THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

31 July 2011

Hội Ngộ Lòng Yêu Nước 31/7/2011 tại cà fe Trung Nguyên 36 Điện Biên Phủ - Hà Nội

31-7 Hội Ngộ Lòng Yêu Nước Jul 31, '11 2:50 AM
for everyone



Khoảng 200 người yêu nước đã quây quần vào chiều ngày 31/7/2011 tại cà fe Trung Nguyên 36 Điện Biên Phủ - Hà Nội, một địa điểm gần ngay cạnh trụ sở Bộ Ngoại Giao Việt Nam và cách đại sứ quán Tàu Cộng không xa. Đây là những gương mặt thân thuộc trong những cuộc biểu tình, tuần hành phản đối hành đông ngang ngược xâm hại chủ quyền lãnh thổ Việt Nam, trong tháng 6 và 7 năm 2011 vừa qua. Phần nhiều trong số họ đã bị bắt giữ, tra hỏi bởi lực lượng giữ gìn trật tự và an ninh Việt Nam.


Có lẽ đây là buổi cà fe kỷ lục nhất về gặp mặt giữa những người này. Các nhân sĩ lớn như TS Nguyễn Quang A,NV Phạm Xuân Nguyên, TS Nguyễn Xuân Diện,NV Nguyễn Hoàng Đức, NV Nguyễn Trọng Tạo,KTS Trần Thanh Vân,GS Phạm Duy Hiển,GS Nguyễn Đông Yên,TS Nguyễn Thị Thanh, nhà giáo Phạm Toàn...cùng nhiều giới nghệ sĩ trí thức và các giai tầng khác trong xã hội.




Mọi người hô vang những khẩu hiệu yêu nước quen thuộc dưới sự lĩnh xướng của hậu duệ nữ tướng Bùi Thị Xuân là chị Bùi Minh Hằng

Hai em bé học sinh nhà ở ngõ Yên Bái, được cha mẹ chở đến gặp gỡ mọi người, chụp chung với hai em là anh Phương người đọc tuyên ngôn tại nhà hát lớn Hà Nội và chú Vũ Quốc Ngữ, Ngữ kể rằng khi bị bắt, anh hô '' mọi người yêu họ bắt người yêu nước''

Cái bọn bắt anh nó trả lời

- Mày hô thế hô nữa vô ích, không ai cứu mày đâu.

Chia sẻ và ôn lại những giờ phút đầy vinh quang nhưng cùng đầy gian khó giữa Chí Đức, Chí Tuyến, Ngô Quyền...

Cường Bóng chụp cùng 2 em gái Thu Lành, Kim Tiến. Là một người giàu lòng nhân ái, anh tham gia các hoạt động từ thiện, nhưng lòng yêu nước của anh cũng giàu không kém lòng nhân ái. Anh có mặt năng nổ hầu hết những buổi tuần hành yêu nước vừa qua.

Blog Lê Dũng cùng con gái, từ sau vụ tàu Trung Quốc cắt cáp tàu thăm dò Việt Nam, hàng ngũ những người yêu nước xuất hiện thêm nhiều gương mặt ưu tú,Lê Dũng là một trong những người nổi bật đó. Sáng ngày mai anh sẽ đến công an theo giấy triệu tập về lá thư gửi ông giám đốc CATPHN Nguyễn Đức Nhanh khiếu nại về việc công an Minh đánh người yêu nước.

Nguyễn Xuân Diện người đàn ông trầm tĩnh, nhỏ nhẹ và giản dị, nhưng chứa những tố chất mà ngay cả những chiến binh quả cảm cũng phải ghen tị, ngoài lòng can đảm anh còn có những suy tính sâu sắc của người trí thức, kẻ sĩ. Hôm nay anh sánh vai với phóng viên Đoan Trang, hình như ai đó vừa tặng Trang chiếc áo. Híc, nhớ lại năm nào cũng vì áo xống mà Đoan Trang, Mẹ Nấm và Người Buôn Gió sa chốn lao tù.

Các bậc trưởng thượng gặp nhau , những bàn tay xiết chặt nói rất nhiều điều.

Quây quần từ trong ra đến ngoài sân, sau cà fe mọi người rủ nhau đi uống bia và ăn tối. Một tuyên bố sẽ tiếp tục biểu tình vào chủ nhật tới đã đưa ra sau khi tất cả hoàn toàn thống nhất. Luật sư Dương Hà và luật sư Hà Huy Sơn đã tranh thủ bớt chút thời gian để đến gặp mọi người, hiện nay họ rất bận vì ngày xử tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ đến gần. Họ nhận được nhiều sự quan tâm của mọi người đến phiên xử anh Vũ, nhiều người chắc chắn sẽ có mặt tại tòa án tối cao Hà Nội vào ngày 2/8 tới đây để trông chờ một phiên tòa khách quan và công bằng.

http://nguoibuongio1972.multiply.com/journal/item/359/359

CHÙM ẢNH CỦA LÊ TUẤN ANH VÀ NGUYỄN HỒNG SƠN
 





TS Nguyễn Văn Khải (Ông già Ô - zôn)




Anh Nguyễn Chí Đức đang kể lại câu chuyện hôm 17.07. Như vậy, có hàng trăm người làm chứng cho anh


Nữ Giáo sư Nguyễn Thị Thanh (từ Canada) về. Bà đến từ sớm để đọc thơ và hát những bài ca ái quốc



Giáo sư Ngô Đức Thọ (bìa trái) trong niềm vui gặp gỡ


Hình như đây là hai anh bên an ninh đến dự cafe chiều Chủ nhật



Đồng chí Phi Khanh được mọi người quây lấy và ép ông ra dấu hiệu vê vê hai ngón tay: "Phi Khanh đâu?"





Em Cải từ Sài Gòn ra và dự cafe chủ nhật. Câu đầu tiên em hỏi tôi: Bác Gốc Sậy có ra kịp không?









Nguyễn Xuân Diện luôn đối diện với người phụ nữ này trong suốt buổi tường thuật


Kim Tiến gò lưng viết Lưu bút vào sổ của Nghệ sĩ Tạ Trí Hải. Đây là quyển thứ 15 của ông.

Vào lúc 20h30 hôm nay, qua KTS Trần Thanh Vân, một doanh nghiệp đã ngỏ lời đón em Tiến vào làm việc






















free counters
Free counters

Chùm ảnh: Sóng cao hàng chục mét tại Hải Phòng


31/07/2011 06:41:26
Thành phố Hải Phòng không phải là tâm bão, nhưng thiệt hại lại rất lớn. Tại Đồ Sơn, sóng mạnh cao hàng chục mét đã phá vỡ hơn 600 m bờ kè khu vực du lịch quốc tế Hòn Dấu.
TIN LIÊN QUAN

Tại huyện đảo Cát Hải, triều cường kết hợp sóng lớn tràn qua đê gây ngập lụt 1/3 thị trấn Cát Hải. Toàn bộ tuyến đê Bến Gót - Gia Lộc dài 3 km bị sạt lở nghiêm trọng. Hàng trăm người dân ở khu vực đê xung yếu thuộc khu Hải Lộc, Kiến Lộc về nơi an toàn. 

Tại Đồ Sơn, sóng mạnh cao hàng chục mét đã phá vỡ hơn 600 m bờ kè khu vực du lịch quốc tế Hòn Dấu. Nước biển tràn vào trung tâm thị xã gây ngập sâu. Phương tiện giao thông tê liệt do nước dâng cao xấp xỉ nửa mét. Văn phòng 2 của UBND huyện Cát Hải cũa bị nước biển tràn vào.

Một số hình ảnh sóng cao hàng chục mét tại Hải Phòng:
a
Bão đe dọa khu du lịch Đồ Sơn. Ảnh: Tuổi Trẻ
s
Bão số 3 tấn công bờ biển Đồ Sơn - Hải Phòng. Ảnh: Tuổi Trẻ
s
Người dân Đồ Sơn chờ bão đến. Ảnh: Tuổi Trẻ
s
Nhanh chóng đi tránh bão nhưng gặp lụt. Ảnh: Tuổi Trẻ
s
Nhiều người dân đi lại khu vực bờ biển khi bão dâng lên. Ảnh: Tuổi Trẻ
s
Ô tô đi tránh bão. Ảnh: Tuổi Trẻ
s
Do ảnh hưởng của bão Nock-ten, tại khu vực bãi biển Đồ Sơn (Hải Phòng) trưa và chiều nay có mưa, gió mạnh và sóng biển dữ dội. Ảnh: VnExpress
s
Một người đàn ông tìm cách tiếp cận gần để quan sát phải ôm đầu né tránh.Ảnh: VnExpress
s
Chiếc ôtô loay hoay tìm lối ra từ phía trong. Ảnh: VnExpress
s
Một số du khách đi nghỉ mát hứng thú chụp ảnh. Ảnh: VnExpress
z
Xe cứu hộ đê biển lên đường. Ảnh: Tuổi Trẻ
Đ.T (tổng hợp)

Thanh Hóa - Nghệ An: Tâm bão số 3 tối nay


30/07/2011 20:09:12

 - Theo dự báo của TTKTTV, chiều tối nay (30/7) vùng tâm bão sẽ đi vào địa phận các tỉnh Thanh Hóa - Nghệ An và suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới, sau đó áp thấp nhiệt đới tiếp tục đi sâu vào đất liền và tiếp tục suy yếu thành một vùng áp thấp. 

Tại Thanh Hóa: Dọc bờ biển địa phận xã Hải Thanh, Tĩnh Gia - Thanh Hóa, các ngư dân và những hộgia đình sống sát biển đang gấp gáp chuẩn bị chống chọi với cơn bão.

Theo ông Nguyễn Trọng Hải, Chánh văn phòng Ban Chỉ huy phòng chống lụt bão tỉnh Thanh Hóa, đến 16h chiều ngày 30/7, toàn tỉnh đã di dời được 20.181 nhân khẩu ở các điểm xung yếu cần di dời ở 6 huyện, thị xã ven biển đến nơi an toàn.

x
Người dân thôn Bắc Thọ, xã Ngư Lộc, huyện Hậu Lộc (Thanh Hóa) chằng chống nhà cửa phòng chống cơn bão số 3 vào chiều 30/7. Ảnh: Tuổi Trẻ

 

Các cửa nằm ở khoảng trống đều được chằng cột. Ảnh: Dân Trí
Các cửa nằm ở khoảng trống đều được chằng cột. Ảnh chụp tại xã Hải Thanh, huyện Tình Gia, Thanh Hóa: Dân Trí
            Các công nhân của cây xăng Thanh Đình đang gấp rút gia cố cho các thiết bị. Ảnh: Dân Trí
Các công nhân của cây xăng Thanh Đình (xã Hải Thanh, huyện Tĩnh Gia) đang gấp rút gia cố cho các thiết bị. Ảnh: Dân Trí

 

Nghệ An: Di dời các hộ gia đình ở chung cư cũ

Theo báo cáo nhanh từ ban chỉ đạo PCLB và TKCN tỉnh Nghệ An cho biết, tính đến 16h ngày 30/7 gần 18.000 dân thuộc 5 huyện, thành phố, thị xã đã được di dời đến nơi an toàn.

Ông Nguyễn Thọ Cảnh, Giám đốc Sở nông nghiệp, phát triển và nông thôn tỉnh cho biết, những hộ dân nào không chịu di dời thì ngành chức năng sẽ cưỡng chế. Đặc biệt, để phòng cơn bão số 3, tại thành phố Vinh, nơi có nhiều nhà chung cư đã cũ nên tỉnh cũng đã yêu cầu di dời gần 200 hộ dân.

Các huyện khác như Nghi Lộc, Diễn Châu, thị xã Cửa Lò, Quỳnh Lưu cũng đã nhanh chóng hoàn thành việc lên phương án khi cơn bão số 3 đến.

 

Ông
Ông Cao Đức Phát Bộ trưởng Bộ nông nghiệp (đứng giữa) chỉ đạo tại Nghệ An. Ảnh: Trọng Đức
Người dân thị xã Cửa Lò (Nghệ An) chằng chống lại nhà tránh bão giật đổ
Người dân thị xã Cửa Lò (Nghệ An) chằng chống lại nhà tránh bão giật đổ.Ảnh: Tuổi Trẻ
x
Ngư dân Nghệ An đang cố gắng neo đậu an toàn. Ảnh: Trọng Đức
 

Do ảnh hưởng của bão số 3 trên địa bàn Nghệ An từ 19h ngày 29/7 đã có mưa gió nhẹ, lượng mưa đo được từ khoảng 20-100 mm. trong đó TP Vinh cao nhất 95 mm, Nam Đàn 84 mm, Yên Thượng (Thanh Chương) 78 mm.

 
Tính đến 16h chiều ngày 30/7 Nghệ An có 4.367 tàu thuyền với 22.419 lao động trực tiếp đánh hải sản vào bờ neo đậu tại các bến anh toàn. Ngoài ra có 62 phương tiện với 293 lao động các địa phương khác vào tránh trú bão trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

Hà Tĩnh: Lốc xoáy giật tung 30 nóc nhà. Người dân vẫn chủ quan

Theo bản tin Thời sự 19h trên kênh VTV1, Đài Truyền hình Việt Nam, hôm nay, tại huyện miền núi Vũ Quang đã xuất hiện lốc xoáy giật tung 30 nóc nhà.

Ghi nhận của PV, đến chiều tối 30/7, trên địa bàn huyện Lộc Hà có mưa to và gió nhưng người dân vẫn chủ quan trong việc phòng chống. Trên bãi biển xã Thạch Bằng, huyện Lộc Hà, nhiều hàng quán vẫn hoạt động bình thường. Một số người dân ở đây cho biết, bão chưa vào nên cố bám trụ.
 
Mặc dù bão sắp đổ bộ vào nhưng người dân ở khu vực bãi biển xã Thạch Bằng vẫn chưa được di dời. Ảnh: VNN
Mặc dù bão sắp đổ bộ vào nhưng người dân ở khu vực bãi biển xã Thạch Bằng vẫn chưa được di dời. Ảnh: VNN
 

Ông Phan Văn Nhàn, Phó chủ tịch huyện, Phó ban thường trực Ban chỉ huy PCLB huyện Lộc Hà cho biết: Hiện tại tất các phương án di dời đã sẵn sàng, tại xã Thịnh Lộc đã di dời 50 hộ, Thạch Kim di dời 63 hộ, tại Hộ Độ một số người già, trẻ con, phụ nữ người có thai cũng được di dời đến nơi an toàn.

Việc một số người dân chưa chịu di dời là nước chưa lớn, gió đang còn nhỏ nên người dân chủ quan ở lại nhưng ban chỉ đạo rất kiên quyết để đảm bảo an toàn cho người dân nên sau họ chấp hành hết. Hiện huyện đã huy động đầy đủ lực lượng và khi cần thiết sẽ di dời nhanh chóng.

Ngoài ra, tại cảng cá Thạch Kim (Lộc Hà), đến 11h trưa, đã có 631 tàu thuyền tránh bão, trong đó có 52 tàu ngoại tỉnh. Công tác kêu gọi tàu thuyền vào nơi trú ẩn an toàn và tổ chức chằng chống neo đậu đang được tiếp tục triển khai.

Ông Nguyễn Hiền Lương, Chủ tịch UBND huyện thông tin: 15h30 ngày 30/7, huyện phát lệnh di dời 150 hộ dân ở xã Xuân Hội. Còn tại xã Xuân Giang 2 có nguy cơ xảy ra lũ, cũng đang được theo dõi để lên phương án đối phó. 

Hải Phòng: Sóng cao hàng chục mét

Dù không phải nơi bão đổ bộ nhưng biển Hải Phòng đang có sóng rất mạnh. Tại Đồ Sơn, những cột sóng cao hàng chục mét đánh mạnh vào bờ kè tuyến đường ven biển. Các con đường xung quanh bị ngập nặng.

 

s
Sóng đánh mạnh vào bờ kè con đường ven biển Đồ Sơn. Ảnh: VnExpress

 


Thái Bình: Đưa nười dân sống ngoài đê vào nơi an toàn

Theo dự báo, Thái Bình có hai huyện ven biển Tiền Hải và Thái Thụy phải hứng chịu thiệt hại nặng do bão số 3 gây ra. Trước tình hình trên, Ban chỉ đạo PCLB tỉnh Thái Bình đã khẩn trương chỉ đạo các cấp, các ngành trong tỉnh nhanh chóng triển khai các phương án đối phó.

 

x
Nhiều tàu thuyền đã vào bờ trú ẩn. Ảnh: Chi Bảo
 

Đến 15h ngày 29/7, huyện Thái Thụy có 431 phương tiện tàu thuyền và 1.494 lao động đánh bắt thủy hải sản trên biển, toàn bộ số tàu thuyền đã liên lạc được với các đồn biên phòng và đang trở về nơi neo đậu. Đến nay, đã có gần 300 phương tiện vào bờ trú ẩn an toàn. Huyện Thái Thụy đã tổ chức rà soát danh sách 826 hộ và trên 1.200 lao động nuôi trồng thủy hải sản, 1.584 hộ với trên 6.400 nhân khẩu đang sinh sống ngoài đê chính vào nơi an toàn. Đồng thời, chỉ đạo các địa phương chuẩn bị phương tiện, nhân lực, vật tư tập kết, tại các điểm đê, kè, cống xung yếu, vận hành thử các máy bơm tiêu úng, sẵn sàng với các tình huống có thể xảy ra. 

Tại Cửa Lân của huyện Tiền Hải, hiện có 25 tàu thuyền của ngư dân các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An cùng thuyền của ngư dân Tiền Hải cũng đã được gọi vào neo đậu an toàn. Trên 420 chủ đầm tôm và ngao ở ven biển huyện Tiền Hải hiện nay đã chủ động vào bờ tránh bão.

Các đơn vị biên phòng Đồn 72 Cửa Lân (huyện Tiền Hải), Đồn 68 Thái Đô và Đồn 64 cảng cửa khẩu Diêm Điền (huyện Thái Thụy), Hải đội 2 ứng trực 100% quân số, sẵn sàng cơ động giúp dân phòng chống bão.
x
Tất bật tháo dỡ tránh bão. Ảnh: Chi Bảo
Nhiều cây xăng cũng được chằng chống cẩn thận. Ảnh: Chi Bảo
Nhiều cây xăng cũng được chằng chống cẩn thận. Ảnh: Chi Bảo
Ảnh: Chi Bảo
Ảnh: Chi Bảo
Ảnh: Chi Bảo
Ảnh: Chi Bảo
Ảnh: Chi Bảo
Ảnh: Chi Bảo
 
Tại thành phố Thái Bình, UBND phường Quang Trung đã huy động 100% cán bộ cơ sở phối hợp với các lực lượng; bộ đội, công an, y tế, chi nhánh điện… để lên phương án di dời các hộ dân đang sinh sống tại khu tập thể ở tổ 39, 40 sang các khu nhà kiến cố an toàn.

Sở NN&PTNT Thái Bình cũng triển khai nhiều phương án bảo vệ công trình đê, kè, cống xung yếu, các công trình đang thi công… để kịp thời ứng phó với tình huống xấu có thể xảy ra.

Vào lúc 14h ngày 30/7, Thái Bình đã có gió giật mạnh cấp 8,9 và mưa rào nhẹ, các cơ quan, đơn vị trên địa bàn thành phố Thái Bình đều nghỉ làm việc để khắc phục bão số 3.
 
Do ảnh hưởng của bão số 3, tại trạm đảo Cô Tô có gió mạnh 15m/s (cấp 7), giật 27m/s (cấp 10); ở trạm đảo Bạch Long Vĩ có gió mạnh 20m/s (cấp 8), giật 24m/s (cấp 9); Văn Lý (Nam Định) 15m/s (cấp 6), giật 22m/s (cấp 9); Thái Bình 12m/s (cấp 6), giật cấp 8.

Hồi 16h ngày 30/7, vị trí tâm bão ở trên vùng bờ biển các tỉnh Thái Bình - Hà Tĩnh. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8, cấp 9 (tức là từ 62 đến 88 km một giờ), giật cấp 10, cấp 11.

Dự báo trong 12 giờ tới, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, mỗi giờ đi được khoảng 20km. Như vậy, chiều tối nay (30/7) vùng tâm bão sẽ đi vào địa phận các tỉnh Thanh Hóa - Nghệ An và suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới, sau đó áp thấp nhiệt đới tiếp tục đi sâu vào đất liền và tiếp tục suy yếu thành một vùng áp thấp. Đến 04h ngày 31/7, vị trí trung tâm vùng áp thấp ở trên khu vực Trung Lào.

Do ảnh hưởng của bão, ở vịnh Bắc Bộ đêm nay (30/7) còn có có gió mạnh cấp 6, cấp 7, vùng gần tâm bão mạnh cấp 8, giật cấp 9, cấp 10. Biển động mạnh. Vùng ven biển các tỉnh từ Hải Phòng đến Nghệ An có gió mạnh cấp 6, cấp 7, vùng gần tâm bão cấp 8, giật cấp 9, cấp 10. Ở phía Đông Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to và rải rác có dông. Trong cơn dông cần đề phòng có lốc xoáy. Vùng ven biển các tỉnh từ Hải Phòng đến Nghệ An cần đề phòng nước biển dâng kết hợp với triều cường cao từ 3 - 5m.

Ngoài ra, do ảnh hưởng kết hợp với gió mùa tây nam hoạt động mạnh, ở khu vực giữa và Nam biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Trường Sa), vùng biển từ Bình Thuận đến Cà Mau có gió mạnh cấp 6, giật cấp 7, cấp 8 và có mưa rào và dông mạnh. Biển động. Trong cơn dông cần đề phòng có lốc xoáy.
 

Đ.T (tổng hợp) - Trọng Đức - Chấn Phong - Chi Bảo