THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

27 July 2011

Quân phục VN “made in China”

http://nguyenvantuan.net/news/6-news/1306-quan-phuc-made-in-china


Đó là tôi nói ở Úc, chứ không phải ở Việt Nam. Bây giờ người dân Úc mới phát hiện rằng quân phục của Hải quân Úc được may ở Trung Quốc. Nhưng sự kiện làm công chúng chú ý là họ viết sai tên nước Úc! Không biết quân phục ở Việt Nam do ai may?
Hôm thứ Sáu, hệ thống truyền thông đồng loạt đưa tin giật gân. Đó là bản tin cho biết quân phục, cụ thể là quân phục hải quân Úc, do người Tàu may. Nhưng điều làm người dân Úc phẫn nộ và uất ức hơn là công ti Tàu thêu sai huy hiệu của hải quân Úc! Huy hiệu của Hải quân Úc là“Royal Australian Navy”, nhưng công ti Tàu thêu thêm một mẫu tự L thành: “Royal Australlian Navy”!
Huy hiệu Hải quân Úc "Made in China" bị viết sai
Kí giả của đài truyền hình số 7 rà soát đường dây may quân phục và phát hiện rằng một công ti may mặc ở Tasmania giao cho một công ti ở Hồng Kông may. Một thượng nghị sĩ Úc nổi giận nói rằng không có gì tồi tệ hơn khi quân phục của một quốc gia để cho người nước ngoài may. Ông cho biết ở Mĩ, người ta có luật hẳn hoi qui định rằng quân phục của quân đội Mĩ phải được sản xuất ở Mĩ bởi người Mĩ và vải may cũng là của Mĩ. Vậy mà ở Úc đồng phục quân đội để cho Tàu may. Ai cũng xem đó là một sỉ nhục quốc gia, vì chẳng lẽ một nước Úc giàu có như thế này mà để cho người ngoài may quân phục? Chả thế mà ông chủ tịch Hội cựu quân nhân Úc nói trong uất ức: Thật không thể chấp nhận được.
Nhân chuyện của người, nghĩ đến chuyện bên nhà. Năm 2009, Thủ tướng ra quyết định thay đổi quân phục Việt Nam. Đây là một quyết định được đánh giá là quan trọng có ý nghĩa chính trị: “Thay đổi mẫu mã quân phục là một nhiệm vụ chính trị đặc biệt quan trọng.” Quân phục mới có màu xanh olive, giông giống với màu quân phục của nhiều quân đội trên thế giới. Theo cảm nhận cá nhân, tôi thấy quân phục mới cũng đẹp mắt.
Nhưng so sánh với quân phục Trung Quốc thì hình như quân phục Việt Nam gần như có cùng kiểu cách. Hôm nọ nhìn hình Đại tướng Phùng Quang Thanh bắt tay một ông tướng Trung Quốc, tôi ngạc nhiên thấy quân phục của hai ông tướng rất giống nhau. Tìm hiểu thêm (như hình dưới đây) cho thấy mô hình quân phục Trung Quốc (bên trái) rất giống như mô hình K8 của Việt Nam (bên phải). Giống như từ màu olive, mũ, đến số nút áo. Nếu có khác nhau thì chỉ đường viền mũ của quân phục Việt Nam là màu đỏ, còn phía Trung Quốc là màu Olive. Nhưng độ dốc của mũ thì giống nhau. Độ dốc này rất Liên Xô, khác với độ dốc của phe Âu Mĩ vốn thấp hơn và phẳng hơn nhưng ... oai hơn. Nhìn chung, quân phục hai quân đội giống nhau đến 95%. Mô hình K8 được thay đổi từ tháng 12/2009, còn mô hình quân phục Trung Quốc cũng thay đổi trước đó không lâu.
Trong quân chủng Hải quân, quân phục Việt Nam (phải) cũng giống quân phục Trung Quốc (trái). Thật vậy, những sọc áo, mũ và huy hiệu đều giống nhau. Chỉ khác nhau màu: màu xanh của quân phục Trung Quốc đậm hơn màu xanh của quân phục hải quân Việt Nam.
Chẳng những quân phục mà đồng phục công an của Trung Quốc và Việt Nam cũng không khác nhau mấy. Kiểu áo, kiểu mũ và cái móc trên áo đều giống nhau. Chỉ khác nhau ở màu xanh và màu viền của mũ. Không hiểu những chữ trên mũ của Hải quân Trung Quốc viết gì, nhưng tôi đoán chắc cũng giống hải quân Việt Nam. 
Sự giống nhau đến ngạc nhiên như trên dẫn đến thắc mắc. Nhân câu chuyện bên Úc, tôi không biết quân phục Việt Nam được ai thiết kế? Vải quân phục có phải là vải của ta (Việt Nam)? Quân phục Việt Nam được may ở đâu? Hi vọng rằng quân phục Việt Nam là do người Việt Nam thiết kế, vải của Việt Nam, và do người Việt Nam sản xuất.
TB. Thật ra, nếu để ý sẽ thấy Việt Nam và Trung Quốc giống nhau khá nhiều về danh xưng. Chẳng hạn như Trung Quốc có Quân Đội Nhân Dân, Việt Nam cũng thế: Quân Đội Nhân Dân. Trung Quốc có Công an Nhân dân, lực lượng công an Việt Nam cũng có cùng tên. Trung Quốc có Nhân dân nhật bào, Việt Nam cũng có báo Nhân dân ra hàng ngày. Nói chung hai nước có nhiều điểm giống nhau đến ngạc nhiên.

Tại sao người đi tiền phong chống Trung Quốc vẫn còn bị giam giữ


2011-07-26

Cuộc biểu tình chống Trung Quốc được cho là khí thế nhất tại Hà Nội diễn ra vào ngày 24 tháng 7 vừa qua khiến cho nhiều người nhớ đến một số nhân vật hiện đang phải thụ án tù bởi từng công khai biểu tình chống những hành động xâm lấn và bắn giết ngư dân Việt Nam trước đây.

RFA files

Năm 2008 "Điếu cầy" người thứ 2 từ phải, đã đứng lên phản đối Trung Quốc lấn chiếm lãnh hải Việt Nam.


