hôm nay thêm 1 xe máy bốc cháy


14/12/2011 15:55:03
Trưa 14/12, người dân ở đường Cao Thắng, phường Lam Sơn (TP Thanh Hóa) đã dập tắt kịp thời ngọn lửa phát ra từ một xe máy hiệu Attila Elizabeth (nữ, màu trắng) bốc cháy.

Cô Lưu Kim Chung (36 tuổi, làm ở tiệm cắt tóc Thống Nhất, 96 Cao Thắng) - chủ chiếc xe máy - cho biết: "Khoảng 11h trưa 14/12, sau khi đi công việc trên phố về, tôi dựng xe máy trước cửa tiệm. Vừa bước vào nhà, nhìn quay ra thì thấy từ phía dưới yên xe bốc khói, có ngọn lửa. Tôi hoảng hốt kêu mọi người xung quanh đến dập lửa".

d
Theo cô Lưu Kim Chung thì khói, ngọn lửa bốc cháy từ dưới yên chiếc xe máy - Ảnh:  TTO

"Rất may lúc đó có anh Trần Thế Trọng (quản lý cửa hàng may bên cạnh) mang bình cứu hỏa loại nhỏ ra xịt chất dập lửa vào chiếc xe máy, nên khoảng hai phút sau thì dập tắt được ngọn lửa", cô Chung kể.

Tại hiện trường, chiếc xe máy của cô Chung bị cháy xém một ít phần nhựa, có mùi khét.

Sau khi nhận được tin báo, Công an phường Lam Sơn (TP Thanh Hóa) đã có mặt tại hiện trường để lấy lời khai của chủ xe và giải quyết vụ việc.

Cô Chung cho biết thêm lâu nay chiếc xe này vẫn vận hành bình thường. Cô nói cô không có thù oán, mâu thuẫn với ai.

(Theo Tuổi trẻ)

Trộm đột nhập Cục Hải quan Đà Nẵng


14/12/2011 21:36:10
Dù có trang bị camera nhưng bảo vệ Cục Hải quang Đà Nẵng vẫn không phát hiện có trộm.
Ngày 14/12, tin từ Cục Hải quan Đà Nẵng cho biết kẻ trộm đã đột nhập vào trụ sở làm việc của cơ quan này (số 250 Bạch Đằng, quận Hải Châu) này vào đêm 13/12.

Kẻ trộm đã lục tung một số phòng làm việc, các tủ cá nhân và tủ lưu trữ hồ sơ tài liệu của cơ quan.

Dù Cục Hải quan Đà Nẵng có trang bị camera giám sát nhưng bảo vệ không phát hiện trộm đột nhập. Mãi đến sáng 14/12, lúc các nhân viên đến làm việc mới phát hiện khóa các phòng làm việc bị cắt, vật dụng trong phòng bị xới tung.

Hiện Cục hải quan Đà Nẵng đang phối hợp với lực lượng công an để làm rõ vụ việc.

Trước đó, vào tối 11/12, kẻ trộm cũng đã đột nhập vào trụ sở Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 5 (Cienco 5, số 77 Nguyễn Du, quận Hải Châu), dù trụ sở của Cienco 5 là khối nhà độc lập cao tầng và luôn có bảo vệ túc trực 24/24.

Tuy nhiên do không tìm được tiền, kẻ trộm bỏ đi mà không lấy các vật dụng trong phòng làm việc.
 
(Theo NLĐ)

Hoảng hồn phát hiện bộ xương người dưới cống


14/12/2011 22:01:23
 - Trong lúc lực lượng chức năng khám nghiệm hiện trường nơi phát hiện bộ xương người dưới đường cống, một phụ nữ tới trình báo con trai mình mất tích từ 3 tháng qua.

Theo thông tin ban đầu, lúc 16h ngày 28/11, hai em học sinh cấp 3 là Võ Minh Thiện và Nguyễn Ngọc Công (cùng ngụ xã Tân An Hội, huyện Củ Chi – TP.HCM) đến câu cá tại cống thoát nước ở ven đường Nguyễn Thị Rành, cách ngã ba Nguyễn Thị Rành và Quốc lộ 22 khoảng 30 m (đối diện Công ty TNHH vật liệu xây dựng Trang Long).

Thả câu khá lâu nhưng vẫn không được con nào, Thiện và  Công nhìn thấy dưới làn nước cống thấp thoáng bộ xương nhưng không biết là xương người hay xương động vật vì lúc này nước dưới cống lên cao. Sau khi về nhà, Công kể lại cho 2 người anh trai mình là Nguyễn Trung Hiếu và Nguyễn Nhật Minh cùng nghe nhưng không ai gọi công an.
 
Nơi phát hiện bộ xương đối  diện Công ty TNHH vật liệu xây dựng Trang Long
Nơi phát hiện bộ xương đối diện Công ty TNHH vật liệu xây dựng Trang Long


Đến 2h ngày 9/12, Hiếu và Minh đem cần tới cống thoát nước để câu cá và cũng nhằm kiểm chứng lời Công kể. Lúc này nước dưới cống rút đến trơ đáy nên Minh và Hiếu đã hốt hoảng quẳng bỏ cần câu khi nhìn dưới lòng cống nguyên bộ xương người. Ngay sau khi trấn tĩnh, 2 anh em Minh gọi điện báo Công an xã Tân An Hội.

Hiện trường nơi phát hiện bộ xương có một số vật liệu dùng làm cống được để quanh đó, không xa nơi phát hiện bộ xương có điểm dừng xe buýt, cỏ mọc um tùm che lấp các nắp cống chưa bị mất cắp. Cách đó khoảng 15m là một quán cà phê và tuyến đường này có rất nhiều phương tiện giao thông qua lại hàng ngày. Cách nơi phát hiện bộ xương khoảng 2m, lực lượng chức năng còn phát hiện một áo sơ mi dài tay màu trắng có sọc dài (hiệu D&G), chiếc quần tây dài màu nâu đen. Sau khi giám định bộ xương, cơ quan chức năng xác định giới tính nam.

