THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

06 September 2011

Gần 140 người chết dịp nghỉ lễ 2/9


Trong 4 ngày nghỉ lễ Quốc khánh (2-5/9), cả nước xảy ra 149 vụ tai nạn giao thông làm 139 người chết và 111 người bị thương. Cảnh sát giao thông xử lý 48.000 trường hợp vi phạm, thu về kho bạc Nhà nước hơn 11 tỷ đồng.
Xe tải tụt dốc đè chết 2 em bé / Xe 45 chỗ 'nhồi' gần 100 khách

Theo Cục CSGT đường bộ, đường sắt, trong số này có 3 vụ tai nạn đường sắt cũng cướp đi sinh mạng của 3 người và làm một người bị thương. Lực lượng CSGT trên cả nước đã kiểm tra, xử lý 48.000 trường hợp vi phạm an toàn giao thông, tạm giữ gần 100 ôtô và hơn 6.300 môtô.

Ảnh: Hải Hưng.
Chiều 4/9, tại TP Uông Bí (Quảng Ninh), sau khi trốn chạy cảnh sát, tài xế xe tải bỗng tông vào người đang đứng chờ xe bên đường. Cảnh sát giao thông cho biết, tài xế này điều khiển xe trong tình trạng sử dụng rượu bia. Ảnh: Hải Hưng.

Cảnh sát của 8 tỉnh nằm trên quốc lộ 1A như Hà Nam, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An... lập biên bản vi phạm hành chính hơn 1.000 trường hợp, trong đó chủ yếu là xe chạy quá tốc độ, chở quá số người quy định, tài xế không có giấy phép lái xe, vi phạm quy định về nồng độ cồn...

Trước đó, trong dịp nghỉ lễ 30/4, cả nước xảy ra hơn 200 vụ tai nạn giao thông làm 172 người chết và 172 người bị thương. Còn trong đợt nghỉ lễ giỗ Tổ (4 ngày), cả nước cũng xảy ra 133 vụ tai nạn giao thông đường bộ, làm 115 người chết và 95 người bị thương.

Mỗi năm cả nước có hơn 11.000 vụ tai nạn giao thông đường bộ, cướp đi 12.000 sinh mạng. Nguyên nhân chủ yếu là chạy quá tốc độ, đi không đúng làn đường, lái xe sau khi uống rượu bia, không đội mũ bảo hiểm...

Tiến Dũng

Gần 800 học sinh Nghệ An bỏ học


Sau kỳ nghỉ hè, gần 800 học sinh ở 3 cấp học của tỉnh Nghệ An đã không tựu trường. Ngành giáo dục đang tìm mọi cách để kéo các em trở lại lớp.

Sở GD&ĐT Nghệ An cho biết, trong gần 800 em bỏ học sau hè có 22 học sinh tiểu học, hơn 410 học sinh THCS và gần 350 học sinh THPT.

Lý do chủ yếu là gia đình quá khó khăn, các em phải bỏ học đi làm giúp đỡ bố mẹ. Một số vì học lực quá kém dẫn đến tâm lý chán nản, không thích đến trường. Số khác ở các bản làng xa xôi thuộc huyện miền núi phía tây.

Nhiều học sinh ở Nghệ An bỏ học vì kinh tế quá khó khăn, đường đến trường quá cách trở. ảnh: Nguyên Khoa
Nhiều học sinh ở Nghệ An bỏ học vì kinh tế quá khó khăn, đường đến trường quá cách trở. Ảnh:Nguyên Khoa.

Sở GD&ĐT Nghệ An đang cùng chính quyền địa phương tìm mọi cách "kéo" học sinh trở lại lớp bằng cách tổ chức lớp ôn tập bổ túc cho những em quá yếu kém; kêu gọi hội cha mẹ học sinh vận động con em đến trường; xây thêm các điểm bán trú dân nuôi tạo điều kiện cho con em vùng sâu đến trường trọ học.

Các giáo viên đứng lớp ở huyện miền núi, nơi tỷ lệ học sinh bỏ học nhiều được giao nhiệm vụ đến từng gia đình, làng bản kêu gọi học sinh quay lại lớp. Những em gia đình khó khăn được giúp đỡ sách vở, học phí...

Nghệ An nổi tiếng là đất học, nhưng những năm gần đây sau mỗi kỳ nghỉ hè học sinh đồng loạt bỏ học. Năm học trước toàn tỉnh có gần 2.000 em bỏ học sau hè.

Nguyên Khoa

Bình Thuận: Việt cộng Đào Mồ Mả Tổ Tiên Người Chăm?



Tác giả : BBT Champaka
Chính Quyền Bình Thuận Đào Mồ Mả Tổ Tiên Người Chăm?

Hình trên: Nghĩa trang Chăm mà chính quyền yêu cầu phải dời đi chổ khác. Hình dưới: Lễ cúng bái nghĩa trang Chăm trước ngày chay niệm (Ramawan).(Photo Champaka.org)

BBT Champaka
Gần một năm qua, bà con Chăm Bani của Palei Bicam, thuộc thị trấn Lạc Tánh, huyện Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận đang trải qua một biến cố kinh hoàng chưa từng xảy ra trong lịch sử cận đại của dân tộc này. Năm 2011, chính quyền tỉnh Bình Thuận, dựa vào sự đồng ý mang tính cách cá nhân của ông Mai Sên, gốc người Chăm nhưng giữ chức vụ Trưởng Ban Dân Tộc tỉnh Bình Thuận, buộc bà con Chăm Bani thuộc Palei Bicam, phải dời mồ mả tổ tiên của họ đi nơi khác, vì lý do làm ô nhiễm môi trường của thị trấn Lạc Tánh (huyện Tánh Linh) mà chính quyền địa phương đang xây dựng trên khu vực của thôn này.

Ai là chủ nhân của nghĩa trang Chăm?
Đứng trên phương diện lịch sử mà phân tích, mồ mả tổ tiên người Chăm của làng Bicam (Lạc Tánh) đã có mặt tại khu vực này từ hàng trăm năm qua, có thể nói là từ ngày Champa lập quốc, trong khi đó người Kinh chỉ bắt đầu du nhập vào tỉnh Bình Thuận chỉ sau thế kỷ thứ 17 trong chính sách Nam Tiến của nhà Nguyễn. Đáng lý ra người Chăm mới đứng ra phản đối công trình xây dựng thị trấn Lạc Tánh, vì dự án này có thể làm ô nhiễm và tàn phá đi mô cảnh thiêng liêng mồ mả tổ tiên của dân tộc Chăm. Thay vì bỏ ít ngân sách để xây dựng bức tường khang trang chung quanh nghĩa trang hầu giúp người Chăm có địa điểm để cầu nguyện và cúng bái tổ tiên của họ, chính quyền tỉnh Bình Thuận lại dựa vào quyền lực để tàn phá di sản tâm linh của dân tộc này bằng cách yêu cầu dời bàn thờ tổ tiên của họ đi nơi khác. Tại sao lại đập phá mồ mả của người Chăm, thay vì xây dựng khu vực này thành Nghĩa Trang Văn Hóa Dân Tộc nằm ngay trong trung tâm của thị trấn, hầu giúp khách du lịch đến thăm quan và tham dự những ngày lễ hội của người Chăm Bani thường tổ chức trước mùa ăn chay của họ?
Trước biến cố này, tất cả dân làng người Chăm Bani thuộc làng Lạc Tánh, từ cộng đồng giáo cả (Po Acar) hơn 40 người đặt dưới quyền điều hành của ông Gru Jak (Thông Dật) cho đến đàn bà và thanh niên đã bày tỏ lòng phẫn nộ của họ và yêu cầu chính quyền tỉnh Bình Thuận phải nên bãi bỏ kế hoạch này, vì phong tục cổ truyền của dân tộc Chăm không cho phép dời nghĩa trang của họ, chứ không phải là bà con Chăm có ý chống đối Đảng và Nhà Nước Việt Nam.
Muốn thực hiện dự án này, chính quyền tỉnh Bình Thuận bỏ tiền mua chuộc một số gia đình người Chăm dời mộ của họ đi nơi khác. Chính sách này đã gây ra bao biến cố tang thương trong thị tộc của người Chăm, làm rạn nức cả hệ thống tổ chức gia đình mẫu hệ, kéo theo vợ chồng phải chống đối nhau vì đã lở nhận tiền. Trong giai đoạn đầu, chỉ có 5 hộ gia đình Chăm đã dời mồ mả của họ, nhưng kết quả là vài gia đình này, trong đó ông chồng thì đồng ý dời nghĩa trang còn bà vợ thì cương quyết không chấp nhận, gây ra cuộc ấu đã tại nghĩa trang xuýt ảnh hưởng đến tính mạng. Thế là cuộc khủng hoảng xảy ra giữa bà con Chăm Bani và chính quyền tỉnh Bình Thuận đã bùng nổ gần một năm qua.
Vì sợ chính quyền lén lút dời nghĩa trang của họ đi nơi khác, bà con Chăm Bani phải làm chòi ngay trong nghĩa địa và thay phiên nhau để canh giữ ngày đêm. Hành động này đã nói lên thế nào là lòng cương quyết của người Chăm, một khi mồ mả tổ tiên của họ bị đe dọa. Kề từ đó, gia đình của các vị sư cả Bani dấn thân vào cuộc vận động bảo vệ nghĩa trang của họ phải chịu bao sự đàn áp dưới nhiều hình thức. Một số nhà cửa của người Chăm không đồng tình di dời mộ đã, bị ném đá và đập phá vào ban đêm làm hư hại nặng, đặc biệt là căn nhà của cả sư Chăm Bani, chưa nói đến ruộng lúa và cây cối trong rẫy vườn của họ bị tàn phá một cách trắng trợn, nhưng chính quyền tỉnh Bình Thuận chỉ làm ngơ, viện lý là không biết ai là thủ phạm.
Đứng trước bối cảnh này, bà con Chăm Bani thuộc Palei Bicam chỉ còn cách trông cậy vào ông Lâm Quang Hiền (Chủ Tịch Ủy Ban Mặt Trận Tổ Quốc tỉnh Bình Thuận) và ông Mã Điền Cư (Phó Chủ Tịch Hội Đồng Dân Tộc Quốc Hội Việt Nam), là hai nhân vật gốc người Chăm có quyền hành trong chính quyền Việt Nam, hầu cứu vớt người Chăm Bani thôn Lạc Tánh ra khỏi hố thẩm này. Nhưng kết quả rất phũ phàng, vì Lâm Quang Hiền và Mã Điền Cư đã cho bà con Chăm biết rằng vấn đề dời mồ mả tổ tiên của người Chăm là sự quyết định của chính quyền tỉnh Bình Thuận. Chính vì thế, dân tộc Chăm phải cúi đầu chấp nhận và thi hành. Đây là một hiện tượng mới lạ nhất trong thế kỷ thứ 21 này, chỉ xảy ra tại Việt Nam mà thôi.

Vấn đề hệ thống tâm linh dân tộc Chăm 
Theo phong tục của dân tộc Chăm, mỗi thôn xóm đều có nghĩa trang riêng. Đây không phải là nơi chôn người chết trong nghĩa hẹp của nó, mà là nơi an nghĩ của những người quá cố cùng chung một thị tộc thuộc gia đình mẫu hệ. Sau ngày nhắm mắt lìa đời dù trong thôn xóm hay bất cứ nơi nào, kể cả trên bãi chiến trường cách xa hàng ngàn cây số đi nữa, người Chăm phải đưa thân xác của người quá cố trở về an nghĩ trong biên giới nghĩa trang của thị tộc mẫu hệ, tập trung trong một khu vực cố định, cấu thành một nghĩa địa linh thiêng, được xem như là mạch máu nằm trong hệ thống tâm linh của người Chăm hôm nay.
Hàng năm, có cả hàng ngàn người Chăm Bani, không phân biệt tuổi tác, phái nam hay nữ, phải có nghĩa vụ trở về nghĩa trang của thị tộc mẫu hệ để cúng quẩy tổ tiên, cùng một lúc và cùng một ngày trước mùa ăn chay Ramawan. Kể từ đó, nghĩa trang của người Chăm, trở thành một thánh địa thiêng liêng mà dân tộc này không thể tách rời ra khỏi đới sống tâm linh của họ.
Đối với người Chăm, dời mồ mả của họ là hành động xúc phạm đến thần linh và chà đạp lên thân xác của người quá cố, một hiện tượng có thể gây ra bao tai biến mà dân tộc này không tiên đoán được thế nào là hậu quả của nó. Đây không phải là bản chất mê tín dị đoan như một số người thường nêu ra, mà là hệ thống tín ngưỡng dân gian của dân tộc này. Chính vì thế, người Chăm không bao giờ chấp nhận bất cứ ai nhân danh quyền lực tìm cách dời mồ mả tổ tiên của họ đi nơi khác. Hành động đập phá và dời mồ mả người Chăm mà vua Minh Mệnh thi hành vào năm 1835 để trừng trị dân tộc này về tội theo phe Lê Văn Duyệt và Lê Văn Khôi là biến cố kinh hoàng chưa xóa mờ trong ký ức người Chăm hôm nay. Có chăng chính quyền tỉnh Bình Thuận muốn phục hưng lại chủ thuyết của Hoàng Đế Minh Mệnh đối với người Chăm trong thế kỷ thứ 21 này.
Dù rằng dự án dời mồ mã tổ tiên của người Chăm nằm trong chính sách nhằm bảo vệ quyền lợi tối cao của quốc gia Việt Nam đi nữa, thì chủ trương này có thể hiểu lầm như hành động chiếm đoạt di sản thiêng liêng của người Chăm và tàn phá hệ thống tâm linh của dân tộc này, càng làm khơi dậy thêm lòng hận thù đối với Đảng và Nhà Nước Việt Nam mà thôi. Hiện tượng này càng làm cho dân tộc Chăm nghĩ đến số phận hẩm hiu của họ. Sau 8 thế kỷ chiến tranh, dân tộc Chăm đã mất hoàn toàn đất đai thân thương của họ chạy dài từ tỉnh Quảng Bình đến biên giới Biên Hòa để rồi hôm nay họ chỉ là tập thể nghèo nàn, sống chui nhủi trong hai tỉnh ở miền trung Việt Nam. Thế mà chính quyền tỉnh Bình Thuận lại nỡ lòng chiếm đoạt thêm cả mồ mả tổ tiên của họ nữa.
Đối với người Chăm, dự án dời mồ mả của bà con Chăm chỉ là chính sách áp chế nhằm chiếm đoạt đất đai nằm trong nghĩa trang của họ thì đúng hơn. Thế thì đâu là chân lý và công lý mà Đảng và Nhà Nước Việt Nam đã dành cho dân tộc Chăm hôm nay! Đó là câu hỏi mà bà con Chăm không ngừng nêu ra trong thời gian gần đây.
BBT Champaka (http://www.champaka.org)

VIDEO - Thứ trưởng Ngoại giao Hồ Xuân Sơn trả lời về cuộc gặp với Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc

Ngày 27/6/2011, Thứ trưởng Ngoại giao Hồ Xuân Sơn đã trả lời báo chí Việt Nam về cuộc gặp với Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc Đới Bỉnh Quốc ngày 25/6/2011

Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh tiếp Phó chủ nhiệm Văn phòng Ngoại sự Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc

QĐND - Thứ Hai, 05/09/2011, 21:29 (GMT+7)
Chiều 5-9, tại Trụ sở Bộ Quốc phòng, Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng tiếp đồng chí Thiếu tướng Giả Hiểu Ninh, Phó chủ nhiệm Văn phòng Ngoại sự Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc - thành viên của Đoàn đại biểu Trung Quốc sang dự Phiên họp lần thứ 5 Ủy ban Chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam-Trung Quốc diễn ra tại Việt Nam từ ngày 5 đến 9-9.
Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh và Thiếu tướng Giả Hiểu Ninh điểm lại một số hoạt động và kết quả đạt được về hợp tác quốc phòng giữa hai nước kể từ Phiên họp lần thứ 4 Ủy ban Chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam-Trung Quốc. Trong đó có các cuộc thăm chính thức của lãnh đạo cấp cao Bộ Quốc phòng hai nước và trao đổi đoàn ở các cấp, cũng như quan hệ giao lưu, hợp tác, phối hợp tuần tra liên hợp trên biển, trên bộ giữa hải quân, biên phòng và mới đây là Đối thoại chiến lược quốc phòng-an ninh Việt-Trung diễn ra tại Bắc Kinh. Các hoạt động đó góp phần củng cố, thúc đẩy quan hệ hợp tác hữu nghị truyền thống giữa quân đội hai nước, cũng như quan hệ hợp tác toàn diện giữa Việt Nam và Trung Quốc ngày càng phát triển tốt đẹp.
Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh và Thiếu tướng Giả Hiểu Ninh cũng trao đổi một số vấn đề mà hai bên cùng quan tâm, nhằm tiếp tục thực hiện tốt các nội dung về hợp tác quốc phòng giữa hai nước sẽ được thống nhất tại Phiên họp lần thứ 5 Ủy ban Chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam-Trung Quốc.
Theo TTXVN

BẢO VỆ TRƯỜNG SA 14/3/1988: HÌNH ẢNH TỪ PHÍA TRUNG QUỐC

Mai Thanh Hải Blog - Nếu được phép làm 1 cuộc khảo sát, "phỏng vấn bỏ túi" với câu hỏi: "Bạn biết gì về Chiến dịch CQ-88 của Hải quân nhân dân Việt Nam và trận 14/3/1988 bảo vệ quần đảo Trường Sa?", mình chắc chắn, sẽ có rất nhiều câu trả lời "Không!" và những cái lắc đầu lạ lẫm.

 

 Ngay với mình, chuyện "phổ cập" khái niệm CQ-88 và trận 14/3/1988 cho người khác là bình thường. Thậm chí đã có lần, phải chạy về nhà lấy quyển "Lịch sử Hải quân nhân dân Việt Nam" (do Cục Chính trị, Quâng chủng Hải quân phát hành), mang cho mấy ông anh, toàn cỡ Thượng tá, Đại tá xem để minh chứng và... quán triệt lại các lão.


Cá biệt, vài lần mình còn "giác ngộ" cho mấy ông anh cỡ lãnh đạo tỉnh, Ủy viên Trung ương, bởi ai cũng lắc đầu: "Mấy vụ này, hình như báo chí - tài liệu học tập ít nhắc tới, nhỉ?". Nghe và xem xong, mọi người thở dài: "Hồi năm 1988, đọc báo Nhân dân, thấy nói Trung Quốc đánh ta ở Trường Sa. Nhưng từ đó đến giờ, chả ai nhắc lại, thêm nhiều việc lớn, quên béng luôn!"...

Những hình ảnh mọi người xem trong Entry này, được thực hiện bởi một người lính Trung Quốc, đi trên tàu chiến đấu Trung Quốc. Dù căm hận những kẻ đã xả súng bắn vào những người lính Công binh Hải quân tay không tấc sắt, đang làm nhiệm vụ xây dựng đảo Gạc Ma, nhưng cá nhân mình, với tư cách người làm nghề ghi nhận, phản ánh mọi sự kiện, vẫn cảm ơn người lính - Phóng viên Trung Quốc đã quay phim - chụp ảnh ghi lại diễn biến trận đánh, nhìn từ phía Trung Quốc.

Nếu không có những thước phim, hình ảnh thế này, sẽ không thể kiếm được tư liệu để minh chứng việc bộ đội ta bị bắn giết, chủ quyền chúng ta bị chiếm đóng... Điều này rất quan trọng bởi thời điểm đó, ta đã bị bất ngờ, từ cấp Trung ương cho đến những người lính Công binh Hải quân đang vác đá trên đảo Gạc Ma, trước khi bị đạn nhọn Trung Quốc găm vào ngực, vẫn còn cười với... "tàu lạ" và khi trúng đạn, ngã xuống biển, mắt vẫn mở to, không tin là vừa bị bắn...


Sự bất ngờ này, hình như vẫn tồn tại đến tận giữa năm 2011 này, khi tàu Hải giám vũ trang Trung Quốc lao sâu vào vùng biển nước ta, cắt cáp thăm dò địa chấn, quấy nhiễu, ngăn cản hoạt động của tàu dân sự, thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam tới vài lần liền.

Dĩ nhiên, những năm đầu của Thế kỷ 20 này, do khoa học kỹ thuật phát triển, nên chúng ta đã có máy ghi hình kỹ thuật số, điện thoại di động có chức năng quay phim - chụp ảnh và những tấm hình, đoạn Videoclip ghi lại bằng chứng tàu Hải giám vũ trang Trung Quốc xâm nhập trái phép, quấy nhiễu tàu ta, được các thủy thủ - nhân viên kỹ thuật nhà ta làm việc trên tàu, nhanh tay móc ra ghi lại, bằng những phương tiện cá nhân và ngay sau đó được nộp lại, để công chiếu, làm bằng chứng...

Trước tháng 9/2011, mình nhận được lời mời của các bạn trong Ban Điều hành Diễn đàn Hoàng Sa, tham gia cuộc gặp mặt những người lính Hải quân đã từng tham gia trận 14/3/1988 và người thân của một số Liệt sĩ, đã hy sinh trong ngày 14/3/1988, trong khi bảo vệ Trường Sa. Biết là các bạn ấy rất tạo điều kiện cho mình tìm hiểu, thu thập tư liệu về Chuyên đề Bảo vệ Trường Sa, thế nhưng do đã hẹn tham gia đoàn từ thiện, mang 140 suất quà tặng cho học sinh - giáo viên Trường Tiểu học Tà Té (xã Nong U, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên), nhân ngày khai giảng, nên đành lỗi hẹn.

Thôi thì, không tham gia được buổi gặp mặt, để có thêm nhiều thông tin, phục vụ công tác "giải ngố", "giác ngộ" về chủ quyền - biển đảo, mình cũng cung cấp một số hình ảnh trước và trong trận 14/3/1988 trên vùng biển Cô Lin - Gạc Ma, thuộc quần đảo Trường Sa (Khánh Hòa).

Xem để càng thấm thía bài học: Đối phương đã chuẩn bị rất kỹ càng, chi tiết cho cuộc chiến và chiêu thức "bất ngờ ra tay" đã khiến chúng ta thiệt hại không nhỏ. Bài học này không chỉ diễn ra trong 1-2 lần, từ 1979 đến nay. Bài học này vẫn còn nguyên giá trị, ngay khi chúng ta đang tâm niệm: "Không để Tổ quốc bị bất ngờ".

Các hình ảnh đều ghi chú thích tiếng Tàu. Bạn nào rành tiếng Trung, rất mong dành thời gian dịch giúp chúng tôi những dòng chú thích, ghi trên mỗi tấm ảnh (Nguồn ảnh: tại đây)
---------------------------------------------------

Chiếc 929 đóng vai trò soái hạm và hậu cần của phân đội Nam Hải trong CQ-88

Quân đội TQ rất hiếu chiến, luôn sẵn sàng chiến đấu (Những hình ảnh đang chuẩn bị đạn dược trên tàu 929)

Tàu HQ-604 của Hải quân ND Việt Nam chở theo 120 binh sĩ hoạt động ở vùng biển Nam sa(ảnh do TQ chụp)

  Ngày 13 Tháng Ba trước khi cuôc chiến diễn ra (lễ kết nạp Đảng)

  Lính đặc nhiệm được xem phim tuyên truyền Việt Nam ăn cắp tài nguyên của Trung Quốc

  Tàu vận tải của hải quân Việt Nam là HQ504 đưa lực lượng vũ trang chiếm giữ Johnson South Reef và tiến hành các hoạt động xây dựng

  Hơn 40 binh lính Việt Nam từ tàu vũ trang HQ504 đổ bộ lên Gạc Ma để xây căn cứ, thượng cờ Việt Nam

Theo đúng quy định của quân đội, phía TQ thả ca nô vào đảo

  với một đội quân đặc nhiệm hải quân để trục xuất quân xâm lược (Việt Nam)

  Chính trị viên dùng lý lẽ để thuyết phục quân Việt rút khỏi rạn san hô

  Lúc 08:47 ngày 14 binh lính Việt Nam bất ngờ nổ súng trên rạn san hô

  Chính ủy Xu ra lệnh: "mục tiêu tàu địch , bắn"

  Các khẩu pháo giận dữ nả đạn vào tàu đối phương. Ảnh: súng phòng không trên tàu 531 nả đạn vào đối phương

  Hải quân Trung Quốc trong trận hải chiến đã dùng pháo 100 mm bắn vào con tàu Việt Nam HQ-505

  Hải quân Trung Quốc trong trận hải chiến đã dùng pháo 100 mm bắn vào con tàu Việt Nam HQ-505

 Tàu địch chìm dần chỉ còn phần cuối cùng của các cột.
Hình ảnh cuối cùng trước khi con tàu bị chìm, con tàu với gần như tất cả 175 binh lính Việt Nam đã bị chết đuối

  Cuối cùng vào lúc 8h58 phút là sự im lặng của chiếc tàu hùng mạnh của địch(hic, tàu vận tải không vũ trang mà hùng mạnh) với chỉ 9 người sống sót và sau đó bị bắt

  Tàu HQ505 của Việt Nam trong nổ lực tấn công tàu HQ-531 của TQ đã bị bắn trọng thương, cháy ba ngày ba đêm

 Chi gua trở về với đất me, lính đặc nhiệm TQ cắm lá cờ đỏ (TQ)

 Trận chiến kết thúc với chiến thắng (của TQ), đội đặc nhiệm trở về tàu



  Hơn 200 sĩ quan và binh lính hoan nghênh các thành viên đặc nhiệm trở về, phía TQ chỉ có một người bị thương

  Người cao nhất trong các đặc nhiệm Hải quân này tên là Du Xiang Hou là tên đã xé bỏ cờ Việt Nam trên đảo


free counters
Free counters

TOÀN VĂN ĐƠN KHỞI KIỆN ĐÀI PTTH HÀ NỘI

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc
_______________________

Hà Nội, ngày 05  tháng 9 năm 2011

ĐƠN KHỞI KIỆN
(V/v Đài phát thanh và truyền hình Hà Nội đã phát sóng truyền hình có nội dung vu khống, xuyên tạc, xúc phạm những người biểu tình phản đối Trung Quốc gây hấn, vi phạm Luật báo chí và Bộ Luật dân sự)
                      
 Kính gửi: Tòa án nhân dân Quận Đống Đa – Thành phố Hà Nội

I. Nguyên đơn, gồm:
STT
Họ tên
Địa chỉ
1
Nguyên Ngọc
Nhà E7, khu tập thể số 8, Lý Nam Đế, Hà Nội
2
Nguyễn Huệ Chi
10 C3, Khu TT Viện KHXH, Cống Vị, Ba Đình, Hà Nội
3
Nguyễn Văn Khải
42 Thợ Nhuộm, Hoàn Kiếm, Hà Nội
4
Ngô Đức Thọ
50, ngõ 210/41/11 Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội
5
Vũ Ngọc Tiến
P.1106, nhà N5A, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, Hà Nội
6
Phạm Xuân Nguyên
P.503, nhà H1, ngõ 37, Kim Mã Thượng, Ba Đình, Hà Nội.
7
Nguyễn Quang A
19 Đoàn Nhữ Hài, Long Biên, Hà Nội
8
Nguyễn Đăng Quang
Số 7, Đường Sông Tô Lịch, Quang Hoa, Cầu giấy, Hà Nội
9
Lê Dũng
54B, Hà Trì 3, Hà Cầu, Hà Đông, Hà Nội.
10
Nguyễn Xuân Diện
P.201, B8, Tập thể Kim Liên, Đống Đa, Hà Nội.

II. Bị Đơn:
Đài Phát thanh và truyền hình Hà nội (Viết tắt Đài PT-TH Hà Nội)
Trụ sở: Số 3 và số 5 Huỳnh Thúc Kháng, Q. Đống Đa, Hà Nội.

Những người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan:
a/ Những người biểu tình tại Hà nội phản đối Trung Quốc gây hấn (ngoài những người trong danh sách Nguyênđơn, có nguyện vọng tham gia vụ kiện)
b/ Những phóng viên thực hiện những chương trình truyền hình liên quan (đề nghị Đài PT-TH Hà Nội cung cấp tên)
III.  Tóm tắt nội dung vụ kiện:
Gần đây, nhà cầm quyền Trung Quốc liên tục có hành vi gây hấn ở Biển Đông, xâm phạm chủ quyền biển đảo của Việt Nam, gây thiệt hại và uy hiếp nhiều hoạt động kinh tế của các tổ chức, công dân Việt Nam tại Biển Đông. Bức xúc trước những hành vi gây hấn, xâm hại này, từ ngày 5/6/2011 đến ngày 21/8/2011 đã có 11 cuộc biểu tình tự phát của người Việt Nam tại Hà Nội. Chúng tôi (những Nguyên đơn) đã tham gia những cuộc biểu tình này, để thể hiện lòng yêu nước, ủng hộ việc bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam, bảo vệ ngư dân Việt Nam, phản đối những hành vi xâm hại Việt Nam từ phía Trung Quốc.

Tuy nhiên, Đài PT-TH Hà Nội trong hai buổi phát sóng ngày 21/8 và ngày 22/8/2011 (Tài liệu 1 và tài liệu 2, 02 Clip đính kèm) đã có nội dung vu khống, xuyên tạc, xúc phạm những người biểu tình trong đó có chúng tôi, vi phạm Luật báo chí và Bộ Luật dân sự. Chúng tôi xin nêu một số nội dung vi phạm sau:

Trong hai buổi phát sóng này, HTV1 có đưa hình ảnh của nhiều người biểu        tình, trong đó có ảnh của các ôngNguyên Ngọc, Nguyễn Huệ Chi, Nguyễn Văn Khải. Chương trình này có những lời bình của HTV1 và ý kiến của một số người như sau:

1-  Lời bình của HTV1, 18:41:25 ngày 21/8: "... việc tham gia biểnh lại trở thành tấm bia che chắn cho các thế lực thù địch phản động đằng sau đang ráo riết chia rẽ khối đại đoàn kết, kích động tư tưởng hằn thù dân tộc..."
2-  Lời bình của HTV1, 18:42:37 ngày 22/8: “Thời gian gần đây lợi dụng vỏ bọc yêu nước một nhóm người bị các thế lực phản động trong nước và nước ngoài kích động đã tụ tập biểu tình hòng lôi kéo những người nhẹ dạ cả tin không nắm bắt thông tin đầy đủ gây ảnh hưởng xấu đến an ninh trật tự, cản trở và chống đối lực lượng chức năng làm nhiệm vụ.” ….
3-  18:43:14, ngày 22/8: Ông Nguyễn Đức Thành, một cựu chiến binh phát biểu: về những người biểu tình “…dâng khẩu hiệu và nói bậy nói bạ… ”
4-     Lời bình của HTV1: 18:44:03, ngày 22/8: “là những người con của Hà Nội đã từng cầm súng ra trận bảo vệ tổ quốc các cựu chiến binh như ông Khoa ông Thành vô cùng bức xúc trước những hành động tự phát của một số kẻ xấu đã chà đạp lên tình cảm yêu nước chân chính của người dân Thủ Đô. Để có được cuộc sống thanh bình hạnh phúc hơn bao giờ hết lúc này mỗi người dân Hà Nội đang chúng sức chung lòng nỗ lực phấn đấu lao động sản xuất và chiến đấu quyên mình, chính vì vậy trước hành vi của một nhóm người tập trung trái phép mang theo băng rôn biểu ngữ và hô khẩu hiệu gây mất an ninh trật tự khiến cho nhân dân trong khu vực hết sức bất bình.”
5-  18:44:57, ngày 22/8: Bà Nguyễn Thị Đài: “theo tôi nghĩ thì ở đây có một sự kích động nào đấy của các thế lực phản động chứ không phải là yêu nước. … chính quyền bây giờ phải dẹp mà kiên quyết với những phần tử phản động ấy chứ không nếu không cứ lan tràn ra những lớp thanh niên trẻ là họ không có nhận thức đúng đắn được thì nói chung là nhiều khi là nguy hiểm”.

Ngày 26/8/2011, chúng tôi có Thư yêu cầu Đài PT-TH Hà Nội đăng phát biểu của chúng tôi về một số nội dung đã phát sóng của Đài Đài PT-TH Hà Nội liên quan đến những người biểu tình và yêu cầu Đài này xin lỗi, cải chính(Tài liệu 3).
Ngày 31/8/2011, ông Trần Gia Thái, Tổng Giám đốc Đài PT-TH Hà Nội đã có thư trả lời (Tài liệu 4), phản hồi Thư yêu cầu trên của chúng tôi, nhưng không thể hiện sẽ đăng bài phát biểu của chúng tôi trên Đài truyền hình theo Luật báo chí, không xin lỗi, cải chính về những nội dung đã phát vu khống, xuyên tạc, xúc phạm những người biểu tình. Vì vậy, chúng tôi làm Đơn khởi kiện này để yêu cầu Đài PT-TH Hà Nội và nhóm phóng viên liên quan phải chịu trách nhiệm trước Pháp luật về những hành vi vi phạm Luật báo chí và Bộ Luật dân sự do họ gây ra.
IV. Những căn cứ pháp lý cho việc Khởi kiện:
A/ Luật báo chí (ban hành năm 1989 và được sửa đổi bổ sung năm 1999)
Điều 9. Cải chính trên báo chí
1- “Báo chí khi thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân thì phải đăng, phát sóng lời cải chính, xin lỗi của cơ quan báo chí, của tác giả….
2- Tổ chức, cá nhân có quyền phát biểu bằng văn bản về những nội dung đề cập trên báo chí khi có căn cứ cho rằng báo chí đã thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm đến mình. Cơ quan báo chí phải đăng, phát sóng lời phát biểu của tổ chức, cá nhân đối với thông tin đã được đăng, phát sóng trên báo chí của mình.
Lời phát biểu của tổ chức, cá nhân không được xúc phạm cơ quan báo chí, danh dự, nhân phẩm của tác giả.
Kể từ khi nhận được lời phát biểu của tổ chức, cá nhân thì trong thời hạn năm ngày đối với báo ngày, đài phát thanh, đài truyền hình, mười ngày đối với báo tuần, trong số ra gần nhất đối với tạp chí, cơ quan báo chí phải đăng, phát sóng lời phát biểu đó.
3- Lời cải chính, xin lỗi của cơ quan báo chí, của tác giả và lời phát biểu của tổ chức, cá nhân quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này phải được đăng, phát sóng tương xứng với thông tin do báo chí đã đưa ra theo quy định của Chính phủ.
4- Trong trường hợp cơ quan báo chí không cải chính, xin lỗi hoặc cải chính, xin lỗi không đúng các quy định của Luật này, không đăng, phát sóng lời phát biểu của tổ chức, cá nhân thì tổ chức, cá nhân đó có quyền khiếu nại với cơ quan chủ quản báo chí, cơ quan quản lý nhà nước về báo chí hoặc khởi kiện tại Tòa án".
Điều 10. Những điều không được thông tin trên báo chí
“Để quyền tự do ngôn luận trên báo chí được sử dụng đúng đắn, báo chí phải tuân theo những điều sau đây :
Không được kích động nhân dân chống Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, phá hoại khối đoàn kết toàn dân ;
……..
4- Không được đưa tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống nhằm xúc phạm danh dự của tổ chức, danh dự, nhân phẩm của công dân.”
B/ Nghị định số 51/2002/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành Luật Báo chí, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí
Điều 4. Cải chính trên báo chí
……..
“3. Cơ quan báo chí nhận được lời phát biểu bằng văn bản của tổ chức, cá nhân về những nội dung đềcập trên báo chí của mình khi có căn cứ cho rằng báo chí đã thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm đến họ thì phải đăng, phát lời phát biểu đó đúng vị trí, chuyên mục mà báo chí đã đăng, phát thông tin. Lời phát biểu không được vượt quá diện tích, thời lượng đã đăng, phát nội dung thông tin nói trên.
Trường hợp không nhất trí với lời phát biểu của tổ chức, cá nhân, cơ quan báo chí có quyền thông tin tiếp làm rõ quan điểm của mình. Sau ba (3) lần đăng, phát ý kiến phát biểu của tổ chức, cá nhân và cơ quan báo chí mà không có sự nhất trí giữa hai bên thì cơ quan quản lý nhà nước về báo chí có quyền yêu cầu ngừng đăng, phát các thông tin của đương sự. Tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại đến cơ quan chủ quản của báo chí đó, cơ quan quản lý nhà nước về báo chí hoặc khởi kiện tại Tòa án theo quy định của pháp luật.
……
Cơ quan báo chí có quyền không đăng, phát lời phát biểu của tổ chức, cá nhân nếu lời phát biểu của tổ chức, cá nhân đó vi phạm pháp luật, xúc phạm đến uy tín, danh dự của cơ quan báo chí, tác giả. Trong trường hợp đó cơ quan báo chí phải gửi văn bản báo cho tổ chức, cá nhân biết, nói rõ lý do, đồng thời phải gửi báo cáo bằng văn bản tới cơ quan quản lý nhà nước về báo chí.”
Điều 5. Những điều không được thông tin trên báo chí
……..
“3. Không được đăng, phát ảnh của cá nhân mà không có chú thích rõ ràng hoặc làm ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của cá nhân đó (trừ ảnh thông tin các buổi họp công khai, sinh hoạt tập thể, các buổi lao động, biểu diễn nghệ thuật, thể dục thể thao, những người có lệnh truy nã, các cuộc xét xử công khai của Tòa án, những người phạm tội trong các vụ trọng án đã bị tuyên án).”
C/ Bộ Luật dân sự 2005:
Điều 31. Quyền của cá nhân đối với hình ảnh
“1. Cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình.
2. Việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý; trong trường hợp người đó đã chết, mất năng lực hành vi dân sự, chưa đủ mười lăm tuổi thì phải được cha, mẹ, vợ, chồng, con đã thành niên hoặc người đại diện của người đó đồng ý, trừ trường hợp vì lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng hoặc pháp luật có quy định khác.
3. Nghiêm cấm việc sử dụng hình ảnh của người khác mà xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có hình ảnh.”
Điều 37. Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín
“Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.”
Điều 604. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại
“Người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.”
Điều 611. Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm
1. “Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân bị xâm phạm, thiệt hại do danh dự, uy tín của pháp nhân, chủ thể khác bị xâm phạm bao gồm:
a) Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại;
b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút.
2. Người xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không quá mười tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định.”
D/ Bộ Luật tố tụng dân sự 2005:
Điều 25. Những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án
…..
“6. Tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
.....
8. Tranh chấp liên quan đến hoạt động nghiệp vụ báo chí theo quy định của pháp luật.
9. Các tranh chấp khác về dân sự mà pháp luật có quy định.”
Điều 56. Đương sự trong vụ án dân sự
…..
“4. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án dân sự là người tuy không khởi kiện, không bị kiện, nhưng việc giải quyết vụ án dân sự có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ nên họ được tự mình đề nghị hoặc các đương sự khác đề nghị và được Tòa án chấp nhận đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan….”
Điều 163. Phạm vi khởi kiện
……
“2. Nhiều cá nhân, cơ quan, tổ chức có thể cùng khởi kiện một cá nhân, một cơ quan, một tổ chức khác về một quan hệ pháp luật hoặc nhiều quan hệ pháp luật có liên quan với nhau để giải quyết trong cùng một vụ án.”
V.  Những yêu cầu của Nguyên Đơn đề nghị Tòa án xem xét giải quyết:
1. Xác định Đài PT-TH Hà Nội đã vu khống, xuyên tạc, xúc phạm nghiêm trọng đến những người biểu tình phản đối Trung Quốc gây hấn, trong đó có chúng tôi, thông qua việc Đài này vào các ngày 21/8 và 22/8/2011 đã đăng những ngôn từ được trích dẫn nêu trên. Đặc biệt trong những chương trình phát sóng này có những ngôn từ không thể chấp nhận được để nói về những người biểu tình, như: “tấm bia che chắn cho thế lực thù địch phản động”, “bị các thế lực phản động trong nước và nước ngoài kích động”,”nói bậy nói bạ”, “một số kẻ xấu đã chà đạp lên tình cảm yêu nước chân chính của người dân Thủ Đô”, “một sự kích động nào đấy của các thế lực phản động chứ không phải là yêu nước”, “kiên quyết với những phần tử phản động ấy”. Với những ngôn từ này, Đài PT-TH Hà Nội đã coi chúng tôi là những kẻ xấu, phản động và có mối liên hệ trực tiếp với những thế lực thù địch phản động. Chúng tôi, những người trong danh sách Nguyên đơn, hầu hết đã hoặc đang làm trong các cơ quan, đơn vị Nhà nước, nhiều người đã tham gia các lực lượng vũ trang, đã hoặc đang là Đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam, là những công dân chấp hành tốt pháp luật Việt Nam. Việc chúng tôi biểu tình thể hiện lòng yêu nước là thực hiện quyền biểu tình đã được Hiến pháp năm 1992 của Việt Nam tôn trọng và bảo đảm (Điều 69 Hiến pháp 1992). Đề nghị Tòa án xác định việc Đài PT-TH Hà Nội coi biểu tình yêu nước là phản động hoặc do thế lực phản động kích động là thông tin phá hoại khối đoàn kết toàn dân (vi phạm Điều 5 khoản 1 Luật báo chí).
2. Xác định Đài PT-TH Hà Nội không đăng tải Thư yêu cầu đề ngày 26/8/2011 (Tài liệu 1) là vi phạm Điều 9 khoản 2 Luật báo chí và Điều 4 khoản 3 Nghị định 51/2002/NĐ-CP.
3. Xác định Đài PT-TH Hà Nội đăng ảnh những người biểu tình, trong đó có các ông Nguyên Ngọc, Nguyễn Văn Khải, Nguyễn Huệ Chi mà không được sự đồng ý của những người này là vi phạm Điều 31 khoản 2 và khoản 3 Bộ Luật dân sự, và Điều 5 khoản 3 Nghị định 51/2002/NĐ-CP.
4. Buộc Đài PT-TH Hà Nội phải bồi thường thiệt hại cho các nguyên đơn và những người biểu tình khác. Cụ thể như sau:
4.1. Do có hai chương trình phát sóng vào 2 ngày khác nhau (ngày 21/8 và 22/8/2011) có nội dung vu khống xuyên tạc, xúc phạm người biểu tình, nên xác định có 2 hành vi vi phạm của Đài PT-TH Hà Nội. Tương ứng mỗi hành vi vi phạm, Đài PT-TH Hà Nội phải bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần cho mỗi nguyên đơn và mỗi người biểu tình khác 10 tháng lương tối thiểu tức 20.000.000 đồng (hai mươi triệu đồng), phù hợp với Điều 611 khoản 2 Bộ Luật dân sự. Như vậy, Đài PT-TH Hà Nội phải bồi thường cho mỗi nguyên đơn và mỗi người biểu tình khác 40.000.000 đồng (bốn mươi triệu đồng) cho 2 lần vi phạm.
4.2. Do đăng ảnh những người biểu tình không được sự đồng ý của họ, làm tổn thương đến uy tín và nhân phẩm của họ, nên Đài PT-TH Hà Nội phải bồi thường cho mỗi người bị đăng ảnh mỗi lần đăng là 20.000.000 đồng (hai mươi triệu đồng), phù hợp Điều 611 khoản 2 Bộ Luật dân sự. Trước mắt các ông Nguyên Ngọc, Nguyễn Văn Khải và Nguyễn Huệ Chi yêu cầu Đài PT-TH Hà Nội bồi thường cho mỗi ông 40.000.000 đồng (bốn mươi triệu đồng) cho việc đăng ảnh 2 lần.
Những nguyên đơn ký Đơn khởi kiện này tuyên bố toàn bộ số tiền do Đài PT-TH Hà Nội bồi thường cho họ sau khi trừ các chi phí kiện tụng sẽ chuyển cho một số Quĩ trợ giúp những ngư dân Việt Nam bị thiệt hại bởi những hành vi xâm hại từ phía Trung Quốc. 
4.3. Buộc Đài PT-TH Hà Nội phải đăng lời phát biểu của những người biểu tình (trong đó có chúng tôi) về nội dung phát sóng của Đài này trong các ngày 21/8 và 22/8/2011. Lời phát biểu này phải được phát sóng 2 lần trong 2 ngày từ khoảng 18h30 - 19h trong ngày.
4.4. Buộc Đài PT-TH Hà Nội phải đăng lời xin lỗi và cải chính do đã phát nội dung vu khống, xuyên tạc, xúc phạm nghiêm trọng đến những Nguyên Đơn và những người biểu tình khác theo đúng Luật báo chí.
4.5. Buộc Đài PT-TH Hà Nội xin lỗi các ông Nguyên Ngọc, Nguyễn Văn Khải và Nguyễn Huệ Chi và những người biểu tình khác vì đã đăng ảnh họ mà không xin phép họ trước.
Trên đây là nội dung Đơn Khởi kiện của chúng tôi đối với Đài PT-TH Hà Nội. Chúng tôi sẽ bổ sung yêu cầu, tài liệu, chứng cứ sau khi Tòa án thụ lý Đơn Khởi kiện theo yêu cầu hoặc sự cho phép của Tòa án. Kèm theo Đơn Khởi kiện này là những tài liệu 1 và 2 (02 Clip về buổi phát sóng 21/8/2011 và 22/8/2011), tài liệu 3, 4 (Thư yêu cầu đề ngày 26/8/2011 của những người biểu tình gửi Đài PT-TH Hà Nội và Thư trả lời đề ngày 31/8/2011 của ông Tổng giám đốc Đài này). 
Trong quá trình giải quyết Đơn Khởi kiện này, chúng tôi những nguyên đơn ủy quyền cho các ông Hà Huy Sơn, địa chỉ 50/106/79 Cầu Giấy, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội, Điện thoại 0903.222.888, ông Nguyễn Đăng Quang, địa chỉ sô 07, tổ 1, đường Bờ Sông Tô Lịch, phường Quan Hoa, quận Cầu Giấy, Hà Nội, Điện thoại: 0903.209.626 thay mặt cho chúng tôi nhận và gửi những đơn từ liên quan đến vụ kiện này.

NHỮNG NGƯỜI KHỞI KIỆN KÝ TÊN VÀO ĐƠN KHỞI KIỆN (Kiện  Đài Phát thanh và truyền hình Hà Nội đã phát sóng truyền hình có nội dung vu khống, xuyên tạc, xúc phạm những người biểu tình phản đối Trung Quốc gây hấn, vi phạm Luật báo chí và Bộ Luật dân sự):
Nguyễn Văn Khải
Nguyên Ngọc
Nguyễn Huệ Chi
Nguyễn Quang A
Nguyễn Đăng Quang,
Ngô Đức Thọ
Vũ Ngọc Tiến
Phạm Xuân Nguyên
Nguyễn Xuân Diện
Lê Dũng