THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

20 October 2011

Những năm tháng cai trị của Gaddafi

Cập nhật: 15:05 GMT - thứ năm, 20 tháng 10, 2011

Ông Gaddafi vào năm 1969 và 2008

Cú đảo chính quân sự đưa ông Muammar Gaddafi lên nắm quyền cách đây 40 năm

Ông Muammar Gaddafi lên nắm quyền ở Libya vào tháng Chín năm 1969 ở cương vị lãnh đạo sau cuộc đảo chính quân sự không đổ máu, lật đổ Vua Idris được người Anh ủng hộ.

Khi đó ông 27 tuổi và đã lấy cảm hứng từ Tổng thống Ai Cập Gamal Abdul Nasser. Ông dường như phù hợp với mẫu người dân tộc chủ nghĩa của vùng Ả Rập, xuất phát từ quân đội và trở thành Tổng thống. Tuy nhiên, ông tồn tại lâu hơn những người cùng thời với ông.

Trong thời gian gần 41 năm nắm quyền ông đã tạo ra một hệ thống chính quyền của riêng mình, hỗ trợ các nhóm vũ trang cực đoan khác nhau như nhóm IRA ở Bắc Ireland và nhóm Sayyaf Abu ở Philippines. Ông cũng là người đã cầm quyền một chính phủ có thể được xem là chế độ độc tài, độc đoán và tàn bạo nhất Bắc Phi.

Trong những năm cuối cùng dưới sự cai trị của ông, Libya nổi lên sau khi bị quốc tế cô lập theo sau vụ đánh bom chuyến bay Pan Am 103 trên bầu trời Lockerbie ở Scotland vào tháng Mười Hai năm 1988.

Đất nước này một lần nữa lại được các chính phủ phương Tây ve vãn và đã thu hút sự chú ý của các công ty nhờ dự trữ năng lượng khổng lồ của mình và các hợp đồng béo bở.

Libya

  • Đại tá Muammar Gaddafi lãnh đạo Libya từ năm 1969
  • Dân số 6,5 triệu; diện tích đất 1,77 triệu cây số vuông
  • Dân số với tuổi trung bình 24,2, và tỷ lệ biết chữ 88%
  • Tổng thu nhập quốc dân bình quân đầu người: 12.020 $

(Nguồn: Ngân hàng Thế giới 2009)

Cuộc nổi dậy đã lật đổ ông Gaddafi bắt đầu tại Libya vào tháng Hai năm 2011 ở thành phố Benghazi, thành phố lớn thứ hai nước này, một thành phố mà ông đã bỏ quên và người dân tại đó ông không hề tin tưởng trong suốt quá trình cai trị của mình.

Jamahiriya

Đại tá Gaddafi sinh ra trong một gia đình Bedouin ở Sirte năm 1946.

Ông luôn luôn sử dụng nguồn gốc bộ tộc, khiêm tốn của mình, thích đón tiếp quan khách trong lều của ông và luôn dựng lều trong các chuyến viếng thăm ngoại quốc.

Tính hợp pháp của ông phụ thuộc vào trước hết vào tinh thần chống thực dân của ông, và sau đó vào việc giữ nước trong cuộc cách mạng.

Triết lý chính trị của ông, được giải trình dài dòng trong Sách Xanh, là "chính phủ của quần chúng".

Năm 1977, ông Gaddafi tuyên bố một nhà nước Libya "Jamahiriya" - một từ mới có nghĩa là một nhà nước của quần chúng.

Lý thuyết là Libya đã trở thành một nền dân chủ của nhân dân, được điều hành thông qua các Hội đồng Cách mạng Quần chúng.

Col Muammar Gaddafi


  • Sinh ra tại Sirte, Libya ngày 7 tháng Sáu năm 1942
  • Tham dự học viện quân sự tại Libya, Hy Lạp và Anh
  • Nắm quyền vào ngày 1 Tháng Chín 1969
  • Sách Xanh được công bố vào năm 1975
  • Kết hôn hai lần, có bảy người con trai và một con gái

Trên thực tế, tất cả các quyết định quan trọng và tài sản nhà nước vẫn nằm dưới sự kiểm soát chặt chẽ của ông.

Các lý thuyết xã hội

Ông Gaddafi là một người thao túng chính trị có kỹ năng, dùng các bộ lạc chống lại lẫn nhau và chống lại các cơ quan nhà nước hoặc các chính thể. Ông cũng phát triển một sự sùng bái cá nhân khá mạnh.

Sự cai trị của ông dần dần đã trở nên có đặc tính bảo trợ và kiểm soát chặt chẽ của một nhà nước cảnh sát.

Giai đoạn tồi tệ nhất tại đất nước Libya có lẽ là những năm 1980, khi Đại tá Gaddafi thử nghiệm với người dân các lý thuyết xã hội của ông.

Một phần trong "cuộc cách mạng văn hóa" của ông là cấm tất cả các doanh nghiệp tư nhân hoạt động và sách vở không lành mạnh thì bị đốt cháy.

Ông cũng đã ra lệnh ám sát những người bất đồng chính kiến ở nước ngoài. Tự do ngôn luận và lập hội hoàn toàn bị dẹp bỏ và ngoài ra còn vô số những hành vi đàn áp bạo lực khác.

Ông Gaddafi năm 1985

Đại tá Gaddafi thử nghiệm với người dân các lý thuyết xã hội vào những năm 1980s

Những việc này được theo sau là một thập kỷ cô lập của phương Tây sau khi vụ đánh bom Lockerbie.

Đối với người dân Libya chỉ trích Đại tá Gaddafi, tội ác lớn nhất của ông có thể là việc đã chiếm dụng và phung phí tiền của vào các chuyến đi nước ngoài và chuyện tham nhũng.

Với dân số chỉ có 6 triệu người và các khoản thu nhập từ dầu lửa hàng năm tới 32 tỷ đô la Mỹ trong năm 2010, tiềm năng của Libya là rất lớn. Tuy nhiên hầu hết người dân Lybia không cảm thấy sự giàu có của đất nước mình và điều kiện sống có thể khiến gợi nhớ tới các nước nghèo hơn Libya rất nhiều.

Tình trạng thiếu công ăn việc làm bên ngoài chính phủ có nghĩa là tỷ lệ thất nghiệp được ước tính là 30% hoặc nhiều hơn.

Hình thức chủ nghĩa xã hội đặc biệt của Libya cung cấp miễn phí giáo dục, y tế và trợ cấp nhà ở và giao thông vận tả được bao cấp nhưng mức lương rất thấp và sự giàu có của nhà nước và lợi nhuận từ đầu tư nước ngoài chỉ đem lại lợi lộc cho một tầng lớp thượng lưu nhỏ.

Năm 1999, nhà lãnh đạo Libya đã trở lại chính trường quốc tế sau thời gian bị cô lập gần như hoàn toàn sau khi ông chấp nhận trách nhiệm vụ đánh bom Lockerbie.

Sau vụ tấn công 11 tháng Chín năm 2001, ông ký với chính phủ Mỹ cái gọi là "cuộc chiến chống khủng bố". Ngay sau khi Mỹ xâm chiếm Iraq năm 2003, Libya đã tuyên bố từ bỏ vũ khí hạt nhân và các chương trình vũ khí sinh học. Cả hai quyết định này bị những người chỉ trích Libya nhìn nhận một cách hoài nghi.

Trong những năm cuối cùng dưới sự cai trị của ông, khi phát sinh câu hỏi người kế nhiệm ông, hai con trai ông dường như công khai cạnh tranh và làm hại lẫn nhau trong cuộc cạnh tranh này.

Ảnh hưởng của Saif al-Islam, người con trai lớn vốn quan tâm đến các phương tiện truyền thông và các vấn đề nhân quyền, dường như suy yếu trước ảnh hưởng ngày càng gia tăng của Mutassim, người có một vai trò đầy quyền lực trong lĩnh vực an ninh.

Vào đầu năm 2011, được khuyến khích từ các nước láng giềng phía tây và phía đông, người dân Libya đã nổi dậy chống lại 40 năm cầm quyền tàn bạo của nhà lãnh đạo này.

VIDEO - Tên độc tài Qaddafi đã bị tiêu diệt bởi quân nổi dậy sau cuộc tấn công ở thành phố Sirte / Libya





Qaddafi, drain pipe, Sirte
A Libyan National Transitional Council (NTC) fighter looks through a large concrete pipe where ousted Libyan leader Moamer Qaddafi was allegedly captured, with a dead loyalist gunman in the foreground, in the coastal Libyan city of Sirte on October 20, 2011. Arabic graffiti in blue reads: 'This is the place of Qaddafi, the rat. God is the greatest.' 
(Credit: Getty Images)


Qaddafi gun sirte

Libyan National Transitional Council (NTC) fighters carry a young man holding what they claim to be the gold-plated gun of ousted Libyan leader Muammar Qaddafi at the site where the latter was allegedly captured in the coastal Libyan city of Sirte on October 20, 2011.
(Credit: Getty Images)













VIDEO - “Công an giao thông tự phát” chắc chỉ có ở Việt Nam

Chuột hoành hành trong bệnh viện

Gần 23h đêm 19/10, cả người nuôi bệnh lẫn bệnh nhân lầu 3 - B3 Bệnh viện Chợ Rẫy bật dậy sau tiếng la thất thanh của một phụ nữ. Tưởng chồng chị có chuyện, mọi người đổ dồn về, mới vỡ lẽ chị vừa bị một con chuột chạy qua người.

Chuyện bị "ông tý" leo qua người không còn lạ với những người đã nuôi bệnh lâu ngày, nhưng lại là nỗi kinh hoàng với những người lần đầu vào bệnh viện TP HCM. Nhất là phụ nữ vốn sợ loại động vật họ gặm nhấm mang tiếng bẩn thỉu.
Chuột leo vào ca chứa nước của người nuôi bệnh. Ảnh chụp tại khu chờ của người thân ở Bệnh viện Chợ Rẫy: Thiên Chương
Hoàn hồn sau khi bị chuột ngang nhiên chạy lên người, chị Thanh cho biết: "Đang ngủ thì tôi có cảm giác nhồn nhột ở chân. Mở mắt ra vừa nhìn thấy nó, chưa kịp phản ứng thì nó đã tung mình chạy luôn từ chân lên đến vai tôi rồi chuồn qua một khe nhỏ ở góc hành lang".
Quá sợ, người phụ nữ ngồi co ro trên ghế không dám ngủ. Chưa đến nửa giờ sau, một chú chuột to hơn lại xuất hiện chạy băng băng trên hành lang. Chị Thanh bèn đẩy chồng đang bị bệnh sang một bên rồi lên chiếc giường hẹp cùng nằm.
Không chỉ ở lầu 3, chuột còn tung hoành ở nhiều tầng khác của Bệnh viện Chợ Rẫy. Càng lên cao, loại chuột cống to bằng bắp tay không thể tồn tại mà nhường địa bàn cho chuột nhắt, loại chuột nhỏ hơn.
Một người nuôi bệnh tại lầu 7, thuộc khoa Lồng ngực mạch máu cho biết, chuột thường bắt đầu tìm thức ăn vào lúc mọi người đi ngủ. Chúng chạy khắp nơi để tìm kiếm, thấy thức ăn dành cho người bệnh nằm ở hành lang không có tủ chứa, là chúng tấn công ngay.
"Thiếu giường, không có chỗ nghỉ, chúng tôi đành nằm hành lang. Thế là trên đường đến với mồi ngon, chuột chạy lên người người nuôi bệnh lẫn người bệnh", anh Hồ Hữu Nghị, có người nhà nằm viện tại lầu 7 than phiền.
Chuột chạy trên vách để tìm thức ăn. Ảnh: Thiên Chương
Tại Bệnh viện Chợ Rẫy, khu vực mà chuột lộng hành nhiều nhất là trại A25, nơi thân nhân trú lại để chờ người thân đang phẫu thuật hoặc hồi sức đặc biệt. Chuột không chỉ xuất hiện vào đêm mà còn chui vào ca nước, cắn phá thức ăn giữa ban ngày. Dưới chân giường, đất đùn lên từng ụ do chuột đào hang sinh sống, sinh sản sau đó chạy khắp nơi.
"Mấy ngày đầu còn sợ và không dám ngủ, sau tôi quen dần và thấm mệt nên đành phải sống cùng với chúng. Bệnh truyền nhiễm đến đâu tính sau. Chỉ thương cho mấy cô gái phải nuôi mẹ bị tai nạn, hầu như các em phải thức suốt đêm vì không thể chịu được cảnh chuột chạy qua người", chị Thủy, nhà ở quận 4 đang chờ chồng hôn mê sau phẫu thuật nói.
Không nhiều bằng Bệnh viện Chợ Rẫy, nhưng khu vực hành lang phòng bệnh, các miệng cống nằm trong khuôn viên của các bệnh viện tại TP HCM như Bệnh viện 115, Bệnh viện Ung Bướu, Bệnh viện Trưng Vương, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, chuột đều xuất hiện.
"Chúng tôi gọi đùa chúng là thỏ, vì con nào cũng to. Bệnh viện cũng có vài con mèo xuất hiện về đêm nhưng nhưng không mèo nào dám chén chuột cả vì chuột rất to và đông", anh Huỳnh, chờ nằm điều trị tại hành lang Bệnh viện Ung Bướu cười nói.
Chuột ngang nhiên ở bệnh viện như chốn không người. Ảnh: Thiên Chương
Trao đổi với VnExpress.net, về vấn đề trên, ông Trần Đấu Chính, Trưởng phòng quản Trị, Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết, bệnh viện đã hợp đồng với một công ty chuyên nghiệp để diệt chuột và gián thường xuyên. Song ông cũng thừa nhận vẫn không thể diệt được hết nạn chuột.
Kỹ sư Vũ Xuân Hiển, phụ trách kỹ thuật của đơn vị hợp đồng chống chuột tại Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết, dù cố gắng hết sức trong một tháng tới để giảm tối đa nạn chuột, nhưng diệt triệt để là không dễ.
"Chúng tôi đã dùng thuốc và keo, nhưng chỉ có chuột cống hám ăn mới ăn thuốc còn chuột nhắt ở các lầu cao thì khó hơn. Với keo dính, lũ chuột nhắt sau vài lần dính phải cũng khôn ranh né tránh", ông Hiển nói.
Cũng theo kỹ sư Hiển, một lý do khác khiến không diệt được hết chuột trong bệnh viện là chúng luôn sinh sản và có thể di chuyển từ ngoài bệnh viện vào bằng đường cống rãnh.
"Chính vì thế, để giúp bệnh viện trừ chuột, người nuôi bệnh cần có ý thức trong việc vứt thức ăn thừa đúng chỗ và không nên để thức ăn qua đêm", một bác sĩ nói.
Thiên Chương

Tỷ giá ngân hàng tăng lần thứ 10 trong tháng

Nối tiếp đà tăng, hôm nay tỷ giá liên ngân hàng có lần tăng thứ 10 trong tháng. Mức tỷ giá mới 20.378 cũng là cao nhất kể từ đầu năm. USD tự do cũng nhích nhẹ.
> Bán vàng bình ổn, lộ tỷ giá đen/ Tỷ giá ngân hàng nối dài đà tăng

Theo công bố của Ngân hàng Nhà nước, tỷ giá liên ngân hàng sáng nay tăng thêm 5 đồng so với hôm qua, lên 20.738 đồng. Đây là mức cao nhất kể từ đầu năm, vượt 5 đồng so với mức 20.733 đồng đạt được hôm 19/4 và hôm qua (19/10).
Đến nay, mức tăng đã là 0,54%, tương đương với 110 đồng. Như vậy, từ nay đến cuối năm, tỷ giá liên ngân hàng chỉ còn được tăng 96 đồng, tương ứng với 0,46% mới đảm bảo tuyên bố của Thống đốc về không tăng tỷ giá quá 1%.
Đà tăng tỷ giá kéo giá USD trong các ngân hàng thương mại cũng dâng cao. Sáng nay Vietcombank và Vietinbank đẩy giá mua bán lên sát trần: Mua vào ở 20.940 đồng và bán ra 20.945 đồng, tăng 5 đồng mỗi chiều so với hôm qua. Ở các nhà băng khác như Eximbank, ACB hay DongA Bank, giá USD niêm yết phổ biến ở 20.925 đồng chiều mua và kịch trần chiều bán.
Đôla tự do cũng nhích nhẹ sau những ngày ổn định. Các điểm thu đổi ngoại tệ ở Hà Nội sáng nay công bố mua bán ở 21.500-21.550 đồng, tăng 50 đồng mỗi chiều so với giá trưa qua.
Tỷ giá tăng trong những ngày gần đây được nhìn nhận do nhu cầu thanh toán, trả nợ cuối năm với các khoản vay ngoại tệ. Tuy nhiên, căng thẳng tỷ giá đang ngày một căng thẳng khi nhiều doanh nghiệp phải tiếp cận đôla ngân hàng với giá cao hơn so với chợ đen thậm chí cả 100-200 đồng mỗi USD. Một số chuyên gia dự đoán, có thể các ngân hàng đã tính trước đến việc nhập khẩu vàng, nên tranh thủ gom đôla trước khiến cho tỷ giá ngày một căng thẳng hơn.
Sáng nay tại Hà Nội, một số ngân hàng đang chào bán đôla cho doanh nghiệp với giá 21.680-21.700 đồng.
Tuệ Minh

Đổ bể tín dụng đen thể hiện bất ổn hệ thống tài chính

Giới chuyên gia nhận định, góc khuất của hàng loạt các vụ vỡ nợ xảy ra gần đây là những vấn đề bất ổn trong hệ thống tài chính.
> Lãi suất tín dụng đen lên đến 40% một tháng/ Tín dụng 'đen' tràn về quê
>'Vỡ nợ hàng loạt do thua lỗ bất động sản, vàng'

Từ Tết Nguyên đán đến nay, Hà Nội liên tục xảy ra các vụ vỡ nợ lên tới hàng trăm tỷ đồng. Hàng loạt vụ xảy ra ở Đan Phượng, Phú Xuyên với số nợ lên tới 300-400 tỷ đồng. Sau khi hứa hẹn trả lãi suất cao chót vót, chủ nợ đã bỏ trốn.
Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh cho rằng, những vụ vỡ nợ liên tiếp xảy ra gần đây chỉ là phần nổi của tảng băng chìm. Trong bối cảnh thị trường bất động sản trầm lắng, chứng khoán ảm đạm, vàng bấp bênh, người dân có xu hướng sẵn sàng chấp nhận cuộc chơi mang tính siêu rủi ro để thu được lợi nhuận "kếch xù".
Những vụ vỡ nợ gần đây khiến Tiến sĩ Lê Đăng Doanh nhớ tới câu chuyện của Nguyễn Văn Mười Hai vào cuối những năm 1980. Chủ nợ đưa ra những thủ đoạn tinh vi đánh vào tâm lý hám lợi của người dân. Mức lãi lên tới 10.000 đồng cho mỗi triệu trong một ngày khiến không ít người bị "mờ mắt".
Ảnh: Hoàng Lan
Chính trong bối cảnh kinh tế khó khăn, hàng loạt vụ vỡ nợ mới có cơ hội bùng nổ. Ảnh: Hoàng Hà
"Tôi đã chứng kiến những người nông dân cả đời tiết kiệm để rồi mất trắng vì bắt tay với các tổ chức tín dụng đen. Chính trong bối cảnh kinh tế khó khăn, hàng loạt vụ vỡ nợ mới có cơ hội bùng nổ", ông Doanh nói.
Còn chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan nhận định, người dân dễ dàng bỏ qua các kênh huy động hợp pháp vì họ đang mất dần lòng tin. Bà Lan phân tích, chuyện vay nợ tín dụng đen đã xảy ra rất lâu. Ở nhiều vùng quê vẫn hình thành cuộc chơi họ, chơi hụi của những tiểu thương nhưng khi có nhu cầu họ vẫn gửi tiền vào quỹ tín dụng nhân dân, cao hơn là hợp tác xã tín dụng hoặc các ngân hàng.
Nhưng hiện nay, các nhà băng đua nhau huy động vốn, rồi "qua đêm" với nhau. Mặc dù có quy định trần lãi suất, thậm chí bảng điện tử thông báo lãi suất 14% nhưng không ít ngân hàng vẫn huy động thực tế với con số 17%-18%. Tài sản thế chấp của người dân đáng giá 100, nhưng chỉ định giá cho khách 70. Bên cạnh đó, một số giám đốc, nhân viên ngân hàng đã lợi dụng chức vụ, bắt chẹt khách hàng để tham nhũng hàng tỷ đồng. Theo bà Lan, việc huy động lãi suất vượt trần, định giá tài sản thấp và nhiều cán bộ ngân hàng thoái hóa làm người dân mất lòng tin vào hệ thống ngân hàng.
"Mất lòng tin vào nhà băng, người cần tiền phải vay vốn của tín dụng đen; còn người có tiền thì gửi ở bên ngoài để lấy lãi suất cao hơn thay vì gửi ngân hàng", bà Lan chia sẻ
Nữ chuyên gia này cho rằng, trong 3 quý vừa qua, những chao đảo của kinh tế vĩ mô, lạm phát, tín dụng ngân hàng thắt chặt khiến nhiều nhà đầu tư, người dân tham gia thị trường bối rối. Những đối tượng lừa đảo nắm bắt rõ tâm lý này nên đã câu nhử bằng mức lãi suất cao chót vót. Hệ thống tín dụng ngân hàng chưa tạo được lòng tin cao sẽ đẩy khách hàng tìm đến các hợp đồng "đen".
"Nếu có kênh vay vốn ngân hàng phát triển tốt thì tín dụng đen sẽ ít cơ hội phát triển. Ngân hàng cần tái cấu trúc, cắt bỏ ung nhọt bằng cách loại bỏ những cán bộ tham nhũng thì mới lấy lại lòng tin của khách hàng", bà Lan cho hay.
Theo ông Cao Sỹ Kiêm, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa, nguyên nhân cơ bản dẫn đến việc bục ra hàng loạt các vụ vỡ nợ là khó khăn về vốn. Nguyên thống đốc ngân hàng chia sẻ, mặc dù nhà băng khẳng định ưu tiên vốn cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, xuất khẩu và ưu tiên phát triển nông thôn nhưng thực tế các đơn vị này rất khó tiếp cận vốn.
Ông Kiêm nhấn mạnh, khi không tiếp cận được từ phía ngân hàng, người dân, doanh nghiệp sẽ phải tìm đến các tổ chức tín dụng đen, và họ sẵn sàng mạo hiểm. Nếu nguồn vốn còn căng thẳng, ông Kiêm nói, nhiều câu chuyện xung quanh tín dụng đen sẽ còn tốn nhiều giấy mực.
Đồng tình với quan điểm trên, chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh cho hay, ở Việt Nam các quỹ tín dụng "siêu nhỏ" phục vụ cho người dân chưa nhiều. Trích số liệu từ VCCI, chuyên gia này cho biết, 65% nông dân vẫn chưa tiếp cận được vốn vay ngân hàng, trong khi đó nhu cầu mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của các hộ nông thôn rất lớn. Theo ông Doanh, cần mở rộng các quỹ tín dụng phục vụ cho các đối tượng ở nông thôn, ví dụ như quỹ xóa đói giảm nghèo, mô hình như quỹ tín dụng tiết kiệm phụ nữ cần nhân rộng.
Ngoài ra, ông Doanh nhấn mạnh, một trong các lý do để các đơn vị tín dụng đen có cơ hội phát triển là luật pháp còn nhiều lỗ hổng, chưa quy được trách nhiệm. "Nếu quy trách nhiệm cho những cán bộ như tổ trưởng ở phường xã, thị trấn- những người sâu sát nhất về nhân sự địa phương thì các tổ chức tín dụng đen sẽ bị đẩy lùi", ông Doanh nói.
Hoàng Lan

VN Đến 2015, nợ công chiếm 60-65% GDP!

Xác định nhiệm vụ hàng đầu trong những năm tới là tái cơ cấu nền kinh tế, Chính phủ đặt mục tiêu tăng trưởng thấp hơn và cố gắng kiểm soát nợ công không quá 65% vào năm 2015.
> Thủ tướng: ‘Tăng trưởng 2011 đạt yêu cầu'
> Giảm chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế trong 2012

Sau phát biểu khai mạc Quốc hội của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng sáng nay, các đại biểu đã nghe Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, thay mặt Chính phủ báo cáo về tình hình kinh tế - xã hội 2011, kế hoạch phát triển giai đoạn 2011 - 2015 và riêng cho năm 2012.
Đánh giá về tình hình kinh tế 2011 với nhiều khó khăn, Chính phủ cho rằng điểm nổi bật là những bất ổn đầu năm đã chuyển biến theo hướng tích cực trong những tháng cuối. An sinh xã hội được đảm bảo, nhất là ở vùng nông thôn. Tuy vậy, cơ quan điều hành cho rằng những kết quả đạt được chỉ là bước đầu, chưa đảm bảo tính ổn định, bền vững, nhất là trong điều kiện kinh tế thế giới còn nhiều phức tạp.
Tái cơ cấu nền kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2012. Ảnh: Hoàng Hà
Tái cơ cấu nền kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2012. Ảnh: Hoàng Hà
Bước sang năm 2012, Chính phủ xác định mục tiêu trọng tâm vẫn sẽ là kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, gắn với tái cơ cấu nền kinh tế và đổi mới mô hình tăng trưởng. Do vậy, cơ quan điều hành cho rằng khẳng định quyết tâm kiểm soát lạm phát ở mức một con số (9 tháng đầu năm 2011, chỉ số giá tiêu dùng đã tăng 16,63%), GDP 6 - 6,5% (ưu tiên hơn cho phương án 6%), nhập siêu khoảng 11,5 - 12%, bội chi ngân sách khoảng 4,8% GDP và sẽ giảm dần trong những năm sau. Theo kế hoạch, dự kiến nợ công đến cuối năm 2011 khoảng 54,6% GDP, 2012 là 58,4% và đến 2015 là 60-65% GDP.
Cũng trong năm 2012, Chính phủ nhấn mạnh nhiệm vụ hàng đầu là tái cơ cấu nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, phát động phong trào tiết kiệm trong toàn xã hội (cả sản xuất và tiêu dùng) để giảm dần chênh lệch giữa tiết kiệm và đầu tư. Song song với đầu tư cho nông nghiệp - nông thôn, cơ quan điều hành cũng cho biết sẽ triển khai nhiều biện pháp nhằm tăng cường khả năng tiếp cận vốn của doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ, giữ lãi suất ở mức hợp lý…
Một nguyên tắc quan trọng khác cũng được Chính phủ đề cập trong kế hoạch điều hành lần này là phối hợp hài hòa giữa chính sách tiền tệ và tài khóa để kiềm chế lạm phát, ổn định giá trị sức mua của tiền đồng, tăng dần dự trữ ngoại hối… Việc điều hành giá cũng được nhắc đến với chủ trương sát với thị trường nhưng cần có lộ trình, tránh dồn dập, tạo ra cú sốc về tâm lý.
Riêng với nhiệm vụ tái cơ cấu nền kinh tế, Chính phủ xác định 3 khu vực trọng tâm là đầu tư công, doanh nghiệp Nhà nước (tập trung vào các Tập đoàn, Tống công ty) và hệ thống tài chính (tập trung vào ngân hàng).
Về đầu tư, Chính phủ dự kiến tiếp tục thực hiện tinh thần của Nghị quyết 11 về cắt giảm đầu tư công, kiên quyết tập trung vốn cho các công trình dự án cấp thiết, sớm hoàn thành, nhanh đưa vào sử dụng để phát huy hiệu quả. Đối với các dự án đang được đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước, vốn trái phiếu chính phủ nhưng không có nguồn để bố trí tiếp thì chuyển sang các hình thức đầu tư khác hoặc phải tạm đình chỉ.
Với khu vực doanh nghiệp Nhà nước, Thủ tướng khẳng định cần đẩy nhanh quá trình cổ phần hóa và sắp xếp lại, rà soát đánh giá toàn diện hiệu quả hoạt động của các Tập đoàn, Tổng công ty. Các doanh nghiệp này sẽ chỉ tập trung vào những ngành nghề kinh doanh chính, kiên quyết thoái vốn tại các doanh nghiệp mà Nhà nước không cần chi phối
Chính phủ cũng sẽ có phương án sắp xếp kiện toàn các doanh nghiệp thua lỗ. Đổi mới mô hình tổ chức và quản trị tại các doanh nghiệp Nhà nước nắm giữ 100% vốn, hoàn thiện cơ chế đại diện vốn. Các doanh nghiệp Nhà nước cũng sẽ phải tiến hành công khai kết quả kinh doanh và được đặt trong môi trường cạnh tranh bình đẳng với các thành phần kinh tế khác. Chính phủ cũng sẽ có cơ chế, chính sách để thúc đẩy tái cơ cấu khu vực doanh nghiệp dân doanh.
Đối với ngân hàng, Chính phủ chủ trương tái cấu trúc theo hướng tăng hợp lý về quy mô, giảm nhanh số lượng các ngân hàng và tổ chức tín dụng yếu kém, nâng cao chất lượng tín dụng và phát triển các dịch vụ ngân hàng. Cơ quan điều hành cũng sẽ có cơ chế để những ngân hàng có điều kiện phát triển, mở rộng phạm vi hoạt động, đủ sức cạnh tranh trong nước và quốc tế.
Các tổ chức tín dụng hoạt động cũng cần kiểm soát chặt chẽ nợ xấu, bảo đảm thanh khoản và an toàn hệ thống ngân hàng thương mại. Chính phủ kiên quyết khắc phục tình trạng đô la hóa, thiết lập trật tự kỷ cương trong việc sử dụng ngoại tệ, nâng giá trị đồng Việt Nam. Về lâu dài, cơ quan quản lý sẽ từng bước giảm tỷ lệ cung cấp vốn cho đầu tư phát triển từ hệ thống ngân hàng thương mại, tăng tỷ trọng huy động vốn từ thị trường chứng khoán và trái phiếu doanh nghiệp.
Về kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 2011 - 2015, bất chấp những khó khăn trước mắt, Chính phủ dự kiến vẫn đặt mục tiêu tăng GDP khoảng 6,5 - 7%. Tuy thấp hơn mục tiêu mà Đại hội XI của Đảng đề ra (7-7,5%) nhưng so với 2 phương án trình Thường vụ Quốc hội đầu tháng 10, cơ quan điều hành vẫn kiên định chọn mục tiêu cao hơn.
Với mục tiêu tổng quát là phát triển kinh tế nhanh, bền vững, gắn với mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế, bảo đảm phúc lợi và an sinh xã hội, theo tính toán của Chính phủ, đến năm 2015, quy mô GDP của Việt Nam theo giá thực tế sẽ đạt 4,5 - 4,6 triệu tỷ đồng (180 - 184 tỷ USD), tương đương 49 - 50 triệu đồng cho mỗi người dân trong một năm.
Để thực hiện mục tiêu này, 3 nhiệm vụ hàng đầu được Chính phủ đề ra là kiềm chế lạm phát - ổn định kinh tế vĩ mô, tái cơ cấu và phát triển các lĩnh vực của nền kinh tế (theo hướng hiện đại hóa nông - lâm - ngư nghiệp và công nghiệp). Cùng với đó là nâng cao chất lượng giáo dục, phát triển văn hóa, bảo vệ môi trường, tăng cường tiềm lực quốc phòng…
Nhật Minh

Ngân hàng Mỹ cấp hạn mức tín dụng 1 tỷ đôla cho điện gió VN

Hạn mức tín dụng 1 tỷ đôla cung cấp cho chương trình phát triển điện gió tại Đông bằng Sông Cửu Long giai đoạn 2011-2015 vừa được Ngân hàng Xuất nhập khẩu Mỹ ký cam kết cho phía Việt Nam.

Lễ ký kết tín dụng cho chương trình phát triển điện gió. Ảnh: chinhphu.vn.
Chiều 18/10, Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) và Ngân hàng Xuất nhập khẩu Mỹ (US Eximbank) tổ chức lễ ký thư cam kết về hạn mức tín dụng trên. Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam và Đại sứ Mỹ tại Việt Nam David B.Shear dự buổi lễ.
Hạn mức tín dụng này được triển khai dưới hình thức tín dụng trực tiếp hoặc bảo lãnh của US Eximbank giúp VDB vay vốn tại các ngân hàng quốc tế để tài trợ cho các dự án tại Việt Nam.
Hiện nay, giai đoạn I của dự án xây dựng nhà máy phong điện tại tỉnh Bạc Liêu đang được triển khai, sử dụng vốn vay trong nước của VDB. Dự kiến đầu tháng 11/2011, cột tuốc-bin điện gió đầu tiên của dự án sẽ được khánh thành với thiết bị của hãng General Electric, Mỹ.
Sau đó, chủ đầu tư - Công ty TNHH Xây dựng Thương mại Du lịch Công lý - sẽ xúc tiến việc đàm phán hợp đồng thương mại với General Electric về việc cung cấp thiết bị cho dự án, sử dụng vốn tài trợ của US Eximbank.
Phát biểu tại lễ ký, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam khẳng định, Việt Nam nói chung và Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng chịu ảnh hưởng nghiêm trọng của biến đổi khí hậu.
Xác định rõ biến đổi khí hậu sẽ có tác động lớn đến quá trình phát triển nếu không có các giải pháp ứng phó kịp thời và hiệu quả, Chính phủ Việt Nam luôn nhất quán chủ trương khuyến khích và tạo điều kiện phát triển các công nghệ thân thiện với môi trường.
Bộ trưởng Vũ Đức Đam đề nghị các bên nỗ lực để dự án điện gió tại Bạc Liêu triển khai nhanh chóng, hiệu quả.
Còn theo Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam David B.Shear, Chính phủ Mỹ quan tâm lĩnh vực phát triển năng lượng mới ở Việt Nam. Việc doanh nghiệp Mỹ đầu tư cho dự án điện gió tại Bạc Liêu sẽ góp phần giúp Mỹ và Việt Nam đạt được mục tiêu hợp tác giữa hai nước.
(Theo chinhphu.vn)

Luật Việt Nam hay “Luật nước Lạ”?


360luatphap – Các dự án luật khi Quốc hội Việt Nam kỳ này thông qua xong rồi chẳng hiểu sẽ được cơ quan, tổ chức nào lại "chịu trách nhiệm xuất bản" bằng chữ Tàu để phục vụ cho "bọn Tư bản Đỏ – nước Lạ" đọc và áp dụng trên Tổ quốc hình chữ S này (?!)

Hôm nay (20/10), Kỳ họp thứ 2 Quốc hội Khóa XIII chính thức khai mạc tại Thủ đô Hà Nội và sẽ bế mạc vào ngày 26/11/2011. Trước đó (19/10), tại buổi họp báo, ông Nguyễn Hạnh Phúc (Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội) cho biết, Kỳ họp này sẽ có một số nét đổi mới về nội dung, phương thức hoạt động của Quốc hội. 

Quốc hội kỳ này sẽ thông qua 5 dự án luật và 1 nghị quyết, cho ý kiến 12 dự án Luật, trong đó có Luật biển Việt Nam.Về công tác xây dựng pháp luật, Quốc hội kỳ này sẽ thông qua 5 dự án luật và 1 nghị quyết, cho ý kiến 12 dự án Luật, trong đó có Luật biển Việt Nam. Ngoài ra, Quốc hội còn xem xét các báo cáo việc thực hiện giám sát tối cao và ra 9 nghị quyết về các vấn đề KT-XH quan trọng.

Các dự án luật nói trên khi Quốc hội Việt Nam kỳ này thông qua xong rồi chẳng hiểu sẽ được cơ quan, tổ chức nào lại "chịu trách nhiệm xuất bản" bằng chữ Tàu để phục vụ cho "bọn Tư bản Đỏ – nước Lạ" đọc và áp dụng trên Tổ quốc hình chữ S này (?!) 

Thấy không bình thường ở một số hiệu sách tại Hà Nội đang bày bán một số văn bản luật hiện hành điều chỉnh một số nhóm "quan hệ pháp luật nhạy cảm" như: Luật Đấu thầu; Luật đầu tư; Luật xây dựng; Luật đất đai; Luật kinh doanh bất động sản; Luật khoáng sản; Luật chứng khoán; Luật thuế tiêu thụ đặc biệt; Luật chuyển giao công nghệ…; và cả Quy định mới về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài, đều được Nhà xuất bản Thế Giới có địa chỉ tại 46 Trần Hưng Đạo (Hà Nội), do ông Trần Đoàn Lâm chịu trách nhiệm xuất bản hàng loạt bằng chữ Trung Quốc (trước), rồi dịch ra chữ Việt Nam (sau) !!! 

Thật lạ, "Luật ta" nhưng tại sao Nhà xuất bản Thế Giới lại phải in bằng chữ Trung Quốc trước nhằm "biến chủ thành khách" và liệu rằng có ai đó hoặc tổ chức nào chỉ đạo việc in ấn "chữ lạ" này chăng? 

Trước sự kiện pháp lý "tày đình" này, tôi (360luatphap) với tư cách là cử tri kiến nghị với "500 ông Nghị" đại diện cho "đỉnh cao trí tuệ" do Đảng CSVN cử – dân bầu, thử đọc (các văn bản pháp luật – xem ảnh) và dịch "thương hiệu" của Đảng ta đặt 8 chữ "Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam" sang chữ Trung Quốc xem là mấy chữ (?!). 

BBC phỏng vấn chị Bùi Thị Minh Hằng


"Nhà nước đã ra lệnh cấm tụ không tụ tập đông người, không hô hào, không đeo băng rôn thì thực tế tôi không làm điều gì vi phạm, tức là không gây mất trật tự hay gây ảnh hưởng. Chỉ có một mình tôi với cái nón lá đội trên đầu mà họ dám ngồi trên xe ôtô nói vào loa rằng yêu cầu tất cả mọi người bỏ nón xuống..." - Minh Hằng

*

BBC - Người nhiều lần biểu tình chống Trung Quốc, bà Bùi Thị Minh Hằng, được thả sau ba ngày bị tạm giữ vì cáo buộc 'gây rối trật tự'. 

Bà Hằng bị bắt hôm Chủ nhật, khi cùng một số người từng tham gia biểu tình khác "dạo quanh Bờ Hồ". 

Vào lúc 16:00 giờ chiều thứ Tư 19/10, nhóm bạn hữu đã tới nhà giam Hỏa Lò để đón bà. 

Bà Bùi Thị Minh Hằng đã nói chuyện với BBC ngay khi ra khỏi nhà giam: 

Bà Bùi Thị Minh Hằng: Tôi đã quyết định tuyệt thực ngay từ phút đầu vì mình không làm điều gì sai trái. Trong biên bản hàng ngày, tôi cũng ghi như thế. Lần này ở trong phòng (tạm giam) vui lắm. Chúng tôi lại còn tổ chức chào cờ và hát quốc ca. 

Ngay từ ngày đầu ở trong phòng giam, tôi biết là bên cạnh tôi có nhiều đồng bào và đồng đội ủng hộ tôi. 

Tôi nói với các cơ quan điều tra rằng các anh cứ diễn những trò gọi là vi phạm pháp luật trước mắt người dân. 

Khi mà bị bắt họ đối xử rất tàn tệ, có thể thấy qua những hình ảnh ghi lại, nhưng khi bị giam ở Hỏa Lò thì họ lại đối xử rất tử tế. 

Phòng của tôi lần này đông hơn 10 người. Các bạn cũng hỏi thăm là bị bắt vì lý do gì. Nhân cơ hội đó, tôi cũng giảng giải và động viên các em rằng có tội thì phải tuân thủ luật pháp và cố gắng hiểu biết về pháp luật hơn để sau này không vi phạm nữa. 

Khi được hỏi về tội danh của tôi, tôi nói với họ rằng tôi bị bắt vì tội yêu nước, và nhiều người ngạc nhiên. Khi được tôi giảng giải về những vấn đề ngoài xã hội hiện nay, họ đã ủng hộ tôi và còn nói: Khi nào ra khỏi trại cho em đi theo chị Hằng. 

BBC: Khi bị bắt, công an hành xử như thế nào ạ? 

Bà Bùi Thị Minh Hằng: Sau khi bị bắt ở Bờ Hồ, họ mang tôi đi lòng vòng trên con đường và họ đưa tôi sang Đông Anh và để tôi ngồi tại đồn công an từ lúc bị họ bắt giữ là 10 giờ sáng cho tới tận 5h chiều. Công an Đông Anh đối xử với tôi rất là từ tốn. Họ nói với tôi là chúng em chị bảo vệ chị thôi và đây là Công an Hoàn Kiếm gửi nên phải đợi mới biết được. 

Khi chụp hình lại thì chỉ có duy nhất một cái nón lá bị họ đạp bẹp và một cái khăn tôi đeo trên cổ có ghi hai hàng chữ: Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh và Hoàng Sa - Trường Sa - Việt Nam.

Công an Hoàn Kiếm hành xử không khác những lần trước, chỉ có lần này họ không dám giam giữ tôi ở bên đó vì sợ dư luận của nhân dân. 

Họ bắt tôi phải ký quyết định tạm giam nhưng tôi không ký và khi vào đến trại giam, trong biên bản thu giữ đồ đạc của tôi có ghi tội danh là gây rối trật tự công cộng tôi cũng không đồng ý. 

Tôi chỉ ghi vào một tờ giấy trắng xác nhận khi bị bắt tôi có những tài sản gì trên người. Tôi phản đối vì không có chuyện tại sao họ xô vào người tôi, cướp đồ trên người tôi và sau đó họ lại la lên là tôi gây rối trật tự công cộng. 

Khi ra khỏi trại tôi đang cầm trên tay quyết định hủy bỏ giam giữ vì không đủ điều kiện. 

Tôi bị giam giữ từ 10h sáng ngày 16/10 cho đến 16h28 hôm nay 19/10. 

Trong tất cả những biên bản tuyệt thực, tôi tuyên bố rất rõ ràng ở phía cuối là tôi tuyệt thực vì lý do phản đối Công an Hoàn Kiếm bắt giữ tôi trái pháp luật và vu khống tội danh. 

BBC: Hôm bị bắt, chị có hẹn tham gia gặp gỡ tại Bờ Hồ phải không ạ? 

Bà Bùi Thị Minh Hằng: Chính xác là khi tôi đi ra Bờ Hồ thì có một vài người tôi nhìn thấy quen nhưng không có chuyện chúng tôi hẹn nhau đi chung từ nhà. 

Vào lúc 0h36' ngày 16/10 có một tin nhắn bậy bạ gửi vào máy tôi, chửi bới và dọa tôi rằng: hôm nay ra Bờ Hồ thì tao sẽ giết mày. Tôi đã chụp lại và đưa lên Facebook thông báo cho mọi người biết về tin nhắn này, sau đó, tôi vẫn tiếp tục đi ra Bờ Hồ như những ngày thường. 

Ngày Chủ nhật, tôi gặp các bạn hay đi biểu tình chung. Các bạn có đưa tôi một chiếc nón và bảo tôi vẽ nón cho họ. Tôi dùng bút dạ đỏ và viết chữ HS-TS-VN và tôi viết lên mép nón là Đả đảo TQ xâm lược. 

Cũng như tất cả mọi người đã từng tham gia biểu tình với nhau thì chúng tôi có những ý tưởng trùng với nhau, mang tính đồng lòng đồng suy nghĩ hết.

Lần này tôi đi ra Bờ Hồ là với tư cách cá nhân, theo thói quen từ sau các cuộc biểu tình theo đoàn đông, tôi vẫn giữ thói quen ấy. 

Nhà nước đã ra lệnh cấm tụ không tụ tập đông người, không hô hào, không đeo băng rôn thì thực tế tôi không làm điều gì vi phạm, tức là không gây mất trật tự hay gây ảnh hưởng. Chỉ có một mình tôi với cái nón lá đội trên đầu mà họ dám ngồi trên xe ôtô nói vào loa rằng yêu cầu tất cả mọi người bỏ nón xuống. 

Tôi nói thực là tôi không có khái niệm về cuộc biểu tình vì thật ra cuộc biểu tình là phải mang tính chất rầm rộ mà đây lại là việc người dân sinh hoạt hằng ngày và người ta có quyền thể hiện suy nghĩ tư tưởng của người ta. 

Theo tôi, thì đây không phải là khái niệm biểu tình nhưng mà có thể hiện chính kiến của cá nhân tôi. Và tôi nghĩ rằng lúc nào trên người tôi cũng có thể mang những vật dụng đó. 

Bản thân tôi thường xuyên rèn luyện sức khỏe nên mặc dù trong 5 ngày bị đói thì tôi chỉ thấy hơi mệt trong người thôi. 

Tôi quan ngại là vì tôi là người đứng đơn kiện lần vừa rồi. Tôi không thể nào lường trước được là họ sẽ làm việc gì đó không tốt đối với tôi. Tôi nghĩ họ sẽ dùng các hành động vi phạm pháp luật ở mức độ cao hơn ví dụ như họ có thể cho người gây thương tích cho tôi hay làm điều gì đó.