Trong lúc cơ quan điều tra khám nghiệm hiện trường, bà Huỳnh Thị Lệ (50 tuổi, ngụ xã An Nhơn Tây, huyện Củ Chi – TP. HCM) đến gặp lực lượng điều tra để báo việc con trai bà tên là Lâm, học lớp 10A8 Trường THPT Trung Lập Thượng bị từ chiều 16/9, đến nay vẫn không có liên lạc. Khi đi học vào ngày này, Lâm mặc đồng phục thể thao của trường.

Một số người dân sống gần nơi phát hiện bộ xương cho biết vài tháng trước họ ngửi thấy mùi hôi nồng nặc phát ra từ khu vực cống. Tuy nhiên, do kế bên là đống rác nên mọi người nghĩ mùi thối của rác nên không ai quan tâm.

Ngày 14/12, Phòng CSĐT Tội phạm về trật tự xã hội Công an TPHCM vẫn đang phối hợp với Công an huyện Củ Chi xác minh, truy tìm nhân thân bộ xương người được phát hiện và nguyên nhân gây ra cái chết của người này.  

Hoàng An

Giải pháp cho tình trạng quá tải ở bệnh viện


2011-12-13

Tình trạng quá tải của các bệnh viện tại Hà Nội và TPHCM có nhiều nguyên nhân, nhưng cái gốc vẫn là người bệnh thích điều trị tại các bệnh viện lớn do khả năng chuyên môn cao mà các tỉnh không thể theo kịp.

AFP photo

Tình trạng quá tải tại một bệnh viện ở TPHCM

Thiếu bệnh viện

Sau khi báo chí đưa tin tình trạng quá tải bệnh viện với những hình ảnh sinh động của thân nhân và bệnh nhân chen chúc trong các bệnh viện đã gây một làn sóng phản hồi rộng lớn của dư luận, đa số đều cho rằng số lượng bệnh viện không đủ do phân phối tỏ ra bất cập đối với giường bệnh trên mỗi đầu người.

Các chuyên gia về y tế cũng cho rằng tình trạng dậm chân tại chỗ từ sau năm 1975 đến nay không có bệnh viện nào được xây thêm trong khi dân số tăng hơn gấp đôi là kết quả nhãn tiền của vấn đề quy hoạch cấp thành phố trong bài toán an sinh xã hội.

Dư luận trong dân chúng thì lại đặt vấn đề với những dự án mà nhà nước hỗ trợ hay chấp thuận hướng về lợi nhuận trước mắt cho kinh tế mà không quan tâm đúng mức tới lợi ích của người dân. Một sự thật được báo chí lên tiếng trong nhiều ngày qua là thành phố đã không phê duyệt cho dự án xây dựng bệnh viện trong khi luôn khuyến khích cho các dự án chung cư cao cấp và nhà cao tầng.

Quỹ đất của thành phố Hà Nội và Sài Gòn được dành riêng cho những sân golf to lớn, các khu nghỉ dưỡng cao cấp. Các kế hoạch phát triển nhà ở cho giới giàu có đã và đang chia nhau tất cả các lợi nhuận mà lẽ ra trong đó người dân phải có một phần.

Tuy nhiên còn một lý do khác nữa khiến các giới chức trách nhiệm phải xem xét lại, đó là bên cạnh bệnh viện quá tải còn rất nhiều bệnh viện không có bệnh nhân đang hiện hữu tại các vùng ven thành phố và một ít bệnh viện trong nội ô. Con số những bệnh viện có quá ít bệnh nhân này không hề nhỏ, nó chiếm hơn 40% số bệnh viện hiện có đang là câu hỏi hóc búa cho giới chức y tế thành phố. Bệnh viện quận Gò Vấp, Bệnh viện huyện Nhà Bè đang là điển hình cho tình trạng thiếu bệnh nhân hiện nay.

Vấn đề căn bản là bệnh nhân thì đông quá mà bệnh viện ít quá nên bắt buộc phải tăng số lương bệnh viện lên ở tất cả các cấp.

GS Nguyễn Đình Dương

Câu hỏi đặt ra tại sao bệnh viện tuyến dưới không chữa trị cho bệnh nhân khiến dẫn đến tình trạng quá tải cho các bệnh viện lớn của thành phố? Phải chăng do thiếu trang thiết bị y tế khiến bác sĩ dù có giỏi cách mấy cũng phải bó tay? Giáo sư Nguyễn Đình Dương, chuyên gia xét nghiệm DNA cho biết kinh nghiệm của ông về câu hỏi này:

"Số lượng bác sĩ được đào tạo ra bây giờ không phải là ít, có điều chất lượng phải nâng cao lên. Mà chất lượng nâng cao thì phải bồi dưỡng cho họ về kinh phí và kinh tế họ phải đủ sống để làm việc. 

Thật ra hiện nay ở các địa phương lớn như thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội đã có rất nhiều trang thiết bị tốt bởi bản thân tôi cũng là bệnh nhân vì tôi đã được đi khám ở bệnh viện nên tôi thấy các trang thiết bị mấy năm gần đây khi nhập về là khá tốt. Vấn đề căn bản là bệnh nhân thì đông quá mà bệnh viện ít quá nên bắt buộc phải tăng số lương bệnh viện lên ở tất cả các cấp."

Câu chuyện một bác sĩ ở Bệnh viện Đa khoa Cần Thơ cắt mất cả hai quả thận của một nữ bệnh nhân vào ngày 7 tháng 12 đã tạo ra cơn bão dư luận những ngày qua là một minh chứng cho sự thiếu tin tưởng của người dân vào khả năng của bác sĩ cấp tỉnh. Anh Lâm Ngọc Giàu, ngụ tại TP Cần Thơ cho biết vợ anh là chị Nguyễn Minh Hiếu, nhập viện để thay ống dẫn vào thận trái tại Bệnh viện Đa khoa Cần Thơ nhưng bị đặt nhầm vào thận phải và sau đó vợ anh bị cắt mất cả hai quả thận.  