Lên tiếng quá sớm

Có thể nói việc làm của những người như  ông Nguyễn Văn Hải, thường được biết đến với danh xưng blogger Điếu Cày Nguyễn Hòang Hải, hay cô Phạm Thanh Nghiên, tiến sỹ luật Cù Huy Hà Vũ … không khác gì mấy so với họat động công khai giương biểu ngữ, đi tuần hành hô vang khẩu hiệu chống Trung Quốc của nhiều người dân Hà Nội tiến hành gần đây.
Thế nhưng những người như ông Nguyễn Văn Hải, cô Phạm Thanh Nghiên, tiến sỹ luật Cù Huy Hà Vũ và một số người khác hiện phải ở trong trại tù thi hành những bản án mà tòa án Việt Nam tuyên cho họ.
Bà Dương Thị Tân, vợ ông Nguyễn Văn Hải, cho biết chính những cán bộ an ninh, công an Việt Nam cho rằng việc biểu tình chống Trung Quốc của ông Nguyễn Văn Hải là đi quá sớm khiến ông phải rơi vào cảnh tù tội;
Những việc ông ấy làm là làm trước khi người ta nói chứ không có gì sai. Ý kiến chủ quan của tôi là không có gì sai trái: những việc làm của ông là điều ai cũng bức xúc, mà trước đây báo chí không nói nên người ta không bức xúc.
chính những cán bộ an ninh, công an Việt Nam cho rằng việc biểu tình chống Trung Quốc của ông Nguyễn Văn Hải là đi quá sớm khiến ông phải rơi vào cảnh tù tội 
Bà Dương Thị Tân
Từ rất sớm ông đã có những thông tin rất sớm từ thời mất Thác Bản Giốc. Lúc đó ông đã có nổi canh cánh. Có người gọi tôi ra nói 'hãy để nhà nứơc giải quyết', nếu không Trung Quốc mích lòng gây chiến tranh. Thượng tá Phạm Thành Công nói với tôi 'phải mềm dẻo'…
Anh Ngô Quỳnh, người từng bị bỏ tù vì có những họat động chống Trung Quốc gây hấn với Việt Nam, đưa ra nhận định:
Tôi nghĩ tư duy của nhà cầm quyền lúc đó còn quá 'lạ lẫm' với chuyện đó; họ thấy việc biểu tình là quá mới không thể chấp nhận được. Họ tìm đủ mọi cách để gây khó dễ. Tôi đã chứng kiến họ đánh đập những anh em đi biểu tình rất dã man; sau đó họ tiếp tục đi bước nữa là quản chế, giam giữ. 
Tôi nghĩ chưa có thể nói những hành động của nhà cầm quyền Hà Nội sắp đến đối với những người đã và đang đi biểu tình; nhưng cũng hy vọng chính quyền đang có những bước nhượng bộ thực sự để người dân có thể thực hiện những quyền tự do cơ bản nhất của mình.
tư duy của nhà cầm quyền lúc đó còn quá 'lạ lẫm' với chuyện đó; họ thấy việc biểu tình là quá mới không thể chấp nhận được. Họ tìm đủ mọi cách để gây khó dễ. Tôi đã chứng kiến họ đánh đập những anh em đi biểu tình rất dã man; sau đó họ tiếp tục đi bước nữa là quản chế, giam giữ.
Anh Ngô Quỳnh
Bà Nguyễn thị Lợi, mẹ của cô Phạm Thanh Nghiên hiện đang thụ án tù tại trại số 5, Thanh Hóa cho biết lý do mà người ta đưa ra để bắt con gái bà trước đây:
Tội danh khi bắt là 'tọa kháng tại nhà'; vì nó đi lên Hà Nội biểu tình người ta không cho đi, canh gác vì thế nó tọa kháng tại nhà tức biểu tình tại nhà. Bắt là tội 'Hòang sa- Trường Sa' mà khi xử lại không xử tội ấy.

Tình cảnh hiện nay

Đối với trường hợp ông Nguyễn Văn Hải, kề từ khi bị bắt hồi ngày 3 tháng 6 năm 2009 đến nay, bà vợ của ông không hề được gặp mặt. Ông này bị kết tội 'trốn thuế' và bị phạt tù; nhưng thời điểm mãn hạn vào ngày 
Từ trên: ông Nguyễn Văn Hải-cô Phạm Thanh Nghiên-TS luật Cù Huy Hà Vũ. RFA files
Từ trên: ông Nguyễn Văn Hải-cô Phạm Thanh Nghiên-TS luật Cù Huy Hà Vũ. RFA files
20 tháng 10 năm ngóai ông lại bị giam tiếp tục với tội danh 'tuyên truyền chống Nhà Nước Việt Nam'. Thông tin gần đây cho hay ông Nguyễn Văn Hải bị mất một tay trong tù.
Bà Dương Thị Tân nói về thông tin đó, cũng như tình cảnh không chỉ ông Nguyễn Văn Hải phải chịu đựng mà cả gia đình bà cũng phải gánh sau khi ông này bị bắt vì đã lên tiếng và có hành động về sự bành trướng của Trung Quốc đối với Việt Nam:
từ phía trại giam và cán bộ có thẩm quyền, họ vẫn né tránh không trả lời vào vấn đề của tôi. Chưa có một thông báo chính thức nào cho gia đình. Tôi nghĩ hòan tòan bất công, bất công với chính bản thân ông Hải và với chính gia đình tôi: họ có những cách hành xử rất vô nhân đạo với gia đình tôi.
Bà Dương Thị Tân
Đến hôm nay hơn chín tháng, chưa có thông tin gì. Còn việc nói ông Hải bị mất tay chỉ thực sự từ miệng một người tiếp dân ở đó thôi. Còn từ phía trại giam và cán bộ có thẩm quyền, họ vẫn né tránh không trả lời vào vấn đề của tôi. Chưa có một thông báo chính thức nào cho gia đình. Tôi nghĩ hòan tòan bất công, bất công với chính bản thân ông Hải và với chính gia đình tôi: họ có những cách hành xử rất vô nhân đạo với gia đình tôi.
Tù nhân Phạm Thanh Nghiên, bị bắt hồi tháng chín năm 2008 khi đang tọa kháng tại nhà với biểu ngữ 'Hòang sa- Trường Sa là của Việt Nam', cũng như phản đối công hàm của thủ tướng Phạm Văn Đồng ngày 14 tháng 9 năm 1958 gửi cho ông Chu Ân Lai về vấn đề lãnh hải Trung Quốc. Tuy nhiên khi đưa ra xét xử thì tòa lại rút những cáo buộc đó mà tuyên án cô 4 năm tù giam, 3 năm quản chế về tội tuyên truyền chống nhà nước CHXHCNVN theo điều 88 Bộ Luật Hình sự với một trong những chứng cứ là bài 'Uất ức quá biển ta ơi' viết về trường hợp những ngư dân Việt tại Hậu Lộc, Thanh Hóa bị phía Trung Quốc bắn chết khi đang đánh bắt cá tại Vịnh Bắc Bộ.
Tù nhân Phạm Thanh Nghiên, bị bắt hồi tháng chín năm 2008 khi đang tọa kháng tại nhà với biểu ngữ 'Hòang sa- Trường Sa là của Việt Nam'...Tuy nhiên khi đưa ra xét xử thì tòa lại rút những cáo buộc đó mà tuyên án cô 4 năm tù giam, 3 năm quản chế về tội tuyên truyền chống nhà nước
Bà Nguyễn Thị Lợi, mẹ của cô Phạm Thanh Nghiên cho biết tình hình của cô hiện nay qua chuyến đi thăm gần nhất là vào ngày 4 tháng 7 vừa qua:
Con tôi nhỏ bé tí xíu, ở nhà ăn uống cũng 'khảnh ăn'. Còn gia đình có mang đồ tươi đến chỉ ăn một ngày thôi, chứ thời tiết nóng thế này thì thiu mất. Khi vào tù cháu bị ngất mấy lần, người ta cũng truyền nước, chữa chạy đến nơi đến chốn. 

Đồng cảm

Một người từng về Hậu Lộc, Thanh Hóa cùng với cô Phạm Thanh Nghiên trong chuyến tìm hiểu gia cảnh của những thân nhân của ngư dân Việt bị phía Trung Quốc bắn chết, là anh Ngô Quỳnh hiện đã mãn án tù nhưng vẫn bị quản chế, nói về cô Phạm Thanh Nghiên như sau:
Ấn tượng của em về chị Nghiên là tốt. chị rất nhiệt tình và có tình cảm đặc biệt với ngư dân và người dân Việt Nam. Còn chuyện chị vẫn còn ở tù em không biết làm sao, chỉ biết mong chị sớm được trả tự do và giữ gìn sức khỏe.
Ngay sau khi nghe tin ông Nguyễn Văn Hải, nhiều người lên tiếng lo lắng về tình cảnh của ông, cũng như lên án việc làm bất minh của những cơ quan đang giam giữ ông như bài viết "Hải cụt' của bác sĩ Phạm Hồng Sơn, rồi bài chia xẻ của ông Nguyễn Bắc Truyển. Hai người này là tù nhân lương tâm và nay đang bị quản chế.
Một người đấu tranh cho dân chủ tại Việt Nam đang phải trốn chạy ra nứơc ngòai là ông Nguyễn Ngọc Quang có bài 
Đối với tiến sỹ luật Cù Huy Hà Vũ, sau khi tòa án nhân dân thành phố Hà Nội trong phiên xử sơ thẩm hôm ngày 4 tháng 4 vừa qua tuyên án ông 7 năm tù giam, thì đã có gần 2000 người ký tên vào bản kiến nghị yêu cầu trả tự do cho ông vì họ cho rằng những việc làm của ông không hề vi phạm luật pháp Việt Nam
'Tiếng hót chim Phương Nam'; trong đó ông viết "Tôi chưa từng gặp anh Điếu Cày. Tôi yêu anh ấy qua lời kể của bạn bè. Ngày tôi ra tù, tôi cầm trên tay mảnh giấy chữ viết của anh ghi địa chỉ và số phone đi tìm chị Tân. Chị kể cho tôi nghe về anh và cho tôi xem chiếc nón của anh mà trên đó có going chử 'Hòang Sa, Trường Sa là của Việt Nam'. Sau này có những lần nói chuyện với Uyên Vũ, Trăng Đêm, Bùi Chát, Lái Giáo, Anhbasg, Mẹ Nấm… những thành viên của Câu lạc bộ Nhà báo Tự do, tôi được hiểu thêm về anh, một người anh đáng kính rất cương nghị và có tố chất của một thủ lĩnh".
'Chuyện anh Điếu cày' của tác giả Nguyễn Dư trên Dân Làm báo viết 'Chỉ có những con người yêu tổ quốc như anh mới đi đến tận nơi địa đầu của đất nước để chứng kiến cảnh người ta đã bán lãnh thổ cho giặc, lúc đó anh mới tin. Anh cần bằng chứng sự thật. Và sự thật đã rõ."
Đối với tiến sỹ luật Cù Huy Hà Vũ, sau khi tòa án nhân dân thành phố Hà Nội trong phiên xử sơ thẩm hôm ngày 4 tháng 4 vừa qua tuyên án ông 7 năm tù giam, thì đã có gần 2000 người ký tên vào bản kiến nghị yêu cầu trả tự do cho ông vì họ cho rằng những việc làm của ông không hề vi phạm luật pháp Việt Nam mà lại là những hành động yêu nước muốn cho đất nước phát triển, không phải rơi vào họa xâm lăng của ngọai bang.

Tấm bản đồ cổ có tên An Nam Đồ Chí


2011-07-26

Trong tình hình tranh chấp hiện nay tại Biển Đông thì một tấm bản đồ càng có niên đại cũ bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu.

hannom.org

Ảnh 3


Giáo sư Ngô Đức Thọ là người phát hiện ra tấm bản đồ cổ có tên An Nam Đồ Chí được in ra vào thế kỷ 16 với nhiều bằng chứng mạnh mẽ có thể chứng minh Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam. Mặc Lâm có cuộc phỏng vấn GS Thọ để tìm hiểu thên về vấn đề này.

