THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

03 December 2011

Thầy giáo của 1 trường tiểu học.........

Thầy giáo của 1 trường tiểu học đã trừng phạt tàn nhẫn 7 học sinh bằng cách dùng thước gỗ đánh cho đến khi mông của các em tím đen chằng chịt vết thương như… miếng thịt bằm.



7 học sinh bị thầy giáo đánh nát mông vì trốn lao động


Thấy một số học sinh lớp 4 Trường tiểu học Phước Sơn (xã Phước Sơn, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước) không chịu lao động đầu giờ, một thầy giáo của trường này đã trừng phạt 7 học sinh bằng cách dùng thước gỗ đánh cho đến khi mông của các em tím đen chằng chịt vết thương như… miếng thịt bằm.

Nạn nhân của người thầy giáo tàn nhẫn trên chính là các em Hoàng Văn Trọng, Nông Đức Toàn, Nông Tuấn Thành, Linh Thành Nguyên, Hoàng Chung Tình, Vy Minh Tiến, Hoàng Xuân Trường (đều sinh năm 2002), học sinh lớp 4/1, Trường tiểu học Phước Sơn.


*
5 trong số 7 em học sinh bị thầy Phương đánh đòn

Theo trình bày của em Hoàng Văn Trọng, một trong 7 học sinh bị trừng phạt bằng thước gỗ cho biết, khoảng 7 giờ 45 phút, ngày 17/11, sau khi kết thúc tiết học thứ nhất, thầy giáo Trần Ngọc Phương (25 tuổi), giáo viên dạy nhạc, kiêm tổng phụ trách Đội giao nhiệm vụ cho lớp 4/1 nhặt rác và dọn vệ sinh môi trường xung quanh khu vực sân trường.

Do tuổi còn nhỏ, mải chơi, nên vừa mới hết giờ giải lao, Trọng và 6 bạn khác không chú tâm vào việc nhặt rác mà chạy ra phía sau đá bóng. Sau khi lao động xong, cả lớp lại tiếp tục vào học tiết học thứ 2.

Nhưng khi vừa vào đến lớp, khi nghe một vài bạn nữ mách lại là chúng em không chịu lao động, thì thầy Phương liền gọi em lên bảng, bắt úp mặt vào tường rồi lấy thước gỗ (chiều dài 75cm, rộng khoảng 4 phân, dày 2 phân – PV), để sẵn trên bàn, lấy hết sức đánh tới tấp vào mông em.

Mặc dù rất đau đớn, nhưng thấy thái độ thầy giận giữ, vừa đánh vừa chửi mắng nên em không dám van xin mà cắn răng chịu đựng. Đánh em được khoảng 5 phút, thầy Phương lại bắt em về chỗ rồi tiếp tục kêu 6 bạn khác lần lượt lên cho thầy đánh.

Theo em Trọng và 6 em học sinh lớp 4/1 bị thầy Phương trừng phạt, sau khi đánh xong, thầy Phương cho các bạn học sinh về chỗ ngồi nhưng lại tiếp tục la mắng. Không những vậy, để dằn mặt các em, thầy Phương còn lớn tiếng thách thức: "Tôi đố các anh dám về mách lại chuyện này với gia đình đấy. Em nào có gan mách lại cho bố mẹ biết, lên đây tôi cho… "tiền"", em Trọng sợ hãi kể lại.

Ngay khi biết sự việc con mình bị thầy giáo ngược đãi, đánh đập, phụ huynh của 7 học sinh trên vô cùng bức xúc trước hành động phản giáo dục của thầy Phương nên đã gửi đơn lên Phòng Giáo dục & đào tạo huyện, UBND xã, Công an xã Phước Sơn để yêu cầu điều tra, làm rõ.

*
Trường tiểu học Phước Sơn, nơi 7 em học sinh bị thầy đánh



Tiếp xúc với chúng tôi, ông Hoàng Văn Độ, phụ huynh học sinh Hoàng Văn Trọng cố kiềm nén cảm xúc giận giữ của mình. Ông Độ kể lại, trưa hôm xảy ra vụ việc, tôi thấy con tôi đi học về có thái độ rất lạ lùng, miệng cứ lí nhí nhưng ai hỏi gì cũng không nói. Đến giờ ăn cơm trưa, cháu không dám ngồi xuống ghế như thường ngày mà chỉ cúi khum khum gắp đồ ăn sau đó đứng lên.

Thấy lạ, vợ chồng tôi lo lắng gặng hỏi thì cháu mới dám kể ra vụ việc bị thầy Phương đánh đau mông nên ngồi không được. Ngay sau đó, tôi liền cởi quần con tôi ra xem thì giật mình khi nhìn thấy mông con tôi bầm dập như một cục thịt bầm.

Tối hôm đó và vài hôm sau nữa cháu cũng ngủ không được vì quá đau và nhất quyết không chịu đi học vì sợ thầy Phương đánh. "Từ khi bị thầy trừng phạt, tâm lý con tôi hoang mang, sợ sệt, ai nói lớn tiếng là giật mình. Đặc biệt là mỗi khi đến giờ đi học tôi thuyết phục mãi cháu cũng không chịu đi mà cứ trốn tránh, tìm đủ lý do để được ở nhà", anh Độ chia sẻ. Cũng theo anh Độ, ngay sau khi biết thầy Phương đánh học sinh không đúng luật, anh và 6 phụ huynh khác đã kéo đến trường đòi gặp Ban giám hiệu để yêu cầu giải thích rõ ràng.

Ngay trong ngày hôm đó, Hiệu trưởng nhà trường cùng thầy Phương đã tổ chức gặp mặt các gia đình này. Với sự có mặt đầy đủ 3 bên, thầy Phương cũng thừa nhận việc mình làm là sai nhưng chỉ cho đó là do việc hơi quá tay chứ không phải cố tình.

Không đồng tình với câu trả lời này, các phụ huynh đã gửi đơn lên Phòng Giáo dục & Đào tạo huyện, UBND xã, Công an xã Phước Sơn tố cáo việc làm của thầy Phương và đề nghị một hình thức xử lý thích đáng.

Theo anh Hoàng Văn Tiếp, phụ huynh học sinh Hoàng Chung Tình, ngay khi biết các phụ huynh gửi đơn tố cáo lên các cơ quan chức năng, Ban giám hiệu Trường tiểu học Phước Sơn không những không có động thái tích cực, xử lý kỷ luật thầy giáo Phương mà lại quay sang đề nghị các gia đình rút đơn để trường giải quyết nội bộ.

Trao đổi với phóng viên, ông Đỗ Văn Đoàn, Hiệu trưởng Trường tiểu học Phước Sơn cho biết, từ trước tới giờ, Trường Phước Sơn không có chuyện hy hữu này xảy ra, việc làm của thầy Phương là hoàn toàn sai trái và khó có thể chấp nhận trong một môi trường đầy nhạy cảm như môi trường giáo dục, nhất là giáo dục học sinh mới lớn, hiếu động.

Hiện lãnh đạo nhà trường cũng đã lấy lý kiến của các giáo viên và tất cả đều thống nhất trước hết là yêu cầu thầy Phương phải viết bản tường trình. Sau đó, nhà trường sẽ thành lập hội đồng kỷ luật để tìm ra biện pháp xử lý thỏa đáng, đúng người, đúng tội.

Cũng theo thầy Đoàn, thầy Phương chỉ mới về trường làm giáo viên dạy nhạc, kiêm tổng phụ trách Đội được hơn một tháng nay, chưa thân thiết lắm với các đồng nghiệp nên cũng không rõ làm về tính cách cũng như mối quan hệ của giáo viên này.

Tuy nhiên, từ khi về trường, thầy Phương sinh hoạt với đồng nghiệp cũng bình thường, không có biểu hiện gì là nóng nảy với bạn bè cũng như tạo cảm tình khá tốt với các em học sinh. Không hiểu vì lý do gì bỗng dưng thầy Phương lại hành động như vậy?

Để tìm hiểu kỹ hơn, chúng tôi đã gọi điện thoại cho thầy Trần Ngọc Phương, người bị cho là có hành động quá đáng với học sinh. Rất thẳng thắn, thầy này thừa nhận mình là người đánh học sinh và công nhận lỗi của mình.

Tuy nhiên, thầy Phương cũng cho rằng, để dẫn đến hành động trên thì tôi hoàn toàn không cố ý, chỉ vì quá nóng tính nên tôi có hơi lỡ tay. Ngay sau khi biết mình đã xuống tay hơi mạnh, tôi đã nhờ cô giáo chủ nhiệm xoa dầu và chở em Hoàng đi trạm xá. Ngay tối hôm đó, thầy cũng đã đến từng nhà xin lỗi nhưng chỉ vì xót con mà các phụ huynh đã làm cho sự việc thêm nghiêm trọng.

Theo ông Lương Đình Dũng, Trưởng công an xã Phước Sơn cho biết, hiện công an xã cũng đã tiếp nhận đơn tố cáo của 7 gia đình có con em bị thầy Phương đánh đập. Tuy nhiên, do sự việc khá phức tạp nên công an xã đã chuyển hồ sơ cho công an huyện điều tra, làm rõ.
Anh Vũ

BaoMoi

Nhịp sống đêm Hà Nội trong gió lạnh đầu mùa


Hà Nội đang trong đợt lạnh đầu mùa. Cái hối hả ban ngày nhường chỗ cho cho đêm đông tĩnh lặng. Từng nhóm người trong áo bông cụm nhau trên phố vắng. VnExpress.net ghi nhận đêm 2/12.

Nhóm bạn trẻ tìm đến khu vực Hồ Gươm ăn đêm và trò chuyện trong gió lạnh.
Hàng ghế đá vắng vẻ hơn thường ngày.
Con đường quanh Hồ Gươm sâu hun hút, với những cơn gió lạnh táp vào mặt người đi đường.
Có vẻ quen với thời tiết lạnh, đôi thanh niên người nước ngoài vẫn diện thời trang mùa hè.
Trong khi đó nhiều bạn trẻ Việt Nam đi đường áo ấm, khăn quàng cổ kín mít.
Các quán cóc bán ngô, khoai lang nướng, sắn và đặc sản trứng gà nướng Sa Pa mọc lên ngày càng nhiều trên phố cổ.
Tiếng rao "ai xôi nào, ai xôi đây!..." của cô bán dạo nhanh chóng mất hút trong đêm đông thăm thẳm.
Tiểu thương và cửu vạn tranh thủ ngủ trong chợ hoa quả Long Biên.
Người công nhân miệt mài quét rác trên đường Tràng Thi, khi phố xá đã thưa thớt từ lâu.
Bóng người lẻ loi trên khu vực ga tàu đường Điện Biên Phủ lúc 12h đêm.
Lác đác người qua lại Hồ Gươm lúc 1h sáng.

Lê Hiếu

Quảng Nam: Sau động đất lại sợ đất nứt, sụt lún


03/12/2011 07:05:10
 - Những ngày qua, ngoài tác động của những rung động và tiếng nổ lớn, người dân huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam lại thêm nỗi lo trước hiện tượng sụt lún, sạt lở đất đang diễn ra nghiêm trọng nơi đây.
TIN LIÊN QUAN
Từ chiều ngày 30/12 đến trưa ngày 1/12, Đoàn khảo sát thực địa thuộc Viện Khoa học và Công Nghệ Việt Nam đã đi khảo sát và có kết luận về nguyên nhân gây nên hiện tượng động đất kích thích tại huyện Bắc Trà My tỉnh Quảng Nam, tuy nhiên, kết luận trên không vẫn không thực sự thuyết phục đối với người dân ở đây.
 
những vết nứt dài đến hàng chục mét, những cái hố sâu hoắm đang khoét sâu vào bờ trái thân đập  chính công trình thủy điện Sông Tranh 2
Những vết nứt dài đến hàng chục mét, những cái hố sâu hoắm đang khoét sâu vào bờ trái thân đập chính công trình thủy điện Sông Tranh 2.

Theo người dân ở nhiều xã xung quanh thủy điện thuộc 2 huyện Nam Trà My, Bắc Trà My, những vết nứt dài đến hàng chục mét, những cái hố sâu hoắm đang khoét sâu vào bờ trái thân đập chính công trình thủy điện Sông Tranh 2. Tình trạng sạt lở phần thân đập diễn ra trên một năm nay và đang ngày càng trở nên phức tạp  hơn. 

Ban quản lý thủy điện Sông Tranh 2 đã dùng nhiều giải pháp gia cố phần thân đập. Bờ trái thân đập được khớp nối, kéo dài thêm hàng ra và lớp bê tông được thay thế phần đất bị sụt lún. Thế nhưng hiện tại những giải pháp này vẫn chỉ mang tính tạm thời khi tình trạng, sụt lún và sạt lở đất tại khu vực này ngày càng trầm trọng hơn. Người dân sống quanh khu vực thủy diện Sông Tranh 2 đang rất lo lắng. 

Thực tế trong thời gian qua trên địa bàn  2 huyện Bắc Trà My và Nam Trà My, song song với những đợt động đất kích thích cũng diễn ra tình trạng sạt lở đất và sườn núi. Ngoài ảnh hưởng của mưa lũ, một trong những  nguyên nhân gây nên  tình trạng sụt lún và sạt lở đất tại địa phương này cũng là do hưởng của động đất kích thích. 

Trao đổi với PV, ông Trần Minh Cả, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cho biết, ngoài tìm hiểu hiện tượng rung chấn, tiếng nổ, chúng tôi cũng đã đặt vấn đề này với các nhà khoa học thuộc Viện KHCN tiếp tục nghiên cứu nguyên nhân và đưa ra các giải pháp khắc phục sạt lở đất, núi và các sườn đồi trên địa bàn huyện Bắc Trà My.

Hoàng Dương

Câu chuyện rơi nước mắt về bà lão bán rau trên Facebook


01/12/2011 09:19:23
Trước khi đi, người thanh niên nhắn với bà lão: "Bây giờ con phải đi làm, bà cho con gửi đến chiều con về qua con lấy!".Không ai ngờ, vì chờ đợi người thanh niên đến lấy rau, bà lão đứng dầm mưa suốt buổi chiều, bị cảm rồi mất.  Câu chuyện về bà lão bán  rua đang gây xôn xao trên mạng xã hội Facebook. 

- Ăn rau không chú ơi?

Một giọng khàn khàn, run run làm gã giật mình. Trước mắt gã, một bà cụ già yếu, lưng còng cố ngước lên nhìn gã, bên cạnh là mẹt rau chỉ có vài mớ rau muống xấu mà có lẽ có cho cũng không ai thèm lấy.

- Ăn hộ tôi mớ rau...!

Giọng bà cụ vẫn khẩn khoản. Bà cụ nhìn gã ánh mắt gần như van lơn. Gã cụp mắt, rồi liếc xuống nhìn lại bộ đồ công sở đang khoác trên người, vừa mới buổi sáng sớm. Bần thần một lát rồi gã chợt quay đi, đáp nhanh: Dạ cháu không bà ạ! Gã nhấn ga phóng nhanh như kẻ chạy trốn. Gã chợt cảm thấy có lỗi, nhưng rồi cái cảm giác ấy gã quên rất nhanh. "Mình thương người thì ai thương mình" cái suy nghĩ ích kỷ ấy lại nhen lên trong đầu gã.

- Ăn hộ tôi mớ rau cô ơi! Tiếng bà cụ yếu ớt.

- Rau thế này mà bán cho người ăn à? Bà mang về mà cho lợn!

Tiếng chan chát của một cô gái đáp lại lời bà cụ.

Gã ngoái lại, một cô gái cũng tầm tuổi gã. Cau mày đợi cô gái đi khuất, gã đi đến nói với bà:

- Rau này bà bán bao nhiêu?

- Hai nghìn một mớ. Bà cụ mừng rỡ.

Gã rút tờ mười nghìn đưa cho bà cụ.

- Sao chú mua nhiều thế?

- Con mua cho cả bạn con. Bây giờ con phải đi làm, bà cho con gửi đến chiều con về qua con lấy!

e
Bức ảnh được đăng tải cùng câu chuyện trên Facebook gây xôn xao

Rồi gã cũng nhấn ga lao vút đi như sợ sệt ai nhìn thấy hành động vừa rồi của gã. Nhưng lần này có khác, gã cảm thấy vui vui.

Chiều hôm ấy mưa to, mưa xối xả. Gã đứng trong phòng làm việc ngắm nhìn những hạt mưa lăn qua ô cửa kính và theo đuổi nhưng suy nghĩ mông lung. Gã thích ngắm mưa, gã thích ngắm những tia chớp xé ngang trời, gã thích thả trí tưởng tượng theo những hình thù kỳ quái ấy. Chợt gã nhìn xuống hàng cây đang oằn mình trong gió, gã nghĩ đến những phận người, gã nghĩ đến bà cụ...

- Nghỉ thế đủ rồi đấy!

Giọng người trưởng phòng làm gián đoạn dòng suy tưởng của gã. Gã ngồi xuống, dán mắt vào màn hình máy tính, gã bắt đầu di chuột và quên hẳn bà cụ.

Mấy tuần liền gã không thấy bà cụ, gã cũng không để ý lắm. Gã đang bận với những bản thiết kế chưa hoàn thiện, gã đang cuống cuồng lo công trình của gã chậm tiến độ. Gã quên hẳn bà cụ.

Chiều chủ nhật gã xách xe máy chạy loanh quanh, gã vẫn thường làm như vậy và có lẽ gã cũng thích thế.

Gã ghé qua quán trà đá ven đường, nơi có mấy bà rỗi việc đang buôn chuyện.

Chưa kịp châm điếu thuốc, gã chợt giật mình bởi giọng oang oang của một bà béo:

- Bà bán rau chết rồi.

- Bà cụ hay đi qua đây hả chị? Chị bán nước khẽ hỏi.

- Tội nghiệp bà cụ! một giọng người đàn bà khác.

- Cách đây mấy tuần bà cụ giở chứng cứ ngồi dưới mưa bên mấy mớ rau. Có người thấy thương hỏi mua giúp nhưng nhất quyết không bán, rồi nghe đâu bà cụ bị cảm lạnh.

Nghe đến đây mắt gã chợt nhòa đi, điếu thuốc chợt rơi khỏi môi.

Bên tai gã vẫn ù ù giọng người đàn bà béo kia...

Gã không ngờ.........!


Hầu hết ý kiến trên Facebook đều thương cảm cho bà lão. "Câu chuyện thật cảm động. Rơi nước mắt...... Khâm phục bà cụ, dù nghèo nhưng luôn giữ lòng trong sạch! Trách ai quá vô tâm…" – Thành viên Jasmin Tuyen chia sẻ.

"Bà cụ già tuy nghèo về vật chất nhưng giàu hơn rất nhiều người. Chữ tín, lòng tự trọng, nhẫn nại, đức hy sinh ... Đói cho sạch rách cho thơm. Sống trên đời cần có một tấm lòng…. " - Zoro Lãng Tử bình luận.

Sau khi câu chuyện trên được đăng tải trên Facebook, thương cảm cho bà cụ, nhiều người cũng trách móc người thanh niên mua rau quá vô tình, vì đã quên đi lời hứa, gây ra hậu quả đau lòng. Bạn Khactrung Phan viết: "Đọc xong lòng tui tự nhiên thắt lại, sao mà thấy thương bà cụ quá, sao gã ấy lại vô tình đến thế, hạnh phúc của bà cụ là bán được rau chứ không phải nhận được những đồng tiền bố thí của gã….".

Cùng quan điểm, bạn Nguyen Kim Xoa bình luận rằng: "Tại hắn không nói là cho bà cụ đi ... hắn sợ bà bị tổn thương lòng tự trọng... sao hắn không quay lại ...hắn thật là ...hắn sẽ mãi nhớ đến bà cụ với lòng trắc ẩn...".

Nhiều người cho rằng, người đàn ông không có lỗi. Họ giải thích, người đàn ông chỉ vì lòng thương người mà thôi. "Buồn nhưng không ai có lỗi cả, người đàn ông chỉ có ý giúp cho cụ già thôi, nhưng cụ già lại không cần ai thương hại. Cả hai đều đáng quý, có trách thì chỉ trách số phận khéo đùa cợt con người."

Một thành viên khác lại cho rằng, có lẽ, cái chết là cách giải thoát tốt nhất cho bà cụ khỏi kiếp sống khổ cực trên trần gian. "Tôi không dám trách ai trong câu chuyện này cả. Chỉ thương cho bà cụ ấy. Nếu đây là câu chuyện có thật, mong bà ra đi trong thanh thản …"

Đọc xong câu chuyện, bạn Ngo Thanh Tung rút ra ý nghĩa cho bản thân: "Có tình nhưng lại rất vô tình, cuộc đởi thiếu gì những bất ngờ và ngạc nhiên. Hôm nay, đọc được điều này tôi mới biết quyết tâm học. Học cho thật giỏi để có nghề nghiệp, có tiền, giúp đỡ những người như bà cụ".

(Tổng hợp từ Dân Việt)

"Vì chưa có chỉ đạo mà nói ra có khi dân ghét"


03/12/2011 07:01:45
 - Từ việc người dân tự do nuôi đỉa, phá rừng, khai thác khoáng sản đến những tiêu cực trong xã hội... cho thấy những lỗ hổng trong công tác quản lý. KH&ĐS đã có  cuộc trao đổi với PGS.TS Đặng Ngọc Dinh, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Phát triển và Hỗ trợ cộng đồng xung quanh vấn đề này.

Mọi cái cứ để trên lo

Gần đây câu chuyện về con đỉa một lần nữa lại cho thấy vai trò của nhà  quản lý ở ta đang có vấn đề?

Thực ra có rất nhiều hiện tượng mà ta không thấy vai trò của nhà quản lý. Chuyện về con đỉa càng thấy rõ điều đó vì tính nguy hiểm của nó cao. Còn nhiều cái, ví dụ việc khai thác quặng nhiều và bừa bãi, tàn phá rừng đầu nguồn, khai thác cạn kiệt tài nguyên... cũng không thấy vai trò của quản lý.

Theo ông, vì sao không thấy vai trò của quản lý?

Người quản lý phải chịu tác động và làm việc theo sức ép của hai luồng. Luồng thứ nhất là sự chỉ đạo của cấp trên. Còn luồng thứ hai nảy sinh từ  thực tiễn, nguyện vọng và sức ép của người dân. Lẽ ra một hệ thống quản lý tốt phải làm tròn hai nhiệm vụ ấy. Làm theo chỉ đạo là tất nhiên rồi, ngoài ra đã là quản lý tức là chủ trên địa bàn ấy thì anh phải có trách nhiệm để quản lý cho tốt, thoả mãn được ý nguyện của dân. Nhưng ở ta, cái gì nằm trong chỉ đạo thì làm rất tốt. Thí dụ chỉ đạo đợt này tổ chức bầu cử các cấp, làm sạch đường phố... là công việc triển khai răm rắp, nhưng nếu nảy ra vấn đề gì đấy, không hoặc chưa có trong chỉ đạo của trên thì công việc ít khi được làm tốt. 

Như vậy là cứng nhắc và máy móc?

Đúng là cứng và thiếu linh hoạt. Nếu linh hoạt thì thấy hiện tượng con đỉa như vậy người ta sẽ ầm ĩ lên, buộc nhà quản lý các cấp phải quan tâm. Nhưng không thế, có thấy họ cũng bảo chưa có chỉ đạo, nói ra có khi dân lại ghét (vì dân đang nuôi để thu lợi một cách kỳ quái) hoặc trên lại bảo chống đối. Họ rất sợ "nhỡ trên...". Mọi cái cứ để trên lo, trên chỉ đạo! 
 
PGS.TS Đặng Ngọc Dinh
PGS.TS Đặng Ngọc Dinh


Chỉ đạo mà không có  tầm, lôi thôi lắm

Chuyện con đỉa, nhiều người phê phán nông dân vì tham lợi mà bất chấp nguy hiểm?

Vấn đề là họ không thấy có gì nguy hiểm. Nhìn tổng thể mới thấy nguy hiểm, còn từ góc độ người dân chưa chắc đã thấy nó nguy hiểm. Con đỉa cũng như con giun, con rắn, cứ được tiền là người ta làm. Quần chúng thông thường nhìn vào lợi ích trước mắt. Ai mua cà phê với giá cao gấp đôi thì họ bán ngay, thậm chí nếu mua rễ cà phê với giá gấp mười họ cũng sẽ đào lên để bán. Người dân thì nghĩ thế. Nhưng đã là quản lý không được nghĩ thế, phải nhìn thấy vấn đề. Vì vậy, người quản lý bao giờ cũng phải có tầm, vượt trên các cá thể. Thứ hai là phải có cái tâm, phải nhìn vấn đề mang tính bền vững, lâu dài, nhân bản, chính nghĩa. Tổng thể là phải do quản lý, chứ không thể đổ lỗi cho người dân.

Kể cả có biết là do quản lý thì cũng chưa có cơ chế  để xử lý?

Ở ta thường chỉ xử kỹ  ở tuyến có chỉ đạo. Tức là khi có chỉ đạo rồi mà anh làm không tốt thì  thường xử rất nghiêm. Thí dụ bầu cử, hiệp thương làm không tốt, đi bầu không đủ % thì xử. Hay như vụ đỉa này, nếu giờ có Chỉ thị từ trên xuống, các nơi tuyệt đối cấm không để xảy ra thì người ta làm nghiêm ngay. Hệ thống của mình rất hiệu quả khi có chỉ đạo. 

Chỉ đạo làm sao mà hết  được, những cái xuất hiện trong cuộc sống hàng ngày thì vô vàn?

Hệ thống của mình dùng chỉ  đạo từ Nhà nước là chính chứ chưa dùng mô típ xã hội dân sự, xã hội điều hòa. Tức là Nhà nước chỉ nên giữ pháp luật, doanh nghiệp cứ tha hồ buôn bán. còn xã hội dân sự là để soi vào, để cân bằng, để thể hiện nguyện vọng người dân và để giám sát. Triết lý của xã hội dân sự là đạo đức, triết lý của doanh nghiệp là lợi nhuận, còn triết lý của nhà nước là pháp luật. Nhà nước phải dùng pháp lý là chính chứ không cần chỉ đạo chi tiết, phải dùng luật, ví dụ luật môi trường, luật dân sự... còn lại thì để cho xã hội dân sự tự điều chỉnh. Nhìn thấy đồng ruộng hỏng, thấy doanh nghiệp làm bậy thì dân (các tổ chức xã hội của dân) cần lên tiếng. Ở mình chưa phát huy được cái này, quản lý muốn ôm để chỉ đạo tối đa, chỉ đạo cả doanh nghiệp, cả dân sự. Trong khi đó lại có vấn đề về "tâm và tầm". Chỉ đạo mà không có tầm thì lôi thôi lắm, doanh nghiệp sẽ lợi dụng, dân mà im lặng không dám nói hoặc không muốn nói nữa thì hỏng.   

Không bình thường lại được coi là bình thường

Nguyên nhân nào dẫn tới tình trạng đó, thưa ông?

Trước tiên là do hoàn cảnh Việt Nam có nhiều năm phải tập trung sức để chống ngoại xâm thành ra mình ép tất cả thành một hệ thống đồng lòng, đến nay thì đã  thành gần như bản chất. Một nguyên nhân nữa là do quan niệm của ta cho rằng, nếu theo kiểu khác thì sẽ không ổn định. Chúng ta đang theo mô hình lấy mục tiêu ổn định là chính. Bức tranh toàn cảnh là như thế, vì vậy đừng sốt ruột, mọi cái phải từ từ. Mọi cái rồi phải đến chỗ tốt hơn, chỉ có điều là lâu thôi.

Như thế là cũng không nên quá bi quan?

Không bi quan, nhưng cũng đáng buồn là lâu như thế rồi mà vẫn không tiến lên được mức bình thường như các nước có xã hội lành mạnh (Malaysia chẳng hạn). Kinh tế bùng nổ, làm ăn rất ghê, tiền nhiều, xây nhà cao... nhưng xã hội vẫn không bình thường: Mua bằng cấp, mua quan bán chức, lan tràn nạn phong bì... và chưa biết lúc nào thì chấm dứt được. Đáng lo ngại là những cái đó lại đang được xã hội chấp nhận, thích nghi, lại được coi là bình thường!.

Bởi vì đã sống trong xã  hội như thế buộc người ta phải thích nghi?

Như thế là còn sức sống, dù theo kiểu không bình thường. Dù trục trặc thế này, đường cứ tắc nghẽn, rồi tiêu cực, rồi vô cảm... đấy là những trục trặc của một xã hội mà đạo đức đang có vấn đề, bị bật gốc, nhưng vẫn có sức sống. Đáng lẽ sức sống ấy phải được vun đắp, được thiết kế để tạo nên một xã hội đẹp đẽ, lành mạnh. Thí dụ trong giáo dục, tiền đầu tư nhiều (không thua kém các nước trong khu vực), dân ham học, đáng lẽ phải có một nền giáo dục lành mạnh, đằng này có điều hòa, có máy tính, có thư viện điện tử, có rất nhiều giáo sư, tiến sĩ... nhưng nền giáo dục không lành mạnh. Như thế là rất đáng buồn. 

Nhưng có người cho rằng chính người dân làm hỏng hỏng chính quyền...

Nói như thế là chưa nhìn thấy bệnh. Không thể đòi hỏi người dân ra đường không đưa tiền cho cảnh sát khi bị phạt. Tại sao các nước khác người dân không đưa tiền? Cũng người dân Việt Nam này khi sang nước khác người ta cũng không dám đưa tiền cho cảnh sát? Ở ta, người dân vẫn phải coi những điều không bình thường đó là bình thường để tồn tại. Nếu anh duy trì cách quản lý này thì dân thích nghi ngay. Dân sẽ đóng góp làm bình thường hóa cái hệ thống không bình thường đó. Xin giấy phép, vào bệnh viện, thi cử, xin việc làm... đều đưa phong bì... và thậm chí nếu anh ngăn cản chuyện đưa phong bì, có khi lại bị phản ứng ngay. Muốn chữa nhất thiết phải chữa quản lý chứ không thể chữa ông cảnh sát, ông giáo viên này.

Xin cảm ơn ông về  cuộc trò chuyện này!
 

PGS.TS Đặng Ngọc Dinh nguyên là  giám đốc Trung tâm quốc gia Thông tin - Tư liệu Khoa học và Công nghệ; nguyên viện trưởng Viện Chiến lược - Chính sách Khoa học và Công nghệ; nguyên chủ nhiệm khoa Điện - Điện tử Đại học Bách khoa Hà Nội; Chủ nhiệm một số dự án nghiên cứu về Xã hội dân sự, Phòng chống tham nhũng, Quản trị và hành chính công…



Nhật Minh (thực hiện)

Di dời bệnh viện: Ngoại thành thích, nội thành không


03/12/2011 09:29:26
 - Các bệnh viện nội thành như Bệnh viện K, Việt Đức, Phụ sản… luôn trong tình trạng quá tải. Nhiều người ở tỉnh lẻ đến chữa bệnh không có chỗ nằm, thậm chí phải thuê trọ ngoài, rồi đến chữa ngoại trú. Việc di dời các bệnh viện này ra ngoại thành được nhiều người tán thành, nhưng cũng không ít người không muốn bởi nhiều lý do…
TIN LIÊN QUAN

Không nên di dời mà nên mở rộng, phát triển thêm

PGS.TS Trần Văn Thuấn (phó giám đốc, viện trưởng Viện Nghiên cứu Phòng chống Ung thư, Bệnh viện K):Thực tế hiện nay, các bệnh viện tuyến Trung ương và các bệnh viện đóng trên địa bàn Hà Nội đang trong tình trạng quá tải nghiêm trọng.
 
Do đó, việc xây dựng thêm bệnh viện, mở rộng các cơ sở khám chữa bệnh ra ngoại thành là để giảm áp lực quá tải cho bệnh viện nội thành và đáp ứng nhu cầu chữa bệnh của người dân. Cũng cần phải thấy rằng, ở đâu có dân thì ở đó cần phải có bệnh viện. Cho nên việc mở rộng các cơ sở điều trị là vô cùng cấp thiết.
 
Một chiếc giường có tới 4 bệnh nhân đang truyền hóa chất tại Bệnh viện K, Hà Nội.
Một chiếc giường có tới 4 bệnh nhân đang truyền hóa chất tại Bệnh viện K, Hà Nội.

Việc khám chữa bệnh ở các bệnh viện nội thành đã trở thành thói quen của người dân. Nếu di chuyển bệnh viện ra ngoại thành không chỉ gây tâm lí hoang mang, xáo trộn cuộc sống của nhân viên bệnh viện mà còn xáo trộn tâm lí của người dân. 

Đối với Bệnh viện K là bệnh viện có lịch sử lâu đời được xây dựng từ thời Pháp (năm 1923), tiền thân là Viện Phóng xạ Đông Dương. Cho đến nay, nhu cầu phát triển của chuyên ngành ung thư rất lớn. Hiện tại, việc khám chữa và điều trị mới đáp ứng 20% nhu cầu của người dân. Vì vậy, ngoài việc khám chữa bệnh, rất cần thiết phải có bệnh viện chuyên về nghiên cứu, tìm ra các phương pháp phòng chống ung thư hiệu quả, nhằm làm giảm tỉ lệ mắc và tử vong do ung thư. 

Hiện tại Bệnh viện K đã có thêm một cơ sở điều trị tại Tam Hiệp (Thanh Trì, Hà Nội). Bệnh viện cũng đang trong quá trình hoàn thiện cơ sở điều trị tại Tân Triều với quy mô 1.000 giường bệnh. Dự kiến, trong năm 2012 sẽ đưa vào hoạt động khoảng 500 giường. Việc triển khai cơ sở này sẽ làm giảm tải cho cơ sở chính (43 Quán Sứ, Hà Nội), đưa cơ sở này trở về đúng chức năng trước đây của nó là một viện nghiên cứu, ứng dụng công nghệ cao.

Để triển khai thêm cơ sở mới, bệnh viện cũng đã làm công tác tư tưởng, vận động một số cán bộ y bác sĩ tự nguyện chuyển đến cơ sở mới. Đồng thời, chúng tôi cũng có những cơ chế riêng đối với bệnh nhân. Bệnh nhân đến cơ sở chính sau khi được khám, sàng lọc sẽ được chuyển về các cơ sở để điều trị theo dõi với mục đích cuối cùng là giảm tải tối đa cho cơ sở chính.

Nên lấy ý kiến của người dân

Bác Nguyễn Thị Hiền (56 tuổi ở Hoài Đức, Hà Nội): Tôi hy vọng, trước khi quyết định di dời hệ thống bệnh viện khỏi TP Hà Nội, cấp thẩm quyền phải chuẩn bị đầy đủ về cơ sở vật chất, mặt khác cũng nên có sự khảo sát, lấy ý kiến rộng rãi toàn dân nhằm lựa chọn được những sáng kiến hay nhất để áp dụng trong thực tiễn.
 
Nói chung là phải làm thế nào để hệ thống y tế ngày càng đáp ứng được tốt hơn nhu cầu khám chữa bệnh của người dân, làm cho người bệnh hài lòng hơn chứ như tình trạng quá tải, nằm ghép của nhiều bệnh viện khu vực nội thành hiện nay chẳng khác nào "cực hình" đối với bệnh nhân. Thậm chí, vào viện khám còn không có cả chỗ gửi xe.
Phạm Hằng (thực hiện)

Hội đồng NQ LHQ thông qua nghị quyết cứng rắn về Syria


03/12/2011 16:04:41

Hội đồng nhân quyền Liên hợp quốc đã thông qua một nghị quyết với những ngôn từ mạnh mẽ nhằm lên án bạo lực tại Syria và dự kiến sẽ chỉ định một nhà điều tra đặc biệt về nước này.

Nghị quyết trên được thông qua tại một cuộc họp khẩn của Hội đồng nhân quyền LHQ tại Geneva, Thụy Sĩ. 37 thành viên của hội đồng đã bỏ phiếu ủng hộ, 4 quốc gia bỏ phiếu chống và 6 nước bỏ phiếu trắng.

Trong số các thành viên bỏ phiếu chống có Nga và Trung Quốc, vốn phản đối các động thái cho một nghị quyết của Hội đồng Bảo an về Syria, vì lo ngại rằng nó có thể dẫn tới sự can thiệp quân sự như đã từng xảy ra tại Libya.

Phiên họp của Hội đồng nhân quyền LHQ tại Geneva ngày 2/12.

"Các quan điểm được đưa ra trong tài liệu này, bao gồm việc úp mở về khả năng can thiệp quân sự bên ngoài dưới cái cớ bảo vệ người dân Syria, là không thể chấp nhận được theo quan điểm của Nga", Bộ ngoại giao Nga cho biết trong một tuyên bố.

Trong nghị quyết, Hội đồng nhân quyền LHQ đã biểu lên án các hành động vi phạm nhân quyền "thô bạo và có hệ thống" và dự kiến sẽ chỉ định một nhà điều tra đặc biệt để điều tra sự trấn áp đối với những người biểu tình chống chính phủ.

Đại sứ Anh gọi đó là nghị quyết cứng rắn nhất mà Hội đồng nhân quyền LHQ từng thông qua.

Trước đó, Cao ủy Liên hợp quốc về nhân quyền Navi Pillay đã kêu gọi hành động "khẩn cấp" để bảo vệ các dân thường tại Syria.

Nhưng đại sứ Syria tại Geneva nói với Hội đồng nhân quyền rằng một nghị quyết trên là không thích hợp và bất kỳ sự can thiệp nào của Liên hợp quốc chỉ làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng mà thôi.

Một báo cáo của Hội đồng về bạo lực tại Syria sẽ được gửi tới Tổng thư ký Liên hợp quốc.

Tuy nhiên, Hội đồng không đưa ra một lời kêu gọi rõ ràng hơn để đưa Syria ra Toà án hình sự quốc tế (ICC), như bà Pillay đã mong muốn. Hội đồng cũng không nhắc tới chuyện đưa Syria ra trước Hội đồng Bảo an.

Liên hợp quốc ước tính khoảng 4.000 người đã thiệt mạng trong các vụ tấn áp nhằm vào người biểu tình tại Syria.

(Theo BBC/Dân Trí)

Jetstar Pacifc có thể sáp nhập với Vietnam Airlines


03/12/2011 10:02:55
- Sau nhiều năm kinh doanh không tốt, Jetstar Pacific cần được sắp xếp lại và Bộ Tài chính đề xuất toàn bộ phần vốn Nhà nước nằm tại hãng này sẽ được tái cơ cấu chuyển giao cho một doanh nghiệp khác đang sở hữu 100% vốn Nhà nước.

TTXVN dẫn lời ông Đinh Việt Thắng, Phó Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam trong cuộc họp báo kết quả thực hiện nhiệm vụ 11 tháng đầu năm của Bộ Giao thông Vận tải, chiều ngày 2/12 cho hay:"Phương án đưa ra có thể là sáp nhập với Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines)".
 
Theo dự kiến, nếu phương án này được thông qua, Vietnam Airlines sẽ tiếp nhận toàn bộ phần vốn Nhà nước từ Jetstar Pacific chuyển sang. Hiện số vốn này đang được Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) làm đại diện chủ sở hữu.

Và với việc chuyển giao này, Vietnam Airlines sẽ trở thành hãng nắm trên 90% thị trường hàng không nội địa. Thị phần nhỏ còn lại thuộc về hãng Air Mekong, sau hơn hai năm tham gia thị trường.

Theo nguồn tin trên Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam, sau khi Cục Hàng không có văn bản đề nghị, Bộ GTVT đã rút giấy phép của hãng hàng không Indochina Airlines của nhạc sĩ Hà Dũng.

Ông Đinh Việt Thắng cũng cho hay, nếu thời gian tới có thể thay đổi, khắc phục vướng mắc, hạn chế, và trả hết những khoản nợ của hãng, thì chúng tôi sẵn sàng cấp phép lại.

Về các khoản nợ của Indochina Airlines, theo đại điện của Cục hàng không, đấy là việc riêng của hãng, nên hãng tự xử lý với các chủ nợ.

Phạm Lý (tổng hợp)

Ai sẽ chịu trách nhiệm về Hổ, Sao la, Voi?


03/12/2011 11:06:10
 - "Khi một cá thể quý hiếm được bảo vệ đặc biệt (nó là một tài nguyên quý giá của đất nước) bị hủy hoại thì những người đứng đầu quản lý phải chịu trách nhiệm. Không thể quy trách nhiệm chung chung như hiện nay".

Giáo sư, TSKH Đặng Huy Huỳnh, Phó Chủ tịch Ban chấp hành TW Hội Bảo vệ Thiên nhiên và môi trường Việt Nam; Chủ tịch Hội động vật học Việt Nam nhắc tới câu chuyện tê giác một cách chua xót. Ông lo lắng, rồi Hổ, Sao La, Voi sẽ là những loài chịu chung số phận.

Không có lý gì sừng tê giác giá hàng tỷ đồng/kg

Vừa rồi, tờ Guardian (Anh) đã nói thẳng, nguyên nhân dẫn đến sự tuyệt chủng tê giác Java tại việt Nam là do tin đồn về việc sừng cá thể này chữa bách bệnh, thậm chí chữa ung thư. Điều này chúng ta cũng đã nói đến khá lâu rồi. Nhưng chúng ta vẫn để điều đó xảy ra.

Thật đau xót khi nhận ra rằng, cùng với sự phát triển kinh tế, Việt Nam cũng là thị trường tiêu thụ lớn những sản phẩm từ động vật hoang dã. Phải nghĩ sao khi một số địa phương khi có khách, muốn thể hiện sự hiếu khách bằng việc tiếp đãi những món ngon vật lạ. Và họ dẫn nhau vào những nhà hàng đặc sản, ăn những thứ động vật hoang dã. Những người khách, lẽ ra có thể  từ chối nhưng thường thì không làm vậy. Để "hài hòa" với chủ nhà. Chính sự "hài hòa" đó phá hủy sự hài hòa thật sự của thiên nhiên, của cuộc sống các loài động vật quý hiếm, rồi sẽ gây nên sự hủy hoại chính cuộc sống của chúng ta.


Giáo sư Đặng Đình Huỳnh: Sử dụng những sản phẩm từ động vật hoang dã là hành động đáng phê phán.
Giáo sư Đặng Đình Huỳnh: Sử dụng những sản phẩm từ động vật hoang dã là hành động đáng phê phán.
 

Rồi từ những hành động như vậy, dẫn tới, chuyện mừng nhau những món đồ được coi là giá trị từ động vật hoang dã cũng dần trở thành... không quá đáng lạ. Người ta biếu nhau mật gấu, cao hổ, sừng tê giác..., thậm chí coi đó là những món quà quý. Không biết phải ngạc nhiên hay đau đớn khi biết,  mỗi kg sừng tê giác có giá cả tỷ đồng.

TIN LIÊN QUAN
Thường đắt người ta nghĩ là sang. Chính suy nghĩ sai lệch đó đã khiến cho những người có tiền bằng mọi giá kiếm được những sản phẩm đó. Cũng chính suy nghĩ sai lệch đó lại đẩy giá của các sản phẩm từ những loài quý hiếm tăng lên. Kết quả là, người giàu dùng nó... càng thấy sang. Còn kẻ săn trộm sẽ "đáp ứng nhu cầu" bằng mọi giá. Nếu cứ tiếp tục tình trạng này, tê giác mới chỉ là loài đầu tiên.

Tiếp theo sẽ là Hổ, Sao La hay Voi?

Hiện nay đáng lo nhất là Hổ, Sao la và Voi. Số cá thể của các loài này đang ngày càng giảm sút nghiêm trọng. Theo nghiên cứu mới đây, loài Sao la đang đối diện với nguy cơ suy giảm nghiêm trọng về số cá thể. Loài này phát hiện năm 1992, tại một số khu vực của Hà Tĩnh.Khi phát hiện số lượng khoảng mấy trăm con nhưng đến hiện nay theo khảo sát chỉ còn khoảng 200 cá thể phân bố rải rác. 

Hổ Việt Nam trước đây nhiều, phân bố rộng rãi tại các tỉnh có rừng. Hiện theo các tổ chức về động vật hoang dã, ước tính còn lại chỉ còn 30-50 cá thể. Khả năng tuyệt chủng cao. Nếu không có biện pháp quyết liệt có thể loài hổ ở nước ta cũng sẽ biến mất trong thời gian không xa.

 Những mảnh xương còn sót lại của con tê giác Java cuối cùng tại Việt Nam. Ảnh AP
Những mảnh xương còn sót lại của con tê giác Java cuối cùng tại Việt Nam. Ảnh AP

Câu chuyên của Voi chúng ta đã được nghe  nói rất nhiều. Voi rừng rất hiếm, số lượng voi rừng dưới 100 cá thể. Voi nhà trước 500-600 con hiện nay ở Tây Nguyên, số lượng trên dưới 100 cá thể. Nhà sử học, Đại biểu Dương Trung Quốc đã phải đau xót phát biếu trước Quốc hôi, chẳng  lẽ, sau này muốn dựng lại hình tượng Hai Bà Trưng sẽ phải đi mượn voi từ nước khác. 

Chúng ta phải hành động ngay. Trước đây, chúng ta quá chú trọng đến công tác bảo vệ, ngăn chặn săn bắt trộm mà không quan tâm đầy đủ đến thói quen, đến những hành vi tiêu thụ và sử dụng các sản phẩm từ động vật hoang dã. Muốn làm tốt việc bảo vệ các loài này, công tác tuyên truyền là quan trọng.

Giả sử, yêu cầu Đảng viên, cán bộ phải là người đi đầu, coi việc không sử dụng các sản phẩm từ động vật hoang dã như là một tiêu chí để đánh giá cán bộ đảng viên trong thi đua trong công tác.

Quan trọng hơn, cần quy rõ trách nhiệm, khi một cá thể quý hiếm được bảo vệ đặc biệt (nó là một tài nguyên quý giá của đất nước) bị hủy hoại thì những người đứng đầu quản lý phải chịu trách nhiệm. Không thể quy trách nhiệm chung chung như hiện nay.

Bên cạnh đó chúng ta cũng cần nghiên cứu thành lập các khu vực nuôi động vật hoang dã bán tự nhiên để tạo ra các sản phẩm cung ứng cho các nhu cầu cần thiết, từ đó giảm áp lực việc săn bắt trộm động vật hoang dã. Chúng ta hoàn toàn có thể làm được việc này.


Cần nghiên cứu và khảo sát kỹ trước khi công bố sự tuyệt chủng của tê giác Java tại Việt Nam

Cho dù Quỹ quốc tế bảo vệ thiên nhiên (WWF) tuyên bố tê giác một sừng đã bị tuyệt chủng tại Việt Nam, song GS Đặng Huy Huỳnh cho rằng, cần có một nghiên cứu, khảo sát toàn diện hơn trước khi khẳng định điều này.

Theo nguyên tắc, để công bố một loài tuyệt chủng phải kiểm tra trong vòng 10 năm mà không hề thấy một dấu vết nào liên quan đến các cá thể đó. Lúc đó mới tuyên bố đã tuyệt chủng. Tôi đề nghị nghiên cứu, tìm kiếm khi đảm bảo rằng không còn cá thể tê giác Java nào trên lãnh thổ Việt Nam nữa khi đó các cơ quan chức năng nước ta mới công bố tê giác Java đã tuyệt chủng.

Hiện trên sông Đồng Nai đang triển khai nhiều thủy điện quy mô lớn, cũng có thể việc xây dựng thủy điện ảnh hưởng đến sinh cảnh vùng này các cá thể tê giác có thể tìm chỗ ổn định hơn. Chúng ta cần mở rộng địa bàn nghiên cứu, khảo sát. Giáo sư Huỳnh chia sẻ thêm.
 
GS Đặng Huy  Huỳnh

Tân Sơn Nhất: Nhầm lệnh hạ cánh, máy bay suýt đâm ôtô


03/12/2011 12:15:00

Lẽ ra máy bay phải hạ cánh xuống đường băng 25 phải thì kiểm soát viên không lưu đọc nhầm lệnh là cánh trái. Vì thế, máy bay đã suýt phải đối đầu với ôtô trên đường băng Tân Sơn Nhất.

Cục Hàng không VN vừa ký quyết định kỷ luật kíp trực kiểm soát không lưu tại sân bay Tân Sơn Nhất vì sơ suất hô nhầm lệnh hạ cánh xuống đường băng đang có xe công vụ chở nhân viên. Theo đó, có ít nhất 4 cá nhân trong kíp trực bị tịch thu bằng trong 3 tháng và bị phạt tiền.

Mức phạt tăng nặng hơn khi ca trực để xảy ra sự cố nhưng không báo cho cấp trên theo đúng quy định.

Sự cố xảy ra vào ngày 1/10 vừa qua, một chiếc máy bay từ Đài Loan chuẩn bị tiếp cận hạ cánh xuống sân bay Tân Sơn Nhất. Kiểm soát viên không lưu đáng lẽ phải hô báo: "25 phải", người này lại đọc nhầm lệnh thành: 25 trái.

Trong khi đó, đường băng 25 trái đang có công nhân làm nhiệm vụ cạo vệt cao su cùng với một chiếc ôtô chuyên dùng đang đỗ tại đây. Lúc đó, một kiểm soát viên không lưu khác cùng kíp trực đã nhận ra sự nhầm lẫn này nên cảnh báo cho đồng nghiệp nhắc lại thông tin. Vì thế, sự cố được xử lý kịp thời.

Hồi tháng 3 năm ngoái, một chiếc máy bay chở hàng của Hãng vận chuyển Fedex có hành trình từ Quảng Châu đến Nội Bài cũng gặp sự cố tương tự. Khi máy bay của hãng vận chuyển hàng hóa Fedex chuẩn bị hạ cánh xuống sân bay Nội Bài, phi công phát hiện dưới đường băng một chiếc ôtô đang hoạt động. Cơ trưởng chuyến bay phải làm thao tác bay vọt lên, thay vì tiếp tục hạ cánh. Còn ôtô đang làm nhiệm vụ tẩy rửa đường băng cũng được lệnh sơ tán ra khỏi vị trí.

Theo nhà chức tránh sân bay, chuyện máy bay không thể hạ cánh do thời tiết xấu, hay bay lòng vòng khi phát hiện chướng ngại vật... vẫn thi thoảng xảy ra. Thế nhưng, tình huống nguy hiểm - ôtô xuất hiện ngay vị trí hạ cánh là chuyện hi hữu.

(Theo VnE)

Blogger Thục Vy kể về cuộc bố ráp của công an


2011-12-02

Chiều mùng 2 tháng 12, công an Quảng Nam đã ập vào hành hung gia đình blogger Huỳnh Thục Vy tại Tam Kỳ, Quảng Nam.

Photo courtesy of vietarch.org

Blogger Huỳnh Thục Vy

Đánh đập, bắt người

Công an đọc lệnh phạt vi phạm hành chính với những khoản tiền phạt rất nặng, tịch thu đồ đạc mà không lập biên bản, và bắt đi anh họ cuả Huỳnh Thục Vy là Huỳnh Ngọc Lễ.

Thanh Quang điện thoại cho blogger Huỳnh Thục Vy để tìm hiểu về tình cảnh này, và được Huỳnh Thục Vy kể lại như sau:

Lúc chiều khoảng 3 giờ thì khoảng một trăm công an, 50 công an tràn vào nhà, 50 công an chốt tất cả các ngả đường giống như là lần trước vào ngày 8 tháng 11, thì con mới lấy máy ảnh ra định quay phim chụp hình để làm bằng chứng cho sự khủng bố của họ, nhưng con mới vừa rút máy quay phim ra thì 2 công an nữ đã vật tay con ra phía sau, rồi 2 công an nam chạy vô lấy máy ảnh của con mà rồi còn đánh con nữa, đánh vào tay vào chân con nữa. Người ta đánh con rất là đau và con chưa bao giờ tiếp xúc với công an theo cái kiểu người ta thô bạo đến như vậy. Lần trước ngày 8 tháng 11 thì người ta có vẻ bình thường, ôn hòa, không có vấn đề gì: người ta để cho mình quay phim chụp hình bình thường.

Thanh Quang : Theo Huỳnh Thục Vy thì tại sao lần này họ lại nặng tay như vậy ?

Huỳnh Thục Vy : Dạ. Có lẽ là do con quay phim chụp hình đưa lên mạng nhiều quá nên người ta cảm thấy nhục nhã với người dân hay sao đó nên lần này người ta bố ráp người ta làm rất là kinh khủng. Người ta nói chỉ cần rút điện thoại ra là người ta tịch thu, cuối cùng thì người ta tịch thu của nhà con tới 6 cái điện thoại.

Thanh Quang : Chúng tôi được biết là người anh họ của cô, tức là con của bác cô tên Huỳnh Ngọc Lễ đã bị bắt trong vụ này, thì tình trạng của anh Lễ như thế nào ạ?

Huỳnh Thục Vy : Tình hình của anh ấy bây giờ rất là khẩn cấp, tại vì con không biết bây giờ ra sao. Gia đình con rất là lo lắng vì không biết bây giờ anh ấy ở đâu nữa. Người ta bắt anh ấy đi mất luôn. Sáng mai mới đi tìm người, mới đi hỏi thăm coi bị nhốt ở đâu, chớ con cũng không biết bây giờ anh ấy như thế nào. Gia đình rất là lo lắng!

Thanh Quang : Thế thì tình trạng cha của cô là anh Huỳnh Ngọc Tuấn và em của cô là Huỳnh Trọng Hiếu hiện giờ ra sao?

Huỳnh Thục Vy : Dạ. Cả nhà con hiện tại vẫn được bình an tuy là người ta vào người ta có đánh đập, người ta đánh, người ta khóa tay lại phía sau người ta đánh, tại vì người ta rất đông người, chú ạ. Nhà con chỉ có 2 cô, có ba với con, với Hiếu, mà trong khi họ cả mấy chục người, cả trăm người, người ta làm mình rất là hoảng sợ. Bây giờ người con tay chân bầm hết. Họ xé cả áo đến rạch toạc áo của cô và áo của con, áo của em trai con nữa.

Nhưng mà dù cho tất cả những việc đó thì nhà con vẫn vững tâm, chỉ có một điều rất là lo lắng cho anh Huỳnh Ngọc Lễ. Con mong là RFA có thể đưa tin về anh Huỳnh Ngọc Lễ để anh ấy được bảo vệ, tại vì công an vu cho anh ấy là "chống người thi hành công vụ", tại vì có hai công an nữ xông vào đánh con nên anh ấy mới vì bảo vệ cho con mà xông vào can ngăn thì mấy người công an mới xông vào bắt anh ấy đi, tại vì họ vu cáo anh ấy là "chống người thi hành công vụ". Hôm trước anh ấy đã giúp gia đình con chụp hình về vụ ngày 8 tháng 11 thì anh ấy cũng mặc áo No-U, áo chống đường lưỡi bò, hôm nay anh ấy cũng mặc áo No-U giống như người đi biểu tình vậy cho nên người ta ghét vì mặc áo đó nên người ta đã bắt đi với vu cáo là "chống người thi hành công vụ" .

Thanh Quang : Thế công an vào nhà cô lần này thì họ cho biết lý do là gì?

Huỳnh Thục Vy : Dạ. Người ta vào nhà người ta đọc 3 quyết định xử phạt ba con là 100 triệu, con là 85 triệu, em trai con là Huỳnh Trọng Hiếu cũng 85 triệu. Người ta nói là sau khoảng 10 ngày, trong thời gian 10 ngày phải đi nộp tiền vào kho bạc nhà nước, nếu không thì sẽ bị cưỡng chế.

Tịch thu tài sản

Thanh Quang : Cô và người thân sẽ ứng phó ra sao  trước sự cưỡng chế như vậy ?

Huỳnh Thục Vy : Dạ. Gia đình con đang rất là lo lắng, không biết biện pháp cưỡng chế của họ là gì đây. Chắc là họ sẽ niêm nhà, tịch thu hết nhà, tịch thu hết dụng cụ, đồ đạc trong nhà con, mà thực ra nhà con bây giờ có còn gì để họ tịch thu đâu! Máy tính thì người ta đã tịch thu rồi. Con không biết nhưng mà hai cô con lúc chiều khi người ta ra về hết rồi thì lục tủ tiền thì thấy tiền mất hết. Cả mười ngày nay thì có đồng bào cô chú bác ở hải ngoại gửi về được 3 ngàn đô, thời gian này nhà con cất trong tủ mà chiều nay khi họ về rồi, mở ra thì thấy không còn tiền đâu, chú ạ, rất là lo lắng, rất là căm phẫn.

Thanh Quang : Tất cả những gì họ tịch thu như vậy là họ có giấy tờ, họ có biên bản đúng thủ tục hay không?

images795582_1-250
Công an tấn công gia đình Blogger Thục Vy hôm 08/11/2011. Photo: face Trầm Tử
Huỳnh Thục Vy : Dạ không ạ. Người ta không lập biên bản gì cả. Không giống như hôm trước người ta tịch thu máy tính, máy in thì người ta lập biên bản đường hoàng cho mình ký và mình có thể giữ lại một biên bản cho riêng mình, hôm nay thì người ta lấy hết dồ của mình mà không có một biên bản gì, không có cái gì làm bằng chứng hết, chú ạ. 

Con rất là lo lắng tại vì mình không có gì làm bằng chứng để chứng tỏ sự khủng bố của người ta đối với gia đình con. Con không chụp được một bức hình nào luôn, tại vì người ta tịch thu hết điện thoại và máy ảnh của con, tại vì người ta đánh con rất là đau cho nên con cũng sợ.

Thanh Quang : Nói chung thì cô có nhận xét tổng quát như thế nào về hành động vừa rồi của công an?

Huỳnh Thục Vy : Con thấy việc đưa 3 quyết định xử phạt vi phạm hành chính cho 3 cha con của con thì chỉ cần một người của xã của phường đến đưa là được rồi, hay là gửi qua đường bưu điện cũng ổn rồi, chớ không cần phải một trăm người ập vào nhà như vậy. Người ta ập vào nhà như vậy thì mục tiêu thứ nhứt là để khủng bố tinh thần gia đình con, làm cho gia đình con bấn loạn hết cả, rồi người ta vào người ta đánh đập mình, người ta lợi dụng tình thế khẩn cấp người ta cướp hết tiền bạc của mình nữa. 

Thứ hai, người ta xông vào nhiều người như vậy để cho thấy lực lượng hùng hậu của họ, chứng tỏ sức mạnh của họ đối với người dân ở khắp vùng này để làm cho người dân sợ hãi qua cái gương của 3 cha con của con mà im hơi lặng tiếng, không dám nói gì cả.

Khủng bố tinh thần

Thanh Quang : Hiện giờ thì công an như thế nào? Họ có còn bao vây chung quanh nhà hay là như thế nào?

Huỳnh Thục Vy : Dạ. Cách nhà con khoảng 500 mét thì có mấy quán cà phê để các người trẻ đánh bi-da đó chú ạ, người ta trực ở đó, mấy công an trẻ trực ở đó, người ta đánh bi-da, người ta uống cà phê, rồi còn xe cảnh sát thì hú còi thỉnh thoảng chạy qua chạy lại trước nhà con hoài mà thôi.

Thanh Quang : Nhân đây Huỳnh Thục Vy có muốn lên tiếng gì với công luận hay không?

Huỳnh Thục Vy : Dạ. Con cảm ơn Đài đã cho con được lên tiếng với thính giả của Đài Á Châu Tự Do, con rất là mừng. Nhân đây con xin mọi người giúp đỡ cho gia đình con về phương tiện truyền thông và vận động dư luận quốc tế, vận động các tổ chức bảo vệ nhân quyền quốc tế như RSF để công luận quốc tế bảo vệ cho gia đình con, vì trong tình trạng này con không biết là người ta sẽ tiếp tục giở thủ đoạn gì tiếp theo đối với gia đình con nữa. Gia đình con rất là lo lắng, mà cái lo lắng nhiều nhất vẫn là lo lắng cho anh Huỳnh Ngọc Lễ. 

Xin mọi người lên tiếng can thiệp để bảo vệ cho trường hợp anh Huỳnh Ngọc Lễ tại vì anh ấy chỉ mặc áo No-U và can thiệp vào việc của gia đình con mà người ta ghét nên người ta chụp mũ là "chống người thi hành công vụ" rồi người ta bắt đi mất, gia đình không biết tung tích anh ấy gì cả. Con mong vì gia đình con một phần mà vì anh Huỳnh Ngọc Lễ là phần quan trọng hơn, xin mọi người giúp lên tiếng để bảo vệ anh Huỳnh Ngọc Lễ ạ.

Thanh Quang : Cảm ơn Huỳnh Thục Vy rất nhiều.

Huỳnh Thục Vy : Dạ. Con cảm ơn chú.

Theo dòng thời sự: