THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

05 May 2011

Tin trái chiều về vụ bạo động Mường Nhé


Trực thăng quân đội tới hiện trường
Quan chức tỉnh Điện Biên nói đã kiểm soát được cuộc bạo động của người Hmong tại Mường Nhé nhưng cũng có tin nói vẫn còn đám đông người tụ họp.
Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Giàng Thị Hoa được hãng thông tấn Associated Press (AP) dẫn lời nói cuộc bạo động của người sắc tộc Hmong "đã được kiểm soát sau vài ngày" nhưng không nói rõ chi tiết.
Trong khi đó, hãng thông tấn Agence France-Presse (AFP) lại trích nguồn một cán bộ địa phương tại chính huyện Mường Nhé nói tới thứ Năm 05/05 vẫn còn tới khoảng 3.000 người Hmong tụ tập nơi đây.
Vị cán bộ này cũng không cung cấp thêm chi tiết.
Một số nhân chứng nói với BBC hôm thứ Tư rằng đợt bất ổn bắt đầu từ khoảng ngày 30/04 với hàng nghìn người tham gia, và sau vài ngày "một số người đã dần trở về nhà".
Tuy nhiên các thông tin trái chiều đưa ra ở trên cho thấy tình hình vẫn còn khá phức tạp.
Trong ngày thứ Năm, BBC đã tìm cách liên lạc với tân Chủ tịch Mường Nhé Trần Anh Tuấn, nhưng được nói ông "đi cơ sở vắng".
Bộ Ngoại giao Việt Nam, trong thông cáo mới ra trích lời ông Lê Thành Đô, Chánh Văn phòng tỉnh Điện Biên, nói người Hmong tụ tập từ đầu tháng trong điều kiện thiếu vệ sinh vì tin rằng một thế lực siêu nhiên sẽ tới mang họ đến Miền Đất Hứa.
Thông cáo viết: "Một số người đã kêu gọi thành lập vương quốc riêng của người Hmong, gây bất ổn, bất an ninh và thiếu an toàn".
Nguyên Chủ tịch Mường Nhé Giàng A Dình, bản thân là người Hmong, cũng nói với BBC hôm thứ Tư rằng người sắc tộc biểu tình để đòi một vương quốc tự trị và việc này "chỉ gây đổ máu".
Nhưng một số tổ chức Hmong tại hải ngoại thì nói họ muốn cải thiện tự do tôn giáo và điều kiện xã hội.

Không đưa tin

Báo chí chính thống của Việt Nam cho tới nay vẫn chưa có tin tức gì về vụ bất ổn mà theo quy mô thì có thể nói là lớn nhất từ khi có biểu tình của người Thượng ở Tây Nguyên năm 2004.
Nhân chứng nói một số đơn vị cảnh sát cơ động và hàng trăm bộ đội cùng máy bay trực thăng đã được điều đến hiện trường.
Các diễn đàn thông tin du lịch có đề cập tới chủ đề này cũng đã bị đóng cửa.
BBC không kiểm chứng được thông tin về thương vong, mà một tổ chức của người Hmong đặt tại Hoa Kỳ đưa ra, với con số hàng chục.
Các nguồn tin cũng không đồng nhất khi nói về việc chính quyền có bắt người Hmong để điều tra hay không.
Người Hmong
Người Hmong Mường Nhé vẫn nghèo
Mới đây, trong tháng Tư, báo đài Việt Nam có đăng bài chỉ trích việc người dân tộc thiểu số theo đạo Vàng Chứ, mà họ gọi là một phiên bản của đạo Tin Lành "gây ảnh hưởng xấu tới đời sống của người dân miền núi".
Báo chí cũng phê phán việc lan truyền những thông tin hoang đường trong cộng đồng người Hmong về một 'Miền Đất Hứa' khiến họ lơi là cuộc sống lao động.
Mường Nhé, với trên 52.000 nhân khẩu, nằm cách thành phố Điện Biên chừng 200km về phía Tây Bắc, vẫn là một huyện thuộc loại nghèo nhất nước.
Phía Đông, Mường Nhé giáp huyện Mường Tè; phía Tây giáp Lào; phía Nam giáp Lào và huyện Mường Chà; phía Bắc giáp Trung Quốc. Có khả năng người Hmong tại đây có quan hệ mật thiết với người Hmong ở Lào.
Mường Nhé cũng là nơi có đông dân di cư từ các nơi khác, do vậy thành phần dân cư được nói là 'phức tạp'.
Đa số người Hmong tại đây theo Tin Lành trong trào lưu chung như người nhiều sắc tộc thiểu số tại Cao nguyên miền Trung Việt Nam.


Source:  http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2011/05/110505_hmong_riot_update.shtml

free counters

500 người Việt bị bắt ở Moscow

Vấn đề người nhập cư lậu gây tranh cãi ở Moscow nhiều năm nay

Truyền thông Nga đưa tin hơn 500 công dân người Việt bị bắt tại một xưởng may bất hợp pháp ở ngoại vi thủ đô Moscow.

Hãng tin RIA Novosti tường thuật hôm 05/05, dẫn lời một nguồn của Cơ quan Di trú Liên bang.
Theo hãng tin này, cuộc truy quét diễn ra ở làng Malakhovka, do Cơ quan Di trú, An ninh Liên bang và Bộ Nội vụ phối hợp.
Nguồn tin nói với Novosit rằng giới chức tạm giam khoảng 600 công dân Việt Nam không có giấy tờ tùy thân.
Nguồn này nói chính quyền đang điều tra để xác minh ai đã lập ra xưởng may.
Một bản tin sau đó của Interfax đặt con số người bị bắt là 510.
Thư ký báo chí Zalina Kornilova của Cơ quan Di trú Liên bang nói với Interfax rằng không ai có giấy tờ và cũng không nói tiếng Nga.
Trong số người này có cả những phụ nữ đang mang thai, ở trong điều kiện mà theo bà là "hoàn toàn mất vệ sinh, vi phạm nghiêm trọng quy định an toàn phòng cháy chữa cháy".
Tới nay, ít nhất vài triệu người nhập cư lậu đã lọt vào nước Nga, chỉ khoảng 250 nghìn người trong số đó đã đăng ký với chính quyền ở Moscow, theo thị trưởng thành phố này, ông Sergei Sobyanin nói với báo chí Nga.
Năm trước, khoảng 10 nghìn người nhập cư lậu đã bị Nga trục xuất theo sau các phán quyết chính thức của Tòa án chống lại họ.
Source:  http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2011/05/110505_immigrants_moscow.shtml

# Kinh Hoàng: VC và Lào Cộng Giết 28 Dân Kmong, Làm Bị Thương 33, Và Hàng Trăm Bị Mất Tích


Theo tin sơ khởi từ Trung Tâm Nghiên Cứu Chính Sách Công Cộng (CPPA) tại Washington DC cho biết, cuộc Nổi Dậy của người Hmong tại Điện Biên từ ngày 30 tháng 4 năm 2011 cho đến hôm nay vẫn còn diễn tiến, hiện tại đã có 28 người dân Kmong bị giết, 33 bị thương, và hàng trăm người bị mất tích. Người Hmong đã bị bạo quyền VC và Lào Cộng đàn áp thô bạo, dùng cả trực thăng, chỉ vì người dân Hmong biểu tình liên quan đến việc đòi hỏi quyền tự do tôn giáo và đòi lại đất đai của họ bị chiếm giữ.
Ngày 5 tháng 5 năm 2011
Xin phổ biến tự do 
PS:
 
Vietnam, Laos Uprising: 28 Hmong Protesters Killed

Washington, D.C., Bangkok, Thailand, and Vientiane, Laos, May 5, 2011
Center for Public Policy Analysis

Thousands of Viet-Hmong minority political and religious dissidents along the Laos - Vietnam border, who are staging mass protests demanding religious freedom and land reforms from the communist regime in Hanoi, have been attacked by Vietnam People's Army (VPA) troops and security forces in the remote Dien Bien province of Vietnam. Twenty-eight (28) ethnic Hmong people, protesting against government policies, are confirmed dead in recent days, with hundreds more missing, along the Laos -Vietnam border area of the the Socialist Republic of Vietnam (SRV), according to Lao Hmong non-governmental organizations, and the Center for Public Policy Analysis in Washington, D.C.

Large numbers of Vietnam People's Army infantry and mechanized troops, as well as Lao People's Army (LPA) soldiers, were rushed to the Dien Bein border area at the direction of the Chief of Staff of the Armed Forces of the SRV on May 3-5, 2011. Ground attack helicopters were also reportedly dispatched from bases in Laos and Vietnam by the VPA, at the direction of the armed forces Chef of Staff of Vietnam. General Tran Quang Khue, and other VPA generals, who dominate the politburo in Vietnam, have reportedly played a major role in the crack-down, and deployment of the armed forces, against the peaceful Hmong protesters.