Nguồn gốc

Mặc Lâm : Thưa, xin Giáo Sư vui lòng cho biết ông đã phát hiện An Nam Đồ Chí trong trường họp nào?
GS Ngô Đức Thọ : Dứt khoát không phải là tôi đi nghiên cứu để tìm một cái bản đồ về Hoàng Sa – Trường Sa, mà nói đúng hơn là tôi chú ý đến các bản đồ của Việt Nam nói chung. Đây là tôi nói những bản đồ cổ Hán Nôm, chứ còn bản đồ của Tây thì tôi biết là có cụ Nguyễn Đình Đầu, rồi bên Tổng hợp coi như có Nguyễn Quang Ngọc, nhưng tôi thì tương đối nắm được nguồn tư liệu bản đồ cổ, nhất là bản đồ cổ của Việt Nam. 
Các việc nghiên cứu bản đồ cổ đối với chúng tôi có hai vấn đề: một là những bản đồ niên đại, càng sớm càng tốt, nhưng còn quan trọng hơn là những bản đồ cổ của Việt Nam được san định văn bản một cách chính xác, có niên đại hẳn hoi. Đó là một việc khó mà có rất ít tài liệu đạt được điều đó, bởi vì các bản đồ của Việt Nam thì thường là vẽ ra đơn giản mà trong các cuốn sách thì không có cái "date" năm in rất là rõ ràng như của chúng ta hiện nay. 
Anh Đinh Khắc Quân nghiên cứu kỹ nhà Mạc, anh ta có đi thăm Trung Quốc và sưu tầm được bản đồ. Tôi hỏi thì Đinh Khắc Quân cung cấp ngay cho tôi cái bản đồ đó thì tôi xem, trước hết tôi quý vô cùng cái bản đồ đó là trong An Nam Đồ Chí có cái niên đại đúng cái mà tôi đang tìm cái khoảng đó xem rất là kỹ càng
Riêng bản thân tôi trước đây từng chứng minh được quyển sách "Thiên tải nhàn đàm"trong đó có bản đồ Thăng Long lúc bấy giờ kỷ niệm Thăng Long, chuyên mục của tôi nói về Thăng Long, được chứng minh rất chính xác năm vẽ của nó là năm 1810, cách đời Lê năm mười năm không đáng kể. 
Tôi nghĩ bây giờ có vấn đề Trường Sa – Hoàng Sa mình phải tìm xem ở thế kỷ 16, tức là thời tương ứng nhà Lê, nhà Minh thì có những bản đồ gì không. Tìm mãi mà không có. Ở Việt Nam không có bản đồ cổ nào có 
Ảnh 1b
Ảnh 1b
niên đại của thời Lê trung hung tương ứng với khoảng thế kỷ 16 – thời nhà Minh thì không có.
Tình cờ tôi đọc báo "Xưa và Nay" có đăng bài của người bạn trong cơ quan của tôi, anh bạn này trẻ cũng Tiến sĩ – anh Đinh Khắc Quân, đăng một bản đồ gọi là "Bản đồ An Nam thời Mạc". Anh Đinh Khắc Quân nghiên cứu kỹ nhà Mạc, anh ta có đi thăm Trung Quốc và sưu tầm được bản đồ. Tôi hỏi thì Đinh Khắc Quân cung cấp ngay cho tôi cái bản đồ đó thì tôi xem, trước hết tôi quý vô cùng cái bản đồ đó là trong An Nam Đồ Chí có cái niên đại đúng cái mà tôi đang tìm cái khoảng đó xem rất là kỹ càng .
Mặc Lâm :Xin ông có thể nói  một cách khái quát tấm bản đồ này hình thức ra sao và chứa đựng những gì, thưa Giáo Sư?
GS Ngô Đức Thọ :  Cái bản đồ đó ở trong sách An Nam Đồ Chí là cái quyển sách của một ông tổng binh đời Minh, vị tổng binh cai quản địa phận đúng là đảo Hải Nam. Thế thì người phụ trách quân sự của đảo Hải Nam được giao  phụ trách về Việt Nam là quá đúng, thì tôi thấy niên đại là Vạn Lịch năm Mậu Tuất, như thế nghĩa là cách đây hơn 400 năm là một bản đồ rất cổ. Đó, về niên đại là như vậy.
Cái bản đồ đó ở trong sách An Nam Đồ Chí là cái quyển sách của một ông tổng binh đời Minh, vị tổng binh cai quản địa phận đúng là đảo Hải Nam. ... tôi thấy niên đại là Vạn Lịch năm Mậu Tuất, như thế nghĩa là cách đây hơn 400 năm là một bản đồ rất cổ.
Thứ hai, tôi xem kỹ ở một góc bé tí trong bản đồ bằng nửa tờ báo như thế này thì có một góc nho nhỏ bằng cái vỏ bưởi vẽ biển thì tôi giơ kính lúp lên tôi xem rất kỹ xem cái chỗ Hoàng Sa – Trường Sa như thế nào. Điều bất ngờ đối với tôi là không có cái hình vẽ như các bản đồ khác vẽ hòn đảo Trường Sa hoặc Hoàng Sa, hoặc Thất Châu Sơn, những địa danh mà tôi đã chú mục đi tìm, nhưng bất ngờ là ở chỗ trên bờ biển ở cái vùng bờ biển của Huế, chúng ta bây giờ gọi là Thuận Hoá – Huế đó, thì có tên bờ biển Đại Trường Sa. Vì tôi là người nghiên cứu chuyên nghiệp về bản đồ từ lâu rồi, tôi theo dõi vấn đề này từ thời kỳ đầu của vấn đề Trường Sa – Hoàng Sa, Tôi mừng quá, cái tên "Đại Trường Sa", bờ biển chớ không phải cái vùng biển xa ở chỗ vùng Trị Thiên-Huế. Đó là một thông tin rất có giá trị đối với tôi rồi. Đây là một tài liệu của phía đối phương vô cùng quan trọng mà trước hết là nó được in ấn bằng hình ành hẳn hoi, niên đại là mình đã xác định rõ ràng như vậy rồi. 
Điều bất ngờ đối với tôi là không có cái hình vẽ như các bản đồ khác vẽ hòn đảo Trường Sa hoặc Hoàng Sa, hoặc Thất Châu Sơn, những địa danh mà tôi đã chú mục đi tìm, nhưng bất ngờ là ở chỗ trên bờ biển ở cái vùng bờ biển của Huế, chúng ta bây giờ gọi là Thuận Hoá – Huế đó, thì có tên bờ biển Đại Trường Sa.
Riêng vị trí của Cửa Eo, tức là cửa Thuận An bây giờ của Huế, ở cái chỗ ấy thì không biết gọi là cái gì, nó sát với vùng cửa biển. Cái cửa mà ta gọi là Cửa Eo đó thì cái đoạn bờ biển này tôi đoán là ông không biết là cái tên gì do đó ông mới đặt tên cho cửa biển là "Đại Trường Sa" cho cái vùng Cửa Eo của An Nam mình. Việc các nhà hàng hải mà họ đi biển, học địa lý trên biển mà họ nhìn thấy cái gì mà họ không biết thì họ có quyền đặt ra tên. Đấy là cái nguyên tắc thông lệ từ xưa các nước phương Tây, các nhà địa lý phương Tây cũng như là ai đó nếu họ không biết tên hoặc quên thì người ta có quyền đặt ra một cái gì đấy, thì đây chính là ông ấy đặt ra cái tên "Đại Trường Sa".

Giá trị của ấn bản "An Nam Đồ Chí"

Mặc Lâm : Xin Giáo Sư cho biết bản đồ này giá trị ở chỗ nào và làm sao để phát triển những điều khả tín mà nó chứa đựng để chứng minh với giới học thuật quốc tế, thưa ông?
GS Ngô Đức Thọ : Bây giờ tôi có toàn văn cái bản in ấn của Bắc Bình Đồ Thư Quán, bấy giờ nó gọi là Bắc Bình dưới thời Dân Quốc, tức là diễn ra năm 1933, ấn bản "An Nam Đồ Chí" mà nguyên bản theo cái văn bản 
Ảnh 1a
Ảnh 1a
của nhà văn bản học Tiền Đại Hân rất nổi tiếng, có đủ từ đầu chí cuối, từ tờ bạt cho đến chụp bản đồ toàn đồ có cái "Đại Trường Sa" của Việt Nam, tôi xin nói như vậy, nhưng nó không giải thích vì sao lại phải đổi tên của tiếng Việt Nam thành "Đại Trường Sa" thành "Tiểu Trường Sa"? Mà ở đây có cái tên là Cửa Eo sẵn kia mà! Đại khái là như vậy.
Cái cửa mà ta gọi là Cửa Eo đó thì cái đoạn bờ biển này tôi đoán là ông không biết là cái tên gì do đó ông mới đặt tên cho cửa biển là "Đại Trường Sa" cho cái vùng Cửa Eo của An Nam mình. Việc các nhà hàng hải mà họ đi biển, học địa lý trên biển mà họ nhìn thấy cái gì mà họ không biết thì họ có quyền đặt ra tên
Mặc Lâm :Trong những điều mà bản đồ ghi lại thì điều gì Giáo Sư cho là chứng lý quan trọng nhất có thể chứng minh với quốc tế rằng lập luận của mình là đúng?  
GS Ngô Đức Thọ : Quan điểm của tôi cho đến bây giờ tôi vẫn nghĩ rằng trước mắt chúng ta là có An Nam Đồ Chí của người Trung Quốc in ra, trong đó họ không những thừa nhận cái "Đại Trường Sa" của nội địa Trung Quốc bây giờ trên cái bờ biển của ta, đó là bởi vì họ đã chiếu cái quần đảo Đại Trường Sa của chúng ta ở ngoài biển nên dùng tên đó để đặt, chứ làm sao mà biết cái Đại Trường Sa ở đây mà đặt? Đó là chứng lý vô cùng thuyết phục, có một cái niên đại cách đây 400 năm, mà trước đây tôi còn lo đi dò vì tưởng không phải là cách đây 400 năm mà cách đây 300 năm hay 380 năm hay cái gì gì đó mà Trung Quốc chuyển bớt vì thế kỷ 16 không có gì, 17 không có gì, mà 18 cũng không có gì
An Nam Đồ Chí của người TQ in ra, trong đó họ không những thừa nhận cái "Đại Trường Sa" của nội địa TQ bây giờ trên cái bờ biển của ta, đó là bởi vì họ đã chiếu cái quần đảo Đại Trường Sa của chúng ta ở ngoài biển nên dùng tên đó để đặt, chứ làm sao mà biết cái Đại Trường Sa ở đây mà đặt? Đó là chứng lý vô cùng thuyết phục
Mặc Lâm : Xin hỏi Giáo Sư câu hỏi cuối. Giáo Sư đã trình báo việc phát hiện của ông cho cơ quan thẩm quyền Việt Nam chẳng hạn như Ban biên giới chính phủ hay Bộ Ngoại giao hay chưa?
GS Ngô Đức Thọ : Các nhà chính sách của Việt Nam từ Bộ Ngoại Giao, Ban Biên Giới thì nên chú ý ngay đến An Nam Đồ Chí mà Ngô Đức Thọ đã phát biểu chứng minh. Những cái này thật tâm  muốn hỏi thì họ cũng nghĩ là họ không có thẩm quyền gì, còn những điều quan trọng thậm chí họ cũng chả hiểu ra sao, thậm chí Bộ Ngoại Giao không quan tâm đến cái này thì tôi thấy sai lầm vô cùng. Đây là cái chứng lý khẳng định nhờ mọi người giám định thì vô cùng chắc chắn. 
Ban Pháp Luật có mở ra hội đồng, chương trình gì đâu! Cái bản đồ cổ tôi đang nghĩ rằng chỉ cấn một cuộc hội thảo, viện khoa học có thẩm quyền đứng ra là có thể kết luận được bài của tôi, nhưng hoàn cảnh Việt Nam hiện nay thì không làm được.Viện Hán Nôm tổ chức cũng được, Bộ Ngoại Giao không ai làm. 
Mặc Lâm : Một lần nữa xin cảm ơn GS Ngô Đức Thọ đã dành cho chúng tôi buổi phỏng vấn ngày hôm nay ạ.

Hình ảnh chú thích theo bài được trích từ dự liệu của Viện Nghiên cứu Hán nôm (hannom.org)

Gia đình lo ngại cho sức khỏe Cha Lý


2011-07-26

Linh mục bất đồng chính kiến Nguyễn Văn Lý bị đưa trở lại nhà tù hôm thứ 2 vừa qua trong khi sức khỏe của ông rất mong manh, vì mang nhiều chứng bệnh nan y, ngặt nghèo.

RFA photo

Nhà Chung, thuộc Tòa Giám Mục Huế, nơi Linh Mục Nguyễn Văn Lý bị chính quyền đến bắt đưa vào tù trở lại hôm 25/7/2011

Người thân của linh mục Lý hết sức lo ngại cho ông và mong ước công luận can thiệp cho ông trong hoàn cảnh có thể nguy hiểm đến tính mạng. Mời quý nghe cuộc trao đổi giữa Đỗ Hiếu, phóng viên RFA với bà Nguyễn Thị Hiếu, chị ruột Cha Lý và ông Nguyễn Công Hòang, cháu gọi linh mục bằng chú. 

Bắt đột xuất

Đỗ Hiếu: Thưa bà, từ khi linh mục Nguyễn Văn Lý bị bắt đưa trở lại nhà tù, gia đình có liên lạc được với Cha Lý không?

Bà Nguyễn Thị Hiếu: "Chưa có liên lạc chi hết, hôm qua gia đình cũng không có ở đó, chỉ một mình Cha thôi. Có hai bà công an vô gõ cửa, tưởng là khách, Cha mở cửa, họ sẵn sàng bên ngoài rồi, có xe cứu thương, họ gặp Cha Quản lý, đòi niêm phong phòng đó, Cha không chịu, nhưng đồ đạc, họ không lấy gì cả. Cha Lý bình tĩnh, lấy đồ đạc, rồi lên xe lúc đó là hai giờ mười lăm hay hai giờ rưỡi. Tôi có gọi điện thoại cho ông Nam ở Hà Nội, nhưng không ai bắt máy, không tin tức gì, chỉ biết là đưa ra ngoài trại thôi."

Đỗ Hiếu: Thưa bà, lần cuối gặp linh mục Lý là lúc nào và Cha có nhắn nhủ điều gì không?

Bà Nguyễn Thị Hiếu: "Ra hỏi thăm sức khỏe thì cũng đưa thuốc ra, hơn một năm rồi Cha uống thuốc Nam, thuốc viên, uống cả nạm, cả bộ. Nhờ uống thuốc đó mà, coi như cái chân hay sưng lên, sưng xuống, phải có mình bóp hay đánh dầu thì đỡ. Gọi điện thoại thì Cha nói đè vô là nó đau. Đem vô tù lại thì khó mà giảm được, thiếu thốn mọi bề, sao bằng ngoài được, ở ngoài thoải mái và đầy đủ hơn, ở trong tù sợ cơn bệnh tái lại thì nguy hiểm lắm." 

Đỗ Hiếu: Linh mục Lý có biết trước là Ngài sẽ bị công an đến bắt đi không, thưa bà?

Bà Nguyễn Thị Hiếu: "Dạ không biết, nhưng Ngài cũng chuẩn bị, vì án vẫn còn nên họ sẽ không tha, 15 tháng 3, có chuẩn bị trước, nhưng họ không tới đem đi, sau này cũng chuẩn bị nhưng không thấy họ tới, bây giờ thì bất thình lình như vậy, họ không cho biết trước, Cha Quản lý và mình không biết trước. Bất thình lình, đột xuất, Cha có chuẩn bị nhưng không sẵn sàng, nhà định ra thăm, chưa đi kịp thì bị mang vô (tù) lại rồi đó." 

Sức khoẻ rất kém 

Đỗ Hiếu: Thưa bà, khi hay tin Linh Mục Lý bị đưa vào lại trại giam, gia đình có phản ứng ra sao?

Bà Nguyễn Thị Hiếu: "Gia đình thì buồn, đứa cháu nào cũng bủn rủn tay chân, không biết thế nào, chỉ biết phó thác thôi, ra ngoài nớ thì trăm phần trăm là không ổn rồi." 

Đỗ Hiếu: Bà có điều chia sẻ thêm với quý khán thính giả đang theo dõi đài Á Châu Tự Do, rất quan tâm đến việc Cha Lý bị đưa trở lại trại giam?

Bà Nguyễn Thị Hiếu: "Gia đình tôi nhờ tất cả giúp đỡ cho Cha ra khỏi, khỏi bệnh hoạn trở lại, ở trong đó càng ngày càng nguy hiểm thôi, nên gia đình lo lắng lắm."

Đỗ Hiếu: Xin cám ơn bà đã dành cho đài chúng tôi cuộc trao đổi hôm nay, cầu chúc Cha Lý được nhiều sức khỏe, nhiều may mắn và hy vọng Cha sẽ được trở về Nhà Chung ở Huế.

Gia đình thì buồn, đứa cháu nào cũng bủn rủn tay chân, không biết thế nào, chỉ biết phó thác thôi, ra ngoài nớ thì trăm phần trăm là không ổn rồi.

Bà Nguyễn Thị Hiếu

Bà Nguyễn Thị Hiếu: "Mọi sự đều do ý Chúa để gia đình yên tâm, chứ bây giờ gia đình lo lắng, bối rối lo về sức khỏe của Cha thôi. Một lần đi thăm xa xôi nên không đi liên tục được, thứ hai cũng khó khăn về mọi sự hết cả. Ở Huế, đi thăm Cha ngày nay đi, mai mới tới, còn ra Hà Nội thì đi trắc trở quá, cực thì cũng hy sinh không sao cả, nhưng ăn thua là Cha cho khỏe, nhưng bệnh như vậy trong tù, không bao giờ khỏe được, bị đột quỵ giờ nào không hay, có lẽ gia đình không gặp mặt được là nguy lắm."

Đỗ Hiếu: Xin tạm biệt bà.

Bà Nguyễn Thị Hiếu: "Xin cám ơn tất cả"

Khước từ mọi điều trị trong tù 

ChaLy-f-250.jpg
Cha Lý vừa được tạm tha về chữa bệnh vào tháng 3/2010. RFA files
Một người thân khác là ông Nguyễn Công Hoàng, cháu gọi linh mục Lý bằng chú  cám ơn những ai lo nghĩ đến ông, đồng thời nói lên sự lo âu của gia đình sau khi hay tin Cha Lý bị giam cầm trở lại:

"Tôi cám ơn quý vị, bà con, các chính khách đã quan tâm đến tình trạng của chú tôi, tù nhân lương tâm Nguyễn Văn Lý, cuộc đời của Ngài gắn liền rất nhiều với tù tội, hơn 17 năm ở tù, giờ đang trong tình trạng bệnh tật, một tay và chân bên phải bị liệt. Được cho về một năm để điều trị, tới 15 tháng 3 là hết hạn. Họ có nhã ý muốn gia đình làm giấy bảo lãnh, nhưng họ không nói với tôi mà nói với Cha Lý, Cha cho tôi biết vậy. 

Gia đình không làm giấy bảo lãnh, chỉ làm giấy đề nghị cho về chữa bệnh, đến khi nào lành thôi, chứ đâu có thời hạn, một hai năm gì. Sau đó, họ cũng để yên vậy, hôm qua họ đã đưa Ngài vô trại tù lại, chuyện họ thì họ cứ làm, còn đối với linh mục Lý thì Ngài cương quyết như trong di chúc phổ biến trên mạng, sẽ khước từ mọi điều trị, sẽ tuyệt thực vô thời hạn, để phản đối bản án và việc giam cầm Ngài. 

Cám ơn quý vị đã thương và cầu nguyện, yểm trợ Ngài, cách này cách khác. Công việc Ngài làm thì quý vị nhận thấy đó là sự  thật, cần thiết cho quê hương đất nước, quý vị làm được gì thì làm, một phần để nâng đỡ Ngài, một phần cho Quê Hương, Đất Nước sống trong tự do, hạnh phúc, độc lập, dân chủ, hòa bình, tất cả mọi người yêu chuộng hòa bình và sự thật đều ao ước như vậy".

Đối với linh mục Lý thì Ngài cương quyết như trong di chúc phổ biến trên mạng, sẽ khước từ mọi điều trị, sẽ tuyệt thực vô thời hạn, để phản đối bản án và việc giam cầm Ngài. 

Ông Nguyễn Công Hoàng

Thông tin trên mạng cho hay, cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ mới tham gia biểu tình ngày 26 và 30 tháng 7 năm 2011 tại California và Texas chống Trung Quốc và đòi Hà Nội trả tự do cho linh mục Nguyễn Văn Lý cùng các nhà dân chủ và tù nhân chính trị, tôn giáo.

Mặt khác, Amnesty International, tức Tổ chức Ân Xá Quốc Tế cũng vừa ra thông cáo báo chí yêu cầu chánh phủ Việt Nam trả tự do tức khắc và vô điều kiện cho linh mục Nguyễn Văn Lý, hiện trong tình trạng sức khỏe suy kém.

Theo dòng thời sự:

Vì sao biểu tình tại Hà Nội thành công hơn Sài Gòn?


2011-07-26

Mặc dù bị trấn áp dữ dội trong hai lần biểu tình trước, nhưng đợt biểu tình lần thứ 8 vào ngày 24/7 vừa rồi tại thủ đô Hà Nội vẫn diễn ra khá thành công với hàng trăm người tham gia xuống đường.

AFP PHOTO

Người dân biểu tình chống Trung Quốc tại Hà Nội hôm 24-07-2011.

 

Trong khi đó tại Sài Gòn, những người yêu nước đã không thể tập hợp và thực hiện được một cuộc biểu tình để phản đối Trung Quốc như người dân ở thủ đô. Nguyên nhân tại sao lại có sự khác biệt này? Đâu rồi khí thế hừng hực của người dân Sài Gòn trong đợt biểu tình đầu tiên với con số tham gia lên đến hàng ngàn người? 

Khánh An tìm hiểu ý kiến của những người trong cuộc và tường trình.

Chăm sóc Sài Gòn kỹ hơn?

Những ngày này, trong khi Hà Nội liên tục cập nhật những diễn tiến sôi động của các ngày chủ nhật xuống đường thì tại Sài Gòn, lác đác vài nhóm bạn trẻ vẫn kiên trì tập trung ở khu vực trung tâm thành phố vào mỗi sang chủ nhật để chờ một dấu hiệu để xuống đường, cho dù kết quả cuối cùng có thể chỉ là "biểu tình ngồi", ngồi chờ hết giờ rồi ra về. Đã nhiều tuần liền, những thanh niên yêu nước ở Sài Gòn không có lấy một cơ hội để có được một buổi tập trung "cho ra hồn" . 

Trong này đa số là các bạn trẻ sinh viên, gốc gác không nhiều. Ngoài Hà Nội đa số là gốc gác không, lại được sự hỗ trợ của tầng lớp trí thức và cựu cán bộ.

Một bạn trẻ ở SG

Không giống như Hà Nội chỉ bị đàn áp, bắt bớ chủ yếu trong hai tuần lễ 10 và 17/7, ở Sài Gòn hầu như tuần nào cũng có một vài thanh niên bị bắt bớ, đánh đập, hoặc chí ít cũng được "mời uống trà" ở đồn công an hay được "chăm sóc" tận tình tại nhà. Ngọn lửa hừng hực khí thế của lần xuống đường đầu tiên vào ngày 5/6 vì thế cũng dần dần nguội lạnh. Đến hôm chủ nhật 24/7 thì Sài Gòn đã gần như im ắng trong khi những người cùng chí hướng tại Hà Nội có được một buổi xuống đường tuần hành thành công hơn mong đợi.
Nói về lý do Hà Nội thành công hơn Sài Gòn trong những lần tổ chức biểu tình gần đây, một bạn trẻ đã nhiều lần tham gia biểu tình ở Sài Gòn cho rằng:

"Hà Nội người ta được cái giới nhân sĩ mạnh, với lại cái gốc ngoài Hà Nội, theo mình nghĩ, từ trước tới giờ khác ở trong này. Trong này đa số là các bạn trẻ sinh viên, gốc gác không nhiều. Ngoài Hà Nội đa số là gốc gác không, lại được sự hỗ trợ của tầng lớp trí thức và cựu cán bộ, chiến sĩ nhiều."

Thiếu vắng những gương mặt lớn

Tại sao Sài Gòn lại thiếu vắng hẳn những gương mặt nhân sĩ trí thức trong những lần biểu tình sau? Là một trong những nhân sĩ trí thức tham gia xuống đường lần đầu tiên ở Sài Gòn hôm 5/6, nhà văn Nguyễn Viện cho biết lý do vắng mặt của mình trong các lần xuống đường gần đây:

"Chủ nhật vừa rồi cũng như các chủ nhật trước, tôi đều được các ông công an "chăm sóc" kỹ ở nhà. Điều đó có nghĩa là tôi không được, không có khả năng đi ra được tới Sài Gòn cho nên cũng không tận mắt chứng kiến tình hình như thế nào. Nhưng theo những thông tin tôi biết được, trong Sài Gòn, việc trấn áp của lực lượng an ninh đối với người biểu tình có vẻ mạnh mẽ hơn ngoài Hà Nội. Cũng như tình trạng của những người có thể đi biểu tình được như một số người đại khái "được nhà nước quan tâm" thì gần như không có điều kiện để đi ra Sài Gòn. Các bạn trẻ, theo tôi biết, họ cũng tập trung ở ngoài đó khá đông và họ cũng chờ đợi một diễn tiến nào đó để có thể biểu tình được nhưng có lẽ sự có mặt của các lực lượng an ninh còn đông hơn, thành ra những cuộc biểu tình ở Sài Gòn đã không xảy ra được."

Sự thiếu vắng những gương mặt cột trụ lớn như Lê Hiếu Đằng, Huỳnh Tấn Mẫm, Nguyễn Đình Đầu, Nguyễn Viện… đã khiến cho những thanh niên kiên trì xuống đường vào những chủ nhật sau đó không khỏi cảm thấy bơ vơ, nhất là khi so sánh với Hà Nội có hẳn một danh sách các trí thức tên tuổi liên tục lên tiếng kêu gọi và cùng xuống đường với người dân thủ đô.

000_Hkg5136889-250.jpg
Người dân biểu tình chống Trung Quốc tại Hà Nội hôm 03-07-2011. AFP PHOTO.
"Đúng là bơ vơ. Hơi đáng tiếc. Nói chung (phong trào) cũng bị yếu đi, cũng mong muốn có được sự hỗ trợ tinh thần như vậy nhưng không có được, rất đáng tiếc. Ở trong này có những nhân sĩ nhưng có lẽ là bị siết chặt quá. Chứ trong này nếu có một vài nhân sĩ đứng ra thì cũng có thể thành công."

Nhà văn Nguyễn Viện cũng thừa nhận sự vắng mặt của đội ngũ nhân sĩ trí thức chính là một trong những yếu tố khiến cho phong trào biểu tình chống Trung Quốc ở Sài Gòn không thành công.

"Yếu tố này tôi cho cũng là một yếu tố quan trọng đóng góp vào sự thành công của các cuộc biểu tình ngoài Hà Nội mà Sài Gòn không có được. Ở Sài Gòn trong những người biểu tình lần đầu tiên vào ngày 5/6 cũng như ngày sau đó thì hầu như đều có mặt của những người có uy tín trong xã hội. Nói chung sự có mặt đó đã làm chỗ dựa cho những anh em trẻ, nhưng tiếc là sau đó không biết vì lý do gì mà họ đã không có mặt. Tôi không biết là họ có bị bên ngành an ninh chăm sóc hay không, điều đó tôi không dám khẳng định, nhưng tôi thấy sự thiếu vắng của họ trong các cuộc biểu tình sau thì có lẽ đó là một trong những lý do mà những cuộc biểu tình trong Sài Gòn không thành công." 

Chỉ muốn bày tỏ lòng yêu nước

Trong khi đó, Luật sư Lê Hiếu Đằng, nguyên Phó chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, cũng là người đã tham gia tuần hành trong lần đầu tiên cho rằng lý do phong trào biểu tình ở Hà Nội mạnh hơn tại Sài Gòn là vì Hà Nội có những điều kiện mà Sài Gòn không có được như đội ngũ nhân sĩ trí thức đông hơn và hoàn cảnh dễ tập hợp hơn so với Sài Gòn. Ông giải thích tiếp:

Ở trong này có những nhân sĩ nhưng có lẽ là bị siết chặt quá. Chứ trong này nếu có một vài nhân sĩ đứng ra thì cũng có thể thành công.

Nhà văn Nguyễn Viện

"Ở Sài Gòn hoàn cảnh có khác, khác ở chỗ tụi tôi quan niệm rằng đã tổ chức thì phải tổ chức cho thật quy mô và phải dự kiến những tình huống xảy ra. Thành ra tụi tôi cũng rất thận trọng trong việc này. Với lại tụi tôi cũng quan niệm rằng lâu lâu có một sự kiện gì lớn thì trong này mới lên tiếng. Còn tất nhiên thủ đô Hà Nội thì điều kiện các anh ấy thuận lợi hơn."

Một lý do khác mà nhiều người tham gia tuần hành cho là yếu tố khiến cho phong trào biểu tình ở Sài Gòn không được sôi nổi như ở Hà Nội là vì chính quyền có phần đàn áp mạnh tay và liên tục hơn đối với người Sài Gòn vì lo sợ những diễn tiến phức tạp ngoài tầm kiểm soát có thể xảy ra trong các cuộc biểu tình tại Sài Gòn. Bạn trẻ tham gia tuần hành ở trên cũng thừa nhận điều này:

"Cái đó cũng có thể, tại vì Sài Gòn đúng là phức tạp hơn. Nếu tình hình không siết chặt thì dễ dẫn đến nhiều vấn đề vì lịch sử cũng đã như vậy rồi."

Tuy nhiên, theo nhà văn Nguyễn Viện, nếu yếu tố trên thực sự tồn tại thì đây là một sự e ngại hoàn toàn phi lý:

"Theo tôi, sự nghi ngại đó của chính quyền đối với người Sài Gòn là vô căn cứ, vì tất cả những người biểu tình hiện nay đều chỉ có một mục đích duy nhất là chống lại sự xâm lăng của Trung Quốc, chống lại sự gây hấn của Trung Quốc. Tôi nghĩ là không ai có một ý đồ nào khác ngoài việc biểu tỏ lòng yêu nước đối với sự gây hấn của Trung Quốc."

Nói tóm lại, có thể còn nhiều nguyên nhân khác tồn tại đằng sau những thể hiện bên ngoài của chính quyền đối với các cuộc tuần hành của những người yêu nước ở cả hai đầu đất nước. Nhưng theo LS. Lê Hiếu Đằng, biểu tình là một trong những quyền công dân mà nhà nước Việt Nam nên chấp nhận và tạo điều kiện thuận lợi để người dân thực hiện quyền này. Thậm chí theo ông, ở vào thời điểm hiện tại, khi mà người láng giềng tham lam Trung Quốc liên tục có những hành động xâm lấn trên Biển Đông, thì việc người dân xuống đường tuần hành ôn hòa còn là một thế mạnh mà một chính quyền khôn ngoan cần phải biết tận dụng.


Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved.