THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

09 August 2011

Hà Nội: Đường phố kẹt cứng vì dòng người rồng rắn đi mua vàng

(Dân trí) - Một tình huống ùn tắc hết sức trớ trêu xảy ra trên phố Trần Nhân Tông (Hà Nội) sáng nay (9/8) khi giá vàng lập đỉnh ở mức hơn 46 triệu đồng/lượng. Người dân ùn ùn kéo nhau đi mua vàng khiến “phố vàng” này kẹt cứng.
Ghi nhận của PV Dân trí tại nút giao thông này cho thấy, dòng phương tiện nối đuôi nhau trên phố và cố tình di chuyển theo kiểu “rùa bò” để tìm chỗ đỗ xe vào các cửa hàng vàng lớn.
 

Ùn tắc trên "phố vàng" Trần Nhân Tông

Xe máy, ô tô đỗ la liệt trên đường khiến các phương tiện từ hướng khác di chuyển tới bị khự lại và “chịu chết” không đi nổi, còi xe hú inh ỏi.

Anh Hùng (ở phố Trần Nhân Tông) cho biết: “Cứ khi nào vàng tăng giá là tuyến phố này ùn tắc, vàng càng tăng thì đường càng tắc”.

Tình hình giao thông ùn tắc xảy ra, một lực lượng dân phòng của phường được điều động tới. Phải đến khi lực lượng cảnh sát xử phạt 1 số xe máy thì nhiều người mới có ý thức hơn, dẹp xe mở lối cho các phương tiện khác lưu thông. Tuy nhiên, do lượng người và phương tiện ồ ạt kéo về đây quá lớn nên đến gần trưa nay, tình trạng giao thông tại đây mới dần được vãn hồi.
 
Chùm ảnh tuyến phố Trần Nhân Tông tắc đường vì vàng sáng nay 9/8:
 















Quỳnh Anh

VN 1 tuần xuất khẩu 5 tấn vàng

Hôm qua lại là một ngày sóng gió leo thang trên thị trường vàng. Giá vàng tăng nóng, lượng người dân và nhà đầu tư bán ra chốt lời đã khiến nguồn cung vàng trên thị trường dồi dào.
 >> “Vàng giảm giá để tạo đà… phi mã”
 >> Giải mã "cơn bão" giá vàng
 Mối lo ngại về việc xuất khẩu lậu kim loại quý này dưới dạng nữ trang cũng đã được đặt ra.
 
Nguy cơ "chảy máu" vàng đang được đặt ra khi giao dịch thị trường trở nên sôi động (Ảnh minh họa).

1 tuần xuất 5 tấn vàng

Dù giá vàng trong nước đang tăng nóng nhưng hầu hết những ngày qua, trong so sánh tương quan về giá, giá vàng trong nước vẫn rẻ hơn giá thế giới từ 300.000 đến 450.000 đồng mỗi lượng. Điều này đã khiến mua, bán trên thị trường sôi động. Việc thị trường sôi động trở lại với hoạt động mạnh tay mua của giới kinh doanh vàng được lý giải là do giá vàng trong nước rẻ hơn giá thế giới và doanh nghiệp có thể tận dụng thời điểm giá cao để xuất vàng.

Theo một số công ty kinh doanh vàng, hơn một tuần qua, tận dụng thời điểm giá thấp, đã có nhiều công ty xuất khẩu vàng dưới dạng nữ trang, số lượng có thể khoảng 5 tấn vàng. Tuy nhiên, đến chiều qua, khi giá vàng thế giới giảm nhẹ và giá trong nước tăng, cùng với sự tăng giá của đồng bạc xanh (USD) đã khiến giá vàng trong nước chênh lệch không còn nhiều so với giá thế giới. “Giá vàng trong nước đã sát với giá thế giới và nếu tiếp tục giá này, diễn biến xuất khẩu nữ trang có thể khác hơn so với tuần trước”, một chuyên gia chia sẻ.

Tổng cục Hải quan cho hay, riêng trong tháng 6, lượng vàng các doanh nghiệp xuất đi đạt hơn 14 tấn, tăng đột biến so với số liệu 6 tháng đầu năm là hơn 24 tấn. Trong thời gian qua cũng đã xảy ra tình trạng một số doanh nghiệp đã lợi dụng quy định về thuế xuất khẩu vàng trang sức mỹ nghệ để xuất khẩu vàng nguyên liệu biến tướng dưới dạng vàng trang sức, mỹ nghệ với khối lượng lớn. Thậm chí, có doanh nghiệp đã xuất tới 2,8 tấn chỉ trong thời gian từ 16/5 đến 8/6. Nhiều doanh nghiệp tư nhân không được cấp phép nhập khẩu vàng trong mấy năm qua cũng xuất với số lượng trên 1,3 tấn và 0,7 tấn trong cùng thời gian trên.

Có kiểm soát được xuất lậu?
Trên thực tế, việc xuất khẩu vàng đã mang về cho Việt Nam một lượng ngoại tệ lớn, để kim ngạch xuất khẩu đỡ chông chênh so với lượng nhập khẩu. Nhưng trong thời điểm này, nhất là khi Ngân hàng Nhà nước vừa phát đi thông điệp lo ngại về tình hình xuất khẩu lậu vàng miếng dưới dạng vàng nữ trang từ hôm 16/5 – 8/6 của một số công ty vàng bạc đá quý.

Trả lời về việc có tình trạng các đơn vị kinh doanh vàng lợi dụng thời điểm này để xuất khẩu lậu vàng ra nước ngoài hay không, một phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP HCM thẳng thắn: “Cũng khó có thể nói hoạt động này không diễn ra. Doanh nghiệp cứ thấy lợi là… làm thôi. Nhiệm vụ của chúng tôi là tăng cường kiểm tra”. Tuy nhiên, vị này cũng cho biết, những đơn vị thuộc diện quản lý của Ngân hàng Nhà nước thì mới… kiểm tra được, còn khá nhiều đơn vị thuộc diện quản lý của Chi Cục quản lý thị trường. Để hạn chế việc xuất khẩu vàng miếng dưới dạng nữ trang, hiện nay Việt Nam đã đánh thuế 10% đối với loại này nhưng thực tế nguy cơ xuất lậu trong thời điêm giá vàng trong nước rẻ hơn là rất cao.

Theo công văn mới đây gửi Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước đề nghị Bộ Tài chính xem xét điều chỉnh giảm hàm lượng của các loại vàng thành phẩm chịu mức thuế suất thuế xuất khẩu 10% của các loại trên từ 99% xuống còn 80%. Các nghiệp vụ hải quan đối với các doanh nghiệp xuất khẩu vàng trang sức mỹ nghệ như giám định chất lượng của vàng trang sức với các doanh nghiệp có lô hàng xuất khẩu lớn, không thường xuyên; kiểm tra hoá đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ liên quan đến nguồn hàng; quy định cửa khẩu xuất khẩu... cũng được Ngân hàng Nhà nước đề nghị tăng cường gắt gao hơn.

Theo P.Nhi - B.An
Đất Việt

Những người rút tiền tiết kiệm để gom vàng

Sáng 9/8, giữa lúc giá leo mức kỷ lục, 46,3 triệu đồng một lượng, có nhiều người rút hàng trăm triệu tiền tiết kiệm từ ngân hàng để mua vàng mà không nghĩ tới nguy cơ giá xuống bất cứ lúc nào.
> Tấp nập mua, bán vàng
> Giá vàng bị đẩy lên 46,3 triệu đồng

Sự hỗn loạn của giá vàng đã khiến người dân Hà Nội thêm một ngày đứng ngồi không yên. Giá phi mã hơn 2 triệu đồng trong vòng chưa đầy 4 tiếng đồng hồ, đã khiến nhiều người dân dao động và quyết định mua vàng. Thậm chí nhiều người còn đến ngân hàng rút tiền về để đánh cược vào thị trường kim loại quý. Một số ôm nguyên bọc tiền đựng bằng túi của ngân hàng vừa rút từ nhà băng đến thẳng nơi mua vàng.
Chị Thùy ở Tây Sơn, Hà Nội là nhân viên văn phòng công ty viễn thông ở Hà Nội. Lâu nay, bất chấp thị trường vàng, đôla hay chứng khoán diễn biến thế nào, chị vẫn đứng ngoài cuộc. Tất cả các khoản thu nhập đều được chị quy đổi ra sổ tiết kiệm rồi gửi vào ngân hàng.
Khi giá vàng lập đỉnh 46,3 triệu đồng một lượng, đầu giờ sáng nay vẫn có người tung hàng trăm triệu đồng ra mua. Ảnh: Lan Anh.
Vậy mà mấy ngày qua, thị trường vàng náo loạn, anh em trong công ty bàn tán xôn xao, có người xin phép nghỉ buổi sáng để ra sàn vàng lướt sóng, chị cũng sốt ruột đứng ngồi không yên. Thế là, sáng qua, ngân hàng thông báo sổ tiết kiệm trị giá 150 triệu đồng đến ngày đáo hạn, chị vội rút ra đặt cược vào vàng để lướt sóng. Tuy nhiên, 3,2 cây vàng của chị bị cho là quá ít ỏi nên dù cố gắng, chị cũng không chen nổi vào dòng người đông đúc trên phố Trần Nhân Tông, Hà Nội.
Sáng nay, chị xếp hàng ở tiệm vàng sớm để bán, lãi gần 7 triệu đồng. Say đà, chị ra ngân hàng rút trước hạn sổ tiết kiệm còn lại 50 triệu đồng, cộng với số tiền hiện có và quy tiếp ra vàng để lướt sóng. Thế nhưng, đầu giờ chiều, vận may không còn mỉm cười với chị nữa khi giá vàng bất ngờ giảm từ ngưỡng 46,3 lúc 12h trưa (thời điểm chị mua) xuống còn 45,1 triệu đồng. "Nhiều người dự đoán giá có thể giảm sâu, tôi không dám mạo hiểm nên vội bán, chấp nhận hòa vốn. Không thể 'đánh đu' với vàng, tôi lại mang tiền về gửi tiết kiệm", chị Thùy nói.
Chia sẻ với VnExpress trước quầy giao dịch Ngân hàng Vietcombank lúc 3h chiều, chị Thùy cho rằng: "Với những người làm công ăn lương, vốn ít, có lẽ gửi tiết kiệm là cách an toàn nhất. Không có kinh nghiệm đúng là 'không thể đánh đu với vàng'".
Nhân viên giao dịch ngân hàng ở đây cũng cho biết trong sáng 9/8, một số khách hàng đến rút tiền tiết kiệm thay vì đáo hạn chuyển sang kỳ hạn mới. Có khoản tiền tầm 20 triệu đồng cũng được khách rút ra. "Khi được hỏi, họ chỉ tiết lộ là đem tiền để thử vận may với vàng", nhân viên này cho biết.
Tại phố Lê Ngọc Hân, Hà Nội, một người đàn ông khoảng 50 tuổi cũng cầm bọc tiền đến để mua hơn 10 cây vàng. Ông kể, số tiền này vừa được rút trước hạn, chấp nhận bị nộp phạt 2 triệu đồng. Thế nhưng, vừa ôm số vàng ra khỏi tiệm, ông đã lỗ khoảng 10 triệu đồng.
Những vị khách đang đứng chờ đến lượt để mua vàng, dù rằng tại thời điểm này, giá đã lên mức cao nhất. Ảnh: Lan Anh.
Đại diện Công ty Bảo Tín Minh Châu cho biết, từ sáng đến 12h trưa, đơn vị này thay đổi bảng giá hơn 40 lần, nhưng số lượng khách đến mua trội hơn hẳn so với bán. Trong số 515 người đến giao dịch sáng nay có 480 khách mua vàng, còn lại 52 người bán. Người mua nhiều nhất là 25 cây trong khi có người bán một lúc cả 17 cây vàng.
Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn SJC cho hay, sáng nay không ít người mạnh tay mua vào với số lượng lớn, lên đến 100-200 cây, ít cũng 5 chỉ, 2 cây. Cũng theo thống kê của Tập đoàn vàng bạc DOJI, trong sáng nay, sức mua của người dân tăng lên ồ ạt. Đến khoảng 11h, một cửa hàng của DOJI chỉ còn khoảng 20 lượng vàng. Rất nhiều khách phải đợi nhân viên đi lấy thêm hàng.
Đứng chờ gần một giờ mà chưa mua được vàng, chị Linh, ở Trần Khát Chân, Hà Nội chia sẻ chưa bao giờ thấy người dân Hà Nội sôi sục như bây giờ. Dù giá cao, nhưng thấy người ta mua nhiều nên chị cũng mua theo. "Hơn nữa tôi chứng kiến, từ hôm lên được 40 triệu đồng là cứ lên suốt, có hạ ít nào đâu, nên cứ mua vào mà phòng thôi, đợi giá xuống mới mua biết đến bao giờ", chị nói.
Nhưng không phải khách hàng nào rút tiền từ ngân hàng về cũng có thể mua được vàng. Chị Nguyệt, ở quận Tây Hồ, Hà Nội cầm gần 300 triệu đến mua vàng sáng nay cho biết, 3 ngày nay, ngày nào chị cũng có mặt tại cửa hàng từ sáng sớm để chờ giá vàng thấp xuống và dồn tiền mua. "Cuối cùng cũng có mua được đâu, đến trưa nay, lúc quyết định sẽ mua vì thấy giá vọt lên cao quá thì cửa hàng lại báo hết vàng", chị nói.
Trước làn sóng người mua ồ ạt, đến 11h, một số tiệm vàng thông báo hết vàng, một số đơn vị tắt bảng thông báo giá. Tại một cửa hàng ở quận Hai Bà Trưng, khách đến giao dịch thậm chí được nhân viên báo giá bằng miệng. Giá thu mua của đơn vị chênh lệch so với giá bán hơn 1 triệu đồng.
"Biên độ mua bán trước chỉ vài chục nghìn đồng giờ nới ra cả triệu đồng, chỉ doanh nghiệp nghiệp lợi còn người dân chúng tôi chết nhăn. Đem tiền gửi ngân hàng, ăn lãi 18% một năm, với vài trăm triệu cũng chỉ được vài triệu một tháng tiền lãi, nhưng nếu mua vàng, có khi vài phút ăn ra cả chục triệu chứ chẳng ít", chị Hà trong nuối tiếc vì không mua được vàng. Có nhiều trường hợp như chị Hà sáng nay tỏ ra không vui vì không mua được vàng do rút được tiền quá muộn.
Tuy nhiên, sau 12h trưa, khi có thông tin Ngân hàng Nhà nước cho phép nhập khẩu thêm 5 tấn vàng, giá vàng niêm yết trong nước đã nhanh chóng quay đầu giảm.
Lúc 14h15, hầu hết các thương hiệu vàng lớn đồng loạt giảm mạnh giá niêm yết xuống quanh mức 44,2-44,45 triệu đồng một lượng, sụt 1,2 triệu đồng bán ra và 1,3 triệu đồng mua vào so với mốc kỷ lục buổi sáng.
Chị Lan, quận Bình Tân với vẻ mặt căng thẳng chia sẻ, buổi sáng thấy giá lên quá nhanh, chị nghĩ rằng giá sẽ còn lên nữa nên nhất quyết cãi lệnh ông xã đến ngân hàng rút 500 triệu trước hạn về mua vàng khi giá ở mức 46 triệu đồng (rút trước hạn chị chỉ được hưởng lãi không kỳ hạn 3% thay cho 16% theo thỏa thỏa thuận).
"Với 10 cây vàng mua lúc sáng, giờ mới vài tiếng đồng hồ mà tính ra đã lỗ hơn chục triệu đồng. Tôi đang có ý định đi bán để cắt lỗ. Thế nào tối nay vợ chồng tôi cũng xảy ra nội chiến", chị lo lắng nói.
Ông Nguyễn Công Tường, Phó trưởng phòng Kinh doanh công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn xác nhận, trong buổi chiều, lượng khách mua vào sụt giảm hẳn so với sáng, trong khi đó, xuất hiện lực bán ra.
Các doanh nghiệp kinh doanh vàng cho hay, hôm nay họ đã thu được một lượng lớn tiền đồng nhờ có nhiều người đi mua vàng. Việc xử lý và bảo quản số tiền này là vấn đề nội bộ nên họ không thể công khai.
Nhóm phóng viên

Ngân hàng CSVN cho nhập 5 tấn vàng!

Sau khi hơn 10 doanh nghiệp và ngân hàng đã nộp hồ sơ xin cấp phép nhập khẩu vàng trong sáng nay (9/8), Ngân hàng Nhà nước đã cho phép các doanh nghiệp được nhập 5 tấn vàng để sản xuất vàng miếng, bổ sung nguồn cung vàng trong nước.
> Giá vàng bị đẩy lên 46,3 triệu đồng

Lượng vàng nhập khẩu có thể lên tới 10 tấn. Ảnh minh họa: Hoàng Hà
Lượng vàng nhập khẩu có thể lên tới 10 tấn. Ảnh minh họa: Hoàng Hà
Cũng trong thông báo được công bố trưa nay, cơ quan quản lý cho biết, đang dự kiến cho nhập thêm 5 tấn vàng nữa để cung cấp cho thị trường trong nước, đáp ứng nhu cầu của thị trường. Tuy vậy, trước diễn biến rất phức tạp, khó lường của giá vàng thế giới, Ngân hàng Nhà nước cũng khuyến cáo người dân thận trọng khi quyết định mua vàng để tránh thiệt hại không đáng có.
Quyết định cho phép nhập khẩu vàng nói trên là động thái nhằm hiện thực hóa cam kết bình ổn được Ngân hàng Nhà nước đưa ra chiều qua, sau khi thị trường vàng diễn biến phức tạp do giá thế giới tăng cao và hiện tượng đầu cơ trong nước. Đến sáng nay, giá vàng tiếp tục tăng cao, lên tới 46,3 triệu đồng một lượng vào lúc 11h30.
Nhật Minh

Các doanh nghiệp VN Ồ ạt xin nhập khẩu vàng

Các doanh nghiệp đang nộp đơn xin hạn ngạch sau khi Ngân hàng Nhà nước có chủ trương cho nhập khẩu. Khoảng chênh tới hơn 1 triệu đồng một lượng so với thế giới được xem là khá hấp dẫn nếu nhập ngay lúc này.
> Giá vàng tiến tới 46 triệu đồng

Doanh nghiệp tính toán nếu được nhập khẩu vàng, giá trong nước có thể xuống sát thế giới. Ảnh: Hoàng Hà
Doanh nghiệp tính toán nếu được nhập khẩu vàng, giá trong nước có thể xuống sát thế giới. Ảnh: Hoàng Hà
Nguồn tin riêng của VnExpress.net sáng nay cho hay hơn 10 doanh nghiệp và ngân hàng đã nộp hồ sơ lên Ngân hàng Nhà nước, trong đó hai đơn vị đầu tiên là Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) và Tổng công ty Vàng Ngân hàng Nông nghiệp (AJC).
Tập đoàn DOJI, Công ty Phú Nhuận (PNJ) và một số ngân hàng khác cũng đã nhanh chóng đề xuất nguyện vọng của mình.
Một doanh nghiệp quy mô lớn cho biết đơn vị này đã xin nhập vài tấn và nếu được cấp có thể mang toàn bộ hàng về trong 3 ngày tới.
"Tuy nhiên, nếu được cấp phép vài ba tạ cũng đủ để hạ nhiệt thị trường", lãnh đạo doanh nghiệp này nói.
Vị này phân tích, giá trong nước đang cao hơn thế giới hơn 1 triệu đồng một lượng, nếu không cho nhập chính thức, nguy cơ nhiều đơn vị có chân rết ở vùng biên sẽ đi theo đường tiểu ngạch và họ sẽ tiếp tục thao túng thị trường. Còn nếu doanh nghiệp được nhập công khai, người dân sẽ biết nguồn cung dồi dào hơn, giá trong nước chắc chắn sẽ giảm về sát giá thế giới.
Bà Nguyễn Thị Cúc, Phó tổng giám đốc Công ty Vàng bạc đá quý Phú Nhuận xác nhận công ty đã gửi hồ sơ lên Ngân hàng Nhà nước và đang chờ phản hồi. Theo bà, nên nhập khẩu vàng về ngay lúc này bởi nguồn cung của doanh nghiệp đang khan hiếm, không đủ đáp ứng sức mua ào ạt trên thị trường.
"Thị trường đang căng quá mức. Nếu như hôm qua chỉ có thị trường Hà Nội nóng, dân tình đổ đi mua nhiều thì đến sáng nay, thị trường TP HCM bắt đầu có dấu hiệu mất bình tĩnh", bà Cúc nói.
Bà Cúc cho biết thêm, trạng thái vàng của công ty đang mất cân đối. Trong ngày hôm qua, PNJ bán ra 2.500 lượng nhưng chỉ mua vào được 600 lượng. Số vàng thiếu hụt vẫn chưa thu gom đủ để cân đối trạng thái.
"Chưa cần biết số lượng bao nhiêu, chỉ cần có thông tin doanh nghiệp nhập khẩu, tâm lý người dân sẽ bình ổn lại", bà Cúc nói. Bà cho biết nếu được cấp phép, đơn vị bà sẽ đưa hàng về trong vòng 3 ngày, thậm chí ngay ngày hôm sau, bởi vàng ở kho ngoại quan hiện khá sẵn sàng.
Theo nguồn tin riêng nói trên, việc cấp phép nhập khẩu đang được cân nhắc song tiêu chí rất chặt chẽ, để đảm bảo một lượng vàng vừa đủ về bình ổn thị trường nhưng không gây tình trạng đầu cơ, đẩy tỷ giá đôla lên cao.
Nguyên nhân sâu xa khiến thị trường vàng rơi vào cảnh khan cung như những ngày này, ngoài lý do mãi lực tăng cao, là nạn xuất nguyên liệu thô trá hình dưới dạng trang sức, mỹ nghệ. Tính tới giữa tháng 7, gần 30 tấn vàng trang sức đã chảy máu ra khỏi Việt Nam, đa phần là loại hàm lượng cao.
Ngân hàng Nhà nước cuối tháng 7 đã đề xuất Bộ Tài chính mở rộng đối tượng chịu thuế xuất khẩu 10% để ngăn tình trạng này, tuổi vàng trang sức xuất đi theo đó bị hạ từ 99% xuống còn 80%. Trước đó, các loại trang sức dưới 99% được hưởng thuế xuất khẩu 0%.
Bà Nguyễn Thị Cúc, Phó tổng giám đốc PNJ xác nhận vàng giao dịch trên thị trường những ngày này chủ yếu là hàng cũ sản xuất từ trước, hầu hết các đơn vị đều hết nguyên liệu để thuê SJC dập đúc.
Tổng giám đốc Bảo Tín Minh Châu - ông Vũ Minh Châu chua chát nói các doanh nghiệp vàng thời gian qua trở thành công cụ thu gom hàng để các đầu mối xuất nguyên liệu đi.
Giá vàng trong nước thời gian đó bị ép thấp hơn thế giới cả triệu đồng mỗi lượng. Giờ các đầu mối không thể lách để xuất khẩu như trước, giá trong nước bị đẩy lên cao hơn 1 triệu đồng so với thế giới.
"Bà con không nên ồ ạt mua vàng lúc này, khoảng vênh 1 triệu đồng đó là cái giá quá đắt. Hơn nữa cứ ồ ạt đi mua, sẽ khiến nguồn cung càng căng thẳng, mà mình lại phải mua vàng quá đắt so với giá trị thật", bà Cúc khuyến cáo.
Theo bà Cúc, bà con chỉ nên mua vàng khi giá trong nước cao hơn thế giới không quá 200.000 đồng mỗi lượng.
Song Linh

VN Tấp nập mua bán, vàng

Sáng nay, cửa hàng Bảo Tín Minh Châu (Hà Nội) đông nghịt người đến giao dịch khiến giao thông khu vực này tắc nghẽn. Cửa hàng hết vàng bán. Trên bảng giá, các con số liên tục thay đổi và tăng đến mức chóng mặt.
> Giá vàng bị đẩy lên 46,3 triệu đồng

Tất cả các quầy bán vàng miếng tại Bảo tín Minh Châu đông nghịt người xếp hàng chờ giao dịch sáng nay.
Suốt buổi sáng, giá vàng thay đổi và tăng từng phút. Chỉ mới lúc 11h giá bán ra là 4.595.000 đồng /chỉ.
Tuy nhiên đến 12h trưa, giá đã là 46,3 triệu đồng/lượng. Khách hàng cứ nhìn bảng điện tử thay đổi liên tục mà chỉ chỏ.
Nhiều người mang vàng đến bán còn đắn đo đứng chờ ngoài cửa hy vọng sẽ bán được giá cao hơn nữa.
Tuy nhiên, lượng người mua vẫn chiếm đa số so với người đi bán tại hàng vàng Bảo Tín Minh Châu trên phố Trần Nhân Tông.
Nhân viên hàng vàng liên tục vận chuyển tiền mặt ra khỏi cửa sau khi giao dịch.
Khách hàng đến mua vàng không có ngay và nhận được phiếu hẹn đến lấy vàng vào buổi chiều.
Việc vàng tăng lên từng phút khiến nhiều người phân vân không biết quyết định mua hay bán lúc này.
Chị Định thấy giá tăng liên tục sung sướng báo cho người thân. Sáng nay chị mang vàng đi bán, nhưng không giao dịch ngay mà đứng thăm dò và chờ giá còn lên nữa.
Nhiều người khác lộ rõ vẻ mặt căng thẳng.
Một phụ nữ vừa bán vàng và ra cửa với bọc tiền to.
Giao thông khu vực này nhiều lần tắc nghẽn vì lượng người tìm đến giao dịch vàng đông nghịt.
Hoàng Hà

Giá vàng bị đẩy lên 46,3 triệu đồng

Bảng điện tử tại cửa hàng nhảy múa liên hồi, đưa giá lên 46,3 triệu đồng một lượng vào lúc 11h30. Dân Hà Nội sáng nay xếp hàng dài chờ đến lượt mua, nhiều cửa hàng báo hết vàng. Tuy nhiên nhà đầu tư nên thận trọng, niêm yết trên bảng có thể cao hơn mức giá giao dịch thực tế.
> Ồ ạt xin nhập vàng
* Tiếp tục cập nhật, độc giả bấm F5

Giá vàng dự kiến sẽ tiếp tục nóng trong ngày hôm nay. Ảnh: Hoàng Hà
Giá vàng dự kiến sẽ tiếp tục nóng trong ngày hôm nay. Ảnh: Hoàng Hà
Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn SJC sáng nay tăng giá từng giờ.
Ngay từ sáng sớm, giá niêm yết là 44,5-45 triệu đồng một lượng (mua vào - bán ra), tăng mạnh so với mốc chốt hơn 44 triệu đồng cuối chiều qua. Nhưng ít phút sau, theo diễn biến thế giới, giá của công ty đã nâng lên 44,7-45,3 triệu đồng một lượng tại TP HCM.
Đến 8h58, giá vàng SJC tại TP HCM đã là 44,8-45,4 triệu đồng. Tại Hà Nội, giá bán là 45,2 triệu đồng một lượng.
Đến 9h22, công ty báo giá 44,9-45,5 triệu đồng một lượng tại TP HCM, tại Hà Nội giá bán là 45,52. Nhưng tại các tỉnh Cà Mau, Buôn Mê Thuột giá lên 45,6 triệu đồng một lượng.
Đến 10h, kỷ lục mới của SJC là 45,7 triệu đồng được thiết lập tại Buôn Mê Thuột và Cà Mau trong khi giá tại TP HCM và Hà Nội lần lượt là 45,6 và 45,62 triệu đồng một lượng.
15 phút sau, giá SJC tăng thêm 100.000 đồng một lượng tại tất cả các tỉnh thành, lên mức cao nhất là 45,8 triệu đồng một lượng.
Và đến 11h45, giá tại Buôn Mê Thuột đã là 46,3 triệu đồng. Trong khi tại TP TPHCM giá vàng bán ra cũng chạm 46,2 triệu đồng.
Như vậy chỉ trong vòng một buổi sáng, giá vàng SJC đã đắt thêm hơn 1 triệu đồng mỗi lượng.
Công ty Bảo Tín Minh Châu (Hà Nội) cũng không chịu kém trong cuộc đua cập nhật bảng điện tử. Giá SJC tại đơn vị này lúc 10h20 là 45,75 - 46,15 triệu đồng một lượng.
Tập đoàn DOJI niêm yết giá bán lẻ Vàng miếng SJC tại khu vực Hà Nội sáng nay là 45,3 - 46,1 triệu đồng một lượng. Trong phiên giao dịch ngày hôm qua, tại khu vực Hà Nội và các tỉnh phía Bắc, tổng lượng giao dịch của DOJI đạt khoảng 2.500 lượng, trong đó chiếm 80% là khách hàng lẻ đi mua.
Nguồn tin từ một công ty vàng bạc quy mô lớn cho biết dù các cửa hàng niêm yết cao, nhà đầu tư có thể mua thấp hơn khoảng vài trăm nghìn đồng một lượng.
Bà Nguyễn Thị Cúc, Phó tổng giám đốc Công ty Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận khuyến cáo bà con không nên vội vã mua vàng khi giá trong nước cao quá 200.000 đồng mỗi lượng so với thế giới.
"Ồ ạt mua lúc này khiến nguồn cung căng thẳng thêm, mà bà con lại phải mua vàng với giá quá đắt so với giá trị thật", bà Cúc nói.
Theo ghi nhận của VnExpress lúc 10h tại Hà Nội khu vực Trần Nhân Tông, nơi tập trung nhiều trung tâm giao dịch vàng, nhà đầu tư vẫn xếp hàng dài trước các cửa hàng để chờ đến lượt mua. Các cửa hàng đều báo hết sạch vàng. Toàn bộ con phố Trần Nhân Tông tắc nghẽn. Tại TP HCM, người dân cũng như các nhà đầu tư lớn đã bắt đầu xao động và đổ đến các doanh nghiệp vàng lớn như PNJ, SJC, SBJ để mua vào. Người ít cũng 1 lượng, người nhiều lên đến hàng trăm lượng.
Sự tháo chạy của giới đầu tư khỏi các hàng hóa khác và đổ xô tìm đến vàng đã khiến giá kim loại quý quốc tế tăng như vũ bão, tiếp tục ghi nhận mốc kỷ lục mới 1.765 USD một ounce trong phiên giao dịch châu Á sáng nay.
Như vậy, sau khi Mỹ bị hạ bậc tín nhiệm xuống AA+, thị trường tài chính quốc tế dường như rối loạn. Nhà đầu tư khắp nơi trên thế giới đều tìm đến vàng. Bằng chứng là Quỹ đầu tư tín thác bằng vàng lớn nhất thế giới sau 2 phiên không có động thái nào cũng đã mua vào 23,52 tấn vàng trong phiên giao dịch ngày 8/8, nâng lượng nắm giữ lên 1.309,92 tấn, mức cao nhất 1 năm qua.
Chính lực mua tăng mạnh đã thúc giá vàng đi lên khá mạnh mẽ. Ngay lúc mở cửa phiên châu Á sáng nay, giá kim loại quý đã vọt lên 1.732 USD lúc 8h30 (giờ Hà Nội), tăng 15,50 USD so với giá chốt phiên. Một tiếng sau, giá đã lên tới 1.746 USD một ounce.
Và 10h, giá dễ dàng cản mốc 1.750 USD một ounce. Đến 11h30 (giờ Hà Nội), giá thế giới đã chạm 1.769,10 USD.
Nếu quy đổi ra tiền Việt, giá vàng hiện vào khoảng 43,5 triệu đồng một lượng chưa bao gồm phí vận chuyển, gia công.
Trước đó, trong ngày giao dịch 8/8, giá vàng đã có một phen biến động mạnh và liên tiếp lập kỷ lục sau việc Standard & Poor's tước hạn mức AAA của Mỹ cuối tuần trước. Đầu tiên là đỉnh cao 1.713 USD một ounce được ghi nhận lúc 13h (giờ Hà Nội). Sau đó giá điều chỉnh nhẹ và loay hoay quanh mốc 1.700 USD suốt phiên châu Âu. Nhưng khi bước qua giờ New York 8/8, giá lại trỗi lên mạnh mẽ, hướng thẳng về mốc `1.720 USD. Đến khoảng 1h sáng (giờ Hà Nội) giá vàng thế giới đã tiếp cận được mốc giá này. Và chốt ngày tại mức 1.719 USD một ounce, tăng gần 60 USD so với phiên cuối tuần trước.
Giá vàng giao tháng 12 trên sàn Comex tại New York cũng tăng vọt 61,40 USD mỗi ounce (3,7%) lên 1,713,20 USD một ounce. Tính từ đầu năm đến nay, giá vàng đã tăng 21%.
Theo các chuyên gia quốc tế, việc Mỹ rớt hạng tín nhiệm cùng diễn biến nợ công châu Âu không mấy tiến triển khiến giới đầu tư nghi ngờ về sự ổn định của các nền kinh tế hàng đầu thế giới vẫn là nhân tố quan trọng hỗ trợ cho sự bứt phá mạnh của giá vàng.
Hôm qua, Ngân hàng đầu tư hàng đầu thế giới Goldman Sachs cũng đã nâng dự báo giá vàng giai đoạn 6 tháng tới lên 1.730 USD một ounce và trong 12 tháng tới là 1.860 USD (mức trước đó lần lượt là 1.635 USD và 1.730 USD đưa ra trong tháng 7).
Cùng với vàng, một số kim loại khác cũng tăng giá trong phiên giao dịch đầu tuần. Hợp đồng bạc giao tháng 9 tăng 1,17 USD một ounce (3,1%) lên 39,38 USD mỗi ounce. Giá bạch kim giao tháng 10 tăng 4,5 USD lên 1.723,60 USD mỗi ounce.
Trong khi đó, giá dầu thô ngọt nhẹ giao tháng 9 trên sàn NYMEX lại tiếp tục rớt mạnh 5,57 USD một thùng xuống 81,31 USD.
Nhóm phóng viên

Xé cờ máu trong đêm hát của Đàm Vĩnh Hưng tại NSW/ÚcChâu

11:12 AM  CoVang  No Responses

Đồng bào xé cờ máu đang đứng trước mặt của ca sĩ Cẩm Ly. Thông điệp mạnh mẽ "Đất nước đang mất không lo, đi qua đây ru ngủ cộng đồng Người Việt Tỵ Nạn để thực hiện nghị quyết 36 của cộng sản sao? Không ai cần các người hát."







Đồng bào tại NSW, Úc, xé cờ máu ngay trên sân khấu để phản đối đêm hát của văn công tuyên truyền cho cộng sản Đàm Vĩnh Hưng.

(Ảnh do một thân hữu từ Úc Châu gởi).