"We are concerned about credible reports that many poor and ordinary Hmong people in the Dien Bein area, as well as other people along the Vietnam and Laos border, have been arrested or killed by Vietnamese Army, and Lao Army, soldiers and police because of their protests for land reform to Communist officials in Hanoi, their opposition to illegal logging, or because of their independent Christian and Animist religious beliefs ," said Christy Lee, Executive Director of Hmong Advance, Inc.(HAI) in Washington, D.C.

Ms. Lee continued: "Ordinary Hmong people, and other highland and forest-dwelling minority peoples in Laos and Vietnam, have also been subjected to a new and increasing injustice by the authorities and Vietnam People's Army-owned companies, which continue their oppressive methods, religious persecution, and to engage in illegal logging in Vietnam and Laos, including the Dien Bien area in Vietnam, as well as the Laotian provinces of Xieng Khouang, Khammoune, Luang Prabang and elsewhere."

"The Hmong, and other minority Christian and Animist religious believers, are being driven of their lands and killed and persecuted by corrupt Communist party officials and the military elite in Vietnam and Laos," Ms. Lee stated.

"At least twenty-eight Viet-Hmong are known to have been killed, and 33 wounded, in recent attacks by Vietnam People's Army troops in the Dien Bien area of Vietnam," said Philip Smith, Executive Director of the Center for Public Policy Analysis (CPPA) in Washington, D.C.

The non-governmental organizations, including the CPPA, HAI, Hmong Advancement, Inc. and others, cite Hmong, Vietnamese and Lao sources inside the area of Dien Bien provice where the Hmong are currently staging mass protests against Vietnam's communist and military authorities.

"The Viet-Hmong people fleeing to Laos from Dien Bien province, during the recent anti-government protests and crackdown in Vietnam, have also been arrested by Lao security forces and VPA troops who are working closely together to jointly seek to arrest, persecute and kill them,." Smith stated.

"In recent days, significant numbers of Vietnam People's Army troops from Hanoi, and security forces from Laos, have been deployed for special military operations directed against the Hmong minority people, and independent religious believers and political dissidents, along the Vietnam – Laos border and the Dien Bein province area of Vietnam," Smith observed.

Smith continued: "At least seventeen Viet-Hmong Christians were killed and 33 wounded on May 3rd in the Dien Bien Province, and Dien Bein Phu, areas of Vietnam bordering Laos n attacks by VPA military forces. All of these people were independent Catholic and Protestant Christian believers. Additionally, eleven independent Viet-Hmong animist believers were also known, and confirmed, to have been killed on the same day by Vietnam People's Army forces. ."

"Hundreds of Viet and Lao-Hmong minority peoples are also missing after the attacks directed against the peaceful protesters by the Vietnamese government forces in the Dien Bein area," Smith stated.

"In addition to the seventeen Hmong Christians, an additional eleven independent Viet-Hmong animist believers were also confirmed killed on the same day by VPA forces because they also were accused of worshiping outside of the communist government's control in Hanoi and because they were standing up for land reform and the religious freedom of the Viet-Hmong and Lao-Hmong people," Smith continued.

"Lao-Hmong forest and highland-dwelling people who have fled horrific religious persecution as well as illegal logging by Vietnam People's Army-owned companies in Laos continue to flee to Vietnam and Thailand as political refugees by the hundreds each year," Smith concluded.

In December of 2009, Thailand forced some eight thousand Lao Hmong political refugees back to Laos, despited international protests. They were put under the direction of the Deputy Chief of the Lao Armed Forces who was previously accused by human rights and international humanitarian organizations of taking a leadership role in perpetuating atrocities and egregious human rights violations against Lao Hmong civilians, including the rape, murder and mutilation of Lao Hmong women and children.

Lately, the VPA and SRV have played a significantly increased role in Laos, with hundreds of additional troops and security forces from Vietnam being deployed in Laos in recent years.

###
Contact: Ms. Helen Cruz
Center for Public Policy Analysis
Tele. (202) 543-1444
2020 Pennsylvania Ave., N.W.
Suite No.#212
Washington, DC 20006 USA

free counters

washingtonpost.com: Vietnam quashes rare uprising of ethnic Hmong Christians calling for independent state (Mường Nhé)


HANOI, Vietnam — Vietnamese security forces quashed a rare protest of hundreds of ethnic Hmong Christians calling for an independent state, officials said Thursday.
Giang Thi Hoa, vice president of the People's Committee in Dien Bien province, said the situation was brought under control after several days. She did not provide more details.

Another People's Committee official said the Hmong were calling for a separate state and that people living outside Vietnam were believed to be orchestrating the demonstrations. The official was identified only as Bac because he was not authorized to speak to the media.
Police said no arrests were made. No information was available on whether any Hmong were hurt or killed in the clash near the northwest border with Laos.
Foreign Ministry spokeswoman Nguyen Phuong Nga said the Hmong from Muong Nhe district began gathering since May 1 after hearing a rumor that a supernatural force would appear to bring the people to the promised land where they would find health, happiness and wealth.
"Taking advantage of the situation, the sabotage forces stimulated people to call for an independent state, causing public disorder in the district," Nga said in a statement.
Security forces crushed similar uprisings among ethnic hilltribe members, collectively known as Montagnards, in Vietnam's restive Central Highlands in 2004 and 2001, resulting in a flood of refugees fleeing to neighboring Cambodia.
Many anti-communist Montagnard fighters allied with the United States during the Vietnam War, and a large population of Hmong refugees resettled there after the war.
Copyright 2011 The Associated Press. All rights reserved. This material may not be published, broadcast, rewritten or redistributed.


Source:  http://www.washingtonpost.com/world/vietnam_quashes_rare_uprising_of_ethnic_hmong_christians_calling_for_independent_state/2011/05/05/AFw95rvF_story.html?wprss=rss_world

free counters

Tường Thuật Từ Mường Nhé

Hjx, vừa nãy ngồi trên máy bay tự nhiên thấy 2 cái trực thăng nó bay song song, tưởng ông nào lên Điên Biên chuẩn bị kỉ niệm 7/5. Lúc xuống máy bay mới biết trên huyện mường nhé đang có bạo động. Rất may mất đoàn phượt Apachai đã về không chả biết như nào nữa.
- Vừa gọi điện cho đứa em trên Mường nhé thì dc biết như này :
Quân jumong nó đòi lập 1 vương quốc riêng, hiện có khổng 1000 thằng jumong đang tập trung ở Mường Nhé
Bên mình thì ngh bảo có 200 quân ở dưới HN lên và 3 cái trực thăng đang nằm ở Huyện ủy Mường Nhé.
Các bác nào đang có dự định phượt Apachai thì hoãn lại nhé.
đang đợi con em nó gửi ảnh, có em up luôn
- up date.
Đến 19h30 thì quân ju mông lên tới khỏang 4k người, đi từ Hà Giang và khu vực tây nguyên vào Mường nhé, Huyện uỷ mường nhé được canh phòng bảo vệ cẩn mật.
Hiện quan ju mong đang rút về cố thủ ở 2 xã. . .
-22h công an Tỉnh DB đã áp giải quân ju mông từ đak lak lên DB để vào Mường Nhé quay lại đak lak
ảnh thì chả có gì vì ko dc chụp . có mỗi 3 cái trực thăng thôi
4/5/11
Theo thông tin của bạn @Dienbien_muongnhe thì
Thông tin mới nhận được đội quân jumong đã cắm trại cách quân đội ta 5km. làm 3 rào chắn barie quân ta không vào được. còn thông tin bắt được phó ************* của nó là sai. có chúng nó bắt được phó chủ tịch xã với lại mấy anh ca viên. không ai dám vào đâu. bạn em nó đang bảo vệ trạm PS vt cùng cả 1 tiểu đội bộ đội nữa cơ. còn mấy anh cơ động lên đấy chỉ có ăn và ngồi nhìn thôi




Hình ảnh này đã được thu nhỏ lại. Hãy click vào đây để xem hình gốc.



Hình ảnh này đã được thu nhỏ lại. Hãy click vào đây để xem hình gốc.


free counters

Vietnam, Laos Uprising: 28 Hmong Protesters Killed (Mường Nhé)

Vietnam, Laos Uprising: 28 Hmong Protesters Killed
Thousands of Viet-Hmong minority political and religious dissidents along the Laos - Vietnam border, who are staging mass protests demanding religious freedom and land reforms from the communist regime in Hanoi, have been attacked by Vietnam People's Army (VPA) troops and security forces in the remote Dien Bien province of Vietnam. Twenty-eight (28) ethnic Hmong people, protesting against government policies, are confirmed dead in recent days, with hundreds more missing, along the Laos -Vietnam border area of the the Socialist Republic of Vietnam (SRV), according to Lao Hmong non-governmental organizations, and the Center for Public Policy Analysis in Washington, D.C. 

Related Stories on Scoop
Large numbers of Vietnam People's Army infantry and mechanized troops, as well as Lao People's Army (LPA) soldiers, were rushed to the Dien Bein border area at the direction of the Chief of Staff of the Armed Forces of the SRV on May 3-5, 2011. Ground attack helicopters were also reportedly dispatched from bases in Laos and Vietnam by the VPA, at the direction of the armed forces Chef of Staff of Vietnam. General Tran Quang Khue, and other VPA generals, who dominate the politburo in Vietnam, have reportedly played a major role in the crack-down, and deployment of the armed forces, against the peaceful Hmong protesters.
"We are concerned about credible reports that many poor and ordinary Hmong people in the Dien Bein area, as well as other people along the Vietnam and Laos border, have been arrested or killed by Vietnamese Army, and Lao Army, soldiers and police because of their protests for land reform to Communist officials in Hanoi, their opposition to illegal logging, or because of their independent Christian and Animist religious beliefs ," said Christy Lee, Executive Director of Hmong Advance, Inc.(HAI) in Washington, D.C.
Ms. Lee continued: "Ordinary Hmong people, and other highland and forest-dwelling minority peoples in Laos and Vietnam, have also been subjected to a new and increasing injustice by the authorities and Vietnam People's Army-owned companies, which continue their oppressive methods, religious persecution, and to engage in illegal logging in Vietnam and Laos, including the Dien Bien area in Vietnam, as well as the Laotian provinces of Xieng Khouang, Khammoune, Luang Prabang and elsewhere."
"The Hmong, and other minority Christian and Animist religious believers, are being driven of their lands and killed and persecuted by corrupt Communist party officials and the military elite in Vietnam and Laos," Ms. Lee stated.
"At least twenty-eight Viet-Hmong are known to have been killed, and 33 wounded, in recent attacks by Vietnam People's Army troops in the Dien Bien area of Vietnam," said Philip Smith, Executive Director of the Center for Public Policy Analysis (CPPA) in Washington, D.C.
The non-governmental organizations, including the CPPA, HAI, Hmong Advancement, Inc. and others, cite Hmong, Vietnamese and Lao sources inside the area of Dien Bien provice where the Hmong are currently staging mass protests against Vietnam's communist and military authorities.
"The Viet-Hmong people fleeing to Laos from Dien Bien province, during the recent anti-government protests and crackdown in Vietnam, have also been arrested by Lao security forces and VPA troops who are working closely together to jointly seek to arrest, persecute and kill them,." Smith stated.
"In recent days, significant numbers of Vietnam People's Army troops from Hanoi, and security forces from Laos, have been deployed for special military operations directed against the Hmong minority people, and independent religious believers and political dissidents, along the Vietnam – Laos border and the Dien Bein province area of Vietnam," Smith observed.
Smith continued: "At least seventeen Viet-Hmong Christians were killed and 33 wounded on May 3rd in the Dien Bien Province, and Dien Bein Phu, areas of Vietnam bordering Laos n attacks by VPA military forces. All of these people were independent Catholic and Protestant Christian believers. Additionally, eleven independent Viet-Hmong animist believers were also known, and confirmed, to have been killed on the same day by Vietnam People's Army forces. ."
"Hundreds of Viet and Lao-Hmong minority peoples are also missing after the attacks directed against the peaceful protesters by the Vietnamese government forces in the Dien Bein area," Smith stated.
"In addition to the seventeen Hmong Christians, an additional eleven independent Viet-Hmong animist believers were also confirmed killed on the same day by VPA forces because they also were accused of worshiping outside of the communist government's control in Hanoi and because they were standing up for land reform and the religious freedom of the Viet-Hmong and Lao-Hmong people," Smith continued.
"Lao-Hmong forest and highland-dwelling people who have fled horrific religious persecution as well as illegal logging by Vietnam People's Army-owned companies in Laos continue to flee to Vietnam and Thailand as political refugees by the hundreds each year," Smith concluded.
In December of 2009, Thailand forced some eight thousand Lao Hmong political refugees back to Laos, despited international protests. They were put under the direction of the Deputy Chief of the Lao Armed Forces who was previously accused by human rights and international humanitarian organizations of taking a leadership role in perpetuating atrocities and egregious human rights violations against Lao Hmong civilians, including the rape, murder and mutilation of Lao Hmong women and children.
Lately, the VPA and SRV have played a significantly increased role in Laos, with hundreds of additional troops and security forces from Vietnam being deployed in Laos in recent years.
ENDS

free counters

Giới chức ở Mường Nhé e ngại tránh nói về cuộc biểu tình

2011-05-05
Sau khi nhận được tin khoảng 5 ngàn người Hmong biểu tình ở huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên đòi tự trị và đòi tự do tôn giáo, phóng viên Quỳnh Chi đã liên lạc với một số giới chức ở huyện Mường Nhé và Mường Chà (giáp ranh Mường Nhé) để tìm hiểu.

RFA/Google map
Bản đồ huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên và vùng phụ cận. RFA/Google map

Kiểm soát thông tin chặt chẽ

Quỳnh Chi: Có phải ông Nguyễn Quốc Thái không ạ?
Nguyễn Quốc Thái: Vâng.
Quỳnh Chi: Dạ, Ở Mường Nhé đúng không ạ?
Nguyễn Quốc Thái: Đúng rồi? Sao ý nhỉ?
Quỳnh Chi: Dạ, mấy hôm nay trong báo có đăng là ở đó có biểu tình, thì tin này là như thế nào ạ?
Nguyễn Quốc Thái: À cái này có khi mình phải hỏi chỗ an ninh, chứ cái này mình cũng không biết được đâu nhé.
Quỳnh Chi: Vậy là ông còn làm việc ở Mường Nhé không ạ?
Nguyễn Quốc Thái: Có, có.
Quỳnh Chi: Tôi có nghe ông Giàng A Dình (Chủ tịch UBND huyện Mường Nhé) nói về cuộc biểu tình và cho rằng mọi người đã tan hết, tin này đúng không ạ?
Nguyễn Quốc Thái: Bây giờ thì mình đang ở trong huyện. Thông cảm, việc này mình cũng không "ấy" (nói) được đâu. Có gì hỏi chỗ lực lượng an ninh, lực lượng chính, chứ bọn mình chỉ là các cơ quan chức năng của huyện thôi nhé. Trong này bây giờ, người ta đang đặt các chế độ nghe các thông tin, nên không "ấy" nói đâu nhé.
Quỳnh Chi: Dạ không sao, tôi hiểu thưa ông. Cám ơn ông
Và sau đây là một số nội dung trao đổi giữa Quỳnh Chi với ông Phí Trọng Lạp, Chủ tịch UBND huyện Mường Chà (giáp ranh Mường Nhé)
Quỳnh Chi: Dạ, đây có phải là ông Phí Trọng Lạp không ạ?
Phí Trọng Lạp: Xin lỗi có việc gì đấy.
Quỳnh Chi: Có phải ông là Chủ tịch UBND huyện Mường Chà?
Phí Trọng Lạp: Đúng rồi
Quỳnh Chi: Có phải chỗ mình giáp với Mường Nhé đúng không ạ?
Phí Trọng Lạp: Đúng.
Quỳnh Chi: Thưa, cái vụ người H'mong trên đó biểu tình ra sao rồi ạ?
Phí Trọng Lạp: Chuyện có gì đâu…

Đồng bào Hmong bán củi (ảnh minh họa) RFA
Đồng bào Hmong bán củi (ảnh minh họa) RFA
Quỳnh Chi: Thế bây giờ là mọi người tan hết rồi hay sao?
Phí Trọng Lạp: Bình thường ý mà. Tập trung ít người, không có gì đâu…
Quỳnh Chi: Có bao nhiêu người thưa anh?
Phí Trọng Lạp: Tôi cũng không nắm rõ lắm.
Quỳnh Chi: Thế bây giờ mọi người đã về hết chưa hay như thế nào ạ?
Phí Trọng Lạp: Cái đó là Mường Nhé, chúng tôi là Mường Chà mãi ở bên này cơ mà.
Quỳnh Chi: Nhưng từ trước đến giờ anh có thấy những chuyện này xảy ra chưa hay là lần đầu tiên ạ?
Phí Trọng Lạp: (nói lấp lửng) Nhiều lần rồi, cũng bình thường thôi mà. Thỉnh thoảng người ta kiện tụng đất đai, "tụ tập đông người"…
Quỳnh Chi: Những người dân ở Mường Nhé từ Lai Châu đến hay như thế nào ạ?
Phí Trọng Lạp: Những người này từ 6 tỉnh phía Bắc: Lào Cai, Yên Bái, Sơn La…người ta di cư tự do chứ khu vực ấy, trước không có người mấy. Toàn dân mới đến thôi mà.
Quỳnh Chi: Tôi cũng nghe nói những người này theo đạo Vàng Chứ, có đúng hay không ạ?
Phí Trọng Lạp: Ngày xưa gọi là Vàng Chứ, bây giờ gọi là đạo Tin Lành.
Quỳnh Chi: Là đạo Tin Lành, thì những người này có hay đi cầu nguyện ở những nhà nguyện không thưa anh?
Phí Trọng Lạp: À, cái này thì chúng tôi không nắm rõ. Chúng tôi thì có một điểm (nhà nguyện) đạo Tin Lành. Chúng tôi cho thành lập bình thường
Quỳnh Chi: Vâng, theo tin Quỳnh Chi biết là biểu tình diễn ra từ ngày 30/4, ông thấy đúng như vậy không?
Phí Trọng Lạp: Hiện nay tôi không để ý lắm, chuyện đó cũng bình thường ý mà. Ở bên đó, có gì giao ban thì người ta mới nói.
Quỳnh Chi: Bao lâu thì giao ban một lần?
Phí Trọng Lạp: Giao ban thì do tỉnh người ta muốn … còn giao ban huyện thì tháng một lần.
Quỳnh Chi: Mọi lần thì các Chủ tịch UBND huyện đều gặp nhau hết và thảo luận những vấn đề của từng huyện đúng không ạ?
Phí Trọng Lạp: Vâng, tại vì thực tế là cuộc họp của tỉnh thì thỉnh thoảng người ta mời Chủ tịch các huyện họp.
Quỳnh Chi: Tôi có gọi qua thì thấy bên Mường Nhé thì hiện giờ lực lượng an ninh cũng xuống nói chuyện với người dân và cũng đặt hệ thống gọi là "theo dõi tin tức". Bên Mường Chà thì thế nào, có chuyện đó hay không?
Phí Trọng Lạp: Không có chuyện gì ạ. Vẫn bình thường. Bên Mường Chà vẫn bình thường, có gì đâu ạ.
Quỳnh Chi: Vậy là chỉ bên Mường Nhé là có biểu tình thôi, đúng không ạ?
Phí Trọng Lạp: Chỉ "tập trung đông người", chứ không phải biểu tình. Thôi, tôi cũng không nắm rõ đâu.
Quỳnh Chi: Không sao, tôi hiểu. Cám ơn anh nhiều nhé. Chào anh.
Hầu hết mọi người e ngại và tránh nói về cuộc biểu tình ở huyện Mường Nhé, xảy ra mấy ngày nay. Theo thông tin chúng tôi nhận được, có khoảng 5 ngàn người biểu tình và có đụng độ giữa cảnh sát với dân chúng tại đây.
Theo một nguồn tin từ quân đội Việt Nam cho AFP biết, cảnh sát được hạ lệnh dùng vũ lực để giải tán cuộc biểu tình này. Với số lượng người biểu tình lên đến hàng ngàn, đây là cuộc biểu tình lớn nhất kể từ vụ biểu tình năm 2001 và 2004 của người Thượng Tây Nguyên theo đạo Tin Lành Dega.


free counters

Lùm xùm chuyện Bí thư xã 'trốn' trong nhà cô hiệu phó giữa đêm tối

Việc ông Bí thư kiêm Chủ tịch xã Hữu Văn (huyện Chương Mỹ, Hà Nội) bị hành hung bằng vợt muỗi do bị bắt quả tang khi đang "trốn" trong nhà một nữ hiệu phó trường mầm non trong đêm tối vẫn đang gây xôn xao dư luận.

 

Đêm 18/4, ông Phùng Xuân Thư, Bí thư kiêm Chủ tịch xã Hữu Văn bị bắt quả tang khi đang lẩn trốn trong khe tường nhà bà Đặng Thị Lý (Hiệu phó Trường mầm non Hoàng Văn Thụ, huyện Chương Mỹ). Điều đáng nói, khi vụ việc xảy ra, chồng bà Lý đang công tác vắng nhà!

Ông Phùng Duy Dũng (40 tuổi, trú tại thôn Hòa Bình, xã Hữu Văn; anh họ của chồng bà Lý) là người trực tiếp "vây bắt" và cũng là người đã cầm vợt muỗi đánh vào mặt ông Thư.
 

Ông Dũng kể lại việc "vây bắt" ông Bí thư kiêm Chủ tịch xã trên báo Giáo dục Việt Nam như sau: "Tôi là người trực tiếp phát hiện được ông Thư đang trốn trong khe tường nhà thím Lý. Trước đó, người trong làng đã có nhiều dị nghị về mối quan hệ khuất tất giữa thím Lý và ông Thư.

 

Khoảng 21h15 ngày 18/4, tôi nhận được tin báo từ một số người trong làng về việc ông Thư có mặt tại nhà Lý. Ngay lập tức, tôi khua mọi người trong nhà trở dậy, kéo đến nhà thím Lý. Sự việc loang ra rất nhanh, chỉ ít phút sau có tới cả trăm người trong làng tụ tập tại đây, theo dõi sự việc".

 

Sau một hồi tìm kiếm, ông Dũng thấy ông Thư đang trốn trong khe tường ngăn sân nhà bà Lý với nhà bố chồng. Sau đó, ông Dũng và mọi người đã đưa ông Thư vào nhà bà Lý để nói chuyện. Vào nhà, ông Thư bị ông Dũng dùng chiếc vợt muỗi đánh vào mặt. Đến đêm, người nhà ông Thư mới đến giải cứu cho ông về nhà.

Góc tường nơi ông Thư ẩn nấp (Ảnh: VTC News).

Khi sự việc xảy ra, cả trăm người hiếu kỳ đã tập trung tới trước cửa nhà bà Lý. Toàn bộ lực lượng an ninh xã Hữu Văn đã được huy động nhưng cũng phải rất khó khăn mới giải tán được đám đông đang vô cùng nhốn nháo.
 

Bà Lý xác nhận trên báo Giáo dục Việt Nam chuyện ông Phùng Xuân Thư trốn trong khe tường nhà mình là có thật. Nhưng bà cho biết mối quan hệ giữa bà và ông Thư chỉ là tình làng nghĩa xóm, không có chuyện tằng tịu như lời đồn đại.
 

Bà Lý kể, tối hôm đó, vào khoảng 21h, khi bà vừa đi thể dục về thì gặp ông Thư đang đi ngoài đường nên đã mời ông Thư vào nhà uống nước.

 

Theo lời bà Lý, khi ấy các con của bà vẫn thức trong phòng, bà và ông Bí thư ngồi nói chuyện ngoài phòng khách, tivi vẫn mở nhưng đèn không bật. Hai người chỉ ngồi nói chuyện bình thường, hỏi thăm các cháu (con bà Lý) và nói chuyện bầu HĐND xã sắp tới!
 

"Thấy chó cắn nhiều quá, tôi đứng dậy ra mở thêm cánh cửa. Phải một lúc thì thấy ba bốn cái đầu lấp ló ngoài cổng. Khi tôi đứng dậy thì anh kia (ông Thư – PV) cũng đứng dậy. Tôi tính đi ra ngoài xem có chuyện gì thì gặp anh Phùng Duy Dũng phía ngoài cổng, và có vài người nữa đang đi lại gần. Tôi chợt giật mình bởi vì dư luận đã cho rằng tôi với anh kia (ông Thư - PV) có mối quan hệ bất chính", bà Lý cho biết trên báo này.
 

Ông Phùng Duy Lành (40 tuổi, chồng bà Lý) khẳng định trên VTC News rằng chuyện "lùm xùm" giữa vợ ông với Chủ tịch xã Hữu Văn là không hề có. Ông Lành nói: "Trong một cái phòng ở thế này, con anh đều ở nhà, lúc đấy mới 9h tối, con anh vẫn con thức, vợ anh không thể có lý do gì để làm việc bậy bạ. Anh không hiểu mục đích của người ta là cái gì, để làm gì. Giờ cơ quan công an cũng đã làm việc, kết quả thế nào cơ quan chức năng họ sẽ có câu trả lời".

 

Tuy nhiên, nhiều người trong xã Hữu Văn đặt câu hỏi: Nếu chỉ là mối quan hệ bình thường thì sao ông Thư lại vào nhà bà Lý khi chồng bà Lý đi vắng giữa đêm tối? Nếu không có gì khuất tất thì việc gì ông Thư lại phải lẩn trốn vào khe tường?

 

Được biết, vợ chồng ông Lành - bà Lý cưới nhau vào năm 1995, tới nay đã có hai con, một trai, một gái. Ông Lành là quân nhân, làm việc ở kho quân khí hơn 20 năm nay, nơi làm việc cách nhà gần chục cây số, nên thời gian xa nhà cũng nhiều, 1 tuần mới về 1, 2 lần.

 

Một ngày sau khi vụ việc trên xảy ra (ngày 19/4), gia đình nhà chồng bà Lý đã làm đơn lên UBND xã và huyện, yêu cầu chính quyền vào cuộc làm rõ vụ việc.

 

Thu Hằng (tổng hợp)

Hàng ngàn người Hmong biểu tình ở Điện Biên


DOWNLOAD
2011-05-05
Hàng ngàn người Hmong ở huyện biên giới Mường Nhé, tỉnh Điện Biên biểu tình đòi tự trị và đòi tự do tôn giáo. AFP và AP cho biết tin này ngày hôm nay.

RFA
Đời sống người Hmong trên các vùng núi miền Bắc Việt Nam . (ảnh minh họa)
Tin cho biết, cảnh sát được hạ lệnh dùng vũ lực đến để giải tán người biểu tình và đã xảy ra xô xát giữa lực lượng cảnh sát và dân chúng.

Đài RFA gọi cho ông Nguyễn Quốc Thái, Trưởng phòng Công thương huyện Mường Nhé để tìm hiểu tin tức nhưng được ông cho biết, hiện nay lực lượng an ninh đặt hệ thống nghe lén thông tin nên ông không thể trả lời được. Tuy úp mở để tránh thừa nhận về vụ biểu tình, nhưng ông Thái cũng không phủ nhận việc này:

"À, bây giờ thì mình đang trong huyện (Mường Nhé) đây nhưng mà thông cảm vì mình không nói được đâu. Có gì thì hỏi anh ninh. Bây giờ trong này (huyện Mường Nhé) đang bị đặt các chế độ nghe thông tin".

Ngoài ra, chúng tôi cũng gọi cho ông Phí Trọng Lạp, Chủ tịch UBND huyện Mường Chà (giáp ranh Mường Nhé), cũng với Thái Độ dè dặt, ông cho rằng, có "tập trung đông người" ở Mường Nhé:

"Nhiều lần rồi, bình thường thôi mà. Thỉnh thoảng người ta kiện đất đai nên tụ tập đông người đó mà. Nói là tập trung đông người chứ không phải biểu tình. Thôi tôi không nắm rõ lắm đâu…"

Khu vực xảy ra biểu tình giáp biên giới Lào và Trung Quốc. Hiện nay chưa biết số người biểu tình chính xác là bao nhiêu nhưng có tin cho rằng, con số lên đến 5 ngàn người.

Cuộc biểu tình đã diển ra từ ngày 30 tháng 4 nhưng đến hôm nay mới được báo chí biết đến.

Đây là cuộc biểu tình lớn nhất của người sắc tộc thiểu số kể từ vụ biểu tình của người Thượng ở Tây Nguyên năm 2001 và năm 2004 đã làm 1 ngàn 700 người phải sang Campuchia tị nạn.

Mường Nhé là huyện nghèo nhất nước với dân số khoảng 52 ngàn người.  Huyện này giáp Mường Tè về phía Đông, giáp Lào và Mường Chà về phía Tây, và giáp Trung Quốc về phía Bắc.

Giải thích của chính quyền

Sau khi nhận được tin khoảng 5 ngàn người Hmong biểu tình ở huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên đòi tự trị và đòi tự do tôn giáo, Quỳnh Chi đã liên lạc được một số giới chức ở huyện Mường Nhé và Mường Chà (giáp ranh Mường Nhé) để hỏi chuyện. Sau đây là 1 số nội dung của 2 cuộc nói chuyện.
Nghe cuộc trao đổi này Quỳnh Chi: Có phải ông Nguyễn Quốc Thái không ạ?
Ô. Nguyễn Quốc Thái: Vâng.
Quỳnh Chi: Dạ, Ở Mường Nhé đúng không ạ?
Ô. Nguyễn Quốc Thái: Đúng rồi? Sao ý nhỉ?
Quỳnh Chi: Dạ, mấy hôm nay trong báo có đăng là ở đó có biểu tình, thì tin này là như thế nào ạ?
Ô. Nguyễn Quốc Thái: À cái này có khi mình phải hỏi chỗ an ninh, chứ cái này mình cũng không biết được đâu nhé.
Quỳnh Chi: Vậy là ông còn làm việc ở Mường Nhé không ạ?
Ô. Nguyễn Quốc Thái: Có, có.
Quỳnh Chi: Tôi có nghe ông Giàng A Dình (Chủ tịch UBND huyện Mường Nhé) nói về cuộc biểu tình và cho rằng mọi người đã tan hết, tin này đúng không ạ?
Ô. Nguyễn Quốc Thái: Bây giờ thì mình đang ở trong huyện. Thông cảm, việc này mình cũng không "ấy" (nói) được đâu. Có gì hỏi chỗ lực lượng an ninh, lực lượng chính, chứ bọn mình chỉ là các cơ quan chức năng của huyện thôi nhé. Trong này bây giờ, người ta đang đặt các chế độ nghe các thông tin, nên không "ấy" nói đâu nhé.
Quỳnh Chi: Dạ không sao, tôi hiểu thưa ông. Cám ơn ông!
Và sau đây là một số nội dung trao đổi giữa Quỳnh Chi với ông Phí Trọng Lạp, Chủ tịch UBND huyện Mường Chà (giáp ranh Mường Nhé)
Quỳnh Chi: Dạ, đây có phải là ông Phí Trọng Lạp không ạ?
Ô. Phí Trọng Lạp: Xin lỗi có việc gì đấy.
Quỳnh Chi: Có phải ông là Chủ tịch UBND huyện Mường Chà?
Ô. Phí Trọng Lạp: Đúng rồi
Quỳnh Chi: Có phải chỗ mình giáp với Mường Nhé đúng không ạ?
Ô. Phí Trọng Lạp: Đúng.
Quỳnh Chi: Thưa, cái vụ người H'mong trên đó biểu tình ra sao rồi ạ?
Ô. Phí Trọng Lạp: Chuyện có gì đâu…
Quỳnh Chi: Thế bây giờ là mọi người tan hết rồi hay sao?
Ô. Phí Trọng Lạp: Bình thường ý mà. Tập trung ít người, không có gì đâu…
Quỳnh Chi: Có bao nhiêu người thưa anh?
Ô. Phí Trọng Lạp: Tôi cũng không nắm rõ lắm.
Quỳnh Chi: Thế bây giờ mọi người đã về hết chưa hay như thế nào ạ?
Ô. Phí Trọng Lạp: Cái đó là Mường Nhé, chúng tôi là Mường Chà mãi ở bên này cơ mà.
Quỳnh Chi: Nhưng từ trước đến giờ anh có thấy những chuyện này xảy ra chưa hay là lần đầu tiên?
Ô. Phí Trọng Lạp:  …Nhiều lần rồi, cũng bình thường thôi mà. Thỉnh thoảng người ta kiện tụng đất đai, "tụ tập đông người"…
Quỳnh Chi: Những người dân ở Mường Nhé từ Lai Châu đến hay như thế nào?
Ô. Phí Trọng Lạp: Những người này từ 6 tỉnh phía Bắc: Lào Cai, Yên Bái, Sơn La… người ta di cư tự do chứ khu vực ấy, trước không có người mấy. Toàn dân mới đến thôi mà.
Quỳnh Chi: Tôi cũng nghe nói những người này theo đạo Vàng Chứ, có đúng hay không ạ?
Ô. Phí Trọng Lạp: Ngày xưa gọi là Vàng Chứ, bây giờ gọi là đạo Tin Lành.
Quỳnh Chi: Là đạo Tin Lành, thì những người này có hay đi cầu nguyện ở những nhà nguyện không thưa ông?
Ô. Phí Trọng Lạp:  À, cái này thì chúng tôi không nắm rõ. Chúng tôi thì có một điểm (nhà nguyện) đạo Tin Lành. Chúng tôi cho thành lập bình thường
Quỳnh Chi: Vâng, theo tin Quỳnh Chi biết là biểu tình diễn ra từ ngày 30/4, ông thấy đúng như vậy không?
Ô. Phí Trọng Lạp: Hiện nay tôi không để ý lắm, chuyện đó cũng bình thường ý mà. Ở bên đó, có gì giao ban thì người ta mới nói.
Quỳnh Chi: Bao lâu thì giao ban một lần?
Ô. Phí Trọng Lạp: Giao ban thì do tỉnh người ta muốn … còn giao ban huyện thì tháng một lần.
Quỳnh Chi: Mọi lần thì các Chủ tịch UBND huyện đều gặp nhau hết và thảo luận những vấn đề của từng huyện đúng không ạ?
Ô. Phí Trọng Lạp: Vâng, tại vì thực tế là cuộc họp của tỉnh thì thỉnh thoảng người ta mời Chủ tịch các huyện họp.
Quỳnh Chi: Tôi có gọi qua thì thấy bên Mường Nhé thì hiện giờ lực lượng an ninh cũng xuống nói chuyện với người dân và cũng đặt hệ thống gọi là "theo dõi tin tức". Bên Mường Chà thì thế nào, có chuyện đó hay không?
Ô. Phí Trọng Lạp: Không có chuyện gì ạ. Vẫn bình thường. Bên Mường Chà vẫn bình thường, có gì đâu ạ.
Quỳnh Chi: Vậy là chỉ bên Mường Nhé là có biểu tình thôi, đúng không ạ?
Ô. Phí Trọng Lạp: Chỉ "tập trung đông người", chứ không phải biểu tình. Thôi, tôi cũng không nắm rõ đâu.
Quỳnh Chi: Không sao, tôi hiểu. Cám ơn anh nhiều nhé. Chào anh.
Thưa quý vị, có thể thấy nhiều người e ngại và tránh nói về cuộc biểu tình ở huyện Mường Nhé, xảy ra mấy ngày nay.
Theo thông tin chúng tôi nhận được, có khoảng 5 ngàn người biểu tình và có đụng độ giữa cảnh sát với dân chúng tại đây.
Theo một nguồn tin từ quân đội Việt Nam cho AFP biết, cảnh sát được hạ lệnh dùng vũ lực để giải tán cuộc biểu tình này.
Với số lượng người biểu tình lên đến hàng ngàn, đây là cuộc biểu tình lớn nhất kể từ vụ biểu tình năm 2001 và 2004 của người Thượng Tây Nguyên theo đạo Tin Lành Dega.


free counters

Kiểm tra nghi án nữ tỉnh ủy viên Cà Mau trốn nợ

Nhiều ngày không thấy bà Liên, tỉnh ủy viên, Phó giám đốc Sở Giáo dục đào tạo Cà Mau, nhiều người đã bổ đi tìm kiếm để đòi nợ. Tỉnh ủy cũng thành lập tổ kiểm tra đối với bà này.

Ngày 5/5, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Cà Mau tổ chức họp báo trao đổi những thông tin về bà Nguyễn Thị Kiêm Liên (44 tuổi) - Tỉnh ủy viên, Phó giám đốc Sở Giáo dục đào tạo Cà Mau "biến mất" trong 10 ngày qua.

Ông Nguyễn Hồng Vệ - Phó ban Tuyên giáo cho biết, Tỉnh ủy Cà Mau đã thành lập tổ kiểm tra đảng viên có dấu hiệu vi phạm đối với bà Liên và sẽ sớm có báo cáo trước những thông tin bà Liên nợ nần, bỏ học không phép, nghỉ việc sai quy định…

Tại buổi họp báo, ông Thái Văn Long - Giám đốc Sở Giáo dục đào tạo Cà Mau - cho biết nhiều người đã gửi đến Sở biên nhận bà Liên mượn tiền nhưng chưa trả. Chiều ngày 5/5 ông Long tiếp tục làm việc với một ngân hàng về khoản tiền vay của bà Liên./.Ảnh: Thiên Phước
Tại buổi họp báo, ông Long cho biết nhiều người đã gửi đến Sở biên nhận bà Liên mượn tiền nhưng chưa trả. Thiên Phước.

Trao đổi với VnExpress.net, ông Thái Văn Long Giám đốc Sở Giáo dục đào tạo Cà Mau cho biết, bà Liên vắng mặt tại lớp cao cấp chính trị tại Trường Chính trị tỉnh Cà Mau liên tục ba ngày (26-28/4) mà không xin phép. Đối với lá đơn xin nghỉ phép ghi ngày 24/4 được người nhà bà Liên mang đến Sở chiều 28/4, vẫn chưa được lãnh đạo cơ quan duyệt nên theo quy định thì bà Liên đã tự ý bỏ nhiệm sở.

Nhiều ngày qua, khi hay tin bà Liên khóa cửa nhà riêng ở khu đô thị thương mại Hoàng Tâm (TP Cà Mau) và không đến cơ quan làm việc, nhiều người đã đi tìm kiếm vị Tỉnh ủy viên này khắp nơi để đòi nợ. Trong đó, anh Hoàng (ở phường 8, TP Cà Mau) cho biết hai tháng trước bà Liên hỏi vay anh 100 triệu đồng lãi suất mỗi tháng 5% với lý do cần vốn cho các công trình giáo dục mầm non. Vài ngày sau đó bà Liên tiếp tục vay của anh 150 triệu đồng nhưng đến nay không trả lãi đồng nào.

Còn bà Diệp Hồng Thắm, Phó giám đốc Công ty Thương mại địa ốc Hoàng Tâm cho biết, một năm trước bà Liên đến công ty mua căn nhà trả góp với giá 330 triệu đồng, trả trước 20%. Hiện căn nhà này được dựng bảng phòng khám bệnh của bác sĩ Lê Minh Thuận (chồng bà Liên). Theo bà Thắm, thấy gia đình bà Liên thành đạt nhưng chỉ trả góp được một tháng thì vị Phó giám đốc Sở này viện lý do "mẹ bệnh, chồng đi công tác chưa về kịp" nên nhờ lãnh đạo công ty thông cảm cho trả chậm. Song, đến nay gia đình bà Liên không đóng thêm đồng nào cho Công ty Hoàng Tâm...

Nhà bà Liên khóa cửa im ỉm suốt mười ngày qua. Ảnh: Thiên Phước.
Nhà bà Liên khóa cửa im ỉm suốt mười ngày qua. Ảnh: Thiên Phước.
Theo ông Thái Văn Long, trước đó đã có dư luận về việc bà Liên vay tiền nhiều người nên đã tổ chức làm việc với bà vào ngày 20/4. Tại đây, bà Liên thừa nhận có nợ nhưng từ chối tiết lộ con số. "Cô Liên nói có vay một ít của cán bộ trong Sở nhưng đã thanh toán rồi, đồng thời thừa nhận có vay của một học sinh cũ nhưng phủ nhận việc mượn của nhiều cán bộ trong ngành giáo dục và ngành y tế", ông Long cho biết thêm.

Từ cương vị Phó hiệu trưởng trường THPT Đầm Dơi, bà Liên được bổ nhiệm làm Phó giám đốc Sở Giáo dục đào tạo Cà Mau rồi nhanh chóng đắc cử Tỉnh ủy viên Tỉnh ủy Cà Mau và được tổ chức cho đi học cao cấp chính trị.

Hiện bà Liên đã tạm nghỉ để phục vụ công tác kiểm tra.

Thiên Phước

Bộ xương khô của bé trai trên rừng vắng

05/05/2011 11:40 (GMT +7)
Ai cũng nghĩ rằng bé trai 2 tuổi chỉ đơn thuần đi lạc lối rồi chết trong rừng nhưng sự thật ẩn sau cái chết đó lại không đơn thuần như vậy.

Trong lúc giao lưu, ông Lê Nguyên Hùng- Phó Bí thư Đảng ủy xã Ngọc Tem (huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum) đã kể cho chúng tôi nghe về một vụ TNGT duy nhất và cũng khá hi hữu xảy ra kể từ lúc xã nghèo với hơn 2.300 dân này được thành lập vào năm 2003.

A Kđót tại cơ quan điều tra

Dù chuyện xảy ra đã lâu nhưng ông Hùng vẫn còn nhớ như in hôm đó là ngày 18/4/2007, người dân thôn Điêk Lòl đi làm rẫy báo lại phát hiện 1 bộ xương khô trẻ em tại khu vực hoang vắng trong khu rừng thuộc xã Ngọc Tem. Lúc đó, bộ xương vẫn còn mặc cái áo thun nên ông Đinh Văn Chương nhận ra đó chính là đứa con trai tròn 2 tuổi của mình bị mất tích vào cuối tháng 9/2006 tên Đinh Văn Thơ.

Trước đó, gia đình ông Chương và người dân trong thôn đã tổ chức nhiều cuộc tìm kiếm cháu Thơ nhưng vô vọng nên ai cũng cho rằng cháu đã đi lạc rồi mất tích trong rừng. Nên dù trước mắt là hài cốt đứa con trai bé bỏng của mình, ông Chương dù đau đớn nhưng cũng cảm thấy an ủi vì cuối cùng cũng tìm được xác cháu mang về nhà tổ chức chôn cất.

Ai cũng cho rằng cháu Thơ đi lạc rồi chết trong rừng, nhưng có một người không nghĩ như vậy. Đó là Thượng tá Đặng Xuân Hùng- Trưởng phòng CSĐT tội phạm về TTXH Công an tỉnh Kon Tum lúc bấy giờ, ông cảm thấy nghi ngờ khi xem qua báo cáo do UBND xã Ngọc Tem gửi lên.

Từ nhà ông Chương đến chỗ phát hiện bộ xương cháu Thơ là một chặng đường nhiều đèo, dốc, nhiều đoạn luồn dưới những tán cây rừng rậm rạp… một đứa trẻ lên 2 khó lòng đi xa được như thế và nếu cháu đi lạc thì người làm rẫy sẽ nghe được tiếng khóc theo phản xạ tự nhiên của đứa trẻ…

Tổ công tác được thành lập tiến lên thôn Điêk Lòl phối hợp với Công an huyện Kon Plông, UBND xã Ngọc Tem tổ chức khai quật mộ cháu Thơ khám nghiệm và thu thập chứng cứ. Tuy nhiên do cháu Thơ chỉ còn bộ xương khô nên không tìm được dấu vết trên xương, Việc cháu Thơ bị mất tích đã quá lâu nên người dân trong thôn rất mơ hồ về việc này.

Tưởng rằng chuyên án đi vào ngõ cụt thì các trinh sát lại phát hiện người hàng xóm ở cạnh nhà ông Chương là A KĐót (24 tuổi) nổi lên những biểu hiện không bình thường. Cụ thể, mặc dù quan hệ giữa vợ chồng A KĐót và gia đình ông Chương rất tốt, không có mâu thuẫn nhỏ nào nhưng qua điều tra, trinh sát nắm được hôm đưa bộ xương cháu Thơ về chôn cất, A KĐót trốn biệt trong nhà không sang thăm, chia buồn.

Những hôm tổ chức tang lễ cho cháu Thơ, chỉ thấy vợ A Kđót là Y Hoa qua lại, còn anh này thì trốn biệt trong nhà. Với những biểu hiện không bình thường này, lực lượng trinh sát đã tổ chức bám sát, theo dõi mọi biến động của A Kđót, đồng thời tìm hiểu kỹ thời gian trước khi cháu Thơ bị mất tích, anh ta làm gì, ở đâu.

Một thời gian sau, các trinh sát đã nắm khá rõ sự việc: Trước thời điểm cháu Thơ mất tích chừng một tuần, nhà A KĐót có mua một chiếc xe máy. Từ ngày sắm được xe, A KĐót mang xe ra tập lái hết ngày này đến ngày khác. Hết chạy từ thôn Điêk Lòl sang thôn Đêik Chè rồi ngược về, bất kể nắng mưa, trưa cũng không nghỉ.

Tuy nhiên kể từ khi gia đình ông Chương phát hiện bộ xương cháu Thơ, A KĐót không tập xe nữa. Ai hỏi, anh ta bảo đã biết đi rồi, không cần tập nữa... Tìm hiểu từ vợ A KĐót là Y Hoa được biết, ngày cháu Thơ mất tích, chồng chị cũng bị tai nạn giao thông. Cụ thể, chiều hôm đó A KĐót có đưa áo quần cho cô giặt thì cô thấy cái áo trắng của chồng có dính máu ở hai tay, còn cái quần đen bị rách một đường bên phải. A KĐót nói rằng là tập xe bị ngã, trầy xước ở tay nên áo dính máu...

Trước chứng cứ đã thu thập được, A KĐót được triệu tập để đấu tranh. Và trước những lập luận sắc bén của trinh sát, A KĐót đã cúi đầu thú tội. A KĐót khai rằng, ngày hôm đó do lái xe chưa vững nên đã rồ ga chạy quá nhanh rồi bất ngờ tông vào cháu Thơ đang đi chơi cách nhà chừng non cây số. Thấy cháu Thơ ngã đập đầu xuống đường bất tỉnh, A KĐót tưởng cháu đã chết nên hoảng sợ vác xác cháu chạy bộ băng rừng vào một cái rẫy bỏ hoang lấy lá cây lấp lại rồi ra về.



Theo Yến Viễn
VTC News

Bức xúc clip mặc áo tứ thân... múa cột

Một clip mới tung lên mạng gần đây đang gây bức xúc bởi hình ảnh cô gái mặc đồ dân tộc và... nhảy điên cuồng, thậm chí là múa cột

Trong clip, cô gái này nhảy múa trên một nền nhạc xập xình, với khá nhiều người xem, và có người còn dùng máy ảnh quay lại. Điều đáng nói ở đây là cô gái này không biểu diễn ở sàn nhảy hay sân khấu nào, mà lại là trong một buổi diễn văn nghệ ở làng quê Việt Nam, thậm chí cô gái trong clip còn mặc đồ dân tộc: áo đỏ, quần lĩnh đen. Ở đoạn giữa clip, cô gái này còn chạy ra chỗ cột dựng sân khấu và nhảy múa quanh chiếc cột này.


Phần lớn cư dân mạng đều cho rằng những hình ảnh trong clip trên là rất phản cảm. Nhân vật trong clip còn mặc trang phục truyền thống, càng làm cho clip trở nên không phù hợp. "Dù là biểu diễn văn nghệ mang tính chất vui vẻ, thế nhưng mọi thứ cần phải nằm trong một giới hạn cho phép, và có thể chấp nhận được." - Một netizen nhận xét.

Thế còn ý kiến của những teen "chuyên môn" hơn thì sao nhỉ? Bạn Ngọc Minh (18t, câu lạc bộ Dancing, Đại học Ngoại Thương) nói: "Âm nhạc và các động tác biểu diễn trong clip này đều ở mức nghiệp dư, tức là nhạc xập xình và người nhảy lắc qua lắc lại theo beat. Mình không thấy có gì là hay hoặc hấp dẫn ở đây cả, thậm chí với những dancer như mình thì còn cảm thấy khá… chướng mắt nữa."


Còn Mai My (17t, thành viên một câu lạc bộ nhảy) thì lắc đầu: "Kiểu kết hợp bừa bãi giữa nhảy hiện đại với trang phục truyền thống như thế này thì mình cũng… đến chịu. Vẫn còn những "tiết mục văn nghệ" như thế này thì người lớn sẽ vẫn còn đánh đồng những bài diễn dancing của bọn mình với kiểu nhảy tạp nham kia."

Theo kenh14

Doanh nghiệp yêu cầu Chủ tịch UBND tỉnh Long An bồi thường 210,8 tỷ đồng

Thứ năm, 05/05/2011 08:35  
 
Kỳ 2: "Bị đơn" chỉ đạo kiểm điểm "nguyên đơn"
(CATP) Kể từ khi vụ tranh chấp xảy ra, với tư cách là Chủ tịch UBND tỉnh Long An, ông Dương Quốc Xuân đã ký hàng loạt công văn, quyết định xử lý... Hầu hết các văn bản đều "có vấn đề" nên sau khi ban hành, Chủ tịch Xuân phải ký thêm nhiều quyết định mới để điều chỉnh, thay thế hoặc hủy bỏ. Vụ tranh chấp đã bị lèo lái, làm lệch hướng ngay từ đầu. Khi chưa nhìn nhận đúng bản chất của vấn đề thì có ký bao nhiêu văn bản cũng chẳng giải quyết được gì, trái lại còn làm cho vụ tranh chấp thêm phức tạp, kéo dài...
UBND TỈNH XỬ LÝ... "TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG KINH TẾ"
Ngay khi vụ tranh chấp vừa xảy ra giữa chủ đầu tư Cụm công nghiệp Long Định - Long Cang là Công ty cổ phần cơ khí xây dựng Long An (gọi tắt là LICO) với nhà đầu tư thứ cấp là Công ty TNHH dịch vụ - thương mại - vận tải Tân Lợi Lợi (Cty Tân Lợi Lợi), UBND tỉnh Long An đã vào cuộc. Ngày 30-8-2006, Chủ tịch UBND tỉnh Long An Dương Quốc Xuân ký công văn 4159/UBND-KT về việc "xử lý tranh chấp hợp đồng kinh tế". Trong văn bản này, ông Xuân khẳng định LICO là chủ đầu tư dự án.
Ngày 16-3-2007, Chủ tịch Xuân ký quyết định (QĐ) 716/QĐ-UBND hủy bỏ vai trò chủ đầu tư dự án của LICO và tách dự án ra làm ba với lý do "xảy ra tranh chấp". Sau khi ban hành QĐ trên, ông Xuân nhận ra việc UBND tỉnh Long An ban hành QĐ giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh tế giữa LICO với Cty Tân Lợi Lợi và Năm Sao không đúng. Thay vì thu hồi hủy bỏ thì ngày 20-9-2007, ông Xuân ký QĐ 2433/QĐ-UBND "sửa đổi" QĐ 716". Cụ thể, từ "tranh chấp" sửa lại thành "theo đề nghị của LICO tại công văn số 213/CV.CKXDLA ngày 1-11-2006".
Tài liệu thể hiện rõ: tranh chấp giữa LICO và Cty Tân Lợi Lợi xảy ra khi doanh nghiệp này từ chối bỏ tiếp vốn vào dự án. Với tư cách là chủ đầu tư, LICO phải tìm mọi cách để dự án không bị gián đoạn. Do gặp khó khăn về nguồn vốn, Hội đồng quản trị LICO thống nhất đề xuất việc tách dự án bằng công văn 213/CV.CKXDLA với bốn điều kiện bắt buộc. Trong đó, các đối tác phải đồng ý với các chi phí liên quan đến dự án được cũng như chi phí tái định cư và phải thống nhất việc phân chia các khoản chi phí này trước khi tách dự án. Còn nữa, các đối tác phải chuyển cho LICO số tiền lợi nhuận từ dự án là 7,5 tỷ đồng... Tại cuộc họp tổ chức ngày 20-12-2006, các bên không thỏa thuận được việc phân chia chi phí đầu tư. Ngày 31-1-2007, LICO có văn bản không chấp nhận tách dự án, yêu cầu chuyển vụ tranh chấp sang tòa án giải quyết. Do đó, ông Xuân vịn vào công văn 213/CV.CKXDLA để làm lý do tách dự án khi các bên chưa đạt được sự thỏa thuận là không đúng.     
Song hành với việc ký ban hành nhiều QĐ xử lý tranh chấp hợp đồng kinh tế, ngày 8-8-2007, Chủ tịch Dương Quốc Xuân ký công văn số 3910/UBND-TH nêu rõ nội dung: "Giao giám đốc Sở Nội vụ tham mưu Ban cán sự Đảng UBND tỉnh chỉ đạo kiểm điểm vai trò đảng viên, Chủ tịch HĐQT LICO được nhà nước giao làm chủ sở hữu vốn nhà nước tại công ty, nhưng lại khiếu kiện QĐ hành chính của UBND tỉnh". Chủ tịch HĐQT LICO Nguyễn Văn Liên bức xúc: "Tôi không có rỗi hơi để đi kiện tụng, vừa tốn công vừa hao tổn sức khỏe tinh thần. Do bị ép tới cùng đường, tôi mới đại diện LICO đi tìm công lý. Việc làm này nhằm bảo vệ lợi ích của các cổ đông của LICO, trong đó nhà nước sở hữu tới 30% vốn là cổ đông lớn nhất (đã cổ phần hóa 100% năm 2008)". Sau khi xem xét, Huyện ủy Bến Lức (nơi ông Liên sinh hoạt Đảng) không kiểm điểm vì ông Liên không vi phạm tư cách đảng viên.

 

Ông Nguyễn Văn Liên cùng các văn bản do Chủ tịch Dương Quốc Xuân ký

Liên quan đến vụ tranh chấp, ngày 6-12-2007, Chủ tịch Xuân ký tiếp công văn 6296/UBND-KT gửi Ban thi đua khen thưởng Trung ương, tái khẳng định: "UBND tỉnh Long An chia tách dự án theo đề nghị của LICO nhưng vì không thỏa thuận được việc phân chia chi phí giữa ba công ty nên LICO chuyển sang khởi kiện hành chính các văn bản của UBND tỉnh. Hiện nay, TAND tỉnh đang xem xét hồ sơ trên để báo cáo Ban thường vụ Tỉnh ủy". Ông Nguyễn Văn Liên phản ứng: "Chủ tịch Xuân lấy "râu ông cắm cằm bà" dẫn đến sai lệch bản chất vụ việc. Xảy ra tranh chấp hợp đồng kinh tế giữa LICO và hai đối tác nên LICO khởi kiện. Thay vì chờ tòa án phân xử, UBND tỉnh Long An lại can thiệp bằng nhiều văn bản trái thẩm quyền buộc LICO phải làm đơn khởi kiện hành chính. Như vậy, có đến hai vụ kiện chứ không phải từ vụ này "chuyển sang" vụ khác như công văn của Chủ tịch Xuân. Chưa hết, theo quy định của pháp luật, TAND các cấp được độc lập xét xử, sao lại phải báo cáo "Ban thường vụ Tỉnh ủy Long An" trong đó có ông Xuân?".
THOẢI MÁI BAN HÀNH, VÔ TƯ HỦY BỎ!
Việc UBND tỉnh Long An, cụ thể là Chủ tịch Dương Quốc Xuân can thiệp vào tranh chấp hợp đồng kinh tế dẫn đến khiếu nại gay gắt của LICO. Hơn ai hết, Chủ tịch Xuân đã nhận ra những "lỗ hổng" quá lớn từ những văn bản đã ban hành.
Ngày 10-3-2008, ông Xuân ký công văn gởi TAND tỉnh Long An, nêu quan điểm: "UBND tỉnh Long An giao LICO làm chủ đầu tư dự án, sau khi đầu tư hạ tầng xong giao lại cho UBND tỉnh thực hiện việc giao đất, cho thuê đất theo quy định pháp luật. UBND tỉnh sẽ thanh toán chi phí đầu tư và quyết định lợi nhuận dự án trên cho LICO".
Ngày 21-5-2008, ông Xuân ký liền hai QĐ thu hồi hai QĐ 1171 và 1174/QĐ-UBND, cũng do ông Xuân ký ngày 27-4-2007, về việc giao gần 380.000m2 đất cho hai công ty Tân Lợi Lợi và Năm Sao. Tuy nhiên, ông chủ tịch lại "quên" thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do UBND tỉnh cấp cho hai công ty này. "Tiến thêm một bước", ngày 26-6-2008, ông Xuân ký QĐ 1690/QĐ-UBND hủy bỏ hai QĐ 716/QĐ-UBND và 2433/QĐ-UBND cùng công văn 845/UBND-KT "xẻ" cụm công nghiệp thành ba. Lý do hủy bỏ: vì "chưa phù hợp với các quy định của pháp luật". Ngày 27-6-2008, ông Xuân ký tiếp QĐ 1714/QĐ-UBND thay thế QĐ1690/QĐ-UBND vì ghi nhầm thời gian.
Như vậy, sau khi ban hành hàng loạt văn bản sai trái, ông Dương Quốc Xuân đã chủ động ký nhiều QĐ thu hồi. Do UBND tỉnh Long An hủy bỏ các văn bản xử lý vụ tranh chấp nên LICO rút đơn khởi kiện hành chính; giữ nguyên khởi kiện Cty Tân Lợi Lợi và Cty Năm Sao.
Tại phiên sơ thẩm vụ án "tranh chấp hợp đồng đầu tư" ngày 4-9-2008, TAND tỉnh Long An tuyên: LICO vẫn là chủ đầu tư dự án; buộc Tân Lợi Lợi và Năm Sao khôi phục lại tình trạng ban đầu, giao lại mặt bằng cho LICO; LICO phải hoàn trả lại phần tiền mà Tân Lợi Lợi và Năm Sao đã góp vốn từ trước...
Vụ án được TAND tối cao tại TPHCM đưa ra xét xử phúc thẩm ngày 28-11-2008 với HĐXX gồm ba thẩm phán Nguyễn Ngọc Trâm (chủ tọa), Phạm Trung Tuấn và Võ Văn Cường. Tại tòa, đại diện UBND tỉnh Long An lại đưa ra quan điểm "tách dự". Tòa lại chấp nhận ý kiến này và lấy đây làm cơ sở để tuyên án: công nhận thỏa thuận chia tách dự án giữa LICO với Cty Tân Lợi Lợi và Năm Sao.
Nhận được đơn khiếu nại kêu oan của LICO, Ủy ban Tư pháp của Quốc hội có văn bản gởi TAND tối cao và Viện KSND tối cao. Trong khi chờ hai cơ quan này giải quyết thì ngày 9-5-2009, UBND tỉnh Long An có văn bản chấp thuận cho Cty Tân Lợi Lợi chuyển nhượng toàn bộ dự án "Cụm công nghiệp Tân Lợi Lợi với diện tích 249.300m2 cho Công ty TNHH xuất nhập khẩu Lợi Lợi...".
 
(còn tiếp)