Phát triển không đồng bộ 

Lầm lẫn về y khoa không phải là chuyện mới trên thế giới nhưng tại Việt Nam, lầm lẫn theo kiểu này lại xảy ra thường xuyên và chưa thấy một bác sĩ nào bị tịch thu bằng hành nghề hay có biện pháp thích hợp từ cấp thẩm quyền. Hiện tượng này khiến người dân có phản ứng tự vệ bằng cách không vào bệnh viện tuyến dưới khi gặp các trường hợp nguy hiểm.

Vấn đề đào tạo chuyên gia vận hành các trang thiết bị y tế hiện đại cũng là khâu ách tắc. Tháng 5 vừa qua Bộ Y tế đã triển khai Đề án 1816, đây là đề án cử cán bộ chuyên môn luân phiên từ bệnh viện tuyến trên về hỗ trợ các bệnh viện tuyến dưới để nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, trong đó có việc huấn luyện vận hành máy móc y khoa. Tuy nhiên chỉ trong vài tháng thì những bất cập đã lộ rõ vì các bác sĩ giỏi được gửi xuống các bệnh viện cấp tỉnh không thể thực hiện công tác giảng dạy và chia sẻ kinh nghiệm qua cách gọi thời thượng là "chuyển giao công nghệ" PGS/BS Lê Chí Dũng thuộc bệnh viện Chấn thương chỉnh hình TPHCM cho biết:

Đào tạo thì phải liên tục và lâu dài, phải tạo điều kiện cho bệnh viện tỉnh họ có đầy đủ các phương tiện để làm việc. Tôi nghĩ việc đào tạo phải đồng bộ trong mọi khâu thì mới thành công

PGS/BS Lê Chí Dũng

"Hiện giờ người ta cũng đang triển khai trong mấy năm nay nhưng có cái là theo tôi thì ngay cả chuyên gia từ thành phố xuống các tỉnh thì chủ yếu phải làm sao mà huấn luyện được những bác sĩ chuyên khoa ở tỉnh. Họ cùng làm với chuyên gia để sao đó tự mình làm được thì nó tốt hơn là chỉ xuống rồi khám bệnh thay cho họ để sau khi chuyên gia ra về thì chẳng có gì thay đổi.

Đào tạo thì phải liên tục và lâu dài, phải tạo điều kiện cho bệnh viện tỉnh họ có đầy đủ các phương tiện để làm việc. Tôi nghĩ việc đào tạo phải đồng bộ trong mọi khâu thì mới thành công."

Do chính sách đãi ngộ

TSBS Trần Quang Bính, Trưởng khoa nhiệt đới Bệnh viện Chợ Rẫy cho rằng nếu xây thêm bệnh viện tại thành phố cũng sẽ góp phần chống lại tình trạng quá tải, tuy nhiên chế độ cho các bác sĩ phải phù hợp nếu không thì sắm trâu mà không mua cày sẽ nảy sinh vấn nạn khác, ông nói:

033_RIA10-767888_5234-250.jpg
Một bệnh viện ở tỉnh. AFP photo
"Số lượng giường thiếu trong những năm gần đây thật sự nó cũng không phải là thiếu lắm. Tính trên số đầu người dân thì cũng tạm được nhưng cái phân bổ của mình không đều. Các bác sĩ được đào tạo ra trường phần lớn với chế độ, chính sách hiện tại này thì hầu như người ta không ai về địa phương làm việc mà tập trung ở thành phố hay bệnh viện lớn hoặc ở các bệnh viện tư người ta làm vì mức thù lao tương xứng hơn.

Ngoại trừ những người như tụi tôi mỗi người đã làm vài chục năm trong bệnh viện công của nhà nước. Mình nghĩ thôi cũng không cần thiết phải đi ra ngoài nữa, chứ còn các em trẻ bây giờ nó sẽ ra những hệ thống tư nó làm vì thù lao và chính sách đãi ngộ nó sẽ lớn hơn. 

Tôi nghĩ với mức độ đào tạo như bây giờ thì trong vòng vài năm cũng có thể được vì song song với việc xây một bệnh viện thì cũng vài năm mới xong thì trong vài ba năm đó với mức độ đào tạo bây giờ thì tôi nghĩ sẽ đủ."

Các bác sĩ giỏi khi vừa ra trường thường được các bệnh viện tư nhân chào đón với những đãi ngộ cao gấp nhiều lần các bệnh viện công. Một cử nhân tốt nghiệp 4 năm đại học sẽ có đồng lương cào bằng với một bác sĩ phải vật lộn 8 năm dưới mái trương Y khoa là lý do khiến bác sĩ tại các bệnh viện công ngày càng xuống cấp. Xuống cấp cả khả năng và y đức bởi đồng lương khinh thường kiến thức và sự tận tâm làm việc của họ. BS Phạm Thành Đức, giám đốc Bệnh viện Quốc Tế cho biết:

Lợi ích về kinh tế là một trong những điều khuyến khích người ta. Ngoài ra còn được học hỏi và phát triển nghề nghiệp nữa.

BS Phạm Thành Đức

"Bây giờ bác sĩ có hai thành phần làm trong bệnh viện tư, một là các bác sĩ đã nghỉ hưu, hai là bác sĩ trẻ mới ra trường. Mới ra trường mấy em đã học hết chương trình, đã có tiến sĩ rồi thì vô làm một thời gian gọi là thử việc rồi một thời gian sau mới chính thức được thu nhận.

Tức nhiên là nó có những khoản đãi ngộ hơn là ở bệnh viện công. Lợi ích về kinh tế là một trong những điều khuyến khích người ta. Ngoài ra còn được học hỏi và phát triển nghề nghiệp nữa."

Qua những chi tiết mà nhiều chuyên gia y tế vừa trình bày có thể cho thấy vấn đề quá tải của bệnh viện không phải kê thêm giường hay xây thêm bệnh viện là đủ mà còn phải kê đơn thuốc cho tư duy nhiệm kỳ đối với cán bộ y tế, nhất là cán bộ cấp nhà nước như Thứ trưởng hay Bộ trưởng.


Theo dòng thời sự:

Sự phản biện và vai trò không thể thiếu của nó


2011-12-14

Phản biện là một hình thức góp phần hoàn thiện xã hội và không hề xa lạ với các nước dân chủ. Tuy nhiên, văn hóa phản biện chưa được đánh giá và thực hiện đúng mức tại Việt Nam. Quỳnh Chi tường trình trong phần sau

RFA file

Người dân oan khiếu nại đất đai tố cáo tham nhũng.

Phản biện nhân tố của phát triển

Với tính chất đánh giá, lập luận, đóng góp những điểm tích cực và hạn chế, cũng như đưa ra nhiều quan điểm, khía cạnh sự kiện; phản biện hoàn toàn là một quá trình và nhân tố cần thiết để có thể cung cấp một cái nhìn đa chiều, một sự hiểu biết sâu rộng, thấu đáo và đóng một vai trò cảnh báo trước những hậu quả nếu có. 
Tuy nhiên, từ "phản" đi kèm dễ làm phản biện bị hiểu nhầm là phản bác, phủ nhận hay bài bác nên từ này ít được đánh giá đúng. Vì thế, những phát biểu ngược chiều hay bị né tránh, dè dặt và thậm chí không được công khai. Giáo sư Tương Lai, từng công tác tại viện Nghiên cứu phát triển IDS - nơi từng giữ vai trò phản biện lớn tại Việt Nam, cho biết:
"Phản biện là một đòi hỏi của sự phát triển. Không có phản biện sẽ dẫn đến việc độc tài, toàn trị. Chỉ áp đặt mà không nghe ý kiến phản bác thì xã hội khó phát triển".
Thực chất, phản biện có thể bao gồm cả ý kiến đối lập nhưng không nhất thiết phải phản bác hết những cái đã có. Đó là một cách nhìn toàn diện về hai từ "phản biện". TS Nguyễn Quang A, từng là viện trưởng viện IDS, nói về sự phản bác trong phản biện như sau:
"Phản biện là một đòi hỏi của sự phát triển. Không có phản biện sẽ dẫn đến việc độc tài, toàn trị. Chỉ áp đặt mà không nghe ý kiến phản bác thì xã hội khó phát triển".
Giáo sư Tương Lai
Tổ chức Nghiên cứu Phát triển Độc lập, IDS đã tự giải thể để phản đối quyết định 97 của CP. RFA file
Tổ chức Nghiên cứu Phát triển Độc lập, IDS đã tự giải thể để phản đối quyết định 97 của CP. RFA file
"Không phải hoàn toàn là như thế. Phản biện là phân tích một vấn đề gì bằng sự phê phán, vạch ra những gì mình cho rằng không đúng, hoặc là đúng. Không nhất thiết phải nói ngược với những ý đã có sẵn".

Một điều không thể phủ nhận là người phản biện phải am tường những điều mình đang nói. Bởi một người phản biện tốt, phải đưa ra được những chứng cứ, lập luận để bảo vệ cho chủ trương của mình. Nói như thế không có nghĩa là kết quả của một cuộc phản biện luôn là một bên sai và một bên đúng. Phản biện còn nhằm lấy ý kiến chung. Chính vì tính chất này, một chính sách, chủ trương đã qua phản biện sẽ có nhiều cơ hội phù hợp với đại đa số dân chúng. 
Một chính sách cho đất nước quan trọng không kém sự tồn tại của đất nước ấy. Bất kể chính sách ấy liên quan đến văn hoá, kinh tế, giáo dục, khoa học hay chính trị, nó chi phối và định hướng trực tiếp đến sự phát triển quốc gia và con người. Chính vì thế, chính sách quan trọng nhất thiết phải lấy ý kiến nhiều người, bao gồm cả những thành phần "think tank" – những người có đủ kiến thức khoa học để đánh giá và không chịu áp lực của một đảng phái hay nhân tố nào. Rất thường thấy ở các nước dân chủ, quá trình hình thành một chính sách trước khi đến Chính phủ và Quốc hội, phải được công luận phản biện.  
Vai trò của sự phản biện là một sự cần thiết không thể chối cãi và cũng được ghi trong văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng Cộng sản Việt Nam: 
"Coi trọng vai trò tư vấn, phản biện, giám định xã hội của các cơ quan nghiên cứu khoa học trong việc hoạch 
Tiến sĩ Nguyễn Quang A, Viện trưởng Viện Nghiên Cứu Phát Triển IDS ở Hà Nội. RFA file photo
Tiến sĩ Nguyễn Quang A, Viện trưởng Viện Nghiên Cứu Phát Triển IDS ở Hà Nội. RFA file photo
định đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước và các dự án phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội".
 
Cho nên, không một lý do nào vai trò phản biện lại bị cản trở trong xã hội, nhất là trong những đảng viên. Nói về vai trò của phản biện, GS Tương Lai cho biết:
"Người không muốn nghe phản biện sẽ đi ngược với tư duy hiện đại và quá trình tiến hóa. Những người ưa độc thoại theo nguyên lý loại trừ cho rằng "Ai không theo ta là chống lại ta".
GS Tương Lai
"Người không muốn nghe phản biện sẽ đi ngược với tư duy hiện đại và quá trình tiến hóa. Những người ưa độc thoại theo nguyên lý loại trừ cho rằng "Ai không theo ta là chống lại ta". Còn nguyên lý bổ sung thì có thái độ lắng nghe, nhằm làm cho tin tức của mình mới hơn để theo kịp sự phát triển."

Hậu quả khôn lường của sự thiếu phản biện

Tuy nhiên, trong thực tế, vai trò phản biện tại Việt Nam còn khá mờ nhạt vì nhiều lý do, trong đó bao gồm cả việc ảnh hưởng của khuôn phép từ chế độ một đảng. Biểu hiện rõ ràng nhất của việc này là việc viện nghiên cứu phát triển IDS giải thể sau quyết định 97/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng CP về việc nghiêm cấm các tổ chức khoa học công nghệ phản biện công khai. Gần đây nhất, trong buổi tổng kết đánh giá hoạt động tư vấn, phản biện, giám định xã hội của Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) được tổ chức vào tuần trước ở Hà Nội, nhiều vị trí thức bức xúc về vấn đề việc phản biện mà không nhận được hồi đáp. Thậm chí, ông Nguyễn An Lương, Chủ tịch Hội Khoa học kỹ thuật An toàn và vệ sinh lao động Việt Nam còn ví von việc phản biện tại Việt Nam "giống như đánh vào chỗ không".
"Hậu quả của sự thiếu phản biện là sự phát triển "méo mó" hoặc dẫn đến tai họa vì những người cầm quyền nghĩ rằng họ làm như thế là đúng và có thể dẫn cả một dân tộc đến tai họa".
TS Nguyễn Quang A
Hậu quả dễ thấy nhất của việc thiếu vai trò phản biện trong xã hội là những chính sách sai lệch và không phù hợp với đại đa số tầng lớp nhân dân. Điển hình là những điều luật không phù hợp ra đời đi ngược lại Hiến pháp; hoặc vụ thua lỗ gần 90 tỷ đồng của tập đoàn Vinashin; hay việc ô nhiễm hóa chất ở khu khai thác bauxite Tân Rai. Nhìn chung, thiếu phản biện ngăn cản sự đi lên của một đất nước vì những cái bất cập 
Về vấn đề tham  nhũng-Đại biểu Lê Văn Cuông (Thanh Hóa) chất vấn Bộ trưởng tại QH:  "Bệnh di căn mà Bộ trưởng chỉ cho thuốc cúm sao chữa được?"
Về vấn đề tham nhũng-Đại biểu Lê Văn Cuông (Thanh Hóa) chất vấn Bộ trưởng tại QH:
"Bệnh di căn mà Bộ trưởng chỉ cho thuốc cúm sao chữa được?" (ảnh minh họa)
không được phản bác. TS Nguyễn Quang A cho biết:
"Hậu quả của sự thiếu phản biện là sự phát triển "méo mó" hoặc dẫn đến tai họa vì những người cầm quyền nghĩ rằng họ làm như thế là đúng và có thể dẫn cả một dân tộc đến tai họa".
Ngoài ra, hệ lụy kéo theo của các chính sách không được người dân phản biện là sự mất lòng tin vào tầng lớp lãnh đạo. Thêm vào đó, khi không được phản biện, người muốn phản biện sẽ tìm đến những phương tiện khác để nói lên ý kiến của mình và cũng dần xa rời chính phủ. 
Phản biện theo đúng nghĩa của nó, chính là quá trình nêu ra, đào thải những khuyết điểm và giữ lại những ưu điểm. Quá trình phản biện bao giờ cũng gồm người nói, người nghe và quá trình suy xét, đánh giá. Một sự việc khi được gạn lọc nhiều lần, ắt sẽ loại được nhiều hạt sạn. 
"Muốn có phản biện thì phải có dân chủ. Từ dân chủ trong gốc Hy Lạp đã mang ý nghĩa đối thọai. Thêm vào đó, người nói cũng như người nghe phải thật tâm nghe cả cái đúng và cái sai. Đúng thì giữ lấy, sai thì loại trừ. Nghĩa là phải có môi trường tự do trong tư tưởng và tranh luận".
GS Tương Lai 
Theo TS Nguyễn Quang A, để đảm bảo phản biện được thực thi, phải có hai yếu tố: tự do ngôn luận và dân chủ. Theo ông, một khi xã hội có dân chủ, có nhiều tiếng nói đối lập và có sự cạnh tranh chính trị, thì sẽ bắt buộc đẩy đến việc lắng nghe để tồn tại. Đồng ý kiến với TS Nguyễn Quang A, GS Tương Lai cho biết:
"Muốn có phản biện thì phải có dân chủ. Từ dân chủ trong gốc Hy Lạp đã mang ý nghĩa đối thọai. Thêm vào đó, người nói cũng như người nghe phải thật tâm nghe cả cái đúng và cái sai. Đúng thì giữ lấy, sai thì loại trừ. Nghĩa là phải có môi trường tự do trong tư tưởng và tranh luận".
Có những lập luận cho rằng phản biện có thể bị lợi dụng để gây nhiễu loạn thông tin. Tuy nhiên, xét cho cùng, người dân có quyền được nói và được nghe những ý kiến trái chiều và họ mới chính là người chịu trách nhiệm cho kiến thức của mình. Một nghiên cứu khoa học, một chủ trương, một chính sách – đúng hay sai thực tế sẽ chứng minh chứ không phải chỉ do phản biện. Chấp nhận những ý kiến khác biệt chính là biểu hiện của quyền tự do ngôn luận và là chấp nhận vai trò, ý thức của công dân một cách đầy đủ. Và phản biện cũng chính là nhân tố thúc đẩy dân chủ, tự do vì nó đảm bảo quyền được phát biểu của con người. 

Theo dòng thời sự:

Khi những người yêu nước bị biến thành tội phạm


2011-12-13

Hiện đã được 4 năm kể từ cuộc biểu tình của sinh viên, học sinh hồi tháng 12 năm 2007 trước Lãnh Sự Quán TQ tại Saigòn.

AFP photo

Cuộc biểu tình của sinh viên, học sinh hồi tháng 12 năm 2007 trước Lãnh Sự Quán TQ tại Saigòn.

"Tội" yêu nước 

Khẩu hiệu "Hoàng Sa-Trường Sa là của VN" xuất hiện dũng cảm trên nón, trên áo của blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải – và mãi đậm nét trong tâm khảm của người dân Việt yêu nước  - để phản đối hành động xâm lược từ Phương Bắc. Nhưng, cho tới giờ, blogger Điếu Cày vẫn biệt tăm vì "tội yêu nước" ấy.

Và những blogger khác cũng vì nặng lòng với quê hương, như Anh Ba SG, Tạ Phong Tần, cũng cùng chung số phận, trong khi các blogger cùng chí hướng với Điếu Cày – từ Trăng Đêm, Uyên Vũ, Thiên Sầu, Bùi Chát cho tới Đông A SG, Hồ Lan Hương tiếp tục bị giới cầm quyền trong nước trù dập đáng ngại…

Nhân thời điểm đánh dấu 4 năm kể từ sự kiện mùng 9 tháng 12 năm 2007 đó, Blogger Mẹ Nấm lưu ý cảnh nhiễu nhương tiếp diễn trong chiều hướng vô cảm và tắc trách của giới cầm quyền đối.

"Những người tham gia xuống đường chống Trung Quốc tại Sài Gòn vẫn tiếp tục bị đe dọa, bị trấn áp bằng nhiều hình thức như: đánh nguội, bắt nguội, áp lực với nơi đăng ký tạm trú, hăm dọa gia đình, bị tông xe, bị mất việc làm...

Năm 2011, những người yêu nước còn bị bao vây trước cửa nhà, bị nhấc bổng, bẻ quặt tay, bị đạp vào mặt, bị hốt lên xe buýt, bị đưa vào trung tâm phục hồi nhân phẩm. Những nhà văn lão thành, các bác cựu chiến binh bị đưa lên truyền hình, bị bôi xấu là những kẻ phản động, là những người bị giật dây và bị kích động bởi thế lực thù địch vô hình bên ngoài. Tệ hơn là có người mất tích ngay trong đồn công an như chị Bùi Hằng. 

Thảm hại hơn, người con đi tìm mẹ cũng bị bắt một cách ngang nhiên, vô cớ, bất chấp luật pháp và đạo lý con người. Năm 2011, nhiều người bị giam giữ 2 ngày, 3 ngày, 5 ngày ở trại giam Hỏa Lò, để hiểu, để thấm thía hơn tình yêu Tổ quốc của mình. Chua chát làm sao?  Phải hiểu thế nào cho đúng cụm từ ""Độc lập - Tự do - Hạnh phúc" ???"

Cảnh nhiễu nhương đó tương phản với lời khẳng định của các quan chức VN, kể cả Thủ tướng VN, ông Nguyễn Tấn Dũng, rằng Hoàng Sa, Trường Sa thuộc chủ quyền VN, tương phản với cảnh ngư dân Việt tiếp tục bị "tàu lạ" "trấn lột", hành hung, bắn giết ngay trong ngư trường truyền thống của VN, tương phản với tình trạng – vẫn theo lời blogger Mẹ Nấm – "Từ khung màn hình, 90 triệu người dân chưa bao giờ được nghe tiếng hô uất hận nhưng kiêu hãnh Hoàng Sa Trường Sa là của Việt Nam của những công dân Việt Nam yêu nước ở Hồ Gươm Hà Nội, ở công viên 30/4 Sài Gòn". 

Và "Bốn năm sau 'Ngày vì Hoàng Sa - Trường Sa thân yêu', vẫn có nước mắt rơi và cả máu phải đổ vì biển đảo của tổ tiên" khiến cho mỗi người bày tỏ lòng yêu nước "đều có thể trở thành một Điếu Cày bị giam giữ mà không có phán xét của toà, không một thông tin gì đến với thân nhân".

Năm 2011, nhiều người bị giam giữ 2 ngày, 3 ngày, 5 ngày ở trại giam Hỏa Lò, để hiểu, để thấm thía hơn tình yêu Tổ quốc của mình. Chua chát làm sao?  Phải hiểu thế nào cho đúng cụm từ ""Độc lập - Tự do - Hạnh phúc" ???

Blogger Mẹ Nấm

Cũng trong chiều hướng "tội yêu nước" ấy, blogger Hà Văn Thịnh từ Huế có bài "Ta đang sống ở thời nào đây", mở đầu rằng:

"Gần Tết, trăm công ngàn việc với vô vàn nỗi buồn lo vì tiền thì ít, chi tiêu lại nhiều, dạy bù, chuẩn bị vào mùa thi… Thế nhưng, không thể không viết vì cái đau nhất, chán nhất là ngần này tuổi đầu vẫn không thể nào biết định hướng XHCN nổi là mình đang sống (hay là đang chết mòn) trong cái thời buổi nào?…Đồng ý rằng vi phạm trật tự xã hội quá quắt thì phải có biện pháp giáo dục thích đáng, nhưng đem người vào trại cải tạo 2 năm không cần xét xử thì có lẽ là chuyện chỉ có ở Việt Nam. 

Đó là chưa nói rằng người ấy, tội ấy là tội yêu nước quá nên mới đi biểu tình, nên mới bị tập trung cải tạo; còn như tôi, yêu vừa vừa thì ngồi nhà và… thở dài và chờ kiểm điểm! Cái đòn răn đe, dằn mặt này nghe chừng gớm ghê và đầy ẩn ý. Dù sao chăng nữa, xét về cái nguyên cớ yêu nước thực thà dẫu có cộng vô cả ngàn lỗi bị xúi giục, kích động vẫn chưa thể đến mức bị giam cầm trái phép đến 2 năm. Xem ra, đi ở tù còn ít ngày hơn, tội lỗi nó cũng rành rẽ hơn là cải tạo hay "giáo dục". Nếu trên đời này còn có hình thức giam cầm, đày đọa con người hiểm ác hơn, mù mờ hơn, đau đớn hơn cả đi tù bằng cái mỹ từ "giáo dục" thì đó đích thị là sáng tạo của nền dân chủ vạn lần hơn nơi giãy chết xứ người."

Những chuyện cười ra nước mắt 

000_Hkg5148961-250
Chị Bùi Hằng (bìa phải) trong một lần biểu tình ở Hà Nội. AFP photo
GS Hà Văn Thịnh nhân tiện dẫn chứng cảnh "Ta đang sống ở thời nào đây ?" khi chứng kiến "chỉ một ngày thôi" trên báo mạng trong nước, từ chuyện bệnh nhân bị hư một quả thận nhưng bác sĩ "lỡ tay" cắt hết cả 2 quả mà ban Giám đốc bệnh viện chỉ cho làm "Kiểm điểm" về sai sót liên quan mạng sống con người; rồi nhiều vụ chỉ "Kiểm điểm" thôi nhưng không thể không "cười ra nước mắt" như Vinashin, tiền polymer, lương cả trăm triệu đồng/1 tháng của lãnh đạo điện lực VN (EVN); lãnh đạo công an chỉ "nhắc nhở" anh em CSGT về những vi phạm "quá quắt" cho tới "văn hoá trả lời …chỉ là hai từ im lặng". Theo GS Hà Văn Thịnh thì "Sơ sơ vài dẫn chứng để mà đau, mà xót chứ nếu viết sử thì phải "hàng vạn" trang mới đủ về những gì được kiểm điểm, tường trình, xem xét, nhắc nhở, im lặng…" trong cái thời mà ông và mọi người dân Việt trong nước đang "è cổ ra mà sống".

Qua bài "Tình trạng vô pháp luật ở VN hiện nay: Căn nguyên và thách thức cho bản Hiến pháp mới" được phổ biến trên nhiều trang mạng nhật ký, tác giả Lê Anh Hùng nhận thấy "căn bệnh trầm kha" về thực trạng vô pháp luật này khi thể chế hiện hành không ngăn chận được, mà còn khiến cho vấn đề trở nên trầm trọng hơn. Tác giả nhận xét:

"Quan sát tình hình đất nước trong nhiều năm qua, người ta hẳn sẽ dễ dàng đi đến nhận định rằng xã hội Việt Nam đang ngày càng rơi vào tình trạng vô pháp luật. Từ Kết luận của Bộ Chính trị là không xử lý kỷ luật một ai trong vụ Vinashin cho đến hình ảnh các chiến sỹ cảnh sát giao thông qua loạt bài "Nhức nhối nạn mãi lộ: Ghê hơn cướp cạn" của báo Tuổi Trẻ; từ vấn nạn chạy chức, chạy quyền, chạy dự án… cho đến tình trạng chen lấn xô đẩy, chạy ngang chạy tắt trên các đường phố ở các đô thị đông đúc; từ các vụ bắt bớ người biểu tình ôn hoà một cách tuỳ tiện ngay giữa lòng Thủ đô ngàn năm văn hiến cho đến các vụ quan tỉnh, quan huyện gây ra bao cái chết oan uổng cho những người dân vô tội; từ chuyện ông Chủ tịch Hội đồng Quản trị Vinashin "dám" phớt lờ ý kiến chỉ đạo của ông Thủ tướng trong vụ mua tàu Hoa Sen cho đến các vụ khiếu kiện vượt cấp diễn ra trên khắp mọi tỉnh thành, v.v., thảy đều minh chứng cho nhận định đó. 

Điều đáng nói là với cơ chế kiểm duyệt báo chí ngặt nghèo ở Việt Nam, những hiện tượng mà báo chí đưa tin công khai như thế mới chỉ là phần nổi của tảng băng chìm, và tình hình xem ra đã đến hồi vô phương cứu chữa."

Nhà dột từ nóc

000_Hkg5133013-200
Công an Việt Nam trên đường tuần tra. AFP
Theo tác giả Lê Anh Hùng thì Pháp luật là một cơ chế cưỡng bách của xã hội, bao gồm các quy tắc điều chỉnh mối quan hệ giữa các chủ thể khác nhau trong xã hội, do những người đại diện chính trị vốn được lựa chọn thông qua một quy trình chính trị soạn ra và áp đặt từ trên xuống… Do đó "một khi hệ thống pháp luật của một quốc gia có vấn đề thì điều đó có nghĩa là vấn đề ấy bắt nguồn từ trên xuống. Nên người ta thường nói "Thượng bất chính, hạ tắc loạn" hay "Nhà dột từ nóc" là vì vậy.

Tình trạng "Thượng bất chính, hạ tắc loạn" khiến người ta liên tưởng tới bạo quyền có liên quan đến chủ quyền và cả nhân quyền – tại quê hương VN.

Qua bài "Bạo quyền, chủ quyền và Nhân quyền", nhà dân chủ Phạm Hồng Sơn từ Hà Nội nhận định:

"Dù được thừa nhận muộn màng, nhưng Nhân quyền đã tiến những bước rất nhanh về thời gian và rất rộng về không gian và ý nghĩa để "vượt lên" Bạo quyền và "nâng đỡ", "nâng cấp" cho Chủ quyền - từ ý nghĩa chủ quyền của một quân vương, một thủ lĩnh trở thành Chủ quyền của nhân dân, Chủ quyền quốc gia. Hôm nay, Bạo quyền đã trở thành một từ đáng xấu hổ, đang bị truy đuổi và đang bị gạt khỏi thế giới con người. Thì Nhân quyền đã là một từ đầy yêu mến, là nỗi khao khát, là giá trị phổ quát cho nhân loại ở khắp nơi, từ Á sang Âu, từ Đông sang Tây. 

Dĩ nhiên, Nhân quyền không phải là từ ưa thích của những người còn dùng Bạo quyền dù chính họ không thể phản đối hay dám tranh luận công khai về Nhân quyền. Chỉ trong hơn 50 năm qua, lịch sử loài người đã chứng tỏ Nhân quyền không chỉ giúp mang lại nguyên vẹn Chủ quyền quốc gia trở lại trong tay người dân một dân tộc mà còn đảm bảo cho từng cá nhân của dân tộc đó đạt được Hạnh phúc riêng mà vẫn giữ được Nhân phẩm..."

Quan sát tình hình đất nước trong nhiều năm qua, người ta hẳn sẽ dễ dàng đi đến nhận định rằng xã hội Việt Nam đang ngày càng rơi vào tình trạng vô pháp luật. 

Tác giả Lê Anh Hùng

Theo BS Phạm Hồng Sơn thì lịch sử hơn 50 năm qua cũng cho thấy khi thiếu hoặc không có Nhân quyền, thì Chủ quyền quốc gia giành được từ ngoại bang sẽ lại rơi vào tay Bạo quyền, và "dân tộc sẽ chắc chắn trở lại kiếp nô lệ cho chính người đồng tộc; đạo đức xã hội sẽ bị đẩy về phía cầm thú; lãnh thổ, lãnh hải, tài nguyên quốc gia sẽ thành tài sản riêng của một nhóm người, một gia đình hay một đảng; người còn lương tri, yêu nước sẽ bị biến thành tội đồ, kẻ trục lợi, bán nước được ca ngợi, tôn vinh, còn quân xâm lược sẽ được bảo vệ, che chở. 

Trung Quốc, Bắc Triều Tiên, Cu Ba, Afghanistan thời Taliban là những chứng cớ rõ ràng cho các diễn tiến lịch sử vừa kể. Nhưng minh họa đầy đủ nhất cho diễn tiến đó, chỉ có thể là: Việt Nam hôm nay". BS Phạm Hồng Sơn nhân tiện lưu ý rằng nếu chỉ than vãn, buồn đau, cầu xin, chờ đợi hay nhờ vả chưa bao giờ có thể mang lại Nhân quyền đích thực. Và ông trích dẫn lời triết gia người Anh John Locke hồi thế kỷ 17 và nhà triết học Mạnh Tử thuộc nhà Chu của Trung Hoa trước đó 20 thế kỷ, đều cho rằng: "Người dân có quyền đứng lên gạt bỏ chính thể đã xâm phạm hay không đảm bảo được những quyền tự nhiên của con người."


Theo dòng thời sự:

GIA ĐÌNH BLOGGER ĐIẾU CÀY: YÊU CẦU TRỢ GIÚP


Kính thưa quý vị,
Kính thưa quý thân hữu, quý chiến hữu cùng quý Niên Trưởng,

Hôm nay ngày 14.12.2011 từ Sài Gòn – Bà Dương Thị Tân, đại diện gia đình ông Nguyễn Văn Hải, tức blogger Điếu Cày vừa viết thư yêu cầu trợ giúp khẩn cấp cho blogger Điếu Cày. Lá thư này đã được gởi đến các Cơ quan ngoại giao tại Việt Nam và các Tổ chức nhân quyền quốc tế.

Bà Tân viết: "Đã 14 tháng trôi qua người thân của chúng tôi vẫn bặt vô âm tín, mọi cố gắng của gia đình cũng như của luật sư đều bị cản trở mặc dù trong một lần tiếp xúc, chính cán bộ an ninh điều tra của công an tên là Phạm Văn Tấn đã khẳng định với tôi: "thời hạn tạm giam đã qua rồi". Thưa các vị, không một điều nào trong Hiến pháp cũng như trong bộ luật Tố Tụng Hình Sự ở Việt Nam cho phép công an có quyền giam giữ một công dân mà không cần xét xử, hoặc trong thời hạn tạm giam để điều tra không cho phép tiếp cận luật sư và cấm việc thăm nuôi gặp mặt của thân nhân họ. Công an Việt Nam đã vi phạm chính luật pháp của chính phủ cũng như vi phạm công ước quốc tế về nhân quyền 10.12.1948 mà Việt Nam đã ký". 

————— 
Sài Gòn ngày 14 tháng 12 năm 2011 
THƯ YÊU CẦU TRỢ GIÚP

Kính gửi : Các cơ quan ngoại giao tại Việt Nam
Đồng kính gửi các Tổ chức Nhân quyền Quốc tế

Tôi tên Dương Thị Tân, hiện cư ngụ tại số 57/31 đường Phạm Ngọc Thạch
Phường 6, Quận 3, TP.Sài Gòn 

Tôi viết thư này gửi đến quý vị mong nhận được sự trợ giúp khẩn cấp cho ông Nguyễn Văn Hải (Điếu Cày) người bị cơ quan an ninh điều tra TP.HCM bắt và đưa đi biệt tích kể từ ngày 20/10/2010 theo thông báo số 927/TB/ANĐT ngày 21/10/2010 của ANĐT – CÔNG AN TP.HCM là để điều tra về tội tuyên truyền chống nhà nước Việt Nam (điều 88 bộ Luật Hình sự). Nhưng kể từ đó cho đến nay đã gần 14 tháng, nhưng gia đình tôi vẫn không được biết chính xác ông Nguyễn Văn Hải, là cha của các con tôi bị giam giữ ở đâu, sức khỏe ra sao, còn sống hay đã chết… Rất nhiều lần tôi gửi đơn thư yêu cầu đến cơ quan an ninh điều tra để mong biết được thông tin của ông Hải nhưng chỉ nhận được câu trả lời là "Không được thăm gặp vì đang trong quá trình điều tra". 

Đã 14 tháng trôi qua người thân của chúng tôi vẫn bặt vô âm tín, mọi cố gắng của gia đình cũng như của luật sư đều bị cản trở mặc dù trong một lần tiếp xúc, chính cán bộ an ninh điều tra của công an tên là Phạm Văn Tấn đã khẳng định với tôi: "thời hạn tạm giam đã qua rồi". Thưa các vị, không một điều nào trong hiến pháp cũng như trong bộ luật Tố Tụng Hình Sự ở Việt Nam cho phép công an có quyền giam giữ một công dân mà không cần xét xử, hoặc trong thời hạn tạm giam để điều tra không cho phép tiếp cận luật sư và cấm việc thăm nuôi gặp mặt của thân nhân họ. Công an Việt Nam đã vi phạm chính luật pháp của chính phủ cũng như vi phạm công ước quốc tế về nhân quyền 10/12/1948 mà Việt Nam đã ký. 

Thưa quý vị, hiện nay gia đình chúng tôi đang trong tình trạng tuyệt vọng vì lo lắng cho sự an nguy của thân nhân mình. Vậy nay tôi viết thư này, nhân ngày Quốc tế về Nhân quyền 10/12 và mong ước nhận được sự trợ giúp khẩn cấp từ phía quý vị, để những người Việt Nam dám đấu tranh vì quyền con người không bị lãng quên. 

Nay kính thư 

Sài Gòn 14/12/2011 

DƯƠNG THỊ TÂN