THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

09 May 2011

Thân nhân nữ sinh nhận định trước phiên tòa “Hiệu trưởng mua dâm”

2011-03-07
Dự kiến vào ngày 10/3, Tòa án Nhân dân tỉnh Hà Giang sẽ xử kín lại vụ án nguyên hiệu trưởng trường THPT Việt Lâm, Sầm Đức Xương và hai nữ sinh Nguyễn Thúy Hằng và Nguyễn Thị Thanh Thúy trong vụ án khiến dư luận bức xúc lâu nay.

Photo courtesy of vtc.vn

Bị cáo Sầm Đức Xương, nữ sinh Nguyễn Thị Hằng và nữ sinh Nguyễn Thanh Thúy, trên đường đến tòa dự phiên xử tại Hà Giang sáng 20/01/2010.

Không thông báo cho gia đình

Lý do nạn nhân là hai nữ sinh trở thành bị cáo và bị giam tù suốt thời gian qua. Trước phiên xử sắp đến, Gia Minh hỏi chuyện bà Nguyễn Thị Thơm, mẹ của nữ sinh Nguyễn Thị Thanh Thúy về một số thông tin liên quan. Trước hết bà Nguyễn Thị Thơm cho biết thông tin về phiên xử sắp đến mà bà nhận được.

Bà Nguyễn Thị Thơm: Tôi không biết thông tin đó, chỉ có những người được Tòa mời đi dự báo cho tôi mới biết.

Gia Minh: Những người được mời đó là ai?

Con tôi có phải tội nhân trọng tội ghê gớm đâu, có phải tù chính trị bán tổ quốc, hoặc giết người hay buôn bán heroin, truyền bá thông tin….

Bà Nguyễn Thị Thơm
Bà Nguyễn Thị Thơm: Họ gồm luật sư của ông Sầm Đức Xương, cha mẹ của những cháu  học sinh dưới tuổi 18.

Gia Minh: Sau khi được biết như thế, bà có tìm đến các cơ quan liên hệ để hỏi thêm thông tin không?

Bà Nguyễn Thị Thơm: Quả thật tôi không đi hỏi đâu hết vì tôi biết chắc chắn tại phiên xử này họ cũng sẽ không cho tôi vào dự phiên tòa. Họ cho biết theo pháp luật Việt Nam, con tôi đã 18 tuổi, đủ tuổi công dân rồi, tự chịu trách nhiệm về bản thân nên không có người giám hộ. Ngoài ra, họ cũng nói trong vụ án này không có đòi hỏi bồi thường dân sự, nên không có người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.        

Gia Minh: Trước đây luật sư Trần Đình Triển tham gia bào chữa cho các cháu, nay họ trả lời như thế thì gia đình có hỏi ý kiến luật sư Triển không?

Bà Nguyễn Thị Thơm: Khi họ nói con tôi không mời luật sư thì tôi rất lo lắng, không biết mọi sự việc sẽ như thế nào. Thực ra khi cháu bị họ bắt đi giam giữ, cháu mới 17 tuổi; đến lúc này họ nói cháu đã bước sang tuổi 19 rồi.

images256619_a250.jpg
Nữ sinh Nguyễn Thị Hằng (áo cam) và nữ sinh Nguyễn Thanh Thúy (áo đỏ, sau), trên đường đến tòa dự phiên xử vụ án vị hiệu trưởng Sầm Đức Xương mua dâm nữ sinh tại Hà Giang sáng 27/01/2010. Photo courtesy of bee.net.vn
Như vậy số tuổi qua ba năm, còn tính thời gian giam giữ thực sự là một năm rưỡi rồi. Sau khi nghe tòa án giải thích như thế, tôi có hỏi luật sư Triển và ông cũng nói: theo luật Việt Nam, cháu đã đủ 18 tuổi rồi, và cháu không mời luật sư, anh cũng chịu.. Phần tôi, tôi vẫn làm đơn nhờ luật sư Triển đại diện cho tôi tại phiên xét xử vì tôi là người có quyền lợi-nghĩa vụ liên quan; nhưng rồi tòa lại nói vụ án này không có bồi thường dân sự nên không có người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; nên đơn của tôi không được chấp nhận.
Gia Minh: Trong một lần nói chuyện trước đây bà cho biết được vào thăm cháu một lần trong trại giam, vậy sau lần đó bà còn được thăm gặp cháu mấy lần nữa?

Thật ra nó chỉ là một đứa trẻ vì những người lớn, quan lại sa đọa mới ra thế. Cháu như tờ giấy trắng mà các 'ông' đó vẽ lên rồi nay lại làm thế.

Bà Nguyễn Thị Thơm

Bà Nguyễn Thị Thơm: Sau khi án phúc thẩm bị hủy, tôi được gặp cháu hai lần. Một lần họ cho gặp bên phía công an để từ chối mời luật sư; lần tháng 11 vừa rồi sau khi hồ sơ được hoàn tất để chuyển sang Viện Kiểm Sát. Lần đó, sau sáu tháng không được gặp nên gia đình anh em đều đến vào trong sân trại giam; nhưng công an lấy giấy của tôi là mẹ đẻ cho vào thôi còn người nhà thì đuổi hết đến một cổng xa, chứ không được đến gần. Lúc đó tôi bức xúc nên vừa khóc vừa nói: con tôi có phải tội nhân trọng tội ghê gớm đâu, có phải tù chính trị bán tổ quốc, hoặc giết người hay buôn bán heroin, truyền bá thông tin…. Thật ra nó chỉ là một đứa trẻ vì những người lớn, quan lại sa đọa mới ra thế. Cháu như tờ giấy trắng mà các 'ông' đó vẽ lên rồi nay lại làm thế.

Sau đó công an trại giam mời tôi vào giải thích yêu cầu thông cảm và nói đó là làm theo luật pháp.

Khi vào phòng họ đưa con tôi ra. Hai mẹ con nhìn nhau khóc, tôi thấy con xanh xao hỏi cần thuốc men gì không.. . Họ chỉ cho gặp nhau chớp nhoáng chỉ 5 phút thôi.

Gia Minh: Phiên xử sắp đến gia đình có dự định đến đó không?

Bà Nguyễn Thị Thơm: Cả nhà chờ đợi đến ngày xét xử để xem sự việc thế nào. Không riêng gia đình, mà nhiều người dân cũng mong mỏi xem sẽ xét xử thế nào.

Gia đình là người dân thôi, chẳng biết kêu ai, chỉ mong luật pháp phân xử công bằng, phân minh thôi.

Gia Minh: Cám ơn Bà về thông tin mà bà cho biết về người con gái còn ở trong trại giam.

Theo dòng thời sự:

# Dân Oan Biểu Tình Tại Tòa TLS Hoa Kỳ Tại Sài Gòn

Theo tin trong nước với những hình ảnh được gởi ra, vào 1 giờ chiều này 9/5/2011 hôm nay, có khoảng 30 dân oan đã tập trung trước số 4 đường Lê Duẩn, tức tòa nhà Tổng Lãnh Sự Hoa Kỳ ở Sài Gòn.

Theo những hình ảnh cho thấy, có một số công an bận áo xanh cũng đang lãng vãng ở khu vực biểu tình, nhưng chưa có hành động trấn áp, có lẽ đang chờ đợi lệnh của cấp trên.
Được biết, những dân oan này thường đòi lại những đất đai của họ bị chiếm đoạt một cách bất công của những quan chức tại địa phương ở tỉnh Tiền Giang. Ngoài ra, các dân oan này còn đòi hỏi Nhà Cầm Quyền Nguyễn Tấn Dũng hay trả tự do ngay tức khắc cho một dân oan tên Trần Thị Hoàng, đã bị bắt giam giữ trong lần biểu tình trước.
Từ thời Việt Nam Cộng Hòa, Tiền Giang, Hậu Giang... nói chung cả một vùng rộng lớn gọi là  Miền Tây là một vùng đất vô cùng trù phú, được gọi là vựa lúa của cả Đông Nam Á. Ấy thế, mà hôm nay, người dân Miền Tây lại nghèo xơ xác, lại phải chịu đói kém, chịu chết đói trên chính vựa lúa này.  Hàng trăm ngàn, hàng triệu hộ dân phải bán con em của họ đi làm dâu xứ người, hoặc đi làm lao nô qua Nam Hàn (Hàn Quốc), HồngKông, Mã Lai, Singapore, và khắp mọi nơi trên toàn thế giới.  Ngay cả họ phải bán những trẻ con tuổi vị thành niên tuổi từ (5 đến 14) qua cả xứ Campuchia để làm nghề mại dâm. (http://www.youtube.com/watch?v=2uxGXEiwbcM).
Đã đến lúc, chúng ta cần chấm dứt chế độ độc tài cộng sản Nguyễn Tấn Dũng này, trả lại sự yên bình cho toàn dân Việt Nam nói chung, cho đồng bào Miền Tây nói riêng.
Ngày 9 tháng 5 năm 2011
Xin phổ biến tự do

Chuyện khó tin về lao động Việt tại Nga


"Nô lệ lao động" là cụm từ đã được sử dụng để nói về tình trạng của hàng ngàn lao động Việt Nam ở các cơ sở lao động không hợp pháp tại Liên bang Nga, trong một văn bản của Đại sứ quán Việt Nam tại Liên bang Nga gửi tới một loạt cơ quan chức năng trong nước.
Tại thời điểm hiện nay, "câu chuyện" những lao động Việt Nam bị bóc lột thậm tệ tại Liên bang Nga vẫn còn nguyên tính thời sự, cho dù văn bản trên được phát hành từ năm 2008.
Bóc lột thậm tệ
Trong văn bản từ 3 năm trước, Đại sứ quán Việt Nam tại Liên bang Nga cho biết, khi nước Nga thắt chặt việc đánh thuế các mặt hàng nhập khẩu từ cường quốc về hàng dệt may với giá rẻ như Trung Quốc thì hàng loạt các xí nghiệp may đã ra đời, nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu của người tiêu dùng, nhất là những người tiêu dùng có thu nhập thấp trên thị trường Nga. Trong bối cảnh này, đã ra đời những xí nghiệp may "đen" với quy mô từ vài chục máy đến hàng trăm máy.
Theo số liệu của các cơ quan bảo vệ pháp luật Nga thì lúc đó quanh vùng ngoại ô thủ đô Moscow có khoảng hơn 500 xí nghiệp may như vậy, với số lượng công nhân lên đến 20.000 người, mà đa số là được đưa từ Việt Nam sang.
Cho dù rất khó "mục sở thị", nhưng qua khảo sát thực tế, "bức tranh" của người lao động ở các xí nghiệp may "đen" này được cho là "đáng báo động".
"Người lao động đã bị bóc lột một cách thậm tệ, bị nhốt dưới khu vực ngầm cách biệt với thế giới bên ngoài, bị thu hoàn toàn giấy tờ tùy thân, không được liên lạc với bên ngoài", văn bản nêu rõ.
Cũng theo thông tin mà Đại sứ quán có được thì người lao động buộc phải làm việc từ 12-14 tiếng trong một ngày mà không có ngày nghỉ. Họ được hứa là sẽ trả lương cao nhưng có nơi, theo công nhân tố cáo đã hàng năm công nhân không được nhận lương vì chủ xưởng đã trừ hết khoản này đến khoản khác.
Thậm chí, nhiều chủ xưởng sau hàng năm bóc lột sức lao động của hàng trăm công nhân thì đã bỏ trốn và trước khi bỏ trốn đã báo cho công an sở tại đến bắt những người lao động không hợp pháp.
Văn bản của Đại sứ quán Việt Nam tại Nga cũng nhấn mạnh: cuộc sống của những người lao động tại các xưởng may nói trên quả là đáng báo động. Ở nhiều nơi, khoảng 50-60 người sống trong một căn phòng tập thể, giường tầng, các đôi nam nữ được ngăn cách bởi những tấm vải che với diện tích chỉ vài m2…
Nhận định được Đại sứ quán đưa ra là "tình trạng những công nhân Việt Nam lao động trái phép tại Nga ngày càng tăng". Trên thực tế, nhiều cuộc điện thoại đã được gọi về các phòng ban của Đại sứ quán để cầu cứu, giải thoát vì cuộc sống quá bức bách. Nhưng ngay cả đến Đại sứ quán Việt Nam và các cơ quan bảo vệ pháp luật của Nga cũng đành bó tay vì tất cả những người gọi đến đều không biết mình đang ở đâu. Bởi họ không biết tiếng Nga và bị giam biệt lập với thế giới bên ngoài.
Bên cạnh đó, những cơ quan thông tin đại chúng Nga đã nhiều lần đưa tin bằng hình ảnh chỗ làm việc, nơi sinh sống của lao động Việt Nam tại các xí nghiệp may "đen" này, đã làm cho nhân dân địa phương vốn đã không có thiện cảm với người lao động châu Á, có cái nhìn phiến diện với những người lao động Việt Nam.
Theo Đại sứ quán, điều này đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến những cố gắng của cộng đồng, của những công ty, xí nghiệp làm ăn đứng đắn nhằm tạo dựng những hình ảnh tốt đẹp của người Việt Nam tại Liên bang Nga, cũng như những thành tựu trong công cuộc đổi mới đất nước, mối quan hệ hữu nghị truyền thống và đối tác chiến lược mà chính phủ và nhân dân hai nước đã dày công xây đắp.
Bất ngờ và đau xót
Tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa 12 vào cuối năm 2010, một bản báo cáo kết quả giám sát dài hơn 12.000 chữ về "Việc tổ chức, thực hiện chính sách, pháp luật về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng" của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã được gửi đến các vị đại biểu Quốc hội.
Tuy nhiên, tại đây đã không có bất kỳ một thông tin nào đề cập tình hình lao động Việt Nam tại Liên bang Nga, dù thực trạng đến mức "báo động" đã được Đại sứ quán báo cáo rõ từ năm 2008, như đã nói ở trên.
Bởi vậy, câu chuyện về hàng chục nghìn lao động Việt Nam đang bị bóc lột thậm tệ, dẫu bắt đầu từ 3 năm trước, vẫn khiến các vị đại biểu Quốc hội trong đoàn công tác của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đến Liên bang Nga vào giữa tháng Tư vừa qua không khỏi bất ngờ.
Trong các tài liệu vừa được Đại sứ quán Việt Nam cung cấp cho lãnh đạo Ủy ban cũng không có thông tin nào về việc giải thoát lao động Việt Nam khỏi cảnh "nô lệ " như đã phản ánh tại báo cáo.
Mà, báo cáo của Ban công tác cộng đồng – Đại sứ quán Việt Nam tại Liên bang Nga đề ngày 15/11/2010 còn cho biết, trong năm 2010, do thay đổi chính sách của hàng rào thuế quan, các xưởng may không hợp pháp ngày càng làm ăn phát đạt, vì vậy số lượng các xí nghiệp may này ngày càng tăng.
Và con số những xí nghiệp may "đen" câu kết với những phần tử biến chất trong bộ máy chính quyền địa phương lừa gạt người lao động từ trong nước sang ngày càng nhiều.
"Những hiện tượng như bắt lao động theo hình thức khổ sai 12-14 tiếng một ngày, không trả lương, không cho tiếp xúc với bên ngoài và khi có biến động thì sẵn sàng bỏ công nhân chạy trốn pháp luật, để lại hậu quả vô cùng nghiêm trọng cho những người lao động không biết mình đang ở đâu, không giấy tờ tùy thân và cũng không có khả năng tài chính để mua vé trở về Việt Nam", báo cáo viết.
Bản báo cáo cũng cho biết Đại sứ quán Việt Nam tại Liên bang Nga đã tổ chức nhiều cuộc hội thảo, hội đàm giữa các nhà doanh nghiệp, giữa các nhà sản xuất kể cả những cuộc gặp với những chủ xí nghiệp sản xuất không hợp pháp, để tìm cách tháo gỡ khó khăn, tìm phương thức làm ăn hợp pháp, hạn chế đến mức thấp nhất những rủi ro cho bà con ta trong kinh doanh và trong sản xuất.
Tuy nhiên, đã không có thêm thông tin nào về một kết quả mang tính định lượng hơn.
Trong khi đó, ghi nhận từ chuyến công tác vừa qua, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Hà Văn Hiền cho rằng, thực trạng "khổ sai" của hàng chục ngàn lao động Việt Nam dường như vẫn chưa được cải thiện.
Không chỉ là thông tin thu thập được, mà cả những cảm nhận chân thực hơn từ chuyến đi đã khiến ông Hiền hơn một lần nhấn mạnh cảm giác "đau lòng" khi nói về thực trạng này.
Bởi, chính ngay khi đoàn công tác đặt chân đến Nga cũng là lúc một số phương tiện truyền thông đưa tin 4 người Việt Nam đã thiệt mạng khi một kho chứa vải bị cháy, vì họ không thể thoát thân trong tình cảnh bị chủ nhốt.
Và, ngay tại sân bay quốc tế Domodedovo, trước khi về Việt Nam, đoàn cũng đã tình cờ gặp một số người lao động vừa may mắn thoát ra được khỏi những xưởng may đen với ký ức hãi hùng.
Trên suốt chuyến bay trở lại Việt Nam, câu chuyện giữa Chủ nhiệm Hiền và các thành viên trong đoàn đã không "thoát" được nỗi ám ảnh về sự cơ cực mà hàng nghìn công nhân Việt Nam đã và đang phải trải qua.
Vì, số phận của mỗi lao động không chỉ liên quan mật thiết đến hình ảnh của đất nước mà còn gắn chặt với cuộc sống của gia đình và người thân của họ. Sự "mất tích" của họ cũng đồng nghĩa với sự bất ổn của hàng nghìn gia đình nghèo, vốn đã rất nhiều khó khăn.
Suốt hành trình trở về, một câu hỏi cứ trở đi trở lại với nhiều thành viên trong đoàn công tác là "có thể giải quyết căn cơ tình trạng này được hay không?".
Trao đổi với VnEconomy, Chủ nhiệm Hiền nói rằng, theo quan điểm của ông thì hoàn toàn có thể làm được, nếu có sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan chức năng Việt Nam với Đại sứ quán Việt Nam tại Nga và các cơ quan chức năng của nước sở tại. Song sự chủ động, quyết liệt phải từ chính các cơ quan trong nước.
Ông Hiền cũng cho biết, sau chuyến công tác trở về, ông đã gặp và trao đổi với một vị thứ trưởng Bộ Ngoại giao về thực trạng và giải pháp để giải quyết tận gốc vấn đề lao động Việt Nam tại Nga.
Tới đây, lãnh đạo Ủy ban Kinh tế cũng dự định sẽ làm việc với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội để trao đổi sâu hơn về vấn đề nói trên.
Tuy nhiên, theo một nguồn tin từ Ủy ban, đến thời điểm hiện tại, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cũng chỉ nắm được số lao động đi làm việc theo hợp đồng ở châu Âu, còn riêng ở Nga là bao nhiêu thì không có số liệu cụ thể.
Là thành viên trong đoàn công tác của Ủy ban Kinh tế, ông Trần Du Lịch, Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội Tp.HCM cũng cho biết: "Nghe những cán bộ có trách nhiệm ở Đại sứ quán Việt Nam tại Moskva nói về tình cảnh người lao động Việt tại các "xí nghiệp đen" thật quá đỗi đau lòng".
Vị đại biểu của dân này đã đặt câu hỏi về trách nhiệm của các đơn vị trong nước tuyển và xuất khẩu lao động sang Nga, trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước để người lao động bị "bán" cho các xí nghiệp "đen" khi đến nước Nga, đẩy người lao động Việt Nam, đa số là những thanh niên nghèo khổ ở nông thôn, lâm vào tình cảnh này.
Ông Lịch đề nghị, với quyền hạn được trao, các ủy ban liên quan của Quốc hội có thể tổ chức phiên "điều trần" xung quanh vấn đề lao động Việt tại Nga để qua đó làm rõ hơn thực trạng cũng như giải pháp giải quyết căn cơ vấn đề đã kéo dài nhiều năm và đang trở nên trầm trọng này.



Source:  http://namvietnetwork.wordpress.com/2011/05/09/chuy%E1%BB%87n-kho-tin-v%E1%BB%81-lao-d%E1%BB%99ng-vi%E1%BB%87t-t%E1%BA%A1i-nga/

# Bao giờ bệnh viện lại là nhà thương - Pha.m Minh Hoàng


Ngày 27/2/2002 vừa qua, cũng như mọi năm, nhà nước Việt Nam cho tổ chức "Ngày thày thuốc Việt Nam", và cũng cóp-pi năm ngoái, quanh đi quẩn lại chỉ có vài cái biểu ngữ treo lỏng chỏng, một vài phóng sự qua loa về các bác sĩ "vùng sâu vùng xa" rồi hết. Tuy nhiên, qua các bài báo và đặc biệt là lời phát biểu của các bác sĩ tăm tiếng, người ta quả thật cũng đang thấy một vấn nạn lớn lao trong xã hội Việt Nam ngày nay: y đức.
Thật vậy, trong xã hội Y đức là đạo đức của lương y, của người thày thuốc, và là thứ "quý hiếm, và đang trên đà diệt vong".

Việt Nam ngày hôm nay chắc chắn không thiếu những bác sĩ tận tâm, hết lòng vì bệnh nhân và nghiệp vụ, tôn trọng lời thề Hypocrate mà mọi sinh viên y khoa đều thuộc lòng, nhưng đó chỉ là những truờng hợp vô cùng thiểu số, chuyện "bồi dưỡng", "phong bì" nay trở thành một thứ bắt buộc trong bệnh viện, chuyện bác sĩ cho thuốc không kê toa trở thành một cái gì rất bình thường trong phòng mạch. Nói tóm lại, y đức chỉ là một từ ngữ nói ầm ĩ trong ngày 27/2, và chỉ có thế mà thôi.

Báo Phụ Nữ đúng số ra ngày 27/2/2002 đã phỏng vấn một vài nữ bệnh nhân tại Sài Gòn. Một chị tại quận 3 kể rằng: "Chuyện bồi dưỡng tiền cho nhân viên y tế là chuyện phổ biến tại nhiều bệnh viện, điển hình là giúi tiền (chỉ 5, 10 ngàn đồng) cho các y tá, hộ lý để cảm ơn (trước) việc họ thay các tấm trải giường, đẩy xe, dọn vệ sinh, chích thuốc. Nếu không thì họ mặt nặng, mày nhẹ, mạnh tay...như để nhắc nhở". Cũng việc giúi tiền, một sản phụ khác vốn là công chức đã kể: "Ban đầu tôi không tin, nhưng thực tế việc gì cũng tiền: từ đẩy xe, thay quần áo sạch, tấm trải giường, rửa vết thương , tắm em bé, chích thuốc... mỗi lần ít nhất cũng 3 đến 10 ngàn. (...) Y tá, y công họ không đòi hỏi, nhưng mặt mũi cứ lạnh lùng, đẩy xe mạnh, chích đau, cố tình va chạm gây đau đớn cho bệnh nhân, không thay tấm trải giường. Cũng những người đó, nếu mình giúi tiền thì thái độ họ vui vẻ, ân cần hơn hẳn. Tôi nằm phòng giá 10.000 một ngày nhưng tiền "bồi dưỡng" mất 80.000 một ngày. Tội nhất là những chị ở quê, gia đình nghèo nên người nhà dù ăn bánh mì không, những vẫn dành tiền cho mục bồi dưỡng".

Ðó là nói về y tá, còn riêng đối với bác sĩ thì "cung cách" thì "cao cấp" hơn, và dĩ nhiên "bồi dưỡng" cũng phải tương ứng với 7 năm học. Một phụ nữ ở Quận Bình Thạnh kể:"bây giờ người ta hay gọi bác sĩ 50.000 hoặc 60.000, vì bất cứ bệnh nhân nào vô, bệnh gì cũng lãnh bịch thuốc 50 hay 60 ngàn. Thuốc thì bóc ra khỏi vỉ, để trần trong bịch nilon. Cách uống thì được viết tay hoặc đánh dấu bằng mầu cho bệnh nhân khỏi lẫn lộn. Làm như thế bệnh nhân không tài nào tự mua thuốc, mà lần tới phải trở lại. Mà thuốc thì có rẻ gì cho cam, có bác sĩ cho toàn thuốc ngoại nhập, trong khi thuốc sản xuất trong nước cùng hiệu quả có thể rẻ hơn gấp 10." Lý do là vì bác sĩ ăn huê hồng với viện bào chế trên số thuốc đã kê toa.

Có những bác sĩ mát tay làm việc 10 tiếng/ ngày kể cả ngày chủ nhật. Thử làm một con toán nhỏ, trung bình mỗi bệnh nhân 6 phút, nghĩa là 1 ngày làm việc trên dưới 100 bệnh nhân, mỗi người 60 ngàn, thì một tháng có thể kiếm khoảng 10.000 đô, một số tiền khổng lồ nằm mơ cũng không thấy.

Trong bao nhiêu năm qua người bệnh phải sống trong hoàn cảnh khó khăn như thế và chắc chắn tình trạng sẽ còn tiếp tục trong nhiều chục năm tới, bởi vì ngoài các hô hào nặng phần tuyên truyền, nhà nước hoàn toàn không có một biện pháp nào để giải quyết hay ít ra làm giảm đi tệ nạn này. Chúng ta hãy nghe những nhận xét của các giới chức hữu trách và những người có ưu tư về vấn đề này. Trước tiên là bác sĩ Trương Xuân Liễu, Giám đốc Sở Y Tế TPHCM: "y đức vẫn đang là vấn đề bức xúc của cả ngành y tế hiện nay, gây xói mòn lòng tin của người dân đối với ngành y (...) Nếu có bằng chứng về hiện tượng đòi hỏi, gợi ý đút lót... xin hãy thông báo ngay cho lãnh đạo khoa, phòng bệnh viện hoặc các cơ quan cao hơn như Sở Y Tế để chúng tôi kịp thời xử lý (...) Nhưng thực tế là chúng ta chưa có văn bản luật pháp cụ thể, nên những vụ việc sai phạm lâu nay chủ yếu chỉ xử lý nội bộ theo cảm tính của từng ban lãnh đạo. Ðến nay chưa có những vụ việc lớn được xử lý mạnh và công khai để làm gương".

Lời phát biểu này đã tỏ rõ sực bất lực của nhà nước, mặc dù ngăn chặn việc kê thuốc không kê toa xem ra không mấy khó khăn, chỉ cần ghi vào luật hoặc đơn giản hơn đi thanh tra là phát hiện ra ngay. Chuyện này xem ra đơn giản đối với các quốc gia có luật pháp phân minh, rõ ràng; nhưng trong một nước tự nhận là "điểm đến của thìên niên kỷ" và "dân chủ gấp trăm lần các nước phương Tây" thì xem ra vô cùng phức tạp, vì trong xã hội này động đâu cũng thấy có chuyện giải quyết. Vấn đề không chỉ riêng ở bác sĩ, nhưng trách nhiệm trước tiên là của nhà nước. Ðúng như lời nhận xét của bác sĩ Ngô Gia Hy, một người thầy của nhiều thế hệ bác sĩ: "Nguyên nhân của hiện tượng sai phạm y đức là cả một cơ chế còn nhiều bất hợp lý, từ khâu đào tạo, đến khâu hoạch định kế hoạch sử dụng nhân lực. Bác sĩ ra trường thất nghiệp trong khi bác sĩ tính trên đầu dân còn rất thấp. (...) Bảo hiểm y tế thì khập khiễng và người dân còn tiếp tục phải bán ruộng vườn khi vào bệnh viện (...) Ðến nay nhà nước chưa đào tạo được một hệ thống quản lý bệnh viện chuyên môn và có y đức. Chúng tôi đã soạn thảo một bản "Nghĩa vụ luật của thày thuốc Việt Nam" cách đây 3 năm và hội Y Dược học đã thảo luận 3 lần, sau đó đã gởi lên Sở, lên Bộ Y Tế, cả đến Quốc Hội... nhưng chưa đến nay chưa có ai trả lời...".

Cũng theo bài báo trên thì trước đây, có thời người ta vẫn gọi bệnh viện là nhà thương, như muốn nhắc đến khía cạnh tình thương cho bệnh nhân. Nhưng nay ngẫm lại, cái chủ ý "ngôi nhà của tình thương" đó bây giờ còn lại được mấy phần?

Phan Kiến Quốc
04/2002
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Còn lại được mấy phần cũng còn đỡ, bây giờ nó trở thành nhà Ghét rồi. Mylinhng@aol.com

# Đang Đợi Nguyễn Anh Tuấn2 Xuất Hiện


http://giaithecongsan2011.multiply.com/journal/item/70/70 (# Đang Đợi Nguyễn Anh Tuấn2 Xuất Hiện)

Sau nhiều năm đổi mới


……… Sau nhiều năm đổi mới…….
không hiểu sao……Vẫn nghe…èo…
  (Thủ Tướng nước Cộng Hòa Xuồng Hố Cả "Nũ"việt Nam)

12
1
 
Rate This

VIỆT NAM NGHÈO ĐÓI TỦI NHỤC VÌ AI ?


Những ngày này Hàn Quốc đang 'tạm giữ' tàu Hoa sen VN để xiết nợ , trước đó thì tàu Global bị Trung cộng bắt giữ , Vinalines phải trả 800.000 Dollars để chuộc về , đó chỉ là mảnh vỡ nhỏ trôi nổi khi tập đoàn Vinashin mắc cạn trong hồ cá của Thủ tướng . chuyện làm kinh tế thất bại thì bị xiết nợ là chuyện bình thường bởi thương trường là chiến trường dứt khoát phải có kẻ thắng người thua , phải giành chiến thắng bằng mọi giá , không có chuyện thương xót hay nhân đạo. các doanh nghiệp trong và ngoài quốc doanh đều phải nợ , đời sống cộng đồng ai cũng phải có cái gì đó để mà gọi là…nợ . Nói chung là nợ đời , nhưng một Quốc gia này bị Quốc gia khác xiết nợ dưới hình thức nào thì điều này hoàn toàn khác . Trước tiên đảng CSVN phải chịu trách nhiệm về nỗi nhục này và 'lãnh tụ Vinashin' còn ai ngoài Thủ tướng NTD . Nhắc đến Vinashin là nhắc đến món nợ 4,4 Tỷ Dollars do những 'thiên tài' của đảng gây ra , là nhắc đến những kẻ dám làm không dám chịu nhận trách nhiệm và đổ hết vào bồn cầu chính trị của đảng xem như xong . Không ai bị kỷ luật kể từ khi Nguyễn tấn Dũng làm Thủ tướng . Vậy thì với đảng Thủ tướng đúng là người 'đức độ' tấm gương của 'vị cha trẻ dân tộc-Vinashin' cần phải được ban tuyên giáo cộng sản nhân rộng cho toàn dân học tập tấm lòng bao dung hiếm thấy của ông Thủ tướng tham nhũng nhất Châu Á .
Người dân chưa quên lời hứa của Thủ tướng NTD ở nhiệm kỳ một là chống tham nhũng bất kể cấp nào – yêu sự thật ghét giả dối v.v và v.v…Thiên hạ ai cũng hy vọng những tưởng từ ấy 'mặt trời chân lý chiếu qua tim' hồ hỡi phấn khởi theo TT dong buồm ra biển lớn…đến khi giật mình nhìn lại mới thấy thuyền của TT là thuyền thúng thì thôi rồi…Còn chi đâu dân ơi , có còn lại chăng Vinashin thôi . Giờ thì Vinashin cũng thành truyện hai vạn dặm dưới đáy…bồn cầu ba đình , chỉ có hơn 80 triệu dân là phải há mồm cho TT & đảng cộng sản đổ món nợ Vinashin vì cái tội ngu dốt ngồi thuyền thúng cứ đòi ra biển lớn của đảng .
Đâu phải chờ TT thú nhận Thế giới mới biết VN nghèo , đâu cần lỗ phun chữ của đảng đưa tin thiện hạ mới biết ai là kẻ cướp kẻ cắp , tin tức của trên dưới 700 tờ 'đặc sản' của đảng giống như gạo làm bằng cao su Polymer có xuất xứ từ bên Tàu dân 'nhai' không nổi nuốt không vô . Đó là cái giá phải trả cho một chế độ xem thường trí thức , đó là hậu quả của việc bỏ tù trí thức yêu nước chứ không yêu đảng , đó là cái giá khi buộc Viện khoa học IDS phải đóng cửa để thuyền thúng của TT dong buồm ra biển lớn , và bao giờ thì TT cùng các cụ 'mở mắt' để giữ nhà VN cho dân , để làm đầy tớ theo đúng nghĩa đen của từ này mà 'bác&đảng' rêu rao hơn nửa thế kỷ trước. Câu trả lời là không bao giờ lãnh đạo CSVN chịu 'mở mắt' khi chưa được phép của đám con cháu Tần thuỷ Hoàng , Kẻ thù truyền kiếp của người VN ở phương bắc , chúng chỉ cần những con chó hung dữ đui mù biết cắn xé là đủ , khốn thay loài khuyển tặc này lại có xuất xứ từ VN . Chẳng ai ăn ở không để đánh phá ác liệt như ông Trương tấn Sang phát biểu trong cuộc họp báo vừa rồi . Vậy có khi nào đảng tự hỏi vì sao nhắc đến đảng cộng sản người dân luôn nguyền rủa từ đời Hồ chí Minh đến Nông đức Mạnh và sắp tới là Nông quốc Tuấn cháu nội của 'Tiên sinh' Hồ chí Minh ?
Huế – Saigon – Hà nội đều có từ vài ngàn đến vài chục ngàn người dân cần cứu trợ gạo khẩn cấp , các cụ có xót xa khi bên mâm cao cổ đầy , tiện nghi sang trọng khi người dân nghèo chỉ mong được ăn no chứ chưa dám nghĩ được ăn ngon ? Các cụ dạy gì , nói gì về lòng nhân đạo với con cháu các cụ ? Các cụ hãy soi gương và nhìn thật kỷ gương mặt bản thân rồi soi lòng xem có xứng đáng để được gọi là lãnh tụ hay lãnh đạo ?
Hãy trả tự do ngay tức khắc cho tất cả những người tù lương tâm , tù chính trị bởi những ai dám chống đảng đa số đều thuộc thành phần trí thức Luật sư – Bác sĩ và các nhà khoa học không có ai là vô học hành nghề thiến lợn hay học luật trong rừng như ngài cựu ý tá TT . Phải giải thể đảng cộng sản để tầng lớp trí thức yêu nước thương dân cống hiến cho Tổ Quốc . Phải xin lỗi họ về những hành động phi nhân như đảng cộng sản đã từng làm trong Cải cách ruộng đất hay Nhân văn giai phẩm . Phải xin lỗi toàn dân về công hàm bán nước của tên phản quốc Phạm văn Đồng củng Hồ chí minh – Trường Chinh – Lê Duẫn – Lê đức Thọ…đã gây bao tang tóc cho đồng bào miền bắc và  miền nam từ 30.04.1975 .
Hãy ngừng ngay lập tức việc quân đội cộng sản đàn áp truy sát người Dân tộc thiểu số Hmong tại Điện biên , đã có 49 người chết trong đó có cả phụ nữ và trẻ em , tội ác trời không dung đất không tha cho những tên đồ tể cộng sản . Xứ sở đất nước VN không còn – không phải của riêng đảng cộng sản . Người Việt Nam bất tìn nhiệm đảng cộng sản đó là sự thật . Ngày tàn đảng cộng sản không còn xa và chắc chắn nó sẽ đến vì Ý Dân là Ý Trời các cụ ạh .
Kẻ nào gieo gió sẽ gặt bão , dùng bạo lực sẽ chết vì bạo lực . Ai ăn nho xanh sẽ bị ghê răng , chơi dao có ngày đứt tay . Bài học này đến đứa con nít cũng biết chẳng lẽ các cụ cả lại không ? Đã đến lúc các cụ nên chuẩn bị đọc kinh cầu siêu cho nhau .
nguoithathoc1959
25
1

Rate This

TBT ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng là Hung thần của tự do báo chí


Tổ chức Phóng viên Không Biên giới nêu đích danh Nguyễn Phú Trọng là Hung Thần của Tự do Báo chí
Đại hội đảng tổ chức từ ngày 10 đến 19 tháng Giêng năm 2011 đã bầu Nguyễn Phú Trọng làm Tổng Bí Thư ĐCSVN. Trước đây Trọng từng chuyên ngành công tác đảng từ năm 1967 đến 1996, và từng là biên tập rồi Tổng biên tập Tạp chí Cộng sản, cơ quan ngôn luận của Đảng CSVN.
So với vị tiền nhiệm, người mà chỉ trong vòng mấy tháng đã có thành tích kết án cả trăm năm tù đối với các Bloggers, và những ai lên tiếng chỉ trích chế độ, thì Trọng có lẽ sẽ không thua kém gì. Công điểm đầu tiên của Trọng là bản án 7 năm tù dành cho TS.Cù Huy Hà Vũ trong phiên tòa chóng vánh ngày 4/04/2011 với tội danh tuyên truyền chống phá nhà nước, trong khi ông Vũ chỉ có mỗi tội là cổ súy hệ thống chính trị đa nguyên đa đảng thông qua các ý kiến đóng góp trên mạng và hệ thống thông tấn báo chí nước ngoài.
Tổng cộng có 18 công dân mạng bị bắt giam với tội danh tương tự. Bác sĩ Nguyễn Đan Quế, một phóng viên độc lập hiện đang đối mặt với khả năng có thể bị cầm tù vì đã kêu gọi hưởng ứng tinh thần đấu tranh dân chủ của Cách mạng Hoa Lài lan rộng ở nhiều nước Trung Đông. Linh mục Nguyễn Văn Lý, một tu sĩ công giáo và cũng là một chiến sĩ đấu tranh nhân quyền, có thể bị đưa trở lại nhà tù vì những hoạt động báo chí trên mạng của ngài. Trọng nắm quyền tối thượng, có thể phủ quyết cả Thủ tướng và Chủ tịch nước để đưa ra những điều luật ngăn cản, bắt bớ, kiểm duyệt, bất chất những lời khuyên can của cộng đồng quốc tế.
Trung Đông: các hung thần của tự do báo chí bắt đầu bị lật đổ
Các nhân vật trụ cột của những guồng máy đàn áp, các lãnh đạo chính trị của các chế độ thù địch với các quyền dân sự và thành viên các tổ chức vận động chống lại việc sử dụng bạo lực đối với nhà báo – Họ đều là những hung thần của tự do báo chí. Họ kiểm duyệt báo chí.
Năm nay có tất cả 38 hung thần báo chí. Nổi bật nhất là nhóm ở Bắc Phi và Trung Đông, nơi đã có những biến động dữ dội xảy ra trong những tháng gần đây. Những thay đổi quan trọng trong danh sách hung thần báo chí năm 2011 là do những biến động tại các quốc gia Ả-Rập. Các đầu lãnh đều rơi rụng. Trước tiên là Tổng thống Tunisia Zine el-Abidine Ben Ali, bị buộc phải từ chức hôm 14 tháng Giêng, tạo cơ hội cho dân chúng Tunisia tìm kiếm cho mình những chọn lựa dân chủ.
Hung thần khác là Ali Abdallah Saleh, Tổng thống Yemen, bị người dân nước mình  xuống đường chống đối bằng hằng loạt các cuộc biểu tình, hoặc Tổng thống Syria Bashar al-Assad đã phản ứng lại các cuộc biểu tình bằng những cuộc đàn áp đẫm máu, thì cũng sẽ rơi rụng thôi. Còn lãnh tụ cách mạng Muammar Gaddafi của Libya giờ đây là lãnh tụ của bạo lực, trấn áp dân mình thẳng tay mà không cần biết lý do. Còn vị vua của Bahrain là Ben Aissa Al-Khalifa thì sao?, một ngày nào đó cũng sẽ phải trả lời trước nhân dân mình về cái chết của bốn nhà hoạt động nhân quyền đã chết trong trại tạm giam, kể cả một người sáng lập tờ báo đối lập, và những hoạt động đàn áp những người biểu tình đòi dân chủ.
Tự do báo chí vẫn luôn là mối ưu tư hàng đầu của người dân trong khu vực này. Mặc dầu rất mong manh nhưng đó là những nhân nhượng đầu tiên của các chính quyền chuyển tiếp và cũng là những thành công đầu tiên của cuộc cách mạng.
Danh sách các tội danh liên quan đến tự do báo chí trong suốt cuộc cách mạng mùa Xuân của khối Ả Rập cứ tăng dần lên: tìm cách ngăn chận các phóng viên nước ngoài, bắt bớ và giam cầm, trục xuất, ngăn cấm liên lạc kết nối, đe dọa và trù dập. Những kẻ quyết tâm ngăn cấm tự do báo chí tại 4 quốc gia Syria, Libya, Bahrain và Yemen, không chỉ dừng lại ở việc giết người. Những người thiệt mạng gồm có Mohamed Al-Nabous bị những tay bắn sẻ của chính phủ bắn chết tại thành phố Benghazi của Libya hôm 19/03, và hai nhà báo bị lực lượng an ninh giết chết tại Yemen hôm 18/03.
Hiện đang có hơn 30 trường hợp bị tạm giam tùy tiện tại Libya và cũng khoảng chừng ấy số phóng viên nước ngoài bị trục xuất. Những phương pháp tương tự cũng được áp dụng tại Syria, Bahrain và Yemen bởi vì nhà cầm quyền các quốc gia này ra sức ngăn cấm, giữ một khoảng cách để các nhà báo không thể tường thuật gì được.
Báo chí không thể nào đóng góp gì được trong các cuộc xung đột này, bởi vì những chế độ độc tài này hiện thân đã là đối nghịch với tự do báo chí, đã kiểm soát tin tức và thông tin bởi vì đó là kế sách sống còn của chế độ.
Việc các phóng viên bị nhà cầm quyền ngăn cấm hoặc bị kẹt giữa lằn đạn từ những người đấu tranh và từ các lực lượng an ninh, đã nhắc nhở chúng ta rằng họ luôn phải đối diện với hiểm nguy để hoàn thành trách vụ trong việc đưa tin.
Do yêu cầu của công việc cần phải có mặt tại địa đầu và nhiều khi là ngay tại nơi xảy ra bạo động, đã khiến cho nhiều nhà báo thiệt mạng kể từ đầu năm nay. Tổ chức Phóng viên Không Biên giới chia sẻ sự ra đi của phóng viên người Đức anh Lucas Melbrouk Dolega. Anh bị cảnh sát bắn trái lựu đạn cay trúng người hôm 17/01 và đưa đến tử vong 3 ngày sau đó; và anh Tim Hetherington, một nhiếp ảnh gia người Anh làm việc cho Vanity Fair và Chris Hondros một nhiếp ảnh gia người Mỹ làm việc cho Getty Images đã bị đạn pháo giết chết tại thành phố Misrata của Libya hôm 20/04.
Phần còn lại của thế giới
Ở Á Châu, một số nhà lãnh đạo các chế độ độc tài được thay thế nhưng vẫn là bình mới ruợu cũ. Tại Miến Điện, tướng Thein Sein thay thế tướng Than Shwe lãnh đạo chính phủ (ở xứ này hiện có 18 phóng viên bị cầm tù). Tại Việt Nam, Đảng Cộng sản chọn Nguyễn Phú Trọng lên thay thế Nông Đức Mạnh (ở quốc gia này hiện có 18 công dân mạng bị giam cầm). Trong trường hợp tại 2 quốc gia này, hung thần mới lên thay thế hung thần cũ. Họ là lãnh đạo của những chế độ chuyên sử dụng biện pháp tù đày để kiểm duyệt và không mong gì có cởi mở chính trị. Những chế độ độc tài sắt máu này đeo đuổi một thể chế độc đảng để duy trì quyền lợi phe cánh, cũng đang bắt đầu lo sợ trước các cuộc cách mạng dân chủ hiện đang xảy ra trên thế giới.
Làn sóng cách mạng từ mùa Xuân Ả Rập hiện đang ảnh hưởng đến các chính sách mà Chủ tịch Hồ Cẩm Đào của Trung Quốc và Tổng thống Ilham Aliyev của Azerbaijan vẫn đang theo đuổi bây lâu nay. Họ sợ rằng những "con vi trùng" này có thể lây lan nhanh. Hơn 30 nhà đối kháng, luật sư và hoạt động nhân quyền đã bị bắt giam biệt tích ở Trung Quốc. Không ai có thể biết họ đang ở đâu và cái gì đang xảy ra đối với họ. Một trong những nạn nhân mới nhất là nghệ sĩ nổi tiếng Ai Wei Wei. Chẳng ai biết ông ta bị giam ở nơi nào. Nhà cầm quyền Azerbaijan cũng áp dụng chiến thuật tương tự để trấn áp phe đối lập và báo chí vì họ theo gương các nước Ả Rập dự trù tổ chức những cuộc biểu tình tại thủ đô Baku. Các nhà hoạt động trên mạng Facebook bị bắt giam. Các phóng viên của tờ báo đối lập Azadlig bị bắt cóc và bị đe dọa. Nhiều phóng viên tường thuật cuộc biểu tình bị bắt và bị đánh đập. Mạng internet bị cắt đứt.
Những hung thần khác cũng không hổ danh với thâm niên của mình. Issaias Afeworki ở Eritrea, Gurbanguly Berdymukhamedov ở Turkmenistan và Kim Nhất Chính ở Bắc Hàn vẫn là lãnh đạo của những xứ độc tài toàn trị trên thế giới. Sự tàn ác của họ càng ngày càng tăng. Đó là những chế độ trung ương tập quyền sắt máu, với các cuộc thanh lọc và khẩu hiệu tuyên truyền khắp mọi nơi, tuyệt đối không có chỗ dung thân cho bất kỳ sự tự do nào.
Những hung thần của Iran: Mahmoud Ahmadinejad, được tái cử chức tổng thống vào tháng 6 năm 2009, và Ali Khamenei, vị lãnh tụ tối cao, chính là kiến trúc sư của những cuộc đàn áp đối lập thẳng tay theo kiểu nhà độc tài Stalin.
Hơn 200 phóng viên và Bloggers đã bị bắt kể từ tháng 6 năm 2009. 40 người vẫn còn bị cầm tù và khoảng 100 người đã phải trốn khỏi quốc gia này. Khoảng chừng 3,000 nhà báo hiện đang thất nghiệp bởi vì nhiều tòa soạn bị đóng cửa hoặc bị ép buộc không thuê mướn họ. Tổ chức Phóng viên Không Biên giới kêu gọi Liên Hiệp Quốc cử một đặc sứ nhân quyền đến Iran ngay lập tức, để theo dõi việc thực thi nghị quyết do Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc (UNHRC) được biểu quyết hôm 24/03.
Ở phía bên kia bờ Đại Tây Dương cũng có thêm một khuôn mặt mới vào danh sách các Hung Thần của Tự do Báo chí. Đó là Miguel Facussé Barjum, nhà độc tài quân sự của xứ Honduras, có gốc địa chủ, đã liên tục trấn áp báo chí đối lập kể từ sau cuộc đảo chánh vào tháng 6 năm 2009. Trong số đó phải kể đến một đài radio địa phương, đã từng can đảm chống lại các thế lực làm ăn và chính trị trong một cuộc chiến không cân sức được ví như người hùng tí hon chống lại anh chàng khổng lồ.
Hồi quốc và Cote d'Ivoire – 2 quốc gia sắp được vào danh sách trong năm tới
Tổ chức Phóng viên Không Biên giới sẽ tiếp tục đi sâu vào vấn đề các tổ chức tội phạm có liên can đến việc vi phạm quyền tự do báo chí. Báo cáo đầu tiên trong vấn đề này của ấn bản ra tháng 3 năm 2011, sẽ đề cập đến chuyến đi sắp tới đến Mexico của Cao Ủy Nhân Quyền LHQ Navanethem Pillay. Trong năm 2010, có 7 phóng viên đã bị giết tại Mexico.
Bạo động cũng là một vấn đề chính ở Hồi quốc, đã khiến cho 14 phóng viên thiệt mạng chỉ trong vòng chỉ hơn một năm. Quốc gia này vẫn là nơi hành nghề nguy hiểm nhất trên thế giới của báo chí. Các tổ chức thông tin báo chí tại những khu vực nguy hiểm nhất cần phải có những cơ chế thích hợp để giúp các phóng viên tránh khỏi những hiểm nguy luôn rình rập đe dọa.
Ở Mexico và Hồi quốc, cũng như tại Phi Luật Tân, việc bảo vệ báo chí rất lỏng lẽo vì kẻ vi phạm không hề bị phạt. Thái độ dửng dưng của các quan chức địa phương, sự tự tung tự tác của các băng đảng và nạn tham nhũng đã khiến cho những vụ vi phạm không bao giờ được điều tra tới nơi tới chốn. Tự do báo chí không thể tiến triển nếu người ta không kiên quyết đấu tranh triệt để với nạn dung dưỡng.
Đối với hoạt động mạng Internet, tổ chức Phóng viên Không Biên giới sẽ kiên quyết bảo vệ tính độc lập của nó vì hiện có nhiều quốc gia dự tính đưa ra các điều luật kiểm soát. Phóng viên Không Biên giới cũng rất quan tâm đến những áp lực đang gia tăng, với những cường độ khác nhau tùy theo từng chế độ, đang toan tính áp đặt một chế độ kiểm duyệt và điều phối lên các công ty internet, nhất là các nhà cung cấp dịch vụ mạng.
Tin tức gần đây cho thấy, Côte d'Ivoire tiếp tục trở thành trung tâm điểm đáng lưu ý của Phóng viên Không Biên giới bởi vì nhà cầm quyền đã liên tục theo dõi, kiểm soát báo chí trong suốt 2 vòng bầu cử ở xứ này vào tháng 10 và 11 năm ngoái. Từ những cuộc tấn công cánh phóng viên nhà báo ủng hộ ứng viên tổng thống Alassane Ouattara cho đến việc đe dọa những ủng hộ viên của Laurent Gbagbo. Tổ chức Phóng viên Không Biên giới đã theo dõi tình hình và vẫn tiếp tục giám sát sau khi ứng viên Alassane Ouattara lên nắm nhiệm sở từ đầu tháng 4 năm nay.
Ở Thổ Nhĩ Kỳ (là quốc gia mà Tổ chức Phóng viên Không Biên giới đã có một cuộc viếng thăm vào tháng 4 năm nay), vấn đề không chỉ nằm ở chỗ là những luật lệ hà khắc, đặc biệt là bộ luật chống khủng bố và an ninh quốc gia, mà còn có cả những thói quen làm bậy của các ông tòa, thẩm phán, do thiếu kiến thức về điều tra báo chí. Điển hình mới nhất là trường hợp nhốt tù Ahmet Sik và Nedim Sener, là hai phóng viên đã điều tra và tường thuật vụ Ergenekon và việc điều hành của lực lượng cảnh sát và hệ thống tư pháp.
Ở khu vực tự trị người Kurd phía bắc Iran, các lực lượng an ninh của chính phủ lưỡng đảng cầm quyền đã mạnh tay đối với những người biểu tình mới đây và trong số đó phóng viên vẫn là những nạn nhân đầu tiên.
Ở Việt Nam, càng ngày càng có nhiều phóng viên, công dân mạng bị bắt giữ và truy tố. Nhà cầm quyền Việt Nam đang rập khuôn người anh cả Trung Cộng trong cách cai trị và đàn áp. Tổ chức Phóng viên Không Biên giới tiếp tục giám sát tình hình tại Trung Quốc và Iran, là hai quốc gia đang đày đọa các phóng viên nhà báo.
Sự im lặng của cộng đồng quốc tế đối với nhiều quốc gia như Azerbaijan, Việt Nam, Eritrea và các chế độ độc tài Trung Á (đặc biệt là Turkmenistan và Uzbekistan) là một sự đồng lõa và là điều đáng trách. Chúng tôi thúc giục các chính thể dân chủ hãy chấm dứt việc giấu mình đằng sau bức bình phong quyền lợi kinh tế và chính trị.
(Lê Minh phỏng dịch)
6
1

Rate This