THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

25 October 2011

Biển số xe Việt Nam, không gì phung phí hơn

Mon, 10/24/2011 - 12:58 — VietTuSaiGon
Với một đất nước chưa tới 100 triệu dân như Việt Nam mà “biển số xe” đã có đến 5 con số thì đến các Viện Toán học cao cấp cũng phải bứt tóc, vì không cách nào giải thích được.
 
Theo thông tư 36 của Bộ Công an, kể từ ngày 6/12/2010, nhóm số thứ tự đăng ký biển số xe (áp dụng cho xe ô tô và xe gắn máy) từ 4 số như hiện nay sẽ tăng lên 5 số.
 
Nhận diện biển số xe ở Việt Nam, phải nói câu “cực kì phong phú”, nhưng không dễ chút nào, vì sự biểu hiệu rất là khó nhớ.
 
Nên với các mã tỉnh, dân giang hồ phải làm cả vè lục bát cho dễ nhớ, ví dụ:
 
Cao Bằng 11 chẳng sai,
Lạng Sơn, Tây Bắc 12 cận kề
13 Hà Bắc mời về,
Quảng Ninh 14 bốn bề là Than.
15, 16 cùng mang,
Hải Phòng đất Bắc chứa chan nghĩa tình.
17 vùng đất Thái Bình,
18 Nam Định quê mình đẹp xinh.
Quê hương ta vốn thanh bình,
Phú Thọ 19, Thành kinh, Lạc Hồng.
Thái Nguyên sunfat, gang, đồng,
Đôi mươi (20) dễ nhớ trong lòng chúng ta.
Yên Bái 21 ghé qua,
Tuyên Quang, Tây Bắc số là 22.
Hà Giang rồi đến Lào Cai,
23, 24 sánh vai láng giềng.
Lai Châu, Sơn La vùng biên,
25, 26 số liền kề nhau.
27 lịch sử khắc sâu,
Đánh tan xâm lược công đầu Điện Biên.
28 Hòa Bình ấm êm,
29 Hà Nội, kéo liền 32.
33 là đất Hà Tây,
Tiếp theo 34 đất này Hải Dương.
Ninh Bình vùng đất thân thương,
35 là số đi đường cho dân.
Thanh Hóa 36 cũng gần,
37, 38 tình thân ân cần,
Nghệ An, Hà Tĩnh ta cần khắc ghi.
43 Đà Nẵng khó gì,
47 Đắk Lắk trường kỳ Tây Nguyên.
Lâm Đồng 49 thần tiên,
50 thành phố tiếp liền 60. (TP.HCM từ 50 đến 59)
Đồng Nai số 6 lần 10 (60),
Bình Dương 61 tách rời mới ra.
62 là đất không xa,
Long An, Bến Lức khúc ca lúa vàng.
63 màu mỡ Tiền Giang,
Vĩnh Long 64 ngày càng đẹp tươi.
Cần Thơ lúa gạo xin mời,
65 là số của người Cần Thơ.
Đồng Tháp 66 trước giờ,
67 kế tiếp là bờ An Giang,
68 biên giới Kiên Giang,
Cà Mau 69 rộn ràng U Minh.
70 là số Tây Ninh,
Xứ dừa 71 yên bình Bến Tre.
72 Vũng Tàu số xe,
73 Xứ Quảng vùng quê thanh Bình (Quảng Bình).
74 Quảng Trị nghĩa tình,
Cố đô nước Việt Nam mình 75.
76 Quảng Ngãi đến thăm,
Bình Định 77 âm thầm vùng lên.
78 biển số Phú Yên,
Khánh Hòa 79 núi liền biển xanh.
81 rừng núi vây quanh,
Gia Lai phố núi, thị thành Plâyku.
Kon Tum năm tháng mây mù,
82 dễ nhớ mặc dù mới ra.
Sóc Trăng có số 83,
84 kế đó chính là Trà Vinh.
85 Ninh Thuận hữu tình,
86 Bình Thuận yên bình gần bên.
Vĩnh Phúc 88 vùng lên,
Hưng Yên 89 nhớ tên nhãn lồng.
Quảng Nam đất thép thành đồng,
92 số mới tiếp vòng thời gian.
93 đất mới khai hoang,
Chính là Bình Phước bạt ngàn cao su.
Bạc Liêu mang số 94,
Bắc Kạn 97 có từ rất lâu.
Bắc Giang 98 vùng sâu.
Bắc Ninh 99 những câu ân tình.
 
Kìa xem biển số quê mình,
Thiệt là khó nhớ nhưng mình phải mang.
 
Riêng mã số 80: VIP (bao gồm: các Ban của Trung ương Đảng; văn phòng Chủ tịch nước; văn phòng Quốc hội; văn phòng Chính phủ; Bộ công an; xe phục vụ các ủy viên Trung ương Đảng công tác tại Hà Nội và các thành viên Chính phủ; Bộ ngoại giao; Viện kiểm soát nhân dân tối cao; Toà án nhân dân tối cao; Đài truyền hình Việt Nam; Đài tiếng nói Việt Nam; Thông tấn xã Việt Nam; báo Nhân dân; Thanh tra Nhà nước; Học viện Chính trị quốc gia; Ban quản lý lăng, bảo tàng, khu di tích lịch sử Hồ Chí Minh; Trung tâm lưu trữ quốc gia; Ủy ban Dân số kế hoạch hóa gia đình; Tổng công ty Dầu khí Việt Nam; các đại sứ quán, tổ chức quốc tế và nhân viên; người nước ngoài; Ủy ban Chứng khoán Nhà nước; Cục Hàng không dân dụng Việt Nam; Kiểm toán nhà nước…).
 
Đó là chưa nói đến mã chữ, ví dụ tại TP.HCM:
A: Quận 1 (cũ)
B: Q.3 (cũ)
C: Q.4 (cũ)
D: Q.10 (cũ)
E: Nhà Bè
T: Q.1
F: Q.3
Z: Q.4, Q.7
H: Q.5
K: Q.6
L: Q.8
M: Q.11
N: Bình Chánh
P: Tân Bình
R: Phú Nhuận
S: Bình Thạnh
U: Q.10
V: Gò Vấp
X: Thủ Đức, Q.2, Q.9
Y: Q.12, Hóc Môn và Củ Chi
 
Hoặc các mã chữ thuộc Bộ Quốc phòng, ví dụ:
AT: Binh đoàn 12
AD: Quân đoàn 4 , Binh đoàn Cửu Long
BC: Binh chủng công binh
BH: Binh chủng hoá học
BT: Binh chủng thông tin liên lạc
BP: Bộ tư lệnh biên phòng
HB: Học viện lục quân
HH: Học viện quân y
KA: Quân khu 1
KB: Quân khu 2
KC: Quân khu 3
KD: Quân khu 4
KV: Quân khu 5
KP: Quân khu 7
KK: Quân khu 9
PP: Các quân y viện
QH: Quân chủng hải quân
QK, QP: Quân chủng phòng không không quân
TC: Tổng cục chính trị
TH: Tổng cục hậu cần
TK: Tổng cục công nghiệp quốc phòng
TT: Tổng cục kỹ thuật
TM: Bộ tổng tham mưu
VT: Mạng thông tin Viettel
 
Hoặc mã quốc tế:
NG: Xe ngoại giao
NN: Xe của tổ chức, cá nhân nước ngoài: 3 số ở giữa là mã quốc gia, 2 số tiếp theo là số thứ tự.
80 NG: Xe cấp cho các đại sứ quán, thêm gạch đỏ ở giữa và 2 số cuối là 01 là biển xe của tổng lãnh sự (bất khả xâm phạm), riêng biển này khi thay xe thì giữ lại biển để lắp cho xe mới.
 
Kể ra dài dòng như vậy để thấy rằng, về mặt hình thức, những nước như Việt Nam không thiếu điều gì, chỉ có việc ứng dụng vào đời sống thế nào cho hiệu quả lại là chuyện khác.
 
Một thời gian dài, biển số xe ở Việt Nam có 3 con số, rồi lên 4 số và 5 số như hiện nay – với lý do chính: là để tăng cường quản lý.
 
Ông Nguyễn Ngọc Tuấn, Trưởng phòng Hướng dẫn luật và Điều tra, xử phạt tai nạn giao thông - Cục Cảnh sát Giao thông Đường bộ - Đường sắt (Bộ Công an) cho biết: “Hiện tại, kho số có bốn chữ số vẫn còn. Cái chính là sắp tới sẽ phải tổng kiểm kê các loại phương tiện, vì vậy chúng tôi kết hợp chuyển đổi biển số phục vụ tổng kiểm kê luôn.
 
Ngoài ra, cũng còn có nguyên nhân từ việc số lượng phương tiện tăng nhanh, hiện tại đã hơn 30 triệu, trong khi nhu cầu cấp số lại tương đối lớn, nhất là các thành phố lớn như Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, nên Bộ Công an đã có phương án chuyển đổi từ bốn chữ số lên năm chữ số để thuận lợi hơn trong công tác quản lý”.
 
Quản lý 5 số dễ hơn quản lý 4 số, hoặc 3 số!? Nghĩ cũng hay.
 
Thực ra, chưa cần nói chi đến các “tập hợp số”, mà chỉ cần nói đến “phép hoán vị” đơn giản thì với 3 con số (ví dụ: 1, 2, 3) mà lũy thừa với 24 chữ cái, rồi lũy thừa với 99 mã số tỉnh thành… thì không biết kết quả sẽ là bao nhiêu – nó quá khổng lồ. Nếu làm hoán vị triệt để 10 con số (từ 0 đến 9) với 24 chữ cái, 99 mã tỉnh thành… thì chắc cả nhân loại này cũng không đủ xe để mà gắn biển số. Bởi đây là một con số quá lớn, lớn đến mức không có thật ngoài đời.
 
Hơn nữa, trên mỗi biển số ở Việt Nam, ngoài mã tỉnh, còn có mã chữ kèm kế bên. Ví dụ: 92- A1/ 1111 sẽ khác với số 92-A2/ 1111.
 
Việc đổi biển số tự tiện này xuất phát từ sự chủ quan duy ý chí của phía lãnh đạo, khi mà họ đã không thông qua sự tư vấn và tính toán của giới toán học. Nó gây ra những nhiêu khê và tốn kém tiền của cho dân.
 
Khi được hỏi: Việc không phải bốc thăm, ‘ấn nút’ mà cấp lần lượt theo thứ tự có nảy sinh tình trạng “xin số” và “mua số” không? Ông Nguyễn Ngọc Tuấn cho biết thêm: “Cái này chưa thực hiện, nên trước mắt mình cứ theo thông tư thôi”!
 
Cho nên, có thể thấy, sau gần một năm đổi biển từ 4 số lên 5 số, ngoài đường số lượng biển 4 số vẫn nhiều áp đảo, phải trên 90%, thậm chí biển 3 số vẫn còn.
 
Biển 5 số mới dường như chỉ đáp ứng việc mua số đẹp, khiến đôi bên cùng có lợi, nhất là bên cảnh sát giao thông. Bởi nếu cứ cấp biển số theo kiểu ấn nút tự động, thì việc kiếm chác của ngành sẽ ít đi rất nhiều.
 
Người dân không thích biển 5 số vì khó nhớ là một phần, quan trọng hơn, họ ngại đến cửa công quyền để xin đổi, dù được hứa thủ tục đơn giản – trong khi thực tế thì hành chính ở Việt Nam vẫn là cơn ác mộng hàng giờ. Không dính vô thì thôi, đã dính vô thì không biết bao giờ mới xong.
 
Việt Nam có hơn 30 triệu xe (ô tô và xe máy, trong đó ô tô phải cần tối thiểu 2 biển số cho 1 xe) thì đủ biết số biển cần phải đổi là rất lớn.
 
Cũng xin lưu ý rằng, từ ngày 21/12/2010, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 212/2010/TT-BTC quy định chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí cấp giấy đăng ký và biển số phương tiện giao thông cơ giới đường bộ. Áp dụng từ ngày 5/2/2011, Bộ Tài chính tăng lệ phí cấp đăng ký mới kèm theo biển số cho một xe hơi có thể lên tới 20 triệu đồng/xe, cho xe máy có thể tăng tới 4 triệu đồng. Nếu người dân mà nghe lời thông tư đồng loạt đi đổi biển số, thì chắc chắn phía lợi nhất là cơ quan tài chính, với số tiền rất khổng lồ được thu vào.
 
Cho nên, từ một việc tưởng chừng như nhỏ xíu: biển số xe, cũng cho chúng ta thấy cái bản chất phung phí và vụ lợi của “hệ điều hành” một quốc gia như Việt Nam, nơi mà quyền lợi người dân ít khi nào được tôn trọng, còn bộ máy hành chính thì lúc nào cũng “hành là chính”, nhằm tìm cách trục lợi rốt ráo.

Thị trường Halloween bắt đầu 'nóng'


Cách lễ hội Halloween hơn một tuần nữa song thị trường bán đồ hóa trang đã sôi động. So với năm ngoái, các sản phẩm có giá đắt hơn 15-30% và theo xu hướng ma quái, ghê rợn hơn.

Tại TP HCM, thị trường đồ chơi ma quái sôi động mấy ngày nay. Kiểu dáng, chủng loại không nhiều thay đổi so với các năm trước, tuy nhiên, giá đắt hơn từ 15% đến 30%. Một số loại có giá bạc triệu vẫn hút khách hàng như bộ xương, bà phù thủy có thể cử động và phát ra những tiếng kêu ghê rợn...

Anh Ngọc, chủ cửa hàng đồ chơi ở quận 3, TP HCM cho biết, có một vị khách mua đến 3-4 triệu đồng, gồm nhiều loại trang phục khác nhau để chuẩn bị tổ chức Halloween. Bộ sưu tập này không thể thiếu đầu lâu, áo choàng, mặt nạ quỷ, bộ xương, mụ phù thủy, rắn độc... Theo anh, những mặt hàng càng ghê rợn với những đường nét thực có thể khiến lầm tưởng là ma quỷ thật trong đêm tối càng đắt hàng trong năm nay.

Ảnh: Bạch Hường
Thị trường Halloween sôi động sớm. Ảnh: Bạch Hường

"Một số phụ huynh dẫn con nhỏ tới chọn, những em này không hề sợ hãi với tạo hình ma quái mà còn tỏ ra hứng thú chọn lựa để sao cho đáng sợ nhất, giành giải hóa trang cao trong đêm Haloween do trường tổ chức", anh Ngọc chia sẻ.

Cùng nhận định trên, chị Trang, chủ cửa hàng lưu niệm ở quận I cũng cho biết, 2 bộ xương trắng toát cao ngất nghểu mới nhập về đã có khách đặt, dù giá của nó trên 2 triệu đồng một bộ. Có khách mua 3-4 con ma cùng lúc, tổng cộng gần 3 triệu đồng, chưa kể các vật dụng đi kèm khác. Theo chị, do lo ngại kinh tế khó khăn nên không nhiều người chịu chi vài triệu đồng để chơi Halloween. "Song, không ngờ mới đem về trưng bày đã có người hỏi mua. Biết vậy tôi nhập về nhiều hơn nữa", chị chia sẻ.

Một phụ huynh cho biết, con chị học lớp 6 mấy ngày nay đòi sắm bộ đồ chơi Halloween cho giống bạn bè. Chọn lựa hồi lâu, chị mới tìm được chiếc mũ đen rộng vành, bộ áo phù thủy, cây chổi đi kèm, xấp xỉ 400.000 đồng. "Bộ năm ngoái đã chật nên không sử dụng lại được, nên phải sắm đồ mới, khi thử vào chắc bé sẽ rất hào hứng", chị cười nói.

Cách bài trí ở một số cửa hàng tạo sự ghê rợn, không gian ma quái ngay từ cửa ra vào và đập vào mắt người xem ngay từ cái nhìn đầu tiên. Có nơi, một con rắn hổ mang to tướng uốn éo với ánh mắt như muốn nuốt chửng người đối diện được gắn chặt vào tay cầm mở cửa. Nếu muốn vào trong xem hàng phải nắm chặt con rắn này. Nhiều khách tỏ ra hứng thú, nhưng một số người không phải dân chơi Halloween khiếp sợ với cách bày trí này.

Ảnh: Xuân Ngọc
Đèn lồng bí ngô là vật dụng trang trí thường có trong những lễ hội Halloween. Ảnh: Xuân Ngọc

Tại Hà Nội, dọc nhiều tuyến phố cổ như Hàng Mã, Lương Văn Can, Chả Cá, các sản phẩm dành cho ngày lễ Halloween được bày bán tràn lan từ hơn một tuần nay. Vật dụng trang trí như bí ngô mặt quỷ xốp, đèn lồng bí ngô... giá từ 20.000 đồng đến 75.000 đồng. Đồ hóa trang bao gồm tóc giả, mặt nạ, gậy phép thuật, bồ quần áo mũ phù thủy giá 70.000 đồng đến 250.000 đồng...

Anh Chính, kinh doanh mặt hàng này trên phố Hàng Mã cho biết, lễ hội Halloween ngày càng phổ biến trong giới trẻ ở Việt Nam nên việc kinh doanh mặt hàng đó ngày càng được chú trọng hơn. "Bây giờ, dịp này cả phố bán đồ Halloween, sôi động không kém gì Trung thu. Chúng tôi cũng nhập hàng sớm hơn so với năm ngoái chừng 2-3 ngày", anh Chính nói.

Theo anh Chính, còn gần chục ngày nữa mới đến lễ hội Halloween song thị trường này đã khá sôi động. Khách hàng chủ yếu là những bạn trẻ, học sinh, sinh viên mua lẻ hoặc sắm theo lố về tổ chức. Đồ được anh bán chạy nhất là đèn lồng bí ngô và mặt nạ hóa trang.

Một số khách hàng ở Hà Nội chia sẻ để tìm mua những món hàng độc, ma quái và gớm ghiếc, họ phải đặt trên mạng Internet vì rất ít thấy trên thị trường. "Mình thấy shop bán đồ Halloween trên mạng quảng cáo những mẫu mặt nạ mới của năm nay như dao đâm qua đầu, đinh ghim qua tay... nhưng tìm trên nhiều phố mà không thấy", Hưng, sinh viên trường Đại học Bách Khoa chia sẻ.

Giải thích về điều này, chị Ngát, kinh doanh trên phố Lương Văn Can cho hay, hiện nay, giới trẻ ở Hà Nội đã bắt đầu quen với lễ hội Halloween song những sản phẩm quá ma quái thì vẫn chưa được nhiều người lựa chọn. "Nguồn hàng có, nếu đặt tiền thì chị lấy cho, nhưng ít người mua nên chị chưa nhập", chị Ngát nói.

Tuy nhiên, đa phần những sản phẩm cho lễ hội Halloween đang bán trên thị trường đều có xuất xứ từ Trung Quốc. Điều đó khiến không ít người tiêu dùng, đặc biệt là các bậc phụ huynh lo lắng khi chọn đồ cho con. "Trường cháu tổ chức lễ hội hóa trang, tôi nghĩ cũng hay, tham gia sẽ giúp cháu bạo dạn hơn. Nhưng đi tìm mua, đa phần mặt nạ, quần áo của Trung Quốc nên tôi thấy không yên tâm lắm về chất lượng", một phụ huynh tìm mua đồ cho cậu con trai học lớp 7 giãi bày.

> Chùm ảnh về thị trường Halloween tại Hà Nội, TP HCM
Halloween là một lễ hội xuất phát từ các nước phương Tây, diễn ra vào ngày 31/10 hàng năm. Trong ngày này, người tham gia thường hoá trang thành những con quỷ, quái vật... với mục đích xua đuổi ma quỷ. Vật dụng trang trí thường thấy trong những ngày này là đèn lồng bí ngô.

Bạch Hường - Xuân Ngọc

Bé tử vong, cha mẹ kiện bệnh viện không sớm tìm ra bệnh


2h sáng, thấy con gái sốt, nôn, vã mồ hôi như tắm, anh Hải (Hà Nội) vội đưa con vào Bệnh viện Bạch Mai cấp cứu. Bác sĩ nói không có gì bất thường, nhưng chỉ mấy tiếng sau cô bé hơn 2 tuổi đã qua đời vì viêm não.

Sự việc xảy ra quá nhanh khiến cả gia đình anh Hải vẫn không khỏi bàng hoàng, đau xót. Bé được 27 tháng tuổi, nặng 14 kg và là con đầu lòng.

Theo lời kể của anh Hải, từ ngày 5/10 (thứ 4), cháu hơi ho, ngây ngây sốt, gia đình để cháu ở nhà và cho uống thuốc ho. Đến chủ nhật hai vợ chồng anh đưa con đến Bệnh viện Hồng Ngọc khám, bác sĩ kết luận cháu bị viêm VA nên sốt (khoảng hơn 38 độ), không có vấn đề và cho đơn thuốc.

Đến tối thứ 2 cháu không còn ho, ăn và chơi bình thường, nhưng đến gần 10 giờ tối bắt đầu vã mồ hôi. Anh Hải gọi điện hỏi một bác sĩ quen được hướng dẫn là không cần quá lo, chịu khó lau người, thay quần áo cho bé và theo dõi thêm. Tuy nhiên, gần 2h đêm đó, bé trớ khi ngủ, đồng thời vã mồ hôi như tắm, trong khi vẫn không sốt cao. Anh chị vội bế con vào khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai cấp cứu.

Bố cháu bé kể lại: Một bác sĩ nữ khám khoảng 3-5 phút, nghe tim, phổi, soi họng rồi cho uống thuốc hạ sốt, uống oresol để bù nước. Dù gia đình có nói là ở nhà đã cho cháu uống hạ sốt rồi, nhưng vì bác sĩ kê nên vẫn cho con uống. Sau đó chẳng thấy bác sĩ nói là cho cháu nhập viện hay về, hai vợ chồng cứ bế con ngồi đợi ở hành lang. Bé cứ thiếp ngủ, lúc tỉnh thì đòi uống sữa, mồ hôi vẫn cứ túa ra như tắm, chân tay và người lạnh, chỉ có trán là hơi nóng.

Lúc sau thấy một bác sĩ nam, anh Hải gọi để hỏi tình hình của con. Bác sĩ không khám lại mà chỉ hỏi han xem bác sĩ trước nói sao, và nói "vã mồ hôi là do rã sốt, không có vấn đề gì, tùy từng cơ địa mỗi người, có người vã nhiều, có người vã ít" và "nếu muốn xét nghiệm cho yên tâm thì anh chị đợi đến giờ hành chính". Anh Hải hỏi thêm có cần lưu viện không thì bác sĩ bảo tùy gia đình, nếu nhà gần thì có thể cho cháu về, sáng cho vào.

Thấy vậy anh Hải đưa con về nhà, lúc ấy gần 5h sáng ngày 11/10. Đơn kê cũng giống như đơn thuốc trước đó, với chẩn đoán viêm hô hấp trên, sốt, ho. Về đến nhà, bé bị trớ sau ăn, mồ hôi vẫn toát. Không yên tâm, 7h rưỡi sáng hai vợ chồng anh Hải lại đưa con lên Bệnh viện Hồng Ngọc khám.

"Vừa nhìn con tôi bác sĩ đã bảo 'không kịp nữa rồi, 99% không qua khỏi, đồng tử đã giãn, thân nhiệt hạ'. Vẫn đang bế con trên tay, thấy con vẫn bình thường mà sao bác sĩ lại nói thế, chân tay tôi như rụng rời, bàng hoàng, không thể tin những gì bác sĩ nói", anh Hải buồn bã kể.

Sau đó, cháu được chuyển đến Bệnh viện Nhi Trung ương với hy vọng còn nước còn tát. Nhưng đến 12h trưa thì bé qua đời, giấy báo tử kết luận cháu bị viêm não, ngừng tim, suy hô hấp.

Người cha cho biết trước đó bé hoàn toàn khỏe mạnh, ít khi ốm nặng, ngoài VA hay bị viêm thì không có vấn đề gì nghiêm trọng. Gia đình anh đã gửi đơn khiếu nại lên lãnh đạo Bệnh viện Bạch Mai để làm rõ.

"Con mình mất rồi, dù có làm gì cũng không thể thay đổi được. Nhưng chúng tôi muốn biết vì sao con mình chết. Vì sao mình đưa con đi khám mà bác sĩ bệnh viện lại không phát hiện ra bệnh. Nếu họ chịu khám tỉ mỉ cho con thì có lẽ đã không dẫn đến sự việc đáng tiếc này", anh Hải nói.

Bác sĩ Kim Chiến, Bệnh viện Hồng Ngọc, người đã khám cấp cứu cho con gái anh Hải cho biết: "Khi cháu vào viện tình trạng đã rất nguy kịch, suy hô hấp nặng, da tái nhợt, vã mồ hôi nhiều. Chúng tôi chỉ kịp làm hồi sức, khi thấy tim có nhịp đập thì chuyển cháu đi, chứ không kịp cả lấy máu làm xét nghiệm".

Cũng theo bà, ở trẻ nhỏ bình thường đang sốt thì không vã mồ hôi, trừ khi hạ sốt. Nếu trẻ vẫn đang sốt mà vã mồ hôi nhiều là bất thường, phải xem vấn đề ở đây là gì.

Một lãnh đạo khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, khoa đã nhận được đơn kiện của gia đình anh Hải. Đồng thời đã yêu các bác sĩ, y tá kíp trực hôm đó làm bản tường trình. Khoa cũng sẽ tổ chức một buổi gặp với gia đình bệnh nhân để làm rõ sự việc có hay không việc bác sĩ tắc trách không phát hiện được sớm bệnh của trẻ.

Bệnh viêm não hay gặp ở trẻ trên một tuổi, gặp nhiều nhất ở trẻ 3-15 tuổi. Bệnh thường xảy ra đột ngột, có trẻ đang khỏe mạnh bỗng dưng sốt cao, co giật, dẫn đến lờ đờ, hôn mê trong 1-3 ngày. Diễn biến bệnh nặng lên rất nhanh. Biểu hiện lâm sàng ở trẻ bị viêm não rất đa dạng và thay đổi tùy theo lứa tuổi. Bệnh thường khởi phát với các triệu chứng sốt cao, nôn, đau đầu… Một số trẻ có thể bị tiêu chảy.

Hai bác sĩ nhi ở Bệnh viện Xanh Pôn và Bệnh viện Nhi trung ương đều cho biết hiện tượng trẻ vã mồ hôi nhiều không phải là biểu hiện điển hình của bệnh viêm não, và không quá đáng ngại.

Dương Vũ

Vụ bé kẹt cửa cuốn: người lớn bất cẩn gây họa cho trẻ


Từ vụ bé 4 tuổi bị cửa cuốn điện tử kẹp chết vì bố vội bấm cửa đưa cậu con lớn đến trường hôm 22/10, các bác sĩ, chuyên gia tâm lý giáo dục nhắc nhở rằng "đa phần tai nạn ở trẻ có lỗi bất cẩn của người lớn". 
Cửa cuốn kẹp chết cháu bé 4 tuổiKim chui vào phổi bé 18 tháng tuổi

Các bệnh viện tại TP HCM thường xuyên nhận được nhiều bệnh nhi cấp cứu vì những tai nạn ngã vào nước sôi, kẹt cầu thang, thang cuốn, đuối nước... mà nguyên nhân chính từ sự lơ là thiếu trông nom của người lớn. "Sau tai nạn, nhiều phụ huynh đòi chết vì ân hận mình bất cẩn khiến con bị tàn phế, nhưng tất cả đã quá muộn. Điều tốt nhất để khỏi hối hận là cha mẹ phải quan tâm đến con mình nhiều hơn", một bác sĩ khoa cấp cứu Bệnh viện Nhi Đồng 2 nói.

Giữa tháng 9, nấu xong nồi nước sôi, thay vì mang đi pha để tắm con thì chị Hoa ở Long Thành, Đồng Nai lại loay hoay làm chuyện khác. Đến khi nghe tiếng thét lớn, quay lại, người mẹ đã thấy cậu trai 2 tuổi ngã luôn vào nồi.

Tai nạn khiến cậu bé có nguy cơ bị teo rút bộ phận sinh dục ảnh hưởng đến sinh hoạt tình dục vĩnh viễn. Tại Bệnh viện Nhi Đồng 2, bệnh nhi này còn được xác định bị bỏng rất nặng gây nhiễm trùng. Bé điều trị hơn 2 tuần vẫn chưa xuất viện.

Các bác sĩ khoa cấp cứu Bệnh viện Nhi Đồng 2 cho biết, trường hợp trên chỉ là một trong hằng trăm ca trẻ nhập viện hằng năm mà nguyên nhân phần lớn là do người lớn bất cẩn.

Mới đây, một người mẹ ở quận 7, TP HCM, để con 18 tháng tuổi một mình trên gác rồi xuống nhà dưới pha sữa. Khi quay lại, chị phát hiện cậu con trai hiếu động chui đầu ra thành khe lan can còn thân mình thì treo lơ lửng, toàn thân tím tái, miệng trào nước bọt, mắt trợn ngược.

Loay hoay không thể xử trí, người mẹ cầu cứu hàng xóm trợ giúp. Khi song lan can được cưa đứt thì cậu bé đã hôn mê. May mắn sau khi được cấp cứu tích cực tại bệnh viện, bệnh nhi dần bình phục.

Một tay lái xe một tay vịn con dễ khiến phụ huynh không xử lý được nếu gặp tình huống bất trắc. Ảnh:Thi Ngoan

Trường hợp khác xảy ra tại trung tâm mua sắm lớn ở quận 1. Đưa con vào siêu thị, cậu bé 7 tuổi chạy giỡn nhưng bố mẹ cứ lo mua sắm và không để mắt đến. Đến khi nghe tiếng kêu cứu thì con đã bị kẹt vào khe thang cuốn - nơi đã được dán cảnh báo là khu vực trẻ không được lui tới một mình. Cháu bị gãy chân.

Các tin bài liên quan:
Mỗi ngày có 10 trẻ tử vong do đuối nước
30 trẻ em chết mỗi ngày vì tai nạn thương tích
Trẻ rất dễ tử vong nếu người lớn vô ý
Con gặp nạn vì cha mẹ bất cẩn

Còn chị Hoa, chủ một quán chè trên đường Hòa Hảo (TP HCM), 10 năm đã qua sau ngày đứa con gái duy nhất bị bỏng suýt chết vì rớt vào nồi chè, chị vẫn chưa thôi bàng hoàng mỗi lần ngồi nhớ lại và tự trách mình. Hôm ấy hai vợ chồng đang mải nấu chè để kịp giờ bán, không ngờ đứa con nhỏ 4 tuổi loay hoay nghịch ở gần đó rồi rớt vào nồi chè bỏng toàn thân.

"Nghe con khóc thét, tôi quay lại thì nửa người nó đã nhúng trong nồi chè. Tôi hoảng loạn không biết phải làm sao, chỉ biết nhấc bổng con lên rồi kêu xe cấp cứu. Nhìn từng từng mảng da chân con bị bỏng tróc ra mà tôi đau đớn xót xa", chị Hoa bần thần hồi tưởng "phải chi mình để ý đến con hơn".

Một cô bé 4 tuổi ở Bù Đốp, Bình Phước, bị bỏng cả khuôn mặt vì mẹ nấu xong nồi canh để hớ hênh trên bàn khiến nồi canh nóng bị lật úp đổ hết lên người bé. Tại Bệnh viện Nhi Đồng 1, vết bỏng quá sâu khiến gương mặt khá xinh xắn của bé bị biến dạng.

Sự chủ quan lơ là thiếu quan tâm của phụ huynh không chỉ khiến trẻ bị tai nạn trong nhà mà còn gặp nạn ngoài ngõ. "Nhiều nhất là tai nạn ngã ao hồ, trẻ cho chân vào căm xe, ngã khi ngồi trên xe máy tinh nghịch mà bố mẹ không nhắc nhở", bác sĩ Nguyễn Minh Tiến, khoa Hồi sức cấp cứu Bệnh viện Nhi Đồng 1 cho biết.

Đầu tháng 10, một người mẹ chở con trai 5 tuổi từ trường về nhà, cậu bé cho hết hai chân sang một bên ngồi vắt vẻo khiến nhiều người đi đường nhắc nhở, nhưng mẹ cứ bảo không sao. Chỉ vài giây sau có sự cố, mẹ phanh xe gấp, cậu bé ngã luôn xuống đường, may mà các xe lưu thông phía sau tránh được. Tai nạn khiến cậu nhóc bị gãy tay.

Thạc sĩ giáo dục Phạm Phúc Thịnh, chuyên viên tư vấn trung tâm Nhịp cầu Hạnh phúc, nhìn nhận hàng ngày có hàng trăm mối nguy hiểm mà trẻ có thể gặp phải như: nước sôi, điện giật, té ngã, chết đuối, đánh nhau gây thương, tai nạn giao thông… mà nguyên nhân có thể do sự bất cẩn của cha mẹ hoặc đôi khi do trẻ quá hiếu động.

Mặc dù không thể tiên liệu hết mọi khả năng rủi ro tai nạn, song ông Thịnh cho rằng các bậc phụ huynh có thể bằng kinh nghiệm sống của mình và học hỏi kinh nghiệm từ những người xung quanh cũng như sách báo, để biết cách hạn chế những tai nạn thường gặp nhất cho bé.

Bà Nguyễn Thị Mỹ Linh, Giám đốc trung tâm nghiên cứu ứng dụng tâm lý và truyền thông cộng đồng TP HCM thì cho rằng, thực tế trẻ được vài tháng tuổi đã biết lật. Song nhiều phụ huynh nghĩ con mình còn bé nên chủ quan không trông chừng cẩn thận, hoặc vừa trông con vừa làm việc nhà nên vô tình để xảy ra tai nạn.

Vì thế bà Linh khuyên, khi nuôi con nhỏ tốt nhất cha mẹ luôn đặt trẻ vào một vùng an toàn cố định như cũi cao hơn đầu, phòng riêng không có vật sắt nhọn. Cố gắng nhờ một người lớn hoặc trẻ lớn hơn chơi với bé khi cha mẹ bận làm việc nhà.

"Ngay từ khi trẻ bập bẹ biết nói, cha mẹ nên dạy cho con biết nhận thức những mối nguy hiểm tiềm ẩn như nước sôi, phích điện, lửa… và giải thích cho bé hiểu không được lại gần những thứ đó", bà Linh nói.

Cao Lâm - Thi Ngoan

Lái, phụ xe bắt khách quỳ bị đuổi việc


Hai ngày sau khi bắt hành khách phải quỳ thì mới cho xuống xe, tài xế, nhân viên bán vé xe buýt ở Hà Nội đã bị buộc thôi việc và có nguy cơ bị truy tố vì tội làm nhục người khác.
Phụ xe buýt thừa nhận 'tức quá đã bắt khách phải quỳ'Lái, phụ xe buýt bắt hành khách quỳ xin mở cửa

Chiều 24/10, ông Nguyễn Hữu Hồng, Giám đốc Xí nghiệp Xe điện Hà Nội (Tổng công ty Vận tải Hà Nội) cho biết, đã ký quyết định buộc thôi việc lái xe Đỗ Hữu Long và nhân viên bán vé Nguyễn Chí Thanh vì quát mắng, đe dọa hành khách.

Theo ông Hồng, sau khi VnExpress.net phản ánh vụ việc, xí nghiệp đã yêu cầu nhân viên Đỗ Hữu Long và Nguyễn Chí Thanh tường trình sự việc, đồng thời xác minh nhân chứng là bà Phạm Thị Tâm.

Theo tường trình, việc hướng dẫn thông tin luồng tuyến của nhân viên bán vé khiến hành khách Nguyễn Ngọc Phúc (Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc) bức xúc, từ đó xảy ra đôi co. Nhân viên này đã có lời nói, hành động thiếu tôn trọng khách.

"Sự việc xảy ra là điều đáng tiếc, quan điểm của lãnh đạo Tổng công ty là không bao che, dung túng đối với các sai phạm do cá nhân gây ra", ông Hồng cho biết thêm.

Sáng 24/10, sau khi được VnExpress cung thông tin về nạn nhân cũng như nhân chứng, Thanh tra Sở Giao thông Vận tải đã làm việc với bà Phạm Thị Tâm, hành khách trên xe tuyến 34 (Mỹ Đình - Gia Lâm). Lãnh đạo Sở cũng về Vĩnh Phúc, quê nạn nhân, để xác minh vụ việc.

Phó chánh thanh tra Sở Giao thông Hoàng Văn Mạnh cho biết, nếu đầy đủ chứng cứ sẽ đề nghị phía công an truy cứu lái, phụ xe về tội làm nhục người khác.

Trước đó chiều 22/10, anh Nguyễn Ngọc Phúc (quê Vĩnh Phúc) vào bến xe Mỹ Đình hỏi đường về Lê Văn Lương thì được phụ xe 34 cho biết xe chạy qua tuyến đó. Nhưng khi đi qua khách sạn Daewoo (phố Kim Mã), biết là nhầm đường, anh Phúc chạy lên thắc mắc và đòi xuống thì bị lái, phụ xe chửi mắng.

Trước sự chứng kiến của hàng chục hành khách, tài xế dừng xe giữa đường, cùng với phụ xe lao xuống đạp, chửi anh Phúc, bắt phải quỳ xuống xin thì mới mở cửa. Thấy khách không quỳ xin, còn hành khách thì tỏ thái độ bức xúc, lái, phụ xe buộc phải cho anh Phúc và một số người khác xuống điểm đỗ trên phố Nguyễn Thái Học.

Tiến Dũng

Lương công chức tối đa có thể trên 12 triệu đồng/tháng


24/10/2011 23:40:24

Bộ lao động - Thương binh và Xã hội cho biết đang tính phương án mở rộng đề án quan hệ tiền lương tối thiểu - trung bình - tối đa. Theo đó, mức tối đa lương cán bộ, công chức có thể ở mức trên 12 triệu đồng/tháng.

Tính toán của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đưa ra trên cơ sở phương pháp xác định tiền lương của khu vực hành chính, dựa trên hệ thống nhu cầu của người lao động và độ phức tạp lao động của từng chức danh, so sánh với tiền lương trong khu vực thị trường.

Đại diện Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho biết, cách tính toán dựa trên quan hệ này có thể tăng cường tính cạnh tranh của hệ thống tiền lương, nhằm giữ và thu hút người có chuyên môn kỹ thuật cao vào làm cán bộ, công chức Nhà nước.

Bộ này cũng cho biết, đang dự kiến hai phương án cho quan hệ tiền lương nói trên cho giai đoạn cải cách chính sách lương công chức 2012 - 2020.

Thứ nhất, quan hệ tiền lương tối thiểu (nhân viên phục vụ bậc 1) - trung bình (chuyên viên bậc 1) - tối đa (chuyên gia cao cấp bậc 3) theo cách tiếp cận tương quan với khu vực thị trường là 1 - 3,2 - 15. Như vậy, tính theo mức lương tối thiểu 830.000 đồng/tháng hiện nay, sẽ có mức lương thấp nhất - mức lương trung bình - mức lương tối đa tương ứng là 830.000 đồng/tháng - 2.656.000 đồng/tháng - 12.450.000 đồng/tháng.

Phương án thứ hai, hệ số lần lượt là 1 - 3,5 - 15. Với phương án này, mức lương tương ứng là 830.000 đồng/tháng - 2.905.000 đồng/tháng - 12.450.000 đồng/tháng (lương nhân viên là chuyên viên bậc 1 có hệ số cao hơn một chút).

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cũng đề nghị, đối với các chế độ ngoài lương, phục vụ hoạt động công vụ như tiền điện thoại, phụ cấp phục vụ, chế độ xe ôtô đưa đón công tác… là các chế độ phục vụ cho hoạt động công vụ, không đưa vào mức tiền lương cơ bản.

Được biết, mức lương bằng tiền tính theo quan hệ mức lương tối thiểu - trung bình - tối đa hiện hành đang là 1 - 2,34 - 10, tương ứng với 830.000 đồng/tháng -1.942.200 đồng/tháng - 8.300.000 đồng/tháng. Riêng Tổng bí thư và Chủ tịch nước đang có hệ số lương cao nhất hiện nay là 13, vào khoảng 10.790.000 đồng/tháng.

(Theo VnEconomy)

Hai người Việt thiệt mạng tại Hàn Quốc


24/10/2011 09:46:04
Ngày 23/10, Bí thư thứ nhất phụ trách báo chí Đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc Phạm Quang Tuyến cho biết sứ quán đang phối hợp với giới chức sở tại để làm rõ cái chết của 2 người Việt ở thành phố Gwangju.

Theo ông Tuyến, cảnh sát Gwangju đã gửi thông báo về vụ tai nạn khiến 2 người chết và 1 người bị thương. Thông báo đề cập tên không dấu của 2 nạn nhân là Le Cong Thang và Tran Van Hung nhưng không nói tên của người bị thương cũng như quê quán của cả ba.

Trước đó, Yonhap loan tin vụ việc xảy ra sáng 23/10 khi cảnh sát kiểm tra một nhà nghỉ ở Gwangju và phát hiện hơn 20 người Việt đang đánh bạc trong một phòng trên lầu 4. Theo cảnh sát, ba người nói trên bỏ chạy và bám vào khung thép bên ngoài cửa sổ. Bất ngờ khung thép bị gãy, khiến họ rơi xuống bãi đậu xe phía dưới. Sau đó, hai nạn nhân chết ở bệnh viện và người còn lại đang trong tình trạng nguy kịch.

(Theo Thanh niên)

Hà Nội: Nhà nghiêng đe dọa người dân


24/10/2011 20:38:10

 - Người dân ngõ 686 thuộc tổ 49, phường Bạch Đằng (Hoàn Kiếm, Hà Nội) - rất lo lắng, bởi sát nhà họ lại có một ngôi nhà đang hoàn thiện, đột nhiên bị nghiêng. Đặc biệt chủ xây dựng của ngôi nhà này lại đang chờ hoàn thiện hồ sơ xây dựng.

Như đã phản ánh, ngôi nhà nghiêng này nằm cạnh dãy nhà A6, khiến người dân lo lắng, bởi ngôi nhà này nghiêng hẳn sang dãy nhà A6 theo chiều nghiêng 30 độ. Càng lên cao độ nghiêng càng lớn như sắp đè bẹp dãy nhà dân bên cạnh.

Ngôi nhà (trùm bạt) nghiêng thấy rõ.

 

Tại hiện trường ngôi nhà nghiêng này, chúng tôi nhận thấy, các công nhân đang tích cực gia cố phần móng để chống nghiêng cho ngôi nhà. Con ngõ này rộng khoảng 2m, ngôi nhà nghiêng này đã bao trùm ngõ như một cái ô che nắng.

Trao đổi với ông Đặng Xuân Kỳ - Phó chủ tịch UBND phường Bạch Đằng, cho biết: "Ông Tống Công Thắng -Chủ công trình đang cam kết với các hộ liền kề, để tự khắc phục như gia cố chống lún và hạ độ cao ngôi nhà này xuống, nhằm giảm tải cho công trình. Ngôi nhà này được xây 4 tầng và 1 tum, UBND phường đang yêu cầu chủ công trình khắc phục các lỗi vi phạm đối với công trình".

Về vấn đề giấy phép xây dựng "UBND phường đang yêu cầu chủ công trình hoàn thiện hồ sơ". Ông Xuân Kỳ khẳng định.

Bất cứ một công trình xây dựng nào cũng cần có giấy phép xây dựng, tuy nhiên, việc xây dựng trên địa bàn phường Bạch Đằng lại làm ngược.


Sông Mã

Cận cảnh 2 tàu chiến săn ngầm HQ13 và HQ15 tập trận


24/10/2011 17:17:25
Lữ đoàn 171 vùng 2 Hải quân nhiều năm qua luôn làm tốt nhiệm vụ huấn luyện và sẵn sàng chiến đấu. Sau 45 năm xây dựng và trưởng thành, đơn vị đã được nhà nước và Bộ Quốc phòng trao tặng nhiều danh hiệu cao quý. 

Dưới đây là một số hình ảnh về buổi tập trận của 2 tàu chiến săn ngầm HQ13 và HQ15 của Lữ đoàn 171.
 
Các chiến sỹ Hải quân xác định mục tiêu và sẵn sàng bắn trên khẩu đội pháo 37mm. Ảnh: Thế Duyệt – TTXVN
Các chiến sỹ Hải quân xác định mục tiêu và sẵn sàng bắn trên khẩu đội pháo 37mm. Ảnh: Thế Duyệt – TTXVN
Hiệp đồng tác chiến của khẩu đội pháo 37mm và tổ hợp AK726. Ảnh: Thế Duyệt – TTXVN
Hiệp đồng tác chiến của khẩu đội pháo 37mm và tổ hợp AK726. Ảnh: Thế Duyệt – TTXVN
 Tổ hợp AK726 và ống phóng ngư lôi được trang bị trên tàu. Ảnh: Thế Duyệt – TTXVN
Tổ hợp AK726 và ống phóng ngư lôi được trang bị trên tàu. Ảnh: Thế Duyệt – TTXVN
Hiệp đồng tác chiến của khẩu đội pháo 37mm và tổ hợp AK726.  Ảnh: Thế Duyệt – TTXVN
Hiệp đồng tác chiến của khẩu đội pháo 37mm và tổ hợp AK726. Ảnh: Thế Duyệt – TTXVN
Hiệp đồng tác chiến  của khẩu đội pháo 37mm và tổ hợp AK726.  Ảnh: Thế Duyệt – TTXVN
Hiệp đồng tác chiến của khẩu đội pháo 37mm và tổ hợp AK726. Ảnh: Thế Duyệt – TTXVN
Các chiến sỹ Hải quân xác định mục tiêu và sẵn sàng bắn trên khẩu đội pháo 37mm. Ảnh: Thế Duyệt – TTXVN
Các chiến sỹ Hải quân xác định mục tiêu và sẵn sàng bắn trên khẩu đội pháo 37mm. Ảnh: Thế Duyệt – TTXVN
Các chiến sỹ Hải quân xác định mục tiêu và sẵn sàng bắn trên khẩu đội pháo 37mm. Ảnh: Thế Duyệt – TTXVN
Các chiến sỹ Hải quân xác định mục tiêu và sẵn sàng bắn trên khẩu đội pháo 37mm. Ảnh: Thế Duyệt – TTXVN
Các chiến sỹ Hải quân xác định mục tiêu và sẵn sàng bắn trên khẩu đội pháo 37mm. Ảnh: Thế Duyệt – TTXVN
Các chiến sỹ Hải quân xác định mục tiêu và sẵn sàng bắn trên khẩu đội pháo 37mm. Ảnh: Thế Duyệt – TTXVN

(Theo Báo tin tức)

Lương công chức tối đa có thể trên 12 triệu đồng/tháng


24/10/2011 23:40:24

Bộ lao động - Thương binh và Xã hội cho biết đang tính phương án mở rộng đề án quan hệ tiền lương tối thiểu - trung bình - tối đa. Theo đó, mức tối đa lương cán bộ, công chức có thể ở mức trên 12 triệu đồng/tháng.

Tính toán của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đưa ra trên cơ sở phương pháp xác định tiền lương của khu vực hành chính, dựa trên hệ thống nhu cầu của người lao động và độ phức tạp lao động của từng chức danh, so sánh với tiền lương trong khu vực thị trường.

Đại diện Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho biết, cách tính toán dựa trên quan hệ này có thể tăng cường tính cạnh tranh của hệ thống tiền lương, nhằm giữ và thu hút người có chuyên môn kỹ thuật cao vào làm cán bộ, công chức Nhà nước.

Bộ này cũng cho biết, đang dự kiến hai phương án cho quan hệ tiền lương nói trên cho giai đoạn cải cách chính sách lương công chức 2012 - 2020.

Thứ nhất, quan hệ tiền lương tối thiểu (nhân viên phục vụ bậc 1) - trung bình (chuyên viên bậc 1) - tối đa (chuyên gia cao cấp bậc 3) theo cách tiếp cận tương quan với khu vực thị trường là 1 - 3,2 - 15. Như vậy, tính theo mức lương tối thiểu 830.000 đồng/tháng hiện nay, sẽ có mức lương thấp nhất - mức lương trung bình - mức lương tối đa tương ứng là 830.000 đồng/tháng - 2.656.000 đồng/tháng - 12.450.000 đồng/tháng.

Phương án thứ hai, hệ số lần lượt là 1 - 3,5 - 15. Với phương án này, mức lương tương ứng là 830.000 đồng/tháng - 2.905.000 đồng/tháng - 12.450.000 đồng/tháng (lương nhân viên là chuyên viên bậc 1 có hệ số cao hơn một chút).

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cũng đề nghị, đối với các chế độ ngoài lương, phục vụ hoạt động công vụ như tiền điện thoại, phụ cấp phục vụ, chế độ xe ôtô đưa đón công tác… là các chế độ phục vụ cho hoạt động công vụ, không đưa vào mức tiền lương cơ bản.

Được biết, mức lương bằng tiền tính theo quan hệ mức lương tối thiểu - trung bình - tối đa hiện hành đang là 1 - 2,34 - 10, tương ứng với 830.000 đồng/tháng -1.942.200 đồng/tháng - 8.300.000 đồng/tháng. Riêng Tổng bí thư và Chủ tịch nước đang có hệ số lương cao nhất hiện nay là 13, vào khoảng 10.790.000 đồng/tháng.

(Theo VnEconomy)

Cụ già 93 tuổi mất chồng, mất con, mất chân


24/10/2011 13:38:10
 - Từ ngày cái chân cụt teo nhẽo đi, không lắp được chân giả, cụ Triệu Thị Ngọ, 93 tuổi (Nguyễn Đức Thuận - Thống Nhất - Nam Định) phải nhờ đến chiếc ghế gỗ thấp nhỏ làm chân, lết lê từ giường xuống đất. Những hôm không lê được nữa, thì giường thành luôn nhà vệ sinh.

Họa vô đơn chí
 
18 tuổi, cụ Ngọ lấy chồng. 2 năm sau, trong một lần đi bắt cá, người chồng đột ngột mất tích.  Những nơi có thể đi, người vợ trẻ đều đã đi, để tìm chồng. Đứa con gái nhỏ đã ra đời trong đôi mắt mờ bạc ngày đêm khóc than thân phận, thương chồng, thương con. Hoạ vô đơn chí, tai nạn lại bất ngờ ập đến lấy đi chân trái của người đàn bà không chồng.
 
Khi cô con gái vừa sang tuổi 18, bom đạn đã giết chết cô. Cụ Ngọ phát điên, bỏ đi lang thang hết nơi này đến nơi khác, vật vờ trong thân xác cụt què không hồn, ai cho gì ăn nấy. Các sư thầy ở chùa Vọng Cung (Nam Định) thấy vậy thương tình đưa cụ về chăm sóc. Lời kinh, tiếng mõ hàng ngày dần giúp cụ bình tâm, không bỏ đi lang thang nữa. Cụ Ngọ trở về nhà, bắt đầu buôn bán hoa quả nuôi thân.
Một lần nhóm bếp, cụ phải nấu luôn mấy bữa...
Một lần nhóm bếp, cụ Ngọ phải nấu luôn mấy bữa...

Thân già quạnh quẽ khốn cùng
 
Khi có tuổi, cái chân cụt cứ mềm oặt ra không thể lắp được chân giả vào, cái chân lành cũng bắt đầu tê liệt, thì cái ghế gỗ nhỏ trở thành vật bất li thân thay thế chiếc chân giả của cụ Ngọ. Dùng tay gác cái chân cụt lên ghế, rồi lại dùng tay đưa cái ghế đi, cứ thế bao nhiêu năm ròng, cụ lê trên cái chân bằng ghế, đến nỗi cái ghế bóng nhẫy cả lên vì cái chân cụt cứ nhay đi nhay lại trên đó. Người trong khu phố nhìn thấy cụ già lệt sệt bò lê dưới đường trên chiếc ghế gỗ, thương quá, mới bảo nhau hàng ngày thay phiên đi chợ giúp cụ.
 
Có lần, cô Hường (giáo viên trường cấp II Quang Trung, ở gần nhà cụ Ngọ) thấy cụ nằm bất tỉnh vội bế cụ đặt lên giường và hô hoán lên, mọi người trong xóm mới biết, chạy sang, người bóp tay, bóp chân, cho cụ uống thuốc cụ mới dần tỉnh. Mỗi lần như thế cụ lại ốm nằm liệt giường hàng tuần liền.
Căn nhà cụ Ngọ tuềnh toàng, than củi rác rưởi ngổn ngang dưới nền, mùi nước tiểu quện với mùi thức ăn ôi thiu. Bữa trưa hôm nay là những sợi bánh đa cụ dành dụm từ hôm qua, giờ đã trương phềnh, nước bắt đầu sủi bọt lăn tăn. Anh Hải - hàng xóm của cụ cho biết: "Không đi lại được, nên mỗi lần cất công nhóm bếp lò lên là cụ Ngọ lại tiện thể nấu để ăn mấy ngày liền. Nhiều khi đồ bị ôi thiu rồi cụ vẫn phải ăn".

Anh Hải nói tiếp: "Những lúc ốm liệt, thì giường cụ thành luôn nhà vệ sinh. Có lần, con trai tôi chạy về, bảo cụ Ngọ bị ốm, gọi mãi không dậy. Tôi vội sang, thấy cụ hai mắt nhắm nghiền, nước từ trong khóe mắt cứ trào ra. Chúng tôi là hàng xóm cũng chỉ có thể giúp đỡ cụ được một phần, cụ ốm thì cấp cứu, tiện đường thì mua cho cụ mớ rau chứ không thể trông nom cụ được vì ai cũng bận bịu cả. Ở cái tuổi gần đất xa trời rồi, mà bà cụ vẫn phải sống cô độc trong cảnh khốn cùng. Tội quá".  
Trong nhà cụ Ngọ, có chiếc xe lăn là đáng giá nhất. Đó là quà các bạn sinh viên tình nguyện tặng. Mỗi khi có người đến thăm, cụ lại bảo cho cụ lên đấy, cho cụ đi ra ngoài hít thở không khí. Nhưng đấy là chuyện... ngày xưa, còn bây giờ, có muốn cũng không được nữa vì cụ đã không còn đủ sức để ra ngoài. Chiếc xe lăn để không, lâu ngày, bám đầy bụi .
Tài sản đáng giá nhất của cụ
Tài sản đáng giá nhất của cụ Ngọ

"Giá ông trời đừng bắt tội tôi…"
 
Mọi sự giúp đỡ của quý độc giả xin liên hệ:
Cụ Triệu Thị Ngọ, 93 tuổi (Nguyễn Đức Thuận - Thống Nhất - Nam Định).
Hoặc liên lạc theo số điện thoại của tác giả bài viết: 098.292.1414
Nỗi đau mất con gái đối với cụ Ngọ quá lớn, những người hàng xóm của cụ cho biết mấy chục năm qua, chưa lúc nào cụ quên nhắc đến con gái, ai lạ đến thăm, cụ cũng hỏi có phải là bạn của con gái cụ không.
 
Cụ Ngọ đơn độc trong cảnh bần hàn, lầm lũi, ốm đau bệnh tật chỉ biết co quắp một mình trong căn nhà chật chội không thuốc thang, không người chăm sóc. Nửa tỉnh nửa mê, cụ vừa khóc, vừa nói với chúng tôi: "Lần nào tôi bị ốm, con gái  cũng về đứng ở đầu giường. Nó thương tôi lắm, dẫn cả thầy lang về bắt mạch cho tôi. Nó dặn tôi phải cố gắng sống tiếp. Con gái tôi vẫn chưa cho tôi đi theo… nhưng ở một mình thế này thì khổ lắm. Giá như ông trời đừng bắt tội tôi".
Cụ Ngọc vẫn phải tự lê lết trong nhà...
Cụ Ngọc vẫn phải tự lê lết trong nhà...

Có lần, vì loay hoay mắc màn, cụ bị ngã xuống đất. Thế nên cụ thôi không nằm màn. Tối nào có người đến thăm và buông màn giúp cụ trước khi về thì đêm đó cụ mới có được một giấc ngủ yên lành vì không bị muỗi đốt.
 
Vân Anh

Bộ trưởng Đinh La Thăng "cấm cửa" TCT xây dựng Hà Nội


24/10/2011 11:16:19

Sau chuyến thị sát công trình nhà ga T2 sân bay Nội Bài và cầu Nhật Tân (Hà Nội) ngày 22/10, Bộ trưởng Giao thông - Vận tải  Đinh La Thăng đã yêu cầu Cục trưởng Cục Quản lý xây dựng và Công trình giao thông làm văn bản "cấm cửa" Tổng Công ty Xây dựng Hà Nội không được thi công dự án giao thông.

Trong khi đó, tin từ Ban quản lý Dự án 2 (Bộ GTVT) cho biết, đơn vị này vừa loại 5 nhà thầu phụ theo yêu cầu của Bộ trưởng Đinh La Thăng do thi công không đảm bảo tiến độ khỏi dự án xây dựng Quốc lộ 3 (Dự án đường cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên).

Đây là dự án đặc biệt quan trọng kết nối mạng lưới giao thông khu vực phía Bắc thủ đô Hà Nội. Tổng chiều dài dự án là 61,3km, trong đó đoạn qua Hà Nội là 23,9km, dự kiến hoàn thành và đi vào khai thác năm 2013. Tuy nhiên, hiện nay tiến độ dự án đang bị chậm.

(Theo Dân Việt)

 

Chí số giá tiêu dùng tiếp tục tăng cao


Chỉ số giá tiêu dùng CPI, của Việt Nam trong tháng 10 được dự báo tăng 0,36% so với tháng 9.

Như vậy trong 10 tháng đầu năm nay so với cùng kỳ năm ngoái chỉ số giá tiêu dùng tăng 18,5%.

Tổng cục Thống kê Việt Nam công bố những con số vừa nêu hôm nay, và cho biết thêm tám trong tổng số 11 nhóm hàng hóa có mức tăng từ 0.06 đến 3,2%.

Nhóm hàng giáo dục có mức tăng cao nhất. Ba nhóm hàng giảm đó là vật liệu xây dựng, giao thông và viễn thông.

Mục tiêu của chính phủ Việt Nam là giữ mức lạm phát trong năm nay ở mức dưới 18%, và tiến đến sang năm bắt đầu giữ lạm phát ở mức một con số.

Tuy nhiên, theo đánh giá mục tiêu đó khó có thể đạt được, vì theo dữ liệu của Tổng cục Thống kê Việt Nam thì từ năm 2000 đến năm, chỉ số gia tiêu dùng trong hai tháng cuối năm bao giờ cũng giao động ở mức thấp nhất là 0,6%, hồi năm 2002, và cao nhất là 3,85% vào năm ngoái.

Quỹ Tiền Tệ Quốc tế IMF và Ngân hàng Phát triển Á Châu ADB, đều đưa ra dự báo về tỉ lệ lạm phát bình quân của Việt Nam sẽ là 19% một năm.

VN và Nhật ký Biên bản về hợp tác và trao đổi quốc phòng


Đại tướng Phùng Quang Thanh, bộ trưởng quốc phòng Việt Nam, và người tương nhiệm Nhật bản, Yasuo Ichikawa cùng ký kết biên bản vừa nói tại Tokyo.

Ông bộ trưởng quốc phòng Việt Nam hiện đang dẫn một phái đoàn quân sự cấp cao sang thăm Nhật Bản. Tại cuộc hội đàm trong ngày hôm qua với bộ trưởng quốc phòng Yasuo Ichikawa của chính phủ Tokyo, đại tướng Phùng Quang Thanh cho rằng Nhật Bản là đối tác chiến lược quan trọng của Việt Nam.

Cũng tin liên quan, hôm cuối tuần thứ trưởng quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh của Việt Nam tham dự hội nghị hẹp Bộ trưởng quốc phòng các nước ASEAN tại Bali, Indonesia.

Thông tấn xã Việt Nam loan tin tại phiên họp vừa nêu thứ trưởng Nguyễn Chí Vịnh thông báo với các nước ASEAN về nội dung 'Thỏa thuận những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc' mà tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng ký kết nhân chuyến công du Hoa Lục vừa qua từ ngày 11 đến 15 tháng 10.

Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved.


Hàng trăm người kêu gọi trả tự do cho blogger Điếu Cày


Hàng trăm người Việt Nam cả trong và ngoài nước đã cùng ký tên vào một bức thư ngỏ kêu gọi chính quyền Việt Nam trả tự do cho blogger Điếu Cày.

Bức thư ngỏ gửi Chủ tịch nước Việt Nam và được đăng tải trên internet, nhân một năm kể từ ngày blogger Điếu Cày, Nguyễn Văn Hải, đã mãn hạn tù nhưng vẫn tiếp tục bị giam giữ.

Tính đến hết ngày thứ Hai 24 tháng 10, đã có tổng cộng 239 người Việt Nam cả trong và ngoài nước đồng ký tên vào bức thư kêu gọi Chủ tịch nước Trương Tấn Sang xem xét trả tự do cho blogger Điếu Cày.

Bức thư ngỏ nhắc lại là ông Nguyễn Văn Hải, một trong những sáng lập viên Câu lạc bộ Nhà báo Tự do, đã mãn hạn 30 tháng tù với tội danh trốn thuế từ ngày 19 tháng 10 năm ngoái, nhưng đến nay vẫn tiếp tục bị giam giữ, và gia đình cũng không được gặp mặt cũng như được cung cấp thông tin về tình trạng hiện nay của ông.

Những người chủ trương bức thư ngỏ cho rằng, việc tiếp tục giam giữ ông Nguyễn Văn Hải mà không có phán xét của tòa án, không một thông tin cho thân nhân và cũng không có tuyên bố chính thức về quy trình pháp luật sẽ áp dụng cho ông là một hành động vi hiến, phạm pháp, vô nhân đạo và không tôn trọng quyền công dân.

Bắt 1 tấn ngà voi đang chuyển lậu qua TQ


Hải quan Việt Nam hôm qua thông báo họ vừa bắt giữ được một số lượng ngà voi với tổng trọng lượng lên đến một tấn.

Số ngà voi bị bắt khi đang vận chuyển lậu qua biên giới Việt- Trung tại khu vực sông biên giới Km1, phường Ka Long, thành phố Móng Cái.

Số ngà voi gồm hơn 200 cái được ngụy trang trong các bao tải đựng dứa để đưa sang phía biên giới Trung Quốc. 

Đại biểu quốc hội Dương Trung Quốc, trong trả lời phỏng vấn báo Giáo dục Việt Nam được loan đi hôm qua, cho biết ông sẽ đưa vấn đề bảo vệ voi tại Việt Nam ra trước quốc hội. Ông này cho rằng, nếu một ngày nào đó Việt Nam không còn voi nữa thì có nghĩa người dân Việt Nam bị mất đi một phần lịch sử dân tộc.

Việc buôn bán ngà voi trên thế giới bị cấm kể từ năm 1989; tuy nhiên từ năm 2005 tình trạng buôn lậu ngà voi gia tăng đáng kể. Trung Quốc là một trong những thị trường ngà voi lớn nhất thế giới. Ngà voi được sử dụng trong ngành nội thất và kim hoàn.


Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved.